Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân
Tổ: Ngữ Văn
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Môn Ngữ Văn
VẬN DỤNG KẾT HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
ĐỂ TIẾP CẬN TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Người thực hiện: Ngô Thị Xuyến
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn x x
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác.
Có đính kèm:
Mô hình
x
Phần mềm
Phim ảnh
Trang 1
Hiện vật khác
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Năm học: 2012-2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
Tổ : Ngữ Văn
Thống Nhất, ngày 20 tháng 02 năm 2013.
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013.
Tên sáng kiến kinh nghiệm: VẬN DỤNG KẾT HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ TIẾP CẬN TÁC PHẨM CHIẾC
THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Họ và tên tác giả: Ngô Thị Xuyến Tổ Ngữ Văn
Lĩnh vực:
Quản lí giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn x
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác.
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới.
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới phương pháp đã có.
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai
áp dụng tại đơn vị có hiệu quả.
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả.
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
( Ký tên và ghi rõ họ tên)
Trang 3
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Ký tên và ghi rõ họ tên)
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
- Họ và tên: Ngô Thị Xuyến
- Sinh ngày: 20 -12 - 1978
- Địa chỉ: Ấp Suối Rút - Xã Phú Túc - Định Quán - Đồng Nai
- Điện thoại: 01672074693
- Chức vụ: Tổ trưởng tổ Ngữ văn
- Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2000
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ Văn
- Số năm kinh nghiệm : 12 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây: 04
1. Làm và sử dụng ĐDDH trong văn thuyết minh
2. Lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua một số tác phẩm trong trường THPT
3. Một vài suy nghĩ về phương pháp tiếp cận tác phẩm từ ngôn từ văn học
4. Sơ đồ tư duy- phương pháp giúp học sinh 12 hệ thống kiến thức.
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Mục lục
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................2
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................2
I. CƠ SỞ KHOA HỌC............................................................................................2
1. Cơ sở lí luận................................................................................................2
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................3
II. NỘI DUNG..........................................................................................................3
1. Lí thuyết về phương pháp dạy học tích cực...........................................................4
1.1 Phương pháp dạy học................................................................................4
1.2 Phương pháp dạy học tích cực .................................................................4
1.3 Vai trò của giáo viên và học sinh trong học tích cực ...............................4
2. Một số phương pháp dạy học tích cực ..................................................................6
2.1 Phương pháp nêu vấn đề ....................................................................................6
2.2 Phương pháp thuyết trình .................................................................................7
2.3 Phương pháp dung sơ đồ tư duy ....................................................................... 8
2.3 Phương pháp đóng vai .....................................................................................10
3. Cách thức chung .................................................................................................10
4. Cách thức cụ thể .................................................................................................11
4.1 Tìm hiểu phần tiểu dẫn ....................................................................................11
4.2. Đọc- hiểu .......................................................................................................11
4.2.1 Tóm tắt ..........................................................................................................11
4.2.2 Tìm hiểu tác phẩm ..............................................................................13
4.2.2.1 Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng ....................................13
4.2.2.2 Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án Huyện ........................13
4.2.2.3 Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy” .................................18
5. Thiết kế giáo án cụ thể .......................................................................................20
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................25
C . ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI .......26
D . TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 27
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
VẬN DỤNG KẾT HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
ĐỂ TIẾP CẬN TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đổi mới phương pháp dạy học không còn là vấn đề mới mẻ trong giáo dục
hiện nay mà là vấn đề tất yếu, thường trực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
thời đại. Hàng năm, ngành giáo dục đã tổ chức rất nhiều cuộc thi giành cho giáo
viên nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy sự đổi mới trong quá trình giảng dạy. Tôi
cũng như bao nhiêu giáo viên khác luôn trăn trở, lo lắng, làm thế nào để tìm được
phương pháp thích hợp, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học? Đặc biệt là với
môn Ngữ Văn – bộ môn thường xuyên có mặt trong các kì thi Tốt nghiệp, bộ môn
có vai trò đặc biệt trong việc giúp con người trả lời những câu hỏi trong nội tâm
mình, giúp học sinh hiểu được hương vị của cuộc sống.
Với ngôi trường Kiệm Tân xa xôi, đầu vào của học sinh chưa cao, kinh
nghiệm của giáo viên còn ít ỏi như chúng tôi; đổi mới phương pháp dạy học còn
là vấn đề cấp bách. Một câu hỏi lớn đặt ra cho chúng tôi: Làm thế nào để học sinh
hứng thú với môn Ngữ Văn? Phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng và
quyết định với hiệu quả của việc dạy hoc. Dạy học có phương pháp và đúng
phương pháp sẽ không chỉ truyền đạt được kiến thức một cách đầy đủ mà thêm
vào đó, khơi gợi được hứng thú, tinh thần tự giác và chủ động cho học sinh. Trái
lại, việc dạy học sai phương pháp dạy học sẽ làm cho việc học trở thành việc nhồi
nhét kiến thức, khiến cho học sinh ngày một thụ động, đối phó. Thậm chí ảnh
hưởng đến cả lối tư duy và đạo đức của các em. Giáo viên phải luôn cập nhật và
đổi mới phương pháp dạy học, tạo hiệu quả trong việc học nói riêng và nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo nói chung.
Thiết nghĩ, mỗi bộ môn, mỗi giáo viên đều có một cách riêng để giúp học
sinh tiếp cận với kiến thức trong bài học. Với tôi, tôi thường vận dụng kết hợp
nhiều phương pháp khác nhau trong cùng một bài học, một đơn vị kiến thức; hơn
thế nữa, các lớp khác nhau, các đối tượng học sinh khác nhau cũng phải sử dụng
những phương pháp khác nhau. Tuy vậy, khi giáo viên kết hợp nhiều phương
pháp mà không nắm rõ đặc trưng của các phương pháp đó hoặc thiếu sự linh hoạt
thì bài học sẽ rối, học sinh khó tiếp thu bài học. Không những không tạo được
hứng thú cho học sinh mà còn gây ra sự chán học cho các em.
Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến vấn đề “Vận dụng kết hợp một số phương
pháp dạy học tích cực để tiếp cận tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu”. Trong đó, tôi chú trọng đến phương pháp nêu vấn đề,
phương pháp thuyết trình, sơ đồ tư duy và phương pháp đóng vai.
