Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Bước đầu nghiên cứu thực hiện sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thuận an 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.46 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

BÙI THỊ MINH NHỰT

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN SẢN
XUẤT SẠCH HƠN CHO XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU THUẬN AN 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

An Giang, 05/ 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

BÙI THỊ MINH NHỰT

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN SẢN
XUẤT SẠCH HƠN CHO XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU THUẬN AN 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. PHẠM THỊ MAI THẢO
Th.S TRƯƠNG KIẾN THỌ
GVPB: Th.S HỒ LIÊN HUÊ
Th.S PHAN TRƯỜNG KHANH

An Giang, 05/ 2011




NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
XW

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Long Xuyên, ngày 9 tháng 6 năm 2011
Ký xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Phạm Thị Mai Thảo



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
XW

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Long Xuyên, ngày 9 tháng 6 năm 2011
Ký xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Th.S Trương Kiến Thọ


Lớp DH8MT 


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CÁM ƠN

Để vận dụng được lý thuyết đã học ở nhà trường vào thực tế, trước khi tốt
nghiệp, em có cơ hội được thực tập tại xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu
Thuận An 3 thuộc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An.
Em xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
¾ Ban Giám hiệu trường Đại Học An Giang, Khoa Kỹ Thuật – Công
Nghệ - Môi Trường, các giảng viên của Bộ môn Môi Trường và Phát Triển
Bền Vững cùng tất cả các bạn sinh viên lớp DH8MT. Đã tạo điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành đề tài khóa luận.
¾ Ban Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thuận
An, cùng các anh, các chị công nhân của xí nghiệp Thuận An 3 đã tạo điều
kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ cho em được hoàn thành tốt đợt thực tập.
¾ Th.S Trương Kiến Thọ đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
thực tập.
¾ T.S Phạm Thị Mai Thảo đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến để em
hoàn thành đề tài.
¾ Th.S Hồ Liên Huê đã tận tình giúp đỡ e trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Đây là lần đầu tiên được tiếp cận thực tế nên em gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tìm nơi thực tập, đề tài và xây dựng đề cương nhưng nhờ được sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô, bạn bè đã tạo điều kiện cho
em vượt qua mọi khó khăn và học hỏi được rất nhiều kiến thức và kinh
nghiệm sống.
Em xin chân thành cám ơn !
Long Xuyên, ngày 12 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện


Bùi Thị Minh Nhựt

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang i


Lớp DH8MT 

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
W”X

LỜI CÁM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................vi
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................7
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................8
2.1 Tổng quan về SXSH.....................................................................................8
2.1.1 Lịch sử hình thành SXSH .................................................................8
2.1.2 Định nghĩa về SXSH.........................................................................8
2.1.3 Các giải pháp SXSH .........................................................................8
2.1.4 Các lợi ích và rào cản của SXSH....................................................11
2.1.5 Các bước tiến hành SXSH ..............................................................14
2.2 Một số thành tựu về việc áp dụng SXSH trong một số công ty ở Việt Nam
..........................................................................................................................15
2.3 Xu hướng áp dụng SXSH...........................................................................17
2.4 Tổng quan xí nghiệp chế biên thủy sản xuất khẩu Thuận An 3………….18

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........19
3.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................19
3.2 Thời gian nghiên cứu .................................................................................19
3.3 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................19
3.4 Nội dung nghiên cứu..................................................................................19
3.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................19
3.5.1 Phương pháp phỏng vấn .................................................................20
3.5.2 Phương pháp quan sát .....................................................................20
3.5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá................................20
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang ii


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

3.5.4 Phương pháp thu thập số liệu..........................................................20
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..........................................................21
4.1 Quy trình sản xuất ......................................................................................21
4.2 Sơ đồ dòng năng lượng, nguyên liệu của xí nghiệp...................................26
4.3 Cân bằng vật liệu........................................................................................28
4.4 Định giá dòng thải......................................................................................30
4.5 Nhận thức về SXSH trong xí nghiệp..........................................................31
4.6 Hiện trạng sử dụng điện, nước và tiềm năng tiết kiệm trong quá trình chế
biến ...................................................................................................................31
4.6.1 Hiện trạng sử dụng điện và tiềm năng tiết kiệm.............................31
4.6.2 Hiện trạng sử dụng nước và tiềm năng tiết kiệm............................33
4.7 Nguyên nhân phát sinh dòng thải, lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng và

