Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.74 KB, 37 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nếu văn ch-ơng làm cho con ng-ời cảm thông, chia sẻ với nhau
nhiều hơn, nếu làm cho con ng-ời tĩnh tâm hơn, có nghĩa là văn ch-ơng đã
làm tròn đ-ợc thiên chức của nó. Văn Thạch Lam có đ-ợc đặc tính ấy một
thứ văn có sức mạnh thanh lọc con ng-ời, nâng đỡ con ng-ời, đúng nh- quan
niệm của ông đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho
ng-ời đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn ch-ơng là một thứ khí giới
thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế
giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng nguời đ-ợc thêm trong sạch và phong
phú hơn[9].
Với bản lĩnh cứng cỏi, nghĩa khí cao đẹp Thạch Lam đã sống trung
thành, thuỷ chung với những tín niệm văn ch-ơng và những lựa chọn quả
quyết kiêu hãnh trên con đ-ờng văn ch-ơng của mình. Những sáng tác trong
khoảng m-ời năm cầm bút của Thạch Lam tuy không nhiều song cũng đủ để
khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 1945. Cùng với các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nam Cao và
Nguyễn Tuân, Thạch Lam đ-ợc giới nghiên cứu văn học xếp vào một trong
những cây bút bậc thầy về truyện ngắn.
Ban đầu những sáng tác của Thạch Lam không đ-ợc độc giả đón nhận
nồng nhiệt nh- các tác phẩm của các anh mình Nhất Linh, Hoàng Đạo. Nh-ng
rồi d-ờng nh- thời gian đã đem đến một nghịch lý. Hơn nửa thế kỷ sau, độc
giả không khỏi thấy có phần nhàm chán khi đọc lại một số văn phẩm của Nhất
Linh, Hoàng Đạo, Khái H-ng thì họ lại càng ngày càng phát hiện ra vẻ đẹp
vĩnh hằng trong mỗi trang viết ngày hôm qua của Thạch Lam. Sự h-ớng tới
một thế giới tinh thần trong sáng, giàu tính thiện của con ng-ời qua sự miêu tả
của Thạch Lam sẽ không bao giờ là giá trị lỗi thời ở mọi thời đại. Điều này


thật đúng nh- lời tiên tri của Thạch Lam. Có những tác phẩm đ-ợc ng-ời ta

1


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

l-u ý mãi mãi càng về sau càng nổi tiếng. Có những tác phẩm chỉ nổi tiếng
một thời rồi sau chìm đắm và do sự quên không ai nhắc đến nữa. Tác phẩm
trên là tác phẩm ngoài cái phần cấu tạo, ngoài thời thế còn có cái gì bất diệt
đời đời trong các nhân vật, tác phẩm d-ới là tác phẩm chỉ có những cái sôi nổi
của một thời mà không có gì bền lâu sâu sắc. Cuộc lựa chọn thời gian thực
nghiêm khắc và công bằng. Đó là sự đắc thắng của những giá trị có khi mới ra
đời không đ-ợc công chúng hoan nghênh.[18]
Có đ-ợc giá trị vĩnh hằng trong các truyện ngắn của Thạch Lam một
phần không nhỏ là nhà văn đặc biệt quan tâm đến hình ảnh ng-ời phụ nữ.
Thạch Lam dành nhiều -u ái cho những nhân vật nữ của mình.
D-ới ngòi bút tinh tế thấm đẫm tinh thần nhân đạo hình ảnh ng-ời phụ
nữ hiện lên qua các trang văn của Thạch Lam mang vẻ đẹp riêng. Họ hiện lên
không phải là vẻ đẹp ngoại hình mà là vẻ đẹp của tâm hồn cao đẹp, phẩm chất
ngời sáng. Thạch Lam đã miêu tả ng-ời phụ nữ với những vẻ đẹp truyền thống
đáng ngợi ca và trân trọng.
Đã có không ít nhà nghiên cứu khai thác truyện ngắn Thạch Lam trên
nhiều ph-ơng diện cả về nội dung lẫn hình thức. Song vấn đề hình ảnh ng-ời
phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam ch-a có tác giả nào tìm hiểu một cách
cụ thể, sâu sắc. Với mong muốn có cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về hình
ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam, chúng tôi đã lựa chọn đề tài :
Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam.

1.2. Một lý do xuất phát từ thực tế, chúng tôi đã nhận thấy Thạch Lam
là một tác giả đ-ợc giảng dạy trong ch-ơng trình từ trung học cơ sở, trung học
phổ thông đến cao đẳng và đại học. Đặc biệt ở lớp 11 Thạch Lam đ-ợc giảng
dạy với t- cách là một tác giả với tác phẩm Hai đứa trẻ.
Việc tìm hiểu hình ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam sẽ
có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với công tác giảng dạy sau này của một
giáo viên văn t-ơng lai.

2


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

2. Lịch sử vấn đề
Thạch Lam Nguyễn T-ờng Lân (1910 1942) một trong những thất
tinh của Tự Lực văn đoàn đã thu hút khá nhiều nguồn bút lực của các nhà
nghiên cứu, đặc biệt là các sáng tác truyện ngắn. Họ không chỉ tìm hiểu những
vấn đề về cuộc đời và thời đại mà còn khai thác những giá trị nội dung và
nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam ở nhiều góc độ khác nhau.
Trong Tự Lực văn đoàn, nếu Nhất Linh, Hoàng Đạo có một t- t-ởng
chính trị khá phức tạp thì Thạch Lam thuần hơn. Ông h-ớng tới một xã hội có
nhiều công bằng và yêu thương không phải bằng những hành động của nhà
cải cách xã hội mà bằng thiên chức của một nhà văn thuần tuý luôn khát khao
v-ơn tới sự hoàn thiện của cái đẹp chân thiện mỹ. Điều đó cũng cho thấy
sự đánh giá về văn ch-ơng Thạch Lam không có những b-ớc thăng trầm nhvăn đoàn của ông. Hơn nửa thế kỷ qua, Thạch Lam đã đ-ợc đánh giá khá công
bằng.
Hai m-ơi ba năm sau ngày Thạch Lam mất, tháng 6 năm 1965 Tạp chí
Văn Sài Gòn đã ra số t-ởng niệm Thạch Lam với những đánh giá -u ái tốt đẹp

dành cho cây bút tài hoa và bạc mệnh này. Bảy năm sau (1 1972) Tạp chí
Giao điểm một lần nữa khẳng định lại những giá trị của một nhân cách văn
ch-ơng cũng nh- những cống hiến của một tài năng văn học.
Các bộ sách lịch sử văn học, dù ở thời điểm nào đó, có phê phán mạnh
mẽ văn ch-ơng của Tự Lực văn đoàn thì vẫn luôn luôn ghi nhận những đóng
góp của Thạch Lam với t- cách một nhà văn lãng mạn có khuynh hướng hiện
thực giàu lòng nhân đạo và một cây bút truyện ngắn biệt tài.
2.1. Giai đoạn tr-ớc cách mạng tháng Tám năm 1945
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan ng-ời dành nhiều tâm huyết cho việc
nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam đã nhận xét: Thạch Lam có
một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái
rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ

