Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng mô hình ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông thôn và miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.08 KB, 81 trang )

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN
VÀ MIỀN NÚI”
_______________________________________

ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT THỰC TIỄN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KH&CN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI”
BÁO CÁO TỔNG HỢP GIAI
ĐOẠN I

Chủ nhiệm Đề tài

: TS. Bùi Mạnh Hải

Phó Chủ nhiệm Đề tài : TS. Nguyễn Văn Thu
Thư ký Đề tài

: KS. Nguyễn Văn Phú

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN
HÀ NỘI - 2001


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU


3

PHẦN I.

6

SỰ LỰA CHỌN CÁCH TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ QUY TRÌNH TỔNG KẾT THỰC HIỆN

I. Một số vấn đề lý luận về chuyển giao công nghệ vào địa
bàn nông thôn, miền núi.

7

1. Vai trò của công nghệ nghệ đối với phát triển kinh tế - xã
hội

8

2. Nhận dạng đặc điểm của địa bàn nông thôn miền núi

10

3. Mối quan hệ giữa “yếu tố nội sinh” và “ngoại viện”

13

4. Lựa chọn công nghệ “phù hợp”

16


II. Lựa chọn cách tiếp cận phương pháp và quy trình tổng kết
thực tiễn các dự án ứng dụng khoa học và công nghệ vào
địa bàn nông thôn, miền núi.

17

1. Đối với khâu hình thành và lựa chọn (phê duyệt) dự án

18

2. Đối với khâu triển khai thực hiện dự án

20

3. Đối với khâu đánh giá, nghiệm thu dự án

21

4. Đối với khâu phổ biến, nhân rộng kết quả dự án

22

5. Về cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các dự án ứng dụng
KH&CN

23

PHẦN II.


27

MỘT SỐ THU HOẠCH BƯỚC ĐẦU QUA KHẢO SÁT
CÁC MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KH&CN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Về lựa chọn địa bàn thực hiện dự án

27

2. Về lựa chọn các mô hình trong từng dự án

28

1


3. Về lựa chọn công nghệ và cơ quan chuyển giao công nghệ

29

4. Về lựa chọn công nghệ (đối tượng) tiếp thu công nghệ và
phương thức chuyển giao công nghệ tới hộ nông dân

31

5. Cơ chế phối hợp giữa cơ quan CGCN với địa phương thực
hiện dự án

33


6. Phối hợp với các chương trình, dự án khác tại địa phương

35

7. Về “nhân rộng” các kết quả mô hình (dự án)

36

8. Về cơ chế tài chính

37

9. Về cơ chế xây dựng, thẩm định, xét duyệt, kiểm tra, đánh
giá dự án

38

10. Một số thu hoạch bước đầu qua khảo sát các mô hình
thực tiễn

39

PHẦN III.

44

KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG KH&CN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI CỦA TRUNG
QUỐC


I. Về Chương trình “Đốm lửa”.

45

II. Chương trình xoá đói giảm nghèo bằng KH&CN

49

III. Kinh nghiệm thí điểm khu trình diễn công nghệ nông
nghiệp 3 cao Thuận Nghĩa

56

IV. Một vài nhận xét gợi suy đối với Việt Nam qua tìm hiểu
bước đầu kinh nghiệm của Trung Quốc

58

PHẦN IV.

64

ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Nhận xét chung về tác động của Chương trình nông thôn,
miền núi

64

2. Một số đề xuất và khuyến nghị về hướng hoàn thiện

Chương trình trong giai đoạn tới

65

THAY CHO LỜI KẾT LUẬN

73

DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

75

2


LỜI NÓI ĐẦU

Tháng 4/2000 Ban Chỉ đạo Chương trình đã quyết định cho
triển khai Đề tài "Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn
xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển nông
thôn và miền núi", do Thứ trưởng Bùi Mạnh Hải trực tiếp làm
Chủ nhiệm Đề tài.
Mục tiêu của Đề tài
1. Chỉ ra những nhân tố có ảnh hưởng lớn, cả mặt thuận và không
thuận, tới kết quả xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn về ứng
dụng KH&CN tại địa bàn nông thôn và miền núi.
2. Đề xuất với Ban Chỉ đạo Chương trình: những yêu cầu cần điều
chỉnh, bổ sung và hoàn thiện về phương thức hỗ trợ các địa phương xây
dựng các mô hình mang tính trình diễn và có khả năng nhân rộng về
ứng dụng KH&CN tại địa bàn nông thôn và miền núi nhằm nâng cao

hiệu quả của Chương trình.
3. Đề xuất với Nhà nước:
Những yêu cầu cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế,
chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng KH&CN
tại địa bàn nông thôn và miền núi, đặc biệt là sự phối hợp các nguồn
lực và sự chỉ đạo giữa các Chương trình quốc gia hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn và miền núi hiện đang được triển khai với các Dự
án ứng dụng KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn đầu
tư từ ngân sách Nhà nước, và đưa lại các kết quả thiết thực cho người
dân sống trên địa bàn nông thôn và miền núi.
Cơ cấu các chuyên đề nghiên cứu của Đề tài:
Đề tài được thiết kế theo 7 chuyên đề nghiên cứu như:
Chuyên đề 1: Tổng quan về tình hình triển khai các mô hình
ứng dụng KH&CN theo các "kênh" hỗ trợ khác nhau.
Chuyên đề 2: Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có liên
quan tới vấn đề hỗ trợ chuyển giao công nghệ vào địa bàn
nông thôn và miền núi.
Chuyên đề 3: Phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm nước
ngoài về chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông thôn và
miền núi.

3


Chuyên đề 4: Tổng quan các cơ chế, chính sách hiện hành có
ảnh hưởng tới việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ vào địa
bàn nông thôn và miền núi.
Chuyên đề 5: Xây dựng phương pháp đánh giá, tổng kết các
mô hình thực tiễn.
Chuyên đề 6: Tổ chức triển khai khảo sát thực tiễn tại địa

bàn.
Chuyên đề 7: Xây dựng một số định mức kinh tế - kỹ thuật
làm căn cứ xem xét dự toán và mức đầu tư cho các loại mô
hình triển khai trên địa bàn thuộc các vùng khác nhau.
Với sự tham gia tích cực của các thành viên trong Đề tài và sự
hưởng ứng cao của đội ngũ cộng tác viên, cả ở Trung ương và Địa
phương, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiếp nhận được một khối lượng thông
tin - tư liệu tương đối lớn (các báo cáo chuyên đề, các tư liệu khảo sát
thực tiễn, các ý kiến đánh giá của nhiều tổ chức và chuyên gia về kết
quả triển khai các mô hình ứng dụng KH&CN tại các địa phương, các tư
liệu về kinh nghiệm của nước ngoài, v.v...)
Phù hợp với yêu cầu đặt ra cho Đề tài, trong khuôn khổ Báo cáo
Tổng hợp, chúng tôi chỉ xin tập trung giới thiệu một số nội dung quan
trọng sau:
I. Sự lựa chọn cách tiếp cận phương pháp luận và quy trình tổng
kết thực tiễn.
II. Một số thu hoạch bước đầu qua khảo sát 30 mô hình (dự án)
ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phát triển nông thôn, miền núi.
III. Kinh nghiệm ứng dụng khoa học, công nghệ thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi của Trung Quốc.
IV. Đề xuất và khuyến nghị
Trong quá trình triển khai Đề tài, chúng tôi đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ nhiều mặt của Ban Chỉ đạo Chương trình “Xây dựng mô
hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển nông thôn, miền núi giai
đoạn 1998 - 2002”, của Lãnh đạo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, của Lãnh đạo và chuyên viên các vụ quản lý chức năng của Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Thuỷ sản; của Lãnh đạo Đảng và Chính quyền các cấp ở
nhiều địa phương; đặc biệt, của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi
trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của nhiều viện

