Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

hình ảnh “trăng” trong thơ thiền lý trần việt nam và thơ đường trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
————————————

Quản Hồng Vĩ

HÌNH ẢNH “TRĂNG” TRONG THƠ
THIỀN LÝ TRẦN VIỆT NAM VÀ
THƠ ĐƯỜNG TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
————————————

Quản Hồng Vĩ

HÌNH ẢNH “TRĂNG” TRONG THƠ
THIỀN LÝ TRẦN VIỆT NAM VÀ
THƠ ĐƯỜNG TRUNG QUỐC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN.


Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................... 11
4. Kết cấu luận văn ................................................................................. 12
PHẦN NỘI DUNG................................................................................... 13
Chương 1. Những vấn đề chung ............................................................... 13
Chương 2. So sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương
diện nội dung, ý nghĩa .............................................................................. 19
2.1. Những điểm tương đồng ................................................................ 19
2.2. Những điểm dị biệt......................................................................... 34
2.3. Ý nghĩa của những tương đồng và dị biệt này (về mặt cảm hứng nghệ thuật) 48
Chương 3. So sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương
diện nghệ thuật thể hiện ........................................................................... 65
3.1. Những điểm tương đồng ................................................................ 65
3.2. Những điểm dị biệt......................................................................... 80
3.3. Ý nghĩa của những tương đồng và dị biệt này (về mặt tư duy nghệ thuật và
phong cách nghệ thuật) ......................................................................... 87
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................ 106


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam, văn học trung đại có một vị trí rất quan trọng,
trong đó thơ thiền Lý Trần đóng một vai trò trí tuệ và đặc sắc nhất. Thơ thiền Lý

Trần là sản phẩm kết hợp của một nền triết học giàu chất tự do, và một thời đại
mang đậm tính nhân văn. Do thời đại Lý-Trần Phật giáo rất thịnh đạt và có nhiều
đóng góp trong cuộc đại phục hưng và phát triển rực rỡ của văn hóa dân tộc Việt
Nam, vì vậy, nếu muốn tìm hiểu sâu sắc và toàn diện về thời đại này cả ở văn hóa
lẫn con người, cần phải nghiên cứu thơ thiền một cách đầy đủ và thấu đáo.
Thời nhà Đường (618-907) là thời kỳ hoàng kim của văn học và nghệ thuật
Trung Quốc, trong đó thi ca là thể loại văn học phát triển phồn vinh nhất. Thơ
Đường không chỉ là một trong những di sản văn hóa quí báu nhất của Trung Quốc,
mà còn là một viên ngọc vô giá trong kho tàng văn học thế giới. Mặc dù cách đây
đã hơn 1000 năm, nhưng những tác phẩm thơ Đường vẫn còn được lưu truyền
cho đến nay, Những nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị đã trở thành
những đại thi hào của nhân loại. Cũng như thơ thiền Lý – Trần, thơ Đường chịu
ảnh hưởng không ít từ tư tưởng Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, tới
nhà Đường đã có hơn 600 năm lịch sử. Tư tưởng Phật giáo như thấm sâu vào
cuộc sống của nhân dân thời nhà Đường, điều đó được thể hiện ở rất nhiều mặt
như: sự xuất hiện đông đảo các đền chùa, sự tiếp nhận của quần chúng nhân dân
về giáo lý đạo Phật… Do thơ ca là một thể loại văn học nổi bật nhất dưới thời nhà
Đường, sự lưu truyền của tư tưởng Phật giáo cũng thúc đẩy thơ Đường vươn lên


một đỉnh cao mới.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị, có lịch sử giao lưu
văn hóa lâu đời. Trong ba nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là Nhật
Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, có thể nói Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng một
cách sâu sắc nhất. Sự ảnh hưởng này đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã
hội của Việt Nam như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, các chuẩn mực đạo đức…
Phật giáo từ Ấn Độ lưu truyền tới Trung Quốc, sau đó lại du nhập vào Việt Nam,
nó có ảnh hưởng sâu sắc đến cả thơ Đường lẫn thơ thiền thời Lý Trần. Đó là lý do
vì sao chúng chúng tôi chọn hai đối tượng này để so sánh. Các nhà thơ Việt Nam
và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, điều này thể hiện khá rõ

