Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu truyện ngắn alphonse daudet dưới góc độ tự sự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.14 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG OANH

NGHIÊN CỨU TRUYỆN NGẮN
ALPHONSE DAUDET
DƯỚI GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀNG OANH

NGHIÊN CỨU TRUYỆN NGẮN
ALPHONSE DAUDET
DƯỚI GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN HỮU HIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các ý kiến của tôi trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kì công
trình nào khác.
HOÀNG OANH

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, người đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, cùng
Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn quan
tâm, ủng hộ tôi. Bên cạnh đó, tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
chia sẻ, động viên tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm
của quý Thầy cô và bạn bè.

HOÀNG OANH

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
DẪN NHẬP .................................................................................................................. 5
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................................5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................6
3. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................9
5. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................................9
6. Bố cục của luận văn ......................................................................................................10

CHƯỚNG 1 : TRUYỆN NGẮN ALPHONSE DAUDET VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ
SÁNG TẠO ................................................................................................................ 11
1.1. Tiền đề lịch sử - Văn hóa ...........................................................................................11
1.1.1. Tiền đề lịch sử ....................................................................................................... 11
1.1.2. Tiền đề văn hóa: .................................................................................................... 13
1.2. Cảm hứng từ lòng yêu thương ..................................................................................22
1.2.1. Cảm hứng từ lòng yêu thương con người ............................................................. 23
1.2.2. Cảm hứng từ lòng yêu thương loài vật .................................................................. 32

CHƯƠNG 2: NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN ALPHONSE DAUDET ................................................................................ 36
2.1. Một ít giới thuyết về ngôi kể và điểm nhìn trong văn bản tự sự ...........................36
2.1.1. Ngôi kể trần thuật trong văn bản tự sự .................................................................. 36
2.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong văn bản tự sự.............................................................. 38
2.2. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của Alphonse Daudet .........41
2.2.1. Truyện ngắn Alphonse Daudet với người trần thuật ở ngôi thứ nhất theo điểm
nhìn đơn tuyến và đa tuyến ............................................................................................. 42

2.2.2. Truyện ngắn Alphonse Daudet với người trần thuật ở ngôi thứ ba theo điểm nhìn
bên ngoài ......................................................................................................................... 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN KHÁC CỦA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA ALPHONSE DAUDET ..................................... 63
3.1. Cốt truyện nghệ thuật trong truyện ngắn của Alphonse Daudet ..........................63
3.1.1. Cốt truyện nghệ thuật trong lí thuyết tự sự học..................................................... 63
3


3.1.2. Những đặc sắc về cốt truyện trong truyện ngắn Alphonse Daudet ....................... 64
3.2. Không gian và thời gian trong truyện ngắn của Alphonse Daudet ......................73
3.2.1. Không gian trong truyện ngắn Alphonse Daudet .................................................. 73
3.2.2. Thời gian trong truyện ngắn Alphonse Daudet ..................................................... 79
3.3. Lối kể chuyện trữ tình trầm lắng và hài hước nhẹ nhàng .....................................86

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 95

4


DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi quyết định chọn Nghiên cứu truyện ngắn Alphonse Daudet dưới góc
độ tự sự họclàm đề tài luận văn, vì những lí do sau đây:
Thứ nhất, Alphonse Daudet có một vị trí khá quan trọng trong nền văn học
thế giới nói chung và văn học Pháp nói riêng. Tác phẩm của ông đã làm say mê
bao thế hệ người đọc. Tuy vậy, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
những tác phẩm của tác giả này. Sáng tác của ông, đặc biệt là truyện ngắn mà ở đây

là tập truyện Những vì sao (bản dịch của Trần Việt và Anh Vũ) bao gồm trên dưới
bốn mươi truyện ngắn mà theo lời dịch giả: “nó gồm những truyện rút từ các tác
phẩm đã cấu thành phần di sản đẹp nhất của nhà văn”đã để lại ấn tượngsâu sắc với
chúng tôi.Alphonse Daudet đã mất hơn mười một thập kỉ,“ông yên nghỉ dưới sương
mù của thành phố Pari nhưng những trang sách của ông vẫn rạng rỡ ánh nắng vĩnh
cửu của quê hương Provence, nơi từng là ngọn nguồn cảm hứng cho một sự nghiệp
văn chương” (theo Trần Việt).Ông từng được nhận xét là: “ người thầy đáng phục về
sự rung cảm, duyên dáng và trào lộng” – một cây bút ưu tú của văn học Pháp nửa
sau thế kỉ XIX. Truyện của ông phản ánh hiện thực, cái hiện thực nhầy nhụa của xã
hội thời ấy, nhưng đâu đó vẫn lấp lánh những dòng văn đầy thi vị, tình yêu thương và
những nỗi đau rất đỗi ngọt ngào...
Như thế, khi hướng đến nghiên cứu các sáng tác của Alphonse Daudet ta như đang
lục tìm trong quá khứ những viên ngọc tuyệt vời, chỉ muốn lau mờ vết bụi thời gian và
lưu giữ những gì tươi đẹp nhất, cho hiện tại và gởi đến tương lai.
Thứ hai, Alphonse Daudet là tác giả mà bản thân tôi rất yêu mến và muốn
tìm hiểu kĩ về những tác phẩm của ông đặc biệt là truyện ngắn. Tác phẩm của
Alphonse Daudet giàu chất thơ, đằm thắm, trữ tình, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Và
bản thân tôi say mê những tác phẩm ấy.Mặt khác, Alphonse Daudet là một tác gia có
tác phẩm được chọn để giảng dạy trong nhà trường. Nên theo chúng tôi, việc nghiên
cứu về tác giả này là thật cần thiết. Hơn nữa dưới góc độ tự sự học hẳn tôi sẽ có cái
nhìn khác hơn, sâu sắc hơn về những tác phẩm của nhà văn này.
5


Thứ ba, “Tự sự học” là một lĩnh vực nghiên cứu khá thú vị. Theo GS. TS
Trần Đình Sử: “ Tự sự học là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học,
lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng “thi học” nghĩa hẹp, là
lĩnh vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu. Thi học của Arixtote xuất
hiện đã hơn 2300 năm, mà tự sự học mãi đến đầu những năm 70 thế kỉ XX mới chính
thức xuất hiện. Điều đó chứng tỏ sự lĩnh hội về nghệ thuật tự sự muộn màng đến

