Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nghiên cứu đa dạng và sinh thái họ bìm bìm (convolvulaceae juss 1789) tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.4 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Trần Ngọc Hồng

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VÀ SINH THÁI
HỌ BÌM BÌM (Convolvulaceae Juss. 1789)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Trần Ngọc Hồng
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VÀ SINH THÁI
HỌ BÌM BÌM (Convolvulaceae Juss. 1789)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số : 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. TRẦN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS.Trần
Hợp, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh, khoa Sinh, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện để tôi thực hiện luận văn trong thời gian cho phép. Tôi cũng xin
cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, khích lệ giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2012.

Trần Ngọc Hồng


ii

DANH LỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.1 Hình thái của loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer
Hình 3.2 Hình vẽ loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer
Hình 3.3 Sinh thái và phân bố của loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer
Hình 3.4 Hình thái của loài Dichondra renpens Forst.

Hình 3.5 Hình vẽ loài Dichondra repens Forst.
Hình 3.6 Sinh thái và phân bố của loài Dichondra repens Forst.
Hình 3.7 Hình thái của loài Hewittia scandens (Milne) Mabberly
Hình 3.8 Hình vẽ loài Hewittia scandens (Milne) Mabberly
Hình 3.9 Sinh thái và phân bố của loài Hewittia scandens (Milne) Mabberly
Hình 3.10 Hình thái loài Ipomoea aquatica Forsk
Hình 3.11 Hình vẽ loài Ipomoea aquatica Forsk
Hình 3.12 Sinh thái và phân bố loài Ipomoea aquatica Forsk
Hình 3.13 Hình thái loài Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk
Hình 3.14 Hình vẽ loài Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk
Hình 3.15 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk
Hình 3.16 Hình thái loài Ipomoea cairica (L) Sweet
Hình 3.17 Hình vẽ loài Ipomoea cairica (L) Sweet


iii

Hình 3.18 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea cairica (L) Sweet
Hình 3.19 Hình thái loài Ipomoea carnea subsp. Fistulosa (Choisy) Austin
Hình 3.20 Hình vẽ loài Ipomoea carnea subsp. Fistulosa ( Choisy) Austin
Hình 3.21 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea carnea subsp. Fistulosa (Choisy)
Austin
Hình 3.22 Hình thái loài Ipomoea congesta R. Br.
Hình 3.23 Hình vẽ loài Ipomoea congesta R. Br.
Hình 3.24 Phân bố sinh thái của loài Ipomoea congesta R. Br.
Hình 3.25 Hình thái loài Ipomoea hederifolia L
Hình 3.26 Phân bố và sinh thái của loài Ipomoea hederifolia L
Hình 3.27 Hình thái của loài Ipomoea maxima (L.f.) Don in Sw.
Hình 3.28 Hình vẽ của loài Ipomoea maxima (L.f.) Don in Sw.
Hình 3.29 Phân bố và sinh thái của loài Ipomoea maxima (L.f.) Don in Sw.

Hình 3.30 Hình thái của loài Ipomoea nil (L.) Roth.
Hình 3.31 Hình thái của loài Ipomoea nil (L.) Roth.
Hình 3.32 Hình vẽ loài Ipomoea nil (L.) Roth.
Hình 3.33 Phân bố và sinh thái của loài Ipomoea nil (L.) Roth. [Pharbitis nil (L.)
Choisy ]
Hình 3.35 Hình thái của loài Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.
Hình 3.34 Hình vẽ loài Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.
Hình 3.36 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.


iv

Hình 3.37 Hình thái của loài Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br.
Hình 3.38 Hình vẽ loài Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br.
Hình 3.39 Phân bố và sinh thái của loài Ipomoea pes-caprae (L.) R. Br.
Hình 3.40 Hình vẽ loài Ipomoea triloba L.
Hình 3.41 Hình thái của loài Ipomoea triloba L.
Hình 3.42 Sinh thái và phân bố của loài Ipomoea triloba L.
Hình 3.43 Hình thái của loài Impomoea quamoclit L.
Hình 3.44 hình vẽ loài Impomoea quamoclit L.
Hình 3.45 Sinh thái và phân bố của loài Impomoea quamoclit L.
Hình 3.46 Hình thái của loài Xenostegia tridentata (L.) D.F Austin et Staples
Hình 3.47 Hình vẽ loài Xenostegia tridentata (L.) D.F Austin et Staples
Hình 3.48 Sinh thái và phân bố của loài Xenostegia tridentata (L.) D.F Austin et
Staples
Phụ lục hình Hình 3.49 Tiêu bản khô loài Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer
Phụ lục hình Hình 3.50 Tiêu bản khô loài Hewittia scandens (Milne) Mabberly
Phụ lục hình Hình 3.51 Tiêu bản khô loài Ipomoea aquatica Forsk
Phụ lục hình Hình 3.52 Tiêu bản khô loài Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk
Phụ lục hình Hình 3.53 Tiêu bản khô loài Ipomoea carnea subsp. Fistulosa (