trong các tác phẩm của họ. Cho nên, đối với một hiện tượng hoặc một đối tượng
thường gặp, cảm nhận của họ như thế nào, cách thể hiện có giống nhau hay không,
tình cảm của họ ra sao… là những vấn đề mà chúng chúng tôi rất quan tâm. Hy
vọng thông qua việc nghiên cứu thơ thiền Lý Trần và thơ Đường trong so sánh
tương quan có thể tìm ra đáp án của những câu hỏi trên. Và từ đó có thể tìm hiểu
về tư duy nghệ thuật cũng như tình cảm đối với cuộc sống của các nhà thơ đương
thời.
Với những lý do trên, chúng chúng tôi chọn hình ảnh “trăng” trong thơ thiền
Lý Trần và thơ Đường Trung Quốc làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm kiếm trên mạng internet, chúng tôi chưa phát hiện có ai từng so sánh hình
ảnh trăng giữa thơ thiền Lý Trần và thơ Đường, tuy nhiên có một số học giả đã


nghiên cứu hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần hoặc là thơ Đường.
Có thể giới thiệu tóm tắt về những tài liệu và tác giả đã từng nghiên cứu hình ảnh
trăng như sau:
- 《Nội hàm tư duy của văn hóa mặt trăng Trung Quốc》
Tác giả: Tôn Hướng Hoa
Nơi phát biểu bài: Journal of JIAOZUO university, China (học báo của
Trường Đại học JIAOZUO, China)
Thời gian phát biểu: tháng 3, 1999
Nội dụng tóm tắt: Văn hóa mặt trăng Trung Quốc có cội nguồn lịch sử sâu sắc
và vững chắc của nó, sùng bái tự nhiên từ thời cổ xưa là hình thức biểu hiện
sớm nhất của lịch sử văn hóa mặt trăng, lý luận êm dịu của triết học Đạo gia
sau thời kỳ Xuân Thu là cội nguồi triết học sâu sắc nhất của văn hóa Trung
Quốc, tư tưởng thiền Tông sau nhà Đường lại phó thác cho văn hóa mặt trăng
nội hàm tư duy mới mẻ, dựa trên những cơ sở đó, văn hóa mặt trăng sâu sắc
của Trung Quốc mới dần dần được hình thành.
- 《Tìm tòi mỹ học của văn hóa mặt trăng Trung Quốc》

Tác giả: Trịnh Tiểu Cửu
Nơi phát biểu bài: Journal of JIAOZUO university, China (học báo của
Trường Đại học JIAOZUO, China)
Thời gian phát biểu: tháng 3, 2001
Nội dụng tóm tắt: Nội hàm mỹ học của văn hóa mặt trăng Trung Quốc là: thứ
nhất, màu sắc đẹp của mặt trăng, những lĩnh hội truyền thống về màu sắc mặt
trăng thiên về “ngân luân”,“ngọc câu”; thứ 2, hình dáng đẹp của mặt trăng,


trăng vẹn tròn và trăng lưỡi liềm đều chứa đựng cái đẹp; thứ 3,“cái đẹp được
chứa đựng ở trong quan hệ hài hòa giữa mặt trăng và những cảnh vật xung
quanh”, cái đẹp của mặt trăng được thể hiện ra qua những liên hệ, so sánh, tôn
thêm với một số cảnh vật, hiện tượng và môi trường; thứ 4, cái đẹp của mặt
trăng sẽ không tồn tại nếu bị tách riêng ra với mầu sắc, hình dáng và mối quan
hệ của nó, cũng sẽ không được tồn tại nếu nó rời khỏi hoạt động tư duy của
con người, những mỹ cảm hình ảnh trăng mang lại cho người ta là một loại
“niềm vui dịu hiền”.
- 《Nghiên cứu văn hóa mặt trăng nhà Đường》
Tác giả: Lưu Sướng
Nơi phát biểu bài: Journal ò Changzhi University (học báo của Trường Đại
học Changzhi, China)
Thời gian phát biểu: tháng 8, 2009
Nội dụng tóm tắt: Trong văn hóa Trung Quốc, mặt trăng luôn luôn là một tinh
thể huyền bí, được người ta quan tâm chú ý nhiều. Khi phát triển tới nhà
Đường, đã dần dần hình thành dòng văn hóa mặt trăng. Thời đó, bất cứ là nhà
vua hay là người dân, người ta đều có những tình cảm sùng bái và ưa thích đối
với mặt trăng. Nhà vua có tổ chức tế tự mặt trăng, rất nhiều huyền thoại mặt
trăng được lưu truyền trong dân gian một cách rộng rãi. Dần dần hình thành ra
bầu không khí nồng đượm về văn hóa mặt trăng.
- 《Hình ảnh “thủy nguyệt”trong thơ thiền nhà Đường》