3


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

hạng ng-ời mà ông tả một cách rất tinh vi, những cảm giác con con Thạch
Lam tả rất khéo làm cho ng-ời đọc dự một phần suy nghĩ. Tỉ mỉ và sâu sắc, đó
là hai đặc tính của truyện ngắn Thạch Lam. [12]
Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong bài Ng-ời chắt chiu cái đẹp đã
nhận xét xác đáng về văn Thạch Lam: Đọc văn Thạch Lam tần số cảm giác
xuất hiện nhiều. Chính nhờ cái cảm giác mà nhà văn tạo nhịp cầu nối những
tâm hồn đồng điệu, chia sẻ. Cái cảm giác đã tạo nên một chất men đặc biệt
trong văn Thạch Lam: say mà tỉnh, ảo mà thực, liên tục mà đứt đoạn, rõ ràng
mà mơ hồ .[12]
Nh- vậy tr-ớc cách mạng tháng tám năm 1945 các nhà nghiên cứu mới

chỉ dừng lại ở ph-ơng diện nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam. Họ đã chỉ rõ
và chính xác phong cách truyện ngắn độc đáo của Thạch Lam: truyện thiên về
cảm giác, tâm trạng .Vậy sau cách mạng tháng Tám năm 1945 các nhà nghiên
cứu đã khai thác truyện ngắn viết về ng-ời phụ nữ của Thạch Lam ở góc độ
nào?
2.2. Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã từng nhận xét: Thạch Lam hay đi vào
những cảnh ngộ nghịch trái, mà đồng thời cũng đi sâu vào tâm trạng, tâm tình
cảm xúc, cảm giác. Ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái d- vị và
cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học.
Nhà nghiên cứu Phong Lê trong Nhà văn Thạch Lam nhận định chính
xác: Ngòi bút Thạch Lam tinh tế và trân trọng biết bao tr-ớc số phận ng-ời
phụ nữ và trẻ em, nếu không thuộc lớp ng-ời d-ới đáy thì cũng là ng-ời ở
cảnh bần hàn, hoặc đang rơi vào cảnh bần hàn[10]
Nhà văn Bùi Hiển trong Một nhãn quan tâm hồn nghệ sĩ đã nhận xét:
Khỏi cần nhắc tới những sáng tác của Thạch Lam, đặc biệt là truyện ngắn, có
đời sống lâu bền, làm rung động chúng ta hôm nay và mãi mãi, chính là nhờ

4


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

cái ánh sáng nhân hậu ấy toả ra, đặc biệt là niềm th-ơng xót dịu dàng đối với
thân phận nghèo hèn, bất hạnh[5].
Trong tiểu dẫn Hai đứa trẻ, sách giáo khoa Văn 11, phần Văn học Việt
Nam, NXB Giáo dục 2001, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: Thạch
Lam sở tr-ờng về truyện ngắn, ông đã sáng tạo ra lối truyện ngắn riêng: loại

truyện tâm tình, không có cốt truyện đặc biệt. Ông chú trọng đi sâu vào nội
tâm nhân vật với tình cảm, cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh[11].
Nhà giáo Đỗ Kim Hồi dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu truyện
ngắn của Thạch Lam cảm nhận: Thạch Lam muốn quan tâm, muốn dành
nhiều niềm th-ơng cảm nhiều hơn cho những ng-ời phải sống cuộc đời nhàn
nhạt, hiu hắt nh- ánh chiều của buổi tàn thu, họ nghèo nàn mà không độc ác,
khổ sở mà vẫn hiền lành, họ âm thầm chịu đựng, đôi khi chép miệng thở than,
nh-ng ch-a thấy thốt ra một tiếng nguyền rủa đay nghiến. Nhà văn thấy và
muốn chúng ta cùng thấy rằng những con ng-ời đó không chỉ đáng th-ơng
hay th-ơng xót, mà còn đáng đ-ợc mến yêu, đáng để cho bất cứ ai quý
trọng[4].
Bên cạnh những nhận định xác đáng về tài năng nghệ thuật khám phá
miêu tả tâm lý nhân vật, Giáo s- Nguyễn Hoành Khung cũng đặc biệt khẳng
định: Thạch Lam đặc biệt cảm thông với cuộc sống vất vả, thầm lặng của
ng-ời phụ nữ trong xã hội cũ. Họ chịu th-ơng, chịu khó, hi sinh nhẫn nhục,
mà cuộc đời cứ mòn mỏi, toàn chắp vá những sầu tủi, lo âu () Có khi họ còn
là những nạn nhân thê thảm của lễ giáo phong kiến tàn bạo[7]
Nguyễn Nhật Duật nhận xét xác đáng về nhân vật trong truyện ngắn
của Thạch Lam: Tâm hồn của những nhân vật điển hình được Thạch Lam
tạo dựng th-ờng là những tâm hồn đa sầu, đa cảm, mơ mộng, thiết tha, thuần
hậu, chịu đựng dịu dàng và đầy lí t-ởng cao th-ợng. Các nhân vật của Thạch
Lam có chung một kích th-ớc tâm hồn bởi họ cùng có chung một kích th-ớc
đời sống, cùng những điều kiện sinh hoạt trung l-u hay ít nhất cùng chịu ảnh

5


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn


h-ởng trực tiếp hay gián tiếp của nền giáo dục đào luyện giới trung l-u
những ng-ời Việt Nam hiền hoà tiêu biểu của những ngày xưa[1]
Phạm Văn Phúc đánh giá thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thạch
Lam: Thạch Lam có hẳn một loại nhân vật rất quen thuộc cứ trở đi trở lại là
nhân vật ng-ời bà, ng-ời mẹ, ng-ời chị, ng-ời vợ, ng-ời yêu. Tất cả đều hiền
dịu nồng ấm và bình dị khác hẳn các nhân vật người cha, người chồng[13].
Nh- vậy vấn đề: Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam
không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên các tác giả chỉ dừng lại ở
việc đánh giá khái quát chứ ch-a đi sâu, tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những ng-ời đi tr-ớc, trong khoá luận này
chúng tôi tìm hiểu trực tiếp vấn đề riêng biệt: Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong
truyện ngắn Thạch Lam.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. T- liệu
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi giới thiệu phạm
vi t- liệu nghiên cứu là những sáng tác tiêu biểu cuả Thạch Lam về ng-ời phụ
nữ qua các tập truyện ngắn:
Gió đầu mùa (1937)
Nắng trong v-ờn (1938)
Sợi tóc (1942)
Trong quá trình phân tích tìm hiểu để có đ-ợc sự đánh giá thoả đáng
chúng tôi có sự so sánh, đối chiếu với các nhà văn bậc thầy trong lĩnh vực
truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, các nhà văn trong Tự Lực văn
đoàn (Nhất Linh, Khái H-ng), các tác gia văn học trung đại (Nguyễn Du,
Nguyễn Dữ, Hồ Xuân H-ơng...) và một số vấn đề có ý nghĩa lí luận về hình
ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam đối với thời đại hiện nay.
3.2. Nội dung

6



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Đề tài này, chủ yếu đi vào khai thác hình ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện
ngắn Thạch Lam. Để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của ng-ời
phụ nữ. Qua đó khẳng định đ-ợc cái nhìn nhân văn, đ-ợm tình ng-ời trong tt-ởng tiến bộ của Thạch Lam.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam đề tài này nhằm đi sâu tìm
ra nét độc đáo về hình ảnh ng-ời phụ nữ qua những truyện ngắn tiêu biểu của
Thạch Lam. Từ đó thấy đ-ợc vị trí văn học sử của nhà văn và những đóng góp
quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc.
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn Thạch
Lam chúng tôi sử dụng các ph-ơng pháp:
Ph-ơng pháp thống kê so sánh
Ph-ơng pháp hệ thống
Ph-ơng pháp phân tích tổng hợp

7


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Phần nội dung
Ch-ơng 1: Những vấn đề chung

