SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
***
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER
THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà
Lĩnh vực nghiên cứu: PPDH bộ môn Ngữ văn
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2012 - 2013
2
3
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
2. Ngày tháng năm sinh: 13 / 5 / 1984
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 1/ 5S, tổ 5, khu phố I, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng
Nai.
5. Điện thoại:
(CQ)/ 061388655 (NR); ĐTD 0919670506
6. E-mail:
7. Chức vụ: Không.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2010.
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam.
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy bộ môn Ngữ văn bậc THPT.
Số năm có kinh nghiệm: 6.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết (2011).
4
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER XÂY DỰNG
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
---
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin
(sau đây viết tắt là CNTT). Không có lĩnh vực nào của cuộc sống không có sự đóng góp
của CNTT. CNTT trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển.
Theo các nhà khoa học, CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự
chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách mạng kinh tế - xã hội và có ảnh
hưởng to lớn đến đời sống con người. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác
định: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng
sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới,
phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt
đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. (CT số 58-CT/TW ngày 17- 102000 của BCT khoá VIII). Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước
trong việc ứng dụng sức mạnh của CNTT trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
2. Trong lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo, CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc
đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học, thậm chí, CNTT đang tạo ra những thay
đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ nó mà giáo dục đã có thể thực hiện được
các tiêu chí mới: học mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học suốt đời (life
long), dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện
đại. Vì vậy, ở nước ta, vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và
Nhà nước rất coi trọng. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ
Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về
chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993),
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi
(2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo,
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày
30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công
nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012... Trong đó, nhà nước ta chú
trọng đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương
pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học
trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần
mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT (Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg
ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
5
3. Muốn có một tiết dạy ứng dụng CNTT thành công, người giáo viên không
những cần phải có kiến thức chuyên môn, kiến thức về lí luận dạy học và các phương
pháp dạy học tích cực mà còn phải có hiểu biết về các phần mềm ứng dụng. Hiện nay,
phần lớn giáo viên chỉ sử dụng phần mềm Powerpoint trong khi nó là một phần mềm
trình chiếu, mặc dù tính năng vô cùng phong phú nhưng không phải là một phần mềm
chuyên dùng phục vụ cho công tác giảng dạy. Trên thực tế, số lượng phần mềm
chuyên dụng mà người dạy học có thể ứng dụng khá phong phú, bao gồm các phần
mềm phụ trợ hoặc các phần mềm độc lập chuyên dùng để thiết kế giáo án điện tử và
giáo án điện tử theo chuẩn E-learning: Violet, EXE, Lecture Maker, Adobe Presenter...
Trong số đó, chúng tôi nhận thấy rằng Adobe Presenter là phần mềm mỗi người có thể
ứng dụng vì nó được sử dụng tích hợp với Powerpoint – phần mềm vốn quen thuộc
với nhiều giáo viên; hơn nữa đây là phần mềm được Cục CNTT khuyến khích sử dụng
vì đáp ứng tốt các tiêu chuẩn thiết kế giáo án điện tử và giáo án điện tử theo chuẩn Elearning. Ứng dụng Adobe Presenter tích hợp với Powerpoint, chúng ta sẽ phát huy
được tính năng mạnh mẽ của Powerpoint cùng với những ưu điểm vượt trội của
Adobe Presenter để có thể xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, có tính
tương tác cao.
4. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông chuyên
Lương Thế Vinh, chúng tôi nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc
ứng dụng CNTT vào dạy học. Mặc dù Ngữ văn là bộ môn có những đặc thù nhưng nếu
giáo viên biết cách vận dụng phù hợp vẫn có thể xây dựng được những giáo án điện tử
đạt chất lượng tốt và có những giờ dạy thành công. Và Adobe Presenter chính là một
công cụ hỗ trợ đắc lực cho mỗi chúng ta.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ADOBE
PRESENTER XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.
Cơ sở lý luận
Ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của
rất nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên ở các cấp học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
chuyên sâu của các nhà chuyên môn, nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các quý đồng
nghiệp bàn về vấn đề này như:
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình trên đi vào hai nội dung cơ bản
sau:
- Kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào một bài trình chiếu của giáo viên: kinh nghiệm
xây dựng một bài trình chiếu, kinh nghiệm giảng dạy tiết học có ứng dụng CNTT. Đây là
những kinh nghiệm chung, đúc kết từ thực tiễn, mọi giáo viên đều có thể tham khảo, vận
dụng.