đề xuất các giải pháp SXSH.............................................................................38
4.8 Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ...............................................42
4.9 Phân tích khả thi của một số giải pháp.......................................................47
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................51
5.1 Kết luận ......................................................................................................51
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................51
PHỤ LỤC ........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................61

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang iii


Lớp DH8MT 

Khóa luận tốt nghiệp

DANH SÁCH BẢNG
W”X
Bảng 4.1: Bảng cân bằng vật liệu....................................................................29
Bảng 4.2: Bảng định giá dòng thải (nước thải) ...............................................30
Bảng 4.3: Bảng theo dõi lượng nguyên liệu tiêu thụ và điện năng sử dụng
trong năm 2010................................................................................32
Bảng 4.4: Bảng theo dõi nguyên liệu tiêu thụ và lượng nước sản xuất trong
tháng 2/2011 ....................................................................................34
Bảng 4.5: Lượng nước sử dụng trong các khu vực chế biến...........................36
Bảng 4.6: Bảng các nguyên nhân và giải pháp SXSH ....................................39
Bảng 4.7: Bảng phân loại và sàng lọc các giải pháp SXS...............................42
Bảng 4.8: Tổng kết phân loại và sàng lọc các giải pháp .................................47


SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang iv


Lớp DH8MT 

Khóa luận tốt nghiệp

DANH SÁCH HÌNH
W”X
Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt giải pháp SXSH ........................................................11
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình chế biến cá tra, basa fillet đông lạnh.....................21
Hình 4.2: Sơ đồ dòng năng lượng, nguyên liệu của xí nghiệp........................27
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn cân bằng nguyên liệu và sản phẩm ....................28
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn lượng nguyên liệu và lượng điện tiêu thụ trong
quá trình sản xuất.............................................................................32
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sử dụng điện...............................................33
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn lượng nguyên liệu và lượng nước sử dụng ........35
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tiêu thụ nước trong khu vực chế biến ........36

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang v


Lớp DH8MT 

Khóa luận tốt nghiệp

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
W”X
CBTS: chế biến thủy sản
BVMT: Bảo vệ môi trường
SXSH: Sản xuất sạch hơn
QLNV: Quản lý nội vi
KSQT: kiểm soát quá trình
TĐNL: thay đổi nguyên liệu
CTTB: cải tiến thiết bị
CNSXM: công nghệ sản xuất mới
KCN: khu công nghiệp
THN: những giải pháp cần thực hiện ngay
XXT: những giải pháp cần xem xét nghiên cứu thêm
LB: những giải pháp loại bỏ, không thực hiện
KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
HACCP: Hệ thống quản lý chất lượng

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang vi


Lớp DH8MT 

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: GIỚI THIỆU

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nền kinh tế phát triển
đã thúc đẩy hàng loạt các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành

và dần dần phát triển mạnh, để khẳng định được thương hiệu của mình trên thị
trường.
Cũng như các ngành khác, ngành công nghiệp CBTS cũng đã và đang từng
bước vươn lên để khẳng định được vị trí của mình. Ở nước ta nói chung và
tỉnh An Giang nói riêng, ngành công nghiệp CBTS được xem là ngành công
nghiệp mũi nhọn và là ngành công nghiệp quan trọng. Nhưng bên cạnh đó,
CBTS cũng là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều tài nguyên (điện, nước) và tạo
ra nhiều chất thải. Hàng ngày, ngành CBTS thải ra một lượng nước thải rất lớn
với hàm lượng chất hữu cơ cao. Tuy vậy, các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường hiện nay của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CBTS vẫn thường là xử
lý cuối đường ống. Thực hiện giải pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư cao, không
hạn chế được lượng độc tính của chất thải. Ngoài ra xử lý cuối đường ống có
thể tăng tiêu thụ tài nguyên và tạo ra nhiều chất thải mới mà độc tính ta chưa
thể tính hết được. Một tiếp cận mới gần đây có thể hạn chế ô nhiễm môi
trường và tiết kiệm được nguyên, nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất đang
được áp dụng là giải pháp SXSH. Áp dụng SXSH không chỉ cải thiện được
môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời hình ảnh của doanh nghiệp cũng
được nâng cao khi áp dụng SXSH.
Tuy nhiên, trong thực tế thì số lượng các dự án triển khai thực hiện SXSH cho
các ngành chế biến thủy sản vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân chính là do nhận
thức và thông tin về SXSH đối với ngành chưa đầy đủ, các chương trình đào
tạo và tập huấn về ngành còn rất hạn chế, cán bộ tư vấn SXSH chưa nhiều và
các hướng dẫn chi tiết không có và nếu như có áp dụng vào thì lại không được
quan tâm duy trì, cải tiến liên tục.
Vì vậy, để có thể nghiên cứu và cung cấp thêm thông tin về SXSH cho các nhà
máy CBTS, chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầu nghiên cứu thực hiện sản
xuất sạch hơn cho xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Thuận An 3”. Mục
tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu hiện trạng tiêu thụ nguyên liệu, điện, nước trong
quá trình sản xuất đồng thời đề xuất các phương pháp nhằm giảm tiêu thụ

nguyên liệu, điện, nước cũng như giảm phát sinh lượng chất thải tại nguồn.
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về SXSH
2.1.1 Lịch sử hình thành SXSH
Từ trước những năm của thập niên 1960, các chất thải được thải bỏ trực tiếp
vào môi trường. Từ năm 1969, các ngành sản xuất mới bắt đầu tập trung vào
xử lý chất thải và áp dụng giảm thiểu chất thải độc hại tại nguồn vào cuối
những năm 1970. Cho đến cuối những năm 1980 mới bắt đầu thực hiện giảm
thiểu tại nguồn hay còn gọi là “Sản xuất sạch hơn (SXSH)” (UNEP, 1994).
Ở nước ta chỉ mới bắt đầu nghiên cứu và áp dụng sản xuất sạch hơn từ năm
1996, tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn rất hạn chế do chưa nhận thức
đúng về lợi ích của “SXSH” (UNEP, 1994).
2.1.2 Định nghĩa về SXSH
“SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi
trường vào các quy trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường” (UNEP,
1994).
” Trên thực tế SXSH có nghĩa là:
¾ Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản xuất ra.
¾ Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu.

¾ Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có ích cho môi trường.
¾ Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng lợi
nhuận.
2.1.3 Các giải pháp SXSH
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà
còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Có thể
chia các giải pháp SXSH thành các nhóm chính sau:
” Giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn
Giảm thiểu chất thải tại nguồn với mục đích tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm với
các giải pháp:

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

¾ Quản lý nội vi (QLNV)
Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản của SXSH. QLNV không đòi hỏi
chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp.
Các ví dụ QLNV có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nuớc hay tắt
thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất.
Mặc dù QLNV là đơn giản, nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo
cũng như việc đào tạo nhân viên.
¾ Kiểm soát quá trình (KSQT)
Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa
về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của

quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, tốc độ,…Cần được giám sát
và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
Cũng như với QLNV, việc kiểm soát tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban
lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
¾ Thay đổi nguyên liệu (TĐNL)
Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các
nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. TĐNL còn có thể là việc mua
nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
Thông thường, lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản
phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
¾ Cải tiến thiết bị (CTTB)
Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải
tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa
hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị.
¾ Công nghệ sản xuất mới (CNSXM)
Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả
hơn, ví dụ lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu
tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu
cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao
hơn so với các giải pháp khác.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 