chừng nào. Nhưng chính vì muộn màng mà tự sự học đang trở thành một lĩnh vực
được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, trở thành bộ môn gặp vận
đỏ.”
Với đề tài này, chúng tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ bé nào đó vào việc
nghiên cứu về Alphonse Daudet – một tác giả mà tôi rất yêu mến.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu truyện ngắn Alphonse Daudet dưới góc độ tự sự
học”, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu truyện ngắn dưới góc độ tự sự học.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tuyển tập truyện ngắn Những vì sao của Alphonse Daudet do Trần Việt, Anh
Vũ dịch gồm trên 40 truyện ngắn.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Alphonse Daudet ở Việt Nam
Alphonse Daudet là một nhà văn kinh điển.Ở Việt Nam, việc dịch thuật, giới
thiệu tác phẩm Alphonse Daudet xuất hiện khá lâu.Nhưng những công trình nghiên
cứu về ông chưa nhiều. Theo thống kê của chúng tôi, hầu hết các ấn phẩm mới chỉ
dừng lại ở quy mô luận văn thạc sĩ, tham luận hội thảo, hoặc những bài nghiên cứu
nhỏ, những ghi chép cảm nhận của một số chuyên gia văn học Pháp hay những dịch
giả đã từng tham gia chuyển ngữ tác phẩm của Daudet sang tiếng Việt, rải rác trên
báo và tạp chí chuyên ngành văn học.
Đối với sách viết về Daudet, đến thời điểm này, người viết chỉ mới tiếp cận
được một số sách phê bình, bình luận ngắn về tác giả và một số tác phẩm được giảng
6


dạy trong nhà trường như quyển Phê bình, bình luận văn học: La Fontaine, A.
Daudet, G. Maupassant, Molière(1995)do Vũ Tiến Quỳnh biên soạn, Nxb Văn nghệ
TP. Hồ Chí Minh, hay ấn phẩm Tác gia, tác phẩm VHNN trong nhà trường:
Alphonse Daudet (2006) do Lê Nguyên Cẩn biên soạn, Nxb Đại học Sư

Phạm…Trong ấn phẩm này Lê Nguyên Cẩn viết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của
Daudet, đồng thời tác giả cũng đi phân tích thêm về một số tác phẩm của Daudet đã
được giảng dạy trong nhà trường. Trong Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII và XIX do
Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm chủ biên có viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Daudet. Tác giả Trần Hinh nhận định: “Trong số những nhà văn Pháp nửa sau thế kỉ
XIX mà tác phẩm in đậm nét về một vùng quê, bên cạnh Maupassant với vùng
Normandie, phải kể đến A. Daudet – nhà văn mà khi nói đến, người ta không thể nào
không nhắc tới vùng Provence, mảnh đất rực rỡ nắng gió của miền Nam nước Pháp”
[59, tr.586]. Với tập truyện Những bức thư viết từ cối xay gió của tôi Daudet đã nhận
được nhiều lời khen ngợi, trong Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII và XIX có viết : “
Những bức thư viết từ cối xay gió của tôi mở đầu trang tiểu sử rực rỡ của nhà văn, và
từ tác phẩm này Daudet mới thực sự nổi tiếng” [59, tr 593].
Cũng vậy, Nguyễn An trong Phê bình, bình luận văn học: La Fontaine, A.
Daudet, G. Maupassant, Molière cũng nói về Daudet: “Là một trong những tác giả
nổi tiếng của trào lưu hiện thực chủ nghĩa trong văn học Pháp và văn học thế giới
giữa thế kỉ XIX, Alphonse Daudet đã có những đóng góp riêng rất đáng quí cho trào
lưu văn học này và cho cả lịch sử phát triển của văn học Pháp, văn học thế giới nói
chung” [48, tr.13]. Trong Kể chuyện tác giả Văn học nước ngoài của Nxb Hội Nhà
văn (1990) có viết: “Chủ yếu, nhờ tự học, tự nghiên cứu và miệt mài làm việc,
Daudet đã có được những tác phẩm được dư luận khen ngợi. Khác với Gogol là
người thường rất thích sửa chữa, viết thêm, Daudet sáng tác có vẻ tùy hứng, sau khi
đã ngẫm nghĩ cẩn thận. Tác phẩm đã in, ông cho là ổn và rất ngại sửa chữa, vì e
rằng làm thế, chúng sẽ không còn vẻ hấp dẫn tự nhiên nữa”.
Đối với quy mô luận văn thạc sĩ, cho tới thời điểm này, người viết mới chỉ nghe
đến luận văn của Vũ Thanh Huyền: “Chất thơ trong truyện ngắn Alphonse Daudet”,

7


trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, 2006. Luận văn này triển khai làm ba chương :Chủ thể trữ

tình, Đề tài trữ tình và Trí tưởng tượng bay bổng.
Ta có thể bắt gặp những bài viết ngắn về Alphonse Daudet trên một số trang
báo mạng như:
/> /> /> />www.thaichilibrary.com/ebooks/classic/nhungcanhthuhe.pdf
tapchi.vnu.edu.vn/2_208_NN/4.pdf
Hầu hết những trang báo này chỉ nói sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của
Daudet hoặc đăng những tác phẩm của ông kèm theo vài lời nhận xét, phân tích.
3.2. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Alphonse Daudet ở nước ngoài
Chúng tôi đã tìm đọc những những quyển giáo trình văn học Pháp có uy tín như:
Lịch sử văn học Pháp của Xavier Darcos (dịch giả Lê Quang Định), Histoire de la
littérature française của Gustave Lanson, A New history of French literature – giáo
trình của đại học Harvard. Nhưng có một điều lạ là những quyển sách ấy không nhắc
đến Alphonse Daudet. Như chúng ta đã biết, Alphonse Daudet là một nhà văn độc
đáo, tác phẩm của ông đã không còn xa lạ đối với những người yêu thích và quan tâm
đến văn học Pháp. Tuy vậy, theo tìm hiểu chúng tôi được biết, việc nghiên cứu bài
bản về Alphonse còn rất hạn chế ở Việt Nam và cả ở nước ngoài. Tìm hiểu trên nhiều
trang báo mạng của nước ngoài chúng tôi cũng chỉ tìm thấy rải rác những bài chủ yếu
viết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Alphonse Daudet hoặc giới thiệu tác phẩm
của ông. Do hạn chế về việc sưu tầm nguồn tài liệu và dịch thuật, tạm thời chúng tôi
chủ yếu tìm hiểu thêm về Alphonse Daudet thông qua những ebook, file word (bằng
tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), tải về trên một số trang web đáng tin cậy dưới đây:
1.
2. />3. />4. />8


.............
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các hướng, phương pháp nghiên cứu và một số thao tác
sau:
- Hướng nghiên cứu tự sự học: Chúng tôi sẽ nghiên cứu truyện ngắn Alphonse

Daudet dưới ánh sáng của lí thuyết tự sự học. Đây là hướng nghiên cứu được vận
dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: đối chiếu, so sánh nghệ thuật trần thuật
trong tác phẩm truyện ngắn Alphonse Daudet với những nhà văn cùng thời để tìm
những nét tương đồng và những điểm khác biệt.
- Phương pháp lịch sử − xã hội: Được sử dụng khi tìm hiểu về tình hình lịch sử
- xã hội Pháp thế kỉ XIX với nhiều thăng trầm, biến động. Hoàn cảnh lịch sử đã ảnh
hưởng sâu sắc đến cuộc đời và tư tưởng của nhà văn Alphonse Daudet. Nhiều truyện
ngắn của ông cũng phản ánh về tình hình xã hội thời bấy giờ.
-Thao tác thống kê, phân loại: tiến hành khảo sát,thống kê và phân loại các tiền
đề sáng tạo trong truyện ngắn Alphonse Daudet. Đồng thời theo dự kiến phương pháp
này có thể hữu ích cho chúng tôi khi tìm hiểu về phương thức trần thuật và cấu trúc
trần thuật trong truyện ngắn Alphonse Daudet.
- Thao tác phân tích – tổng hợp: phân tích tác phẩm truyện ngắn dưới góc độ tự
sự học và và đưa ra những ý khái quát.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài luận văn Nghiên cứu truyện ngắn Alphonse Daudet dưới góc độ tự sự
học mà chúng tôi nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm nghệ thuật thuật
tự sự trong truyện ngắn của Alphonse Daudet.
Chúng tôi chỉ mong luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh,
sinh viên thuộc khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn.

