Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

đông nam bộ trong tiến trình mở đất phương nam (thế kỉ xvii – xviii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Chúc

ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH
MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM
(THẾ KỈ XVII – XVIII)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Chúc

ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH
MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM
(THẾ KỈ XVII – XVIII)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số

: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ HUỲNH HOA



Thành phố Hồ Chí Minh – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là của riêng tôi do TS. Lê Huỳnh Hoa hướng
dẫn. Những tư liệu, trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Ngọc Chúc


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Lịch Sử, phòng Sau Đại Học và quý Thầy, Cô trong khoa Lịch
Sử của trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ
và dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập ở trường.
Để hoàn thành luận văn này em xin bày tỏ sự tri ân và lòng biết
ơn sâu sắc tới TS. Lê Huỳnh Hoa, người đã tận tình hướng dẫn cho em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thư viện trường ĐHSP TP.
HCM, Thư viện Khoa Học Xã Hội, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện
tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tư liệu để phục
vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người
thân quen, bạn hữu, đồng nghiệp đã dành tình cảm, động viên và giúp
đỡ tôi trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.

Với khả năng hiểu biết còn có hạn, chắc chắn nội dung của luận
văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, kính mong nhận
được sự hướng dẫn, góp ý từ quý Thầy, Cô.
Xin trân trọng cảm ơn !
Nguyễn Ngọc Chúc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ “ĐẤT VÀ NGƯỜI” ĐÔNG NAM BỘ
CHO ĐẾN THẾ KỈ XVII ............................................................. 13
1.1. Về địa danh và điều kiện địa lý – tự nhiên................................................... 13
1.1.1. Về địa danh “Đông Nam Bộ” ......................................................... 13
1.1.2. Về điều kiện địa lý, tự nhiên ........................................................... 17
1.2. Về lịch sử - dân cư ....................................................................................... 21
1.2.1. Đông Nam Bộ trước công nguyên .................................................. 21
1.2.2. Đông Nam Bộ từ công nguyên đến trước thế kỉ XVII ................... 29
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 42
Chương 2. QUÁ TRÌNH MỞ ĐẤT ĐÔNG NAM BỘ TRONG THẾ
KỈ XVII - XVIII ............................................................................ 44
2.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................ 44
2.1.1.Tình hình trong nước ....................................................................... 44
2.1.2. Tình hình khu vực ........................................................................... 56
2.2. Quá trình khai mở vùng đất Đông Nam Bộ ................................................. 65
2.2.1. Sự có mặt của người Việt trên vùng đất Nam Bộ ........................... 65
2.2.2. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ ................................................... 78

Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 96
Chương 3. VAI TRÒ CỦA ĐÔNG NAM BỘ TRONG TIẾN TRÌNH
MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAM ........................................................... 99
3.1. Đông Nam Bộ là nơi dừng chân đầu tiên của lưu dân, di dân người Việt....... 99


3.2. Đông Nam Bộ là nơi trung chuyển di dân trên con đường khai phá
vùng đất Nam Bộ ...................................................................................... 106
3.3. Đông Nam Bộ, là điểm xuất phát của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ
và lãnh hải của Đại Việt trên vùng đất phương Nam................................ 108
3.4. Đông Nam Bộ là cửa ngõ thông thương của Đàng Trong với nước ngoài ...... 125
3.5. Đông Nam Bộ là nơi hội nhập của cộng đồng các dân tộc trên vùng
đất phương Nam ........................................................................................ 136
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 141
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 151
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đông Nam Bộ hiện nay là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất của
nước ta, khu vực này nằm như gần trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam,
trên hành lang kinh tế Đông – Tây, nối với Campuchia và các nước Đông Nam
Á, khá thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giao lưu quốc tế. Khu
vực này có 5 tỉnh và 1 thành phố gồm: “Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh,
Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu” [144]. Đây là vùng có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm “GDP đạt hơn 10% mỗi

năm, đóng góp khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 30 % GDP và hơn 30
% ngân sách cả nước” [14, tr.8], đời sống vật chất và tinh thần của người dân
không ngừng được nâng cao.
Nói cách khác, Đông Nam Bộ hiện nay có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của đất nước. Còn trong quá khứ, đặc biệt trong buổi đầu khai
phá, mở cõi vùng đất phương Nam, khu vực Đông Nam Bộ đã giữ vai trò gì,
biểu hiện cụ thể ra sao?
Là một người được sinh ra và lớn lên ở Bình Dương, một trong sáu tỉnh
thành của Đông Nam Bộ, hiện tại là một giáo viên dạy Lịch Sử ở tỉnh nhà và là
một học viên cao học ngành Lịch Sử Việt Nam; tôi luôn muốn tìm lời giải cho
câu hỏi nêu trên của mình. Vì khi có câu trả lời, tôi có thể giảng những bài lịch
sử địa phương cũng như những bài có liên quan đến lịch sử Đông Nam Bộ cho
học sinh của mình một cách mạch lạc hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, giúp học
sinh hứng thú hơn khi học Lịch Sử, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
Lịch Sử ở nhà trường THPT.
Nghiên cứu Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam vào các
thế kỷ XVII – XVIII, không chỉ nhằm phục dựng bức tranh của quá khứ mà còn
mở rộng hiểu biết, tạo cơ sở lịch sử để hiểu và lý giải những vấn đề của hiện tại
ở Đông Nam Bộ.


