Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.05 KB, 204 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trình bày trong luận án
là chính xác, trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận
án

Vũ Đình Đắc


MỤC LỤC
g

Tran

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG
CÓ VĂN HÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO
SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1.1.
1.2.



Lối sống có văn hóa và lối sống có văn hóa của học viên ở
các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Quan niệm và những yếu tố quy định việc xây dựng lối
sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam

5
10
27
27

52

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA
CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

2.1.

2.2.

Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng lối sống có
văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam
Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và một số vấn
đề đặt ra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên
ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

71


71

96

Chương 3 YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG
LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY
115

3.1.

Yêu cầu xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các
trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 115
3.2.
Một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của
học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay
123
KẾT LUẬN
163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
167
PHỤ LỤC
178



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Chữ viết đầy đủ
Ban chấp hành
Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa cộng sản
Cộng sản chủ nghĩa

Chữ viết tắt
BCH
CNXH
CNCS
CSCN

5
6
7
8

Đảng Cộng sản
Giáo dục và đào tạo
Kinh tế thị trường
Kinh tế - xã hội


ĐCS
GD & ĐT
KTTT
KT - XH

9

Khoa học và công nghệ

KH & CN

10
11
12
13
14

Khoa học xã hội và nhân văn
Thanh niên Cộng sản
Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan quân đội
Xã hội chủ nghĩa

KHXH & NV
TNCS
QĐNDVN
SQQĐ
XHCN



5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu độc lập,
sáng tạo của tác giả, được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của ĐCS Việt Nam về lối sống;
các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, báo cáo tổng
kết và kết quả khảo sát của tác giả ở một số trường đào tạo sĩ quan quân đội.
Luận án đưa ra các quan niệm về lối sống có văn hóa, lối sống có văn
hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN và phân tích những
yếu tố quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường
đào tạo sĩ quan QĐNDVN; đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và
rút ra một số vấn đề cần giải quyết trong xây dựng lối sống có văn hóa của học
viên; từ đó đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có
văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay.
Để triển khai hướng nghiên cứu trên, luận án xây dựng kết cấu gồm: phần
mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học công bố
kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng ta đã xác định phát triển
kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa phải được đặt ngang
hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hướng vào xây dựng con người có nhân
cách, lối sống tốt đẹp. Tuy nhiên, tác động của những tiêu cực nảy sinh trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình mở cửa, hội nhập quốc
tế đã làm cho môi trường văn hóa - xã hội có biểu hiện lai căng, thiếu lành
mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của con người. Bên cạnh đó, sự
chống phá của các thế lực phản động, thù địch thông qua chiến lược “diễn biến



6
hòa bình” cũng làm tha hóa lối sống của không ít cán bộ, đảng viên và thế hệ
trẻ. Trong xã hội, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ với đạo lý, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc xuất hiện. Trên thực tế, đồng tiền đã chi phối nhiều mối quan
hệ, trong đó có cả những quan hệ xưa nay luôn được đề cao và không thể mua
được bằng tiền. Không ít thanh niên hiện nay đang có biểu hiện sống buông
thả, thiếu hoài bão, mờ nhạt lý tưởng, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, cá nhân
vị kỷ, không quan tâm tới các vấn đề chính trị, quay lưng với các giá trị truyền
thống tốt đẹp của cộng đồng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trung
ương khóa XI của Đảng đã chỉ rõ: “So với những thành tựu trên lĩnh vực chính
trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa
chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi
trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng” [28, tr. 44]. Điều
đó đã đặt ra những yêu cầu khách quan trong việc xây dựng con người Việt
Nam về lối sống có văn hóa đang trở nên quan trọng và cấp bách.
Học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN là những người được
lựa chọn chặt chẽ qua thi tuyển sinh quân sự và đang được học tập, rèn luyện
trong môi trường nghiêm khắc, nhân văn, hiện đại. Việc xây dựng lối sống có
văn hóa sẽ giúp họ nhận thức sâu sắc các giá trị chính trị, văn hóa nhân văn, tiến
bộ trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ĐCS Việt
Nam, làm cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn các giá trị sống, nâng cao chất
lượng các hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, công tác và những hành vi
giao tiếp, ứng xử, không ngừng vươn lên hoàn thiện nhân cách; đồng thời đấu
tranh với những nhận thức, hành vi lệch lạc, tiêu cực trong xã hội hiện nay.
Nhận thức rõ vấn đề này, các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN đã coi
trọng và tiến hành có hiệu quả các hoạt động xây dựng lối sống có văn hóa
của học viên, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện công tác GD & ĐT.
Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ, giảng viên đối với việc xây dựng lối



7
sống có văn hóa của học viên còn chưa đầy đủ, từ đó chưa phát huy tốt vai
trò, trách nhiệm và sự gương mẫu tham gia. Một số học viên trong quá trình
GD & ĐT chỉ quan tâm nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng công tác, chưa
coi trọng đúng mức việc tu dưỡng, rèn luyện về lối sống có văn hóa. Cá biệt
học viên còn có những biểu hiện sống thực dụng, thiếu trung thực, lành mạnh,
hoặc vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và các tệ nạn xã hội.
Nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại đang đòi hỏi các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN
phải không ngừng đổi mới mạnh mẽ công tác GD & ĐT nhằm xây dựng đội
ngũ sĩ quan quân đội không những có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ
kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải có phẩm chất chính trị, đạo đức
trong sáng, mẫu mực và lối sống có văn hóa. Sau này, họ sẽ là lực lượng nòng
cốt trong tổ chức các hoạt động lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và giáo dục cán bộ,
chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở về mọi mặt, đáp ứng tốt các yêu cầu của nhiệm vụ
xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Xây dựng lối sống có văn
hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay” để nghiên cứu có ý nghĩa cơ bản và cấp bách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng lối sống
có văn hoá của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN, từ đó đề
xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của
học viên ở các nhà trường này hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ quan niệm, đặc trưng lối sống có văn hóa của học viên và
những yếu tố quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các

trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN.


