Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Khảo sát từ ngữ chính trị xã hội trên vài văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại trung quốc (phong trào duy tân mậu tuất và phong trào tân văn hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRÊN
MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA HAI CUỘC VẬN ĐỘNG
THỜI CẬN ĐẠI TRUNG QUỐC
(PHONG TRÀO DUY TÂN MẬU TUẤT VÀ PHONG TRÀO TÂN VĂN HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC

HÀ NỘI, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

KHẢO SÁT TỪ NGỮ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRÊN
MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA HAI CUỘC VẬN ĐỘNG
THỜI CẬN ĐẠI TRUNG QUỐC
(PHONG TRÀO DUY TÂN MẬU TUẤT VÀ PHONG TRÀO TÂN VĂN HÓA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60 31 06 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. ĐỖ THÚY NHUNG


HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn em luôn nhận được sự
khích lệ động viên và chỉ bảo tận tình của TS. Đỗ Thúy Nhung. Qua đây em
xin gửi lời cảm ơn đến cô đã hướng dẫn, định hướng giúp em hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Đông phương học đã hết lòng
giúp đỡ, tạo điều kiện và truyền thụ những tri thức cho chúng em trong suốt
thời gian qua.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu do bản thân tôi
thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thúy Nhung.
Các số liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng
công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn và mục đích ....................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
4. Nhiệm vụ của luận văn ............................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................... 7
1.1. Khái niệm thuật ngữ ............................................................................... 7

1.1.1. Quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học thế giới về thuật ngữ ....... 7
1.1.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học ................................................... 8
1.1.3. Tính chất của thuật ngữ ...................................................................... 11
1.1.4. Thuật ngữ và vị trí của nó trong ngôn ngữ nói chung ...................... 16
1.1.5. Thuật ngữ chính trị, xã hội và thuật ngữ các ngành khoa học khác ....... 17
1.1.6. Từ đơn tiết, từ đa tiết ............................................................................... 20
1.2.1. Phong trào Duy Tân Mậu Tuất ........................................................... 23
1.2.2. Phong trào Tân văn hóa ...................................................................... 28
CHƢƠNG 2: TỪ NGỮ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC QUA KHẢO
SÁT MỘT SỐ VĂN BẢN PHONG TRÀO DUY TÂN MẬU TUẤT................ 35
2.1. Khảo sát từ đơn tiết - từ đa tiết............................................................. 36
2.1.1. Khảo sát từ đơn tiết .............................................................................. 36
2.1.2. Khảo sát từ đa tiết................................................................................. 37
2.2. Khảo sát từ ngữ chính trị - xã hội......................................................... 38
2.2.1. Khảo sát từ chính trị - xã hội là từ đa tiết ........................................... 38
2.2.1.1. Từ chính trị - xã hội trong văn bản phong trào Duy Tân Mậu Tuất . 38
2.2.2. Một vài nhận xét về từ ngữ chính trị - xã hội trong phong trào Duy
Tân Mậu Tuất................................................................................................. 55


2.2.3. Lương Khải Siêu và ngôn ngữ viết phong trào Duy Tân Mậu Tuất . 60
Tiểu kết: ......................................................................................................... 64
CHƢƠNG 3: TỪ NGỮ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC QUA
KHẢO SÁT MỘT SỐ VĂN BẢN TRONG PHONG TRÀO.................... 66
TÂN VĂN HÓA............................................................................................. 66
3.1. Khảo sát từ đơn tiết - từ đa tiết............................................................. 67
3.1.1. Khảo sát từ đơn tiết .............................................................................. 67
3.1.2. Khảo sát từ đa tiết................................................................................. 68
3.2. Khảo sát từ ngữ chính trị - xã hội......................................................... 69
3.2.1. Khảo sát từ chính trị - xã hội là từ đa tiết ........................................... 69

3.2.1.1. Từ chính trị - xã hội trong văn bản phong trào Tân văn hóa ............ 69
3.2.1.2. Khảo sát một số từ chính trị - xã hội trên văn bản phong trào Tân văn hóa .. 77
3.2.2. Một vài nhận xét về từ ngữ chính trị - xã hội trong phong trào Tân
văn hóa ............................................................................................................ 84
3.2.3. Hồ Thích và ngôn ngữ viết phong trào Tân văn hóa ......................... 90
Tiểu kết ........................................................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC........................................................................................................ 104


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Văn bản khảo sát (phong trào Duy Tân Mậu Tuất)........................ 36
Bảng 2.2: Từ đơn tiết (văn bản phong trào Duy Tân Mậu Tuất) .................... 37
Bảng 2.3: Từ đa tiết (văn bản phong trào Duy Tân Mậu Tuất) ...................... 38
Bảng 2.4: Từ chính trị - xã hội (văn bản phong trào Duy Tân Mậu Tuất) ..... 39
Bảng 3.5: Văn bản khảo sát (phong trào Tân văn hóa)................................... 67
Bảng 3.6: Từ đơn tiết (văn bản phong trào Tân văn hóa) ............................... 67
Bảng 3.7: Từ đa tiết (văn bản phong trào Tân văn hóa) ................................. 68
Bảng 3.8: Từ chính trị - xã hội (văn bản phong trào Tân văn hóa) ................ 69