2

Ngoài ra, nghiên cứu lịch sử từng miền, từng khu vực, từng địa phương
còn có vai trò hết sức quan trọng, góp phần bổ sung sử liệu cho việc xây dựng
lịch sử của từng địa phương, từng khu vực và của cả miền Nam.
Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “Đông Nam Bộ trong tiến
trình mở đất phương Nam (thế kỉ XVII – XVIII)” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài đã có các công trình sau đã
được công bố:
-Tác phẩm “Phủ Biên tạp lục” của Lê Quý Đôn là nguồn thư tịch viết vào
năm 1776. Thời điểm này rất gần cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía Nam
nên đã cung cấp những sử liệu quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên, về
diện tích canh tác, về thuế khóa…của xứ Đàng Trong, trong đó có vùng Đông
Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung.
- Tác phẩm “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức (1765 –
1825), được viết vào đầu thế kỉ XIX dưới triều Gia Long với những ghi chép tỉ
mỉ về quá trình khai phá, mở mang vùng đất cực nam của đất nước. Đây là
nguồn tư liệu quý đề cập nhiều đến quá trình mở đất phương Nam trong đó có
Đông Nam Bộ.
- Tác phẩm “Đại Nam thực lục” của quốc sử quán triều Nguyễn được
biên soạn vào năm 1821 dưới triều Minh Mạng. Sách ghi chép các sự kiện từ khi
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định
(1925). Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Tiền biên (Đại Nam thực lục Tiền
biên), ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ chúa
Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn Phúc Thuần. Đại Nam thực lục chính biên là
phần thứ hai viết về triều đại của các vua Nguyễn, từ khi Nguyễn Ánh làm chúa
(1778) đến đời Đồng Khánh (1887) và sau này được viết thêm đến đời vua Khải


3

Định. Nội dung của sách, đặc biệt là phần tiền biên đã cung cấp nhiều tư liệu về
lịch sử khai phá vùng Đông Nam Bộ ngày nay.
- “Đại Nam nhất thống chí” là bộ sách địa lý - lịch sử được biên soạn vào
năm 1875, thời Tự Đức. Đây là bộ sách trình bày về vị trí địa lý, lịch sử, hành
chính, kinh tế, núi sông, thành trì, văn hóa…của nhiều tỉnh thành trong cả nước
trong đó có 2 tỉnh Biên Hòa, Gia Định xưa (nay thuộc Đông Nam Bộ)

- Tác giả Phan Khoang với công trình “Việt sử xứ Đàng Trong”, là một
công trình nghiên cứu lịch sử được xuất bản năm 1967, có tính chất là một bản
“lược đồ” vẽ lại đường đi của tiền nhân trong khoảng hơn 400 năm trước trong
công cuộc khẩn hoang lập ấp ở miền đất mới Đàng Trong. Tác giả đã dành khá
nhiều nội dung cho quá trình “Nam tiến của dân tộc”; đặc biệt đã đề cập đến
công cuộc mở đất ở vùng Biên Hòa, việc lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và dinh
Phiên Trấn, thuộc phủ Gia Định nay là khu vực Đông Nam Bộ.
- Tác phẩm “Lịch sử khẩn hoang miền Nam” của tác giả Sơn Nam đã
nghiên cứu tiến trình lịch sử của miền Nam trong việc mở mang đất đai canh
tác, củng cố chính quyền, xác định biên giới, xây dựng các cơ sở vật chất...Tác
giả đã cung cấp cho người đọc một cách khái quát quá trình thiên di, sinh cơ lập
nghiệp của lưu dân Việt trên vùng đất mới phía Nam gần ba thế kỷ qua trong đó
có vùng Đông Nam Bộ ngày nay, tác giả cũng đã khẳng định vùng Cù Lao Phố
là “nòng cốt” của Biên Hòa và Bến Nghé là “nòng cốt” của Gia Định.
- Tác phẩm “Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ” do phó giáo sư Huỳnh
Lứa chủ biên, Nhà xuất bản (Nxb) Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, đã trình
bày một cách công phu quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ trong các thế kỉ
XVII, XVIII, XIX. Năm 2000, Phó giáo sư tiếp tục công bố tập hợp các bài viết
của mình trong quyển: “Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ trong thế kỉ XVII,
XVIII, XIX”. Tác phẩm đã bổ sung một số tư liệu như: chính sách thúc đẩy
khẩn hoang của Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn ở vùng Đồng Nai – Gia
Định từ cuối thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX; sự ra đời của các đô thị ở Nam


4

Bộ; sự hình thành làng xã và vai trò của thôn ấp trong cuộc khẩn hoang, công
cuộc khai phá ở một số địa phương cụ thể như Bình Dương, Hà Tiên…Ngoài ra,
tác phẩm đã đưa ra nhận thức về vai trò của nhà nước và nhân dân trong công
cuộc khai phá Nam Bộ trong đó có vùng Đông Nam Bộ.

- Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền có công trình “Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền nam nước Việt cuối thế kỉ XVII” đã
trình bày việc kinh lược và thiết lập tổ chức hành chính ở xứ Đồng Nai, lập ra
dinh Phiên Trấn và dinh Trấn Biên tương đương khu vực Đông Nam Bộ ngày
nay.
- Tác phẩm “Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam” do GS. TSKH Vũ
Minh Giang chủ biên, Nxb Thế Giới ấn hành vào năm 2008 đã trình bày khái
quát lịch sử phát triển của vùng đất Nam Bộ. Tác phẩm không chỉ trình bày các
mốc quan trọng trong việc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng đất
Nam Bộ (trong đó có vùng Đông Nam Bộ) mà còn dành một phần thích đáng
trình bày về cuộc sống cộng đồng dân cư Nam Bộ, về mối quan hệ đoàn kết,
giao thoa văn hóa mật thiết giữa các dân tộc Việt, Khơme, Hoa, Chăm, Mạ…
- Năm 2013, Tiến sĩ Đỗ Quỳnh Nga công bố luận văn tiến sĩ “Công cuộc
mở đất Tây Nam Bộ thời Chúa Nguyễn” do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia
phát hành. Luận án đã dành 8 trang nói về công cuộc mở đất Đông Nam Bộ.
Trước đó, tác giả cũng có bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử tháng 5
năm 2012 với tựa đề “Chúa Nguyễn với công cuộc mở đất Đông Nam Bộ thế kỉ
XVII” đề cập việc mở đất Đông Nam Bộ trong thế kỉ XVII.
- Trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam
Bộ đến cuối thế kỉ XIX”, tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết về lịch
sử, về kinh tế, về văn hóa… của Nam Bộ (trong đó có vùng Đông Nam Bộ),
điển hình như:
+ Bài “Kinh tế hàng hóa và đô thị ở Nam Bộ (từ thế kỉ XVII đến thế kỉ
XIX)” của PGS. Lê Xuân Diệm. Tác giả trình bày những biểu hiện được coi là