9


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn sẽ gồm có 3 chương, được phân bố như sau:
Chương 1: Những tiền đề sáng tạo trong truyện ngắn Alphonse Daudet
Trong chương này, chúng tôi đi vào nghiên cứu những tiền đề sáng tạo trong truyện

ngắn của Daudet mà ở đây cụ thể là tiền đề văn hóa−lịch sử và cảm hứng từ niềm thương
cảm. Cảm hứng từ niềm thương cảm những con người nghèo khổ và niềm thương cảm
loài vật đã tạo tiền đề cho nhà văn sáng tạo.
Chương 2: Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của
Alphonse Daudet
Chương thứ 2 này, chúng tôi nghiên cứu về ngôi kể và điểm nhìn trần thuật
trong truyện ngắn của Alphonse Daudet dựa trên lí thuyết ngôi kể và điểm nhìn trần
thuật trong tự sự học nói chung.
Chương 3: Các phương thức trần thuật chủ yếu trong truyện ngắn của
Alphonse Daudet
Trong chương này,đầu tiên chúng tôi sẽ trình bày đôi nét về cốt truyện nghệ
thuật trong truyện ngắn của Alphonse Daudet. Sau đó sẽ triển khai nghiên cứu các
biểu hiện về không gian và thời gian trong truyện ngắn của ông . Cuối cùng chúng
tôi nghiên cứu về lối kể chuyện trữ tình, sâu lắng và hài hước nhẹ nhàng của Daudet.

10


CHƯỚNG 1 : TRUYỆN NGẮN ALPHONSE DAUDET VÀ NHỮNG
TIỀN ĐỀ SÁNG TẠO
1.1. Tiền đề lịch sử - Văn hóa
1.1.1. Tiền đề lịch sử
Alphonse Daudet sinh năm 1840 mất năm 1897, ông sống trong một thời đại đầy
biến động, nhiều trang viết của ông in đậm dấu ấn lịch sử nước Pháp thời bấy giờ.
Nói đến thế kỉ XIX là nói đến thế kỉ với sự tiếp nối liên tục của các thể chế chính trị,
hầu hết mỗi thể chế tồn tại ngắn ngủi không quá hai mươi năm: Tổng tài
(1799−1804), Đế chế (1804−1814), Trùng hưng (1815−1830), Quân chủ tháng Bảy
(1830−1848), Cộng hòa II (1848−1851), Đế chế II (1852−1870), Cộng hòa III (từ
1870) .Trong khuôn khổ một bài luận văn, chúng tôi chỉ khái quát đôi nét về những
thể chế chính trị của nửa sau thế kỉ XIX.

Tháng chạp 1848, Louis Bonaparte trúng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống
nước Cộng hòa Pháp. Tháng 11 năm 1852 trong một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu
thông qua việc thành lập Đế chế II, Louis Bonaparte lên ngôi hoàng đế, xưng là
Napoléon III. Sự kiện lịch sử này là một cột mốc quan trọng đánh dấu một bước phát
triển mới của xã hội tư sản. Nền kinh tế có những bước tiến vượt bậc, xã hội phồn
thịnh hơn, nhưng sự phồn thịnh ấy được xây dựng bằng những cuộc đàn áp, bóc
lột…Một xã hội của sự bất công được tô vẽ bởi lớp vỏ hoa mĩ, một xã hội thiếu thốn
tình người ! Đế chế II đưa ra khẩu hiệu “Đế chế là hòa bình” nhưng lại thường xuyên
gây chiến: cùng Đế quốc Anh tham gia chiến tranh Crưm (1854−1856), chống Nga
hoàng,

đánh

Trung

Quốc

(1857−1860),

tiến

hành

xâm

lược

Đông

Dương(1859−1862)…Tháng bảy năm 1870, Napoleon mạo hiểm tuyên chiến với

Phổ, thua liên tiếp và phải đầu hàng nhục nhã. Nhân dân Paris vô cùng căm phẫn,
biểu tình đòi phế truất Napoleon III, nền Đế chế sụp đổ, nền Cộng hòa III được thành
lập. “Coi quần chúng cách mạng là mối đe dọa nguy hiểm hơn quân xâm lược,
“Chính phủ Quốc phòng” đầu hàng nước Phổ, để rảnh tay đàn áp cách mạng. Nhân
dân Paris thành lập Vệ quốc tự vũ trang chống quân Phổ bảo vệ thành phố bị bao
vây…Nhân dân lao động làm chủ Paris, bầu Hội đồng Công xã vào ngày 26 tháng
11


ba. Ngày 21 tháng năm, sau một tuần lễ “chiến đấu đẫm máu” , Công xã bị tiêu diệt”
[7, tr.288].
Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870−1871) gây bao đau thương mất mát. Daudet
sống và cảm nhận được không khí ảm đạm, ngột ngạt…trong những ngày Paris bị
vây hãm. Ông có nhiều truyện ngắn viết về đề tài này như Đầu hàng, Dân binh, Tên
lính Phổ của Belide, Những kẻ đào tẩu khỏi Paris… Hòa chung lòng căm thù giặc
Phổ với những người dân yêu nước, ngòi bút của Daudet viết về quân Phổ với thái độ
khinh ghét. Ông thật sự thất vọng về những “nhà cầm quyền” của nước Pháp lúc bấy
giờ. Trong truyện ngắn Đầu hàng ông viết: “Tôi không rõ ở nhà hát lớn Bordeaux
người ta sẽ hát các anh nghe cái điệu vênh vang gì về Paris bị vây hãm rồi đầu hàng;
nhưng nếu anh muốn nghe một lần cho rõ tôi nghĩ thế nào về thiên anh hùng ca thảm
hại ấy thì đây, xin vắn tắt vài câu: Các tướng lĩnh tài ba nhà ta − quỉ tha ma bắt họ
đi ! – đã bảo vệ thủ đô cứ như thể họ bảo vệ Medie, Tun hoặc Verdun vậy, nghĩa là
theo một bản điều lệnh chiến đấu nọ mà các ngài ấy thủ trong mũ kepi từ thuở ra
trường: Điều I: “Một cứ điểm bị bao vây không bao giờ tự giải vây được”. Và họ đã
xuất phát từ đó để tìm cách giải vây”[9,tr.198]. Đến với tác phẩm Ván bi – a, sự lên
án còn đanh thép hơn, khi ngoài kia dân binh đang dầm mình trong mưa gió chờ đợi
lệnh của các quan tham mưu thì bọn quan quyền ấy đang làm gì ? Họ đang mải chơi
bi – a ! Mặc kệ sự sống chết của dân binh, mặc kệ quân giặc đang tiến đánh…những
kẻ cầm quyền thật đáng bị nguyền rủa.
Công xã Paris nổ ra, một sự kiện “chấn động cả loài người” lại “không mỉm