” Tuần hoàn
Các dòng thải có thể thu hồi hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
¾ Tận thu và tái sử dụng tại chỗ:
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu nhập “chất thải” và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước
giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.
¾ Tạo ra các sản phẩm phụ:
Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu nhập (và xử lý) “các dòng thải” để có thể
tạo thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
” Thay đổi sản phẩm
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng của
SXSH.
¾ Thay đổi sản phẩm
Là việc xem xét lại các sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có
thể thay một nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy bằng nhựa
cho một sản phẩm nhất định thì tránh được các vấn đề về môi trường cũng như
các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể
đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.
¾ Các thay đổi về bao bì
Thay đổi về bao bì cũng có là một trong những yếu tố quan trọng. Vấn đề cơ
bản là giảm thiểu bao bì sử dụng hoặc thay thế bằng vật liệu dễ huỷ hoại ngoài
môi trường đồng thời vẫn bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong giải pháp
này là sử dụng bìa carton cũ thay cho các nhựa xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 10


Lớp DH8MT 


Khóa luận tốt nghiệp

Sản xuất sạch hơn

Giảm thiểu tại nguồn

Tái sinh

Thay đổi sản phẩm

Quản lý nội

Thay đổi

Tuần hoàn tại

Sản phẩm phụ

vi tốt hơn

quá trình

chỗ

có ích

Kiểm soát quá

Cải tiến thiết bị


Thay đổi công

Thay đổi nguyên

nghệ

liệu đầu vào

trình tốt hơn

Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt giải pháp SXSH
2.1.4 Các lợi ích và rào cản của SXSH
™ Các lợi ích
SXSH không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi
trường (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001).
SXSH có thể đóng góp rất lớn vào phát triển bền vững. Nó có thể làm giảm hay
loại bỏ tình thế bức xúc do bảo vệ môi trường đối lập với tăng trưởng kinh tế, an
toàn nghề nghiệp đối lập với sức sản xuất và sự an toàn của khách hàng đối lập
với cuộc chạy đua trên thị trường quốc tế. SXSH là một trong những chiến lược
vừa bảo vệ môi trường, khách hàng và công nhân đồng thời cũng nâng cao hiệu
quả, lợi nhuận và tính cạnh tranh của ngành chế biến (Phạm Tuấn Anh, 2001).
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các sở công nghiệp, dù cơ sở lớn hay nhỏ, tiêu thụ
nguyên vật liệu và năng lượng nhiều hay ít. Mặt khác các doanh nghiệp đều có
tìm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu từ 10 – 15%. Khi doanh nghiệp áp dụng
SXSH là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm,
do đó có thể đạt được sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh
tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn (Nguyễn Xuân Hoàng, 2003).
SXSH có thể đặc biệt có lợi với các nước đang phát triển, nó tạo cho ngành
công nghiệp các nước này những cơ hội tiến bộ vượt bậc so với ngành công

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

nghiệp ở những nơi khác đang phải chịu gánh nặng về việc kiểm soát ô nhiễm
rất tốn kém (Nguyễn Xuân Hoàng, 2003).
” Các lợi ích về kinh tế và hiệu quả kinh doanh
- Giảm bớt các chi phí cho việc quản lý chất thải: do lượng chất thải được
giảm thiểu, các dòng chất thải được tách riêng,…
- Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm
- Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng: giảm nguyên liệu đầu vào,
tiết kiệm tài nguyên và năng lượng nhờ việc ngăn ngừa rò rỉ, rơi vãi và
tái sử dụng hoặc biến đổi chất thải thành nguyên liệu sử dụng cho một
quy trình khác.
- Có khả năng tiếp cận tốt với các nguồn tài chính: các cơ quan tài chính
ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường,
hiện nay quản lý môi trường hiệu quả là một điều kiện tiên quyết đối
với bất kỳ đề xuất hỗ trợ về tài chính nào. Các dự án xin vay vốn, trợ
giúp tài chính ngày càng được xem xét kỹ lưỡng về viễn cảnh môi
trường mà dự án này đem đến. SXSH sẽ tạo ra hình ảnh tích cực, do
vậy sẽ dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính hơn.
- Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường: nhận thức ngày càng gia tăng
của người tiêu dùng về vấn đề môi trường đã yêu cầu các công ty phải
chứng minh tính thân thiện của môi trường với sản phẩm và của quá
trình sản xuất. SXSH góp phần tạo cho hình ảnh công ty tốt hơn, giúp

tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Nguyễn Xuân Hoàng, 2003).
” Các lợi ích về môi trường và cộng đồng
- Môi trường được cải thiện: SXSH làm giảm thiểu lượng thải và mức độ
độc hại của chất thải, tải lượng ô nhiễm thải, chất lượng môi trường
được cải thiện tốt hơn.
- Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường: các tiêu chuẩn môi trường
về phát thải ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu
chuẩn này, các doanh nghiệp thường phải lắp đặt các hệ thống kiểm
soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. SXSH hổ trợ cho việc xử lý các dòng
thải, do đó các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ
dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. SXSH giúp việc giảm chất thải, giảm
lượng phát thải và thậm chí cả độc tố theo quy luật vòng tròn.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

- Cải thiện môi trường lao động khu vực sản xuất: SXSH giữ cho cơ sở
sạch sẽ và không có chất thải, không có nước và hoá chất rơi vãi, rò
rỉ…. SXSH không chỉ góp phần làm giảm khả năng xảy ra tai nạn mà
còn đảm bảo duy trì lực lượng lao động và hơn nữa thúc đẩy nhân viên
duy trì kiểm soát những rò rỉ và thất thoát nguyên liệu (Nguyễn Xuân
Hoàng, 2003).
” Rào cản
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải thiện

môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong quá
trình áp dụng lại phát sinh một số rào cản sau:

¾ Về nhận thức của các doanh nghiệp
- Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, cho
rằng SXSH là việc rất khó thực hiện và khi áp dụng sẽ tốn kém nhiều.
- Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất.
- Hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất còn nghèo nàn.
- Thường tập trung vào xử lý cuối đường ống.
- Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
- Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tư cho SXSH còn nhiều thủ tục
phiền hà, rắc rối.
- Xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được
thực hiện liên tục của công ty.

¾ Về phía tổ chức, quản lý của các cơ quan nhà nước
- Thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việc
bảo vệ môi trường nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp
dụng SXSH nói riêng.
- Thiếu sự quan tâm về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển
công nghiệp thương mại.
- Chưa tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.
- Luật môi trường chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế thực hiện
luật môi trường chưa chặt chẽ. Các quy định về môi trường còn quá tập
trung vào xử lý cuối đường ống.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 13



Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

¾ Về kỹ thuật
- Thiếu các phương tiện về kỹ thuật để đánh giá SXSH hiệu quả.
- Năng lực kỹ thuật còn hạn chế.
- Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về công nghệ
tốt nhất hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế.

¾ Các cơ quan tư vấn
- Thiếu các chuyên gia tư vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp khác
nhau.
2.1.5 Các bước tiến hành SXSH
Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH của DESIRE
Bước 1: Bắt đầu
- Nhiệm vụ 1: Thành lập đội SXSH
- Nhiệm vụ 2: Mô tả quá trình SX tổng quát
- Nhiệm vụ 3: Xác định các quá trình gây lãng phí
Bước 2: Phân tích các bước quy trình công nghệ
- Nhiệm vụ 4: Lập sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết
- Nhiệm vụ 5: Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng
- Nhiệm vụ 6: Tính toán chi phí theo dòng thải
- Nhiệm vụ 7: Xác định các nguyên nhân gây thải và lãng phí
Bước 3: Đề xuất các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 8: Hình thành các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các giải pháp SXSH
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật

- Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về mặt kinh tế
- Nhiệm vụ 12: Đánh giá khả thi về mặt môi trường
- Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp để thực hiện

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
- Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả
Bước 6: Duy trì SXSH
- Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH
- Nhiệm vụ 18: Lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH tiếp theo (Nguồn:
Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2005)