5

đặc thù của nền kinh tế hàng hóa ở Nam Bộ, hoạt động thương mại ở vùng này
chủ yếu gắn với sản phẩm nông nghiệp do nông dân làm ra. Tác giả đã khẳng

định Nam Bộ có 4 đô thị nổi tiếng, trong đó Đông Nam Bộ có 2 đó là Nông Nại
Đại Phố và Bến Nghé – Sài Gòn.
+ PGS.TS Đỗ Bang có bài “Chính quyền Đàng Trong với công cuộc mở
mang lãnh thổ và phát triển kinh tế ở Nam Bộ thế kỉ XVII – XVIII”, tác giả đã
trình bày một số sự kiện chính của quá trình mở rộng lãnh thổ ở Nam Bộ và có
kết luận về vai trò của Đông Nam Bộ như sau: “…Đông Nam Bộ trở thành một
trung tâm kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp của xứ Đàng Trong. Một miền
đất hấp dẫn không những đối với nông dân vùng Thuận Quảng mà cả đối với
người Hoa và nhiều thương khách nước ngoài khác” [42, tr.251].
Hoặc như bài “Các bước phát triển của công cuộc khai phá vùng đất
Nam Bộ từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX” của PGS.TS Trần Đức Cường đã
khẳng định với việc hoạch định vùng đất Sài Gòn – Gia Định thành các đơn vị
hành chính của Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào năm 1698 thì
chính quyền chúa Nguyễn đã xác định vai trò quản lý mang tính nhà nước đối
với vùng đất này.
- Trong hội thảo “Từ xứ Mô Xoài xưa tới Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay”,
tác giả Đỗ Bang với bài “Mô Xoài trong tiến trình mở đất Đông Nam Bộ thời
chúa Nguyễn, những khoảng trống lịch sử cần được khám phá và những vấn đề
cần được xác minh” đã cung cấp những tư liệu làm rõ vị trí quan trọng của Mô
Xoài trong tiến trình lịch sử di dân, khẩn hoang của nhiều thế hệ lao động Việt
Nam, đây là điểm đầu mở đất Nam Bộ của chúa Nguyễn, có tác dụng to lớn
trong việc hình thành vùng đất (Đàng Trong) trù phú, giàu mạnh.
+ Tác giả Nguyễn Đình Thống với bài “Xứ Mô Xoài và hành trình khai
phá vùng đất Nam Bộ” đã trình bày về vị trí địa lý của Mô Xoài, về một số tên
gọi xưa ở vùng đất Mô Xoài cũng như việc bảo tồn các tên gọi này trong giai
đoạn hiện nay, tham luận cũng đưa ra nhận định về vai trò của Mô Xoài trong


6


quá trình mở đất phương Nam.
+ Tác giả Nguyễn Bạch Long với tham luận “Lý do người Việt chọn xứ
Mô Xoài làm nơi dừng chân đầu tiên trong tiến trình mở cõi phương Nam” đã
cho biết nguyên nhân lưu dân Việt chọn Mô Xoài làm điểm định cư đầu tiên là
vì nơi đây xưa kia vốn là vùng tranh chấp giữa Chân Lạp và Champa và cả hai
đều không kiểm soát được nên trở thành vùng đệm. Chính vì thế, vùng này trở
thành nơi lý tưởng cho những người dân đang muốn thoát khỏi sự kiểm soát,
ràng buộc của các chúa Nguyễn. Ngoài ra, do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở
đây có những nét tương đồng với miền Trung nên họ quyết định chọn Mô Xoài
làm điểm dừng chân đầu tiên của mình.
Tác giả Nguyễn Hữu Hiếu với bài “Từ cuộc hôn nhân Ngọc Vạn – Chey
Chetta II đến sự kiện Mô Xoài” đã trình bày và phân tích cuộc hôn nhân mang
màu sắc chính trị giữa Ngọc Vạn – Chey Chetta II, từ đó tác giả khẳng định
công lao to lớn của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và công chúa Ngọc Vạn trong
tiến trình khai phá vùng đất mới Nam Bộ.
Nhìn chung, 83 tham luận trong hội thảo đã thể hiện trên 4 nội dung: Mô
Xoài là vùng đất địa đầu của Nam Bộ; Mô Xoài những vấn đề hình thành, phát
triển dân cư, quân sự, kinh tế, văn hóa; Mô Xoài nguồn gốc địa danh, nhân vật
lịch sử; Mô Xoài những dấu tích khảo cổ, kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa. Như
vậy, có thể nói, các tham luận trong kỷ yếu hội thảo đã thể hiện được một bức
tranh khá trọn vẹn về toàn cảnh vùng đất Mô Xoài gần 400 năm, giúp người đọc
biết được nguồn gốc điạ danh, nhân vật lịch sử của Mô Xoài, cũng như thấy
được vị trí, vai trò của vùng đất này trong tiến trình mở đất phương Nam.
- Ngoài ra, với 9 tập Nam Bộ Đất và Người, do PGS.TS Võ Văn Sen chủ
biên đã cung cấp những tư liệu quý giá về điều kiện tự nhiên, về lịch sử hình
thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ chung cũng như Đông Nam Bộ nói
riêng. Các bài viết của nhiều tác giả đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết
về lịch sử - dân cư của vùng; về thời gian, về nguyên nhân người Việt có mặt



