Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔÂ QUYỀN
  

Mã số: ……………….

RÌn kü n¨ng
®äc s¸ch gi¸o khoa LÞch sư cho
häc sinh trung häc phỉ th«ng

Người thực hiện: Lê Thị
Lónh vực nghiên cứu:

Thu Hằng

Quản lí giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử
Phương pháp giáo dục:
Lónh vực khác:
………………………………………………

Có đính kèm:
Mô hình 

Phần mềm 

Phim ảnh 

NĂM HỌC 2011 - 2012






Hiện vật khác 


MỤC LỤC
..........................................................................................................................1
Maõ soá: ………………......................................................................................1
..............................................................................................................................2
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................3
2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................3
3. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI..............................................................................................................4
3.1. Thuận lợi..................................................................................................4
3.2. Khó khăn..................................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................6
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................6
2. RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ...........................6
2.1. Rèn kĩ năng khai thác kênh chữ...............................................................6
2.2. Rèn kỹ năng khai thác kênh hình.............................................................9
3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................................13
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm............................................................13
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm..........................................13
3.3. Tiến hành và phân tích kết quả..............................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20

2



MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng như các môn học khác, môn Lịch sử có nhiệm vụ và góp phần vào
việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung của trường phổ thông. Không chỉ cung
cấp những kiến thức cơ sở của khoa học Lịch sử, bộ môn này còn rèn luyện cho
học sinh các thao tác tư duy, kĩ năng vận dụng vào cuộc sống. Do đó, quá trình
học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông đòi hỏi học sinh phải biết cách ghi nhớ,
hiểu, vận dụng, sáng tạo. Đã từng có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ
cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là
đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành…
Dạy học Lịch sử có nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt trong những
năm gần đây, do sự phát triển của khoa học, nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại
đã được ứng dụng trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn. Học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn. Tuy nhiên do tác động của nhiều yếu
tố, trong đó có nguyên nhân là học sinh không có kỹ năng đọc sách giáo khoa,
thời gian giành cho môn học này lại rất ít, nên các em đến lớp thường trong tình
trạng không học bài, không chuẩn bị bài trước. Từ đó ảnh hưởng đến việc tiếp
thu kiến thu kiến thức.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học Lịch sử, tôi rất trăn trở về vấn
đề này. Trong quá trình lên lớp, nhận thấy đa số học sinh khối lớp 10 rất bỡ ngỡ
với phương pháp học của bậc phổ thông trung học, chưa có hoặc yếu về kỹ năng
đọc sách, xuất phát từ thực tế đó và nguyện vọng riêng của mình, tôi đưa ra giải
pháp “Rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh trung học phổ
thông” nhằm giúp các em có khả năng không chỉ đọc sách giáo khoa, nâng cao
chất lượng dạy học môn Lịch sử nói riêng mà còn đối với các bộ môn khác trong
trường phổ thông.

2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Xây dựng quy trình học sinh cần thực hiện khi đọc sách giáo khoa Lịch sử
nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn.
3


3. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Thuận lợi
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh, những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi
mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị
trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể.
Trong thời đại thông tin hiện nay, có nhiều sách báo đề cập đến việc giáo
dục kỹ năng cho học sinh. Đây cũng là một trong những mục tiêu hướng tới của
các trường phổ thông. Vì vậy giáo viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các
loại tài liệu đó một cách không mấy khó khăn.
Do sự phát triển của xã hội, khả năng tiếp nhận và linh hoạt của học sinh
ngày càng cao. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho chúng ta trong việc hình thành cho
các em những biểu tượng lịch sử bằng cách kết hợp các phương pháp dạy học
một cách nhuần nhuyễn.
Đa số học sinh đều nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc sách giáo khoa,
đặc biệt là đọc sách trước khi lên lớp. Qua khảo sát thực tế có trên 95 % học
sinh trả lời câu hỏi “Việc đọc sách giáo Lịch sử trước khi lên lớp là rất cần
thiết”.
Sự quan tâm, chỉ đạo của Sở giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường đã tạo
điều kiện cho giáo viên có cơ hội được tham gia nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm.
Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo đồng nghiệp trong
việc góp ý, trao đổi về phương pháp …..
3.2. Khó khăn
Hiện nay, Sách giáo khoa (SGK) Lịch sử vẫn còn nặng về sự kiện. Trong