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn và mục đích
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XIX, Trung Hoa đã giật mình thức tỉnh trước sự xâm lược của
các nước phương Tây. Tiếng súng của cuộc chiến tranh thuốc phiện đã mở
đầu thời kỳ cận đại Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy cũng như báo hiệu, cảnh
tỉnh Trung Quốc phải chuyển mình, thay đổi. Đó là thời kỳ mà các đế quốc tư
bản phương Tây dùng những vũ khí tân tiến cuốn các nước lạc hậu trên thế

giới vào cơn lốc của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhận ra chính sự lạc hậu, thua
kém, Trung Quốc với công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng nền kinh tế, hiện
đại hóa trên cơ sở phát huy văn hóa truyền thống đã làm cả thế giới ngạc
nhiên.
Quá trình nhận thức được về việc cần mở cửa học tập chủ nghĩa tư bản
phương Tây, nhận ra sức mạnh của con đường phát triển của công thương
nghiệp tư bản là một quãng đường lịch sử lâu dài. Để có được kết quả vượt
bậc ấy, những nhân sĩ yêu nước, những nhà chính trị, nhà cải cách Trung
Quốc đã phải trăn trở đưa ra nhiều biện pháp giải quyết vấn đề thời đại, để
đưa Trung Quốc vượt qua chặng đường gian nan với máu bùn, nghèo hèn và
bị sỉ nhục thoát khỏi sự lạc hậu, ách thống trị của thực dân phương Tây [25,
tr.430]. Sau những năm cải cách mở cửa, Trung Quốc trên cơ sở phát huy văn
hóa truyền thống, đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo quốc gia.
Có thể nói, khi nghiên cứu về thời cận đại Trung Quốc, bất luận từ góc
độ sử học hay góc độ ngôn ngữ học, văn hóa học… nghiên cứu những thay
đổi, chuyển biến của Trung Quốc từ truyền thống đến hiện đại, hay nghiên
cứu ngôn ngữ Trung Quốc thời cận đại,... đều là vấn đề nghiên cứu hết sức
hấp dẫn. Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về từ ngữ trên các văn bản thời kỳ này. Vì vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ
cận đại Trung Quốc là rất cần thiết. Luận văn chọn đề tài: Khảo sát từ ngữ
1


chính trị, xã hội trên một số văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại
Trung Quốc (phong trào Duy Tân Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa) làm
đề tài nghiên cứu. Bởi ngôn ngữ thời cận đại cũng sản sinh ra nhiều từ ngữ
mới, thuật ngữ mới. Trong đó, hệ thống từ ngữ chính trị - xã hội đã đi vào đời
sống, góp phần làm phong phú ngôn ngữ Hán và chiếm một vị trí trong hệ
ngôn ngữ này.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Thời cận đại Trung Quốc với những biến chuyển lịch sử đã có sự xuất
hiện của những nhà yêu nước, những trí thức với những tư tưởng mới, quan
niệm mới nhằm thay đổi thời cuộc. Những sự biến đổi ấy được phản ánh
trong nhiều tác phẩm, nhiều văn bản được diễn tả bằng lớp từ ngữ mới, cách
diễn đạt mới, thể hiện những tư tưởng mới về chính trị, xã hội. Vì vậy, mục
đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát từ ngữ chính trị, xã hội trên một số
văn bản của hai cuộc vận động thời cận đại Trung Quốc (phong trào Duy Tân
Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa) để thấy những thay đổi trong xã hội
Trung Quốc như thế nào? Bởi thuật ngữ chính trị, xã hội là một lĩnh vực đặc
biệt, luôn phản ánh sâu sắc diện mạo chính trị của một quốc gia, đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân. Qua nghiên cứu, khảo sát những từ ngữ chính trị,
xã hội trên một số văn bản của thời cận đại Trung Quốc không chỉ giúp chúng
ta hiểu được ý nghĩa lịch sử, những chuyển biến trong nhận thức, hành động,
xu hướng của thời đại mà còn góp phần làm rõ hơn những đặc điểm ngôn ngữ
thời kỳ này của Trung Quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếng Hán là thứ tiếng lâu đời được dùng phổ biến ở Trung Quốc và có
tầm ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực như trong đó có Việt Nam.
Hơn 1000 năm, dưới sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc,
Việt Nam sớm bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hán và đặc biệt là ngôn ngữ từ
phương Bắc tràn xuống. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của tiếng Hán đến
2


tiếng Việt vẫn còn rất sâu sắc, các yếu tố Hán còn tồn tại và phong phú thêm
yếu tố Việt trong tiếng Việt. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tiếng Hán cận đại, cũng như sự tiếp xúc, giao thoa của Hán –
Việt cận đại, có thể kể đến những công trình nghiên cứu như:
-


Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997;

-

Lê Quang Thiêm, Bước chuyển của từ vựng chính trị, xã hội tiếng
Việt 30 năm đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), Tạp chí Ngôn ngữ, số
11/2001;

-

Phạm Văn Khoái, Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001;

-

Lê Quang Thiêm, Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858 - 1945,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003;

-

Phạm Văn Khoái, Một số vấn đề về Hán văn Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, mã:
QG.0313, Hà Nội 2005;

-

Đỗ Thúy Nhung, Hán văn Việt Nam đầu thể kỷ XX (Qua tư liệu Hán
văn Đông Kinh nghĩa thục), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

Trong số các công trình nghiên cứu về Trung Quốc cũng như các công

trình nghiên cứu về sự tác động, ảnh hưởng của tiếng Hán đến tiếng Việt thời
cận đại, thì các công trình nghiên cứu về từ ngữ chính trị - xã hội Trung Quốc,
Việt Nam thời cận đại không nhiều. Nên trong luận văn này, tôi lựa chọn,
khảo sát từ ngữ chính trị - xã hội trong một số văn bản thời cận đại Trung
Quốc qua hai phong trào Duy Tân Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa, tìm
ra những từ chính trị - xã hội xuất hiện trong các văn bản được lựa chọn.