2.2 Một số thành tựu về việc áp dụng SXSH trong một số công ty ở Việt
Nam
™ Tại nhà máy Chế biến Thủy sản đông lạnh (Công ty xuất nhập khẩu
nông sản - Thực phẩm - AFIEX)
Đây là doanh nghiệp nhà nước chuyên chế biến và kinh doanh các mặt hàng
thủy sản đông lạnh như cá tra, cá ba sa, tôm... với tổng sản lượng hàng năm
trên 3.000 tấn. Do máy móc cũ và hoạt động lâu năm nên mức tiêu thụ năng
lượng cao. Bình quân nhà máy sử dụng từ 350 - 400 m3 nước/ngày cho các

công đoạn làm sạch nguồn nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, làm nguội
một số thiết bị máy móc, vệ sinh nơi làm việc..., sử dụng khoảng 3 triệu kWh
điện/năm (trong đó 85% dùng cho việc làm lạnh hệ thống chế biến). Ngoài ra,
còn nhiều công đoạn sản xuất sử dụng năng lượng không hợp lý gây ra tình
trạng lãng phí, tiêu hao lớn. Thông qua việc ứng dụng công nghệ SXSH, các
chuyên gia về kiểm toán năng lượng đã tư vấn cho nhà máy thực hiện đồng bộ
một số giải pháp về tiết kiệm điện, nước,…
Với việc thực hiện đồng bộ những giải pháp đó, Nhà máy đã tiết kiệm chi phí
xử lý nước sạch và nước thải rất lớn (khoảng 142 triệu đồng/năm). Theo đó,
Nhà máy chỉ đầu tư một khoản kinh phí rất ít để thiết lập hệ thống kiểm soát
điện năng tiêu thụ và các giải pháp nhỏ để tiết kiệm năng lượng (khoảng hơn
330 triệu đồng/năm) là đã có thể yên tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý của doanh nghiệp, nâng cao ý thức của từng công nhân và giảm thiểu
ô nhiễm môi trường một cách rõ rệt (Nguồn: Báo cáo đánh giá SXSH của công ty
AFIEX, 2010).

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

™ Tại nhà máy rau quả đông lạnh (Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp
- ANTESCO)
Đây là Nhà máy chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm từ rau quả và trái
cây đóng hộp như: Bắp non, khóm, đậu...
Trung bình mỗi ngày Nhà máy sử dụng 35 tấn nguyên liệu, 150 m3 nước,

5.000 kWh điện và 600 lít dầu FO. Chính vì vậy, trong quá trình chế biến rau
quả đông lạnh, nhà máy đã thải ra môi trường xung quanh một lượng lớn chất
thải rắn (vỏ khóm, hạt các loại trái cây, rau quả…, khoảng 30 tấn chất thải
rắn/ngày) và phải tiêu tốn chi phí là 20 triệu đồng/ngày để thu gom rác (lượng
rác thải của nhà máy tương đương với lượng chất thải của 4.000 hộ dân bằng
dân số trung bình một xã). Nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường,
nhà máy đã tiến hành áp dụng một số giải pháp SXSH.
Nhà máy đã thu hồi được toàn bộ chất thải rắn (20-30 tấn/ngày), giảm nước
thải sản xuất khoảng 35 m3/ngày, tiêu thụ điện giảm 10%... Ngoài ra, nhà máy
còn trang bị thiết bị sấy tiên tiến, lắp đặt máy nghiền vỏ khóm (gần 200 triệu
đồng)… qua đó giúp cho nhà máy tiết kiệm chi phí vận chuyển rác gần 1 triệu
đồng/ngày, đồng thời tăng nguồn thu từ việc sản xuất nguyên liệu làm thức ăn
cho gia súc. Trước đây, nước khóm ép được thải ra đường ống gây ô nhiễm
môi trường thì nay đã được ứng dụng công nghệ tiên tiến (tinh lọc, khử
trùng… tạo ga) làm thành nước khóm có ga đạt yêu cầu về chất lượng để cung
cấp rộng rãi ra thị trường (Nguồn: Báo cáo đánh giá SXSH của công ty dịch vụ kỹ
thuật nông nghiệp – ANTESCO, 2010).