cười với A. Daudet” (dẫn theo Trần Hinh). Phản ứng trước bạo lực cách mạng,
Daudet dường như thu mình lại, ông không có thái độ dứt khoát ,“ông nghi ngờ, chán
ghét nền Cộng hòa nhưng không tán thành Công xã” . Đứng trước những biến động
của thời cuộc, Daudet “ca ngợi tính nhẫn nhục chịu đựng, ưa sự thầm lặng lẻ loi hơn
là sự ồn ào, bạo động, tìm lí tưởng sống trong sự êm ấm gia đình và hạnh phúc nhỏ
nhoi” [59, tr.591]. Con người ấy với tư tưởng hướng nội, dường như mỗi biến động
xảy ra đều tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của ông. Daudet bắt đầu hoài niệm
về quá khứ , nhiều trang viết của ông về thời kì này nhuốm màu u buồn, hoài nghi,
chán nản.
12


Alphonse Daudet đã phác họa bức chân dung của thời đại bằng những nét vẽ
chân thực nhất, xót xa nhất, đem đến cho người đọc cái nhìn cảm đầy cảm thông đối
với những người dân nghèo. Ông viết những câu chuyện cảm động về lòng yêu
nước, yêu những giá trị làm nên niềm tự hào dân tộc như Buổi học cuối cùng, Cuộc
vây hãm Berlin…Trong tác phẩm Buổi học cuối cùng, Daudet gián tiếp đưa vào đó
thông điệp của F. Mistral :“Nếu họ giữ vững tiếng nói của họ, họ giữ cái chìa khóa
để giải thoát họ khỏi xiềng xích”. Lòng yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc qua nhân
vật thầy giáo Hamel thật cảm động.
Nền Cộng hòa III là thời kì bành trướng của chủ nghĩa tư bản Pháp. Công cuộc
chinh phục thuộc địa được chú trọng từ thời Đế chế II nay trở thành quốc sách. Đế
quốc Pháp áp đặt nền bảo hộ ở Tunisie năm 1881, ở Ai Cập năm 1882, ở Đông
Dương năm 1885, ở Madagascar năm 1895…Thực tế đây là một nền cộng hòa không
được nhân dân yêu mến và vấp phải nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó nổi tiếng nhất
là vụ Dreyfus năm 1894, khi một sĩ quan người Do Thái trong quân đội Pháp bị bắt
lầm do tình nghi làm gián điệp cho Đức…Vụ án này đã làm bầu không khí nước
Pháp sôi sục, mãi đến mười hai năm sau vụ án mới kết thúc một cách công bằng.
Năm 1897, Alphonse Daudet – nhà văn của chúng ta đã “yên nghỉ dưới lớp sương mù
của thành phố Paris”, ông đã ra đi mãi mãi. Và sau đó, nước Pháp khẽ trở mình để

chuẩn bị bước sang thế kỉ XX.
Có thể nói, nhiều sáng tác của Alphonse Daudet chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
những biến động của xã hội thời bấy giờ. Ông luôn dõi theo từng bước thăng trầm
của quê hương mình, tác phẩm của ông in đậm dấu ấn lịch sử. Trước dòng chảy lịch
sử ấy, Daudet bộc lộ nhiều thất vọng, chán nản vì những đổi thay không mong muốn
mà quê hương ông đang phải oằn mình gánh chịu. Tiền đề lịch sử mở đường cho
những sáng tạo của Daudet.
1.1.2. Tiền đề văn hóa:
1.1.2.1. Thiên nhiên tươi đẹp hữu tình
Pháp là một quốc gia Tây Âu, phía Đông giáp với Đức, Thụy Sĩ và Ý, phía
Đông Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Bắc giáp với biển Manche, eo biển Dover và
13


biển Bắc; phía Đông Bắc giáp với Bỉ, Luxembourg và Đức; phía Nam giáp với Tây
Ban Nha và phía Tây giáp với vịnh Biscay. Đất nước này có hình dạng như gần như
hình lục giác.
Địa hình đa dạng của lục địa nước Pháp có thể chia thành chín vùng khác nhau,
mỗi vùng đều có những vẻ đẹp riêng của nó: Vùng đồi núi Brittany –Normandy nằm
ở vùng tây bắc nước Pháp – xứ sở của những ngọn đồi thấp, những bình nguyên
nhấp nhô và những bãi biển gồ ghề, lởm chởm.Vùng đồng bằng Bắc Pháp – trung
tâm của nước Pháp về mặt địa lí và cũng là trung tâm văn hóa và tri thức của cả nước.
Nơi đây có thủ đô Paris đẹp rực rỡ, tráng lệ. Bao quanh Paris là vùng lòng chảo đất
đai màu mỡ. Vùng cao nguyên Đông Bắc với những cánh rừng rậm rạp bị cắt ngang
bởi rặng núi Arden và Vosge. Vùng thung lũng Rhone – Saone có trung tâm là thành
phố Lyon. Tiếp đến là vùng Alps và Jura với những ngọn núi cao quanh năm tuyết
phủ. Vùng núi hoang sơ Pyrésnées ở phía Tây Nam. Vùng đất thấp Aquatania với
những rừng cây bạt ngàn , những đồng bằng nhấp nhô, những bãi biển trải dài và
những cồn cát khổng lồ…Đặc biệt không thể không nói đến đó là vùng Riviera hay
còn gọi là vùng Địa Trung Hải –một miền đất đẹp đến khó tin. Khu vực Provence

nằm ở nơi đây có phong cảnh hữu tình, với những ngọn đồi đầy hương thơm của thảo
mộc, rực rỡ ánh nắng là nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ, văn nhân. Và mảnh đất
Provence này chính là quê hương yêu dấu của Alphonse Daudet.
Provence – một vùng đất xinh đẹp, nên thơ. Xứ sở này được biết đến với sự
yên bình, êm ả. Alphonse Daudet yêu tha thiết cảnh vật và con người ở miền Nam
nước Pháp. Ông lớn lên giữa những cành ô liu và dâu, giữa những vườn nho trĩu trái.
Ông hít thở một thứ không khí say người của hạnh nhân. “Ông yêu những thảm cỏ
dày, giữa những bóng cây, lớp bụi trắng của những con đường lớn, những dãy đồi
miên man dưới nắng. Ông say sưa với cuộc sống trên mảnh đất giống như xứ Hy Lạp
này. Đó là một cậu bé nồng nhiệt và hay giễu cợt, một thứ thần Điền dã nhỏ tuổi”
[48, tr.109]. Alphonse Daudet kể về nơi mình sinh sống – cái không gian đẹp như mơ
thế này: “Tôi sống cách xa sương mù Paris hàng ngàn dặm, trên một ngọn đồi rực rỡ
nắng vàng, giữa xứ sở của tiếng trống và rượu nho hương. Quanh tôi, toàn chỉ là
nắng và nhạc; tôi có dàn nhạc của chim bạc bụng; những cuộc hợp tấu của chích
14