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1. Cơ sở lí luận:
- Trong tài liệu tập huấn cán bộ quản lý của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2012
có viết “Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược
điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy, việc phối hợp đa dạng các phương pháp
và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan
trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học”.
- Như tôi đã giới thiệu, môn Ngữ Văn là một trong những bộ môn có vai trò quan
trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Đó không chỉ là bộ môn thường xuyên
có mặt trong kì thi Tốt Nghiệp THPT mà đó còn là bộ môn “dạy cho con người
biết yêu cuộc sống trong toàn bộ tính hiện thực của nó, biết lấy nó từ nguồn sống
cho mình để có thể hạnh phúc hơn. Dạy văn là một việc làm đích thực trần gian,
vì cuộc đời thật, không mảy may phù phiếm” (Giáo Sư Hồ Ngọc Đại).
2. Cơ sở thực tế:
Học văn giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc của lịch sử văn học. Học văn là
học tiếng mẹ đẻ, học để làm người, học những nét đẹp cơ bản của bản sắc văn hóa
dân tộc. Bởi văn học đem đến giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ,
làm đẹp nhân cách, tâm hồn, văn hóa của con người. Dù khoa học kỹ thuật phát
triển mạnh mẽ như vũ bão, ngoài kiến thức về khoa học tự nhiên, con người cũng
rất cần đến kiến thức khoa học xã hội để từng bước hoàn thiện nhân cách của
mình.
Bởi vì văn học gắn liền với cuộc sống, thực tiễn của cuộc sống đã được các
nhà văn cụ thể hóa qua những tác phẩm văn học ở nhà trường cũng như ở các tác
phẩm khác. Học văn sẽ bồi dưỡng cho con người tính nhân văn, nhân ái. Muốn
làm được điều này giáo viên phải tạo được hứng thú say mê học tập môn văn đối
với các em, giúp các em định hướng đúng để học tập tốt môn văn. Học văn nhằm
tạo cho tâm hồn các em hôm nay và mai sau được trong sáng hơn, giúp các em
nhận thức đầy đủ góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời xây
dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Học văn mà chưa hiểu văn, chưa cảm thụ được văn học là một hiện tượng
đáng báo động cho thầy và trò. Hiện nay, một thực trạng đáng buồn vẫn đang diễn
ra là học sinh ít chú ý đến môn Văn, hoặc có chú ý chăng cũng chỉ để thi Tốt
Nghiệp! Còn định hướng lâu dài thì không nhiều.
- Theo suy nghĩ của học sinh, môn văn là môn học thuộc lòng, không cần sáng
tạo. Nếu giáo viên dạy theo ý chính của bài thì học sinh không biết triển khai
thành đọan văn hoặc bài văn hoàn chỉnh. Thậm chí, khi các em làm bài không
theo đáp án thì không đạt điểm cao.
- Một thực tế khi lên lớp, tôi vẫn thường gặp là dù giáo viên cố gắng dùng
phương pháp gợi để tạo hứng thú cho học sinh thì vẫn còn một số em không chịu
suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Các em luôn “thủ” sẵn một câu “em không biết” “em
không tìm được” “em không làm được”…
Khi tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học thì những giờ độc thoại
giảm dần, thay vào đó là sự hào hứng của học sinh trong giờ học. Đến nay, tôi đã
thực hiện thành công việc vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực. Tôi đã
có thể khơi gợi được cái hồn của tác phẩm đồng thời giúp học sinh nói lên suy
nghĩ của mình một cách tích cực.
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
1. Lí thuyết về phương pháp dạy học tích cực:
Đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề này song trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu
một cách ngắn gọn về phương pháp dạy học tích cực.
1. 1. Phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với
nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách
khác, phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một
trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động
thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính
như vậy mà đạt được mục đích dạy học.
1.2. Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp khơi dậy, phát huy tính chủ động,
sáng tạo và tích cực của cả người dạy và người học, trong đó lấy người học làm
trung tâm trên cơ sở phát huy vai trò định hướng, tổ chức của người thầy, vai trò
thực hiện, thi công của trò và sức mạnh của các phương tiện kỹ thuật hiện đại
nhằm chinh phục chân lý trên cả ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Người học trở thành chủ thể tích cực trong quá trình tiếp nhận và đồng sáng tạo.
Người thầy chính là người định hướng, dẫn dắt trong quá trình phát triển tư duy
và hoạt động học tập của học sinh.
1.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong học tích cực:
So sánh vai trò của giáo viên trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực:
Từ
Giáo viên là trung tâm trong họat động
dạy học
Tập trung vào sản phẩm học tập
Giáo viên là nguồn cung cấp kiến thức
Đến
Học sinh là trung tâm họat động dạy
học
Tập trung vào quá trình học tập
Giáo viên là người tổ chức việc tiếp
nhận các kiến thức
Giáo viên như là người “làm hộ” cho Giáo viên là người tạo điều kiện để học
học sinh
sinh tự học
Tập trung vào chủ đề cụ thể
Tập trung vào việc học toàn diện
+ Giáo viên – người dạy – người hướng dẫn: là tác nhân chính trong việc nỗ lực
tạo ra các điều kiện tốt nhất giúp học sinh tiếp nhận kiến thức đồng thời phát triển
các kĩ năng ngay tại lớp học bằng việc ứng dụng các nghiệp vụ sư phạm chuyên
nghiệp của mình trong mối quan hệ trực tiếp với người học. Giáo viên cần khuyến
khích và hỗ trợ người học suy nghĩ ở mức tối đa.
+ Giáo viên còn là người quản lí, điều phối và đánh giá thành tích của học
sinh trong giờ học.
Ví dụ: khi tiết học bắt đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động,
tùy theo nội dung bài học, đối tượng học sinh để quyết định thời gian cho mỗi
hoạt động. Ngoài ra, giáo viên cần điều phối nhằm góp phần tăng tính năng động
cho các hoạt động trong tiết học.
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Có một số học sinh thờ ơ trước câu hỏi của giáo viên hoặc trả lời theo hướng tiêu
cực “em không biết” “em không nghĩ ra”…(dù đó là những câu hỏi đơn giản, câu
hỏi tái hiên kiến thức). Trong trường hợp học sinh thiếu sự hợp tác, giáo viên cần
động viên khuyến khích, động viên bằng những lời lẽ nhẹ nhàng. Học sinh không
muốn học mà giáo viên còn phản ứng gay gắt thì không khí sẽ trở nên căng thẳng
hơn.