Choisy) Austin
Phụ lục hình Hình 3.54 Tiêu bản khô loài Ipomoea cairica (L) Sweet
Phụ lục hình Hình 3.55 Tiêu bản khô loài Ipomoea maxima (L.f.) Don in Sw.


v

Phụ lục hình Hình 3.56 Tiêu bản khô loài Impomoea quamoclit L.
Phụ lục hình Hình 3.57 Tiêu bản khô loài Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br.
Phụ lục hình Hình 3.58 Tiêu bản khô loài Ipomoea triloba L.
Phụ lục hình Hình 3.59 Tiêu bản khô loài Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.
Phụ lục hình Hình 3.60 Tiêu bản khô loài Xenostegia tridentata (L.) D.F Austin et
Staples


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GPS

: Máy định vị toàn cầu (Global Positioning System).

IUCN (09)

: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới, năm 2009 (The International
Union for Conservation of Nature).

NXB

: Nhà xuất bản.


TP.HCM

: Thành Phố Hồ Chí Minh

VQG

: Vườn quốc gia.


vii

MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1

1.2

Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2

1.3

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2

1.4

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2


1.5

Đóng góp mới của đề tài................................................................................2

1.6

Bố cục của đề tài :..........................................................................................2

Chương 2 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1

Điều kiện tự nhiên của Thành Phố Hồ Chí Minh ............................................3

2.1.1

Vị trí Địa lý .............................................................................................3

2.1.2

Khí hậu ....................................................................................................5

2.1.3

Địa hình...................................................................................................5

2.1.4

Đất đai .....................................................................................................6

2.1.5


Thủy văn .................................................................................................6

2.1.6

Hệ thực vật ..............................................................................................7

2.1.7

Hệ động vật .............................................................................................8

2.2 Sơ lược những nghiên cứu về họ Bìm Bìm (Convolvulaceae ) trên thế giới
và Việt Nam .............................................................................................................9
2.2.1

Thế giới ...................................................................................................9

2.2.2

Việt Nam ...............................................................................................10

Chương 3 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 13
3.1

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................13

3.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................13


3.2.1

Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ..............................................13


viii

3.2.2

Phương pháp ghi nhật kí .......................................................................14

3.2.3

Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ...............................15

3.2.4

Phương pháp tham khảo tài liệu ...........................................................16

3.2.5

Phương pháp chấm điểm phân bố các loài ...........................................16

3.2.6

Dụng cụ, hóa chất cần thiết cho việc thực hiện đề tài ..........................16

3.2.7

Xác định tuyến đi thực địa ....................................................................17


3.2.8

Thời gian thực địa .................................................................................17

3.3

Đặc điểm chung của họ Bìm bìm ( Convolvulaceae Juss.) .........................18

3.3.1

Hình thái: ..............................................................................................18

3.3.2

Khóa tra các chi trong họ Bìm bìm có ở thành phố Hồ Chí Minh .......19

3.3.3

Sinh học và sinh thái: ............................................................................19

3.3.4

Phân bố: ................................................................................................20

3.3.5

Công dụng của các loài: ........................................................................20

Chương 4 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 21

4.1

Thành phần loài thuộc họ Bìm bìm ở thành phố Hồ Chí Minh ...................21

4.1.1

Argyreia nervosa (Burm.f.) Bojer [A.speciosa Sweet] .........................21

4.1.2

Dichondra repens Forst. .......................................................................24

4.1.3

Hewittia scandens (Milne) Mabberly . .................................................29

4.1.4

Ipomoea aquatica Forsk. ......................................................................33

4.1.5

Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk. ....................................................37

4.1.6

Ipomoea cairica (L) Sweet ...................................................................42