™ Công ty Cổ phần bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
Sản phẩm của công ty là: bia, rượu, cồn. Với công suất 30 triệu lít bia/năm,
1,5 triệu lít cồn/năm và 3 triệu chai rượu/năm. Công ty đã đáp ứng được phần
lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, vấn đề môi trường đang là vấn
đề bất cập của công ty. Vì vậy, công ty đã tiến hành các biện pháp SXSH.
Sau khi áp dụng SXSH công ty đã giảm được lượng tiêu thụ nước và nước thải
558.900 m3/năm, giảm phát thải 238 tấn CO2/năm, giảm phát thải bụi 75
tấn/năm, giảm tiêu thụ 30.000 kWh/năm (Nguồn: Báo cáo SXSH công ty cổ phần
bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân, 2010).

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt


Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

™ Công ty cổ phần Mía đường Bến Tre
Công ty đã áp dụng các giải pháp SXSH vào đầu vụ 2009 - 2010. Bước đầu đã
cho một số kết quả đáng khích lệ: lượng đường còn lại trong bã mía từ 1,74%
giảm còn 1,5%, hiệu suất ép mía từ 95,74% tăng lên 96,33%, giảm được 480
m3 nước sử dụng mỗi ngày, điện tiêu thụ giảm 5%...(Nguồn: Báo cáo SXSH
công ty cổ phần mía đường Bến Tre, 2010).

™ Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh, KCN An Hiệp, xã An Hiệp (Châu
Thành)
Nhà máy đã đưa 21 giải pháp SXSH vào áp dụng trong quá trình sản xuất cơm
dừa nạo sấy xuất khẩu. Kết quả: giảm được 1,7m3 nước cấp/tấn sản phẩm và
1,7m3 nước thải/tấn sản phẩm; thu gom 50kg phế phẩm cơm dừa/ngày; giảm
90% lượng bán thành phẩm (tương đương 45kg phế phẩm/ngày) bay ra ngoài
trong quá trình sấy gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, nhà máy đã cải tạo băng
tải chất đốt (trấu), lượng hao hụt giảm 95% (Nguồn: Báo cáo SXSH nhà máy chế
biến dừa Thành Vinh).
™ Công ty thuốc lá Bến Tre
Công ty đã thực hiện 6 giải pháp SXSH, vốn đầu tư 5,5 tỉ đồng, trong đó hợp
phần SXSH hỗ trợ 50%, gồm: thay mới đường ống phân phối nước, đường
ống thu hồi nước ngưng, lắp mới bồn chứa nước ngưng, thay mới bẩy hơi,
thay mới bơm nước ngưng, nâng cấp nhà xưởng phân xưởng sợi, đảm bảo kín
nhằm hút hết mùi để xử lý... Kết quả đạt được năm 2009 rất khả quan: lượng
dầu FO tiêu thụ giảm 60 ngàn lít, tiết kiệm cho Công ty 580 triệu đồng, giảm

1,74 triệu m3 khí thải vào môi trường (Nguồn: Báo cáo SXSH công ty thuốc lá
Bến Tre).

2.3 Xu hướng áp dụng SXSH
Theo quyết định số 1419/QĐ – TTg ngày 07/09/2009 của thủ tướng chính phủ
về việc Phê duyệt “Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020”
¾ Giai đoạn từ nay đến năm 2015
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp
dụng SXSH trong công nghiệp.
- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH, các cơ sở sản xuất
công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng
lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

- 70% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng
dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
¾ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp
dụng SXSH trong công nghiệp.
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH, các cơ sở sản xuất
công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ
năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm, 90%

doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về SXSH.
- 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng
dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
2.4 Tổng quan xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Thuận An 3
Xí nghiệp có diện tích đi 29.726 m2 đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2010.
Hoạt động hiện nay của xí nghiệp gồm có phân xưởng chế biến thủy sản đông
lạnh, phân xưởng chế phụ phẩm, phân xưởng chế biến thực phẩm. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu áp dụng SXSH chỉ thực hiện ở phân xưởng chế biến thủy sản
đông lạnh. Công suất thiết kế của phân xưởng đông lạnh là 120T/ngày. Tuy
nhiên, hiện tại xí nghiệp hoạt động trung bình khoảng 30T/ngày.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề về công nghệ sản xuất, hiện trạng môi trường, hiện trạng sử dụng tài
nguyên tại xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Thuận An 3 thuộc Công ty
TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An.
3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ ngày 08/11/2010 đến ngày 12/05/2011
3.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng nguyên liệu, điện, nước trong quá trình chế