4


nghiên cứu, trường đại học, trường trung cấp kỹ thuật nông nghiệp, của
Hội nông dân, Hội làm vườn các cấp, của nhiều bà con nông dân tại các
địa bàn thực hiện dự án.
Chúng tôi ý thức sâu sắc rằng, những gì được trình bầy dưới đây
có phần đóng góp quan trọng của các tổ chức và cá nhân nêu trên. Nhân
đây, cho phép tập thể tham gia đề tài chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và
hợp tác nêu trên. Chúng tôi cũng chân thành cám ơn Lãnh đạo và cán bộ
của nhiều đơn vị trong Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa
học và công nghệ đã hỗ trợ và giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình thực
hiện Đề tài.
Do trình độ và năng lực còn nhiều hạn chế, các thành viên tham
gia Đề tài rất mong nhận được sự góp ý thẳng thắn, chân thành của Ban
Chỉ đạo Chương trình, Hội đồng nghiệm thu và các đồng nghiệp quan
tâm tới chuyên đề nghiên cứu của Đề tài để chúng tôi có thể tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện trong thời gian tới.

5


PHẦN I
SỰ LỰA CHỌN CÁCH TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ QUY TRÌNH TỔNG KẾT THỰC TIỄN

Phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho Đề tài đã nêu trong
phần mở đầu, về nguyên tắc có thể tiếp cận theo các phương thức sau:



Một là, xuất phát từ các nguyên lý lý luận chung về chuyển giao
công nghệ vào địa bàn nông thôn miền núi từ đó lấy khảo sát
thực tiễn để kiểm chứng các luận điểm lý luận.

Vấn đề cần bàn ở đây là, rất có thể do điều kiện đặc thù của địa
bàn nông thôn, miền núi của Việt Nam (cả về mặt trình độ phát triển,
truyền thống lịch sử, văn hoá và các yếu tố về thể chế,...), chúng ta có
thể sẽ tìm ra những vấn đề có tính đặc thù riêng của Việt Nam.


Hai là, xuất phát từ khảo sát thực tiễn để khái quát, tổng kết
thành những vấn đề có tính lý luận.



Ba là, kết hợp đồng thời:

- Dựa vào những nguyên lý chung về chuyển giao công nghệ vào
địa bàn nông thôn, miền núi để xây dựng (thiết kế) “Phương pháp và
quy trình tổng kết thực tiễn”. Hay nói cách khác, dựa vào các nguyên lý
về chuyển giao công nghệ chọn lựa một khung tổng kết có căn cứ khoa
học để tiến hành khảo sát và đánh giá tình hình thực tiễn.
- Dựa vào “Khung tổng kết đã được thống nhất”, thông qua việc
khảo sát, đánh giá những mặt được và chưa được của các “mô hình”
thực tiễn để vừa kiểm chứng các nguyên lý lý luận, vừa phát hiện, tổng
kết những vấn đề mang tính đặc thù của Việt Nam.
Phù hợp với nhiệm vụ được giao và lưu ý tới hoàn cảnh đặc thù
của địa bàn nông thôn, miền núi của nước ta, Đề tài đã lựa chọn cách
tiếp cận thứ 3.


6


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
VÀO ĐỊA BÀN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI.

Điểm lại lịch sử chuyển giao công nghệ nông lâm nghiệp vào địa
bàn nông thôn trên thế giới, theo một nhà nghiên cứu nước ngoài Ueli
Scheurmeuer (2000) thì có thể tạm phân theo 5 giai đoạn chủ yếu sau:
1. Những năm 1950: Nhà nghiên cứu giải thích cho các cán bộ
khuyến nông khuyến lâm (KNKL) những nghiên cứu của mình
cùng các kỹ thuật công nghệ mới. Sau đó những kỹ thuật và
công nghệ mới này được cán bộ KNKL đưa đến nông dân. Mô
hình này hoạt động không hiệu quả.
2. Những năm 1970: Nhà đầu tư cung cấp rất nhiều cho nông dân
như hạt giống, tín dụng, phân bón, máy móc.. thế nhưng chỉ
những nông dân khá giỏi mới có thể tiếp cận được. Còn lại đa
số nông dân không được hưởng lợi từ mô hình này vì kỹ thuật
mới và phương tiện hiện đại không hoàn toàn phù hợp với điều
kiện của nông dân.
3. Những năm 1980: cán bộ KNKL tiến hành thảo luận với nông
dân để hiểu tốt hơn tình hình của dân. Kết quả thảo luật được
chuyển tới nhà nghiên cứu để từ đó nhà nghiên cứu tìm ra giải
pháp. Tuy nhiên trên thực tế chỉ một vài giải pháp là phù hợp
với điều kiện người dân.
4. Đầu những năm 1990: Thực trạng của những năm 1980 đã được
cải thiện khi nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tại hiện trường cùng
với cán bộ KNKL là những người am hiểu điều kiện địa
phương. Cả 2 bên cùng nghiên cứu tình hình của người dân
cùng xây dựng kế hoạch phát triển. Qua thảo luận các cán bộ

KNKL hướng dẫn dân làm thử nghiệm nông nghiệp. Bước cải
tiến này có tốt hơn tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của người dân.
5. Cuối những năm 1990: Nhà nghiên cứu, cán bộ KNKL và
người dân cùng nhau tìm ra một cái gì đó mới nhưng có thể áp
dụng được trong điều kiện địa phương. Kỹ thuật hiện đại và
kiến thức bản địa được kết hợp với nhau một cách linh hoạt và
sáng tạo, đó chính là phát triển kỹ thuật công nghệ có sự tham
gia (PTD).

7


Tuy nhiên, do những điều kiện tương đối đặc thù của Việt Nam và
phù hợp với yêu cầu của Đề tài, để có thể lựa chọn được một khung
tổng kết (phương pháp và quy trình tổng kết) các “mô hình” dự án ứng
dụng khoa học và công nghệ vào địa bàn nông thôn, miền núi theo nhiều
“kênh” hỗ trợ khác nhau trong thời gian qua, chúng tôi nghĩ rằng cần
phải làm rõ một số vấn đề quan trọng sau:
1. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.