7

trên vùng đất này theo cách nhìn mới; về tiểu sử, vai trò của một số cá nhân có
công lớn trong công cuộc mở đất Đông Nam Bộ như công chúa Ngọc Vạn, Trần
Thượng Xuyên, Nguyễn Hữu Cảnh…; về sự có mặt của người Hoa và vai trò
của họ trong việc mở mang và phát triển kinh tế của vùng…
- Hiện nay hầu hết các tỉnh Đông Nam Bộ đều đã tiến hành biên soạn điạ
chí cho tỉnh mình như:
+ Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh do cố giáo sư Trần Văn Giàu
chủ biên, xuất bản năm 1987 tại Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Địa chí tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Sở văn hóa
thông tin Tây Ninh và viện Khoa Học Xã Hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh thực
hiện, xuất bản vào năm 2006 tại Nxb Tây Ninh.
+ Địa chí tỉnh Bình Dương xuất bản năm 2010, do Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương chịu trách nhiệm và xuất bản tại Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
+ Địa chí tỉnh Đồng Nai gồm 5 tập, do Ban Thường Vụ tỉnh Ủy tỉnh Đồng
Nai chịu trách nhiệm chính, với sự chủ biên của các tác giả: Huỳnh Ngọc Trảng
(tập 1), Nguyễn Yên Tri (tập 2), Đỗ Bá Nghiệp (tập 3), Thái Doãn Mười (tập 4),
Huỳnh Văn Tới (tập 5), nhà xuất bản Tổng Hợp Đồng Nai xuất bản.
+ Địa chí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất
bản vào năm 2005, Thạch Phương - Nguyễn Trọng Ninh làm chủ biên.
Khu vực này chỉ còn tỉnh Bình Phước là chưa biên soạn địa chí, tuy nhiên
trước đây vào năm 1991, Địa chí tỉnh Sông Bé đã được biên soạn với sự chủ
biên của Trần Bạch Đằng, Nxb Tổng Hợp Sông Bé xuất bản. Nội dung bao gồm
cả tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Nhìn chung, trên đây là những công
trình khảo cứu công phu cung cấp những hiểu biết rất quý về lịch sử, tự nhiên,
văn hóa và con người ở mỗi tỉnh thành cụ thể trong khu vực Đông Nam Bộ.
Ngoài ra còn nhiều bài viết về Đông Nam Bộ trong các kỷ yếu hội thảo về
Nam Bộ, trong các tạp chí như Tạp chí Xưa Và Nay, Tạp chí Nghiên Cứu Lịch
Sử…. Ví dụ như:



8

+ Tạp chí Xưa và Nay số 52 năm 1998 có bài “Cù Lao Phố cảng biển đầu
tiên của Nam Bộ” của tác giả Sơn Nam. Bài viết đã trình bày khái quát về sự ra
đời, hoạt động cũng như nguyên nhân suy sụp của Cù Lao Phố; tác giả cũng
khẳng định: Cù Lao Phố là một cảng quan trọng và đầu tiên của Nam Bộ.
+ Tạp chí Xưa và Nay, số 473 năm 1998 có bài “Nguyễn Hữu Cảnh với
sự sắp đặt nền hành chính tại Đồng Nai - Gia Định” của Nguyễn Đình Tư.
Thông qua việc trình bày việc sắp đặt nền hành chính đầu tiên tại vùng đất Đồng
Nai – Gia Định của Nguyễn Hữu Cảnh, tác giả không những giúp người đọc biết
được vùng đất Đông Nam Bộ đã được chúa Nguyễn xác lập chủ quyền vào năm
1698, mà còn giúp cho hậu thế thấy được tài năng, đức độ, công lao của bậc khai
quốc công thần này.
+ Tác giả Trần Thị Bích Ngọc với bài “Vị trí chính trị - kinh tế của Sài
Gòn – Gia Định đối với Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới ở thế kỉ XVII –
XIX”, đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 6 năm 1985. Bài viết đã nêu lên
vị trí và vai trò về chính trị và kinh tế của Sài Gòn – Gia Định trong các thế kỉ kỉ
XVII – XIX.
Có thể nói, hầu hết các tác phẩm, các bài viết đều nói về quá trình khai
phá vùng đất Đông Nam Bộ, hoặc về lịch sử khai phá, hoặc về những nhân vật
có công trong quá trình khai phá, hoặc về vị trí, vai trò của một địa điểm nào đó
trong khu vực Đông Nam Bộ … nhưng chưa có tác phẩm nào đề cập một cách
tập trung, toàn diện và hệ thống về Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất
phương Nam. Vì vậy, việc chọn đề tài “Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất
phương Nam (thế kỉ XVII – XVIII)” để nghiên cứu, sẽ góp phần làm phong phú
thêm những đóng góp về quá trình mở đất, về vai trò của vùng đất đầu tiên khi
người Việt đến và định cư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