8
Đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và khái
quát một số vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở
các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN.
Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn
hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ
quan QĐNDVN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng lối sống có văn hoá của học
viên thuộc đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học (hay còn
gọi là đối tượng đào tạo cơ bản, dài hạn cấp phân đội).
Đề tài nghiên cứu việc xây dựng lối sống có văn hoá của học viên ở các
trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Phạm vi điều tra, khảo sát của đề tài ở một
số trường đào tạo sĩ quan quân đội khu vực phía Bắc.
Các số liệu phục vụ việc nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm
2008 cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận án được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của ĐCS Việt Nam về xây dựng con
người và lối sống; đồng thời dựa vào nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng lối sống trong QĐNDVN.
Luận án dựa vào thực tiễn việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên
ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN qua việc nghiên cứu các nghị quyết, báo
cáo tổng kết của một số nhà trường và kết quả điều tra, phỏng vấn, khảo sát của

tác giả ở một số trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN; đồng thời kế thừa có chọn
lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố.


9
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của
KHXH & NV như: phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử, thống kê, so sánh,
tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, phỏng vấn và phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận án
Từ góc độ triết học, chính trị - xã hội, luận án góp phần làm rõ quan niệm
về lối sống có văn hóa, lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ
quan QĐNDVN; đồng thời luận giải những yếu tố quy định việc xây dựng lối
sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN.
Luận án đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối
sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện
nay, góp phần thiết thực vào việc đổi mới căn bản và toàn diện công tác
GD & ĐT của các nhà trường quân đội.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh
đạo, chỉ huy các cấp trong công tác GD & ĐT ở các nhà trường quân đội; đồng
thời có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên
quan đến việc xây dựng lối sống có văn hóa trong QĐNDVN.
Luận án được triển khai trong thực tiễn sẽ xây dựng lối sống có văn hóa
của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN, góp phần thiết thực vào
việc xây dựng đội ngũ SQQĐ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng các yêu cầu,
đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các

công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


10
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài
* Các công trình nghiên cứu về văn hóa
Văn hóa là vấn đề rộng lớn, phức tạp và liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt
động của con người. Một số công trình khi nghiên cứu về văn hóa đã đề cập đến
mối quan hệ giữa văn hóa với sự phát triển của con người và xã hội. Tiêu biểu có
các công trình của D.Ikeđa và A.Pécxây, “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ
XXI” [67]; Kawada Junzo, “Trân trọng bản sắc văn hoá và tính sáng tạo của các
nền văn hoá địa phương” [69]; V.P.Tugarinốp, “Tự nhiên - văn minh - con
người” [77]. Các công trình trên đã lý giải mối quan hệ giữa phát triển kinh tế
với phát triển văn hoá; giữa con người với sản xuất và môi trường sinh thái để đi
đến khẳng định văn hoá chính là chìa khóa, tiêu chí quan trọng để đánh dấu trình
độ phát triển của con người và xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Sự phát triển của văn hoá luôn gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, là
điều kiện, cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Do vậy, một dân tộc không
thể có phát triển bền vững nếu không đồng thời giải quyết hài hoà quan hệ giữa
phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó có lối sống của con người.
Trong tác phẩm “Trân trọng bản sắc văn hoá và tính sáng tạo của các
nền văn hoá địa phương”, Tác giả Kawada Junzo đã khẳng định: “Không có
một nền văn hoá nào được tạo lập nên bằng một nền văn hoá duy nhất; trái
lại, sự trao đổi của nền văn hoá đó với các nền văn hoá khác là rất quan trọng
để đi tới sự hình thành một truyền thống mới” [69, tr. 388]. Do vậy, các quốc
gia, dân tộc ngay từ bây giờ nếu không xác định được cho mình một chiến
lược văn hoá phù hợp thì tất yếu sẽ bị đào thải ra khỏi quá trình phát triển.