1.1. Mối quan hệ giữa “sức đẩy của công nghệ” và “sức kéo của
nhu cầu” trong phát triển công nghệ.
Với đà phát triển nhanh chóng của cách mạng KH&CN hiện đại,
các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn đều thừa nhận rằng
trong bối cảnh thế giới hiện nay, công nghệ đã thật sự trở thành biến số
có ý nghĩa chiến lược, có ảnh hưởng quyết định tới việc lựa chọn
phương án phát triển, cả ở tầm quốc gia, ngành, địa phương, doanh
nghiệp và từng cộng đồng dân cư.
Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, các công nghệ mới có khả năng

tạo nên những thành tựu mang tính đột phá như: tạo ra các giống kháng
bệnh cao, các chế phẩm sinh học, các phương pháp bảo vệ thực vật thân
môi trường, v.v...
Tuy nhiên, khi xét tới khả năng ứng dụng và phổ cập các công
nghệ mới, những công nghệ tiến bộ vào thực tiễn, các nhà nghiên cứu
đều cho rằng cần phải xem xét mối quan hệ giữa:


“Sức đẩy của công nghệ” (Technology Push); và



“Sức kéo của nhu cầu” (Demand Pull)

Nhìn chung, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: mặc dù
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ hiện đại hiện nay, các viện
nghiên cứu đã tạo ra không ít những công nghệ tiên tiến có những ưu
việt nổi trội so với các công nghệ tạm gọi là “truyền thống”, nhưng khả
năng ứng dụng và phổ cập chúng trong thực tiễn, nhất là trong điều kiện
của các nước chậm phát triển, lại bị chi phối bởi “sức kéo của nhu cầu”.
Liên hệ vào trường hợp thực tiễn của Việt Nam, nhờ triển khai
các dự án hỗ trợ ứng dụng KH&CN trong khuôn khổ Chương trình nông
thôn, miền núi chúng ta đã tạo ra những mô hình trình diễn về trồng
mận Tam Hoa ở một số tỉnh miền núi phía Bắc; về nuôi vị siêu thịt; nuôi

8


bò sữa ở vùng ven thị tỉnh Khánh Hoà nhưng do khó khăn về thị trường
tiêu thụ đầu ra nên khả năng duy trì và nhân rộng các mô hình này đã

không đạt mục tiêu mong muốn.
Một ví dụ khác cũng khá điển hình minh chứng cho vai trò của
“sức kéo của nhu cầu” đối với việc đưa các công nghệ tiến bộ áp dụng
vào thực tiễn là trường hợp phổ cập trồng nấm theo công nghệ mơí ở
nước ta. Mặc dù ở nước ta đã sớm tạo dựng được các mô hình trồng
nấm có hiệu quả cao ở nhiều địa phương khác nhau, nhưng sự thăng
trầm của nghề trồng nấm tại các địa phương tuỳ thuộc khá quyết định
vào khả năng tiêu thụ đầu ra của sản phẩm này.
Như vậy, một kết luận có thể rút ra ở đây là, ngay cả trường hợp
đã chứng minh được tính ưu việt nổi trội của công nghệ mới (hay nói
cách khác, công nghệ mới có khả năng giữ vai trò dẫn dắt - Technology
Push), nhưng nếu không lưu ý đầy đủ tới sức kéo của nhu cầu (hay khả
năng tiêu thụ đầu ra của sản phẩm) thì khả năng phổ cập và nhân rộng
các công nghệ tiên tiến sẽ rất hạn chế. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ
chỉ có “điểm” trình diễn, mà không thể có “diện” nhân rộng ở giai đoạn
sau trình diễn.
Cũng từ quy luật mang tính phổ quát này, chúng ta có thể rút ra
một số gợi ý quan trọng sau:


Một là, trong quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn các dự
án ứng dụng KH&CN vào địa bàn nông thôn, miền núi cần lưu
ý xem xét đầy đủ không chỉ “tính tiến bộ” của giải pháp công
nghệ định áp dụng mà quan trọng hơn phải làm rõ “NHU CẦU”
thật của địa bàn sẽ tiếp thu các công nghệ dự kiến dựa vào áp
dụng:



Hai là, dưới giác độ thiết kế chính sách thúc đẩy áp dụng, phổ

cập các công nghệ tiến bộ, chúng ta không thể chỉ quan tâm tới
các chính sách kích “cung” công nghệ, mà còn phải đặc biệt
quan tâm tới chính sách kích “cầu” đối với công nghệ. Chẳng
hạn, nếu một địa bàn nông thôn đã làm chủ được công nghệ
trồng nấm có hiệu quả cao, nhưng nếu thiếu các chính sách hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm nấm thì khả năng nhân rộng mô hình này
chắc chắn sẽ hạn chế.

1.2. Công nghệ là “công cụ” (giải pháp) để giải quyết các vấn đề
kinh tế - xã hội.

9


Như đã trình bày ở phần trên, với đà phát triển mạnh mẽ của cách
mạng công nghệ, người ta đều thừa nhận rằng, trong điều kiện hiện nay,
cùng với tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài chuyên nông nghiệp nói
riêng, lao động, vốn, công nghệ đã thật sự là một yếu tố nguồn lực, một
biến số có ý nghĩa chiến lược trong lựa chọn và thực thi các phương án
phát triển. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, mặc dù công
nghệ có vai trò ngày càng quan trọng, nhưng xét cho cùng, công nghệ
chỉ là CÔNG CỤ (GIẢI PHÁP) để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội
đặt ra.
Chẳng hạn, đối với một địa bàn nông thôn với trình độ phát triển
tương đối thấp (cơ sở hạ tầng chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ
người nghèo cao, v.v...) việc vội vã du nhập những công nghệ tiên tiến
chưa hẳn đã là giải pháp phù hợp để giúp giải quyết yêu cầu giảm
nghèo, và các nhu cầu cơ bản khác của người dân (rất có thể ở đó nhu
cầu về giao thông, nước sạch, chăm sóc y tế, trường học cho trẻ em,
v.v... có nghĩa cấp bách hơn).

Từ đây có thể rút ra 2 nhận xét quan trọng sau:


Một là, do công nghệ chỉ là “công cụ” (giải pháp) để giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của thực tiễn cho nên không
nên “tuyệt đối hoá”, “vạn năng hoá” vai trò của yếu tố công
nghệ trong việc xem xét các dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ
vào địa bàn nông thôn, miền núi.



Hai là, đối với từng địa bàn nông thôn, trên cơ sở làm rõ, (nhận
dạng đúng) nhu cầu bức xúc của địa phương, cần cân nhắc xem
có phải công nghệ là “khâu yếu” cần tập trung tháo gỡ không?
(hay là các khâu khác có ý nghĩa quan trọng hơn: cơ sở hạ tầng,
thị trường tiêu thụ, thiếu vốn tín dụng, v.v...).

