BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP HUẤN
BÀI 2: Nghiên cứu kế hoạch bài học minh họa chủ đề tích hợp liên
môn
Tên bài học: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
I. Thông tin chung
1. Sở GDĐT: Thừa Thiên Huế
2. Môn học: Kỹ thuật công nghiệp
3. Thông tin nhóm (Bao gồm những thành viên tham gia qua mạng)
STT
Họ và tên
Đơn vị
Điện thoại/email
1
Trương Đức Dũng
THPT Thừa Lưu
2
Đoàn Thị Hồng Túy
THPT Vinh Lộc
3
Nguyễn Thị Lệ Hồng
THPT Nguyễn Huệ
4
Lê Như Lực
THPT A Lưới
5
Hồ Đắc Thái Sơn
THPT Cao Thắng
Ghi chú
Nhóm trưởng
II. Nội dung:
1. Trình bày tóm tắt tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được
sử dụng trong chủ đề, thể hiện qua nội dung chủ đề.
Tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng qua chủ đề
gồm các nội dung như sau:
- Nêu lên sự cần thiết phải châm cháy hòa khí trong động cơ xăng.
Giáo viên có thể đưa ra một số gợi ý bằng cách đặt một số câu hỏi liên quan
như sau:
1. Khi bật bếp ga, vì sao người ta phải mồi lửa bằng tia lửa điện?
2. Vậy hòa khí trong động cơ có đặc điểm tương tự khí ga. Vậy có cần phải
mồi lửa cho nó không?
- Nêu lên nhiệm vụ và phân loại của hệ thống đánh lửa trong động cơ xăng
Trong hoạt động này giáo viên xây dựng nội dung về nhiệm vụ và phân loại của hệ
thống đánh lửa trong động cơ xăng bằng cách cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc
sinh hoạt nhóm sau đó lên báo cáo.
- Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
Đây là nội dung trọng tâm của bài và là nội dung dung để tích hợp nhiều nhất, rõ
nhất trong chủ đề. Muốn thực hiện tốt vấn đề này giáo viên phải yêu cầu học sinh
chuẩn bị các nội dung ở nhà và tiến hành tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả theo
các dự án và chủ đề đã giao.
Giáo viên có thể chia thành 5 nhóm theo các nội dung như sau:
Nhóm 1. Tìm hiểu nguyên lí làm việc của manheto.
Nhóm 2. Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hai loại diot.
Nhóm 3. Tìm hiểu nguyên lí cấu tạo của tụ điện.
Nhóm 4. Tìm hiểu về hiện tượng hồ quang điện, tia lửa điện.
Nhóm 5. Tìm hiểu nguyên lí làm việc cấu tạo của máy biến áp.
- Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm.
Dựa vào các nhóm đã hoạt động ở phần trên giáo viên tiến hành yêu cầu các nhóm
nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Xác định mạch điện của cuộn nguồn
Nhóm 2: Xác định mạch điện của cuộn điều khiển.
Nhóm 3: Xác định mạch điện của dòng điện phóng từ tụ Ct.
Nhóm 4: Xác định mạch điện của dòng điện phóng qua khe hở của Bugi.
Nhóm 5: Xác định mạch điện cuộn nguồn khi khóa điện 4 đóng.
- Tổng kết đánh giá.
2. Nêu rõ mục đích, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập của học sinh
trong mỗi hoạt động học thể hiện trong Kế hoạch dạy học của chủ đề; đề xuất việc
điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Mục đích: Phát triển năng lực học sinh
- Phương thức hoạt động: Hoạt động theo nhóm, theo phương pháp dự án
- Sản phẩm học tập của học sinh:
+ Học sinh thể hiện được khả năng tự nghiên cứu
+ Năng lực trình bày kết quả nghiên cứu
+ Khả năng làm việc nhóm
+ Học sinh hiểu được vai trò tác dụng của các linh kiện trong bài
- Đề xuất việc điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương:
trang bị nhiều hơn về các phương tiện học tập.