Trong cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo có viết: Suy nghĩ làm
ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Nếu bạn học cách điều khiển suy nghĩ, chúng ta
có thể làm chủ được cảm xúc. Có thể điều khiển suy nghĩ thông qua từ ngữ. Việc
đầu tiên là là phải kiểm soát những từ ngữ dùng để đối thọai với bản thân. Có
những từ ngữ tích cực mà khi nói với bản thân sẽ giúp ta có được trạng thái dồi
dào năng lực, thúc đẩy hành động của chúng ta và mang lại kết quả tốt đẹp. Đồng
thời cũng có những từ ngữ tiêu cực khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ và không muốn
hành động.
+ Giáo viên cũng có thể đặt ra quy định, trong một số trường hợp, không
được trả lời câu hỏi “có- không”. Ngoài ra, giáo viên cũng cần động viên để học
sinh trình bày suy nghĩ của mình (cô nghĩ là em trả lời được, bạn sẽ cho cả lớp
nghe về một câu trả lời thú vị, ….). Người dạy cũng hạn chế thái độ bực tức khi
học sinh trả lời sai, nếu không khéo léo những học sinh khác sẽ không hứng thú
để tìm câu trả lời mà lại hứng thú với thái độ lúc này của giáo viên!
+ Trong giờ học, giáo viên cũng có thể đánh giá thành tích của người học,
hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa chữa các điểm yếu phát huy các mặt mạnh
của mình trong các tiết học sau. Những lời khen ngợi kịp thời cũng góp phần kích
thích sự tích cực của học sinh trong quá trình học tập.
- Vai trò của học sinh trong học tích cực
Với sự cố gắng của giáo viên trong quá trình giảng dạy, vai trò của người
học cũng có sự thay đổi:
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Từ
Học sinh là người tiếp nhận kiến thức
một cách thụ động
Học sinh vào việc trả lời những câu hỏi
Học “nhồi nhét”
Đến
Học sinh là người học tích cực và cùng
tham gia
Học sinh đặt ra những câu hỏi
Chịu trách nhiệm cho việc học của
mình. Học – phản ánh
Học sinh cạnh tranh với nhau trong học Học sinh hợp tác với nhau trong học tập
tập
Học sinh tự nói lên ý kiến của mình
Học sinh lắng nghe ý kiến tích cực của
người khác
Học sinh tiếp thu các kiến thức riêng rẽ Học sinh kết nối các kiến thức đã học
được.
Học sinh - người học - người tham gia: là người tiếp nhận các kiến thức và phát
triển các kỹ năng trong điều kiện tốt nhất do người dạy và tài liệu học tập tạo ra.
Người học chính là chủ thể mọi họat động và là mục đích hướng tới của việc học
tập.
Như vậy, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm
văn chương trong trường phổ thông mới có khả năng khơi dậy và phát huy những
tiềm lực, tiềm tàng vẫn còn ngủ quên trong mỗi học sinh. Phương pháp dạy học
tích cực gõ mạnh vào trí thông minh, sở trường ở người học để phát huy tính tự
giác. Phương pháp này thể hiện sự vận động và có định hướng cần thiết của họat
động trí tuệ trong việc hình thành kiến thức và sẽ làm thay đổi nhiệm vụ của thầy
và trò theo hướng tích cực.
2. Một số phương pháp dạy học tích cực:
Trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến những phương pháp thường xuyên
được vận dụng và tạo hứng thú cho học sinh.
2.1. Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra trước học sinh một hoặc hệ
thống các vấn đề học tập chứa đựng mâu thuẫn, đưa học sinh vào tình huống có
vấn đề làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, hướng dẫn học sinh đề xuất giả thuyết,
lập kế hoạch và tự giải quyết vấn đề. Trong quá trình đó, học sinh không những
nắm vững kiến thức mà còn phát triển khả năng tư duy, biết cách phát hiện và giải
quyết vấn đề, hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp này đã
tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực nhất, tạo
không khí tự do tư tưởng, tinh thần dân chủ trong giờ học: “không ai có quyền
nắm giữ chân lí mà chân lí thuộc về mọi người”.
- Thực chất của việc dạy học nêu vấn đề là giáo viên đặt câu hỏi hoặc nêu
vấn đề, học sinh phải tự lực suy nghĩ, thảo luận, giải đáp dưới sự định hướng của
giáo viên. Quá trình suy nghĩ, thảo luận, giải đáp là điều kiện tốt để kích thích tính
năng động sáng tạo, những suy nghĩ độc lập của học sinh, dần dần hình thành
phong cách học tập và làm việc tích cực. Muốn làm được điều này, giáo viên phải
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
biết phát hiện vấn đề. Có thể vấn đề ở đây là những điều mà giáo viên đã biết câu
trả lời nhưng hư cấu thành chưa biết để lôi cuốn học sinh vào giải quyết. Cũng có
thể đó là vấn đề không có câu trả lời chính xác, tùy vào thời điểm, cách thức, kĩ
năng của mỗi người để giải quyết nó trong cuộc sống. Tình huống có vấn đề là
tình huống chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết,
một vướng mắc cần tháo gỡ, một câu hỏi cần tìm câu trả lời…
Trong quá trình tạo những câu hỏi, tình huống có vấn đề, giáo viên khơi gợi
cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo để đưa ra cách giải quyết mới, ý tưởng
mới. Thậm chí, trong các ý tưởng mới đó lại có một vài vấn đề mới được nảy sinh
và có thể vấn đề đó giáo viên chưa từng nghĩ đến. Trong trường hợp này, những
học sinh khác trong lớp càng có cơ hội để thể hiện suy nghĩ của mình. Phát huy
mạnh mẽ tính độc lập trong suy nghĩ của học sinh, giúp học sinh thực sự trở thành
chủ thể của họat động học tập. Phương pháp này còn có thề phát triển khả năng
diễn đạt bằng lời của học sinh, tăng cường hoạt động, kích thích nỗ lực của học
sinh trong việc chiếm lĩnh tác phẩm văn chương.