2. NHẬN DẠNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NÔNG THÔN MIỀN
NÚI.

Khi xem xét các nhân tố có ảnh hưởng tới việc tiếp nhận chuyển
giao công nghệ các chuyên gia thường quan tâm tới đặc điểm địa bàn và
đối tượng tiếp nhận công nghệ.
2.1. Về một số đặc điểm của địa bàn nông thôn.
Như đã biết, khác với khu vực đô thị, địa bàn nông thôn, miền núi
ở nước ta có một số đặc điểm đáng lưu ý như:

10





Xét về điều kiện tự nhiên, nông thôn nước ta trải rộng trên nhiều
tiểu vùng sinh thái khác nhau.



Xét về trình độ phát triển kinh tế, có những vùng đã chuyển
sang sản xuất hàng hoá với quy mô tương đối lớn (vùng chuyên
canh sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng
chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, v.v...) nhưng còn
không ít địa bàn, nhất là ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa
còn đang trong tình trạng sản xuất tự túc tự cấp, hoặc tỷ trọng
sản xuất hàng hoá làm ra còn chiếm tỷ lệ tương đối thấp.



Xét về điều kiện đảm bảo cơ sở hạ tầng, nhìn chung trình độ
phát triển còn có khoảng cách lớn so với khu vực đô thị, và
ngay tại địa bàn nông thôn mức độ đồng đều cũng rất khác
nhau.
Chính sự yếu kém về hệ thống giao thông, cung cấp điện,
nước, liên lạc viễn thông, đặc biệt, tình trạng chậm phát triển về
hệ thống dịch vụ (dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ thông
tin - tiếp thị - tư vấn, đào tạo nghề, v.v...) đang là những trở
ngại lớn đối với việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ nói riêng
và thu hút các nguồn lực đầu tư vào địa bàn nông thôn nói
chung.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng do địa bàn nông thôn thường
cách xa các trung tâm khoa học lớn của quốc gia (đại bộ phận

các viện nghiên cứu, các trường đại học hiện đang tập trung tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), trong khi năng lực
KH&CN của các trung tâm vùng, mạng lưới trạm, trại thực
nghiệm ở các địa phương còn chưa đủ mạnh, nếu không nói là
còn nhiều bất cập, nên đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối
với việc chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông thôn, miền
núi.



Xét về trình độ phát triển dân trí, so với khu vực đô thị, địa bàn
nông thôn cũng có những khó khăn cần được lưu ý một cách
đầy đủ hơn như:
- Trình độ học vấn tương đối thấp.
- Phong tục, tập quán ở nhiều vùng còn tương đối lạc hậu (tư
tưởng bảo thủ, ngại cái mới còn tương đối nặng nề)
- Còn thiếu nhiều các “gương mặt” có đầu óc kinh doanh (đội
ngũ doanh nhân còn tương đối mỏng).
11




Xét về mặt thành phần dân tộc, tại nhiều địa bàn nông thôn, đặc
biệt ở các vùng trung du và miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc ít
người tương đối lớn.

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể rút ra 2 nhận xét quan trọng
sau:
- Một là, do những khó khăn vốn đặc thù cho địa bàn nông thôn

nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng, để đẩy nhanh quá trình ứng
dụng và phổ cập các thành tựu KH&CN vào địa bàn này cần có những
hình thức tổ chức và cơ chế chính sách riêng phù hợp với các đặc thù
này. Tránh vận dụng một cách máy móc những hình thức tổ chức và cơ
chế chính sách có thể đã thành công đối với khu vực đô thị, nhưng rất có
thể không phù hợp với địa bàn nông thôn hiện đang ở trình độ phát triển
còn tương đối thấp.
- Hai là, do tính đa dạng của khu vực nông thôn, cả về điều kiện
sinh thái, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá, dân
tộc, v.v..., cho nên ngay đối với khu vực nông thôn, cũng cần thử
nghiệm, tổng kết để tìm ra các hình thức hỗ trợ, các cơ chế, chính sách
phù hợp với đặc thù của từng vùng (chẳng hạn vùng ven đô, ven thị,
vùng đồng bằng, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người,
vùng kinh tế hàng hoá, vùng đang trong tình trạng sản xuất tự túc tự
cấp, v.v...). Tránh khuynh hướng “đồng nhất hoá” một cơ chế hỗ trợ
chuyển giao công nghệ cho nhiều vùng nông thôn, miền núi với những
đặc thù khác nhau.
2.2. Về một số đặc điểm của đối tượng tiếp thu công nghệ tại địa
bàn nông thôn.
Khác với khu vực đô thị, phù hợp với đường lối đổi mới trong
nông nghiệp, ở khu vực nông thôn, kinh tế hộ gia đình được coi là đơn
vị kinh tế cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Dưới giác độ tiếp nhận chuyển giao công nghệ, điều này vừa có
mặt thuận, vừa có mặt không thuận. Chẳng hạn, đối với những hộ có
tiềm lực kinh tế và kinh doanh năng động, vì mục tiêu tăng thu nhập cho
gia đình, người ta thường chủ động tìm tòi và mạnh dạn (chấp nhận rủi
ro) áp dụng các công nghệ tiến bộ. Ngược lại, đối với đại bộ phận các
hộ có tiềm lực kinh tế hạn chế, đặc biệt đối với nhóm hộ nghèo, do
nhiều nguyên nhân khác nhau (thiếu hiến thức, thiếu vốn, thiếu năng lực


12


kinh doanh, v.v...) lại “ngần ngại”, “đắn đo” khi áp dụng các công nghệ
tiến bộ.
Nếu so với giai đoạn trước đổi mới, khi mạng lưới các hợp tác xã
tương đối phát triển, đối tượng chuyển giao công nghệ thường là các
hợp tác xã (thường có các đội chuyên, có cán bộ kỹ thuật của hợp tác
xã, v.v...) thì hiện nay đối tượng tiếp nhận chuyển giao công nghệ lại là
các hộ nông dân với các đặc điểm cũng rất khác nhau ứng với các nhóm
hộ khác nhau.
Chẳng hạn, chúng ta có thể lấy cách phân hạng các nhóm hộ theo
mức thu nhập làm ví dụ phân tích dưới giác độ động cơ và năng lực tiếp
thu, ứng dụng các công nghệ tiến bộ.
Theo cách phân nhóm này, có thể tạm chia các hộ nông dân thành
4 nhóm chính:
- Nhóm hộ nghèo
- Nhóm hộ trung bình
- Nhóm hộ khá
- Nhóm hộ giầu
Xét về mặt động cơ và năng lực ứng dụng KH&CN mỗi nhóm hộ
này có những đặc điểm riêng. Nếu như đối với nhóm hộ nghèo, người ta
thường hướng tới các giải pháp công nghệ đã thành thục (ít rủi ro) dễ áp
dụng và không đòi hỏi mức đầu tư lớn (vì trình độ kiến thức và khả
năng nguồn lực của họ có phần hạn chế) để sớm thoát khỏi cảnh đói
nghèo, thì ngược lại, đối với nhóm hộ khá và giầu, vì động cơ muốn có
tỷ suất lợi nhuận cao trên một đồng vốn bỏ ra, hoặc muốn có mức thu
nhập cao trên một đơn vị diện tích gieo trồng, nên người ta có thể mạnh
dạn hơn áp dụng các công nghệ "mới" (chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất

định) với yêu cầu kỹ thuật và suất đầu tư cao hơn (vì trình độ tiếp thu
KH&CN, khả năng nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức sản xuất - kinh
doanh của họ cao hơn so với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo).
Như vậy, nhận xét có thể rút ra ở đây là, do tại địa bàn nông thôn
đang tồn tại nhiều loại hộ với những động cơ và năng lực tiếp thu
KH&CN rất khác nhau, cho nên không có một phương thức hỗ trợ ứng
dụng KH&CN "vạn năng" cho các hộ nông dân, mà phù hợp với đặc thù
của từng nhóm hộ cần thử nghiệm, tổng kết để tìm ra các phương thức
hỗ trợ thích hợp.

13


Mặt khác, dưới giác độ quản lý, các dự án ứng dụng KH&CN vào
địa bàn nông thôn, miền núi, đặc biệt trong khâu xây dựng và thẩm định
dự án cần đặc biệt lưu ý xem xét tới tính phù hợp của các công nghệ dự
kiến áp dụng đối với từng địa bàn và từng nhóm hộ khác nhau.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA "YẾU TỐ NỘI SINH" VÀ "NGOẠI
VIỆN"

Như đã đề cập ở phần trên, do quy luật phát triển không đồng đều,
các tiền đề, điều kiện tiếp thu KH&CN ở địa bàn nông thôn, đặc biệt
trong điều kiện các nước chậm phát triển như nước ta, đang còn nhiều
bất cập. Chính vì vậy, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức
phi chính phủ đều coi việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ vào địa bàn
nông thôn, miền núi là một trong những ưu tiên cao trong chương trình
hành động của mình.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn của nhiều nước và của nước ta
trong những năm qua đều ghi nhận rằng, mức độ thành công của các
chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng KH&CN vào địa bàn nông thôn tuỳ

thuộc khá lớn vào việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa "yếu tố nội sinh"
(hay nỗ lực của bản thân cộng đồng nông thôn) và "yếu tố ngoại viện"
(sự hỗ trợ của Nhà nước trung ương, của cộng đồng KH&CN, của các tổ
chức tài trợ nước ngoài, v.v...).
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong mối quan hệ này "yếu
tố nội sinh" có vai trò quyết định, và "yếu tố ngoại viện" có vị trí quan
trọng.
Hậu thuẫn cho quan điểm này, người ta thường đưa ra một số lý
do sau:


Một là, cho dù các công nghệ tiến bộ dự kiến đưa vào áp dụng
đã chứng minh được tính tiên tiến về công nghệ và tính hiệu quả
về mặt kinh tế - xã hội, nhưng khi đưa vào áp dụng tại một địa
bàn, một cơ sở sản xuất cụ thể, nhất là đối với địa bàn nông
thôn với đối tượng ứng dụng là các hộ nông dân, vẫn đòi hỏi
một giai đoạn "thích nghi", "địa phương hoá" nhất định (đặc
biệt đối với các công nghệ nông nghiệp). Trong trường hợp này,
dù muốn dù không, cộng đồng địa phương, các hộ nông dân
phải thể hiện được tinh thần "dám chấp nhận một mức độ rủi ro
nhất định" để đưa "cái mới" vào áp dụng. Nếu thiếu "tinh thần"
này thì rất dễ dẫn tới sự "chần chừ", "e ngại" và có thể "chùn

14


bước" khi gặp phải những khó khăn, thậm chí cả những thất bại
trong giai đoạn đầu áp dụng công nghệ tiến bộ.



Hai là, như đã đề cập ở trên, công nghệ không phải là yếu tố
độc lập và càng không phải là "phép mầu vạn năng" mà chỉ là
công cụ để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể đặt ra
cho địa bàn. Một công nghệ tiến bộ có thể phát huy tác dụng ở
một địa phương này nhưng lại có thể không phát huy hiệu quả ở
một địa phương khác.



Ba là, xét về mặt điều kiện tiếp thu KH&CN, nhìn chung địa
bàn nông thôn, miền núi có nhiều mặt thiệt thòi, khó khăn, bất
cập so với khu vực đô thị (cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, trình
độ dân trí thấp, năng lực KH&CN tại chỗ yếu, dịch vụ tài chính
- ngân hàng chậm phát triển, xa các trung tâm KH&CN lớn của
quốc gia, v.v...), nếu muốn thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào địa
bàn khó khăn này, không thể chỉ trông chờ ở nỗ lực tự vươn lên
của cộng đồng nông thôn (đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ),
mà chức năng và trách nhiệm quan trọng của Nhà nước là phải
thiết kế và chỉ đạo thực hiện một chính sách hỗ trợ đặc biệt để
thu hút và động viên các nguồn lực KH&CN của quốc gia và
quốc tế hỗ trợ tăng cuường năng lực tiếp thu KH&CN tại địa
bàn nông thôn.

Từ đây cũng có thể rút ra một số nhận xét về định hướng giải
pháp nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển giao
công nghệ vào địa bàn nông thôn, miền núi sau:


Một là, từ phía các cộng đồng nông thôn muốn tiếp nhận dự án
hỗ trợ, điều kiện quan trọng đầu tiên là phải tạo được sự đồng

thuận về cam kết tự nguyện của cả người dân và các cấp lãnh
đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng ở địa phương.



Hai là, từ phía các cơ quan tài trợ và các tổ chức KH&CN, mục
tiêu đặt ra không nên chỉ giới hạn ở mức giúp các cư dân nông
thôn tiếp thu được các công nghệ tiến bộ cụ thể (vì công nghệ
luôn thay đổi), mà quan trọng hơn là phải vươn tới giúp các
cộng đồng nông thôn hình thành được một năng lực nội sinh tại
chỗ về KH&CN, để họ sớm vươn lên có được năng lực phân
tích, lựa chọn, ứng dụng, thích nghi và nhân rộng các công nghệ
tiên tiến phù hợp do các tổ chức KH&CN chuyển giao.

15


Nếu thiếu năng lực này thì khi các cơ quan KH&CN rút đi,
khả năng duy trì và nhân rộng các mô hình trình diễn sẽ rất hạn
chế.


Ba là, về phương thức hỗ trợ (cách làm), trong giai đoạn hình
thành dự án, cần đặc biệt coi trọng cách tiếp cận tham dự (với
sự tham gia tích cực của người dân) để hiểu rõ nhu cầu, khả
năng nguồn lực của người dân để cân nhắc lựa chọn các giải
pháp công nghệ phù hợp.