- Kinh nghiệm ứng dụng một số phần mềm phổ biến vào công tác giảng dạy: các
phần mềm được đề cập là các phần mềm đã được chúng ta biết đến và sử dụng khá rộng
rãi như Powerpoit, Violet, phần mềm tạo bản đồ tư duy. Các sáng kiến kinh nghiệm đã
6
đưa ra một cái nhìn tổng quát về cách sử dụng, ưu điểm, nhược điểm của mỗi phần mềm,
các thủ thuật giúp giáo viên phát huy tối đa hiệu quả của phần mềm đang sử dụng. Đây
cũng là những kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp chúng tôi có thể tiếp thu vào
quá trình giảng dạy cũng như hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Như vậy, qua tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy, chưa có một công trình, đề tài
sáng kiến kinh nghiệm nào đi sâu thể hiện nội dung đề tài mà chúng tôi đã chọn: Ứng
dụng phần mềm Adobe Presenter vào dạy học môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi giới thiệu những tính năng cơ bản của phần mềm
Adobe Presenter, bước đầu đưa ra những kinh nghiệm vận dụng và mẫu giáo án điện tử
đã được thiết kế dựa trên phần mềm này. Với thời gian nghiên cứu chưa thật lâu dài và
kinh nghiệm chuyên môn chưa phong phú, thiết nghĩ, đây chỉ là những lời giới thiệu ban
đầu về một phần mềm có khả năng mở ra nhiều ứng dụng, rất mong nhận được sự góp ý
của quý đồng nghiệp.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Presenter
2.1.1. Nguồn gốc
Adobe Presenter là sản phẩm của tập đoàn Adobe, Hoa kì.
Đây là một dạng tích hợp của phần mềm trình chiếu quen thuộc Microsoft
PowerPoint, giúp PowerPoint đáp ứng được những tiêu chuẩn thiết kế giáo án điện tử và
giáo án điện tử theo chuẩn E-learning.
Giao diện của menu Adobe Presenter
trong MS PowerPoint 2007
2.1.2. Tính năng
Phần mềm này như là một add - in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng
được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
Với những tính năng mới mẻ, Adobe Presenter khi được tích hợp với MS
PowerPoint sẽ giúp người dạy học tạo ra những bài trình chiếu sinh động hơn, có tính
tương tác cao hơn, phù hợp với những yêu cầu của dạy học tích cực hiện nay. Qua bước
đầu tìm hiểu, vận dụng, chúng tôi nhận thấy Adobe Presenter có những tính năng cơ bản
sau:
- Giúp thiết lập thông số về bài giảng và người biên soạn:
7
Về bài giảng, nhờ nút lệnh ban đầu
, người biên soạn có thể đặt
tiêu đề, chọn giao diện phù hợp, hiệu chỉnh chất lượng âm thanh, phim ảnh.
Các thông số về bài giảng
Ngoài ra, phần mềm còn cho phép sử dụng một tính năng khá độc đáo là đính kèm
thêm tài liệu văn bản cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên
nào (trên máy, trên website khác).
Về người biên soạn, phần mềm cho phép thiết lập một số thông tin cá nhân như:
họ tên, đơn vị công tác, chức danh…
- Chèn hình ảnh và âm thanh vào bài giảng:
Giáo viên có thể chèn thêm vào các chuyện kể từ tập tin âm thanh, ghi video từ
webcam hoặc nhập vào những clip video có sẵn. Chương trình hỗ trợ hầu như tất cả các
định dạng video, từ MOV tới AVI, 3GB và chuyển mã sang video dạng flash.
Ở tính năng này, có thể nói tiện ích lớn nhất là người biên soạn có thể tận dụng
chức năng ghi hình, ghi âm trực tiếp từ màn hình. Chức năng ghi hình cho phép quay
phim giáo viên giảng bài bằng webcam và tự động gắn vào slide giúp bài học thêm sinh
động. Tương tự như chức năng ghi âm, chức năng ghi hình cũng cho phép người dùng
vừa trình chiếu bài giảng, vừa giảng bài.
Ghi hình giáo viên giảng bài cũng là một trong những tiêu chí cần thiết của một
bài giảng điện tử theo chuẩn e-learning do Bộ GD-ĐT yêu cầu.
Ghi hình trực tiếp
Chèn tệp video đã có sẵn
Biên tập
Ghi âm trực tiếp
Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên
8
slide
Biên tập
Chèn âm thanh, hình ảnh
- Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz):
Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác để thể
hiện trình độ sư phạm cao khi giảng dạy. Các câu hỏi trắc nghiệm khi kiểm tra một tiết
hay thi tốt nghiệp có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì
được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi
trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học
được kiến thức, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp
cho mẫu câu hỏi phong phú đa dạng.