3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, thời kỳ cận đại Trung Quốc, do có nhiều biến
động về chính trị, xã hội cho nên sẽ có sự biến đổi về văn hoá, đồng nghĩa với
việc sẽ có những biến đổi về từ ngữ trên các văn bản cận đại. Như vậy đối
tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ chính trị - xã hội trên một số văn bản
cận đại, cụ thể hơn là một số tác phẩm bằng văn bản tiếng Hán của một số tác
giả tiêu biểu trong hai phong trào Duy Tân Mậu Tuất và Tân văn hóa Trung
Quốc
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu từ ngữ có thể chọn một thời kỳ, một giai đoạn nào đó
để nghiên cứu. Luận văn chọn giai đoạn cận đại của Trung Quốc để nghiên

cứu những từ ngữ chính trị, xã hội. Đây là thời kỳ diễn ra rất nhiều cuộc vận
động, xuất hiện những con người yêu nuớc của thời đại với những ý thức mới,
tư tưởng mới để đưa Trung Quốc thoát khỏi lạc hậu, hội nhập thế giới… Luận
văn sẽ chọn một số tác phẩm thích hợp của hai phong trào thời cận đại Trung
Quốc, phong trào Duy Tân Mậu Tuất, phong trào Tân văn hoá để khảo sát.
4. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được những mục đích đã nêu, luận văn cần làm những nhiệm
vụ:
Trình bày một số vấn đề lý luận trực tiếp liên quan đến vấn đề khảo sát
như khái niệm thuật ngữ, nội dung hai phong trào Duy Tân Mậu Tuất và Tân
văn hóa.
Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, nội dung của hai phong trào chọn ra một số
văn bản tiếng Hán để khảo sát những từ ngữ chính trị - xã hội xuất hiện thời
cận đại Trung Quốc. Qua đó thấy được sự hiện diện của từ trong văn bản,
trình bày kết quả và đưa ra một số nhận xét về từ ngữ chính trị - xã hội thời
cận đại Trung Quốc.
4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên các văn bản được lựa chọn, ngoài việc sử dụng một số phương
pháp tư duy khoa học như quy nạp, diễn dịch… luận văn có sử dụng phuơng
pháp và thủ pháp như: vạch ranh giới từ, nhận diện từ, thống kê số lượng tần
số xuất hiện các từ ngữ, từ đó phân loại từ, nhóm các nhóm từ cố định mang
khái niệm chính trị - xã hội; giải thích nghĩa của từ và trình bày kết quả bằng
văn bản.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của luận văn sẽ có giá trị và hữu ích cho việc nghiên cứu ngôn
ngữ, từ ngữ chính trị, xã hội. Đặc biệt đây cũng sẽ là một tài liệu thiết thực và
hữu ích cho các thầy cô giáo, các sinh viên nghiên cứu, học tập tiếng Việt và

tiếng Hán nói riêng, nghiên cứu ngôn ngữ nói chung. Đồng thời nâng cao hiệu
quả sử dụng tiếng Hán
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trình bày các khái niệm, các vấn đề liên quan đến luận văn như: khái
niệm về thuật ngữ, tính chất thuật ngữ, khái niệm từ đơn tiết, đa tiết, vài nét
về phong trào Duy Tân Mậu Tuất và phong trào Tân văn hóa...
CHƢƠNG 2: TỪ NGỮ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC QUA
KHẢO SÁT MỘT SỐ VĂN BẢN TRONG PHONG TRÀO DUY TÂN
MẬU TUẤT
Trong phong trào Duy Tân Mậu Tuất, luận văn lựa chọn tác phẩm của
tác giả Lương Khải Siêu và tiến hành khảo sát từ ngữ chính trị - xã hội. Sau
khi nhận diện được các từ ngữ cần khảo sát, luận văn trình bày kết quả và đưa
ra một số nhận xét về từ ngữ chính trị - xã hội giai đoạn này.

5


CHƢƠNG 3: TỪ NGỮ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC QUA
KHẢO SÁT MỘT SỐ VĂN BẢN TRONG PHONG TRÀO TÂN VĂN
HÓA
Trong phong trào Tân văn hóa Trung Quốc luận văn chọn văn bản của
tác giả Hồ Thích để khảo sát. Sau khi nhận diện được các từ chính trị - xã hội
trong văn bản, luận văn trình bày kết quả và đưa ra những nhận xét về từ ngữ
chính trị - xã hội giai đoạn này.