Trong triển khai dự án, cần giữ vững vai trò người hướng dẫn để
nông dân tự làm, tránh "làm thay" người dân địa phương. Đồng thời,

cần đặc biệt chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo một số cán bộ kỹ thuật
nòng cốt tại địa phương (có thể từ các nông dân tiên tiến, hoặc cán bộ
kỹ thuật đang công tác tại địa bàn, v.v...). Chính đây là lực lượng nòng
cốt để duy trì, nhân rộng các mô hình trình diễn về tiếp thu công nghệ
tiến bộ khi lực lượng KH&CN từ bên ngoài rút khỏi địa bàn.
4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ "PHÙ HỢP".

Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước đều chỉ ra rằng một công
nghệ tiến bộ muốn được người ứng dụng (trong trường hợp của đề tài là
các hộ nông dân) tiếp nhận cần thoả mãn một số tiêu chí quan trọng sau:


Một là, đó phải là một công nghệ đã tương đối "ổn định". Hay
nói cách khác, đã được kết luận về mặt căn cứ khoa học và kiểm
chứng trong thực tiễn (tránh tình trạng "thí nghiệm trên lưng
nông dân" như đã từng xảy ra ở một số địa phương trong thời
gian qua). Người nông dân chỉ tin và làm theo khi nhìn thấy kết
quả thực tiễn đưa lại trên đồng ruộng của họ.



Hai là, đó phải là những công nghệ có khả năng đưa lại hiệu
quả kinh tế - xã hội thiết thực cho người dân.



Ba là, công nghệ dự kiến đưa vào áp dụng phải phù hợp với bối
cảnh cụ thể của địa bàn và điều kiện tiếp thu của người dân.

Thông thường, khi bàn tới mức độ phù hợp của công nghệ, người

ta thường lưu ý xem xét tới 2 yếu tố quan trọng sau:


Trước hết, cần làm rõ việc áp dụng công nghệ tiến bộ nhằm
hướng tới giải quyết mục tiêu ưu tiên gì của địa bàn. Chẳng
hạn, nếu mục tiêu ưu tiên của địa bàn là "sản xuất tự túc tự cấp"
thì mức độ tiên tiến của công nghệ sẽ đòi hỏi thấp hơn so với

16


trường hợp sản xuất hướng tới mục tiêu xuất khẩu nông sản
sang các thị trường "khó tính" ở nước ngoài.


Kế đến, phải lưu ý tới điều kiện tiếp thu của địa bàn nói chung
và người dân nói riêng.

Ở đây, người ta có thể phân các công nghệ dự kiến đưa vào áp
dụng thành 2 nhóm chính sau:
- Nhóm công nghệ "cao" so với điều kiện tiếp thu của địa bàn. Để
áp dụng các công nghệ này thường đòi hỏi một số điều kiện như:


Kỹ năng, tay nghề tương đối cao.



Suất đầu tư vốn lớn, đòi hỏi nhiều nhập lượng từ bên ngoài (vật
tư, trang thiết bị, v.v...).




Đòi hỏi các dịch vụ hỗ trợ khác mà điều kiện địa phương chưa
sẵn có (hệ thống tưới tiêu chủ động, mạng lưới cung cấp điện,
mạng lưới dịch vụ sửa chữa cơ điện, dịch vụ thú y, bảo vệ thực
vật, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao,
v.v...).

Đối với nhóm công nghệ này, nếu muốn đưa vào áp dụng tại địa
bàn nông thôn chậm phát triển thì mức độ hỗ trợ từ bên ngoài phải đủ
"cao" mới hy vọng có thể duy trì và phát triển sau này.
- Nhóm công nghệ "phù hợp" với điều kiện của địa bàn.
Đây là những công nghệ không đòi hỏi trình độ tay nghề cao, cần
ít vốn, cần ít nguồn nhập lượng từ bên ngoài, có thể huy động nhiều hơn
sự đóng góp của cộng đồng địa phương (ví dụ: IPM, các mô hình VAC,
v.v...).
Đối với nhóm công nghệ này không đòi hỏi "mức độ hỗ trợ cao"
từ bên ngoài, nhưng có thể khó tạo nên "bước nhẩy" về năng suất, chất
lượng sản phẩm đầu ra.
Như vậy, một kết luận có thể rút ra từ đây là: khi xây dựng, thẩm
định và quyết định các dự án ứng dụng KH&CN vào địa bàn nông thôn,
miền núi cần xem xét đầy đủ tính phù hợp của công nghệ dự kiến được
vào áp dụng (phù hợp với mục tiêu và điều kiện tiếp thu của từng địa
bàn cụ thể).

17


II. LỰA CHỌN CÁCH TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH

TỔNG KẾT THỰC TIỄN CÁC DỰ ÁN ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ VÀO ĐỊA BÀN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI.

Phù hợp với yêu cầu của Đề tài: chỉ ra những nhân tố có ảnh
hướng lớn cả mặt thuận và không thuận, tới kết quả triển khai và nhân
rộng các mô hình trình diễn về ứng dụng KH&CN tại địa bàn nông thôn,
miền núi", dựa vào những nguyên lý lý luận đã được nêu ở phần trên,
Đề tài đã lựa chọn cách tiếp cận phân tích theo các công đoạn chủ yếu
của quá trình quản lý dự án như:
1. Hình thành và phê duyệt dự án
2. Triển khai thực hiện dự án
3. Đánh giá, nghiệm thu dự án
4. Phổ biến, nhân rộng kết quả của dự án
Mô tả tóm tắt nội dung công việc của các giai đoạn được trình bầy
ở sơ đồ sau:
Hình thành và
lựa chọn dự án

Triển khai
thực hiện dự án

Đánh giá
nghiệm thu dự án

Phổ biến
nhân rộng

Ưu điểm cơ bản của cách tiếp cận đánh giá theo giai đoạn của chu
trình triển khai dự án là cho phép chúng ta có thể dễ nhận dạng được
những nhân tố có ảnh hưởng trong từng khâu của chu trình quản lý dự án.