* Các công trình nghiên cứu về lối sống và lối sống xã hội chủ nghĩa.
Lối sống cũng là vấn đề có nội hàm rộng lớn, phức tạp, phản ánh sự phát
triển của con người và xã hội nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Tiêu biểu có một số công trình của các nhà khoa học Liên Xô (cũ) được


11
dịch sang tiếng Việt, như: V.I.Tolstykh, “Lối sống (khái niệm, hiện thực, các
vấn đề)” [141]; E.V.Xtơrucốp, “Lối sống XHCN, những vấn đề lý luận và
giáo dục - tư tưởng” [50]; G.E.Gledơman, M.N.Rútkêvích, X.X.Vítsơnhépxki,
“Lối sống xã hội chủ nghĩa” [51]; V.I.Đôbrưnina, “Lối sống Xô viết, hôm nay
và ngày mai” [47]; V.G.Xinixưn “Nếp sống Xô - Viết” [143].
Các công trình trên đã đưa ra và phân tích sâu sắc khái niệm lối sống,
phân biệt với một số khái niệm khác liên quan, chỉ rõ mối quan hệ giữa lối
sống với phương thức sản xuất và các điều kiện của một hình thái KT - XH; từ
đó làm rõ các vấn đề về khái niệm, cơ sở của lối sống XHCN; bản chất, biểu
hiện, những vấn đề có tính quy luật và con đường, biện pháp xây dựng lối sống
XHCN ở Liên Xô và vận dụng vào thực tiễn các nước trên thế giới. Đặc biệt,
công trình “Lối sống Xô viết, hôm nay và ngày mai” của tác giả V.I.Đôbrưnina
đã đi sâu phân tích các vấn đề: “Hai thế giới - hai lối sống”, “Tính chất dân chủ
của lối sống xã hội chủ nghĩa”, “Lao động và lối sống”, “Văn hóa và lối sống”
để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về lối sống XHCN; từ đó khẳng định
việc xây dựng lối sống XHCN có ý nghĩa cấp bách và quan hệ chặt chẽ với các
nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng các quan hệ xã hội và
xây dựng con người mới của CNCS. Đây còn là nội dung quan trọng của cuộc
đấu tranh giai cấp nhằm phê phán những quan điểm, tư tưởng chống cộng và
cơ hội - xét lại đang xuyên tạc, bôi nhọ chính sách của các ĐCS; đồng thời
tuyên truyền những thành tựu của CNXH hiện thực trong nhân dân.
Trong công trình “Nếp sống Xô - Viết”, tác giả V.G. Xinixưn đã phân
biệt rõ các khái niệm nếp sống, lối sống và mức sống; từ đó chỉ ra những nền

tảng KT - XH và chính trị của nếp sống Xô - Viết được dựa trên những thành
tựu của cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại; sự bình đẳng xã hội của con
người, phúc lợi xã hội; ý thức đại gia đình thống nhất; giai cấp công nhân người đại biểu và sáng tạo ra nếp sống mới. Công trình còn phân tích những
nguyên tắc căn bản của nếp sống Xô - Viết được thể hiện ở lòng trung thành đối


12
với lý tưởng tuyệt đẹp, chủ nghĩa tập thể và sự tương trợ đồng chí, chủ nghĩa
nhân đạo XHCN, sự trong sạch về đạo đức, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa
quốc tế; đồng thời khẳng định nếp sống Xô - Viết là tấm gương cho tất cả các
dân tộc.
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
* Các công trình nghiên cứu về văn hóa và xây dựng văn hóa ở nước ta.
Ở nước ta có rất nhiều công trình của các nhà khoa học đi sâu nghiên
cứu về văn hóa. Trong đó, một số công trình khoa học khi nghiên cứu về văn
hóa đã đề cập đến các khía cạnh lối sống của con người, tiêu biểu có công
trình: Phạm Văn Đồng, “Văn hoá và đổi mới” [48]; Lương Quỳnh Khuê,
“Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách” [72]; Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), “Văn
hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới” [64]; Lê
Quang Thiêm (chủ biên), “Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam
theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [100]; Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên),
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [46];
Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), “Về phát triển văn hóa và
xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [56]; Giang Thị
Huyền (chủ biên), “Một số chuyên đề văn hóa và phát triển” [66].
Các công trình trên đã tiếp cận văn hoá với tính cách sự phát triển
“năng lực bản chất người”, từ đó khẳng định sự phát triển của văn hoá gắn
liền với sự hoàn thiện những giá trị cao cả, tốt đẹp của con người, xã hội theo
tiêu chí chân, thiện, mỹ. Văn hóa còn là động lực để xây dựng xã hội XHCN
theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong

công trình “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã làm rõ những tiền đề lý luận và thực tiễn
hoạt động văn hóa hơn nửa thế kỷ qua, khảo sát thực trạng văn hóa, đạo đức
lối sống, nhất là của thanh niên, qua đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong công trình “Về


13
phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, các tác giả Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm đã làm rõ các vấn đề
về văn hóa, đạo đức và lối sống; về con người và xây dựng con người mới; từ
đó phân tích việc xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Công trình “Một số chuyên đề văn hóa và phát triển” của tác giả Giang
Thị Huyền bao gồm nhiều chuyên đề bàn về văn hóa và vai trò của văn hóa
trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nước
theo con đường XHCN. Đặc biệt, trong chuyên đề “Văn hóa lối sống”, tác giả
đã từ những luận điểm cơ bản của C.Mác và Ăngghen về lối sống trong tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức” để đưa ra khái niệm lối sống, lối sống có văn hóa;
đồng thời phân tích một số nét về văn hóa lối sống truyền thống Việt Nam,
thực trạng văn hóa lối sống Việt Nam trong giai đoạn đổi mới; từ đó đề xuất
một số giải pháp cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa lối sống thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
* Các công trình nghiên cứu về lối sống và xây dựng lối sống ở nước ta.
Ở nước ta, vấn đề lối sống cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu lối sống trong mối quan hệ
với đạo đức và các giá trị xã hội có công trình của Đào Trí Úc (chủ biên),
“Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” [135]; Huỳnh Khái Vinh (chủ
biên), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” [139]; Chu
Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ, “Văn hóa, lối sống với môi trường” [102];