1.1.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam
Thạch Lam Nguyễn T-ờng Lân (1910 1942) về cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác có thể chia thành ba chặng:
Tr-ớc 1931, cậu bé Nguyễn T-ờng Sáu sống với gia đình tại phố huyện
Cẩm Giàng (Hải Dương, quê ngoại). Đó là một thời kì nghèo khổ nhưng
cũng rất oanh liệt và dữ dội trong tuổi thơ đèn sách của ông. Ông tự khai thêm
năm tuổi để thi nhảy lấy bằng thành chung (khi ấy Thạch Lam mới 15 tuổi)
rồi lại khai tụt ba tuổi để thi tú tài cho đúng phép nước.
Từ 1931 đến khoảng 1934, chủ yếu là thời kì làm báo. Nguyễn T-ờng
Lân với các bút danh: Việt Sinh, Thạch Lam viết cho Phong hoá. Thời gian
này Thạch Lam cũng bắt đầu viết truyện ngắn. Truyện ngắn đầu tay kí tên
Việt Sinh là Cái hoa chanh, truyện kí tên Thạch Lam lần đầu là truyện Cô
Thuý. Tuy nhiên, truyện ngắn Thạch Lam lúc này viết ch-a nhiều, chưa nổi.
Từ 1935 đến 1942, viết báo cho Phong hoá và Ngày nay. Nh-ng chủ
yếu đây là thời kì Thạch Lam nổi tiếng với các truyện ngắn, kí (tuỳ bút), tiểu
luận văn ch-ơng.
Trong cuộc đời sáng tác của mình, Thạch Lam đã thử bút trên nhiều thể
loại: bài báo, phê bình, tiểu luận, phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút,
dịch thuật, truyện thiếu nhi... Tuy vậy những sáng tác quan trọng và có giá trị
nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của ông vẫn không ngoài những gì mà nhà xuất
bản Đời nay đã cho ra mắt bạn đọc.
Đó là ba tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong v-ờn
(1938), Sợi tóc (1942); một cuốn tiểu thuyết Ngày mới (1939), một tập phóng
sự in chung với Khái H-ng có tên là Hai thế giới (1938); hai tập sách viết cho
thiếu nhi Quyển sách (1940) và Hạt Ngọc (1940). Riêng tuỳ bút Hà Nội 36
phố ph-ờng, mãi một năm sau khi ông qua đời (tức 1943) mới in thành sách.

8



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Ngoài ra, Thạch Lam còn hơn chục truyện ngắn khác đăng rải rác trên
Phong hoá, Ngày nay; một tập truyện dài viết dở dang (Thuý Mai); và dự định
viết một tác phẩm về đề tài cuộc sống trụy lạc Thập niên đăng hoả thì mãi mãi
cũng chỉ là dự định.
Thạch Lam mất đi khi ngòi bút đang ở độ sung sức nhất. Trong khoảng
m-ời năm (1932 1942) ít ỏi Thạch Lam đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị
tr-ờng tồn. Có lẽ nhiều thế hệ bạn đọc sau này sẽ còn đón đọc Thạch Lam bởi
ở đó họ không chỉ tìm thấy những vẻ đẹp mang giá trị vĩnh hằng mà còn tìm
thấy bóng dáng của đời sống tinh thần, đời sống nội tâm phong phú của chính
mình, hơn hết là tiếng nói đồng cảm cho những kiếp ng-ời bé nhỏ trong xã hội
đ-ơng thời và đặc biệt là những ng-ời phụ nữ.
1.2.Thạch Lam trong Tự Lực văn đoàn
1.2.1 Tự Lực văn đoàn
Tự Lực văn đoàn xuất hiện trong khoảng m-ời năm (1932 1942)
nh-ng có ảnh h-ởng quan trọng đến văn học n-ớc ta. Thành viên chính của
nhóm Tự Lực văn đoàn chủ yếu là dòng họ Nguyễn T-ờng: Nguyễn T-ờng
Tam (Nhất Linh) chủ soái, Nguyễn T-ờng Long (Hoàng Đạo), Nguyễn
T-ờng Lân (Thạch Lam); bên cạnh đó còn có các tên tuổi khác nh- Hồ Trọng
Hiếu (Tú Mỡ), Trần Khánh D- (Khái H-ng), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ), Ngô
Xuân Diệu (Xuân Diệu). Cơ quan ngôn luận của nhóm này là tuần báo Phong
hoá, Ngày nay. Đây là trung tâm tập hợp phong trào văn nghệ lãng mạn, tuyên
truyền cho một cuộc cách tân văn học, cho phong trào Âu hoá chống lại lễ
giáo và quan tr-ờng phong kiến.
Tự Lực văn đoàn đã tiếp thu ảnh h-ởng của văn học ph-ơng Tây,
ph-ơng Đông, của truyền thống văn học dân tộc để xây dựng một nền tiểu
thuyết hiện đại. Tổ chức này có công rất lớn trong việc đổi mới văn học vào

những năm ba m-ơi của thế kỷ XX. Đó là sự đổi mới từ quan niệm xã hội mối
quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng cho đến việc đẩy nhanh các thể loại văn

9


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

học trở nên trong sáng và giàu có hơn. Công cuộc đổi mới đó đã diễn ra d-ới
những ảnh h-ởng của trào l-u triết học ph-ơng Tây và ph-ơng Đông nhất là
của văn học Pháp.
Tự Lực văn đoàn góp phần quan trọng vào việc cách tân văn học, xây
dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại. Giáo s- Hoàng Xuân Hãn đã
khẳng định: nhóm Tự Lực văn đoàn không phải nhóm duy nhất nhưng là
nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại.
(Tạp chí Sông H-ơng, số 37 tháng 4 năm 1989, trang 74).
1.2.2. Vị trí của Thạch Lam trong Tự Lực văn đoàn
Nói đến Tự Lực văn đoàn phải kể đến Nhất Linh, Khái H-ng, Hoàng
Đạo, Thạch Lam. Thạch Lam là một trong những cây bút chủ đạo của nhóm
với lối viết truyện nhẹ nhàng, kín đáo đậm đà mầu sắc và h-ơng vị dân tộc.
Trong truyện ngắn của mình Thạch Lam đã thể hiện rõ biệt tài miêu tả những
vẻ đẹp bình dị của cuộc sống con ng-ời.
Đưa vào văn chương, biến thành văn chương cái đời sống bình dị, kín
đáo ở quanh mình nhà văn Thạch Lam đã quyết chọn cho mình một con
đ-ờng t-ởng dễ đi mà thực ra chứa đầy thách thức. Không viết nhiều, không
ham đuổi theo một ấn t-ợng nào đặc biệt, chỉ viết những câu chuyện bình
th-ờng dung dị mà vẫn đầy sức bồi hồi, luyến l-u bạn đọc. Truyện ngắn
Thạch Lam để lại những d- âm còn vang vọng đến muôn đời.

Chính Thạch Lam đã định h-ớng cho con đ-ờng văn nghiệp của mình
Những nhà văn nào ồ ạt theo thời chỉ tạo ra những tác phẩm số phận mỏng
manh. Bởi họ chỉ nghe theo tiếng gọi của sự háo hức lòng hám danh sự chiều
lòng công chúng. Nh-ng cũng không phải là nhà văn nên đi tìm sự bất tử vì
định đi tìm thì không bao giờ thấy[18]. Nhà văn Pháp Drieula Kohelle nói:
tác phẩm nào cho ta một bức hoạ xã hội của thời đại đúng nhất là tác phẩm tỏ
ra ít chú ý đến thời đại nhất. Nói thế, không phải là nhà văn không nên bàn
đến những vấn đề hiện thời. Nh-ng viết văn về vấn đề gì thì viết, nhà văn cốt