- Đặc trưng của phương pháp dạy học nêu vấn đề: Đây là một phương pháp phức
hợp có 3 đặc trưng cơ bản:
+ Phương pháp này gồm một hoặc một vài vấn đề chứa đựng sự mâu thuẫn
hoặc có vấn đề (là những tình huống trái khoáy, ngược đời, con người được đặt
trong sự bế tắc, bi kịch..) yêu cầu học sinh phải tìm tòi, phát hiện.
+ Chính những mâu thuẫn hoặc vấn đề đó được đặt trong sự cấp thiết mà
học sinh phải giải quyết bằng được.
+ Trong quá trình giải quyết vấn đề học sinh phải chiếm lĩnh được kiến
thức, kĩ năng, thái độ (niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo)
- Các yếu tố của tình huống có vấn đề:
+ Có mâu thuẫn nhận thức, có điều chưa biết cần tìm. Có mâu thuẫn nhận
thức giữa cái đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể là mối liên hệ giữa cái
đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể là mối liên hệ chưa biết, hoặc cách
thức hay điều kiện hành động. Đó chính là kiến thức mới sẽ được khám phá ra
trong tình huống có vấn đề.
+ Tạo ra nhu cầu muốn biết kiến thức mới. Thế năng tâm lí của nhu cầu
nhận thức là động lực khởi động hoạt động nhận thức của học sinh; nó sẽ góp
phần làm cho học sinh đầy hưng phấn tìm tòi phát hiện, sáng tạo giải quyết nhiệm
vụ nhận thức đặt ra.
+ Phù hợp với khả năng của học sinh trong việc phân tích các điều kiện của
nhiệm vụ đặt ra và trong việc đi tìm điều chưa biết, nghĩa là trong việc phát hiện
kiến thức mới. Tình huống có vấn đề nên bắt đầu từ cái quen thuộc, bình thường,
đã biết (từ vốn kiến thức cũ của học sinh, từ những hiện tượng thực tế…) mà đi
đến cái bất thường (kiến thức mới) một cách bất ngờ nhưng logic.
2.2. Phương pháp thuyết trình:
Là trình bày bằng lời nói trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm
cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe. Đây là một
công cụ giao tiếp đóng vai trò to lớn trong sự thành công của cá nhân. Người
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
thuyết trình sẽ học được cách trình bày vấn đề trước đám đông, học được kĩ năng
áp dụng trong hội thoại, phát triển kĩ năng giao tiếp. Đồng thời, phương pháp
thuyết trình cũng giúp học sinh có cơ hội thực hành và tích lũy kinh nghiệm, có
thêm tự tin.
- Áp dụng phương pháp thuyết trình trong giờ học, giáo viên có thể đánh giá được
khả năng giao tiếp của học sinh đến mức độ nào. Học sinh có thể thuyết phục
người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ hành động theo
ý muốn của mình hay không? Muốn làm được điều này, giáo viên phải có những
bước tập dợt cho học sinh.
+ Thứ nhất, giáo viên phải tập cho học sinh thói quen đứng trước đám đông
để trình bày một vấn đề nào đó (nên đặt những câu hỏi “Vì sao” hoặc “trình bày”
để học sinh trả lời)
+ Thứ hai, giáo viên khuyến khích học sinh đứng trên bục giảng (thay vì
đứng tại chỗ) để trả lời những câu hỏi có vấn đề phức tạp. Ví dụ: Khi học xong
một bài thơ hoặc đọan thơ, giáo viên yêu cầu học sinh: em có thể bình một đọan
thơ hoặc em thích đoạn thơ, câu thơ nào nhất? Vì sao?. Với văn xuôi cũng có
nhiều cách đặt câu hỏi giúp học sinh tự tin trình bày trước lớp về nội dung bài
học. Khi học xong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, giáo viên có thể dùng câu hỏi
đơn giản để học sinh tái hiện kiến thức hoặc đánh giá mức độ hiểu bài của học
sinh. Nhà văn Kim Lân kể với chúng ta chuyện gì? Nhân vật nào gây ấn tượng
nhất đối với em? Vì sao?...
+ Thứ ba, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm, cử nhóm trưởng lên
thuyết trình nội dung sau đó chỉ định một thành viên bất kì trong nhóm lên trình
bày vấn đề nhằm đảm bảo cho các thành viên đều có cơ hội để trình bày. Sau
nhiều lần thực hiện, học sinh đã quen với việc trình bày trước lớp, các nhóm sẽ
không cần nhóm trưởng mà vai trò của mọi người là như nhau.
2.3. Phương pháp dùng sơ đồ tư duy:
- Sơ đồ tư duy còn gọi là Bản đồ tư duy, Lược đồ tư duy…là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay
một mạch kiến thức…bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường
nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Có thể gọi bản đồ tư duy là công cụ
ghi chú tối ưu. (Internet)
- Bộ não của con người được coi là một thế giới bí ẩn. Não trái ghi nhớ các
thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số. Não phải giúp ta xử lí các thông tin
về nhịp điệu, màu sắc, hình ảnh…Từ trước đến nay, chúng ta thường quen với
việc ghi chép thông tin bằng từ ngữ, gạch đầu dòng, tóm ý…Như vậy, chúng ta
chỉ sử dụng 50% khả năng của bộ não khi ghi nhận thông tin. Năm 1960, Tony
Buzan đã nghiên cứu ra phương pháp Bản đồ tư duy (Mind Map), đã giúp con
người tận dụng triệt để khả năng ghi nhận thông tin của bộ não.
- Trong chương 8 cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo có đề
cập đến phương pháp giúp chúng ta có khả năng nhớ tốt hơn hay nói cách khác
ghi nhớ tốt không phải là năng khiếu, tài năng. Adam Khoo khẳng định: “Không
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
hề tồn tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện và trí
nhớ không được rèn luyện. Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một trí nhớ phi
thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó”.
Trí nhớ bao gồm sự ghi nhớ (lưu trữ thông tin) và sự hồi tưởng (tìm lại thông
tin). Sự ghi nhớ liên quan đến việc lưu trữ thông tin chúng ta nhận được vào bộ
não. Sự hồi tưởng liên quan đến khả năng tìm lại thông tin đó khi cần thiết.
Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy khả năng lưu trữ thông tin của bộ não
là hoàn hảo và không bị hao mòn theo thời gian. Điều này có nghĩa là mỗi từ ngữ,
hình ảnh, mỗi âm thanh chúng ta lưu vào trí nhớ từ khi sinh ra được lưu giữ hoàn
hảo nguyên vẹn ở một nơi nào đó trong trong bộ não. Vấn đề đáng quan tâm là
khả năng hồi tưởng của chúng ta không hoàn hảo. Trí nhớ được tạo ra bằng cách
liên kết từng mảng thông tin với nhau. Muốn nhớ tốt cần lưu ý đến các nguyên tắc
cơ bản: sự hình dung, sự liên tưởng, làm nổi bật sự việc, sự tưởng tượng, màu sắc,
âm điệu…
Như vậy, theo rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu, muốn tận dụng
triệt để khả năng ghi nhớ và khả năng hồi tưởng của bộ não chúng ta cần sử dụng
cả não trái và não phải.
Hiện nay không còn cách dạy đọc – chép, chiếu – chép, nhìn – chép…Vì
vậy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện sơ đồ mô phỏng kiến thức
bài học. Đồng thời, giúp học sinh tư duy, sáng tạo, tận dụng khả năng ghi nhớ và
hồi tưởng những kiến thức đã ghi nhớ. Hay nói cách khác, học sinh có thể thể
hiện nội dung bài học theo cách của mình qua các từ khóa, từ chủ đề trung tâm
đến các ý lớn đến các ý nhỏ. Khác với cách ghi chép thông thường, ở cách sử
dụng màu sắc kích thích trí nhớ và sự hứng thú vì mỗi nhánh có một từ khóa kèm
hình ảnh.
Với một kĩ thuật hình họa có đường nét, có màu sắc có từ ngữ, hình ảnh
được dựa trên sự tưởng tượng và kết nối, bản đồ tư duy giúp chúng ta tự do suy
nghĩ và phát huy tiềm năng sáng tạo của bộ não. Học sinh không còn thụ động
ngồi nghe giáo viên giảng bài rồi ghi bài một cách máy móc mà trái lại các em
sáng tạo ra “tác phẩm” của riêng mình qua sự định hướng, gợi ý của giáo viên.
Ngoài việc dùng bản đồ tư duy trong dạy và học, bản đồ tư duy còn giúp học sinh
nâng cao năng lực tự học, tự kiểm tra.
Quy trình lập Bản đồ tư duy:
- Trước hết, chúng ta bắt đầu bằng từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Sau đó,
nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến
các nhánh cấp một…bằng các đường kẻ (luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc cũng
có tác dụng kích thích não như hình ảnh). Các đường kẻ càng gần hình ảnh trung
tâm càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, chúng
ta có thể hiểu và nhớ nhiều hơn do bộ não chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
(các đường ở cùng một cấp độ phải có cùng màu sắc).
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
- Lưu ý: Mỗi từ hoặc ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. Nên
dùng đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ
ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. Ngoài ra cần bố trí thông tin đều
quanh hình ảnh trung tâm.
Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính. Khi
học sinh học trên lớp, chúng ta chỉ cần hướng dẫn cách vẽ sơ đồ. Các em chỉ cần
dùng bút màu, giấy A4, ….
2.4. Phương pháp đóng vai:
- Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp học sinh
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề nhằm ứng xử tốt hơn khi nó xảy ra trong cuộc
sống. Học tập để tham gia là một kĩ năng quan trọng của học sinh. Đóng vai trong
lớp học có thể thực hiện bằng nhiều cách nhưng khi sử dụng phương pháp này
trong giờ học Ngữ Văn ở trường THPT thì giáo viên chỉ yêu cầu ở mức độ đơn
giản. Đóng vai tạo ra một môi trường kích thích, mô phỏng thực tế cho phép học
sinh tăng cường sự hiểu biết về tình huống hoặc sự kiện đã được tái hiện.
- Ưu điểm của phương pháp đóng vai: học sinh rèn luyện thực hành những
kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành
trong thực tiễn. Tạo hứng thú cho học sinh, hình thành kĩ năng giao tiếp và có cơ
hội bộc lộ cảm xúc. Đồng thời, phương pháp này cũng tạo điều kiện phát triển sức
sáng tạo của học sinh. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cũng phải lưu ý
đến việc khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực
hóa.
3. Cách thức chung:
Khi giáo viên lên lớp với tiết đọc – hiểu thì vai trò của sách giáo khoa là
không nhỏ. Áp dụng phương pháp đọc – hiểu ở nhà của học sinh và đặt câu hỏi
nêu vấn đề của giáo viên là một việc là rất quan trọng. Muốn sách giáo khoa trở
thành phương tiện có hiệu quả giúp phát triển trí tuệ và làm phong phú tinh thần
cho học sinh thì phải hướng dẫn cho học sinh biết phương pháp đọc.
Một thực trạng đáng lo ngại là một số học sinh không đọc tác phẩm (đoạn
trích) trước khi học tiết đọc – hiểu. Giáo viên có thể hạn chế điều này bằng một
quy định (thay kiểm tra bài cũ bằng việc kiểm tra phần tóm tắt tác phẩm sẽ học
đối với những học sinh lười đọc tác phẩm, giáo viên có thể hỏi một vài chi tiết
trong tác phẩm để kiểm tra việc đọc bài của học sinh).
Dần dần giáo viên phải hình thành cho học sinh:
+ Kĩ năng, kĩ xảo đọc
+ Kĩ năng, kĩ xảo trích dẫn
+ Kĩ năng, kĩ xảo tóm tắt
Những kĩ năng, kĩ xảo này được hình thành và hoàn thiện trong quá trình sử dụng
sách giáo khoa và các tài liệu ở lớp và ở nhà. Giáo viên cũng cần đề ra những yêu
cầu để học sinh thực hiện nghiêm túc, có sự kiểm tra chặt chẽ với những chỉ dẫn
rõ ràng, tỉ tỉ, có hệ thống.
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
- Một trong những bước lên lớp rất quan trọng của giáo viên đó là bước
củng cố- dặn dò. Đây là bước cuối cùng trong tiến trình lên lớp vì vậy có một số
giáo viên đã bỏ qua hoặc dặn dò qua loa vì hết giờ. Theo tôi, sau khi củng cố kiến
thức bài học, giáo viên cần phải dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau bằng hệ
thống câu hỏi rõ ràng. Đó là một trong những cách tạo tâm thế để học sinh tiếp
cận bài học tốt hơn, tạo hứng thú tìm tòi các tài liệu có liên quan đến bài học mà
đặc biệt là đọc tác phẩm.