Nguyễn Viết Chức, “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn
hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” [8]. Các công trình trên đã nghiên cứu lối sống trong mối quan hệ
với các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, môi trường; từ đó đưa ra các giải pháp và
kiến nghị trong xây dựng các vấn đề trên ở nước ta.
Trong công trình “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội”, tác giả Huỳnh Khái Vinh đã trình bày phạm vi nghiên cứu và một số cách


14
tiếp cận, nghiên cứu về lối sống; phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị,
kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội
trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những nội
dung kế thừa và phát triển nếp sống, đạo đức và các giá trị truyền thống dân tộc
trong xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội mới ở nước ta hiện nay.
Công trình của tác giả Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ đã chỉ ra đặc điểm
“con người chinh phục thiên nhiên” của lối sống phương Tây và “con người
hài hòa với tự nhiên” của lối sống phương Đông; từ đó phân tích những biểu
hiện và đặc điểm chủ yếu trong lối sống truyền thống của người Việt; đánh
giá thực trạng và đưa ra một số định hướng xây dựng lối sống có chất lượng
hài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội ở nước ta. Trong công trình “Xây
dựng ý thức và lối sống theo pháp luật”, tác giả Đào Trí Úc trên cơ sở làm rõ
một số vấn đề lý luận thực tiễn về lối sống đã phân tích sự ảnh hưởng của
phương thức sản xuất, hệ tư tưởng, văn hoá, đạo đức và tập quán truyền thống;
điều kiện phát triển đất nước; cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội đến ý thức
và lối sống theo pháp luật của con người Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp
xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật trong xã hội hiện nay.
Nghiên cứu lối sống ở phương diện lịch sử và tâm lý có công trình của
Thanh Lê, “Giáo dục lối sống - nếp sống mới” [75]; Đỗ Huy, “Lối sống dân tộc hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” [61]; Phạm Minh Hạc (chủ biên),
“Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần

khắc phục” [55]; Nguyễn Ngọc Hà, “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người
Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [53]. Các công trình
trên đã đưa ra định nghĩa về lối sống; chỉ ra đặc điểm tư duy và lối sống truyền
thống của người Việt Nam; những ưu điểm và hạn chế trong lối sống truyền
thống của dân tộc; từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng lối sống ở nước ta.
Trong công trình “Giáo dục lối sống - nếp sống mới”, tác giả Thanh Lê đã
phân tích khái niệm lối sống, cơ sở, đặc trưng của lối sống XHCN và so sánh với
đặc trưng của lối sống tư sản; từ đó vận dụng vào xem xét lối sống đô thị và xây


15
dựng lối sống - nếp sống đô thị, trực tiếp là ở thành phố Hồ Chí Minh nước ta.
Công trình “Lối sống dân tộc - hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác
giả Đỗ Huy đã phân tích rõ điều kiện khách quan hình thành lối sống dân tộc hiện đại XHCN; bản chất và nội dung cơ bản của lối sống dân tộc - hiện đại
XHCN; sự vận động của lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam trước và
trong thời kỳ đổi mới; vai trò của lối sống dân tộc - hiện đại với sự phát triển
nhân cách người Việt Nam. Trong công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục”, tác giả Phạm
Minh Hạc đã chỉ ra những mạnh, yếu trong lối sống truyền thống của người
Việt Nam; từ đó khẳng định những giá trị cần phải kế thừa, phát huy và
những hạn chế cần khắc phục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Nghiên cứu về xây dựng lối sống của thanh niên và sinh viên có công
trình của Phạm Hồng Tung, “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [133] và công trình của Tạ Ngọc
Tấn, “Tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống tích cực của thanh
niên, sinh viên hiện nay” [95]. Các công trình đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận
và thực tiễn về lối sống của thanh niên và sinh viên; đánh giá thực trạng lối
sống của họ; đồng thời đề xuất một số giải pháp xây dựng lối sống của thanh
niên, sinh viên ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, công trình “Thanh niên và lối sống

của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, tác giả
Phạm Hồng Tung đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và lối sống
của thanh niên hiện nay; xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên trong quá
trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; những yếu tố tác động, có tính chất
định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên; từ đó đưa ra
những khuyến nghị và giải pháp xây dựng lối sống thanh niên hiện nay.
Một số công trình còn nghiên cứu về sự suy thoái về lối sống trong cán
bộ, đảng viên hiện nay, như: Kỷ yếu hội thảo Quốc gia của Ban tuyên giáo


16
Trung ương, “Nghiên cứu về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công cuộc phòng chống” [3]; Vũ Văn Phúc
và Ngô Văn Thạo (chủ biên), “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng,
chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” [92];
Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Thành ủy thành phố Hồ Chí
Minh, “Bàn về giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống hiện nay” [2]. Các công trình đã phân tích thực trạng suy thoái và
việc phòng chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, quan
điểm, giải pháp và những điều kiện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng,
chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên,
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và củng cố niềm tin
của đảng viên và nhân dân đối với Đảng hiện nay.
* Các công trình nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa ở nước ta
Công trình của Thanh Lê, “Văn hóa và lối sống” [76]; Lê Như Hoa,
“Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại” [59]; Võ Văn Thắng, “Xây dựng lối
sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)” [99];
Đặng Quang Thành, “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thành
phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN” [97].