3. Nêu những thiết bị dạy học, học liệu được sử dụng trong mỗi hoạt động (nếu
có) đã được biên soạn trong Kế hoạch dạy học của chủ đề; đề xuất những thiết bị
dạy học, học liệu có thể thay thế.
- Những thiết bị dạy học, học liệu được sử dụng trong mỗi hoạt động:
+ Máy tính
+ Mô hình thật
+ Máy chiếu
+ tài liệu lien quan đến bài
- Tài liệu: Sách công nghệ 11, sách vật lí 11
4. Nêu cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh đã được biên soạn trong Kế
hoạch dạy học của chủ đề; cách quan sát hoạt động học của học sinh, những khó
khăn mà học sinh có thể gặp...; các biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn để
hoàn thành nhiệm vụ học tập; biện pháp theo dõi, giúp đỡ học sinh hoạt động học ở
ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng; biện pháp tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo
luận về sản phẩm học tập;...
- Cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Thông qua trang web trường học kết nối
- Cách quan sát hoạt động học:
+ Trực quan sinh động
- Những khó khăn mà học sinh có thể gặp:
+ Hiểu biết về các linh kiện còn hạn chế.
- Các biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
học tập; biện pháp theo dõi, giúp đỡ học sinh hoạt động học ở ngoài lớp, ở nhà và
cộng đồng:
+ Cung cấp thêm các tài liệu liên quan về các linh kiện điện tử
- Biện pháp theo dõi, giúp đỡ học sinh hoạt động học ở ngoài lớp, ở nhà và
cộng đồng:
+ Thông qua trang web trường học kết nối.
- Biện pháp tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về sản phẩm học tập:
Thực hiện theo nhóm lần lượt lên báo cáo các nhóm khác nhận xét.
5. Nêu phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh đã được thể hiện
trong Kếhoạchdạyhọccủachủđề(đánh giá bằng quan sát, nhận xét; cách biên soạn
câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập; cách đánh giá sản phẩm học tập của học sinh;
xây dựng rubric đánh giá; cách tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng
đẳng; cách ghi nhật kí dạy học...); đề xuất các phương án đánh giá khác có thể sử
dụng.
- Phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh:
+ Thông qua một số câu hỏi, yêu cầu HS:
Nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa?
Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp
điểm.
+ Gợi ý cho HS tìm hiểu về hiện tượng bỏ lửa trong động cơ nhiều xi lanh, từ
gợi ý của GV, HS tìm tòi và hiểu được hiện tượng này.
GV nêu thêm một số câu hỏi về bảo dưỡng hệ thống đánh lửa cũng như về bảo
dưỡng động cơ.
Chủ đề: Động cơ không đồng bộ 3 pha
I. Giới thiệu chung
1. Ý tưởng xây dựng chủ đề
Chủ đề Động cơ không đồng bộ 3 pha là một chủ đề tích hợp liên môn được biên soạn
với nội dung chính là bài Máy điện xoay chiều ba pha – động cơ không đồng bộ ba pha.
Bài 26 chương trình Công nghệ 12 kết hợp với một số nội dung liên quan trong chương
trình Vật lý 12 Bài 18 Động cơ không đồng bộ 3 pha, kết hợp với bài Lực từ - Cảm ứng
từ trong chương trình vật lý 11 bài 20.
Chủ đề này dùng trong dạy học môn Công nghệ 12 cho học sinh trung học phổ thông,
thời lượng 2 tiết trong học kì 2.
Chủ đề Động cơ không đồng bộ 3 pha được biên soạn với ý tưởng sẽ sử dụng phương
pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển của học sinh.