khi đó thời lượng dành cho môn Lịch sử trong tuần là quá ít (nhất là so với các
môn như môn Toán, Lí, Hoá, Sinh, Ngoại ngữ) nên một số giáo viên vẫn nặng
nề kiểu học “thầy đọc trò chép”. Lâu ngày dẫn đến thói quen không đọc sách
giáo khoa của học sinh, có 75% học sinh được khảo sát thỉnh thoảng mới đọc
4


sách giáo khoa, 10% không đọc. Trong những lần đọc đó, các em thường đọc
qua loa hoặc không có phương pháp nên không nắm được nội dung chính của
bài.
Vì nhiều nguyên nhân, do tác động của ý thức xã hội, kiểu quan niệm
“môn phụ”, đa số học sinh không quan tâm đến môn học này. Lên lớp, các em ít
chú ý nghe giảng, ghi chép một cách máy móc, học thuộc lòng những gì đã được
ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa, lại càng không biết làm
nảy sinh những vấn đề lịch sử cần được giải quyết. Tình trạng lười suy nghĩ,
không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung
khác rất phổ biến đối với học sinh.
Vì vậy thông qua đề tài này, tôi hy vọng dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh sẽ nâng cao khả năng đọc sách, tư duy, từng bước làm chủ được kiến
thức trong sách giáo khoa.

5


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức của con người vào thực
tiễn. Kỹ năng gắn với kinh nghiệm - những điều có được trong quá trình thực
hành. Như vậy để có được một kỹ năng cụ thể cần phải dựa trên cơ sở những
hiểu biết về lĩnh vực đó và quá trình thực nghiệm.

Bên cạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năng đọc sách giáo khoa là một
trong số những kỹ năng quan trọng mà học sinh trung học phổ thông, nhất là học
sinh lớp 10 cần phải được rèn luyện. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều học sinh
gặp khó khăn trong việc đọc.
Học sinh muốn trở thành người đọc sách giáo khoa giỏi cần có phương
pháp đọc để chắt lọc thông tin hiệu quả từ sách. Thông qua quá trình đó, học
sinh sẽ hình thành tính kỷ luật, có thói quen tốt và biết sử dụng tốt thời gian nhờ
vận dụng các kỹ năng và phương pháp đã tiếp thu.
Công việc đọc sách giáo khoa phải được học sinh thực hiện trước khi lên
lớp, trong quá trình nghe thầy cô giảng bài và sau khi học xong mới đạt hiệu quả
cao. Đặc trưng của sách giáo khoa Lịch sử thường có nhiều sự kiện, không có
nhiều tranh ảnh, bản đồ để tạo sự hấp dẫn ban đầu đối với học sinh. Vì vậy yêu
cầu đầu tiên đối với học sinh là sự chịu khó, chăm chỉ. Trong quá trình đọc, học
sinh rất cần phải ghi chép. Tuy nhiên ghi chép như thế nào tùy thuộc vào cách
học và con đường tư duy của mỗi em.

2. RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ
Rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Phần Lịch sử Việt Nam
Chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
2.1. Rèn kĩ năng khai thác kênh chữ
Đọc sách giáo khoa trước khi lên lớp là việc làm rất quan trọng, giúp học
sinh có thể tiếp thu bài nhanh hơn, khám phá bài học sâu hơn. Tuy nhiên đọc
như thế nào để có hiệu quả và tiết kiệm thời gian thì học sinh thường làm không
tốt. Nguyên nhân là do các em chưa có phương pháp đọc. Vì vậy giáo viên có
6


thể hướng dẫn học sinh tự làm việc với sách giáo khoa Lịch sử theo quy trình
sau:
- Bước 1: đọc lần 1: đọc lướt tựa bài, các đề mục chính để nắm khái

quát, cấu trúc của bài, sau đó viết nhanh ra giấy sơ đồ hệ thống của bài học bằng
một từ, cụm từ hoặc sơ đồ tư duy.
Ví dụ sau khi đọc bài 17 “Quá trình hình thành và phát triển của nhà
nước phong kiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XV” lần thứ nhất học sinh sẽ có được dàn
ý sau:
Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở Tk X -> Phát triển và hoàn chỉnh
nhà nước phong kiến ở Tk XI – XV -> Tổ chức bộ máy nhà nước -> Luật pháp
và quân đội -> Đối nội và đối ngoại.
Hoặc sơ đồ:
Quá trình
hình thành và
phát triển
của nhà nước
phong kiến
( TK X - XV