chòe; buổi sáng chim mỏ nhát cất lời ca: Curơli ! Curơli!, buổi trưa đến lượt ve sầu,
rồi tiếng tiêu của mục đồng và tiếng cười của các cô gái tóc nâu xinh đẹp vang lên
trong vườn nho…” [9, tr.126]
Miền đất rực rỡ nắng và gió ấy phải chăng đã làm cho tâm hồn Daudet dịu
dàng hơn ? Tập truyện ngắn Những bức thư viết từ cối xay gió của tôiđược lấy cảm
hứng từ chính miền đấy Provence này. Ông đã viết những dòng văn du dương như
một bản nhạc trữ tình: “ Chính từ chỗ này đây mà tôi viết thư cho bạn, cánh cửa lớn
mở toang đón ánh mặt trời ấm áp. Một rừng thông xinh đẹp chói chang ánh sáng,
chạy thoai thoải trước mặt tôi đến tận chân đèo…Xa xa văng vẳng tiếng sáo, tiếng
chim mỏ nhát trong búi oải hương, tiếng nhạc la trên đường cái quan…Tất cả cảnh
vật nên thơ xứ Provence này chỉ sống nhờ ánh sáng [9, tr.16]. Chính thứ ánh sáng
diệu kì trên quê hương Provence đã nuôi dưỡng tâm hồn Daudet. Thứ ánh sáng tươi
đẹp ấy đã theo ông suốt cả cuộc đời và làm sáng lấp lánh những trang viết của ông.

Có thể nói trong tập truyện ngắn Những bức thư viết từ cối xay gió của tôi, Daudet
thật sự đã đem đến cho người đọc niềm vui thích khi được thỏa thuê chiêm ngắm
cảnh vật tuyệt vời nơi xứ sở đầy hoa thơm cỏ ngọt – Provence. Daudet say mê kể về
miền đất ấy: “Lại còn cả hoa nữa!...Những bông cát cánh đại đóa xanh lơ, những
đóa lồng đèn có đài hoa dài đỏ thắm, bạt ngàn rừng hoa dại căng mật nồng say
ngất” (Trích Con dê của ông Seguin)[9, tr.33]. Trong truyện ngắnQuan huyện
xuống xã, Daudet kể về một ông quan huyện đi kinh lý, trên đường đi ông đang cố
soạn một bài diễn văn, nhưng phía chân đồi, cảnh vật tuyệt vời đã làm cho ông mê
mẩn, không rời đi được. Daudet miêu tả không gian làm lay động lòng người với
“những bông hoa tím nho nhỏ vươn cành lên”, “còn những dòng suối thì hòa cho
ông nghe một khúc nhạc thần tiên dưới lớp rêu; và trên đầu ông, hàng đàn chim gõ
kiến bay đến đậu trên cành, hót cho ông nghe những làn điệu hay nhất”.
Hay trong Thi sĩ Mistral, ông có những dòng viết về xứ sở này: “Provence –
xứ Provence của biển, xứ Provence của núi – với những sự tích, phong tục, tập quán,
những truyện huyền thoại, những cảnh vật của nó, cả một dân tộc thuần phác và tự
do đã tìm được nhà thơ lớn của mình trước khi bị mai một…”[9, tr.138]. Từ thủơ ấu
thơ, Daudet đã may mắn được được tiếp xúc với một nền văn hóa dân gian giàu có
15


của quê hương mình, được nghe nhiều sự tích, huyền thoại của vùng Provence thân
thương. Nền văn hóa giàu có ấy đã thấm nhuần vào tâm tư, tình cảm của Daudet.
Truyện ngắn của Daudet thường mang nỗi niềm hoài niệm về quá khứ, ông không
nguôi tiếc nuối về những giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một theo thời gian.
Quê hương tươi đẹp đã đem đến cho Daudet cảm hứng để ông sáng tác, tiếp thêm sức
mạnh cho tâm hồn ông. Người đọc dễ dàng nhận ra những hoài niệm về quá khứ êm
đềm cũng như cái nhìn trân trọng đối với mỗi con người, mỗi cảnh vật ở miền
Provence ấy qua nhiều trang viết của Daudet.
Ông từng thốt lên rằng: “Tôi sẽ nhớ mãi suốt đời mình cái lối đi dọc hành lang
mát rượi và yên tĩnh , bức tường quét vôi hồng, mảnh vườn tận phía sau rung rinh

qua tấm màn màu sáng và những bông hoa, những chiếc đàn vĩ cầm vẽ trên khắp các
ô tường đã phai màu.” [9, tr.106] Cảnh vật giản dị có sức lôi cuốn lạ kì. Miền Nam
nước Pháp – xứ sở đã đi vào thơ, vào nhạc; nơi đây người ta sống nhờ vào đất mẹ, họ
trồng trọt và chăn nuôi… Rồi cùng nhau tưng bừng mở hội: “Vào ngày lễ thánh Eloi,
ông tổ nội trợ. Cả trang trại tưng bừng vui chơi, có rượu nho Châteauneuf cho mọi
người và rượu vang chín uống như nước mưa từ trên trời đổ xuống. Rồi pháo nổ ran,
pháo bông sáng rực trên sân, đèn lồng rực rỡ treo đầy cành cây sên” [9, tr.60]. Điều
đó cho thấy thiên nhiên ưu đãi con người biết bao ! Đất đai màu mỡ nuôi dưỡng
những mầm cây, đem hoa thơm trái ngọt cho con người. Daudet biết ơn miền đất quê
hương mình. Ông lưu giữ tất cả những kỉ niệm tươi đẹp nơi đây.Và sau những
chuyến đi đến các miền đất khác, Daudet trở về với những hoài niệm không dứt
được. Những cảnh sắc thân quen, từng con đường nhỏ, từng khóm hoa, từng cánh
bướm nhỏ chao nghiêng…cũng làm nhà văn động lòng.
Trên quê hương yêu dấu của mình, Daudet đã được sống những tháng ngày
bình yên nhất. Ông tận hưởng và viết những gì mình say mê. Dịch giả Trần Việt nhận
xét về tập truyện ngắn Những lá thư viết từ cối xay gió của tôicủa Daudet:“Mỗi
trang ở đây là một bài thơ về quê hương − xứ Provence – trang này sáng láng cảnh