2. Nội dung của các môn học được tích hợp trong chủ đề
Chủ đề Động cơ không đồng bộ 3 pha được biên soạn dựa trên kiến thức chính của môn
Công nghệ 12, có sự khai thác một số nội dung trong môn Vật lý 11 và 12 trung học phổ
thông . Cụ thể như sau:
- Môn công nghệ 12: Trong chương trình môn Công nghệ 12, bài Máy điện xoay chiều ba
pha – Động cơ không đồng bộ 3 pha được biên soạn khá ngắn gọn vì thời lượng dạy học
của bài chỉ có 1 tiết. Nội dung chính của bài 26 đề cập tới khái niệm, công dụng, cấu tạo,
nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ 3 pha. Tuy nhiên nội dung bài không giải
thích cụ thể nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha. Như vậy, trong dạy
học cần khai thác kiến thức liên quan, bổ trợ ở trong chương trình Vật lý 11, Vật lý 12
nhằm bổ sung kiến thức cho bài Động cơ không đồng bộ 3 pha, giúp cho học sinh hiểu
sâu hơn về loại động cơ này.
- Môn Vật lý 11: Qua khảo sát nội dung, kiến thức môn Vật lý 11 ở trung học phổ thông,
cho thấy một số kiến thức liên quan đến Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ
3 pha. Đó là nội dung kiến thức về Lực từ - cảm ứng từ (bài 20)
- Môn Vật lý 12: Qua khảo sát nội dung, kiến thức môn Vật lý 12 ở trung học phổ thông,
cho thấy một số kiến thức liên quan đến động cơ không đồng bộ 3 pha, giúp cho học sinh
hiểu sâu hơn, liên hệ thực tế rõ ràng hơn.
Như vậy, có thể tích hợp các nội dung kiến thức nói trên của hai môn để xây dựng một
chủ đề tích hợp liên môn và tổ chức dạy học cho học sinh. Sau khi học xong chủ đề này
học sinh sẽ có kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3
pha. Từ đó học sinh hiểu sâu hơn về bài học, ôn lại những kiến thức đã học và hiểu được
động cơ không đồng bộ 3 pha trong thực tế.
3. Ý nghĩa của chủ đề
- Chủ đề này được xây dựng tích hợp với một số kiến thức Vật lý, không những giúp
giúp học sinh hiểu rõ nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha mà còn liên
hệ được các ứng dụng thực tiễn.
II. Nội dung chủ đề
A. Mục tiêu
a)Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm, phân loại, công dụng động cơ không đồng bộ.
- Biết được, công dụng, cấu tạo, cách nối dây động cơ không đồng bộ 3 pha
b) Về kỹ năng
- Hiểu được cách đấu dây của động cơ.
c) Về thái đô
- Có hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức liên quan đến động cơ không đồng bộ 3 pha,
Lực từ tác động lên khung dây mang dòng điện trong Vật lý 11, 12 để tìm hiểu rõ hơn
cấu tạo, cách đấu nối, nguyên lý làm việc của động cơ
d) Các năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật: Động cơ không đồng bộ 3 pha Roto, dây quấn
stato, lá thép kỹ thuật…
- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự nghiên cứu các vấn đề liên quan.
- Năng lực làm việc nhanh.
B. Nội dung
Động cơ không đồng bộ 3 pha
I. Khái niệm, công dụng, phân loại động cơ điện
1. Khái niệm
n
2. Công dụng
- Sử dụng trong hệ thống sản xuất và đời sống.
3. Cách đảo chiều quay động cơ
II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo:
Gồm hai phần chính
a.Roto
-Lõi thép
- Dây quấn
b.Stato
-
Lõi thép
-
Dây Quấn
2. Nguyên lý làm việc(SGK)
3. Cách đấu dây
C. Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Trình bày cấu tạo động cơ không đồng bộ 3 pha ?
Câu 2: Nêu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha?
Câu 3: Háy giải thích tại sao có 2 cách đấu dây trên động cơ không đồng bộ 3 pha ?
Câu 3: Muốn đổi chiều quay của động cơ không đồng bộ 3 pha ta phải làm thế nào?