Ví dụ: Chuẩn bị học tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, giáo viên không chỉ
dặn học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm mà đặt ra một số câu hỏi: Nhà văn Kim Lân
kể với người đọc câu chuyện gì? Từ câu chuyện ấy em hiểu gì về các nhân vật
Tràng, thị, cụ Tứ? Qua những nhân vật đó, nhà văn muốn giửi gắm đến người đọc
thông điệp gì?...
Với tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, thông thường
giáo viên có thể yêu cầu: Tìm những đặc trưng cơ bản của văn học Việt Nam thời
kì đổi mới, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đọc kĩ tác phẩm, nghệ sĩ
Phùng đã kể với người đọc chuyện gì? Câu chuyện ở tòa án huyện kể về ai?
Nhưng khi đã dùng phương pháp nêu vấn đề, tôi đã đổi mới cách hỏi. Ví dụ: tại
sao Nguyễn Minh Châu được đánh giá là thuộc một trong số “những người mở
đường tinh anh và tài năng” nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới? Đọc và
tóm tắt tác phẩm tác phẩm bằng sơ đồ tư duy. Nếu em là các nhân vật trong
truyện, em sẽ hành xử như thế nào trước sự bế tắc (người đàn bà, người đàn
ông…)
4. Cách thức cụ thể: (trong đề tài này, tôi không đề cập đến phần tiểu dẫn, nghệ
thuật, luyện tập)
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học
tích cực như: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai,
phương pháp thuyết trình thông qua làm việc nhóm, phương pháp dùng sơ đồ tư
duy…Khi các em đã quen với những phương pháp này, chúng ta có thể áp dụng
vào bất kì bài học nào nếu thấy phù hợp.
Sau khi giáo viên đã dặn dò học sinh chuẩn bị bài học chu đáo, giáo viên bắt đầu
kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh (tôi thường giao trách nhiệm này cho lớp
trưởng hoặc lớp phó học tập)
4.1. Tìm hiểu phần tiểu dẫn:
Phần này đã có trong sách giáo khoa, tôi chỉ hướng dẫn học sinh tìm các ý liên
quan: Nêu những nét chung nhất về tác giả ( phong cách sáng tác, sở trường…)
4.2. Đọc – hiểu tác phẩm
4.2.1 Tóm tắt tác phẩm:
- Khi giáo viên đã cho học sinh làm quen với cách sử dụng sơ đồ tư duy để hệ
thống hóa kiến thức hoặc tóm tắt tác phẩm, giáo viên có thể gọi bất kì một học
sinh nào trong lớp lên bảng để tóm tắt tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa theo cách
riêng của mình nhưng phải đủ và đúng nội dung. Lúc này học sinh vừa phải
thuyết trình vừa dùng sơ đồ tư duy.
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Qua phần tóm tắt, giáo viên yêu cầu học sinh tìm bố cục (đây là yêu cầu tương đối
dễ dàng)
4.2.2 Tìm hiểu tác phẩm:
4.2.2.1 Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
Sau khi đọc tác phẩm, em có thể đặt tên cho phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng là gì? Em hiểu cảnh đó như thế nào? Vì sao nghệ sĩ nhiếp ảnh
Phùng lại gọi đó là “cảnh đắt trời cho”? Tâm trạng của nghệ sĩ trước bức tranh ?
Giáo viên có thể tạm gọi đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật.
Đẹp như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một
nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng
do ánh mặt trời chiếu vào...Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều
hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích”
Một cảnh tượng tuyệt đẹp, hiếm có, một bức họa diệu kì mà thiên nhiên và cuộc
sống ban tặng.
Tâm hồn người nghệ sĩ thực sự rung động, thăng hoa.Trái tim anh dâng trào
những xúc cảm thẩm mĩ, tâm hồn anh như được gột rữa, thanh lọc.
Tương tự như trên, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của hai phát
hiện và hòan thành sơ đồ tư duy về hai phát hiện đó.
Khi đã tìm hiểu xong hai phát hiện của nghệ sĩ phiếp ảnh Phùng, giáo viên sử
dụng một số câu hỏi gợi nhằm giúp học sinh thể hiện suy nghĩ của mình trước
những tình huống có thể gặp trong cuộc sống đồng thời đánh giá kết quả quá trình
tiếp thu bài học của các em.
Câu hỏi 1: Nếu em là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, em sẽ làm gì khi chứng kiến cảnh
tượng của gia đình hàng chài? Tùy vào câu trả lời của học sinh mà giáo viên có
cách đánh giá, định hướng đúng đắn, đồng thời giúp học sinh có cách nghĩ và
hành động tích cực trong cuộc sống. Từ những câu hỏi, gợi ý của giáo viên, học
sinh đã phần nào chiếm lĩnh được các nội dung cơ bàn của bài học. Trong quá
trình đó, các em cũng thể hiện những sáng tạo, chủ động để cải biến chính mình
về kiến thức, kĩ năng thái độ và cảm xúc.
Câu hỏi 2: Thông qua hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và thông điệp
mà nhà văn giửi gắm đến người đọc, em hãy phát biểu về cách đánh giá nhìn nhận
về con người và lấy ví dụ thực tế? (có thể gọi học sinh khá, giỏi)
Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy về hai phát hiện vừa tiếp cận.
4.2.2.2 Câu chuyện ở tòa án huyện:
Giáo viên có thể gọi đây là phát hiện thứ ba của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Khi tìm
hiểu phần này, giáo viên có thể gọi học sinh tóm tắt lại (qua sơ đồ tư duy)
Đây là phần tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp- cũng là cơ hội để học sinh
thể hiện rõ nhất những suy nghĩ, kĩ năng của mình.
Đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người là cảm hứng quen thuộc của
Nguyễn Minh Châu nhưng khi tiếp cận tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa ta vẫn
cảm thấy chạnh lòng, nghẹn ngào khó tả như một sự ám ảnh qua hình tượng
người đàn bà hàng chài - một hạt ngọc trong lấp láp bùn đất, lam lũ đời thường.