4.1.7 Ipomoea carnea subsp. Fistulosa (Choisy) Austin [ I. crassicaulis
(Benth.) Roxb.] ...................................................................................................46

4.1.8

Ipomoea congesta R. Br........................................................................49

4.1.9

Ipomoea hederifolia L. .........................................................................53


ix

4.1.10 Ipomoea maxima (L.f.) Don in Sw. Bìm nhỏ .......................................56
4.1.11 Ipomoea nil (L.) Roth. [ Pharbitis nil (L.) Choisy ] .............................60
4.1.12 Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl. ........................................................65
4.1.13 Ipomoea pes-caprae(L.) R. Br. .............................................................69
4.1.14 Ipomoea triloba L. ................................................................................74
4.1.15 Ipomoea quamoclit L. ...........................................................................78
4.1.16 Xenostegia tridentata (L.) D.F Austin et Staples .................................82
4.2

Thảo luận .....................................................................................................85

Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 87
5.1

Kết luận........................................................................................................87

5.2

Kiến nghị .....................................................................................................87


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 89


1

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú, có nhiều giá trị khoa học, thực
tiễn đối với con người. Con người luôn muốn khám phá tự nhiên nhằm tìm hiểu
những giá trị thực tiễn ấy, đồng thời để bảo tồn và sử dụng bền vững những gì mà
thiên nhiên ban tặng. Hiện nay khi nghiên cứu các loài sinh vật người ta chủ yếu
quan tâm nhiều đến các hệ thực vật trong các khu vực Vườn Quốc Gia, khu Bảo
Tồn….. trong đó các dạng sống cây gỗ, các loài động vật bậc cao là các đối tượng
được chú ý đặc biệt, mà chưa thật sự quan tâm nhiều đến những hệ sinh thái đồi
hoang, đồng cỏ dại. Đặc biệt các loài cây thân thảo, cây bụi, cây leo mọc rải rác ở
khắp mọi nơi, chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và sâu rộng, tuy nhiên một
taxon của hệ thực vật nào, dù nhỏ cũng cũng đóng vai trò nhất định trong tự nhiên
và tiềm năng sử dụng sau này, có khi còn gấp bội các loài cây gỗ (các lâm sản ngoài
gỗ).
Họ Bìm bìm (Convolvulaceae) là một họ thực vật gồm những loài có dạng
sống chủ yếu bằng dây leo cũng nằm trong hoàn cảnh như vậy, ít được chú ý khi
nghiên cứu trong thảm thực vật của các khu bảo tồn, các vùng ven ở các tỉnh thành.
Nhưng đây là một họ có nhiều loài cây có giá trị sử dụng như: làm thuốc chữa bệnh,
làm lương thực cho người và gia súc, làm cảnh, trong đó nhiều loài còn nhiều khả
năng trong y học mà chưa khám phá hết. Các loài cây thuộc họ này thường mọc
hoang ở nhiều nơi, leo quấn ở hàng rào hoặc các bụi cây khác, phân bố rộng rãi ở
các vùng đất trống, bãi hoang ven rừng. Ở các quận huyện ngoại thành của TP
HCM, chúng phát triển khá nhiều và có nhiều tiềm năng kinh tế đáng kể, đặc biệt
các vùng ven đô thị lớn (một số là cây theo người). Thế nhưng vẫn chưa có những

nghiên cứu sâu về họ này, đặc biệt thống kê thành phần các loài trong họ này, vì thế
chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ Bìm Bìm (
Convolvulaceae Juss. 1789) tại Thành phố Hồ Chí Minh” .


2

1.2 Mục tiêu của đề tài
Điều tra, thu mẫu, miêu tả, định danh để xác định thành phần các Taxon điều tra
được.
Nghiên cứu, ghi chép các đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng các
taxon điều tra được của họ Bìm bìm( Convolvulaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các Taxon trong họ Bìm bìm

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu tại các huyện : Thủ Đức, Củ Chi, Bình
Chánh, Cần Giờ, Thanh Đa, quận 12, Hocmôn và các khu công viên, vườn hoa, nhà
vườn trong nội thành.

1.5 Đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về họ Bìm bìm ở thành phố Hồ Chí Minh.
Mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố của họ Bìm bìm.
Ghi nhận, định danh và xác định phân bố mới cho 16 loài.