Câu 4: Yêu cầu HS làm bài tập 3 trang 107 SGK
III. Kế hoạch dạy học chủ đề
1. Chuản bị
a) Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin
- Tài liệu: Sách giáo khoa công nghệ 12, sách vật lý 11, sách vật lý 12, các sách, báo, tài
liệu về động cơ không đồng bộ 3 pha
- Phương tiện dạy học: hình ảnh, mô hình về động cơ không đồng bộ 3 pha. Giáo viên có
thể liên hệ nhà máy điện, các trạm bơm nước, xưỡng cưa….
- Giáo viên tìm trên mạng các trang web có thông tin phục vụ cho các chủ đề mà học sinh
có thể khai thác. Cung cấp cho học sinh địa chỉ các trang mạng và các từ khóa để tìm
kiếm.
b) Chuẩn bị kế hoạch bài học
Giáo viên lập kế hạch dạy học. Nội dung sẽ được đề cập trong tiến trình dạy học.
c) Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm, công dụng của động cơ không đồng bộ 3 pha. Tài liệu
tham khảo chính bài 26, sách giáo khoa Công nghệ 12
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cấu tạo. Tài liệu tham khảo chính bài 26 sách giáo khoa Công
nghệ 12.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sơ đồ đấu dây của động cơ không đồng bộ 3 pha. Tài liệu tham
khảo sách giáo khoa Công nghệ 12.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ nguyên lý làm việc cuả
động cơ không đồng bộ 3 pha. Tài liệu tham khảo bài 20 sách giáo khoa Vật lý 11, bài 18
sách giáo khoa Vật lý 12.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu mạng điện 3 pha 4 dây, ưu điểm của mạng điện 3 pha.
2. Tiến trình dạy học
*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự quan trong của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh. Học sinh hiểu được lý do tại sao phải cần
động cơ không đồng bộ 3 pha
- Nội dung và phương pháp tổ chức: Giáo viên dẫn dắt bằng cách đặt câu hỏi
(1)Trong các cơ sở sản xuất lớn người ta cần những loại động cơ nào ? Vì sao ?
- Kết quả đạt được: Học sinh hiểu được khái niệm, công dụng cúa động cơ không đồng
bộ 3 pha
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo và sơ đồ đấu dây
- Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và sơ đồ đấu dây của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Nội dung và phương pháp tổ chức: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học trực quan,
kết hợp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề để dạy cấu tạo và sơ đồ đấu dây. Học sinh
hoạt động theo nhóm (4 nhóm) trên cơ sở các nhiệm vụ đã được phân công.
2.1. Tìm hiểu cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Giáo viên gọi 1 nhóm bất kì lên báo cáo kết quả nhiệm vụ 1.
- Giáo viên đặt thêm câu hỏi
(1) Ví sao trong động cơ không đồng bộ 3 pha người ta phải đổi nối sao, tam giác ?
(2) Trong trường hợp nào thì cần đổi chiều quay động cơ ?
2.2. Tìm hiểu sơ đồ đấu dây của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Giáo viên đề nghị 3 nhóm còn lại lên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên đặt câu hỏi để làm rõ hơn về sơ đồ đấu dây
(1) Như thế nào được gọi là đấu dây kiểu hình sao, tam giác.
(2) Nêu ưu điểm của hệ thống điện 3 pha?
- Kết quả đạt được: Học sinh hiểu được cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha
và hiểu được sơ đồ đấu dây.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Mục tiêu: Trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Nội dung và phương pháp tổ chức:
Đây là nội dung mà học sinh đã học ở Vật lý 11 và Vật lý 12. Giáo viên dùng phương
pháp thuyết trình, đàm thoại.
3.1. Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ
Giáo viên chỉ định học sinh trình bày hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ
Học sinh nhận xét bổ sung
Giáo viên nhận xét kết luận: Hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ được ứng dụng để
chế tạo động cơ không đồng bộ 3 pha.