Tác giả: Đặng Đình
Nơi phát biểu bài: Journal of Shanxi College for Youth Administrators (học


báo của học viện quản lý cán bộ tuổi trẻ Shanxi, China)
Thời gian phát biểu: tháng 11, 2008
Nội dụng tóm tắt: Hình ảnh “thủy nguyệt” là một nhánh thường gặp trong các
loại hình ảnh trăng trong thơ Đường. Do những đặc trưng như “óng ánh”,
“trong suốt” của “nước” và “mặt trăng” đều có gắn liền chặt chẽ với “trạng thái
nội tâm của thiền” ở nhà Đường, cho nên hình ảnh “thủy nguyệt” thường được
xuất hiện trong bài thơ với vai trò đối tượng được giác ngộ của nhà thơ, chứa
đựng nhiều ham thích và triết lý.
- 《Nghiên cứu về nguyên mẫu mặt trăng trong thơ ca cổ đại Trung Quốc》
Tác giả: Lưu Vĩnh Thăng
Nơi phát biểu bài: Journal of XINGTAI normal college (học báo của học viện
Sư phạm XINGTAI, China)
Thời gian phát biểu: tháng 6, 2001
Nội dụng tóm tắt: Trong văn học cổ đại Trung Quốc, có rất nhiều tác phẩm sử
dụng mặt trăng và đã dần dần hình thành một nhóm hình ảnh về mặt trăng,
những hình ảnh này nhiều hay là ít đều mang lại một số cảm xúc cô đơn và
buồn rầu cho độc giả. Bài báo này dựa trên những tài liệu huyền thoại, thông
qua sự khảo sát về nguyên mẫu mặt trăng, thử tìm tòi nội hàm văn hóa tầng lớp
sâu của nó.
- 《Văn hóa mặt trăng trong thơ ca cổ đại Trung Quốc》
Tác giả: Uông Dương
Nơi phát biểu bài: Journal of Anshan University of Science and Technology
(học báo của Trường Đại học Khoa Học & Tự Nhiên, TP.Anshan, China)


Thời gian phát biểu: tháng 2, 2007

Nội dụng tóm tắt: Hình ảnh trăng là một trong những hình ảnh được xuất hiện
với tần số rất cao trong thơ ca cổ đại Trung Quốc. Trong văn hóa Trung Quốc,
mặt trăng từ đầu không phải là một tinh thể bình thường. Bài báo này nghiên
cứu xuất phát từ cội nguồn của huyền thoại mặt trăng, phân tích nội hàm phong
phú của hình ảnh mặt trăng trong thơ ca cổ đại Trung Quốc dưới 3 phương diện:
hình ảnh nguyên thủy, nội hàm thẩm mỹ và tâm lý văn hóa, nhằm mục tích thử
tìm tòi những quan hệ giữa con người và tự nhiên, giữa tự nhiên và văn học.
- 《Thiên nhiên trong thơ văn Lý Trần》
Tác giả: Như Hiếu
Nơi phát biểu bài:

/>Thời gian phát biểu: Không rõ
Nội dụng tóm tắt: Trong các tác phẩm thơ thiền Lý Trần, thi liệu được sử
dụng nhiều nhất khi miêu tả thiên nhiên là mùa thu, ánh trăng, gió, hoa, chim,
nước, mây và núi. Chúng gợi sự liên tưởng vừa về cái vĩnh hằng của bản thể,
của quy luật, vừa về cái hữu hạn của thế giới hiện tượng. Tất cả đều thể hiện
triết lý Thiền tông, lấy cái “hư không” làm nền tảng. Chính nhờ “không” mà
thu tóm được tất cả và không sợ mất cái gì, hòa điệu cùng với bản thể vũ trụ và
đạt được cái vui vĩnh hằng ở thế giới đời thường.
- 《Trăng xuân trong thơ Trần Nhân Tông》
Tác giả: Trần Văn Tích
Nơi phát biểu bài:


/>-cuu-Phe-binh/Trang-xuan-trong-tho-Tran-Nhan-Tong-Tran-Van-Tich-34
Thời gian phát biểu: tháng 2, 2011
Nội dụng tóm tắt: Qua so sánh hình ảnh trăng trong thơ Đường và thơ thiền
Trần Nhân Tông, tác giả nhận thấy, “ánh trăng” trở thành hình ảnh nghệ thuật
mang nhiều sắc thái khác nhau, thể hiện các cung bậc cảm xúc một cách phong
phú và đa dạng. Dưới con mắt của mỗi thi nhân, hình ảnh mặt trăng được biến

hóa muôn hình muôn vẻ. Thế nhưng, nếu như trong thơ Đường, trăng là hình
ảnh tượng trưng cho sự chia ly, cho nội tâm sầu muộn, đắng cay thì ngược lại,
“trăng” trong thơ Trần Nhân Tông tuy cũng thể hiện sự chia ly nhưng lại thấp
thoáng niềm hy vọng về ngày hội ngộ, làm cho ánh trăng không còn là nỗi cô
quạnh đơn chiếc mà là niềm vui đầm ấm sum vầy.
- 《Thơ thiền Lý-Trần》
Tác giả: Tâm Không
Nơi phát biểu bài:

/>hien-ly-tran.html
Thời gian phát biểu: tháng 5, 2009
Nội dụng tóm tắt: Đến với thơ thiền Lý Trần, ta có thể dễ dàng bắt gặp những
hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như mùa xuân, ánh trăng, núi rừng, hoa lá…
được vận dụng rất nhiều. Không chỉ đơn thuần là miêu tả cảnh vật mà qua đó,
những tâm trạng, cảm xúc hay sự giác ngộ chân lý của các thi nhân, thiền sư
được thể hiện một cách khéo léo và tinh tế. Những triết lý, tư tưởng Thiền tông


tưởng chừng như rất xa vời và khó tiếp cận trở cũng trở nên gần gũi và dễ hiểu
hơn qua những hình ảnh ẩn dụ ấy.
- 《Thơ thiền trong văn học Lý Trần》
Tác giả: Không rõ
Nơi phát biểu bài:

/>g-van-hoc-ly-tran.html
Thời gian phát biểu: tháng 4, 2010
Nội dụng tóm tắt: Từ xưa đến nay, mặt trăng luôn là đề tài muôn thuở trong
các tác phẩm thi ca Việt Nam. Với các thi nhân, ánh trăng luôn là người bạn
đồng hành, là tri âm tri kỷ, là nơi mà họ có thể gửi gắm tất cả nỗi niềm tâm sự
của mình vào đó. Nhìn trăng nhớ cố nhân, hay những ưu tư khắc khoải về quê

nhà là những hình ảnh thường gặp trong các vần thơ. Bên cạnh đó, trăng còn là
hình ảnh biểu trưng cho một triết lý sống, cho giáo lý đạo Phật.
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.1 Đối tượng nghiên cứu:
+ Thơ thiền Việt Nam thời Lý-Trần;
+ Thơ Đường Trung Quốc;
Bên cạnh đó, những lĩnh vực văn hóa, xã hội của Trung Quốc và Việt Nam có
liên quan đến đề tài này cũng được quan tâm xem xét.
1.2 Phương pháp nghiên cứu:
+ Thống kê khảo sát tất cả bài thơ có hình ảnh “trăng” trong hai quyển sách


“Thơ văn Lý Trần” tập I và tập II.
+ Thống kê khảo sát tất cả bài thơ có hình ảnh “trăng” trong quyển sách “Thơ
Đường 300 bài”.
+ Phân loại các bài thơ theo những tiêu chí nhất định thành một số nhóm khác
nhau.
+ So sánh, phân tích những biểu hiện của hình ảnh trăng trong các bài thơ để
đi đến những nhận định có ý nghĩa khái quát; ở đây áp dụng phương pháp liên
ngành, như phương pháp nghiên cứu văn học kết hợp với phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ…
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung của luận văn được tổ chức thành
ba chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. So sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương
diện nội dung – ý nghĩa.
Chương 3. So sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương
diện nghệ thuật.



PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.

1.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Trăng trong nhận thức thẩm mỹ của người phương Đông

Từ xưa đến nay, mặt trăng luôn được xem là một người bạn thủy chung của con
người. Nó không chỉ trao tặng ánh sáng cho con người trong đêm khuya, mang đến
sự ấm áp và niềm an ủi cho những thân phận thê lương bất hạnh, mà còn cổ vũ cho kẻ
lữ hành cô đơn, quan tâm sẻ chia cùng người thất ý. Chính vì vậy, mặt trăng gợi cho
người ta những liên tưởng vô tận, dần dần hình thành ra văn hóa mặt trăng phương
Đông phong phú và giàu sức hấp dẫn.
Trong văn hóa Trung Quốc lẫn Việt Nam, từ ngàn đời nay, mặt trăng chưa bao giờ
là một vật thể bình thường, nó hiện diện trong tâm tưởng, suy nghĩ của con người
cùng với rất nhiều thế giới huyền thoại, chứa đựng những thông tin về văn hóa
nguyên thủy sâu sắc, nó cũng là sự kết tinh truyền thống, bản sắc độc đáo của hai dân
tộc từ lâu đời. Con người ở xã hội nguyên thủy từng thờ cúng mặt trăng để cầu xin
được che chở. Về sau, con người lại xem mặt trăng là biểu trưng cho tình cảm với
nhiều cung bậc khác nhau. Tình cảm này đã được thể hiện rất nhiều vào trong văn
học cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam. Vì thế, khi nghiên cứu thơ thiền Lý Trần Việt
Nam với thơ Đường Trung Quốc, lấy “trăng” làm đối tượng trung tâm để khảo sát,
phân tích và so sánh, chúng ta có thể hiểu và cảm nhận được những tình cảm cũng
như xúc cảm thẩm mỹ độc đáo của các nhà thơ đối với đối tượng đặc biệt này.
1.2.