Các công trình đã từ góc độ văn hóa để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về lối
sống và văn hóa; từ đó đưa ra khái niệm về lối sống có văn hóa; chỉ rõ các giá trị
văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam; từ đó đề xuất
phương hướng, giải pháp kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân
tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay và lối sống có văn hóa của thanh
niên Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN.
Trên bình diện bản sắc dân tộc, công trình “Bản sắc dân tộc trong lối
sống hiện đại” của tác giả Lê Như Hoa đã làm rõ sự khác nhau giữa khái niệm
“lối sống” với “phương thức sản xuất” và “hình thái kinh tế xã hội”; giữa “lối


17
sống” với “nếp sống”, “mức sống”, “lẽ sống”, “cách sống” và đi sâu phân tích
đặc trưng của lối sống XHCN; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn
đề xây dựng nếp sống mới; lối sống trong xã hội hiện đại mang bản sắc văn
hóa dân tộc; xây dựng nếp sống XHCN trong sinh hoạt lễ hội và lễ thức mới
trong nếp sống văn hóa XHCN; một số vấn đề về lối sống đô thị, lối sống gia
đình và xây dựng lối sống lành mạnh trong học sinh, sinh viên hiện nay.
Trong công trình “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ
văn hoá truyền thống dân tộc)”, tác giả Võ Văn Thắng đã chỉ ra những nhân
tố ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống mới mang tính dân tộc - hiện đại nhân văn ở Việt Nam hiện nay là ảnh hưởng của KTTT; quá trình toàn cầu
hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lối sống tiểu nông và tư tưởng, đạo đức
phong kiến; đồng thời phân tích một số vấn đề đặt ra khi kế thừa và phát huy
các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam;
từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt, trong công trình “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên
Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN”,
tác giả Đặng Quang Thành đã chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữa lối sống có văn
hóa của thanh niên với các bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra quan niệm về lối sống có văn
hoá, chỉ rõ tầm quan trọng của nó đối với việc hình thành nhân cách của thanh
niên thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới ở nước ta; phân tích những
yếu tố tác động và thực trạng xây dựng lối sống có văn hoá của thanh niên
thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới đất nước; từ đó đề xuất phương
hướng, quan điểm và các giải pháp xây dựng lối sống có văn hoá của thanh
niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
* Các công trình nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa trong QĐNDVN.


18
Nghiên cứu về lối sống của con người trong môi trường quân sự là vấn đề
khó và phức tạp. Bởi hoạt động của con người bên cạnh tác động của những quy
luật chung còn bị chi phối bởi các quy luật đặc thù của tổ chức quân sự. Một số
công trình đã nghiên cứu việc xây dựng lối sống của sĩ quan trẻ quân đội và
những ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng đến nhân cách người cán bộ
quân đội ta. Tiêu biểu là công trình của tác giả: Vũ Công Toàn, “Ảnh hưởng của
chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ ở các doanh nghiệp Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục” [106];
Nguyễn Ngọc Ba, “Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách
người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [1]. Các công
trình đã phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa cá nhân và thực
dụng; từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để khắc phục ảnh hưởng của chủ
nghĩa cá nhân, thực dụng đến nhân cách người cán bộ quân đội hiện nay.
Đặc biệt, công trình của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc
phòng do Phạm Xuân Hảo (chủ biên), “Bồi dưỡng lối sống xã hội chủ nghĩa
cho sĩ quan trẻ hiện nay” [136] đã đề cập đến một số vấn đề về tính giai cấp,
tính dân tộc, tính lịch sử, cụ thể và phát triển của lối sống; phân tích những
vấn đề cơ bản về bồi dưỡng lối sống XHCN cho sĩ quan trẻ; từ đó đề xuất
yêu cầu và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng bồi dưỡng lối sống

XHCN cho sĩ quan trẻ quân đội trong thời kỳ mới.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lối sống của cán bộ, học viên ở các
nhà trường quân đội có các công trình: Lê Văn Làm, “Bồi dưỡng ý thức kỷ luật
quân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay” [73];
Vũ Văn Thường, “Bồi dưỡng văn hóa pháp luật cho học viên đào tạo sĩ quan ở
các nhà trường quân đội trong giai đoạn hiện nay” [103]; Lê Văn Ngọc, “Khắc
phục ảnh hưởng của lối sống thực dụng đối với học viên đào tạo sĩ quan ở
Học viện Phòng không - Không quân hiện nay” [78]; Đoàn Quốc Huy, “Phát