Bước đầu xây dựng nhà
nước độc lập Tk X

Tổ chức bộ máy nhà nước
Phát triển và hoàn chỉnh
nhà nước phong kiến ở
Tk XI - XV

Luật pháp và quân đội
Đối nội và đối ngoại

- Bước 2: đọc lần 2: đọc chậm từng phần, mục trong sách giáo khoa để
nắm vững nội dung kiến thức. Trong lần đọc thứ hai, để tiết kiệm thời gian và
đọc có định hướng, học sinh nên chú ý ưu tiên đọc trước câu hỏi có ở cuối mỗi

mục, kết hợp khai thác các hình ảnh có trong sách giáo khoa, dùng bút đánh dấu
những thuật ngữ, cụm từ khó hiểu để có thể trao đổi với thầy cô trên lớp; đồng
thời ghi chép nội dung dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ tư duy… Đây là khâu hình
thành cho học sinh tính cẩn thận, chăm chỉ và cả khả năng tư duy.
Ví dụ: ở bài 17, phần II.1. Tổ chức bộ máy nhà nước có câu hỏi cuối mục
là “Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa
gì?” khi đọc, học sinh sẽ lướt qua các đoạn nói về tổ chức nhà nước thời Lí,

7


Trần để tập trung đọc về bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông, từ đó các em sẽ
trả lời được câu hỏi với những kiến thức sau:
- Ở trung ương: chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bỏ, lập 6 bộ.
- Ở địa phương: cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti.
Ý nghĩa: tập trung quyền vào vua ngày càng lớn, bộ máy nhà nước hoàn
chỉnh chặt chẽ hơn.
Hoặc với câu hỏi “Các điều luật trên nói lên điều gì?” ở phần II. 2. Luật
pháp và quân đội, học sinh sẽ phải tập trung đọc và hình thành các kiến thức:
- Sự ra đời và nội dung cơ bản của các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Hình
luật (thời Trần), Quốc triều hình luật (thời Lê).
- Ý nghĩa: sự ra đời của các bộ luật nhằm bảo vệ nhà nước phong kiến,
chứng tỏ trình độ phát triển của tư tưởng pháp lí của dân tộc khá hoàn chỉnh.
Cũng ở phần này, khi đọc nội dung về quân đội, học sinh sẽ chú ý đến
khái niệm “ngụ binh ư nông”.
Đến phần II.3. Hoạt động đối nội và đối ngoại, để trả lời câu hỏi “Nêu tác
dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến” học sinh
sẽ đọc và có được kiến thức sau:
- Đối nội: bảo vệ an ninh đất nước bằng việc chú trọng thực hiện đoàn
Thời Lý-Trần: vua → tể tướng và

đại thần → sảnh, viện, đài

Bước đầu
kết toàn dân.
xây dựng

nhàđối
nước
- Đối ngoại:
với phương Bắc: thực hiện lệ triều cống nhưng cương

Tổ chức
độc lập
Thời
Lê nam:
sơ: vuagiữ
→ 6quan
bộ vàhệ

quyết giữ vững tư thếTkcủa
giamáy
độc lập, đối với
phía
X một quốcbộ
quan
giúp
việc
cho
bộ.
Cả

nước
nhà nước
chia làm 13 đạo.
thân thiện.
Quá trình
hình thành
và ghi chép học bài bằng sơ đồ, học sinh có thể
Nếu
cópháp:
đượcbộsơluậtđồHình
tómthư,
tắtHình
Luật
phát triển
luật, Hồng Đức bảo vệ nhà
của nhà sau:
nước
nước
Phát triển
phong kiến
Luật
pháp
và hoàn
( TK X - XV
và quân
chỉnh nhà
đội
Quân đội:
nước phong
+ cấm binh và ngoại binh

kiến ở Tk
+
thực hiện “ngụ binh ư nông”
XI - XV
Đối nội: thực hiện chính sách
đoàn kết
Đối nội
và đối
8
ngoại

Đối ngoại: mềm mỏng nhưng
cương quyết quyết đối với
phương bắc; thân thiện với các
nước phương nam