Ngoài ra, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học
thông qua thẻ Option. Đây là một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng
cho bài giảng điện tử, giúp phản hồi thông tin, kết quả đến với người học. Giáo viên cần
khai thác triệt để chức năng này.
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử
lý theo tình huống, với nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau: câu hỏi lựa chọn, câu
hỏi đúng / sai, điền vào chỗ khuyết, trả lời ngắn với ý kiến của mình, ghép đôi, đánh giá
mức độ… Mỗi loại câu hỏi có ưu điểm riêng, phù hợp với việc khai thác những đơn vị
kiến thức khác nhau, giáo viên sẽ linh hoạt lựa chọn sử dụng.
9
Thuyết minh:
Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi đúng/sai
Điền vào chỗ khuyết
Trả lời ngắn với ý
kiến của mình.
Ghép đôi
Đánh giá mức độ.
Không có câu trả lời
đúng hay sai.
Các loại câu hỏi
- Cài đặt kết quả hiển thị và số liệu thống kê:
Phần mềm cho phép cài đặt kết quả hiển thị cho từng câu hỏi, hiển thị điểm số của
người học, hiển thị danh sách câu hỏi.
Người biên soạn cũng có thể sử dụng chức năng thống kê để thống kê về điểm số,
thống kê tình trạng bỏ qua hoặc lỗi qua đó đánh giá được một cách khách quan trình độ,
năng lực của người học.
- Xuất bản bài giảng điện tử:
Tính năng này cho phép giáo viên có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập
tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD, tức là xuất bản bài giảng
theo chuẩn e-learning.
Phần mềm còn có chức năng xuất thành file PDF, làm giáo trình đọc cho người
học, phục vụ hiệu quả cho việc học mọi lúc, mọi nơi.
2.1.3. Cách sử dụng
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi không đi vào trình bày chi tiết về cách cài
đặt, cách sử dụng của phần mềm trên. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ đính kèm theo tài liệu
hướng dẫn sử dụng phần mềm của Cục công nghệ thông tin ở phần Phụ lục.
2.2. Ứng dụng phần mềm Adobe Presenter
2.2.1. Khái niệm và một số nguyên tắc cơ bản trong thiết kế giáo án điện tử
10
2.2.1.1. Một số khái niệm
- Trước hết về khái niệm chung giáo án, theo từ điển Tiếng Việt là bài soạn của
giáo viên để lên lớp giảng dạy (Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1997),
còn theo ý nghĩa tác dụng của giáo án thì đó là: bản kế hoạch lên lớp của giáo viên cho
một bài giảng hay tiết dạy.
- Giáo án điện tử theo định nghĩa của TS. Lê Công Triêm là bản thiết kế cụ thể
toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó
đã được multimedia hoá (đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông) một cách chi
tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học và phương
pháp dạy học (Trích lại từ Bàn về một số tiêu chí đánh giá bài soạn có ứng dụng công
nghệ thông tin, Th.s Hoàng Xuân Thủy, quangtri.edu.vn).
- Trong một số sách có xuất hiện thêm thuật ngữ Bài giảng điện tử với khái niệm
là một hình thức tổ chức bài dạy lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường mulimedia do
máy tính tạo ra. Như vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử chỉ là
hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể để có được một kế hoạch lên lớp chi tiết
được điện tử hoá bằng CNTT mà thôi.
- Trong nhiều trường hợp, giáo viên chỉ soạn một số slide để trình chiếu hỗ trợ
cho quá trình tổ chức dạy học trên lớp. Loại bài soạn này ta có thể gọi là bài trình chiếu.
2.2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế giáo án điện tử
Trước hết, người thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc về nội dung:
- Đảm bảo tính phù hợp giữa trình chiếu và nội dung dạy học: Thực hiện nguyên
tắc này khi thiết kế phải phân tích, xác định rõ đặc điểm của các yếu tố là nội dung dạyhọc (đơn vị kiến thức, tư liệu tham khảo, kĩ năng môn học,…), đặc điểm của phương
pháp dạy học bộ môn để lựa chọn một hình thức trình chiếu phù hợp (giao diện, chế độ
xuất hiện, thời gian, thao tác máy,…).