3.2. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha.
Trên cơ sở học sinh đã hiểu được hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ giáo viên chỉ
định một học sinh trình bày nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha.
Học sinh thảo luận bổ sung nhận xét.
Giáo viên nhận xét, kết luận
Động cơ không đồng bộ 3 pha có nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện
từ, lực điện từ.
3.3. Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật của động cơ không đồng bộ 3 pha
*Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của máy biến áp ba pha trong truyền tải điện năng:
4.1 Mục tiêu:
- Biết được tầm quan trọng của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Hiểu được cách đấu dây của động cơ không đồng bộ 3 pha
- Hiểu được tầm quan trọng của động cơ không đồng bộ 3 pha
4.2 Nội dung và phương pháp tổ chức: GV yêu cầu 4 nhóm HS lên bảng trình bày
theo các nhiệm vụ sau:
a) Nhiệm vụ 1: : Trình bày cấu tạo động cơ không đồng bộ 3 pha ?
b)Nhiệm vụ 2: Nêu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha?
c) Nhiệm vụ 3: Muốn đổi chiều quay của động cơ không đồng bộ 3 pha ta phải làm thế
nào?
d)Nhiệm vụ 4: Yêu cầu HS làm bài tập 3 trang 107 SGK
4.3 Kết quả cần đạt được: HS hiểu được tầm quan trọng của động cơ không đồng bộ 3
pha.
*Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá:
5.1 Mục tiêu: Củng cố, đánh giá kết quả
5.2 Nội dung và phương pháp tổ chức:
- Luyện tập: GV yêu cầu 1 HS trình bày tóm tắt kiến thức đã học được. GV nhận xét, bổ
sung.
- Đánh giá kết quả học tập : Trả lời các câu hỏi trong mục C “ Câu hỏi, bài tập”
IV. Thiết bị dạy học và tài liệu:
1. Thiết bị dạy học:
Để thực hiện thành công, hiệu quả chủ đề: Động cơ không đồng bộ 3 pha,
giáo viên cần chuẩn bị tốt các phương tiện dạy học sau: Máy vi tính, máy chiếu.
-
Vật thật: Động cơ không đồng bộ 3 pha
-
Video, tranh ảnh giới thiệu cấu tạo động cơ không đồng bộ 3 pha
-
Tranh giới thiệu sơ đồ nguyên lí, sơ đồ đấu dây động cơ không đồng bộ 3 pha.
-
Tranh mô tả hiện tượng cảm ứng điện từ
-
Video giới thiệu xưỡng sản xuất gỗ, máy làm nước đá…
• Để thuận tiện cho HS làm báo cáo, GV cần chuẩn bị giấy A0 , phiếu học tập.
Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu, làm báo cáo.
2. Tài liệu bổ trợ:
-
Các trang Web, phần mềm máy tính.
V. Kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá các nhóm qua phiếu điểm mà giáo viên đã chuẩn bị.
- Giáo viên đánh giá bằng điểm cộng qua các hoạt động của các nhóm qua thái độ
học tập, cách tổ chức học tập của các nhóm.
- Giáo viên đánh giá kiến thức qua phiếu học tập.
Phiếu học tập
1. Nêu khái niệm, công dụng động cơ không đồng bộ 3 pha?
2. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ không đồng bộ 3 pha?
3. Nêu đặc điểm của mạng điện 3 pha 4 dây, ưu điểm của mạng điện 3 pha.?
4. Trên nhãn gắn ở vỏ của động cơ:DK – 42 – 4.2,8KW có ghi ∆ /Y – 220/380v –
10,5/6,1A; 1420vong/phút; η%= 0,84; cosφ=0,9 ; 50hz.
- Yêu cầu HS giải thích các số liệu trên.
- Nếu nguồn 3 pha có Ud=220v thì phải đấu dây dộng cơ theo kiểu nào? Vẽ hình.