10


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

phải đi sâu vào trong tâm hồn mình tìm những tính tình và cảm giác thành
thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi ng-ời qua tâm hồn của chính mình, đi đến
chỗ bất tử mà không biết.
Lời nhận xét của Thế Uyên trong Tìm kiếm Thạch Lam: những cuốn
Gánh hàng hoa, Nửa chừng xuân, Hồn b-ớm mơ tiên từng làm tôi say mê tuổi
thiếu thời, bây giờ đọc lại thấy nhạt nhẽo, vài đoạn kỳ dị vì quá cổ kính hoặc
quá ngây thơ. Những cuốn nổi tiếng thời tr-ớc bây giờ xa lạ nh- mái tóc đuôi
gà. Điều quan trọng hơn tôi nhận thấy Thạch Lam viết hay hơn Tự Lực văn
đoàn.[17]
Chị gái Thạch Lam, bà Nguyễn Thị Thế cũng đồng ý: bác Tam cũng
nói thế từ lâu, bác th-ờng nói chính chú Sáu mới là nhà văn có tài nhất trong
Tự Lực văn đoàn dù sách in ra bán ế nhất.[17]
Ban đầu các tác phẩm Thạch Lam ch-a đ-ợc độc giả đón nhận một
cách nồng nhiệt nh- những tác phẩm của Khái H-ng, Nhất Linh, Hoàng Đạo,

nh-ng càng về sau bạn đọc càng thấy rõ hơn sức sống mãnh liệt của văn
Thạch Lam và những tác phẩm Hồn b-ớm mơ tiên, Đoạn tuyệt, Nửa chừng
xuân... không có đ-ợc. Đó là sự đắc thắng của những tác phẩm có giá trị. Vị
trí của Thạch Lam lớn dần cùng với thời gian. Những tác phẩm của Thạch
Lam ngày càng đ-ợc khẳng định trong lòng bạn đọc.
Tấm lòng và tài năng hai yếu tố đó đã làm cho văn Thạch Lam chịu
đ-ợc sự thử thách của thời gian vốn nghiêm khắc và công minh. Đ-ợc viết ra
cách chúng ta hơn nửa thế kỷ nh-ng văn Thạch Lam vẫn rất mới mẻ, hiện đại.
Đúng như Nguyễn Tuân nhận xét Ngày nay đọc lại văn Thạch Lam, vẫn thấy
đầy đủ cái d- vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất
văn học.

11


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

1.3. Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong văn học Việt Nam
1.3.1. Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong văn học trung đại
Ng-ời phụ nữ là một trong những đối t-ợng trung tâm của văn học Việt
Nam. Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến, ng-ời
phụ nữ là đối t-ợng đ-ợc quan tâm hơn cả trong xã hội thối nát, bất công đó.
Hình ảnh ng-ời phụ nữ đ-ợc phản ánh rõ nét trong các tác phẩm của các tác
gia tiêu biểu cho nền văn học trung đại: Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Nguyễn
Đình Chiểu, Hồ Xuân H-ơng Họ hiện lên trong các trang văn không chỉ là
vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp truyền thống của ng-ời phụ nữ Việt Nam mà còn là
những số phận chịu nhiều bất hạnh, thua thiệt. Họ là những thiếu nữ với vẻ
đẹp hoàn mỹ nh- Thuý Vân, Thuý Kiều (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Những

đức tính truyền thống của ng-ời phụ nữ nh- nết na, thuỳ mỵ, thuỷ chung son
sắt của ng-ời phụ nữ thể hiện rõ trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu,
trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Những kiếp tài hoa bạc mệnh của ng-ời phụ nữ là một đề tài quen thuộc
trong văn học trung đại. Nguyễn Du là ng-ời thấu hiểu hơn cả cho kiếp ng-ời
phụ nữ này. Ng-ời đọc mọi thời sẽ còn xót xa, ngậm ngùi cho cuộc đời m-ời
lăm năm l-u lạc của Thuý Kiều hay một kiếp ng-ời ngắn ngủi của nàng Tiểu
Thanh.
Ng-ời phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu sự ràng buộc khắt khe của
lễ giáo phong kiến. Bởi vậy họ khát khao thoát khỏi hủ tục lạc hậu mong
muốn đ-ợc sống tự do, đ-ợc khẳng định vị trí bình đẳng của mình. Nh-ng
khát vọng đó chỉ đ-ơc thể hiện gián tiếp qua các thi phẩm của bà chúa thơ
Nôm Hồ Xuân H-ơng. Hồ Xuân H-ơng đã nói hộ tiếng lòng thầm kín nhất
của ng-ời phụ nữ trong xã hội phong kiến đ-ơng thời. Bà v-ợt qua hàng rào
phong kiến có bề dầy hàng nghìn năm để khẳng định vị trí, để đòi quyền đ-ợc
bình đẳng cho ng-ời phụ nữ.

12


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Số phận nhỏ bé, bất hạnh của ng-ời phụ nữ đ-ợc các nhà văn, nhà thơ
văn học trung đại quan tâm hàng đầu. ở những mức độ khác nhau Nguyễn
Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Dữ, Hồ Xuân H-ơng đều nói lên tiếng nói
cảm th-ơng cho số phận chịu nhiều thua thiệt, đau khổ, bất công của ng-ời
phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thuý Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) đã bị
mọi thế lực của xã hội phong kiến đoạ đầy trong kiếp kĩ nữ, vợ lẽ, m-ời lăm

năm sau mới đ-ợc đoàn tụ cùng gia đình. Vũ N-ơng (Chuyện ng-ời con gái
Nam X-ơng Nguyễn Dữ) đã phải đổi tính mạng của mình để giữ trọn lòng
trinh bạch vì sự ghen tuông của ng-ời chồng; những ng-ời chinh phụ mòn mỏi
chờ chồng vì chiến tranh phi nghĩa trong Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần
Côn - Đoàn Thị Điểm); nỗi tủi hận, oán hờn của ng-ời cung nữ khi sắc đẹp tàn
phai bị ruồng bỏ trong Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều); những cô
hồn không nơi n-ơng tựa trong Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du).
Những ng-ời phụ nữ hiện lên nh- những số phận mỏng manh, vô định của
những hồn ma trong các truyện ngắn của Nguyễn Dữ trong kiệt tác Truyền kì
mạn lục.
Có thể nói ng-ời phụ nữ trong văn học trung đại không đ-ợc hiện lên
trực diện nh- trong văn học hiện đại Vẻ đẹp ngoại hình chỉ đ-ợc thể hiện qua
hình ảnh -ớc lệ t-ợng tr-n. Hay m-ợn số phận của những hồn ma để gián tiếp
nói lên số phận của những ng-ời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tiếng nói
cảm thông, xót th-ơng ng-ời phụ nữ trở thành cảm xúc thẩm mỹ chính của
nhà văn khi viết về ng-ời phụ nữ trong tác phẩm văn học trung đại.
1.3.2. Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong văn học hiện đại
Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong văn học hiện đại, cụ thể trong trào l-u văn
học hiện thực phê phán, trong các sáng tác của tổ chức Tự Lực văn đoàn đ-ợc
miêu tả rất chân thực, nhiều vẻ.
Các tác phẩm của các nhà văn cùng thời với Thạch Lam sáng tác theo
tôn chỉ của Tự Lực văn đoàn. Họ miêu tả những cuộc tình thi vị của những