19
triển lối sống văn hóa của học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự
hiện nay” [62]; Nguyễn Văn Tuyến, “Lối sống có văn hóa của học viên Chỉ
huy - Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay” [111].
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Thường và Lê Văn Làm
đã đưa ra quan niệm về học viên và phân tích rõ đặc điểm của học viên đào tạo
sĩ quan ở các nhà trường quân đội; đánh giá thực trạng, nguyên nhân và đề xuất
một số yêu cầu và giải pháp bồi dưỡng văn hóa pháp luật và ý thức kỷ luật của
học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội. Công trình “Phát triển lối
sống văn hóa của học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện
nay”, tác giả Đoàn Quốc Huy đã đưa ra các quan niệm về lối sống văn hóa, lối
sống văn hóa của học viên và phát triển lối sống văn hoá của học viên cấp phân
đội ở Học viện Chính trị quân sự; từ đó phân tích rõ đặc điểm phát triển lối
sống văn hoá của học viên và đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển lối
sống văn hoá của học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay.
Trong công trình “Lối sống có văn hóa của học viên Chỉ huy - Tham
mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn
Tuyến cũng đưa ra quan niệm về lối sống có văn hóa của học viên Chỉ huy Tham mưu Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1; phân tích vai trò và thực
trạng lối sống có văn hóa của học viên; từ đó đề xuất yêu cầu và một số giải
pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên Chỉ huy - Tham mưu

Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 thời gian tới. Các công trình trên đã
nghiệm thu và được đánh giá cao nên có giá trị tham khảo thiết thực đối với
tác giả khi nghiên cứu và triển khai đề tài luận án.
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
* Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố.
Một là, các công trình khoa học đã đưa ra và làm rõ các khái niệm lối
sống, lối sống xã hội chủ nghĩa.


20
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà khoa học Liên
Xô (cũ) đã tiếp tục nghiên cứu và phân tích sâu sắc khái niệm về lối sống.
Trong cuốn “Lối sống xã hội chủ nghĩa” của tập thể tác giả ở Liên Xô (cũ) đã
cho rằng: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những những đặc điểm chủ
yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá
nhân trong những điều kiện của một hình thái KT - XH nhất định” [51, tr. 45].
Khi phân tích khái niệm lối sống, các công trình nghiên cứu đã làm rõ các
“hoạt động” sống cơ bản của con người trong mối quan hệ với các điều kiện
của một hình thái KT - XH nhất định; làm rõ mối quan hệ giữa “lối sống” với
“mức sống”, “nếp sống” và một số khái niệm khác. Trên cơ sở đó, các công
trình đã đưa ra khái niệm lối sống XHCN, chỉ rõ cơ sở và những đặc trưng cơ
bản của lối sống XHCN; đồng thời phân tích sự hình thành, phát triển của lối
sống XHCN ở Liên Xô và vận dụng vào các nước trên thế giới.
Kế thừa, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô, các công trình nghiên cứu ở nước
ta đã tiếp cận lối sống theo nhiều phương diện khác nhau. Trong công trình
“Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, tác giả Huỳnh
Khái Vinh đã đưa ra khái niệm: “Lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động
sống ổn định của con người được vận hành theo một bảng giá trị xã hội nào

đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái KT - XH nhất
định” [139, tr. 31]. Trong công trình “Văn hoá Việt Nam, xã hội và con
người”, tác giả Vũ Khiêu đã đưa ra khái niệm: “Lối sống là phạm trù xã hội
khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các
cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT - XH nhất định và biểu
hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan
hệ giữa người với người, trong hoạt động tinh thần và văn hoá” [71, tr. 514].
Tác giả Võ Văn Thắng trong cuốn “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay
từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc” cũng đưa ra nhận định: “Nói đến lối
sống là nói đến tổng hòa các hoạt động sống ổn định của con người gắn liền


21
với dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội và các cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, có
thể phân loại lối sống theo ba cấp độ: lối sống của dân tộc (hay quốc gia), lối
sống của giai cấp (hay nhóm xã hội), lối sống của cá nhân” [99, tr. 37].
Về cấu trúc của khái niệm lối sống, các tác giả thường nhấn mạnh đến
những đặc điểm hay những mặt hoạt động sống cơ bản của con người. Tác giả
Thanh Lê đã chỉ rõ: “nói đến lối sống phải nói đến các lĩnh vực hoạt động của
con người, trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội và cá nhân, là hoạt
động lao động, hoạt động sinh hoạt - gia đình, hoạt động xã hội - chính trị; hoạt
động văn hóa tinh thần trong đó hoạt động lao động là hoạt động cơ bản nhất, tuy
bản thân nó cũng chịu ảnh hưởng to lớn của những hoạt động khác” [76, tr. 110].
Tác giả Huỳnh Khái Vinh lại phân chia lối sống thành hai mặt vật chất và tinh
thần: “Mỗi lối sống đều có mặt vật chất của nó, như quan hệ lao động, trình
độ và thời gian lao động, các phương thức thỏa mãn nhu cầu vật chất, các
cách thức quản lý phúc lợi vật chất. Lĩnh vực tinh thần của lối sống dựa trên
các hoạt động sản xuất vật chất của các cá nhân và nhóm xã hội” [139, tr. 29].
Tác giả Giang Thị Huyền lại cho rằng: khái niệm lối sống bao hàm cả mặt
khách quan lẫn chủ quan. Mặt khách quan là những điều kiện sống của con

người mà trong đó bao hàm những đặc điểm của một hình thái KT - XH nhất
định - cốt lõi là phương thức sản xuất. Mặt chủ quan là ý thức của con người
trong việc tự lựa chọn cho mình một lối sống. Vì vậy, lối sống có sự kết hợp
biện chứng giữa yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, gắn với phương thức sản
xuất của xã hội, với chế độ chính trị - xã hội, với một hình thái KT - XH.
Về bản chất của lối sống, các tác giả đều cho rằng trong xã hội có giai
cấp, lối sống của con người mang bản chất giai cấp. Lối sống còn phản ánh
đặc điểm văn hóa của dân tộc và nhân loại trong những giai đoạn lịch sử. Tác
giả Đỗ Huy chỉ rõ: “lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động sống điển
hình của con người trong sự thống nhất với các điều kiện tự nhiên, xã hội lịch
sử cụ thể, là sự tổng hòa những đặc điểm cơ bản nhất của mối quan hệ giữa