1.6

Bố cục của đề tài :
Chương I- Mở đầu

Chương II – Tổng quan tài liệu.
Chương III – Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương IV – Kết quả và thảo luận
Chương V – Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo .
Phụ lục.


3

Chương 2 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên của Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Vị trí Địa lý
Toạ độ địa lý:
TP.HCM nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10°10' – 10°38' vĩ độ Bắc và
106°22' – 106°54' kinh độ Đông.
Phạm vi ranh giới: Thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
- Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
- Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,
- Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Nam giáp biển Đông)
- Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.


4

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh
( Nguồn />


5

2.1.2 Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo. Lượng bức xạ hằng năm tương đối lớn, khoảng 140 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình trong ngày khoảng 6/24h. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 28oC. Nhiệt
độ cao nhất khoảng 32oC, vào tháng 6 hằng năm. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 23oC,
thường rơi vào tháng 12 hằng năm. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong
năm thấp, khoảng 2 - 3oC.
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.931mm/năm, phân bố
không đều theo thời gian và không gian. Theo thời gian, khoảng 90% lượng mưa
trong năm tập trung vào mùa mưa. Theo không gian, lượng mưa có xu hướng tăng
dần từ Tây Nam lên Đông Bắc. Các huyện phía Nam và Tây Nam của thành phố
như: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lượng mưa tương đối thấp, khoảng 1.000 1.400 mm/năm. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc như Củ Chi, Hóc Môn
lượng mưa thường đạt trên 2.000 mm/năm.
2.1.3 Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Nam Trung Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình thuộc dạng đồng bằng thấp, nhiều nơi còn
là vùng trũng. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, bị chia cắt mạnh bởi mạng
lưới sông ngòi, kênh rạch. Chiều cao địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, độ dốc không lớn lắm.
Địa hình đồi bóc mòn: phân bố nhiều nhất ở khu vực Long Bình, quận Thủ Đức.
Đặc trưng cho dạng địa hình này là các đồi hình bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải cao từ
20 - 25 m, bề mặt bị phong hoá mạnh, dễ bị bóc mòn, rửa trôi.
Địa hình đồng bằng thềm với 3 bậc khác nhau: bậc 1 phân bố ở huyện Bình
Chánh, phía Đông huyện Hóc Môn, phía Nam huyện Củ Chi, quận Thủ Đức và toàn
bộ huyện Nhà Bè, độ cao trung bình 1m được cấu tạo bởi trầm tích hỗn hợp sông và
biển. Bậc 2 phân bố chủ yếu ở khu vực nội thành và chạy dọc theo các thung lũng



6

sông thuộc huyện Củ Chi, độ cao trung bình từ 3-8m, tăng dần từ nội thành ra ngoại
thành. Bậc 3 phân bố ở huyện Củ Chi và một phần quận Thủ Đức, độ cao khác nhau
trung bình từ 5 - 25 m.
Địa hình đầm lầy kéo dài từ Thái Mỹ đến nông trường Lê Minh Xuân; vùng đầm
lầy bãi bồi ven biển ở huyện Cần Giờ với độ cao 0,5 - 1 m và các giồng cát ven
biển.
2.1.4 Đất đai
Đất đai của thành phố được chia thành 4 nhóm chính: nhóm đất phèn, nhóm đất
phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất mặn.
Nhóm đất phèn chiếm khoảng 27,5%, đang được cải tạo và khai thác ở các huyện
ngoại thành như: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh.
- Nhóm đất phù sa ít bị nhiễm phèn chiếm diện tích tương đối nhỏ, khoảng 12,6%
tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.
- Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ chiếm khoàng 19,3%.
- Nhóm đất mặn chiếm 12,2%, tập trung ở huyện Cần Giờ
Ngoài ra, thành phố còn có một số nhóm đất khác chiếm khoảng 28,4% diện
tích còn lại như: đất đỏ vàng phân bố ở vùng gò đồi thuộc huyện Củ Chi và quận
Thủ Đức, đất cát tập trung ở vùng ven biển huyện Cần Giờ, gần sông suối.
2.1.5 Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của thành phố chịu tác động qua lại bởi hệ thống sông Đồng
Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, cùng với thuỷ triều. Hầu hết các kênh
rạch và một phần hạ lưu sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đều chịu ảnh hưởng của thuỷ
triều. Thành phố Hồ Chí Minh còn có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm viên, hợp lưu bởi nhiều sông
khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s,
hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính
của thành phố.