13


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn


chàng những nàng ở chốn thành thị. Ng-ời phụ nữ hiện lên đã phá bỏ mọi
ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Khái H-ng, Nhất Linh đi sâu vào những
cuộc tình ái để làm nổi bật ng-ời phụ nữ. Đó là một cuộc tình thi vị tiểu LanNgọc (Hồn b-ớn mơ tiên - KháI H-ng) ẩn náu d-ới t- t-ởng của đạo Phật.
Lan đã không thể chối bỏ đ-ợc sợi dây tình ái dù nàng đã là một chú tiểu nơi
cửa chùa. Qua cuộc tình ái của Lan Ngọc Khái H-ng muốn chứng tỏ niềm
khao khát yêu đ-ơng luôn cháy bỏng trong tâm hồn ng-ời phụ nữ. Thạch Lam
không miêu tả ng-ời phụ nữ trong các cuộc ái tình thi vị nh- vậy mà chỉ khắc
hoạ những rung động dịu dàng, trong trẻo của những cô thiếu nữ đang tuổi
yêu.
Điểm chung của Nhất Linh, Khái H-ng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp
của ng-ời phụ nữ trong các cuộc tình ái. Mai (Nửa chừng xuân Khái H-ng)
với một tình yêu chung thuỷ, thanh sạch, cao cả. Liên (Gánh hàng hoa Khái
H-ng và Nhất Linh) vẫn thuỷ chung yêu chồng dù Minh (ng-ời chồng) mê
muội đi theo ng-ời tình nhân (Dung)... Đó là những điều đáng trân trọng.
Song những ng-ời phụ nữ d-ới cách nhìn của Khái H-ng, Nhất Linh đ-ợc lí
t-ởng hoá đến mức khó có thể thấy ở thực tế. Nh- vậy các nhà văn đó đã làm
mất đi vẻ đẹp giản dị, tự nhiên của ng-ời phụ nữ. Đây là điểm mà Thạch Lam
lại chú ý khắc họa. Câu nói của Mai với Lộc cuối tác phẩm Nửa chừng xuân
(Khái H-ng) là minh chứng xác đáng cho một tình yêu lí t-ởng Ngày ngày,
tháng tháng, lúc nào em cũng âu yếm nghĩ đến anh, nh- thế cũng đủ an ủi cho
anh rồi. Em ở xa anh nh-ng tâm trí hai ta lúc nào cũng gần nhau, thì trọn đời
hai ta vẫn yêu nhau. Hay Hiền ( Trống mái - Khái H-ng) một cô gái điếm có
nhan sắc yêu chàng trai làng chài... chỉ vì chàng có thân hình săn chắc, bộ
ngực nở nang.
Không chỉ có vậy ng-ời phụ nữ còn là hiện thân của những cô gái giang
hồ sống theo lối sống Âu hoá. Họ cuốn vào thứ ái tình nh- để thoả mãn khoái
lạc, lạc thú ở đời nh- một cuộc đời m-a gió. Đó là hình ảnh Tuyết (Đời m-a

14



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

gió Nhất Linh) sống trong tình yêu đắm đuối, mê muội của anh giáo Ch-ơng
nh-ng vẫn chạy theo nhân tình để thoả mãn dục vọng.
D-ới ngòi bút của Khái H-ng, Nhất Linh ng-ời phụ nữ đại diện cho lễ
giáo phong kiến lại trở nên độc địa, cay nghiệt. Họ thực hiện quyền uy của
mình trong gia đình phong kiến. Đó là bà án (Nửa chừng xuân - Khái H-ng),
bà Phán thực hiện tốt vai trò của ng-ời mẹ chồng trong gia đình. Bà án dù
biết Lộc đã tự lấy Mai nh-ng vẫn tìm mọi cách cắt đứt mối tình lí t-ởng của
họ, kể cả bằng thủ đoạn lọc lừa, dối trá. Một bà phán Lợi (Đoạn tuyệt - Nhất
Linh) luôn tìm mọi cách để hành hạ con dâu Loan.
Thạch Lam không đi theo con đ-ờng của những nhà văn cùng văn đoàn
của mình là ca chung bài ca tình yêu đầy lãng mạn, lý t-ởng. Thạch Lam đã
miêu tả hình ảnh ng-ời phụ nữ nh- là nạn nhân của xã hội đ-ơng thời với tấm
lòng xót xa. Đặc biệt ông chú ý đi sâu vào tâm hồn của họ. Cùng viết về
những kiếp ng-ời nhỏ bé, trong khi Khái H-ng, Nhất Linh, Hoàng Đạo viết
bằng sự xót th-ơng của tầng lớp th-ợng l-u nghiêng mình xuống nỗi thống
khổ của những ng-ời thuộc tầng lớp d-ới thì Thạch Lam lại hoàn toàn khác.
Ông không chỉ viết bằng sự cảm thông mà còn bằng cả sự nâng niu trân trọng
và một ý thức kiếm tìm những vẻ đẹp ẩn dấu, tiềm tàng trong họ. Đúng nhnhững gì Thạch Lam đã bộc bạch Tôi thấy trong cái mầm đầy nhựa của một
cái cây rất tầm th-ờng trong những túp nhà lá mới non nhiều ý nghĩa: Sự sống
mạnh mẽ tràn trề của mọi vật, cái vui s-ớng của mầm cây từ d-ới đất nhô lên
đón ánh nắng mặt trời, cái rung động của ngàn lá trong cơn gió[18].
Các nhà văn hiện thực phê phán đ-ơng thời Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất
Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao miêu tả ng-ời phụ nữ trong
mâu thuẫn gay gắt, ngột ngạt của xã hội phong kiến. Đó là những thị Mịch
(Giông tố Vũ Trọng Phụng), chị Dậu (Tắt đèn Ngô Tất Tố), vợ anh Pha

(B-ớc đ-ờng cùng Nguyễn Công Hoan), Bính (Bỉ vỏ Nguyên Hồng) đã
vật vã , chống lại để tồn tại trong xã hội thực dân phong kiến thối nát, bất

15


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

công. Trong truyện ngắn của Thạch Lam họ là những con ng-ời nhỏ bé nghèo
mà không hèn. ở họ luôn lấp lánh vẻ đẹp của những -ớc mơ trong sáng và
lành mạnh, v-ợt ra khỏi nỗi buồn và bóng tối, v-ợt ra khỏi thân phận và hoàn
cảnh của chính mình. Mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) khi sắp trút hơi thở cuối cùng vẫn
có một -ớc muốn giản dị làm xúc động lòng người: Giá như có người làm
m-ớn để có tiền nuôi đàn con thơ dại. Hai cô gái (Tối ba m-ơi) đã h-ớng về
cội nguồn tổ tiên bằng tấm lòng thành kính trong một điều -ớc muốn đầy
nhân bản: đ-ợc trở về sống trong vòng tay êm ái, yêu th-ơng của gia đình.
Nguyễn Công Hoan là một pho sử liệu sống sinh động và chân thực về
thời kì hiện đại, là bậc thầy của truyện ngắn châm biếm. Ngô Tất Tố sự kết
hợp sâu sắc giữa vốn sống của làng quê với những nhận định sắc sảo của một
trí thức Nho học có tâm huyết, nhiệt tình đấu tranh cho lẽ phải và công bằng
xã hội. Vũ Trọng Phụng cập nhật với những đề tài xã hội hiện đại. Nguyên
Hồng lực l-ỡng với những trang viết về ng-ời lao động thành phố cảng và nỗi
thống khổ của họ trong cuộc đời cũ. Thạch Lam với những trang viết giàu
lòng nhân ái h-ớng về cái đẹp, cái thiện gợi lên ở ng-ời đọc những suy nghĩ
về tình yêu và nhân phẩm của con ng-ời.
Thạch Lam mặc dù cầm bút sáng tác theo tuyên ngôn của Tự Lực văn
đoàn nh-ng d-ờng nh- Thạch Lam vẫn lặng lẽ kiếm tìm cho mình một lối đi
riêng. Lối đi ấy thể hiện bản lĩnh và cá tính của nhà văn chứ không chạy theo