22
vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, truyền thống và hiện đại, dân tộc và
quốc tế trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định thì lối sống có liên
quan toàn bộ đến hoạt động vật chất và tinh thần của con người” [61, tr. 33].
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học ở nước ta và nước ngoài đã
đưa ra và làm rõ khái niệm lối sống. Các khái niệm luận án đưa ra tuy chưa đủ
đại diện cho các xu hướng tiếp cận, nghiên cứu về lối sống nhưng phần nào đã
phản ánh được tính chất phức tạp của nó. Mỗi khái niệm lối sống thường chỉ ra
được một hoặc một số đặc tính quan trọng của cái cần định nghĩa, hoặc khi nhà
khoa học này nhấn mạnh phương diện cá nhân thì người khác lại đề cao
phương diện cộng đồng của lối sống. Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có khái
niệm nào về lối sống được chấp nhận chung cho các trường phái nghiên cứu.
Hai là, các công trình đã phân tích mối quan hệ giữa lối sống với văn
hóa và một số vấn đề về xây dựng lối sống có văn hóa ở nước ta.
Đề cập đến mối quan hệ giữa “lối sống” với “văn hóa”, trong cuốn
“Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và
hội nhập quốc tế”, tác giả Phạm Hồng Tung đã chỉ rõ: “Lối sống của con người

là các chiều cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị
văn hóa thông qua hoạt động sống của con người” [133, tr. 89]. Theo tác giả,
phạm trù lối sống dù được định nghĩa theo cách nào cũng để chỉ những quá
trình hiện thực hóa các giá trị và hệ giá trị văn hóa trong thực tiễn cuộc sống.
Song không phải tất cả những giá trị văn hóa đều được con người tiếp nhận và
hiện thực hóa vào trong thực tiễn, mà chỉ những giá trị nào được con người
chấp nhận và hiện thực hóa trong cuộc sống mới tạo nên lối sống.
Tác giả Giang Thị Huyền cũng chỉ rõ văn hóa (cá nhân và cộng đồng)
được biểu hiện qua lối sống. Một lối sống lành mạnh, hài hòa trong các quan
hệ của cá nhân là biểu hiện của một trình độ văn hóa cao. Sự lành mạnh của
lối sống cộng đồng là dấu hiệu của một môi trường văn hóa tốt đẹp. Lối sống
là mặt thể hiện dễ thấy nhất, sống động, uyển chuyển và linh hoạt nhất của


23
văn hóa. Theo tác giả, lối sống có văn hóa là một yêu cầu về phát triển nhân
cách trong chiến lược con người ở nước ta hiện nay nhằm đáp ứng các yêu
cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN.
Đặc biệt, tác giả Đặng Quang Thành đã đưa ra quan niệm: “Lối sống có
văn hóa mà chúng ta xây dựng là lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc được hình thành trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
như một yêu cầu về nhân cách của con người phát triển toàn diện trong chiến
lược phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước hiện nay” [97, tr. 20].
Tác giả cũng chỉ rõ những đặc điểm cơ bản trong lối sống có văn hóa của
người Việt Nam là: “Tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; tình yêu
lao động, lao động sáng tạo; sống có đạo đức, trong sáng, nghĩa tình, trung
thực, tiết kiệm; có tinh thần tập thể, ý thức kỷ luật; không ngừng học tập để
nâng cao trình độ về mọi mặt; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường
sinh thái” [97, tr. 26]. Việc xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên
thành phố Hồ Chí Minh cần phải dựa trên những đặc điểm này.

Ba là, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc xây dựng lối
sống XHCN ở sĩ quan trẻ và việc khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa cá
nhân, lối sống thực dụng đến nhân cách người cán bộ quân đội.
Trong quân đội, hoạt động của con người luôn chịu tác động, chi
phối mạnh mẽ bởi các quy luật đấu tranh vũ trang, tính chất và đặc điểm
của môi trường quân sự. Công trình nghiên cứu của PGS, TS Phạm Xuân
Hảo đã chỉ rõ những biểu hiện đặc thù trong lối sống XHCN của sĩ quan trẻ
quân đội là: Sống có lý tưởng, có hoài bão, ước mơ; biểu hiện cụ thể ở tinh
thần sẵn sằng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH;
sống mực thước, tuân theo những giá trị, chuẩn mực của con người mới
XHCN, người quân nhân cách mạng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; sống tự
giác, trách nhiệm, trung thực, tích cực, sáng tạo và kiên trung; tính cộng
đồng, ý thức tập thể, đoàn kết và lạc quan cách mạng; đề cao trách nhiệm