6



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm thuật ngữ
1.1.1. Quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học thế giới về thuật ngữ
Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của ngôn ngữ. Theo
nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là một bộ phận
phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng. Hiện nay có rất
nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau của các tác giả về thuật ngữ. Dưới
đây xin chỉ đưa ra một số định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học thế giới để
làm cơ sở nghiên cứu
Trong tiếng Anh thuật ngữ được định nghĩa:
A word or expression that has a precise meaning in some uses or is peculiar
to a science, art, profession, or subject. [48]
(Thuật ngữ là một từ hoặc ngữ có nghĩa chính xác trong một số ngữ
cảnh, hoặc đặc chỉ một ngành, nghề hoặc lĩnh vực khoa học nào đó)
A word or expression used in a specialized field of knowledge. [49]
(Thuật ngữ là một từ hoặc ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực kiến
thức chuyên môn)
Technical terminology is the specialized vocabulary of a field, the
nomenclature. These terms have specific definitions within the field, which is not
necessarily the same as their meaning in common use. [46]
(Thuật ngữ là bộ phận từ vựng chuyên dụng trong một lĩnh vực nào đó.
Những thuật ngữ này chỉ các khái niệm cụ thể trong lĩnh vực đó và nghĩa của
thuật ngữ không nhất thiết phải giống với nghĩa của từ được sử dụng trong
văn cảnh thông thường)
To give something a name or to describe it with a particular
expression. [45]
(Thuật ngữ là tên gọi cho một sự vật gì đó hoặc mô tả nó với một cụm
từ đặc biệt)
7



A word or compound word used in a specific context. [47]
(Thuật ngữ là một từ hoặc từ ghép được sử dụng trong một ngữ cảnh
đặc biệt)
Hay trong tiếng Trung Quốc, các nhà nghiên cứu định nghĩa về thuật
ngữ trong cuốn Đại từ điển bách khoa toàn thư của Trung Quốc định nghĩa:
Thuật ngữ là từ ngữ chuyên dùng của các ngành khoa học, thuật ngữ có thể là
từ, cũng có thể là cụm từ, dùng để biểu thị chính xác sự vật, hiện tượng, đặc
tính, quan hệ và quá trình thuộc các lĩnh vực chuyên môn như: kỹ thuật sản
xuất, khoa học, nghệ thuật, cuộc sống xã hội,… [43]
Trong cuốn Từ điển bách khoa ngôn ngữ học định nghĩa: Thuật ngữ là
những từ ngữ chuyên ngành dùng để biểu đạt chính xác các khái niệm thuộc
các lĩnh vực chuyên môn như khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật,… thuật
ngữ phản ánh bản chất, đặc trưng của sự vật và nhất thiết phải thống nhất với
khái niệm khoa học. [44]
1.1.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học
Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng đã đưa ra những định nghĩa về
thuật ngữ ngày một đầy đủ và chính xác.
Toàn bộ các thuật ngữ của một lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo
nên một lớp từ đặc biệt tạo thành một hệ thống thuật ngữ.
Bất cứ ngành khoa học (tự nhiên hay xã hội) nào cũng cần phải có một
tập hợp từ ngữ được xác định một cách nghiêm ngặt, dùng để biểu thị khái
niệm về sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm... trong ngành đó. Lớp từ
vựng bao gồm những đơn vị từ vựng như vậy được gọi là hệ thống thuật ngữ
của mỗi ngành khoa học.[21, tr.64]
Trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu viết: Thuật ngữ
khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị: từ vựng được dùng để biểu thị những
sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm... trong những ngành kĩ thuật công
nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từ
8



thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện
tượng... có thực trong thực tế, đối tượng của ngành kĩ thuật và ngành khoa
học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các
sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung,
ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng
cùa ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một “cái nhãn” dán vào đối tượng này
(cùng với khái niệm về chúng) tạo nên chính nội dung của nó [4, tr.221-222].
Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình cảm, sắc thái phụ như thái
độ đánh giá con người…, có thể mang tính đa nghĩa, có thể đồng nghĩa, trái
nghĩa, có thể đồng âm, trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả là
khái niệm hay khách thể.
Trong Khái luận ngôn ngữ học, Nguyễn Văn Tu viết: Thuật ngữ là từ
hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kĩ thuật, chính trị, ngoại giao,
nghệ thuật... và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và
tên các sự vật thuộc ngành nói trên [30, tr.176]. Hay trong Từ vựng học tiếng
Việt hiện đại ông cũng viết: Thuật ngữ là những từ và những từ tố cố định để
chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay
ngành văn hóa nào đó… Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng
của một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa
học nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt có nó. Đặc điểm của thuật
ngữ là một từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái
tình cảm, có thể có tính chất quốc tế (tùy từng ngành) [32, tr.114]. Theo ông,
thuật ngữ giống từ thường ở chỗ đều tuân theo quy luật ngữ âm và ngữ pháp
của ngôn ngữ đó. Thuật ngữ khác từ thường ở chỗ là chỉ có một nghĩa và ít
sắc thái tình cảm. Một từ có thể đồng nghĩa, trái nghĩa nhưng khi trở thành
thuật ngữ nó không có đồng nghĩa và trái nghĩa.
Đỗ Hữu Châu trong Giáo trình Việt ngữ viết: Thuật ngữ là những từ
chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề

9


nghiệp hoặc một ngành kĩ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lí,
ngành hóa học, toán học, thương mại, ngoại giao… Đặc tính của những từ
này là phải cố gắng chỉ có một ý nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên
một sự vật, một hiện tượng khoa học, kĩ thuật nhất định [3, tr.167]. Ông đã
đưa ra định nghĩa thuật ngữ trong đó đồng thời có sự nhấn mạnh rằng thuật
ngữ không phải chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà còn chỉ tên một sự vật,
một hiện tượng khoa học nhất đinh.
Vân Lăng - Như Ý trong Tình hình và xu hướng phát triển thuật ngữ tiếng
Việt trong mấy chục năm qua viết: Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng)
biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kĩ thuật, chính
trị, tức là những lĩnh vực của hiện thực xã hội đã được tổ chức một cách có
trí tuệ. [18, tr.44]
Hoàng Văn Hành đưa ra định nghĩa về thuật ngữ, trong đó chỉ thêm tính
xác định của khái niệm mà thuật ngữ biểu thị trong hệ thống những khái niệm
của một ngành khoa học nhất định: Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một
khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học
nhất định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành
vốn thuật ngữ của ngôn ngữ. [14, tr.26]
Theo Nguyễn Thiện Giáp, trong Từ vựng học tiếng Việt đã đưa ra quan
niệm khá ngắn gọn nhưng đầy đủ những đặc trưng cần và đủ của thuật ngữ. Nội dung
của thuật ngữ ít tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng: Thuật ngữ là bộ
phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định
là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh
vực chuyên môn của con người. [9, tr.308-309]
Có thể nói, thuật ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong vốn từ vựng
của mỗi ngôn ngữ và là bộ phận quan trọng trong ngôn ngữ khoa học. Thuật
ngữ là một từ hoặc một cụm từ biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng được

sử dụng trong một ngành khoa học cụ thể.
10


1.1.3. Tính chất của thuật ngữ
Như phần trên đã đưa ra những định nghĩa về thuật ngữ và chúng ta
thống nhất rằng: Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ vựng đặc biệt của
ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác
những khái niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con
người. Thuật ngữ có những tiêu chuẩn riêng, đặc điểm riêng.
1.1.3.1. Tính chính xác
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt dùng trong một ngành khoa học
cụ thể nào đó. Nói đến thuật ngữ khoa học phải nói đến tính chính xác. Điều
đó có nghĩa là thuật ngữ phải biểu hiện đúng khái niệm khoa học mà không
gây nhầm lẫn. Xét từ góc độ mối quan hệ giữa từ với khái niệm, có thể thấy
nếu như các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường chỉ là các
khái niệm thông thường, thì các khái niệm được biểu hiện trong thuật ngữ là
các khái niệm chính xác của một khoa học nào đó. Đối với từ ngữ thông
thường ý nghĩa từ vựng có thể thay đổi trong mỗi một văn cảnh khác nhau,
còn đối với thuật ngữ thì không thể. Trong mọi văn cảnh khác nhau, cũng như
khi đứng một mình, thuật ngữ không thay đổi về nội dung. Để đặt ra được
thuật ngữ chính xác cần cố gắng sao cho trong nội bộ một ngành khoa học
mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện và ngược lại mỗi thuật ngữ
chỉ được dùng để chỉ một khái niệm, tức là không nên có hiện tượng đồng
nghĩa. Và chúng ta cũng không thể tuyệt đối hóa được nguyên tắc này. Thuật
ngữ có thể thay đổi khi có sự xuất hiện những biểu tượng mới, những quan
niệm mới, khi các khái niệm do nó diễn đạt được xác lập lại. Điều này thể
hiện rõ trong lời giải thích thuật ở các từ điển thuật ngữ. Trong các từ điển,
thuật ngữ không được giải thích như các từ thông thường mà thiên về định
nghĩa. Nhưng muốn định nghĩa thuật ngữ phải hiểu tường tận về khoa học có

thuật ngữ này.

11


1.1.3.2. Tính hệ thống
Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ của bất kỳ một
quốc gia nào cũng mang tính hệ thống. Bởi vì thuật ngữ là từ, cụm từ biểu đạt
chính xác một khái niệm của một chuyên ngành nào đó. Thuật ngữ phài nằm
trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ, mỗi lĩnh vực khoa học đều
có một khái niệm chặt chẽ được thể hiện ra bằng hệ thống các thuật ngữ của
mình. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống của nó thì nội dung thuật ngữ
của nó không còn nữa.
Mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống khái niệm chặt chẽ, hữu
hạn được thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như vậy, mỗi thuật
ngữ đều chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm, đều nằm trong một hệ
thống nhất định. Giá trị của mỗi thuật ngữ được xác định bởi mối quan hệ của
nó với những thuật ngữ khác cùng trong hệ thống. Các thuật ngữ không thể
đứng biệt lập một mình mà bao giờ cũng là đơn vị của hệ thống khái niệm
nhất định. Khi xây dựng hệ thống thuật ngữ, trước khi đặt hệ thống ký hiệu
(về hình thức) cần phải xác định cho được hệ thống khái niệm (về nội dung)
của nó, đảm bảo đúng mối quan hệ logic nội dung, hình thức. Không thể tách
rời từng khái niệm ra để đặt thuật ngữ, mà phải hình dung, xác định vị trí của
nó trong toàn bộ hệ thống khái niệm. [17, tr.427]
Tính hệ thống về nội dung của thuật ngữ kéo theo tính hệ thống về hình
thức của nó. Điều đó nên hiểu khi nói đến tính hệ thống của thuật ngữ cần
phải chú ý đến cả hai mặt hệ thống khái niệm (tức là xét về nội dung) và hệ
thống các biểu thị (xét về hình thức)
1.1.3.3. Tính dân tộc
Thuật ngữ mỗi quốc gia có một hệ thống riêng. Thuật ngữ dù là thuộc