Để minh hoạ cho cách tiếp cận này, liên hệ vào trường hợp quản lý
các dự án hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn (các "điểm sáng") về ứng
dụng KH&CN tại một số địa bàn nông thôn, miền núi theo kênh hỗ trợ của
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, nội dung cần lưu ý xem xét, đánh
giá trong từng khâu của chu trình quản lý dự án có thể như sau:
1. Đối với khâu hình thành và lựa chọn (phê duyệt) dự án:
Phù hợp với triết lý của Chương trình là: hỗ trợ xây dựng các mô
hình trình diễn với quy mô giới hạn nhằm tạo nên các "điểm sáng" về
ứng dụng KH&CN để người dân học tập, làm theo (tạo nên hiệu ứng
nhân rộng tại địa phương tiếp nhận dự án của Chương trình), ở giai
đoạn hình thành và lựa chọn (phê duyệt) dự án, ít nhất, phải trả lời (làm
rõ) được một số câu hỏi quan trọng sau:
18


1. Nhận dạng vấn đề cần giải quyết đã trúng chưa?
- Có phải là vấn đề "bức xúc" của địa phương không? có ý nghĩa
"chiến lược" (tạo đột phá) không?
- Có phải "giải pháp công nghệ' là khâu có ý nghĩa "mấu chốt"
không? (có thể có các khâu khác quan trọng hơn chăng?).
- Vấn đề được nhận dạng có sự tham gia của người dân địa bàn
dự án không? (hay là mong muốn chủ quan của các nhà lãnh đạo
địa phương, hoặc ý tưởng "vị công nghệ" của các cơ quan khoa
học?)
2. Sự lựa chọn giải pháp công nghệ trong dự án có phù hợp
không?
Ở đây cũng có thể cân nhắc một số khía cạnh như:
- Công nghệ dự kiến đưa vào áp dụng đã "ổn định" chưa? (hay
đang còn ở dạng thử nghiệm?).
- Công nghệ lựa chọn có phù hợp với mục tiêu đặt ra không? (có

thể "cao quá" hay "thấp quá' chăng?). Chẳng hạn, đối với địa
bàn đang trong tình trạng sản xuất tự túc tự cấp thường đòi hỏi
mức độ tiên tiến của công nghệ thấp hơn so với địa bàn sản xuất
hàng hoá để bán ra ở thị trường ngoài địa bàn (do yêu cầu phải
cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường nước
ngoài).
- Công nghệ lựa chọn có phù hợp với điều kiện tiếp thu của
người dân địa phương không? (trình độ dân trí, khả năng đầu tư,
phong tục tập quán, hệ thống dịch vụ hỗ trợ, v.v...)
3. Sự lựa chọn địa bàn triển khai dự án trình diễn có đủ tính đại
diện (điển hình) chưa? Ở đây cũng có thể xem xét các khía
cạnh như:
- Tính "đại diện" cho vùng (để có thể nhân rộng mô hình trình
diễn ở giai đoạn sau). Có thể địa bàn dự án quá đặc thù chăng?
- Quy mô dự án có phù hợp không? (quá nhỏ, quá lớn, vừa phải?).
4. Sự lựa chọn người thực hiện dự án có phù hợp không?
Ở đây cũng cần xem xét “tính phù hợp” của các đối tượng
trực tiếp tham gia thực hiện dự án ứng dụng KH&CN như:

19


- Việc lựa chọn người (cơ quan, tổ chức) hỗ trợ chuyển giao
công nghệ đã "trúng" chưa? (có đảm bảo yêu cầu về hậu thuẫn
công nghệ và có kinh nghiệm chuyển giao công nghệ cho địa
bàn nông thôn, miền núi không?)
- Việc lựa chọn người tiếp thu ứng dụng KH&CN đã “trúng”
chưa? (Lựa chọn các hộ nông dân tham gia dự án; lựa chọn lực
lượng cán bộ kỹ thuật ở địa phương cùng tham gia thực hiện dự
án?)

5. Lựa chọn phương thức phối hợp với các chương trình, dự án
khác ở địa phương như thế nào?
Thông thường, do nguồn đầu tư cho các dự án ứng dụng
KH&CN thường không lớn (chủ yếu dành cho những nội dung
liên quan trực tiếp tới hoạt động chuyển giao và tiếp thu
KH&CN); bởi vậy mức độ thành công của việc tiếp nhận và
nhân rộng các mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ tiến bộ
tuỳ thuộc khá lớn vào việc phối hợp nguồn lực với các dự án,
chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khác tại địa bàn.
6. Phương thức thẩm định, xét duyệt các thuyết minh dự án xin tài
trợ có phù hợp không?
Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng, do nhiều nguyên nhân
khác nhau (hoặc do các văn bản hướng dẫn xây dựng dự án chưa
đủ chi tiết; hoặc do trình độ, năng lực tiếp thu của người xây
dựng dự án còn hạn chế; hoặc do thiếu các số liệu điều tra kinh
tế - xã hội về địa bàn dự án; hoặc do trình độ, cơ cấu các hội
đồng thẩm định và xét chọn dự án không phù hợp, v.v...), chất
lượng, tính khả thi của nhiều dự án được lựa chọn không đạt yêu
cầu. Chính đây là một trong những nguyên nhân quan trọng có
ảnh hưởng lớn tới mức độ thành công của các dự án.
Tóm lại, trong khâu hình thành và lựa chọn (phê duyệt) dự án,
cần xem xét đầy đủ các nhân tố có ảnh hưởng tới chất lượng và tính khả
thi của các dự án xin tài trợ theo các "kênh tài trợ" khác nhau.
2. Đối với khâu triển khai thực hiện dự án.
Ở đây cũng cần quan tâm tới một số nội dung quan trọng sau:
a. Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết:

20



Để vạch được kế hoạch này, thông thường, phải lưu ý tới một số
khâu quan trọng như:


Điều tra bổ sung địa bàn dự án



Lựa chọn người tham gia ban quản lý dự án ở cơ sở



Lựa chọn phương thức phối hợp giữa các bên tham gia dự án:
- Phân công trách nhiệm giữa các bên tham gia dự án (đơn vị
chuyển giao công nghệ, cán bộ địa phương, các hộ nông dân...).
- Cách chọn các hộ nông dân tham gia thực hiện dự án (tiêu
chuẩn chọn hộ, phương thức chọn hộ, ...).
- Các hình thức ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa các bên tham
gia dự án.
- Cơ chế khuyến khích các bên (người chuyển giao công nghệ;
người tiếp thu công nghệ; người quản lý dự án, v.v...)



Lựa chọn phương thức đào tạo, bồi dưỡng lực lượng tham gia
triển khai dự án (các hộ nông dân, cán bộ kỹ thuật tại chỗ, cán
bộ quản lý dự án tại địa phương, v.v...)




v.v...

b. Cơ chế theo dõi, giám sát, kiểm tra định kỳ theo tiến độ nhằm:
- Phát hiện các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện; và
- Tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn
Ở đây cũng cần làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan (ban
tiếp nhận dự án ở cơ sở, Ban Quản lý dự án ở cấp huyện, tỉnh và cơ
quan tài trợ dự án, v.v...)
3. Đối với khâu đánh giá, nghiệm thu dự án:
Ở đây cần quan tâm xem xét cả 2 nội dung quan trọng sau:
a. Một là, những nội dung gì cần được đánh giá trong quá trình
nghiệm thu?
Phù hợp với yêu cầu của Chương trình, ít nhất cần làm rõ 3 nội
dung sau:
1. Những kết quả kinh tế - xã hội thực tế đưa lại nhờ ứng dụng các
công nghệ tiến bộ tại địa bàn (so với đề cương được duyệt).
2. Mức độ "làm chủ", tiếp thu công nghệ của lực lượng tại địa
phương:
21