Thời Lý Trần và thời nhà Đường – những điều kiện lịch sử - văn hóa


- Nhà Đường với nhà Lý và nhà Trần đều là những triều đại hùng mạnh trong


lịch sử cả hai nước. Ở các triều đại này, kinh tế phồn vinh, xã hội ổn định, văn
hóa nghệ thuật thu được những thành tựu huy hoàng. nền văn hóa đều có
những bước phát triển mạnh mẽ.
- Cũng như thời Lý Trần ở Việt Nam, thời nhà Đường ở Trung Quốc, rất sùng
thượng Phật giáo. Hai thời đại này ở hai nước đã xuất hiện những cao tăng lẫy
lừng danh tiếng chốn thiền lâm. Trong nhiều lĩnh vực văn hóa vật chất cũng
như tinh thần của cả hai bên đều có dấu ấn của Phật giáo để lại khá đặc sắc và
rõ nét.
- Thời nhà Đường và thời Lý Trần đều là những thời kì quan trọng trong lịch sử
giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Sau nhà Đường, năm 938,
Việt Nam xây dựng chính quyền độc lập, sau đó chưa đầy một thế kỷ là đến
nhà Lý, nhà Trần. Cho nên, kể về thời gian hay tính liên tục văn hóa, các triều
đại này đều gắn liền với nhau.
1.3.

Phân loại hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường

Qua khảo sát quyển Thơ Đường 300 bài, trong tất cả 311 bài, tất cả có 64 bài có
hình ảnh trăng.
Qua khảo sát quyển “Thơ văn Lý Trần” tập I(136 bài)và tập II (361 bài), trong
tất cả 497 bài thơ văn, có 40 bài thơ thiền có hình ảnh trăng.
Có thể căn cứ theo triết học và mỹ học Thiền Tông để phân loại hình ảnh trăng.
1.3.1. Những quan điểm triết học và mỹ học Thiền Tông
- “Ngôn bất tận ý” (Lời nói không diễn đạt được hết ý)

“Ngôn bất tận ý”là một mệnh đề quan trọng trong lịch sử văn hóa phương

Đông. Nhà Nho có “Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”, Lão Trang có “Đạo khả


đạo, phi thường đạo”, “Sở khả đạo giả, ý chi thô dã; bất khả đạo giả, ý chi tinh
dã”. Nói về Thiền tông thì có câu chuyện “Phật tổ đưa lên một cành hoa, Ca
Diếp lặng lẽ mỉm cười” và tôn chỉ “Chẳng lập văn tự, thấy tánh thành phật”.
Các trường phái triết học đều đã lĩnh hội cái cảm ngộ khó thể biểu đạt bằng
ngôn từ, mà cái cảm ngộ này chính là sự theo đuổi của họ, cho nên, họ cần lựa
chọn một số hình ảnh biểu tượng trong cuộc sống để bày tỏ cảm ngộ/cảm xúc
về số mệnh và sự thăng hoa của tình cảm.
- Nhị nhập tứ hạnh
Phàm vào đạo có nhiều đường, nhưng Bồ Đề Đạt Ma cho rằng suy cho cùng
không ngoài hai đường, chính là lý nhập và hạnh nhâp. Lý nhập là mượn
“giáo” để ngộ vào “tông”, nghiêng về lý luận nhiều hơn; còn hạnh nhập hướng
dẫn người ta áp dụng giáo lý vào cuộc sống hàng ngày, nghiêng về thực tiễn
nhiều hơn. Lý nhập và hạnh nhập mang ý nghĩa triết học giống nhau và không
thể tách rời, sở dĩ chia thành hai cái chỉ vì mong muốn cho người học thiền dễ
hiểu hơn. Lý nhập kết hợp với hạnh nhập chính là giáo nghĩa lý luận kết hợp
với thực tiễn của thiền pháp.
Hạnh nhập bao gồm bốn hạnh, đó là: báo oán hạnh, tùy duyên hạnh, vô sở cầu
hạnh và xứng pháp hạnh.
Báo oán hạnh nói về việc con người nên đối mặt với cảnh khổ như thế nào,
khuyên răn người ta biết nhẫn nhục chịu khổ, nên lấy cảnh khổ để tu đạo và
không nên oán trách.
Tùy duyên hạnh nói về hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp, tâm người không
nên vì được mất mà sướng vui hay đau khổ mà nên có tâm lý lành mạnh trước


những khổ vui.
Vô sở cầu hạnh nhấn mạnh nên cai tham dục. “Còn cầu còn khổ, hết cầu mới