lĩnh vực khoa học nào cũng nhất thiết là một bộ phận của ngôn ngữ dân tộc.
Do đó, thuật ngữ phải có tính chất dân tộc, phải mang sắc màu ngôn ngữ dân
tộc. Mỗi ngôn ngữ có màu sắc riêng, có đặc điểm riêng của nó. Muốn giữ
12


được bản sắc tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc, thì giữ gìn tính trong sáng của
tiếng nói dân tộc là một việc vô vùng quan trọng. Trong đó, điều nổi bật trước
tiên là vấn đề giữ gìn trong sáng những từ ngữ chuyên môn, khoa học, giữ
được tính chất dân tộc trong thuật ngữ. Nhưng đề cao tính dân tộc trong thuật
ngữ không có nghĩa là chúng ta bỏ những thuật ngữ Hán Việt mà trước đây
vẫn dùng, để thay vào đó là những từ thuần Việt, ví dụ như từ phát biểu
không thể thay thế bằng từ nói. Bởi vì, phát biểu thường chỉ ý kiến của người
nào đó trước một tập thể, hội nghị, buổi toạ đàm hay cuộc họp, nhằm khẳng
định, bày tỏ quan điểm chính thức của mình. Trong khi từ nói thiên về nghĩa
ngôn ngữ giao tiếp thường ngày nói chung…
Cần thấy rằng, việc thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt, hoặc đã
được Việt hoá để ngôn ngữ nói và viết hay hơn, phù hợp hơn, dễ hiểu và đại
chúng hơn như thay thế những từ khó hiểu, tạo hiệu quả rõ rệt trong mọi
trường hợp ví dụ như từ: quầy thu ngân có thể thay bằng quầy thu tiền, đáo
hạn có thể thay bằng đến hạn.
Tuy nhiên, tính dân dộc của thuật ngữ khoa học chưa được đề cao, tình
trạng sính chữ Hán vẫn còn như nhiều người thích dùng, ví dụ như thích dùng
từ Hội hồng thập tự hơn là dùng Hội chữ thập đỏ, dùng niên khóa hơn là dùng
năm học, dùng hạ bán niên hơn là dùng nửa năm cuối,… Do đó, tính dân tộc
đòi hỏi chúng ta phải dùng thuật ngữ vay mượn một cách sáng tạo bởi thuật
ngữ khoa học của một quốc gia phải là một bộ phận ngôn ngữ của dân tộc đó.
Đảm bảo tính chất dân tộc của thuật ngữ góp phần xây dựng tính đại chúng
của thuật ngữ. Có như vậy mới bảo vệ, phát triển được ngôn ngữ dân tộc,
đồng thời hạn chế các yếu tố ngoại lai không cần thiết khiến cho một số thuật

ngữ trở nên xa lạ, khó hiểu với người sử dụng.
1.1.3.4. Tính quốc tế
Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng đặc biệt, biểu thị những khái niệm
khoa học chung cho những người nói các ngôn ngữ khác nhau, do đó, sự
13


thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích, thúc đẩy tiến
trình phát triển khoa học của loài người nói chung, những khái niệm khoa học
mà thuật ngữ biểu thị là tài sản chung của nhân loại. Đối với tính quốc tế của
thuật ngữ người ta thông thường chỉ chú ý tới biểu hiện hình thức cấu tạo của
nó. Theo chúng tôi, tính quốc tế của thuật ngữ không phải chỉ được thể hiện ở
mặt hình thức cấu tạo ngữ âm, mà còn thể hiện ở hình thái bên trong của nó
(nghĩa là cách chọn đặc trưng của sự vật, khái niệm,.. làm cơ sở định danh
cho việc đặt thuật ngữ ), các ngôn ngữ dùng những thuật ngữ giống hoặc
tương tự nhau. Ví dụ: khái niệm đài phát thanh, máy thu thanh nhưng các thứ
tiếng sau đây đều có sự gần giống nhau hoặc giống nhau về hình thức.
Trong tiếng Pháp: radio; trong tiếng Anh: radio; trong tiếng Đức: radio;
trong tiếng Việt: ra đi ô (Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Latinh radiare
nghĩa là phát ra, sản ra tia)
Tính quốc tế của thuật ngữ, về hình thức cấu tạo chỉ có tính chất tương
đối. Dường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn
ngữ. Mức độ thống nhất ở các thuật ngữ là không giống nhau, bởi có thuật
ngữ thống nhất trên phạm vi rộng, có thuật ngữ thống nhất trên phạm vi hẹp
hơn do truyền thống lịch sử hình thành các khu vực văn hóa khác nhau. Các
ngôn ngữ Ấn - Âu chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy Lạp cho nên thuật ngữ
thường bắt nguồn từ tiếng La tinh và Hy Lạp. Tiếng Việt và một số tiếng khác
ở Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên... xây dựng thuật ngữ phần lớn dựa trên
cơ sở các yếu tố gốc Hán.
Có lẽ do sự thống nhất tương đối trong hình thức cấu tạo của thuật ngữ