đẹp, trang kia đậm đà những truyện cổ dân gian, những tập tục, nhưng trang nào

cũng là những người phương Nam bình thường và chất phác làm nhân vật trung tâm
trong các đối tượng được miêu tả”. Truyện ngắn của Daudet chắt lọc tinh hoa văn
16


hóa của xứ sở quê hương. Có những bức tranh quê cổ kính, đẹp nhưng đượm buồn;
lại có những bức tranh tươi vui, mới lạ…được vẽ nên từ ngòi bút của một thiên tài.
Daudet nhận ra từng sự thay đổi, từng cái chuyển mình rất khẽ của vùng quê
Provence thân thương và dường như chúng ta nghe được cả tiếng thở dài của nhà văn
khi đọc những dòng ông viết trong tác phẩmCa khúc bằng văn xuôi : “Sớm nay, mở

cửa nhìn ra, xung quanh chiếc cối xay của tôi, sương đã đọng lại thành tấm thảm lớn
trắng xóa, cỏ ánh lên và kêu lạo xạo dưới gót chân như tiếng kính vỡ; cả trái đồi run
lên vì lạnh…Quê hương Provence yêu dấu của tôi thay hình đổi dạng trong một ngày
thành một miền phương Bắc; và chính ở dưới những hàng thông viền rèm sương
tuyết ấy, giữa những búi oải hương nở những chùm hoa đá, tôi đã viết hai ca khúc
theo cách suy tưởng hơi có tính cách Phổ”[9, tr.116].Cảnh vật và con người như hòa
chung tâm trạng, cùng chung hơi thở, cùng chung cảm nhận trước những đổi thay của
thời cuộc. Daudet viết bằng tất cả niềm yêu thương, trìu mến…Tình yêu quê hương
ấy thật đáng trân trọng!
1.1.2.2 Đôi nét về nền văn học Pháp nửa cuối thế kỉ XIX
Văn học nửa cuối thế kỉ XIX với sự xuất hiện của các trào lưu, trường phái văn
học: chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng, nhóm Thi sơn (Parnasse).
Sau thất bại của cách mạng 1848, văn học có những chuyển biến đáng kể. Chủ
nghĩa tự nhiên xuất hiện và tồn tại khoảng những năm 1860 − 1880. Chủ nghĩa tự
nhiên ra đời trong hoàn cảnh phần nhiều các nhà văn mất niềm tin vào các thuyết xã
hội và dần đặt lòng tin vào khoa học. “ Đồng thời, với sự phát triển của khoa học tự
nhiên, đặc biệt là sinh học và y học, với ảnh hưởng của triết học thực chứng của A.
Comte và sự vận dụng luận điểm thực chứng vào văn học nghệ thuật của H. Taine,
một số nhà văn hướng mối quan tâm nghiên cứu con người sang một bình diện không
phải bình diện xã hội: bình diện sinh lí” [59, tr.322].Những nhà văn tiêu biểu của chủ
nghĩa tự nhiên phải kể đến : Emile Zola (1840-1890), hai anh em Edmond (18221896) và Jules de Goncout (1830-1870) …Đi tìm hiểu về bản năng và cảm nhận sự
bất lực của con người trước bản năng, trước những qui luật sinh học “có tính định
mệnh”, văn học của chủ nghĩa tự nhiên ít nhiều nhuốm màu u ám, bi quan.

17


Nhóm Thi sơn ra đời từ ý định của mấy nhà thơ trẻ muốn tập hợp những vần
thơ mới. Sự xuất hiện của nhóm Thi sơn được đánh dấu bằng tuyển tập Thi sơn
đương đại đầu tiên xuất bản năm 1866. Những nhà thơ đại diện cho nhóm này là:

Leconte de Lisle, Théophile Gautier…“Tuy không đồng nhất, không có một hệ thống
lí luận, nhóm Thi sơn vẫn qui tụ một số khuynh hướng chủ yếu trong thơ ca những
năm 60 của thế kỉ. Có thể thấy khá rõ bốn quan niệm chính, cũng là những phản ứng
chống chủ nghĩa lãng mạn bị coi là lỗi thời, dù nhiều thành viên của nhóm từng là
nhà thơ lãng mạn và vẫn giữ hoài niệm về trào lưu này: tách biệt khỏi xã hội và công
chúng, chống thái độ nhập cuộc và sứ mệnh lịch sử của nhà thơ; sự vô ngã, chống
việc lạm dụng cái Tôi, tôn sùng cái Đẹp tuyệt đối, chống lối hoa mĩ giả tạo, đề cao
lao động nghề nghiệp và khoa học, chống sự tự do, dễ dãi”[59, tr.336].Để hướng tới
cái đẹp, phái này chú trọng hoàn chỉnh hình thức nghệ thuật, tác phẩm ra đời đòi hỏi
có sự đầu tư hết sức kĩ lưỡng, công phu...
Chủ nghĩa tượng trưng là một thuật ngữ nhiều nghĩa chỉ một trào lưu không
thuần nhất, gồm những lực lượng cách tân trong nghệ thuật – thơ, kịch, tiểu thuyết,
hội họa – vào khoảng hai chục năm cuối thế kỉ XIX. Chủ nghĩa tượng trưng dựa trên
cái nhìn chủ quan tuyệt đối về thế giới, thơ ca không có nhiệm vụ miêu tả cái thế giới
gọi là “thực tại” mà ngược lại, lập nên một “thực tại” khác, thực hơn [59, tr.341].
Các nhà thơ đại diện cho trào lưu này là Charles Baudelaire, Arthur Rimbaud,
Stéphane Mallarmé, Paul Verlaine…
Thơ tượng trưng đi tìm cái mơ hồ, huyền ảo, là sự tìm kiếm không chỉ cho
người làm thơ mà còn cho người đọc. Thơ là gợi cảm, thơ là ám thị, “khả giải, bất
khả tận giải” (theo Chế Lan Viên). Những vần thơ đi theo chiều sâu của tâm linh…
Một trong những nét cơ bản của thơ tượng trưng là cảm quan tương ứng, xem thơ
như một thứ âm nhạc mới. Nhà thơ Paul Verlaine là người nói rất nhiều về vấn đề
“âm nhạc trong thơ tượng trưng”. Theo ông nhờ nhạc tính mà thơ có thể trực tiếp tác
động đến giác quan, người ta cảm nhận được âm nhạc trong thơ mơ hồ nhưng trọn
vẹn; quay về với âm nhạc là quay về với bản năng nguyên thủy của thơ. La Fontaine
cũng nói: “Chẳng có thơ nào không có nhạc”. Thơ tượng trưng gợi sự liên tưởng một