được vui” (P213, kinh nói), nên lấy giải thoát cuối cùng của cuộc đời làm mục
đích.
Cả ba hạnh nói trên đều là tu hạnh về mặt đạo đức và tâm lý trên thế gian, làm
cho tư tưởng Thiền tông giàu ý nghĩa cuộc sống một cách phong phú, giúp con
người có thể tu thiền ngay trong cuộc sống, lĩnh hội nỗi vui sướng của thiền
pháp, để cho cuộc sống gắn bó chặt chẽ với niềm vui của sự giải thoát.
Cả ba hạnh đều được quy về xứng pháp hạnh.
Xứng pháp hạnh thì khó có thể giải thích một cách trực quan như ba hạnh
trước mà có phần mang tính trừu tượng. Có thể hiểu đó là khi chúng ta nhận ra
nơi chúng ta có thể tánh thanh tịnh, cái thể tánh thanh tịnh này thường hằng,
không sinh không diệt. nó còn được gọi là Lý hay Pháp. Nếu chúng ta làm tất
cả mọi việc, tu tất cả hạnh mà đều trở về phù hợp với thể tánh thanh tịnh ban
đầu thì gọi là xứng pháp hạnh. Xứng pháp hạnh dựa trên cơ sở thấu hiểu và
thực hành phải phù hợp nhau. Mỗi người, nếu tu được xứng pháp hạnh là có
thể trở về với bản tâm, tức thể tính thanh tịnh ban đầu.
- Hư vô quan của thiền Tông.
Hư vô quan của thiền Tông có thể trích từ một câu chuyện, khi xưa Ngũ Tổ
định chọn người kế ngôi Tổ, Tổ bảo cho các môn đồ rằng vị nào có thể tỏ ra
đạt đạo, Tổ sẽ truyền áo pháp cho để làm Tổ thứ sáu. Lúc ấy, Thần Tú, người
được đồ chúng xem là học cao nhất và xứng đáng nhất được hưởng vinh dự
này, đã làm một bài kệ rằng:


Thân là bồ đề cội
Tâm như gương sáng đài
Giờ giờ siêng phủi quét
Chớ để nhuốm trần ai
Tuy nhiên bài kệ trên chưa mang lại được áo pháp cho người sáng tác, Ngũ Tổ
đã truyền áo pháp cho Huệ Năng vì bài kệ này của ông:
Bồ đề vốn không cội

Gương sáng cũng không đài
Nguyên chẳng có một vật
Sao gọi phủi trần ai
Bài kệ trên thể hiện một cách đầy đủ về ý nghĩa chính của hư vô quan/hư vô
luận thiền Tông, tức là: có cũng là không, không cũng là có; nội tâm là không,
nhưng trong nội tâm lại chứa đựng vạn vật, vạn vật lại là không.
Bất cứ là “bồ đề” hay là “gương sáng” đều chỉ là thí dụ nói về nội tâm, có thể
dùng thí dụ này để giải thích bản chất của thiền mà người ta đang theo đuổi.
Nội tâm rõ ràng là nơi đầu tiên sinh ra vạn vật, cho nên được người tu thiền gọi
là “không”, nhưng để tránh khỏi có người hiểu rằng là hư vô, cho nên gọi nội
tâm là “chân không”. Cái “chân không” này thực sự có chứa đựng vạn vật và
chính là cái này sáng tạo ra vạn vật, cho nên vạn vật cũng có chứa đựng tất cả
đặc tính một cách bình đẳng của “chân không”, như vậy cũng chứng minh
được về sự tồn tại của nó.
1.3.2. Phân loại hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường.
A.Trăng là hình ảnh thiên nhiên đơn thuần:


Thơ thiền Lý Trần(10 bài )(xin xem phụ lục)
Thơ Đường(32 bài)(xin xem phụ lục)
B.Trăng như một biểu tượng trong triết học Thiền Tông
• Ngôn bất tận ý
Thơ thiền Lý Trần (3 bài) (xin xem phụ lục)
Thơ Đường (5 bài) (xin xem phụ lục)
• Nhị nhập tứ hạnh
Thơ thiền Lý Trần (6 bài) (xin xem phụ lục)
Thơ Đường (4 bài) (xin xem phụ lục)
• Hư vô quan
Thơ thiền (8 bài) (xin xem phụ lục)
Thơ Đường (2 bài) (xin xem phụ lục)

C. Trăng là phương tiện giúp nhà thơ bày tỏ tâm trạng, cảm xúc.
+ Trực tiếp:
Thơ thiền Lý Trần (7 bài) (xin xem phụ lục)
Thơ Đường (4 bài) (xin xem phụ lục)
+ Gián tiếp:
Thơ thiền Lý Trần (6 bài) (xin xem phụ lục)
Thơ Đường (17 bài) (xin xem phụ lục)