giữa các ngôn ngữ mà nhiều người đã coi nhẹ tính quốc tế của thuật ngữ. Nếu
chú ý tắt mặt nội dung của thuật ngữ thì phải thừa nhận rằng tính quốc tế là
một đặc trưng quan trọng phân biệt thuật ngữ với những bộ phận từ vựng
khác. Thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người
nói các thứ tiếng khác nhau, trong khi đó phạm vi biểu hiện của các lớp từ
14


khác nhau nằm trong khuôn khổ của từng dân tộc. Nếu hiểu tính quốc tế của
thuật ngữ chỉ ở khía cạnh hình thức biểu hiện thì nó sẽ mâu thuẫn với yêu cầu
về tính dân tộc, tính dễ hiểu trong hình thức cấu tạo của thuật ngữ. Cần phân
biệt những tính chất với tư cách là đặc trưng phân biệt thuật nhữ với những
lớp từ vựng khác và những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ.
Tính quốc tế của thuật ngữ rất quan trọng trong quá trình hội nhập hiện
nay, bởi nhờ có chúng mà có thể khắc phục được rào cản ngôn ngữ và tri thức
trong quá trình hợp tác quốc tế về mọi mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
1.1.3.5. Tính không biểu cảm
Thuật ngữ có đặc điểm là không biểu thị sắc thái tình cảm (của người sử
dụng). Chúng ta không thể tìm thấy trọng hệ thống thuật ngữ những từ ngữ
mang giá trị biểu cảm như các từ ngữ trong phong cách văn học nghệ thuật
hay đời thường, bởi chúng được đặt ra chỉ để biểu thị khái niệm một ngành
khoa học xác định và phụ thuộc vào sự phát triển của ngành khoa học đó. Đọc
một câu thơ, một câu chuyện thông thường, chúng ta có thể hiểu, hoặc tưởng
tượng ra khung cảnh, hoặc rung động theo mức độ cảm nhận khác nhau của
người đọc. Khả năng dùng từ ngữ của tác giả làm người đọc buồn vui, yêu
ghét, hoặc cảm thụ vẻ đẹp được tạo nên của đoạn thơ, đoạn văn đó - khả năng
này chính là giá trị tu từ học của một từ. Trong một hệ thống thuật ngữ chặt
chẽ không cho phép có hiện tượng như vậy. Mọi thuật ngữ khoa học không có
giá trị tu từ học trong hệ thống của mình, nói một cách khác nó trung hoà về

biểu cảm. Thuật ngữ là những từ ngữ không mang giá trị biểu cảm như các từ
ngữ trong phong cách văn học, nghệ thuật hay đời thường, bởi chúng được
tạo ra là chỉ để biểu thị những khái niệm của một ngành khoa học xác định và
phụ thuộc vào sự phát triển của ngành khoa học đó.
Thực tế thuật ngữ là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có
quan hệ với các từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Cả từ thông thưởng lẫn
15


thuật ngữ đều chỉ sự chi phối của các quy luật ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp
của ngôn ngữ nói chung, do đó thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn với từ
toàn dân và các lớp từ vựng khác không phải thuật ngữ.
Như vậy, chính vì tính chất riêng của thuật ngữ khoa học là không
mang sắc thái biểu cảm đã làm cho nó phân biệt rõ với từ trong từ vựng thông
thường, từ nghề nghiệp, tiếng lóng và biệt ngữ mặc dù từ nghề nghiệp, tiếng
lóng, biệt ngữ cũng đều được dùng trong những phạm vi xã hội hạn hẹp.
1.1.4. Thuật ngữ và vị trí của nó trong ngôn ngữ nói chung
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội có đặc thù và có quy luật phát triển
nội tại của nó. Ngôn ngữ có cấu tạo thành một hệ thống mà trong đó có hàng
loạt hệ thống nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là hệ thống từ vựng, hệ
thống ngữ pháp và hệ thống âm vị. Ở ba hệ thống này, ta thấy hệ thống từ
vựng có tính chất mở và luôn gắn chặt với sự phát triển mọi mặt của xã hội.
Vì vậy, đa dạng của ngôn ngữ là do hệ thống từ vựng của nó quyết định.
Thuật ngữ là một bộ phận nằm trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ, nó có
liên quan rất chặt chẽ đến tình hình phát triển của xã hội, bản thân nó bao gồm
những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác của các đối tượng lĩnh vực
chuyên ngành. Theo Từ điển Tiếng Việt thì đó là từ chuyên môn về một khoa
học cho nên một từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc
thái tình cảm, có thể có tính chất quốc tế. [35]
Thuật ngữ là một bộ phận từ quan trọng của một ngôn ngữ. Theo như

nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thì thuật ngữ là bộ phận phát triển
mạnh nhất so với các bộ phận khác trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ.
Thuật ngữ phát triển theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xã hội. Ngày
nay, khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, nên nhu cầu sử dụng thuật
ngữ trong lĩnh vực này ngày càng nhiều.