24
công dân, tư cách người SQQĐ trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi,
trong mọi quan hệ xã hội; tính dân tộc và ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm
quốc tế; tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.
Ở góc độ nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Ngọc Ba đã lý giải sâu sắc
về chủ nghĩa thực dụng; chỉ ra sự ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nhân cách
người cán bộ quân đội, làm cho những chuẩn mực đạo đức, lối sống, lẽ sống
bị suy giảm, tinh thần sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ của họ giảm sút.
Tác giả Vũ Công Toàn cũng đã chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây nên sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối
sống, đào sâu sự đối lập giữa cá nhân với cộng đồng và do đó nó làm nảy sinh
những biến đổi phức tạp về tâm lý, tư tưởng, hành vi trong thực hiện nhiệm
vụ của đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp quân đội ta.
Bốn là, một số công trình đã làm rõ các vấn đề về lối sống văn hóa của
học viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc bồi dưỡng ý thức kỷ
luật quân sự, văn hóa pháp luật của học viên đào tạo sĩ quan ở một số nhà
trường quân đội và việc khắc phục ảnh hưởng của lối sống thực dụng đối với
học viên đào tạo sĩ quan ở Học viện Phòng không - Không quân hiện nay.
Đặc biệt, công trình của Đoàn Quốc Huy và Nguyễn Văn Tuyến đã làm rõ
một số vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển lối sống văn hóa của học viên
cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự và học viên Chỉ huy - Tham mưu
Lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay. Các công trình trên đều
được đánh giá cao và có giá trị tham khảo thiết thực đối với đề tài luận án.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở
các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN đến nay chưa có công trình nào đề cập
một cách hệ thống. Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đề
này nhằm góp phần thiết thực việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên
ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay.


25
* Những vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết
Một là, nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng lối sống
có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Lối sống có
văn hóa là khái niệm có nội hàm rộng lớn và phức tạp. Những công trình khoa
học mà tác giả có điều kiện tiếp cận khi nghiên cứu đã đưa ra quan niệm lối
sống, lối sống có văn hóa, lối sống có văn hóa của học viên ở các phương
diện khác nhau và đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận đối với vấn
đề này. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới chỉ phản ánh được một phần nào
trong nội hàm rộng lớn, phức tạp của khái niệm lối sống và được xem xét với
các đối tượng thanh niên, sinh viên, hay học viên ở một nhà trường quân đội.
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục làm rõ các khái niệm về lối sống, lối
sống có văn hóa; từ đó đưa ra quan niệm về lối sống có văn hóa của học viên
và xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan

QĐNDVN nhằm đem lại một cách nhìn và cách tiếp cận về vấn đề này.
Việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên được tiến hành trong
những điều kiện cụ thể nên luôn chịu sự tác động, chi phối bởi những yếu tố
khách quan và chủ quan khác nhau. Một số công trình nghiên cứu đã đề cập
đến những nhân tố tác động và đặc điểm xây dựng, phát triển lối sống có văn
hóa của thanh niên, học viên ở một số nhà trường quân đội. Do vậy, vấn đề
đặt ra là phải nghiên cứu dưới góc độ triết học, chính trị - xã hội những yếu tố
quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo
sĩ quan QĐNDVN. Đây cũng là vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết.
Hai là, nghiên cứu thực trạng xây dựng lối sống có văn hóa của học
viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng KH & CN hiện đại và những thay đổi của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa - xã hội trên thế giới và ở nước ta hiện nay đã có tác động,
ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của con người trong xã hội, nhất là thế hệ
trẻ. Khi nghiên cứu về việc xây dựng, phát triển lối sống có văn hóa của học


26
viên, thanh niên, một số công trình khoa học đã chỉ rõ những thành tựu, hạn
chế của các lực lượng trong thực hiện vấn đề này và đưa ra những số liệu cụ
thể để chứng minh. Tuy nhiên, việc xem xét đó mới chỉ được tiến hành đối
với các đối tượng thanh niên, sinh viên bên ngoài quân đội, hoặc học viên ở
một trường đào tạo sĩ quan cụ thể nên chưa phản ánh được những vấn đề
chung của hoạt động này ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Do vậy,
vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng những thành tựu, chỉ rõ nguyên nhân và
khái quát được một số vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong xây dựng lối
sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Đây
cũng là vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu và giải quyết.
Ba là, nghiên cứu, đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng
lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện

nay. Khi nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa, một số công trình đã đề
xuất những yêu cầu có tính nguyên tắc và hệ thống các giải pháp thiết thực,
mang tính khả thi trong xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thành
phố Hồ Chí Minh và sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Trong
quân đội, một số công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất các yêu cầu và giải
pháp cơ bản trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở một trường
đào tạo sĩ quan cụ thể, nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới, nâng cao chất
lượng toàn diện công tác GD & ĐT của mỗi nhà trường hiện nay.
Tuy nhiên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương khóa XI
của Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đạo hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” đã đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với việc nâng cao chất
lượng toàn diện công tác GD & ĐT ở các trường đào tạo SQQĐ, nhằm xây
dựng đội ngũ sĩ quan quân đội có đầy đủ “đức” và “tài”. Do vậy, việc nghiên
cứu, đề xuất yêu cầu và những giải pháp xây dựng lối sống có văn hóa của học
viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay sẽ góp phần thực hiện tốt


×