Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.47 KB, 11 trang )

A. Đặt vấn đề.
Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước là một chế định có cội nguồn
sâu xa từ các hình thức xây dựng Nhà nước, bởi lẽ quyền lực nhà nước và
lạm dụng quyền lực nhà nước là cặp bài trùng đã được phát hiện ngay từ
thời kì cổ đại khi mà con người mới bắt đầu có ý tưởng sơ khai về việc xây
dựng nhà nước. Giám sát của cơ quan dân cử xét đến cùng cũng là sự vận
hành của các thiết chế trong bộ máy nhà nước theo đúng quyền hạn nhiệm
vụ được quy định trong hiến pháp và các đạo luật. Hiểu đúng về các đạo luật
này là rất cần thiết đối với việc đảm bảo pháp chế. Trong quản lí hành chính
nhà nước bởi vậy em xin chọn đề bài: “Phân tích vai trò hoạt động giám sát
của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản
lí hành chính nhà nước.” để tìm hiểu cho bài tập lớn học kì của mình.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa và đảm bảo pháp
chế trong quản lí hành chính nhà nước.
1.Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị
- xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều
phải tôn trọng và thực hiện hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm chỉnh
triệt để chính xác. Mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của tập thể của nhân dân
đều bị xử lí theo pháp luật.
Vì vậy, đảm bảo cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện
là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và
vì dân và cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền
của họ trong xã hội đặc biệt là trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
Sở dĩ như vậy vì pháp chế cũng lấy pháp luật là cơ sở. Pháp luật luôn là
phương tiện và là cơ sở để xây dựng Nhà nước, xây dựng con người – chủ
thể quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
1
Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là


sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân. Chính từ nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên
tắc cơ bản nhất của quản lí hành chính nhà nước. Nếu thiếu nguyên tắc này
hoạt động quản lí hành chính nhà nước sẽ không có cơ sở pháp lí bền vững,
sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, không thống nhất hoặc thiếu đồng bộ.
Như vậy muốn xây dựng và củng cố pháp chế phải tiến hành từ khâu xây
dựng pháp luật. Nói đến pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là nhấn
mạnh đến trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền lợi ích hợp pháp
của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lí của hành chính của các cơ
quan nhà nước và tổ chức xã hội.
2.Yêu cầu đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước .
Do ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa
nên Đảng cộng sản Việt Nam trong các nghị quyết đã chỉ rõ phương hướng
và biện pháp cần thiết để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết
Đại hội lần thứ VI của Đảng nhấn mạnh: “Phải dùng sức mạnh của pháp chế
xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh
chống những hành vi vi phạm. Các cấp ủy Đảng, từ trên xuống dưới phải
thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế..., kiểm tra chặt chẽ hoạt động của
các cơ quan pháp chế.”. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng
định: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh
hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí,
trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân.”. Tại đại hội
VIII của Đảng quan điểm này được xác định: “Tăng cường pháp chế, xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quản lí xã hội bằng
pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức.” Như vậy, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách quan của quá trình
quản lí và lãnh đạo. Nó trở thành nguyên tắc hiến định của xã hội ta được
quy định tại Điều 12, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001: “Nhà nước
quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. ……”. Do đó pháp chế xã hội chủ nghĩa là một khái niệm rất quan

trọng trong tổ chức của bộ máy nhà nước, trong hoạt động của mỗi chủ thể,
công dân. Kể từ Đại hội VI của Đảng đến nay, các nghị quyết của Đảng
thường xuyên, liên tục đề cập đến vấn đề này. Hiến pháp với tư cách là đạo
2
luật cao nhất của nhà nước đã thể chế hóa quan điểm nêu trên của Đảng,
càng chứng tỏ pháp chế xã hội chủ nghĩa rất cần thiết, không thể thiếu trong
đời sống xã hội nước ta.
Tóm lại, đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa
là bằng những cơ chế và hoạt động pháp lí làm cho pháp luật được thực hiện
một cách có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước mà
trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự vì dân
và tinh thần ý thức tự lực, tự cường của nhân dân, đem lại những tiện ích và
thủ tục thực hiện dễ hiểu, dễ làm và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
công dân theo một trật tự nhất định.
II. Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.
Giám sát tức là theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc
làm nào đó đúng hay sai với những điều đã quy định. Giám sát luôn gắn với
một chủ thể nhất định. Giám sát luôn gắn với đối tượng cụ thể (giám sát ai,
giám sát cái gì). Nó thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành giám sát và
đối tượng chịu sự giám sát. Giám sát hình thành trên cơ sở những quy định
cụ thể. Chính vì vậy, giám sát là hoạt động có mục đích của một hay nhiều
chủ thể nhất định – là một nội dung của hoạt động quản lí nhà nước và cũng
là một hình thức kiềm chế, đối trọng trong công việc thực thi quyền lực nhà
nước hiện nay. Thực hiện tốt công tác giám sát là đòi hỏi cấp thiết của nhà
nước pháp quyền ở nước ta. Với nước ta giám sát được dùng chỉ quyền của
nhân dân lao động thông qua hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành ở nước ta thì giám
sát là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan dân cử. Điều 2
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã quy định: “Giám sát là việc Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội,

Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội.” Các cơ quan quyền lực nhà nước là những cơ quan có
vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước. Vị trí pháp lí cũng như
chức năng nhiệm vụ và quyền hạn do Hiến pháp quy định. Đó là cơ quan đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động. Chính vì vậy mà hoạt
3
động của cơ quan này nói chung cũng như hoạt động giám sát nói có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
1. Hoạt động giám sát của Quốc hội.
Hoạt động giám sát của Quốc hội vừa là chức năng vừa là nhiệm vụ
quyền hạn của Quốc hội. Quyền đó đã được khẳng định cụ thể tại Điều 83,
Khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) và khoản
2 Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội năm 2000: “Quốc hội… thực hiện quyền
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước”. Quy định này vừa
khẳng định Quốc hội vừa là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa
khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất tập trung trong tay
nhân dân lao động. Quy định trên cũng đồng thời khẳng định – chủ thể thực
hiện quyền giám sát tối cao là Quốc hội. Nói Quốc hội trong trường hợp này
là toàn thể đại biểu Quốc hội chứ không phải chứ không phải chỉ một đoàn
đại biểu hay một bộ phận nào đó của Quốc hội. Vì thế, Quốc hội mới có
quyền và đủ điều kiện để thực hiện “quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của nhà nước”.
Về chủ thể thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, theo quy định của
pháp luật hiện hành bao gồm Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Hoạt động
giám sát tối cao của Quốc hội được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, có thể định kì tại các kì họp của Quốc hội nhưng cũng có thể thực hiện

thường xuyên thông qua Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc
hội, các hội đồng của Quốc hội, cũng như các đại biểu của Quốc hội.
Theo đó, đối tượng giám sát của Quốc hội chỉ có thể là các cơ quan và
cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn như Chủ tịch nước, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, những người đứng đầu của các cơ quan này và các thành
viên của Chính phủ. Chẳng hạn, khi tiếp nhận được đủ thông tin về việc
Chính phủ thực hiện một chính sách mới không đảm bảo được lợi ích của
người dân theo các chỉ dẫn của luật thì đại biểu Quốc hội phải chất vấn
Chính phủ. Bên cạnh đó nội dung của quyền giám sát của Quốc hội bao hàm
hoạt động theo dõi và kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp đối với các nội
dung các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước chịu sự giám
4
sát trực tiếp của Quốc hội ban hành (của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) cũng như tính hợp hiến,
hợp pháp đối với hoạt động tổ chức và thực hiện pháp luật trong thực tiễn
của các cơ quan nhà nước đó.
Tuỳ từng chủ thể thực hiện quyền giám sát của Quốc hội mà có đối
tượng, hình thức và nội dung giám sát cụ thể, theo như Điều 4 Luật hoạt
động giám sát của Quốc hội thì:
Quốc hội (tại kỳ họp Quốc hội): Trong việc thực hiện quyền giám sát
đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, Quốc hội thực hiện quyền này
tập trung trước hết đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà
nước tức là thực hiện quyền lực nhà nước về mặt tổ chức đối với bộ máy
hành chính nhà nước. Quốc hội xem xét các báo cáo công tác của Chủ tịch
nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; có thể bãi bỏ các văn
bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án

nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và
nghị quyết của Quốc hội; có thể miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Thủ
tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn đề nghị của
Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Như quy định của
Khoản 7 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong
kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XII sáng ngày 14/11/2010 Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã nghe và trả lời chất vấn của các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết
(Lạng Sơn), đại biểu Trần Du Lịch (thành phố Hồ Chí Minh) và đại biểu
Phạm Thị Loan (Hà Nội)…về vấn đề Tập đoàn Vinashin và một số vấn đề
nổi cộm khác của nước ta hiện nay.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Căn cứ vào Khoản 5 Điều 91 Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì: Ủy ban thường vụ Quốc hội
thường xuyên giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội; giám sát, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, bãi bỏ các nghị
5

×