thời th-ợng. Cùng đề cập đến số phận ng-ời phụ nữ trong xã hội cũ, nếu Khái
H-ng, Nhất Linh có những lời bênh vực trực diện, mạnh mẽ đòi quyền sống tự
do và cơm áo cho họ thì Thạch Lam lại lên tiếng đ-ợc sẻ chia, cảm thông cho
những kiếp ng-ời bé nhỏ ấy. Các nhân vật của Nhất Linh, Khái H-ng muốn
đoạn tuyệt với truyền thống để trở thành con người mới, mang nhịp sống
của con ng-ời ph-ơng Tây trong nhu cầu sống nhiều cho mình thì nhân vật
của Thạch Lam lại trở về vẻ đẹp truyền thống hồn hậu.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam là những ng-ời buồn
th-ơng cam chịu về thân phận làm ng-ời nh- cái nhìn yêu th-ơng ấm áp đối
với con ng-ời của tác giả. Khác với cái nhìn làm trò, con ng-ời đánh rơi phẩm
chất làm ng-ời trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, khác với con ng-ời
oan trái nh-ng không bị tha hoá bởi hoàn cảnh trong sáng tác của Ngô Tất Tố,
khác với con ng-ời bị vật hoá, lê tấm thân áo cơm trong sáng tác của Nam
Cao, khác với con ng-ời vô nghĩa lý trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, khác
với con ng-ời cải tạo xã hội với mục tiêu cá nhân với những ảo t-ởng xa vời
của Nhất Linh, Khái H-ng.
Nguyễn Đình Thi đã nói: Tác phẩm nghệ thuật là một hình ảnh thực
tại, nh-ng đó là hình ảnh có linh hồn. Mà chính cái linh hồn này làm cho tác
phẩm sống, nghĩa là dù trải qua thời gian vẫn gây đ-ợc xúc động trong lòng
người. Thạch Lam đã tạo dựng được hình ảnh người phụ nữ hiện lên như là
nạn nhân của xã hội đ-ơng thời làm chúng ta ngậm ngùi, xót xa và hơn hết
chúng ta phải cúi mình trân trọng tr-ớc những phẩm chất cao đẹp của họ.


17


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Ch-ơng 2: Hình ảnh ng-ời phụ nữ trong truyện ngắn
Thạch Lam
2.1. Ng-ời phụ nữ là những nạn nhân của xã hội
2.1.1. Nạn nhân của lễ giáo phong kiến
Hình ảnh ng-ời phụ nữ là nạn nhân của xã hội phong kiến không phải là
đề tài hoàn toàn mới lạ trong văn học Việt Nam. Số phận bất hạnh, oan nghiệt
của ng-ời phụ nữ đã đ-ợc nói đến trong các tác phẩm văn học trung đại, văn
học hiện đại những nhà văn cùng thời với Thạch Lam. Nh-ng đến Thạch
Lam hình ảnh ng-ời phụ nữ hiện lên trong các truyện ngắn của ông là nạn
nhân của xã hội thực dân phong kiến đ-ơng thời mới cụ thể, rõ nét. Mà tr-ớc
hết đó là nạn nhân của những hủ tục phong kiến lỗi thời và tàn bạo. T- t-ởng
phong kiến với những ràng buộc, khuôn khổ nh- sợi dây xích trói buộc ng-ời
phụ nữ.
2.1.1.1. Nạn nhân của hủ tục lỗi thời và tàn bạo
Thạch Lam nói về tác phẩm của mình Những quyển sách này tôi viết
ra cũng nh- những cảm giác mới mẻ tôi đã thấy, tôi hết sức diễn tả cho đúng
tất cả sự rung động và thi vị của cuộc đời. Tôi không có ý muốn kể những câu
chuyện thần tiên hay lãng mạn nh-ng những cảm t-ởng của tôi đối với cái đời
sống kín đáo và giản dị quanh mình. Bởi vì đối với tôi văn ch-ơng không phải
đem đến cho ng-ời ta sự thoát ly hay sự quên trái lại văn ch-ơng là một thứ
khí giới thanh tao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi một cái
thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng ng-ời đọc thêm trong sạch và

phong phú hơn (Thạch Lam Theo dòng). Thạch Lam đã lên tiếng tố cáo hủ
tục phong kiến đã bó buộc ng-ời phụ nữ.
Trong truyện ngắn Hai lần chết, Một đời ng-ời qua hình ảnh của nhân
vật Dung, Liên Thạch Lam gián tiếp lên án hủ tục phong kiến lỗi thời cha mẹ
đặt đâu con ngồi đấy. Sự ép gả đã đẩy Dung vào cuộc sống lầm than, thảm
th-ơng. Nỗi cay đắng, khổ cực của cảnh bị ép duyên đã khiến cô đã đâm đầu

18


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

xuống sông mà không chết ngay đ-ợc, để sau đó phải chết mòn, chết ngậm
ngùi: Trông thấy dòng sông chảy xa xa, Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết
của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là ng-ời chết đuối, chết không
bấu víu vào đâu được, chết không còn mong ai cứu vớt nàng ra nữa. Hủ tục
phong kiến quy định ng-ời con dâu lấy chồng tuân theo nhà chồng xuất giá
tòng phu. Về nhà chồng Dung làm mọi công việc như một người đi ở, chứ
không phải là một nàng dâu. Nàng phải tát n-ớc, nhổ cỏ, làm lụng đầu tắt mặt
tối mỗi ngày. Các em chồng ghê gớm thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm.
Nàng không tìm thấy một niềm an ủi vì chồng nàng , chỗ dựa duy nhất thì lại
một anh học trò lớp nhì, vừa lẩn thẩn vừa ngu đần, suốt ngày chỉ biết thả diều.
Dung lấy n-ớc mắt để làm vơi đi nỗi tủi nhục của kiếp làm dâu bị ép gả thì bà
mẹ chồng ác nghiệt lại đay nghiến:
- Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi không có ng-ời
ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu.
- Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn c-ới
chứ tao có lấy không đâu.

Một đời trẻ thơ của Dung với những trò chơi con trẻ tinh nghịch cùng lũ
trẻ trong xóm bị quên lãng. Dung đang phải chịu đựng, trải qua một cuộc đời
làm dâu nh- một đời chết đi trong cõi sống. Sự ép gả của gia đình, quan niệm
phong kiến cứng nhắc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã tước đi tuổi thanh
xuân, vùi rập cuộc đời những cô Dung trong cuộc sống t-ởng nh- nơi đầy ải.
Giai đoạn văn học 1930 1945, các nhà văn hiện thực phê phán nhNguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... lên tiếng tố
cáo xã hội bóp nghẹt cuộc sống của con ng-ời và tình trạng con ng-ời bị tha
hoá, bị bào mòn. Thạch Lam cũng khiến ng-ời đọc vô cùng xót xa tr-ớc số
phận của những ng-ời phụ nữ bị ép duyên nh- Dung. Không chịu đựng đ-ợc
cuộc sống ác nghiệt, tàn bạo của kiếp làm dâu do cha mẹ xếp đặt, Dung trốn
về quê hy vọng sẽ đ-ợc giải thoát. Nh-ng nàng kể về nỗi hành hạ mà mình

19


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

phải chịu đã bị mẹ nàng đùng đùng nổi giận mắng lấy mắng để. Dung chỉ còn
một lối thoát duy nhất là cái chết. Nỗi uất ức, tủi khổ cuộc đời đen tối của kiếp
làm dâu ép duyên đưa nàng tới cõi vô định Nh- trong giấc mơ, Dung lờ mờ
thấy cái thành cầu, thấy dòng n-ớc chảy. Trí nàng sắc lại khi n-ớc đập vào
mắt, nàng ngất lịm đi, thấy máu đỏ trào lên, rồi một cái màng đen tối che lấp
tất cả.
Đến cái chết không thể giải thoát cho Dung mối nhân duyên do cha mẹ
ép gả. Hậu quả những hủ tục phong kiến lỗi thời d-ờng nh- vẫn cứ đeo đuổi
vào số phận nhỏ bé, đáng th-ơng của những kiếp làm dâu nh- Dung. Cái chết
trong cõi sống Thạch Lam viết nhẹ nhàng, tinh tế mà gây bao ám ảnh. Nó
đánh vào cân não chúng ta bằng cái xám nhờ, rồi đen sẫm đi trong cảnh đời