7

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quảng, chảy qua Thủ Dầu Một đến
Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố
dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại
thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m.
Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối
thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh
là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy
ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái
chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống
kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham
Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ,
Kênh Ðôi...
2.1.6 Hệ thực vật
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở TP.HCM, có thể khái
quát hóa thành ba kiểu sinh thái, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật
rừng tiêu biểu:
- Rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa: hệ sinh thái rừng này vốn có ở Củ Chi và
Thủ Ðức.
- Rừng úng phèn: thảm thực vật rừng tự nhiên trên vùng đất phèn TP.HCM
rất nghèo nàn. Các cánh rừng Tràm tự nhiên (Melaleuca cajuputi) trên dải diện tích
rộng lớn khi xưa ở tây nam Củ Chi, Bình Chánh, Hóc môn, Nhà Bè, do khai thác và
canh tác của con người. Nay hầu như không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở
dạng chồi bụi, hoặc một vài ha rừng tràm trồng còn được bảo tồn ở trạm thí nghiệm
Tân Tạo (Bình Chánh).
- Rừng ngập mặn: tập trung ở huyện Cần Giờ ( phía nam TP) vốn là rừng

nguyên sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi cửa


8

sông ven biển, trong chiến tranh đã bị tàn phá do chất độc hóa học (thuốc khai
quang). Sau giải phóng (1975) đã được trồng lại với loài ưu thế là cây đước
(Rhizophora apiculata) có kích thước lớn. Hiện nay, theo điều tra của “ Dự án bảo
tồn thiên nhiên” (2004) hệ thực vật khá phong phú: 104 loài thuộc 48 họ.
2.1.7 Hệ động vật
Theo nguồn kỷ yếu hội thảo khoa học Đại học Tôn Đức Thắng, 5/2012 do
các tác giả Phạm Văn Miên( Viện Khoa học môi trường và phát triển), Nguyễn Thị
Mai Linh, Phạm Anh Đức(Khoa môi trường và bảo hộ Lao động – Đại học Tôn
Đức Thắng) thực hiện thống kê, đánh giá tính đa dạng của các nhóm sinh vật phổ
biến ở TP.HCM đã lập ra danh mục thành phần loài các nhóm sinh vật gồm :
Động vật không xương sống : 668 loài
Lớp cá : 173 loài
Lớp lưỡng cư : 14 loài
Lớp bò sát : 60 loài
Lớp chim : 142 loài
Lớp thú : 41 loài
Trong đó, có 10 loài cá, 17 loài bò sát, 2 loài chim và 9 loài thú quý, hiếm có
tên trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ IUCN, Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính
phủ, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ hoặc Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Có thể xem đây là danh mục thành phần loài tương đối đầy đủ và chính xác
về mặt phân loại học và danh pháp của các nhóm sinh vật ở Thành phố Hồ Chí
Minh.Tuy nhiên, cho tới nay nhiều nhóm sinh vật có tầm quan trọng về mặt y học,
nông nghiệp và đời sống còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và tu chỉnh lại về mặt
phân loại và danh pháp: động vật nguyên sinh, nấm, rêu, địa y, côn trùng…



9

2.2 Sơ lược những nghiên cứu về họ Bìm Bìm (Convolvulaceae ) trên thế
giới và Việt Nam
2.2.1 Thế giới
Họ Bìm bìm(Convolvulaceae) được H. Jussieu định tên vào năm 1789 trên
cơ sở khi chia Convovulus L. Sau đó họ Bìm bìm được xếp theo nhiều hệ thống
sinh khác nhau và được dùng cho đến ngày nay.
Hệ thống sinh G.Bentham và J.D.Hooker trong “Genera Plantarum 18621883” xếp trong bộ Polemoniales – Bicarpellatae – Gamopetalae
Hệ thống sinh C.G. de Dalla Torre và H. Harms trong “Genera
Siphonogamarum

ad

Systema

Englerianum

Conscripta(

1900-1907)”:

họ

Convolvulaceae cùng họ Polemoniaceae được xếp trong Convolvulineae –
Tubiflorae – Metachlamydeae .
Hệ


thống

sinh

D.A.Young

trong

Phytologia

51:

65-

156(1982)