18



cách tức khắc, bất ngờ ; dùng ngôn ngữ mang tính cảm giác, ngôn ngữ đánh thức giác
quan.
Alphonse Daudet là nhà văn nửa sau thế kỉ XIX nhưng tác phẩm của lại mang
dấu ấn của dòng văn học những thế kỉ trước. Bạn thân của Daudet là A. France đã
nhận định về ông : “Ông A. Daudet có những nét của Saint Simon và Michelet”
(Saint Simon (1675-1755) là nhà văn Pháp và Michelet (1798-1874) là nhà sử học
Pháp). Ông có “dấu hiệu” của một nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn với thái độ
không chấp nhận thực tại, nhân vật trong tác phẩm của ông thường là “những người
đơn độc và u buồn hoặc mơ màng, ẩn dật”. Daudet loay hoay tìm kiếm cho mình một
hướng đi, một lí tưởng sống khác, luôn hoài niệm quá khứ, nuối tiếc trước cảnh cũ
người xưa. Đôi khi người đọc dễ nhận ra vẻ trầm ngâm suy tưởng qua từng trang
truyện ngắn của Daudet. Trong khi nhiều nhà văn cùng thời đặt niềm tin vào khoa
học, hướng cái nhìn về tương lai thì Daudet lại là một nhà văn “hoài cổ”, ông có xu
hướng quay về với quá khứ, với những giá trị văn hóa tốt đẹp còn in dấu trong tâm
hồn ông.
1.1.2.3. Về tôn giáo
Pháp là một nước Thiên Chúa giáo.Trước 1789 nhà thờ giữ vị trí quan trọng,
chi phối các hoạt động của quốc gia. Thiên Chúa giáo được coi là quốc giáo, các vị
vua tự xưng là con cả của nhà thờ. Nửa sau thế kỉ XIX, giáo hội không còn chi phối
nhiều về lĩnh vực chính trị, tuy nhiên đạo Thiên Chúa vẫn giữ được vị trí trong lòng
người dân. Những ngày lễ trọng đại của Giáo Hội trở thành quốc lễ, và được kỉ niệm
rất trọng thể. Thế giới quan của Alphonse Daudet cũng bị chi phối nhiều từ niềm tin
tôn giáo. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm viết về vấn đề này.
Tìm hiểu về Thiên Chúa giáo, chúng tôi được biết người theo đạo Thiên Chúa
được gọi là Tín hữu KI−TÔ (hay KI-TÔ hữu), họ một lòng tin tưởng, tôn kính, mến
yêu Thiên Chúa; và đối với họ, Thiên Chúa là Đấng Tối Cao đã tạo dựng nên muôn
loài muôn, muôn vật; Thiên Chúa là Cha nhân từ hết lòng yêu thương con người.
Ngày chủ nhật là ngày dành riêng cho Chúa, nên mỗi Tín hữu sẽ đến Thánh Đường
để tham dự Thánh lễ, dâng lời ngợi ca lên Đấng mà họ tôn thờ. Thiên Chúa giáo có
lịch công giáo riêng, một năm có nhiều mùa: Mùa giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục

19


Sinh, mùa Vọng, mùa Thường niên. Ở mỗi mùa có những ngày lễ riêng, đặc biệt
quan trọng là những ngày : Lễ Giáng Sinh (kỉ niệm ngày con Thiên Chúa xuống thế
làm người); lễ Phục Sinh (kỉ niệm ngày Chúa Jesu chịu chết để cứu chuộc nhân loại
và đã sống lại vinh quang); lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống; lễ kính Đức Mẹ; lễ
Các Thánh (kính trọng thể các thánh trên trời); lễ Cầu Hồn (cầu cho các linh hồn đã
qua đời). Ngoài ra còn có nhiều ngày lễ khác như lễ Lá, lễ Nến…đều được mừng
kính.
Niềm tin tôn giáo đã góp phần nâng đỡ con người, niềm tin vào những mầu
nhiệm của tôn giáo giúp con người hướng thiện, tránh xa tội lỗi, sửa đổi các tính hư nết
xấu. Niềm tin tôn giáo khiến những Tín hữu luôn tâm niệm rằng cuộc sống hiện tại trên
thế gian này chỉ là cuộc sống tạm, còn quê hương đích thực là ở trên Trời. Nếu họ sống
tốt lành, nhân đức và giữ vững lề luật của Thiên Chúa thì khi qua đời họ sẽ được lên
Thiên Đàng – nơi vô cùng hạnh phúc, ngược lại, họ sẽ phải sa vào luyện ngục hoặc hỏa
ngục chịu đau khổ muôn đời. (Luyện ngục là nơi thanh tẩy tội lỗi của con người. Còn
hỏa ngục là hình phạt cao nhất cho những linh hồn mà khi còn sống trên thế gian đã
phạm phải những tội trọng, gian ác, không biết ăn năn, hối cải…Nơi đây những linh
hồn ấy sẽ phải khóc lóc, nghiến răng và không còn được tha thứ nữa…).
Thời đại Khai Sáng (1684 – 1789) là thời đại gây chấn động trong lịch sử
Thiên Chúa giáo. Những nhà Cải cách tôn giáo quyết tâm nêu lên thắc mắc về những
học thuyết của giáo hội Thiên Chúa giáo. Theo quyển Lịch sử Thiên Chúa giáo của
Carol Smith và Roddy Smith : “Những lạm dụng của giáo hội mà những nhà cải
cách tôn giáo nêu ra là nghiêm trọng : buôn bán chức vụ, tham nhũng và đồi bại
trong giới giáo sĩ, giáo hoàng lạm dụng quyền hành và lạm dụng hệ xá tội. Ngay cả
những người mộ đạo nhất trong giáo hội Công giáo La Mã cũng nhận thức ra điều
đó. Công đồng Trent và nỗ lực của các tu sĩ dòng Tên là hai cố gắng nhằm sửa chữa
những vấn đề mà giáo hội xem là những vấn đề nội bộ” [50, tr.369]. Chính những sai
lầm của giới giáo chức trong giáo hội đã khiến niềm tin của nhiều giáo hữu bị lung

lay. “Một số cây bút của Thiên Chúa giáo đã viết rằng thời điểm lúc chủ nghĩa hoài
nghi của Descartes xuất hiện là một trong những ngày đen tối nhất trong thời đại
lịch sử của giáo hội. Họ nghĩ rằng sự hoài nghi của Descartes đã khởi phát một
20


chuỗi phản ứng đưa đến chủ nghĩa hoài nghi và thiếu đức tin của thời đại ngày nay”
[50, tr.418].
Như đã nói ở trên, nhiều nhà văn cùng thời đặt niềm tin vào khoa học, xa rời
tôn giáo thì Daudet lại quay về với Thiên Chúa giáo. Ông nhận ra những mặt trái mà
giáo hội đã và đang mắc phải nhưng ông vẫn giữ niềm tin vào tôn giáo và những
trang viết của ông đầy ắp suy tư. Một số tác phẩm của Alphonse Daudet có những
hình ảnh, sự kiện liên quan đến tôn giáo như Cha xứ địa phận Cucugnan, Con la cái
của Đức giáo Hoàng, Ba tiểu lễ… Tôn giáo Thiên Chúa có ảnh hưởng không nhỏ
đến những sáng tác của Daudet. Ông viết về vị cha xứ nhân từ của địa phận
Cucugnan “Vị linh mục nhân đức cảm thấy lòng tê tái và ông luôn luôn cầu Chúa
cho ông được chịu ơn Người là đừng bắt ông phải chết trước khi ông dẫn dắt được
bầy con chiên đang tản mạn của ông về nơi Người”[9, tr.96]. Vị cha xứ một lòng
theo Chúa và ông cảm thấy đau xót khi những giáo dân trong địa phận của mình ngày
một sa vào trụy lạc, quên đến nhà thờ, sống bất công với người khác, không muốn
thực hành lề luật của Hội Thánh. Địa phận Cucugnan được nói đến như một xã hội
thu nhỏ lem luốc trong những thói hư nết xấu. Nhiều kẻ được nhắc đến với tội lỗi của
mình : “Thằng Coq-Galine rượu chè be bét hay hành hạ mụ Clairon tội nghiệp ấy”;
“Pascal Doigt-de-Poix, cái gã lấy trộm ô liu của ông Julien về ép dầu ấy”; “mụ
Balet, cái mụ đi mót lúa, vừa mót vừa bốc cả nắm lúa trên đống của người ta để nhét
cho nhanh vào đầy gánh của mình”; “và Dauphine, cái mụ bán với giá cắt cổ nước
giếng của nhà mụ ấy”…[9, tr.101] Niềm tin tôn giáo khiến vị cha xứ nghĩ rằng nếu
không giúp những kẻ đang sống gian trá, tội lỗi ấy quay trở về với Chúa thì sau này
họ sẽ phải chịu những hình phạt ghê gớm nơi luyện ngục hoặc hỏa ngục. Chính
những thôi thúc ấy khiến vị cha xứ nhân từ tìm mọi cách để đưa “những con chiên