- Của người dân
- Của cán bộ kỹ thuật tại chỗ
3. Những đề xuất và khuyến nghị về:
- Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết về công nghệ
- Những biện pháp cần giải quyết để có thể nhân rộng kết quả dự
án (tổ chức, đầu tư, cơ chế chính sách khuyến khích, v.v...)
- Các hình thức khen thưởng, khích lệ các bên thực hiện dự án.
b. Hai là, phương thức tổ chức đánh giá, nghiệm thu dự án.
Thông thường, mức độ khách quan của việc đánh giá, nghiệm thu

kết quả thực hiện dự án tuỳ thuộc khá lớn vào hình thức tổ chức đánh
giá ngiệm thu dự án như:
- Dựa chủ yếu vào văn bản báo cáo của cơ quan chủ trì thực hiện
dự án để tổ chức Hội đồng đánh giá nghiệm thu.
- Dựa vào sự đánh giá của người dân tham gia thực hiện dự án
(người thụ hưởng kết quả của dự án)
- Dựa vào sự đánh giá độc lập của một tổ chức bên ngoài được
mời đánh giá kết quả thực hiện dự án (thường là những tổ chức có
nghiệp vụ đánh giá mang tính chuyên nghiệp).
Ngoài ra, địa điểm tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện dự án
(hoặc tổ chức tại địa bàn dự án hoặc tổ chức ở một địa điểm cách quá xa
địa bàn thực hiện dự án,) cũng ảnh hưỏng tới tính khách quan của sự
đánh giá.
Bởi vậy, việc tìm hiểu các phương thức tổ chức đánh giá cũng
giúp ta có được những nhận định về chất lượng của công tác quản lý dự
án.
4. Đối với khâu phổ biến, nhân rộng kết quả dự án.
Ở đây có thể tìm hiểu một số khía cạnh sau:
a. Nhận dạng các hình thức nhân rộng kết quả dự án;
Chẳng hạn, người ta có thể chia thành 2 hình thức chính sau:
1. Người dân tự phát "học theo" mô hình của những hộ tham gia
thực hiện dự án;

22


2. Địa phương chủ động có biện pháp, cơ chế hỗ trợ nhân rộng
kết quả dự án.
b. Đánh giá kết quả nhân rộng đã đạt được (quy mô nhân rộng đến
mức nào? cả đánh giá định tính và định lượng)

c. Tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả nhân rộng:
- Những nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực tới kết quả nhân rộng?
- Những yếu tố nào đã hạn chế việc nhân rộng kết quả dự án?
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong số các nhân tố hạn chế kết quả
nhân rộng có thể do các nguyên nhân như:
- Do chọn địa bàn trình diễn "quá đặc thù" (không đủ đại diện)
- Do lựa chọn công nghệ không phù hợp (có thể cao quá so với
khả năng tiếp thu và nguồn lực của người dân...)
- Do "mức hỗ trợ nguồn lực" quá cao so với khả năng của địa bàn
khi nhân rộng.
- Do thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích.
- Do không giải quyết được khâu tiêu thụ đầu ra.
- v.v...
5. Về cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các dự án ứng dụng KH&CN.
Qua tham dự các hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm triển khai các
dự án ứng dụng KH&CN tại địa bàn nông thôn, miền núi, một trong các
vấn đề tương đối "nổi cộm” được nhiều bên (cả cơ quan chuyển giao
công nghệ, cơ quan chủ dự án ở địa phương, các hộ nông dân và các cơ
quan quản lý dự án ở Trung ương, v.v...) quan tâm là cơ chế hỗ trợ tài
chính.
Về nguyên tắc, ở đây có một số khía cạnh cần quan tâm:
- Một là, do đây là các dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ, chứ
không phải là dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội cho địa bàn
nông thôn, cho nên một câu hỏi thường được đặt ra là: nguồn kinh phí
hỗ trợ dự án có thể chi cho các khoản mục nào là hợp lý?
- Hai là, nếu như đã thống nhất được những khoản chi được phép
lấy từ nguồn kinh phí hỗ trợ dự án thì định mức chi cho các khoản mục
này như thế nào là phù hợp để đáp ứng yêu cầu thực sự khuyến khích

23



các bên có liên quan tham gia thực hiện có chất lượng các dự án đã
chọn?
- Ba là, do địa bàn nông thôn, miền núi khá đa dạng và các hộ
nông dân cũng có nhiều loại khác nhau (nghèo, trung bình, khá, giầu),
vậy mức độ hỗ trợ trong các dự án nên xử lý như thế nào là phù hợp? có
nên đặt vấn đề thu hồi kinh phí không? Nếu có thì mức thu hồi cụ thể
tuỳ thuộc vào các chuẩn cứ nào? Cách sử dụng khoản kinh phí thu hồi
nên như thế nào là phù hợp? (nộp lại ngân sách hay để lại cho địa
phương để hỗ trợ cho việc nhân rộng mô hình trình diễn?), v.v...
- Kinh nghiệm thực tiễn trong, ngoài nước về vấn đề này cũng rất
khác nhau. Bởi vậy, việc tổng kết, thực tiễn trong thời gian vừa qua ở
các địa phương có thể sẽ giúp trả lời các câu hỏi nêu trên.
Phù hợp với sự lựa chọn cách tiếp cận phương pháp luận nêu trên,
đề tài đã biên soạn thành một tài liệu "Hướng dẫn khung và quy trình
tổng kết thực tiễn các mô hình ứng dụng KH&CN vào địa bàn nông thôn
và miền núi" để các nhóm đi khảo sát tổng kết theo địa bàn thống nhất
vận dụng (xem phần phụ lục kèm theo).
Theo tài liệu “Hướng dẫn Khung”, quy trình khảo sát và tổng kết
thực tiễn được tiến hành theo 4 bước chủ yếu sau:
1. Bước 1: Xây dựng, thống nhất quy trình, phương pháp khảo sát
thưc tiễn (có văn bản hướng dẫn thống nhất cho các cán bộ tham gia
khảo sát địa bàn).
Tư tưởng cơ bản:
- Phân tích theo các giai đoạn
- Phân tích theo các "khâu" chính
Chủ yếu tập trung vào một số khâu quan trọng sau:
1. Lựa chọn địa bàn xây dựng mô hình.
2. Vấn đề xây dựng, thẩm định, xét duyệt Dự án

3. Vấn đề lựa chọn công nghệ để chuyển giao và lựa chọn cơ quan
chủ trì chuyển giao công nghệ.
4. Vấn đề phối hợp giữa các cơ quan chuyển giao công nghệ với
các cơ quan quản lý, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, chính quyền thôn
xã, kỹ thuật viên cơ sở và hộ nông dân trong quá trình thực
hiện.
5. Cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí.
24


×