Convolvulaceae – Solanales – Solananae – Rosidae
Hệ thống sinh R.M.T. Dahlgren trong “Nordic J.Bot.3:119 – 149(1983) họ
Bìm Bìm(Convolvulaceae) tách ra Cuscutaceae, xếp trong bộ Solanales –
Solaniflorae.
Hệ thống sinh A. Takhtajan trong “Systema Magnoliophytorum” (1987)
Convolvulaceae tách riêng Cuscutaceae, được xếp trong bộ Convolvulales,
Solananae – Lamiidae – Magnoliopsida
Hệ thống sinh A. Cronquist trong“ The Evolution and Classification of
Flowering Plants ” (1989) Convolvulaceae tách riêng Cuscutaceae xếp trong bộ
Solanales – Asteridae
Ngày nay hầu hết các tác giả đều xếp họ Bìm bìm theo tài liệu của
R.K.Brummitt(1992) có 55 chi và trên 1500 loài. Phân bố rộng khắp thế giới, chủ
yếu ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới, ít có ở vùng Ôn đới. Chủ yếu là cây thân



10

thảo dạng dây leo, chỉ có một ít loài ở dạng cây gỗ( Humbertia Comm.ex Lam) .
Đa phần có các tuyến nhựa mủ.
Theo chúng tôi thì, việc sắp xếp của A. Takhtajan(1987) là hợp lý hơn cả,
như vậy họ Bìm bìm không bao gồm chi Cuscuta(vì đã tách thành họ Cuscutaceae)
nên chỉ tập trung nghiên cứu họ Convolvulaceae .
2.2.2 Việt Nam
Trước khi có các công trình nghiên cứu về họ Bìm bìm, thì các loài trong họ
Bìm bìm được đề cập đến rải rác trong các sách thuốc và các tài liệu về nông
nghiệp, vì họ này có một số loài là cây lương thực phổ biến hay làm thuốc, làm
cảnh.
Ở Việt Nam họ Bìm bìm được các nhà khoa học người Pháp nghiên cứu một
cách hệ thống, được trình bày trong bộ Thực vật chí Đại cương Đông Dương.
F. Gragnepain và L. Courchet trong Notulae systematicae(PharerogamicHerbier du Museum de Paris) tập III trang 134-155 giới thiệu các loài mới của họ
Bìm Bìm Châu Á.
F.Gragnepain và L.Courchet đã viết họ Bìm bìm trong Thực Vật chí đại
cương Đông Dương tập IV (1936) .
Nguyễn Tiến Bân (1997) Convolvulaceae Juss.1789 cùng với Polemoniaceae
Juss.1789; Cuscutaceae Dumort. 1829; Hydrophyllaceae R.B1.1817; Boraginaceae
Juss.1789 được xếp trong bộ Polemoniales
Võ Văn Chi trong “Tự Điển cây thuốc Việt Nam” 1999. Họ Bìm bìm
Convolvulaceae có 23 loài, (họ Tơ hồng (Cuscutaceae) có 3 loài), tổng cộng có 26
loài làm thuốc.
Phạm Hoàng Hộ trong “ Cây cỏ Việt Nam tập 2” - 2000 họ Bìm Bìm có 113
loài, 7 thứ (var) 3 loài phụ (Sspo) và họ Tơ hồng ( Cuscutaceae) có 4 loài.


11


Võ Văn Chi và Trần Hợp trong ‘‘Cây cỏ có ích ở Việt Nam’’ tập II (2002)
họ Bìm bìm có 59 loài có ích.
Đỗ Tất Lợi trong ‘‘ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam’’ – 2004 cũng
mô tả về một số loài cây trong họ Bìm bìm có giá trị làm thuốc.
Trần Hợp trong ‘‘Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí
Minh ’’ – 1998 cũng đã mô tả về một số loài trong họ Bìm bìm có thể sử dụng làm
cảnh trong thiết kế cảnh quan như: Argyreia nervosa, Ipomoea cairaca, Ipomoea
carnea, Ipomoea purpurea.
Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập III, 2005) của Đại học quốc
gia Hà Nội & Viện khoa học và công nghệ Việt Nam có khoảng 20 chi và 117 loài.
20 chi của họ Bìm Bìm (Convolvulaceae Juss.; 1789) ở Việt Nam cũng
được thống kê trong các bộ thực vật chí [25] là :
Aniseia Choisy
Argyreia Lour.
Bonamia Thouars
Cordisepalum Verdec. (bao gồm cả Cardiochlamys Oliv. )
Dichondra J.R. Forst và G. Frost.
Erycibe Roxb.
Evolvulus L.
Hewittia Wight và Arn.
Ipomoea L.
Jacquemontia Choisy


12

Lepistemon Blume
Merremia Dennst.ex Endl.
Mina Cerv. Được xếp vào Ipomoea L.