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Đến tòa án Huyện, người đọc như nhìn thấy vẻ mặt lo lắng, bối rối của
người đàn bà hàng chài. Bà không hề lên án, kể tội chồng mình như cái lẽ thường
người khác vẫn làm. Hay bà bị một sự đe dọa nào đó? Được khuyên bỏ chồng,
người đàn bà từ chối bằng một hành động khó hiểu “con lạy quý tòa” “quý tòa
bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Chính lúc
này, người trực tiếp chứng kiến câu chuyện hay người gián tiếp nghe kể như
chúng ta đều cảm thấy khó hiểu, một cảm giác bất ngờ, khó chịu và bức xúc. Từ
trong lời kể của bà toát lên một nỗi đau, một sự cam chịu, một sự hi sinh vô bờ
bến. Từ việc bị đánh thường xuyên, bà còn nói đến “nguyện vọng” xin với lão
đưa tôi lên bờ mà đánh đến việc gửi thằng Phác lên ở với ông ngọai vì “sợ thằng
bé có thể làm điều gì dại dột với bố nó”….Cả Phùng, Đẩu và người đọc đều ngỡ
ngàng hiểu ra mọi chuyện. Thì ra, bà không cam chịu một cách ngờ nghệch, vô lí.
Trái lại, bà rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.
Trước hết, giáo viên sẽ đặt ra một số câu hỏi gợi:
+ Nếu em là người đàn bà hàng chài, em sẽ hành xử như thế nào?
+ Em có đồng tình với cách hành xử của bà không? Vì sao? (làm việc nhóm)
Khi chưa đọc kĩ tác phẩm, học sinh đã đưa ra cách li dị chồng, tìm việc khác để
mưu sinh…
Khi học sinh đã đọc kĩ và hiểu được vấn đề, các em sẽ đồng tình với cách hành xử
của người đàn bà. Học sinh cũng giải thích theo cách mà người đàn bà đã thuyết
phục nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu (kết hợp giữa câu hỏi tái hiện kiến thức, câu
hỏi gợi, phương pháp là việc nhóm học sinh đã nắm được nội dung của bài học).
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Giáo viên đứng trên cương vị của chánh án Đẩu để đặt ra những câu hỏi: Nếu em
không chấp nhận li dị chồng vì cần giữ lại gia đình để nuôi dạy những đứa con,
vẫn tiếp tục bị đánh, vẫn để tình trạng bạo lực gia đình tiếp tục hay sao?
Đây là lúc giáo viên để “khoảng trống” cho học sinh nhập vai. Các em suy
nghĩ hướng giải quyết, cách thuyết phục người khác nghe và đồng tình với mình.
Muốn làm được điều này, học sinh phải có cách hướng giải quyết tích cực, phải
có lập luận, lí lẽ chặt chẽ.
Một số học sinh đã dùng cách “nhỏ to tâm sự”. Với tính cách của chồng,
em sẽ chờ đợi những lúc gia đình hòa thuận vui vẻ để nói chuyện với chồng. Chia
sẻ những nỗi khổ, sự bế tắc những lo lắng và cả nỗi đau của chồng. Chúng ta thừa
hiểu rằng, trong gia đình đông con, thiếu thốn này; người vợ không những chịu
những vất vả, bế tắc mà còn bị chồng đánh triền miên. Người vợ chấp nhận bị
đánh để chồng mình “bớt khổ”, còn người chồng đã làm được gì cho vợ? hay
càng làm vợ phải khổ hơn?
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu đã dùng cách “nhỏ to tâm sự” mà người
chồng vẫn không thay đổi, em còn có cách nào khác không? Học sinh tiếp tục suy
nghĩ và đưa ra hướng giải quyết tiếp theo.Em sẽ nhờ đến những đứa con. Chuyện
bạo hành trong gia đình, ngoài thằng Phác ra cũng có những đứa con khác biết
được. Những đứa con lớn trong gia đình sẽ tìm cơ hội phù hợp để tâm sự với bố.
Trong xã hội đã có những người đàn ông khi gặp phải những túng thiếu, bế tắc họ
sẵn sàng lìa xa gia đình, từ bỏ vợ con để đi tìm cuộc sống mới. Nhưng người đàn
ông này dù bế tắc cũng không có ý định từ bỏ vợ con chứng tỏ rằng ông có trách
nhiệm với gia đình. Sau khi nghe lời giãi bày của con mình, ông ta sẽ dần dần
thay đổi…
Câu hỏi: Nếu em là con lớn trong gia đình hàng chài, em sẽ khuyên bố như thế
nào?
Giáo viên cũng dùng phương pháp đóng vai để học sinh có thể trực tiếp đặt
câu hỏi gợi cho các bạn khác trong lớp (vai chánh án Đẩu, vai người đàn bà hàng
chài, vai những đứa con…)
Như vậy, khi giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết
học, học sinh có thể tự mình chiếm lĩnh kiến thức đồng thời các em cũng có
những kĩ năng nhất định để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Từ đó giáo
viên cũng thăm dò được những suy nghĩ, hướng giải quyết của các em trước một
vấn đề khó khăn, thử thách.
Trong tiết học này, giáo viên cũng có thể cho học sinh trình bày suy nghĩ về
người đàn ông. Trong cuộc sống, có những lúc em sẽ đối mặt với những vấn đề
khó khăn, có lúc gặp phải những bế tắc như người đàn ông trong tác phẩm, em sẽ
làm gì? Hành động, hướng giải quyết?
Học sinh tiếp tục suy nghĩ, tìm ra câu trả lời thích hợp nhất.
4.2.2.3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
Trang 22
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
Trong phần này, giáo viên có thể dùng một số câu hỏi tái hiên kiến thức:
Khi nhìn tấm ảnh được chọn, nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra điều gì? Những phát
hiện đó có ý nghĩa gì?
Giáo viên có thể cho học sinh xem lại sơ đồ về hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng,
so sánh với những nhìn nhận của nghệ sĩ sau khi đã hiểu được câu chuyện gia
đình hàng chài.
Chiếc thuyền
Phát hiện thứ nhất: Chiếc
thuyền ở ngoài xa
Phát hiện thứ hai: Chiếc
thuyền vào gần bờ.