Chương 2. SO SÁNH HÌNH ẢNH TRĂNG TRONG THƠ THIỀN LÝ TRẦN
VÀ THƠ ĐƯỜNG VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, Ý NGHĨA
2.1. Những điểm tương đồng
I. “Ngôn bất tận ý”: (3 bài thơ thiền Lý Trần và 5 bài thơ Đường)
Về nội dung và ý nghĩa giữa thơ thiền Lý Trần và thơ Đường có 1 điểm tương đồng:
 Trong bài thơ, hình ảnh trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đơn thuần, và không
phải là biểu trưng, ví dụ như:
- Thơ thiền Lý Trần:
1. Thúy trúc, hoàng hoa, phi ngoại cảnh,
Bạch vân, minh nguyệt, lộ toàn chân.
(NHÂT NGUYỆT - THIỀN LÃO)
Trúc biếc, hoa vàng chẳng phải là cảnh bên ngoài,
Mây trắng, trăng trong lộ rõ cái (chân) toàn vẹn.
2. Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt,
Sát hải trừng trừng dạ mạn thu. (…)
(THỊ TU TÂY PHƯƠNG BỐI - TUỆ TRUNG)
Bầu trời bát ngát chỉ nhìn thấy vừng trăng cô đơn,
Bể phật trong suốt, đêm chuyển dài vào thu.(…)
- Thơ Đường:
1. (…)
Đăng chu vọng thu nguyêt,

Không ức Tạ tướng quân.


(…)
(DẠ BẠC NGƯU CHỬ HOẢI CỔ - LÝ BẠCH)
(… )
Lên thuyền ngắm trăng thu,
Bỗng bâng khuâng nhớ tướng quân họ Tạ.
(… )
2. (…)
Tam Tương sầu mấn phùng thu sắc,
Vạn lý qua tâm đối nguyệt minh.
(…)
(VÃN THỨ NGẠC CHÂU - LƯ LUÂN)
(… )
Mái tóc phờ phạc đất Tam Tương gặp sắc thu,
Lòng nhớ đến làng quê, muôn dặm hướng về trăng sáng.
(… )

II. Nhị nhập tứ hạnh (6 bài thơ thiền Lý Trần và 4 bài thơ Đường)
Về nội dung và ý nghĩa giữa thơ thiền Lý Trần và thơ Đường có 1 điểm tương đồng:
 Tần số “tùy duyên hạnh” được sử dụng khá phổ biến trong nhóm các bài thơ này.
Trong 6 bài thơ thiền Lý Trần có 3 bài thơ sử dụng “tùy duyên hạnh”; về thơ
Đường, thì cả 4 bài thơ đều thể hiện tư tưởng “tùy duyên hạnh”. Ví dụ:
- Thơ thiền:
1. Phiên thân nhất trịch xuất phàn lung,


Vạn sự đô lô nhập nhãn không.
Tam giới mang mang tâm liễu liễu,

Nguyệt hoa Tây một nhật thăng Đông.
(THOÁT THẾ - TUỆ TRUNG)
Vươn mình một cái vượt ra khỏi lồng,
Muôn việc đều như trò chơi, vào mắt cũng thành hư không.
Tam giới mênh mông cõi lòng sáng rõ,
Bóng trăng chìm xuống phương Tây, mặt trời mọc ở phương Đông.
Bài thơ cho thấy ra khỏi lồng chính là đã ngộ đạo, sau khi ngộ đạo thì
coi muôn việc đều giống như là trò chơi, vạn vật trong mắt cũng đã là hư
không. Tình cảm đã thoát khỏi thế tục, đã không vì được mất mà sướng
vui hay đau khổ, coi vạn vật cũng theo duyên số, giống như mặt trăng
lặn ở hướng tây và mặt trời mọc ở hướng đông, vạn vật đều rất tự
nhiên—tùy duyên hạnh.
2. (…)
Tây nguyệt trầm không nan phục ảnh,
Đông lưu phó hải khởi hồi ba.
(…)
(THẾ THÁI HƯ HUYỄN - TUỆ TRUNG)
(… )
Mặt trăng phương Tây đã chìm xuống chân trời thì bóng trăng khó
quay trở lại,
Dòng Đông đã ra tới biển thì song nước há có thể trở về.