Neuropeltis Wall.
Operculina Silva Manso
Pharbitis Choisy được xếp vào Ipomoea L.
Porana Burm.f.
Stictocardia Hallier f.
Tridynamia Gagnep được xếp vào Porana Burm.f.
Xenostegia D.F.Austin và Staples
Còn lại 17 chi:
Thêm 1 chi Cuscuta L. là 18 chi. Trong các chi trên thì chi Ipomoea L. là có
số lượng loài nhiều nhất. Sơ bộ xếp họ Bìm bìm như sau: Convolvulaceae (incl.
Cuscutaceae) Bộ Bìm bìm (Convolvulales) – Bộ Cà Solananae- Phân lớp Hoa môi
Lamiidae – lớp Ngọc lan - Magnoliopsida (Dicotyledones) – Ngành Ngọc lan –
Magnoliophyta (Angiosperrnae)


13

Chương 3 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Tiến hành thu thập mẫu, làm tiêu bản, định danh, ghi chép các đặc điểm hình
thái, sinh thái, sinh học và phân bố của các taxon thuộc họ Bìm bìm
(Convolvulaceae) điều tra được ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu những giá trị sử dụng của những loài có ích trong họ họ Bìm bìm
(Convolvulaceae) ở Thành phố Hồ Chí Minh theo những tài liệu đã có.

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Thu thập mẫu thuộc các loài trong họ Bìm Bìm (Convolvulaceae) ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mỗi loài thu có đủ thân, lá, hoa và quả nếu có đủ (Có thể thu hái nhiều

lần để bổ sung).
- Chụp ảnh và các sinh cảnh có nơi thu mẫu và cả cây, hoa, quả nguyên
hay phân tích khi tìm thấy ngoài tự nhiên.
- Dùng máy xác định tọa độ GPS xác định tọa độ của các loài tìm thấy.
- Mỗi mẫu thu được sẽ cho vào túi polyetylen riêng cột lại, sau đó để
chung vào một túi đựng mẫu lớn hơn để tránh nhằm lẫn giữa các mẫu và mẫu không
bị khô. Sau mỗi ngày thực địa, mỗi mẫu cho vào giữa vài tờ giấy báo, vuốt cho
thẳng, gấp lại, và ghi số hiệu mẫu, cứ khoảng 20 mẫu cho vào 1 cặp kẹp gỗ buột
chặt lại.
- Mẫu thu được không ép kịp trong ngày thì gói vào các tờ giấy báo và đổ
cồn 70o cho thấm ướt các tờ giấy báo để làm mất tác dụng của các enzim gây rụng
lá và mẫu không bị khô héo, hôm sau sẽ xử lý tiếp.


14

- Hoa, quả của những mẫu giống nhau cho vào lọ nhỏ chứa foocmon 5% ,
hoặc cồn có ghi số hiệu mẫu để giữ lâu, dùng cho việc phân tích cấu tạo hoa, quả.
3.2.2 Phương pháp ghi nhật kí
- Ghi chép những đặc điểm về hình thái, sinh thái, sinh học, chấm điểm
phân bố trên bản đồ của các mẫu tìm thấy, nhất là những đặc điểm dễ mất đi ở tiêu
bản khô: Màu sắc, hình dạng thân, lá, hoa, quả, …
- Dùng phiếu mô tả cây để tránh bỏ sót những điểm quan trọng trong quá trình
mô tả.
- Phiếu mô tả gồm những nội dung sau:

PHIẾU MÔ TẢ CÂY
- Số hiệu:

Ngày thu hái:


- Nơi lấy:

Người thu mẫu:

- Tên thông thường:
- Tên khoa học:
- Sinh cảnh:
- Phân bố:
- Tọa độ GPS:
- Đặc điểm hình thái:
+ Dạng sống:

Họ: Convolvulaceae


×