Đẹp, nên thơ, lãng mạn
Xấu xí, tàn nhẫn, độc ác
HÌNH THỨC BÊN NGOÀI
BẢN CHẤT BÊN TRONG
Sau khi nghệ sĩ Phùng đã chứng kiến câu chuyện ở tòa án huyện
Màu hồng
hồng của ánh
sương mai
Nghệ sĩ
Phùng
Ảnh
đen
trắng
Biểu tượng
của nghệ
thuật
Người đàn
bà vùng biển
Sự thật
của cuộc
đời
Tình huống càng trở nên "đắt giá" hơn khi người phóng viên hiểu được lí
do sâu xa khiến cho cuộc sống vợ chồng của những người ngư dân này luôn luôn
là như vậy : những người đàn bà sống trên thuyền không thể thiếu chỗ dựa là đàn
ông, còn việc người đàn ông thỉnh thoảng lôi vợ vào chỗ vắng người mà đánh
chẳng qua cũng chỉ để giải tỏa nỗi ức chế vì cảnh đông con bắt đắc dĩ và sự nghèo
Trang 23
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
khổ triền miên của cuộc đời mình. Tình huống đó đã buộc người phóng viên phải
thay đổi quan điểm về đối tượng nghệ thuật. Cái đẹp trong tâm hồn người đàn bà
mới chính là cái đẹp đích thực của cuộc sống, trở thành sự cứu rỗi, thành chỗ dựa
và niềm tin vào cái Thiện nhất định sẽ chiến thắng cái Ác.
Truyện ngắn là một bài học đúng đắn về cách nhìn cuộc sống và con
người : cách nhìn đa diện, đa chiều để phát hiện bản chất thật sau vẻ đẹp bên
ngoài. Tác giả là nhà văn tiên phong của văn học thời kì đổi mới đã đi sâu vào
khám phá cuộc đời với những mối quan hệ phức tạp. Ngòi bút bản lĩnh tài hoa và
một tấm lòng luôn trăn trở về con nguời.
5. Thiết kế giáo án cụ thể: trình bày giáo án điện tử trong CD
Tuần 25 - Tiết 72:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
I. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật,
về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện
một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau 1975.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn
nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn
với cuộc đời, vì cuộc đời.
- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
III. Phương pháp:
- Định hướng cho học sinh phân tích, đặt câu hỏi nêu vấn đề, thảo luận nhóm…
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp…
- Phương pháp đóng vai
- Luyện tập: yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm và tự luận.
III. Tiến trình lên lớp:
- Bài cũ: Em hãy trình bày hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng ? Qua hai
phát hiện đó, nhà văn gửi gắm với người đọc điều gì?
- Bài mới: Ngoài hai phát hiện đó, Nguyễn Minh Châu còn để nghệ sĩ Phùng phát
hiện điều gì qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, từ đó nhà
văn gửi gắm thông điệp gì? Chúng ta cùng khám phá.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Gv: Tiết học trước cô đã yêu cầu các em đọc kĩ bài I. Tìm hiểu chung:
và tóm tắt vào vở soạn. Bây giờ cô mời một em tóm II. Đọc – hiểu tác phẩm:
tắt lại đoạn 3 của tác phẩm (bằng sơ đồ tư duy)
A. Nội dung:
- HS: tóm tắt
1. Hai phát hiện của nghệ
Trang 24
Sáng kiến kinh nghiệm 2013
Ngô Thị Xuyến
- GV: nhận xét, nếu hs trả lời còn thiếu ý gv sẽ gọi
hs khác bổ sung.
GV: Ở tòa án huyện, Nguyễn Minh Châu đã kể
chuyện gì?
Gv yêu cầu học sinh lên bảng trình bày (dựa vào sơ
đồ tư duy đã chuẩn bị)
GV: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về : Lai
lịch, ngoại hình; số phận của người đàn bà. Hôm nay
chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vẻ đẹp tâm hồn của
nhân vật này.
GV: Tìm những chi tiết giới thiệu về cách ứng xử
của người đàn bà với chồng, con, chính mình, Đẩu
và Phùng?
HS tìm trong sgk trang, dòng để trả lời.Gv hỏi thêm:
Lí do bà không thể bỏ chồng?
HS: Vì cần người đàn ông chèo chống khi phong ba
trên biển để làm ăn nuôi con, vì hạnh phúc của bà là
được nhình thấy các con được ăn no; vả lại, cũng có
lúc trên thuyền gia đình bà vui vẻ hòa thuận…
“Các chú không phải là người làm ăn, không phải là
đàn bà, chưa bao giờ biết nỗi vất vả của người đàn
bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”.
GV: Cách ứng xử này thể hiện phẩm chất gì của bà?
HS: một người mẹ rất mực thương con, sống cam
chịu nhẫn nhục, kín đáo và sâu sắc, giàu lòng tự
trọng biết chắt chiu hạnh phúc gia đình
GV: Chia ra 4 nhóm. HS làm việc nhóm: Em có
đồng tình với thái độ sống của người đàn bà không?
Vì sao?
Sau 5 phút, yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày?
Hs có nhiều cách lí giải khác nhau, có thể đồng tình
hoặc không. Nhưng GV phải hướng hs đến câu trả
lời về vẻ đẹp tâm hồn để chốt lại vấn đề.
Tâm hồn đẹp đẽ của người đàn bà chính là chất
ngọc mà NMC đi tìm, ánh lên trong lấm láp, bùn
đất của cuộc đời. ( vẻ đẹp khuất lấp)
(giáo viên yêu cầu học sinh dùng sơ đồ tư duy)
sĩ nhiếp ảnh Phùng:
2. Câu chuyện ở tòa án
huyện:
a. Nhân vật người đàn bà
hàng chài:
- Lai lịch, ngoại hình, số
phận
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Tình thương con vô bờ
bến (bị chồng đành nhưng
vẫn quyết gắn bó với
người đàn ông này để nuôi
con)
+ Nhẫn nhục, cam chịu.
+ Kín đáo, sâu sắc.
+ Giàu lòng tự trọng.
+ Biết chắt chiu hạnh phúc
gia đình.
…
=> Bà có tâm hồn đẹp đẽ,
thấp thoáng bóng dáng
người phụ nữ Việt Nam
truyền thống: nhân hậu,
bao dung, giàu đức hi sinh
GV: Người đàn ông này được miêu tả trực tiếp hay và lòng vị tha.
gián tiếp? Ông được miêu tả như thế nào?
b. Người đàn ông vũ phu:
GV gợi ý:
Lúc còn trẻ, hiện tại….
- Lúc còn trẻ: cục tính
nhưng hiền lành không bao
Trang 25