của những cô gái bị ép duyên
Liên trong truyện ngắn Một đời ng-ời cũng là nạn nhân của cảnh ép
duyên. Nàng yêu Tâm nh-ng bị cha mẹ lại sắp đặt cho nàng lấy Tích do cái cớ
là hai nhà quen biết nhau. Liên tuy không bằng lòng nh-ng cũng không dám
từ chối. Sự sắp đặt duyên cho con trong xã hội phong kiến trở thành một hủ
tục trói buộc cuộc đời ng-ời phụ nữ. Liên cũng nh- những cô gái khác không
dám phản kháng bao giờ cả. Nàng sống trong nỗi khổ sở, hành hạ tàn bạo
của ng-ời chồng vũ phu và ng-ời mẹ chồng ác nghiệt mà không dám kêu ca.
Liên có quyền đ-ợc theo Tâm để h-ởng cuộc đời dễ chịu, êm ấm hạnh phúc.
Nhưng Liên không bao giờ có thể làm được. Ngày nọ nối tiếp ngày kia, Liên
lại vẫn chịu cái đời khổ sở đau đớn mọi ngày. Sự ép duyên của cha mẹ đã bó
buộc cuộc đời của những ng-ời phụ nh- Liên ngày này qua ngày khác sống
trong buồn rầu, đau khổ với một ng-ời chồng vũ phu và một ng-ời mẹ chồng
ác nghiệt.
Thạch Lam không trực tiếp tố cáo nguyên nhân gây ra nỗi đau khổ cho
những kiếp làm dâu nh- Liên, nh- Dung. Song hình ảnh ng-ời phụ nữ hiện lên
trong các truyện ngắn của ông ám ảnh ng-ời đọc môt sự xót th-ơng, sẻ chia,

20


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

một sự cảm thông, ngậm ngùi lại cứ hiện hình. Cuộc đời của những cô gái nhDung, Liên hiện ra rõ ràng là những nạn nhân của hủ tục phong kiến lỗi thời
và tàn bạo. Đây là cái nhìn khác hẳn của Thạch Lam so với các nhà văn Khái
H-ng, Nhất Linh trong Tự Lực văn đoàn. Liên, Dung đối lập hoàn toàn với
Tuyết (Đời m-a gió Khái H-ng và Nhất Linh), Hiền (Trống mái Khái
H-ng). Nếu nh- Dung, Liên hoàn toàn vâng theo sự sắp đặt của bố mẹ, coi đó

là điều không thể, không dám phản kháng bao giờ, việc sắp đặt của cha mẹ
là một điều không thể khác thì Tuyết, Hiền lại hoàn toàn đối lập. Họ dám
phản kháng, không thể chấp nhận sự ép duyên của cha mẹ Song sự phản
kháng của những cô gái bị ép duyên nh- Tuyết, Hiền là sự phản kháng tiêu
cực. Họ lao vào con đ-ờng ái tình phong l-u trụy lạc giống nh- lạc thú ở đời.
2.1.1.2. Nạn nhân của những thành kiến hẹp hòi vô nhân đạo
Trong xã hội phong kiến, những thành kiến d-ờng nh- đã trở thành vết
hằn sâu trong tâm lí của ng-ời Việt Na. Đến Thạch Lam ông đã lên tiếng
chống trả lại những định kiến, thành kiến của xã hội phong kiến một cách
thầm kín mà sâu sắc.
Câu chuyện về số phận đáng th-ơng của Liên và Huệ trong truyện ngắn
Tối ba m-ơi không phải chỉ là câu chuyện của những cô gái nhà săm mà hơn
hết nhà văn đã lên tiếng tố cáo thành kiến hẹp hòi, vô nhân đạo đã khiến cho
những cô gái nh- Liên và Huệ không thể trở về quê h-ơng. Xã hội bấy giờ
quan niệm nghề của Liên và Huệ là nghề nhơ bẩn, đồi trụy không thể làm
hoà, sống chung trong xã hội đó. Nếu Liên và Huệ trở về quê h-ơng chắc
chắn sẽ bị những ng-ời dân quê chê bai, hắt hủi. Vì vậy chị em Liên và Huệ
không dám về. Trong ngày cuối năm sum họp hai ng-ời ở căn buồng này,
trong một cảnh ăn Tết lạnh lẽo.
Cũng chính thành kiến xã hội đã không cho phép Liên ( Một đời ng-ời)
cái quyền đ-ợc h-ởng hạnh phúc đích thực của đời nàng. Trong xã hội hiện
đại Liên hoàn toàn có thể tự lựa chọn hạnh phúc của đời mình nh-ng xã hội

21


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn


phong kiến đã trói buộc đời Liên vào kiếp làm dâu sống mà nh- chết vì ng-ời
chồng vũ phu và bà mẹ chồng cay nghiệt. Liên nhiều khi sung sướng tưởng
đến cái đời dễ chịu của nàng nếu lấy Tâm. Nh-ng Liên vẫn từ chối. Hình nhcó những cái lẽ tối tăm làm cho nàng sợ hãi, không dám nhận lời. Liên lờ mờ
thấy rằng không đủ can đảm làm một việc nh- thế, không đủ quả quyết với
mình đẻ chống lại những cay nghiệt gây nên chung quanh nàng. Cái mà Liên
sợ hãi chính là thành kiến hẹp hòi vô nhân đạo.
Dung (Hai lần chết) không thể tiếp tục chịu đựng cảnh làm dâu oan
nghiệt, tàn bạo đã trở về gia đình để tìm một chỗ dựa. Nh-ng thành kiến hẹp
hòi, vô nhân đạo lúc đó không thể chấp nhận một ng-ời con gái đã đi lấy
chồng bỏ nhà chồng về nhà. Dung bị mẹ mắng nhiếc:
_Lấy chồng mà còn đòi ở nhà ! Sao cô ngu thế? Cô phải biết là cô làm
ăn thế đã thấm vào đâu mà kể. Ngày tr-ớc tôi về nhà này còn khó nhọc bằng
m-ời chứ chả đ-ợc nh- cô bây giờ đâu, cô ạ.
D-ới ngòi bút nhân đạo của một nhà văn sống gắn bó với ng-ời lao
động, đặc biệt trân trọng ng-ời phụ nữ và trẻ em Thạch Lam không những
thấu hiểu nỗi khổ cho những kiếp ng-ời là nạn nhân của những hủ tục lỗi thời,
tàn bạo của những thành kiến hẹp hòi vô nhân đạo mà còn trân trọng, xót xa
tr-ớc sự cam chịu thân phận bất hạnh của những ng-ời phụ nữ nh- Liên,
Dung. Tiếng nói tố cáo hủ tục phong kiến không gắt gao, không lên gân nhcác nhà văn hiện thực phê phán tố cáo thế lực của xã hội phong kiến chó
đểu (Vũ Trọng Phụng) mà Thạch Lam đến với họ bằng sự sẻ chia, niềm cảm
thông vô hạn. Điều đó đã làm nên giá trị văn ch-ơng của Thạch Lam đúng
nh- cụ Ph-ơng Đình Nguyễn Siêu(1799-1872) đã nói văn ch-ơng có loại
đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở
văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.