biến.
- Đề xuất các giải pháp SXSH góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, điện, nước
cũng như giảm phát sinh lượng chất thải tại nguồn.
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình sản xuất và các hoạt động của xí nghiệp chế biến thủy sản
xuất khẩu Thuận An 3.
- Lập sơ đồ dòng quy trình sản xuất.
- Tính toán cân bằng vật chất.
- Tính toán chi phí của dòng thải.
- Khảo sát nhận thức về SXSH trong xí nghiệp.
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng nguyên liệu, điện, nước trong quá trình chế
biến.
- Phân tích, xác định các nguyên nhân, quá trình gây lãng phí.
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp SXSH nhằm tiết kiệm tài nguyên và
giảm phát sinh chất thải.
- Phân loại, sàng lọc các giải pháp SXSH.
- Đánh giá khả thi về mặt kinh tế của một số giải pháp SXSH.
3.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, các phương pháp chủ yếu
được thực hiện là
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp

Lớp DH8MT 

3.5.1 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật về nguồn nhân lực;
nhận thức của nhân viên về SXSH; quy trình sản xuất: đầu vào và đầu ra;
phương thức quản lý, xử lý và thải bỏ chất thải.
3.5.2 Phương pháp quan sát
Thực hiện quan sát thật chi tiết bằng cách đi dọc theo các công đoạn của dây
chuyền sản xuất và các khu vực của nhà máy. Trong đó, các nội dung quan sát,
khảo sát bao gồm: các hoạt động điều hành, vận hành sản xuất; ý thức, thái độ
ứng xử của cán bộ, công nhân trong vấn đề tiêu thụ điện, nước, nguyên liệu;
thao tác làm vệ sinh nhà xưởng của công nhân; phương thức vận hành máy
móc, thiết bị; cách thức xử lý, thải bỏ chất thải. Thông qua đó, có thể giúp xác
định được những công đoạn, hệ thống, thiết bị và hoạt động có khả năng gây
lãng phí, kém hiệu quả.
3.5.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá
Thực hiện phân tích, đánh giá các nguyên nhân phát sinh chất thải (hay các
nguyên nhân gây lãng phí) dựa vào kết quả của việc nghiên cứu khảo sát hiện
trạng kết hợp với những thông tin thu thập từ các vấn đề có liên quan đến
hướng tiếp cận SXSH. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các thao tác sản xuất,
vệ sinh nhà xưởng và ý thức tiết kiệm của công nhân trong các công đoạn sản
xuất. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp SXSH.
3.5.4 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp về quy trình sản xuất, diễn biến quá trình tiêu thụ
nguyên liệu, điện, nước hàng tháng, hàng năm.
Thu thập số liệu sơ cấp về nhận thức của nhân viên thông qua bảng phỏng vấn.

SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 20


Lớp DH8MT 


Khóa luận tốt nghiệp
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Quy trình sản xuất
Qua quá trình khảo sát xí nghiệp có thể tóm tắt quy trình sản xuất của xí
nghiệp chế biến thủy sản Thuận An 3 như sau:
Vận chuyển sống
bằng ghe

Nguyên liệu

Tươi sống, không dịch bệnh

Xử lý nguyên liệu

Cắt tiết

Fille

Lạng da

Sửa cá

Kiểm tra, cân

Cấp đông

Mạ băng


Thao tác thủ công
Thao tác thủ công
Dao chuyên dùng
Máy lạng da
Thao tác thủ công

Loại cá không đạt chất lượng

Từ - 40 oC ÷ - 45

5 ÷ 15%

Bao gói

Bảo quản

Vận chuyển

Bảo quản To : - 18oC ÷ - 22oC

Có hệ thống lạnh

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình chế biến cá tra, cá basa fillet đông lạnh
SVTH: Bùi Thị Minh Nhựt

Trang 21


×