9

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất Đông Nam Bộ trong quá
trình mở đất về phương Nam vào các thế kỉ XVII – XVIII
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài là Đông Nam Bộ gồm các tỉnh thành:
thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh
và Bình Phước, ngoài ra còn có một phần của tỉnh Long An hiện nay.
Thời gian nghiên cứu của đề tài là: từ thế kỉ XVII cho đến nửa đầu thế kỉ
XVIII. Thế kỉ XVII là mốc người Việt có mặt ở Đông Nam Bộ tương đối nhiều
do cuộc hôn nhân ngoại giao của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey
Chettha II (năm 1620). Thế kỉ XVIII, là mốc công cuộc mở đất phương Nam
hoàn tất với sự kiện Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long (An Giang) cho chúa
Nguyễn (năm 1757).
Với phạm vi và thời gian đã xác định như trên, đề tài tập trung giải quyết
các vấn đề sau: tổng quan về “Đất và Người” Đông Nam Bộ, quá trình khai phá
Đông Nam Bộ trong thế kỉ XVII - XVIII và vai trò của Đông Nam Bộ trong tiến
trình mở đất phương Nam.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
- Nguồn tài liệu gốc bằng chữ Hán đã được dịch sang chữ quốc ngữ như
Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn,
Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài
Đức.
- Các công trình khoa học nghiên cứu về Đông Nam Bộ nói riêng và Nam
Bộ nói chung từ cổ trung đại đến hiện đại đã được các nhà xuất bản: như Nxb
Chính trị Quốc gia, Nxb Thời Đại, Nxb Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh…xuất bản

trên cả nước.


10

- Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ của học viên của
trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tham luận trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học về Nam Bộ và
Nam Trung Bộ.
- Bài giảng chuyên đề “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” và đề tài khoa
học cấp bộ: Chuyên đề “Những vấn đề lịch sử cần bổ sung, cập nhật cho chuyên
đề “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ XVII đến trước Cách mạng
tháng Tám 1945” của TS. Lê Huỳnh Hoa.
- Các bài viết trên các tạp chí: Nghiên Cứu Lịch Sử, Lịch Sử Đảng, Khoa
Học Xã Hội, Nghiên cứu Đông Nam Á, Xưa và Nay…
- Ngoài ra còn có các bài viết để tham khảo từ các website: Lịch Sử Đảng,
Sử Gia, Sử học Bình Dương, Khoa Sử ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Xã
hội và Nhân văn….
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó vận dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch sử, là phương pháp lịch sử kết hợp chặt
chẽ với phương pháp logic, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây:
- Thu thập, sưu tầm, nghiên cứu, xử lí các nguồn tài liệu thành văn để rút
ra các sự kiện, những tư liệu cần thiết cho đề tài.
- Trên cơ sở đó, khôi phục, miêu tả lại bức tranh tương đối đầy đủ, có hệ
thống về Đông Nam Bộ vào các thế kỷ XVII – XVIII, làm cơ sở nghiên cứu vai
trò của khu vực này trong tiến trình mở đất phương Nam.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: phương

pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh...và đặc biệt là
phương pháp liên ngành, kế thừa thành tựu nghiên cứu khảo cổ học để từ đó có
cái nhìn toàn diện về vùng đất Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất về phương


11

Nam.
5. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn bước đầu có những đóng góp sau:
- Phục dựng bức tranh tương đối đầy đủ và hệ thống về công cuộc khai
mở Đông Nam Bộ vào các thế kỷ XVII – XVIII; qua đó thấy được vị trí và vai
trò của khu vực này trong tiến trình mở đất về phương Nam.
- Tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu viết về Đông Nam Bộ vào các
thế kỉ XVII – XVIII.
- Đề tài nghiên cứu theo hướng chuyên đề, nên có thể sử dụng làm nguồn
tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập phần lịch sử dân
tộc, lịch sử địa phương trong trường phổ thông trung học (nhất là lịch sử địa
phương các tỉnh Đông Nam Bộ) cũng như ở đại học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn cơ
cấu làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về “Đất và Người” Đông Nam Bộ
1.1. Về địa danh và điều kiện địa lý – tự nhiên
1.1.1. Về địa danh Đông Nam Bộ
1.1.2. Về điều kiện địa lý - tự nhiên
1.2. Về lịch sử - dân cư
1.2.1. Đông Nam Bộ trước công nguyên
1.2.2. Đông Nam Bộ từ công nguyên đến trước thế kỉ XVII
Chương 2. Quá trình mở đất Đông Nam Bộ trong thế kỉ XVII - XVIII

2.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Tình hình trong nước
2.1.1.1. Công cuộc mở đất về phía Nam trước thời chúa Nguyễn
2.1.1.2. Trịnh - Nguyễn phân tranh
2.1.1.3. Công cuộc mở đất Nam Trung Bộ thời chúa Nguyễn


12

2.1.2. Tình hình khu vực
2.1.2.1. Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Xiêm La – Chân
Lạp – Đàng Trong của Đại Việt/
2.1.2.2. Ảnh hưởng từ luồng thương mại quốc tế biển Đông và chính
sách mở cửa của chúa Nguyễn ở Đàng Trong
2.2. Quá trình khai mở vùng đất Đông Nam Bộ
2.2.1. Sự có mặt của người Việt trên vùng đất Nam Bộ
2.2.2. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ
2.2.2.1. Những cột mốc quan trọng từ 1620 đến năm 1698
2.2.2.2. Những cột mốc quan trọng từ 1698 đến năm 1757
Chương 3. Vai trò của Đông Nam Bộ trong tiến trình mở đất phương Nam
3.1. Đông Nam Bộ là nơi dừng chân đầu tiên của lưu dân, di dân người Việt.
3.2. Đông Nam Bộ là nơi trung chuyển di dân trên con đường khai phá vùng
đất Nam Bộ.
3.3. Đông Nam Bộ là điểm xuất phát của việc xác lập chủ quyền của Đại Việt
trên vùng đất phương Nam.
3.4. Đông Nam Bộ là cửa ngõ thông thương của Nam Bộ, của Đàng Trong
với nước ngoài.
3.5. Đông Nam Bộ là nơi nơi hội nhập của cộng đồng các dân tộc trên vùng
đất phương Nam.