(… )
Trong bài thơ này có xuất hiện nhiều hiện tượng và quy luật tự nhiên
như vẻ sương tắm hạ, mùa xuân đến hoa nở, mặt trăng mọc và lặn…,
nhà thơ muốn khuyên con người nên hòa nhập với tự nhiên, tôn trọng
những quy luật của tự nhiên, có tâm lý lành mạnh đối với những khổ
vui.
3. (…)

Cổ nguyệt chiếu phi quan viễn cận,
Thiên phong xuy bất giản cao đê.
(…)
(THỊ CHÚNG - TUỆ TRUNG)
(… )
Mặt trăng xưa soi nào kể gì xa hay gần,
Gió trời thổi nào chọn nơi cao hay thấp.
(… )
Cũng tương tự như trên, trong bài thơ này có xuất hiện nhiều hiện tượng
và quy luật tự nhiên, khuyên người ta nên hòa nhập với tự nhiên, tôn
trọng những quy luật của tự nhiên, có tâm lý lành mạnh đối với những
khổ vui.
- Thơ Đường:
1. Độc tọa u hoàng lý,
Đàn cầm phục tràng khiếu.
Thâm lâm nhân bất tri,


Minh nguyệt lại tương chiếu.
(TRÚC LÝ QUÁN - VƯƠNG DUY)
Một mình ngồi dưới rặng trúc rợp,
Gảy đàn cầm lại thổi sáo.
Rừng sâu chẳng ai biết,
Trăng sáng đến bên soi.
Nhà thơ về rừng ở ẩn, sống theo ý muốn của mình và cảnh vật cũng hòa
nhập vào cuộc sống; ở đấy nhà thơ sống tùy duyên, tự do tự tại.
2. (…)
Đàm yên phi dung dung,
Lâm nguyệt đê hướng hậu.
Sinh sự thả di mạn,

Nguyệt vi trì can tẩu.
(XUÂN PHIẾM NHƯỢC GIA KHÊ - KỲ VÔ TIỀM)
(… )
Khói đầm trải mênh mông,
Trăng rừng lặn ở phía sau.
Chuyện đời còn lan man,
Xin được buông chiếc cần câu nhỏ.
Hai câu đầu tiên đã bày tỏ chủ đề của bài này, nhà thơ sống một mình ở
ngôi nhà kín đáo, cảm nhận mọi sự vật và hiện tượng thiên nhiên diễn ra
theo quy luật với tinh thần “tùy ngộ nhi an”.


III. Hư vô quan(8 bài thơ thiền Lý Trần và 2 bài thơ Đường)
 Trong tất cả 10 bài thơ thiền Lý Trần lẫn thơ Đường, hình ảnh trăng đều là hình
ảnh thiên nhiên đơn thuần và sự vật chứa đựng triết lý hư vô. Cụ thể:
- Thơ thiền Lý Trần:
1. Tịch tịch Lăng-già nguyệt,
Không không độ hải chu.
Tri không, không giác hữu,
Tam muội nhậm thông chu.
(ĐÁP LÝ THÁI TÔNG TÂM NGUYỆN CHI VẤN - HUỆ SINH)
Lặng lẽ như vầng trăng trên núi Lăng-già,
Hư không như con thuyền vượt biển.
Biết đúng cái không thì cái không hóa ra cái có,
Và sẽ mặc ý mà đi suốt và đi khắp tam muội.
Có thì là không, không cũng là có, đúng như câu thơ trong bài này - “Tri
không, không giác hữu”, cho nên trăng và thuyền đúng là có, nhưng cũng là
không.
2. Đoán tri không hữu bất tương sa(sai),
Sinh tử nguyên tòng nhất phái ba.

Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt,
Tân niên hoa phát cố niên hoa.
(…)
(ĐỐN TỈNH - TUỆ TRUNG)
Đoán biết rằng (không) và (có) không cách nhau lắm,


Sống và chết vốn từ một đợt sóng.
Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay,
Hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ.
(… )
Tác giả giác ngộ về “không” và “có” không cách nhau xa, giống như trăng
hôm qua và hôm nay hoặc hoa năm ngoái và năm nay đều phụ thuộc vào
nội tâm, sự thật đều là hư vô, đều là một.
- Thơ Đường:
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.
Thương hải nguyệt minh, châu hữu lệ,
Lam Điền nhật noãn, ngọc sinh yên.
Thử tình khả đãi thành truy ức,
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên.
(CẨM SẮT - LÝ THƯƠNG ẨN)
Đàn cầm sắt năm mươi dây biết đâu là manh mối,
Mỗi giây, mỗi trụ đàn nghĩ về thời tuổi hoa.
Chàng Trang trong giấc mộng sớm mơ hóa bướm,
Vọng đế lòng xuân gửi vào chim đỗ quyên.
Trăng sáng soi chiếu biển xanh, hạt trai long lanh như có ngấn lệ.
Nắng ấm trời Lam Điền, ngọc mới hình còn khói vẩn.



×