- Đảm bảo tính hoạt động, thao tác hóa: Thực hiện nguyên tắc này, tất cả các nội
dung đưa ra dạy học, các phương pháp dạy học bộ môn phải được chuyển hóa thành các
hoạt động, các thao tác trình chiếu, phải đảm bảo tính tương tác trong cơ chế hoạt động
trò - thầy - trò. Tuyệt đối không biến màn hình thành một giao diện chết, không rơi vào
tình trạng người hoạt động một đằng, máy thao tác một nẻo.
- Đảm bảo tính tích hợp cao: Thực hiện nguyên tắc này, người thiết kế phải căn cứ
vào đặc điểm bài học để xác định những kiến thức và kĩ năng cần tích hợp, để lựa chọn
các phương thức tích hợp phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
Người thiết kế giáo án cũng phải chú ý đảm bảo các nguyên tắc kĩ thuật:
- Đảm bảo tính đồng đẳng trong thiết lập các liên kết: Khi thiết kế một “Giáo án
trình chiếu điện tử”, người thiết kế phải đặt rất nhiều liên kết. Để tăng tốc độ hiển thị, kịp
với tiến trình dạy học và không xảy ra các trục trặc kĩ thuật (hoặc không hiện tài liệu liên
kết, hoặc hiện ra các danh sách, các hộp thoại đòi hỏi phải lựa chọn hoặc xác định một
yêu cầu kĩ thuật nào đó,…), người thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc đồng đẳng, nghĩa là
tất cả các nội dung liên kết phải được thiết kế cùng cấp, cùng trên một đường link và phải
11
được lưu trong cùng một thư mục. Nhất thiết không được để các tài liệu liên kết ở những
địa chỉ khác nhau, trong những ổ đĩa khác nhau.
- Đảm bảo tính đơn giản, nhanh, linh hoạt và chính xác trong thao tác: Do yêu cầu
về thời gian và tính tương tác giữa thao tác máy với diễn tiến của hoạt động dạy - học
nên tất cả các thiết kế kĩ thuật phải đảm bảo tính tương thích, đơn giản, nhanh, linh hoạt
và chính xác, không gây khó khăn cho người sử dụng máy, không làm gián đoạn hoạt
động dạy học khi chuyển đổi thao tác. Tốt nhất là chuyển thành các thao tác chuột hoặc
thao tác trên các phím mũi tên của bàn phím (thao tác chuyển đổi giữa các Slide, đưa các
nội dung liên kết, thay thế, lựa chọn, ẩn, trở lại, …).
2.2.2. Quy trình thực hiện
Quy trình biên soạn giáo án điện tử có ứng dụng phần mềm Adobe Presenter cũng
giống quy trình biên soạn một giáo án điện tử trên Powerpoint vì như trên chúng tôi đã
giới thiệu, Adobe Presenter được sử dụng tích hợp với Powerpoint:
- Bước 1: Chọn bài giảng thích hợp
Để chọn được bài giảng thích hợp, giáo viên cần dựa vào đặc trưng của bộ môn
Ngữ văn và đặc điểm của từng bài học cụ thể để xác định nên hay không nên giảng dạy
bằng giáo án điện tử. Đối với tiết Đọc hiểu văn bản về một tác phẩm thơ, giáo viên nên
thận trọng khi xây dựng giáo án điện tử để không làm mất đi các đặc trưng thể loại của
tác phẩm.
- Bước 2: Lập kế hoạch dạy học
Ở bước này, người biên soạn cần đảm bảo ba thao tác chủ yếu: Thứ nhất là biên
soạn nội dung cần đạt, hai là thiết kế các hoạt động dạy và học, thứ ba là hình dung các
hiệu ứng: hình ảnh (tĩnh và động), âm thanh, phim, sơ đồ, bảng biểu… sẽ sử dụng để
minh họa kiến thức hay để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập.
- Bước 3. Tìm tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, âm thanh
Tư liệu có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: (1) trong sách báo, tạp chí rồi
nhập vào máy tính bằng cách sử dụng máy scanner và phần mềm Adobe Photoshop; (2)
trong các băng CD, VCD, DVD, nhập vào máy tính bằng cách sử dụng các phần mềm
ACDSee (xử lý ảnh trên CD), Herosoft 3000 (cắt và làm phim), Hero Video Converter
(chuyển phim *DAT thành *MPG trước khi cắt và sử dụng); (3) trên Internet; (4) trong
thực tế bằng cách quay phim hay chụp ảnh kỹ thuật số rồi đưa vào máy tính; (5) do tự tạo
bằng cách sử dụng phần mềm Flash (tạo hình ảnh động)...
Trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc
xác định mục đích học tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định sử
dụng. Nghĩa là giáo viên cần hình dung ra những biện pháp - hoạt động giúp HS khai
thác nội dung các tư liệu ấy thao cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới
hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh, âm
thanh đơn thuần. Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn, đôi khi hình ảnh quá cụ thể sẽ làm hạn
chế trí tưởng tượng bay bổng của học sinh về hình tượng nghệ thuật.
- Bước 4: Thực hiện giáo án điện tử
Giáo viên thực hiện các thao tác trên máy tính để tạo ra các trang giáo án dựa trên
kế hoạch giảng dạy và nguồn tư liệu minh họa đã chuẩn bị sẵn.
12
Ngoài ra, khi biên soạn giáo án điện tử, giáo viên lưu ý các tính năng nổi bật của
Adobe Presenter để ứng dụng:
- Phần mềm cho phép thiết kế các câu hỏi, các dạng bài tập khác nhau một cách dễ
dàng và nhanh chóng với các mẫu có sẵn:
+ Dạng câu hỏi lựa chọn đúng sai.
+ Dạng câu hỏi điền khuyết.
+ Dạng câu hỏi trả lời ngắn với ý kiến của mình.
+ Dạng câu hỏi ghép đôi.
Tùy vào đặc điểm bài học, giáo viên lựa chọn các dạng bài tập tương thích, giúp
học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức. Các dạng bài tập này tỏ ra đặc biệt phù
hợp với phần kiểm tra bài cũ và phần củng cố bài học.
- Tính năng đa phương tiện truyền thông của Adobe Presenter rất mạnh, thuận lợi
cho việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, phim... minh họa:
+ Chức năng hiệu chỉnh chất lượng hình ảnh, âm thanh giúp chúng ta có thể sử
dụng những tư liệu xưa cũ, đã bị mờ nhòe (đối với đặc trưng bộ môn, đây đôi khi lại là
những tư liệu quý giá).
+ Cho phép chèn đoạn phim ở các định dạng khác nhau, kể cả Flash, theo quy
trình thông thường, không mất nhiều thời gian, công sức như ở Powerpoint.
- Sau khi hoàn thành bài giảng, thay vì lưu lại như một tập tin Powerpoint, giáo
viên có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng
gói sản phẩm lên đĩa CD. Khi đóng gói, bài giảng trở thành một chương trình độc lập, có
thể chạy ở các môi trường ngoài Powerpoint. Ngoài ra, khi giảng dạy ở môi trường
Powerpoint, một đoạn phim tư liệu cũ có thể gặp trục trặc (không chạy) khi trình chiếu vì
chất lượng kém nhưng nếu đóng gói, phần phim tư liệu sẽ hoạt động rất tốt chung với cả
gói sản phẩm, giáo viên yên tâm, không phải lo lắng về các trục trặc có thể xảy ra.
2.2.3. Bài giảng minh họa
2.3. Bài học kinh nghiệm
2.3.1. Thuận lợi
Trong phạm vi ứng dụng còn khá hạn hẹp, chúng tôi nhận thấy phần mềm Adobe
Preserter đem đến cho giáo viên những tiện ích sau:
Thứ nhất, đây là phần mềm dễ sử dụng vì nó tích hợp với phần mềm vốn khá quen
thuộc với chúng ta là Powerpoint.
Thứ hai, Adobe Preserter giúp tạo ra những bài giảng có tính tương tác cao, tạo
điều kiện thuận lợi cho người biên soạn thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học, phù
hợp với yêu cầu của dạy học tích cực.
Thứ ba, Adobe Preserter giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, đặc biệt ở những thao
tác kĩ thuật như tạo bài tập, chèn phim ảnh minh họa.
2.3.2. Khó khăn
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
13
-Sự đầu tư một bài soạn bài giảng điện tử Violet đòi hỏi giáo viên phải tốn
nhiều thời gian và công sức , nhưng bù lại nó tạo cho học sinh thích thú hơn
trong học tập, nắm vững được kiến thức trọng tâm của bài, rèn luyện được kĩ
năng sử dụng máy vi tính của học sinh, tạo không khí cho lớp học sinh động
hơn. Nội dung bài giảng được trình bày với nhiều hình ảnh minh họa sinh động
, các file ảnh và video được đưa vào đơn giản , trong đó môn hình học các kĩ
năng vẽ hình được mô phỏng rất sinh động . Riêng phần lập trình mô phỏng ,
các giáo viên nắm được sẽ biết chuyển tải các ý tưởng của mình thành các hình
mô phỏng sinh động sẽ giúp cho học sinh hiểu và nắm chắc được bài giảng hơn
.