13

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ “ĐẤT VÀ NGƯỜI” ĐÔNG NAM BỘ
CHO ĐẾN THẾ KỈ XVII
Thông thường khi tìm hiểu về vùng miền nào đó, nhà nghiên cứu thường
bắt đầu tìm hiểu về “đất và người” của vùng đất đó. Đối với vùng Đông Nam Bộ
trong tiến trình mở đất về phương Nam cũng vậy. Luận văn trước hết xin trình
bày về “đất và người” Đông Nam Bộ bao gồm các nội dung cơ bản như: địa
danh Đông Nam Bộ, điều kiện địa lý – tự nhiên và lịch sử - dân cư của vùng
Đông Nam Bộ.
1.1. Về địa danh và điều kiện địa lý – tự nhiên
1.1.1. Về địa danh “Đông Nam Bộ”
Tên gọi Đông Nam Bộ không xuất hiện cùng lúc với sự xuất lộ của vùng
đất này, tên gọi này xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta đã mấy thế kỉ và cũng đã
có biết bao thay đổi về đơn vị hành chính và phạm vi lãnh thổ. Theo thư tịch cổ,
vào đầu thế kỉ XIX, ở Việt Nam xuất hiện tên đất Nam Kỳ với nghĩa là đất kỳ
phụ (gần kinh kỳ) ở phía Nam. Nó xuất hiện bằng văn tự khi nhà Nguyễn định lệ
treo cờ và bắn súng ở đài Trấn Hải, nằm ở phía bắc cửa biển Thuận An, xây năm
Gia Long thứ 12 “Các hạng thuyền ghe công sai vận tải tầm thường như Nam
Kỳ tự Quảng Nam đến Bình Thuận, Bắc Kỳ tự Quảng Trị đến Ninh Bình, bang
thuyền đi lại đều không phải treo cờ bắn súng” [80, tr.21]. Lúc đầu nhà Nguyễn
chia Nam Kỳ từ Quảng Nam đến Gia Định thành 12 tỉnh hạ. Đến năm Minh
Mạng thứ 13 (1832), Nam Kỳ gồm 6 tỉnh (Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Long,
Định Tường, An Giang, Hà Tiên) nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục Tỉnh.
[80, tr.393-394, 418-419]. Về sau thời Pháp thuộc, địa danh Nam Kỳ được
người Pháp quan niệm khác. Nam Kỳ bắt nguồn từ tiếng Pháp là Cochinchine,
tên này được giải thích theo nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, giả thuyết phổ
biến nhất là tên gọi Cochin hay Cocin gốc từ Coci là phiên âm của chữ Giao



14

Chỉ. Để tránh nhầm lẫn với thành phố cảng Cochi của Ấn Độ, người phương
Tây thêm hậu tố chine/china (Trung Hoa), ý nói Cochin gần Trung Hoa. Từ
Cochinchine (hoặc các biến thể Cocinchina, Cauchinchina, Cochinchina) ban
đầu dùng để gọi toàn bộ Việt Nam. Đến đầu thế kỉ XVII, khi Trịnh - Nguyễn
phân tranh, nước Việt Nam phân đôi thành Đàng Trong, Đàng Ngoài, thì
Cochinchine được dùng để chỉ Đàng Trong, còn Tokin chỉ Đàng Ngoài. Về sau
Cochinchine được dùng để chỉ Nam Kỳ, khi đó An Nam dùng để chỉ Trung Kỳ.
Tên Nam Kỳ được Pháp dùng lại khi thực hiện chính sách cai trị, chia cắt Việt
Nam thành ba miền và áp đặt bộ máy hành chính thuộc địa. Theo đó tên Đông
Nam Kỳ cũng xuất hiện dùng để chỉ vùng đất thuộc Nam Kỳ của Việt Nam, sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên gọi Nam Kỳ được thay thế bằng Nam Bộ
[14, tr.156].
Tên gọi Đông Nam Bộ lần lượt dùng để chỉ các vùng đất khác nhau, theo
sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 -1825) thì Gia Định
thuộc khu vực sao Khiên Ngưu, sao này có 6 ngôi, có lẽ vì thế mà triều Nguyễn
chia Nam Bộ làm 6 tỉnh và thường gọi là Nam Kỳ lục tỉnh. Trong quá trình Pháp
thực hiện cuộc xâm chiếm Việt Nam, Nam Bộ có 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định,
Định Tường (Miền Đông), Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (Miền Tây). Sau khi
chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp đã xóa bỏ cách phân chia địa giới hành
chính cũ của triều Nguyễn, đặc biệt là sau khi xác lập sự thống trị hoàn toàn trên
phạm vi toàn cõi Việt Nam. Việc gọi Nam Kỳ (và Trung Kỳ, Bắc Kỳ) theo một
nghĩa hoàn toàn khác, gắn với việc Pháp thực thi chính sách thuộc địa đối với
Nam Kỳ và chế độ bảo hộ đối với Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Việc phân chia Nam Kỳ
thành Miền Đông, Miền Tây lúc này mới trở thành chính thức. Trong thời kỳ
Pháp thuộc, Biên Hòa được chia thành ba tỉnh là: Biên Hòa, Bà Rịa và Thủ Dầu
Một; Gia Định chia làm bốn tỉnh là: Gia Định, Chợ Lớn, Long An và Tây Ninh

[14, tr.158].