16


Thuật ngữ là từ chuyên môn về một môn khoa học nhất định, cho nên
đòi hỏi nội dung thông báo của nó phải thật rõ ràng, chính xác. Việc dùng các
thuật ngữ khoa học không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một thứ ngôn ngữ
nào, cũng không hoàn toàn của riêng dân tộc nào mà nó phải thể hiện được sự
phát triển về ngôn ngữ của toàn nhân loại. Việc quy định tên gọi của các thuật
ngữ khoa học nhằm làm cho tất cả mọi người đều hiểu nhau, hiểu việc làm
của nhau, kế tục và sáng tạo trong lĩnh vực khoa học của nhân loại.
Việc quy định tên gọi các thuật ngữ biểu hiện bằng những khái niệm
khoa học chung cho người nói các thứ tiếng khác nhau. Vì vậy, sự đồng nhất
giữa các thuật ngữ với các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích, nó thúc đẩy tiến
trình phát triển khoa học của loài người. [10]
Nằm trong hệ thống từ vựng, thuật ngữ có liên quan nhiều đến các từ
trong đó, thường là gắn liền với các từ thông thường, chịu ảnh hưởng của xã
hội tác động, thuật ngữ cũng hay biến động, đó là khả năng tạo ra hàng loạt
thuật ngữ mới trên nền tảng của ngôn ngữ chung. Khoa học ngày nay đang
phát triển mạnh mẽ, cho nên các thuật ngữ khoa học càng chịu sự ảnh hưởng
của sự phát triển, nhiều môn khoa học mới đòi hỏi cần phải có nhiều thuật
ngữ mới để đáp ứng kịp thời.
Ở Việt Nam hiện nay, đội ngũ các nhà nghiên cứu thuật ngữ học chưa
nhiều, đặc biệt là nghiên cứu thuật ngữ chính trị xã hội. Vấn đề cấp thiết đặt
ra trước mắt là phải chú trọng nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn

hóa các hệ thống thuật ngữ chính trị xã hội nhằm tạo dựng những hệ thống
chính xác, dần khắc phục để tiến tới hoàn chỉnh những tồn tại không đáng có.
1.1.5. Thuật ngữ chính trị, xã hội và thuật ngữ các ngành khoa học khác
Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng nên có nhiều liên quan đến các
từ trong đó, thường là gắn liền với các từ thông thường, chưa chịu ảnh hưởng
của xã hội tác động, thuật ngữ cũng hay biến động, đó là khả năng tạo ra hàng
loạt thuật ngữ mới trên nền tảng của ngôn ngữ chung. Khoa học ngày nay
17


ngày càng phát triển, cho nên các thuật ngữ khoa học càng chịu sự tác động
của sự phát triển đó, nhiều môn, lĩnh vực khoa học mới cần phải có nhiều
thuật ngữ ra đời. Việc quy định tên gọi các thuật ngữ bằng những khái niệm
khoa học chung là cần thiết để thúc đẩy tiến trình phát triển khoa học của loài
người.
Thuật ngữ chính trị - xã hội là những từ ngữ chuyên môn thường được
dùng trong các ngành khoa học, chính trị xã hội mà nội dung của chúng là
đánh dấu biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm, phạm trù; những sáng
chế, phát minh, phát kiến; những tri thức trong các lĩnh vực khoa học xã hội
nhân văn khác nhau về tự nhiên, xã hội, tư duy...
Hệ thống thuật ngữ chính trị - xã hội không chỉ là hệ thống thuật ngữ
chính trị thông thường mà chúng là những từ biểu thị các khái niệm có giá trị
văn hoá mới (văn hoá của thế giới) nhưng lại được diễn đạt bằng vỏ ngôn ngữ
có vẻ quen thuộc với các nhà Nho . Ví dụ như: Quốc dân, giáo dục, quả cảm,
đạo đức, phát minh, tương quan, xã hội, quốc gia, chức phận, tự trị, chính sự,
chính phủ, tiểu học, chuyên môn, giáo sư, chính thể, quan chế, quân chính,
pháp luật, giao thông, cảnh sát, dân chính, tôn giáo, cơ sở, nhân loại, tự
nhiên, cách trí, thế giới, đoàn kết, đoàn tụ, học thuật, bình đẳng, thất nghiệp,
đại học đường, công ích, cơ quan, bại lộ, cộng đồng, sản nghiệp, học đường,
công sở, khởi điểm, thuộc địa, thực dân, văn minh, chính trị, văn học, khai

hoá, tiến hoá, hôn nhân, chủ nhân, bế quan, luân lý, chế tạo, lập hiến, nghị
viện, nghị viên, tổng thống, cộng hoà, nước cộng hoà, chuyên chế, hành chính,
nội các, tổng lý, tư pháp, ngoại vụ, nội vụ, lục quân, giám đốc, quản lý, quốc
hội, tuyển cử, quyền lợi, trách nhiệm, quí tộc, chấp chính, an phận, tư tưởng,
thế giới, chính biến, tính tình, nghĩa vụ, chức phận, hợp pháp, tông chỉ, công
lý, vệ sinh, sản nghiệp, lịch sử, địa lý, thiên văn, động vật, thực vật, khoáng
học, địa học, hoá học, số học, công nghệ, tài sản, hộ khẩu, phổ thông, thông

18


×