- Bước 3: Khái quát bài học bằng việc đọc lại bài thông qua dàn ý đã tóm
tắt, từ đó học sinh có thể nhìn thấy mối quan hệ đa chiều giữa các nội dung có
trong sách giáo khoa. Nếu lập sơ đồ bài học, các em sẽ hoàn chỉnh sơ đồ sơ đồ
đã lập. Như vậy bước này rất quan trọng, vì vậy để làm tốt, học sinh nên thực
hiện sau khi đã được nghe thầy cô giảng bài và ôn bài.
2.2. Rèn kỹ năng khai thác kênh hình
Trong quá trình đọc sách giáo khoa Lịch sử, học sinh phải làm việc với đồ
dùng trực quan, đó là các hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ…. tuy nhiên các em thường
không quan sát vì tâm lí sợ mất thời gian và không có phương pháp. Vì vậy, khi
hướng dẫn cho học sinh kỹ năng đọc sách giáo khoa, giáo viên cũng cần trang bị
cho các em những kỹ năng cần thiết để quan sát bản đồ, tranh ảnh vì đó là một
kênh thông tin của bài học chứ không đơn giản chỉ mang tính minh họa. Để có
được những kỹ năng đó, học sinh cần phải thực hiện các bước:

- Bước 1: đọc tên hình vẽ, bản đồ, tranh ảnh để xác định sách giáo khoa
muốn đề cập đến nhân vật nào, cái gì.

9


- Bước 2: quan sát hình ảnh. Nếu là chân dung nhân vật, học sinh sẽ quan
sát tư thế, cử chỉ, hình dáng, trang phục của nhân vật và bối cảnh xung quanh.
Nếu là bản đồ, biểu đồ, không thể bỏ qua việc đọc các chú thích, là hình ảnh
phải chú ý bố cục, màu sắc, hình dáng,… điều đặc biệt chú ý là quan sát quan
sát tổng thể trước, chi tiết sau.
- Bước 3: sau khi quan sát học sinh sẽ chú ý giải thích các bức hình, tranh
ảnh, bản đồ bằng việc gắn với các cụm từ “như thế nào”, “có ý nghĩa gì”, “tại
sao”.
Ví dụ bài 19 Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X –
XV ở cuối bài có hình 37 “Lược đồ các địa danh diễn ra những trận đánh lớn
(thế kỉ X – XV)”, đọc tên lược đồ học sinh sẽ nắm được nội dung cơ bản lược
đồ muốn đề cập đến. Quan sát kĩ hơn có những địa danh xuất hiện như Chi
Lăng, Như Nguyệt, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, Chương Dương, Thăng Long,…gợi
đến 2 cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý, 3 lần kháng chiến
chống Nguyên – Mông thời Trần, khởi nghĩa Lam Sơn. Tất cả cuộc kháng chiến
ấy đều thắng lợi, có ý nghĩa đã bảo vệ và giành được nền độc lập cho nước nhà.
Nguyên nhân thắng lợi chung chính là sự tài giỏi của những người lãnh đạo, sự
đoàn kết quyết tâm, truyền thống yêu nước của toàn dân tộc.

10


Hình 37: Lược đồ các địa danh diễn ra những trận đánh lớn (thế kỉ X –
XV)

Bài 20 Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV có
hình 38. Đọc tên bức hình “Bia Tiến sĩ trong Văn miếu (Hà Nội)”, quan sát cụ
thể hình ảnh các bia qua chi tiết màu sắc, bối cảnh xung quanh, học sinh tự đặt
ra câu hỏi như bia Tiến sĩ được xây dựng nhằm mục đích gì, qua đó nói lên điều
gì?

Hình 37: Bia Tiến sĩ trong Văn miếu (Hà Nội)
Kết hợp với kiến thức có trong sách giáo khoa, các em sẽ có câu trả lời:
bia Tiến sĩ là để ghi tên những người đỗ tiến sĩ, việc làm này bắt đầu có từ thời

11


vua Lê Thánh Tông 1484 thể hiện truyền thống hiếu học, tôn vinh những người
hiền tài của quốc gia.
Cũng trong bài 20 có hình 39 Chùa Một Cột, hình 40 Tháp chùa Phổ
Minh.
Quan sát hình dáng của ngôi chùa và tháp, chú ý đến bố cục có gì đặc
biệt, các chi tiết như mái ngói, đồng thời suy nghĩ ý nghĩa của việc xây dựng các
công trình này, học sinh đã tự hình thành những kiến thức cơ bản về nghệ thuật
đất nước thế kỉ X – XV.