15

Thoạt đầu là miền Đông dùng để chỉ bốn tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một,
Biên Hòa và Bà Rịa, khi Pháp đổi từ “hạt” hay “tiểu khu” thành “tỉnh” vào năm
1900. Năm 1951, Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ (thuộc chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) chia Liên khu Nam Bộ thành 2 phân liên
khu. Trong đó phân liên khu Miền Đông gồm 5 tỉnh: Gia Định Ninh (Gia Định
và Tây Ninh), Thủ Biên (Thủ Dầu Một và Biên Hòa), Bà - Chợ (Bà Rịa – Chợ
Lớn), Mỹ Tho và Châu Long Sa [14, tr.157]. “Năm 1954, liên tỉnh ủy Miền
Đông đã tiến hành tách lập các tỉnh trực thuộc gồm 7 tỉnh: Tân An, Chợ Lớn,
Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa, Tây Ninh và Gia Định” [61, tr.65]. Tháng 7
năm 1960, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Khu ủy Miền Đông Nam Bộ và
bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng Đông Nam Bộ (quân khu Miền Đông
Nam Bộ), căn cứ khu ủy và sở chỉ huy quân khu đóng tại Suối Linh chiến khu Đ
[14, tr.157].
Năm 1957, khu vực này mang tên Miền Đông Nam phần, đại diện bởi
Tòa Đại biểu Chính phủ cho 13 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, Gia Định, Tây
Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên
Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Khu vực này là một đơn
vị hành chánh của Việt Nam Cộng hòa [141].
Năm 1963, đơn vị Miền Đông Nam phần bị xóa bỏ tuy danh từ này vẫn
thông dụng, chỉ định khu vực địa lý.
Từ năm 1966 - 1975, Miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô
thành Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu
Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An.
Năm 1975, miền Đông gồm 4 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh (tỉnh Gia
Định, Đô thành Sài Gòn và 1 phần tỉnh Hậu Nghĩa), Sông Bé (gồm tỉnh Bình

Dương, Bình Long và Phước Long), Tây Ninh, Đồng Nai (gồm Biên Hòa, Long
Khánh và Phước Tuy). Tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào tỉnh Thuận Hải thuộc miền
Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ [141].


16

Năm 1991, miền Đông Nam Bộ gồm 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh,
Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến năm 1997, miền
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu [141].
Ngày nay, Đông Nam Bộ là một trong 8 vùng địa lý của Việt Nam, là một
trong hai phần của Nam Bộ. Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và một thành phố:
“Bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây
Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu” [103, tr.176]. Đông Nam Bộ cận kề với
3 vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long;
đây là vùng đầu mối giao thông thuận tiện về đường bộ, đường thủy, đường sắt
và đường hàng không với nội địa và nước ngoài. Cũng vì vị trí này, mà ông cha
ta xưa đã rất có lý khi chọn Đông Nam Bộ làm vùng đất đứng chân đầu tiên
trong quá trình Nam tiến.
Như vậy, việc xác định vùng Đông Nam Bộ kể trên có căn cứ lịch sử dựa
trên sự phân chia theo địa lý, hành chính. Vào cuối năm 1990, khi quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ từ năm 1997 đến năm
2010, “có 3 tỉnh bổ sung vào vùng này là Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh
Thuận” [145]. Tuy nhiên đây chỉ là sự sắp xếp phục vụ cho việc quy hoạch phát
triển vùng kinh tế - xã hội, chính vì vậy, đôi lúc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
được xếp vào vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng được xếp vào vùng Tây
Nguyên [14, tr.159].
Theo tài liệu của tổng cục thống kê trước đây (và một số ít khác dựa theo
tài liệu của Tổng cục thống kê) xếp hai tỉnh thuộc Nam Trung Bộ này vào miền

Đông Nam Bộ. Nhiều người cho rằng sự sắp xếp này là thiếu thuyết phục cả về
mặt địa lý cũng như lịch sử. Xét về mặt địa lý, ranh giới giữa Nam Bộ và Trung
Bộ đi theo vệt hướng Bắc Nam là hợp lý, nếu ghép Bình Thuận, Ninh Thuận vào
Đông Nam Bộ thì sẽ có một vùng ăn sâu về phía Đông là không hợp lý. Xét về
mặt lịch sử, thì tỉnh Bình Thuận (bao gồm cả phủ Ninh Thuận) chỉ được xếp vào


17

Nam Bộ trong khoảng một năm (1883 -1884) sau đó trả về cho Trung Bộ cho tới
nay. Hiện tổng cục thống kê, trong mục đơn vị hành chính đã xếp Ninh Thuận,
Bình Thuận vào nhóm Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, tách biệt với
Đông Nam Bộ. Hiện nay đa số sách báo, trong đó có cả sách giáo khoa, từ điển
bách khoa Việt Nam, từ điển bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận
và Ninh Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực nam) Trung Bộ [14, tr. 160].
1.1.2. Về điều kiện địa lý, tự nhiên
Về điều kiện địa lý, Đông Nam Bộ nằm phía Đông Bắc của Nam Bộ, phía
Bắc và phía Tây giáp Campuchia, phía Nam và Tây Nam giáp đồng bằng sông
Cửu Long. Phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên; phía Đông và Đông Nam giáp
với Nam Trung Bộ và biển Đông.
Về địa hình, vùng Đông Nam Bộ nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông. Địa
hình Đông Nam Bộ là một dải đất cao hơi lượn sóng chuyển tiếp từ cao nguyên
Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng đồng bằng đồi lượn
sóng thoải và đồi thấp bóc mòn (Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai) chuyển dần
lên cao nguyên badan dạng vòm (Lộc Ninh, Phước Long - Bình Phước). Địa
hình cao dần từ Tây Nam lên Đông Bắc, độ cao phổ biến giao động từ 5m đến
200m, bề mặt địa hình bị chia cắt yếu và nghiêng dần từ Đông Bắc đến Tây
Nam, ở miền này rải rác có một số ngọn núi đơn độc vươn cao trên đồng bằng,
các ngọn núi này cao dưới 1000m như: núi Chứa Chan cao 387 m, Gia Kiệm cao
831m (Đồng Nai), núi Bà Rá cao 736 m (Bình Phước), núi Bà Đen cao 986 m