lạc” tìm đường quay đầu lại. Daudet lên lên tiếng mỉa mai Gaucher, kẻ đam mê thái
quá trò đua bò đến nỗi không còn muốn được lên thiên đường nữa, chỉ để được xem
đua bò (trong Giacgiai lọt vào nhà trời). Daudet cũng phê phán cả những linh mục
không làm tròn trách nhiệm của mình, không thể vượt qua được những cơn cám dỗ
tầm thường (trong Ba tiểu lễ). Tại sao Daudet lại viết nhiều về những câu chuyện
liên quan đến tôn giáo trong khi phần nhiều nhà văn cùng thời với ông xa rời tôn
21


giáo?! Theo cá nhân tôi, cũng dễ hiểu, bởi lẽ Daudet là một con người có tâm hồn
“hướng nội”, ông không dễ dàng tiếp nhận những tư tưởng mới mẻ. Tâm hồn nhạy
cảm của Daudet thường quay về với hồi ức và muốn lưu giữ những giá trị tinh thần
đã theo ông từ thủơ nhỏ. Chính tôn giáo đã góp phần nâng đỡ tâm hồn của Daudet.
Có thể nói thế giới quan của Daudet bị chi phối nhiều từ yếu tố tôn giáo.
1.2. Cảm hứng từ lòng yêu thương
Sophocle đã từng nói“Một từ có thể giải thoát chúng ta khỏi mọi đau khổ đó
là: yêu thương”. Yêu thương giúp đôi mắt có cái nhìn sâu sắc, vị tha hơn, yêu thương
làm trái tim con người trở nên ấm áp hơn, không còn đau khổ vì thù hận nữa. Tình
thương che phủ mọi nỗi đau đớn của con người, không còn cô đơn, không còn tranh
chấp, giành giật nữa! Mục đích của văn chương không phải là để con người tìm thấy
nhau, yêu thương và trân quí nhau sao? Tác giả văn học không phải là người thắp
ngọn lửa yêu thương cho người đọc hay sao? Có đôi khi chúng ta đưa ra những cái
nhìn phiến diện, những nhận xét vội vàng, hời hợt mà không biết rằng vô tình đã làm
tổn thương người khác; lúc đó chúng ta chưa thực sự yêu thương, chưa thực sự quan
sát bằng tất cả lòng mình…
Tác phẩm văn học thông tải cái nhìn chủ quan của tác giả về một vấn đề nào đó
mà họ quan tâm. Ta nhìn cuộc sống qua đôi mắt của nhà văn; và thông qua đôi mắt
ấy, chúng ta có thể chạm vào những khía cạnh mới lạ của cuộc sống. Lòng yêu
thương con người là đề tài muôn thuở của văn nhân, thi nhân; nhưng mỗi người có
cách viết riêng, có những cảm nhận riêng về tình thương. Không phải cứ nói thương

như ào ào suối đổ mới là thương, tình thương được tìm thấy trong những trang viết
giản dị nhất, qua những phát hiện nhỏ bé; tác giả phải đặt mình vào hoàn cảnh của
đối tượng họ nói đến mà cảm thông sâu sắc với họ. Viết về lòng yêu thương là viết về
đề tài tưởng như cũ kĩ nhưng lại chẳng cũ bao giờ…
Yêu thương suy rộng ra không phải chỉ trong mối quan hệ giữa người với
người mà còn trong tổng hòa các mối quan hệ khác. Yêu thương những con vật nhỏ
bé xung quanh ta, yêu thương những hàng cây, những đồ vật gắn bó với ta… Tình
yêu thương chi phối hành động, có yêu thương thì mới chăm sóc, nâng niu... Nhưng
22


không phải cứ nói thương là thương được, nó phải phát xuất một cách tự nhiên và
chân thật nhất từ trái tim. Văn chương cũng vậy, giả tạo cũng được thôi, nhưng dễ bị
phát hiện ra lắm, “điều gì xuất phát từ trái tim thì mới đi đến được trái tim”…
Trải qua hơn một trăm năm, những trang viết của Alphonse Daudet vẫn còn in
dấu trong lòng người đọc. Émile Zola từng khẳng định :“Lòng yêu thương những con
người bình thường, đó sẽ là cái giá trị vĩnh cửu xứng đáng của Daudet”. Tình yêu
thương được gửi gắm qua từng trang viết, vừa phơi bày hiện thực cuộc sống, vừa là
những nỗi niềm, tâm sự của nhà văn: “Những bức tranh của một thời đại mà Daudet
đã dựng nên, những bức tranh chói chang ánh mặt trời của Provence ấy không hề
phai mờ sau khoảng cách trăm năm. Sự rung động giữa những con người bình
thường trong một xã hội bất công đã trở thành một tính cách sâu đậm của nhà văn,
nối liền các thế hệ và đem lại cho ông cái giá trị vĩnh cửu.”(Theo Trần Việt).
1.2.1. Cảm hứng từ lòng yêu thương con người
Alphonse Daudet khi còn rất nhỏ đã chứng kiến cảnh cha mình – một chủ
xưởng dệt vỡ nợ và phá sản, gia đình ông lâm vào cảnh túng bấn, phải dọn đến sống
ở một khu phố tăm tối ở Lyon. Daudet sớm cảm nhận được những khắc nghiệt của
cuộc sống đói nghèo, vất vả. Mười sáu tuổi, Daudet trở thành một giám thị cho
trường thị trấn Alès. Nơi đây, Daudet đã phải chịu một năm cực nhục nhất trong suốt
cuộc đời ông, ghi lại dấu ấn trong lòng ông và sau này đã được ông kể lại trong

quyển tự thuật Chú nhóc. Thấm thía được cảnh lầm than vất vả của cuộc sống túng
thiếu, nhìn thấy đầy rẫy những bất công nên ông cảm thông sâu sắc đối với cảnh khổ
của những con người nghèo khó. Tình yêu thương con người là ngọn nguồn cảm
hứng, giúp ông sáng tác những câu chuyện xúc động, chân thật nhất… Như Evelyn
Underhill đã từng nói: “Tất cả mọi thứ đều có thể nhìn thấy dưới ánh sáng của lòng
nhân đức, và vì vậy, trong khía cạnh của cái đẹp; bởi cái đẹp là hiện thực giản đơn
được nhìn qua con mắt yêu thương.” Tác phẩm của Daudet đẹp, bởi lẽ nó được viết
ra từ lòng yêu thương.
Trong truyện ngắn của Daudet, ông thường viết về những con người bình
thường mà ông gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày có thể là những người nông dân ở
23


×