- Một ưu điểm của việc soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm Violet là có thể
kiểm tra học sinh ngay tại lớp về các kiến thức mà học sinh mới tiếp thu . Cách
kiểm tra bài học bằng các dạng bài tập trắc nghiệm , ghép đôi , kéo thả chữ ….
Sẽ giúp cho việc kiểm tra và đánh giá học sinh tốt hơn trong một tiết học .
- Vì được tổ chức dưới hình thức trò chơi nên học sinh tham gia rất tích cực,
lớp học sinh động và học sinh luôn làm thêm được nhiều bài tập như dạng bài
tập trắc nghiệm ghéo đôi , điền khuyết , ô chữ ….
- Học sinh ngày càng yêu thích giờ học hơn.
- Tận dụng được lợi ích của công nghệ thông tin.
- Tạo cho bài giảng thêm phong phú đa dạng.
- Giáo viên đỡ đi công sức sử dụng bảng phụ.
- Giáo viên có thể sử dụng tất cả dạng bài tập này trong tất cả bài giảng của
mình.
Kết quả trước và sau khi thực hiện các dạng trắc nghiệm trong kiểm tra bài cũ
và củng cố bài:
Kết quả
Trước
Sau
Thái độ
Sự tập trung chú ý vào bài học Sự tập trung chú ý vào bài học
chưa cao.
được nâng cao rõ rệt.
Hành vi
Một số học sinh yếu chưa chủ Cả lớp hăng hái nhiệt tình tham
động tham gia nắm kiến thức gia nêu lại các ý chính của bài.
và nêu kiến thức đã nắm bắt
Học sinh yếu đã mạnh dạn tham
được mà chỉ dựa vào một số
gia ý kiến của mình cùng các
học sinh khá, giỏi.
bạn khác.
Nhận thức
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay -Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay
trên lớp đạt 75%
trên lớp đạt 95%-100%
-Thực hành vận dụng kiến
-Thực hành vận dụng kiến thức
thức vào bài tập đạt 70%.
vào bài tập đạt 90%-95%
III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Muốn thực hiện được giảng dạy có ứng dụng CNTT có hiệu quả, người GV
phải có lòng yêu nghề, say mê công việc, yêu thích phương pháp giảng dạy
có ứng dụng CNTT thì mới đạt hiệu quả.
14
2. Ngày càng có nhiều thầy cô giáo thành thạo giảng dạy có ứng dụng CNTT.
Nếu nhiều lớp cùng dạy cùng tiết có sử dụng máy chiếu thì số lượng
máy chiếu, máy tính không đáp ứng đủ .Trang bị các thiết bị cố định ở một
phòng chưa phục vụ đồng thời cho nhiều giáo viên.Cho nên cần trang bị các
thiết bị cố định mỗi phòng học sẽ làm cho GV cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong
khâu lắp ráp hệ thống trình chiếu.
3. Mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài
giảng điện tử cho giáo viên thường xuyên và đưa vào thàng chỉ tiêu thi đua để
động viên và khuyến khích giáo viên trong việc tự học để kế bài giảng điện tử
và và xây dựng thói quen trình chiếu bài giảng trong giảng dạy
4.Do đây là phần mềm có bản quyền nên hiện nay chúng ta chỉ sử dụng bản
free ,có thể được nhà trường tạo điều kiện mua bản quyền để có thể sử dụng
được nhiều tính năng và không vi phạm về luật bản quyền .
5. Trên đây là một số quan điểm của cá nhân tôi về biện pháp cơ bản thiết kế
bài giảng ứng dụng CNTT với vai trò đề cao chủ thể học sinh trong việc
tìm hiểu kiến thức mới. Rất mong đồng nghiệp đóng góp để chúng ta có nhiều
kĩ năng hơn thiết kế các bài giảng điện tử có chất lượng nhằm phục vụ tốt cho
công tác giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp theo hướng đề cao chủ
thể nhận thức – học sinh. Chân thành cảm ơn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ghi tên tài liệu tham khảo và tên tác giả đã được sử dụng trích dẫn trong sáng kiến
kinh nghiệm.
1. Tên tài liệu - Tác giả - Nhà xuất bản - Năm xuất bản
....................................................................................
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
15
BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị
.....................................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................................, ngày
tháng
năm
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
–––––––––––––––––
Tên
sáng
kiến
kinh
nghiệm: ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: ........................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
16