Hình 39 Chùa Một Cộ (Hà Nội)
Đối với hình 39, chùa có hình vuông. Điểm độc đáo là ngôi chùa được đặt
trên một cột đá cao giống như bông sen nở trên mặt nước. Vì vậy ngôi chùa
được gọi là chùa Một Cột. 4 mái cong vút như đường lượn của những cánh hoa
sen tạo nên sự mềm mại giữa khối kiến trúc vững chắc. Sự ra đời của chùa Một
Cột chứng tỏ sự thịnh hành của đạo Phật dưới thời Lý.
Ở hình 40 là tòa tháp cao, có 14 tầng, càng lên cao càng nhỏ dần và được
chạm khắc hình rồng. Trên cùng là một búp đa hình bầu rượu. Giữa các tầng là

gờ mái nhỏ có các góc nhọn cong. Tầng nào cũng có 4 cửa vòm cuốn. Sự tồn tại
của tháp Phổ Minh ở Nam Định chứng tỏ trình độ phát triển cao trong nghệ
12


thuật kiến trúc của cha ông ta, đồng thời tiêu biểu cho nền văn hóa Phật giáo
đang chi phối đời sống xã hội.
Hoặc khi quan sát hình 41 Lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính
Thiên (Hà Nội), đầu tiên học sinh nhìn tổng thể với thân rồng uốn lượn mềm
mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây
dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa; sau đó chú ý đến các chi tiết đầu nhô cao to,
mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Dấu tích hình rồng ở điện
Kính Thiên phản ánh nghệ thuật kiến trúc đặc sắc thời Lê sơ.

Hình 41 – Lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính Thiên (Hà Nội)

3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở những nội dung đã đề xuất, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm
nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
- Kiểm tra giá trị và sự phù hợp của việc rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử
cho học sinh trung học phổ thông.
- Xác định xem khi rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh có
nâng cao được chất lượng dạy học không.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm
Tôi lựa chọn 2 lớp 10B6 và 10B7, năm học 2011-2012, trường THPT
Ngô Quyền - Đồng Nai, có trình độ tương đương nhau để tiến hành thực

13



nghiệm. Trong đó lớp 10B6 chú ý rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa lịch sử qua
chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV và lớp 10B7 là lớp đối chứng.
3.3. Tiến hành và phân tích kết quả
3.3.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và tham số thống kê
đặc trưng
Bảng 3.1: Phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích
Số HS đạt điểm Xi

Điểm Xi

TN
0
0
0
0
5
14
9
8
5
2
0
43

0
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
Tổng

ĐC
0
0
0
1
9
14
7
5
3
0
0
39

%HS đạt điểm Xi trở

%HS đạt điểm Xi
TN
0.0
0.0
0.0
0.0

11.6
32.6
20.9
18.6
11.6
4.7
0.0
100.0

xuống

ĐC
0.0
0.0
0.0
2.6
23.1
35.9
17.9
12.8
7.7
0.0
0.0
100.0

TN
0.0
0.0
0.0
0.0

11.6
44.2
65.1
83.7
95.3
100.0
100.0

ĐC
0.0
0.0
0.0
2.6
25.6
61.5
79.5
92.3
100.0
100.0
100.0

Bảng 3.2: Phần trăm số HS đạt điểm YK (< 5); TB (5-6); K (7-8); G (9-10)
%
LỚP
TN
ĐC

YK

TB


K

G

11.6
25.6

53.5
53.8

30.2
20.5

4.7
0.0

14


Bảng 3.3: Điểm trung bình, phương sai S2, độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên
V, đại lượng kiểm định T
Lớp
XTB
S2
S
V
TN
6.00 ± 0.21
1.90

1.38
23.00
ĐC
5.38 ± 0.20
1.61
1.27
23.57
Chọn α = 0,05 với k = 43 + 39 - 2 = 80; 1,98 < Tα,k < 2,00
Ta có T = 2,09 > Tα,k, vậy sự khác nhau giữa XTN và X ĐC là có ý nghĩa.