22


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

2.1.2. Nạn nhân của cuộc sống đói nghèo
Khuynh h-ớng chung của nhóm Tự Lực văn đoàn là theo trào l-u lãng
mạn nh-ng văn Thạch Lam lại rất gần với các nhà văn hiện thực tiêu biểu
cùng thời. Các nhà văn hiện thực phê phán nh- Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đã thể hiện cuộc sống khốn cùng, ngột
ngạt của con ng-ời với những s-u thuế, nghèo đói, mâu thuẫn... Thạch Lam
miêu tả cụ thể sự nghèo đói của những ng-ời phụ nữ nh- là một nạn nhân của
xã hội ở độ chân thực nhất. Họ hiện lên vối cuộc sống lam lũ, đói nghèo, quẩn
quanh.
Tuổi thơ của Thạch Lam sống ở quê mẹ, một nơi phố huyện Cẩm Giàng
nghèo khó. Ông đã chứng kiến, lớn lên cùng với những ng-ời dân ngụ c-,
những ng-ời lao động với những số phận, kiếp ng-ời nghèo khó hiện lên trên
những trang văn của Thạch Lam nh- sự hiện diện ngoài đời.
Hình ảnh ng-ời phụ nữ đói nghèo cả cuộc đời hiện lên qua truyện ngắn
của Thạch Lam gợi bao xúc động, xót xa. Câu chuyện Nhà mẹ Lê là câu
chuyện của cả một kiếp ng-ời đói nghèo. Một gia đình gồm một bà mẹ và
m-ời một đứa con, đông đến nỗi hàng xóm th-ờng phải nhắc mẹ đếm lại con,
nếu không lại quên, sống trong túp lều nát của phố chợ, và miếng ăn hàng
ngày dựa vào việc làm thuê, mò cua bắt ốc, bòn mót hạt lúa củ khoai củ ráy...
Cuộc đời đói nghèo đeo đuổi mẹ Lê nh- một món nợ truyền kiếp. Trong cơn
sốt, trong phút hấp hối bác Lê tưởng nhớ lại cuộc đời mình từ lúc còn bé đến
bây giờ, chỉ toàn là những ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết
tự bao giờ đã vào nhà bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi và từ đấy nó cứ theo
liền bác mãi. Cái đói nghèo đeo đuổi mẹ Lê từ lúc sinh ra đến lúc chết. Khi
sống bác phải làm lụng vất vả, khó nhọc để nuôi m-ời một đứa con. Những
ngày có người thuê mướn là những ngày sung sướng. Tuy bác phải làm vất
vả nh-ng chắc buổi tối sẽ đ-ợc mấy hạt gạo và mấy đồng xu về nuôi những
đứa con. Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi


23


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

lại ngày đói. Có lẽ ngày đói sẽ chiếm nhiều hơn. Kết thúc câu chuyện là cái
chết ngầm của m-ời một đứa con. Nỗi ám ảnh về cái đói cái nghèo giờ đây đã
toả ra, lan rộng trên nét mặt lo ngại của những ng-ời dân xóm chợ.
Khái Hưng nhận xét ở Thạch Lam sự thành thật trở nên can đảm, đọc
nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi cũng rợn cả tâm hồn. Tôi xin thú thật rằng
những điều nhận xét gay go về mình và những ng-ời sống chung quanh mình
tôi cũng th-ờng có song vị tất đã dám viết ra. Tôi vẫn ao -ớc có cái can đảm
ấy nh-ng không sao có đ-ợc cái can đảm ở Tolstoi, mà trong đám văn sĩ mới
ở n-ớc ta tôi thấy ở Thạch Lam. Lòng ta là cả thế giới mênh mông, nếu ta để
trí suy xét của ta vào các gách nơi kín tối chăm chỉ tìm tòi, ta sẽ thấy nhiều
mới lạ. Tưởng sống tới trăm tuổi ta cũng không biết thực rõ lòng ta. Mẹ Lê là
hình ảnh điển hình của ng-ời mẹ đói nghèo dễ gặp ở vùng đất Hải D-ơng và
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ n-ớc ta tr-ớc cách mạng tháng Tám 1945. Tuy
xuất thân từ gia đình viên chức gốc quan lại, nh-ng một thời gian dài sống dựa
vào lao động của ng-ời mẹ, đã tạo nên cái nhìn và lòng nhân ái của nhà văn
Thạch Lam. Bà Nguyễn Thị Thế xác nhận trong hồi ký Xóm chợ gần nhà tôi
toàn là ng-ời làm ruộng quê ở Hà Nam, Phủ Lý vì bị lụt lội không đủ sống
nên đ-a nhau đến đây. Đa số gia đình làm nghề đi kéo xe hoặc làm m-ớn nhnhà bác Đối, đánh cá với tép nh- nhà bác Lê và còn nổi tiếng nghèo vì quá
đông con.
Nạn nhân của sự đói nghèo lay lắt, một kiếp ng-ời tảo tần, lam lũ còn là
hình ảnh của những cảnh đời nh- chị Tý (Hai đứa trẻ): Ngày chị đi mò cua
bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng n-ớc này d-ới gốc cây bàng, bên cạnh

cái mốc gạch; mẹ cái Hiên (Gió lạnh đầu mùa) cả đời sống bằng mò cua bắt
ốc không đủ tiền để mua cho con một cái áo rét.
Những ng-ời phụ nữ nh- mẹ Lê, chị Tý, mẹ cái Hiên cả đời chỉ quẩn
quanh trong vất vả, nhọc nhằn mà vẫn đói nghèo. Văn học giai đoạn từ 1930
đến 1945 các nhà văn hiện th-c phê phán nh- Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng

24


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Hoàn K29-A Văn

Phụng, Nam Cao... lên tiếng tố cáo xã hội bóp nghẹt cuộc sống của con ng-ời
trong tình trạng con ng-ời bị tha hoá, bị bào mòn. Thạch Lam cũng khiến
ng-ời đọc vô cùng xót xa tr-ớc số phận bi thảm của những ng-ời phụ nữ là
nạn nhân của đói nghèo nh- mẹ Lê.
Hình ảnh Mai vợ Sinh (Đói) cũng là nạn nhân của sự đói nghèo. Sự
thất nghiệp của chồng dẫn đến cảnh đói nghèo, túng thiếu. Đôi vợ chồng
không còn đ-ợc sống những ngày tháng sung sướng mà sự nghèo nàn đến,
đem theo những cái nhục nhằn, khổ sở, đem theo những ngày đói rét. Sự khổ
sở do nghèo đói đã đẩy Mai vào hoàn cảnh khốn cùng phải bán thân mình để
mua thức ăn cho chồng, để rồi gia đình lâm vào cảnh tan nát khổ đau.
Trong xã hội đầy rẫy sự bất công những ng-ời phụ nữ vẫn cố v-ơn lên
để tồn tại. Họ là nạn nhân đáng th-ơng của sự đói nghèo, của hủ tục phong
kiến nặng nề. Cái đói đã đ-a ng-ời đàn bà l-ơng thiện nh- Mai (Đói) đến
nghề mại dâm, c-ớp đi sinh mạng của ng-ời mẹ tảo tần nh- mẹ Lê (Nhà mẹ
Lê). Và những hủ tục phong kiến đã đầy đoạ những cô gái bị ép duyên nhDung (Hai lần chết), Liên (Một đời ng-ời).
Trong văn học hiện thực phê phán Nam Cao là nhà văn viết nhiều nhất
về sự đói nghèo. Khác với Nam Cao, Thạch Lam miêu tả ng-ời phụ nữ trong

cảnh đói nghèo không gay gắt, quyết liệt mà nhẹ nhàng, tinh tế. Nam Cao đi
vào giải thích cặn kẽ, cụ thể cái đói nghèo của ng-ời nông dân là do mâu
thuẫn giữa địa chủ và họ (nông dân)cái đói nghèo c-ớp mất cả nhân phẩm cao
đẹp của ng-ời phụ nữ: lòng tự trọng. Bà cái Tý ( Một bữa no - Nam Cao) đã
chối từ tất cả để được ăn một bữa cơm no đến nỗi mất mạng. Nhưng đáng
tiếc nhất, xót xa nhất là ng-ời bà ấy đã đánh mất lòng tự trọng của mình chỉ vì
sự đói nghèo. Còn ng-ời phụ nữ trong các truyện ngắn của Thạch Lam trong
cảnh đói nghèo vẫn lấp lánh tình ng-ời. Đó là Mai (Đói) hy sinh tấm trinh
bạch của ng-ời vợ vì chồng mình, mẹ Lê (Nhà mẹ Lê) đến lúc trút hơi thở

25


×