(Tây Ninh), núi Ông cao 284,6 m, núi Cậu cao 155m (Bình Dương), núi Dinh
cao 504 m, núi Mây Táo cao 704 m (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Vùng Đông Nam Bộ trải dài từ 105049’ đến 107035’ kinh độ đông và từ
10020’ đến 12017’ vĩ độ bắc, diện tích toàn vùng là 23.563,5 km2, Đông Nam Bộ
chiếm khoảng 20.3% tổng diện tích đất Việt Nam. Đây là vùng tương đối bằng
phẳng, ít bị chia cắt và nhận bức xạ mặt trời ở mức cao nhất Việt Nam (hơn
130Kcal/cm3/ năm) nên đây là vùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vì thế,


18

cư dân Việt khi đến đây vào cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII đã có thể chọn
đây làm địa điểm dừng chân, khai phá và tồn tại ở vùng đất mới này.
Vùng này có một hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Đồng
Nai. Ngoài ra, nơi đây còn có một mạng lưới kênh mương chằng chịt. Sông
Đồng Nai là con sông lớn thứ hai của miền Nam Việt Nam, diện tích lưu vực tới
40 nghìn km2, lưu lượng bình quân 982 m3/s, tổng lượng dòng chảy đạt tới 31 tỉ
m3 [102, tr.326]. Sông Đồng Nai dài 850 km, bắt nguồn từ cao nguyên
Langbiang (Đà Lạt – Lâm Đồng) do hai nhánh Đa Dung và Đa Nhim hợp thành.
Sông Đồng Nai còn được tiếp nước từ một phụ lưu khác là sông La Ngà từ cao
nguyên đổ xuống nên có nhiều ghềnh thác. Ở đoạn uốn khúc giữa đồng bằng,
sông Đồng Nai tiếp nhận thêm nước của Sông Bé rồi hội lưu với sông Sài Gòn
tại Nhà Bè. Từ đây sông thông ra biển bằng nhiều nhánh (lớn nhất là sông Lòng
Tàu), chảy qua vùng rừng Sác rồi đổ ra biển ở vịnh Đồng Tranh và vịnh Rành
Gái.
Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước,
Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Các phụ lưu chính của sông
này gồm sông Đa Nhim, Sông Bé, Sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và
sông Vàm Cỏ. Sông Đồng Nai hợp lưu với sông Sài Gòn thành sông Nhà Bè,
cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 5km về phía Đông Nam. Sông

Nhà Bè chảy ra biển Đông qua 2 ngả chính: sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu.
Sông Soài Rạp dài 59 km, rộng trung bình 2 km, lòng sông cạn, tốc độ dòng
chảy chậm, đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2000 – 3000m, sâu 68m) ở huyện Cần Giờ. Sông Lòng Tàu đổ ra vịnh Rành Gái, dài 56 km, bề rộng
trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, trung bình 12m, có nơi tới 29m, sông có độ
sâu và chiều rộng lý tưởng cho những tàu bè có trọng tải hàng chục ngàn tấn lưu
thông từ biển vào cảng Sài Gòn. Các phân lưu của sông Đồng Nai không chỉ có
sông Lòng Tàu, Sông Ngã Bảy, sông Soài Rạp (sông Soi), sông Đồng Tranh,
sông Thị Vải…mà còn hệ thống sông Vàm Cỏ bao gồm Vàm Cỏ Đông và Vàm


19

Cỏ Tây. “Vàm Cỏ Đông chảy qua Phước Vinh, Gò Dầu Hạ (Tây Ninh) qua Trà
Cú, Bến Lức (Hậu Nghĩa – Long An), còn Vàm Cỏ Tây chảy qua giữa hai tỉnh
Đồng Tháp và Long An, qua Mộc Hóa, Tân An để sau đó hai dòng gặp nhau tại
Xóm Giềng (nằm giữa Tân Trụ và Cần Giuộc) thành Vàm Cỏ Lớn, đổ ra biển
cùng sông Đồng Nai (sông Nhà Bè) ở cửa Soài Rạp” [107, tr.58].
Một phần mạng lưới sông, suối trong vùng chịu ảnh hưởng chế độ bán
nhật triều, mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu
vào các kênh rạch nhỏ, tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp cũng như
giao thông. Khi triều lên dòng nước chảy ngược. Nhờ thủy triều mà dòng sông
sâu, thuyền lớn có thể ngược hai sông Vàm Cỏ đến biên giới Việt – Campuchia,
ngược sông Đồng Nai đến Biên Hòa, ngược sông Sài Gòn đến Bình Dương...
Nói chung, các con sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai tạo thành mạng lưới
giao thông đường thủy của các tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng như góp phần tạo
nên những vùng đất đai màu mỡ, trù phú có thể trồng cây ăn quả như Tân Triều,
Lái Thiêu…
Hệ thống sông Đồng Nai phù sa không nhiều lắm, do đó không đủ để bồi
đắp cho những cánh đồng hai bên sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm
Cỏ Tây. Tuy nhiên, cả 4 con sông lớn này đều đổ dồn về một hướng với tốc độ

chậm dần, tạo nên sự hội tụ phù sa ở các cửa sông, chúng được thủy triều bồi,
đắp cát thành những gờ cao ở ven biển, chặn phù sa các sông ngòi, luồng lạch
tạo thành vùng ngưng đọng sình lầy ở bên trong, tạo nên quá trình hình thành
vùng rừng Sác. Quá trình vận động của những con nước biển Đông diễn ra trong
điều kiện nóng ẩm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đó là điều kiện để
thảm thực vật đặc biệt nảy sinh ở vùng các cửa sông, với các loài cây nước mặn,
có bộ rễ phát triển như xú vẹt, mắm, đước…Đó là vương quốc của các loài cá
tôm và loài nhuyễn thể như trai ốc, sò, điệp…[107, tr.58]. Từ xa xưa chúng đã
phong phú, đa dạng trong vẻ hoang sơ thiên phú và lực lượng di dân người Việt


×