15

T


3.3.2. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị

Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích

Hình 3.2: Biểu đồ phân loại HS theo kết quả điểm
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.3.3.1. Phân tích định lượng
Căn cứ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng
tỏ chất lượng học tập lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng;
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Như vậy
chất lượng lớp thực nghiệm đều hơn;

16



- Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm ở bên phải và dưới lớp đối
chứng, nghĩa là lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn;
- Hệ số kiểm định T > T

α, k.

Vậy sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp

thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chứng tỏ HS được nghiên cứu bài học theo hướng vận dụng thuyết kiến tạo
có khả năng hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn.
3.3.3.2. Phân tích định tính
Bên cạnh kết quả thu được ở trên, tôi có nhận xét rằng:
- Học sinh lớp thực nghiệm có khả năng khái quát, nắm bài học tốt hơn.
- Giờ học ở lớp thực nghiệm sinh động hơn, học sinh được hoạt động
nhiều hơn.

17


KẾT LUẬN
1. NHẬN XÉT
Qua thực tế giảng dạy chú ý rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa đã tạo cho
học sinh sự chủ động trong học tập. Các em từng bước thoát khỏi tình trạng thụ
động và không cảm thấy áp lực từ những sự kiện, ngày tháng… của bộ môn
Lịch sử, dẫn đến kết quả học tập được nâng lên.
Việc rèn cho học sinh kỹ năng đọc sách giáo khoa là một trong những
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, sẽ gặp không ít trở ngại vì
thói quen thụ động của học sinh. Vì vậy thầy cô và học sinh cần phải kiên trì,

thực hiện nghiêm túc. Thầy cô hướng dẫn các em cách đọc sách giáo khoa và
thường xuyên kiểm tra, khi kiểm tra cần tập trung nhiều vào việc đánh giá sự
hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh hơn là kiểm tra kết quả đúng hay sai.
Khi đã hình thành kỹ năng, học sinh sẽ đọc sách giáo khoa Lịch sử nhanh và
hiệu quả hơn.
Trên cơ sở có kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử tốt, giáo viên và học
sinh có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy – học khác nhau trong mỗi tiết học.
Như vậy việc rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa cho học sinh là rất cần thiết để đáp
ứng mục tiêu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Giáo viên nên hướng dẫn chung cho học sinh phương pháp đọc sách
giáo khoa Lịch sử nhưng không nên đòi hỏi các em phải làm được ngay và làm
tốt các bước vì kỹ năng là những kinh nghiệm được đúc rút từ trải nghiệm thực
tế.
- Lượng thời gian để hướng dẫn học sinh phương pháp đọc như thế nào sẽ
không quá nhiều trong mỗi tiết học nếu giáo viên lồng ghép trong quá trình dạy
học, đồng thời có thể yêu cầu học sinh trao đổi với nhau, trình bày phương pháp
đọc sách giáo khoa để các bạn trong lớp có thể học tập.
- Rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử không chỉ được thực hiện ở nhà
mà cũng cần được thực hiện trên lớp, ngay trong tiết học.
18


- Để phát huy tính hiệu quả thiết thực từ việc đọc sách giáo khoa của học
sinh, giáo viên cần có phương pháp giảng dạy tích cực phối hợp để phát huy sự
tích cực, chủ động của học sinh.
- Để quá trình rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh có hiệu
quả, giáo viên phải thực hiện tốt khâu dặn dò ở tiết học trước, thường xuyên đôn
đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc đọc sách giáo khoa của học sinh bằng cách hỏi các
em có biết bài học hôm nay có mấy phần, nội dung chính là gì?... Và đây cũng

có thể là một nội dung trong khâu kiểm tra bài cũ của giáo viên, đối với những
học sinh có sự chuẩn bị tốt có thể cho điểm thưởng để động viên khuyến khích
học sinh.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2005), Tài liệu Hội thảo tập huấn phát
triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Hà
Nội.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Lịch sử 10 - Sách giáo khoa, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Lịch sử 10 – Sách giáo viên, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng Lịch sử lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo
dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2006), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong
sách giáo khoa Lịch sử trung học cơ sở, phần Lịch sử Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
7. Hội đồng khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh (2007), Lịch sử Việt Nam tập 3,
Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
8. Phan Ngọc Liên (CB) (2003), Phương pháp luận sử học, Nxb ĐH Sư phạm
Hà Nội.
9. (2001), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Biên Hòa, ngày 16 tháng 3 năm 2012

Lê Thị Thu Hằng


20



×