Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông (khảo sát chủ yếu ở bậc tiểu học tại địa bàn TP hồ chí minh và 4 tỉnh, thành đồng nai, bình dương, lâm đồng, đà nẵng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.85 KB, 52 trang )

THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THẨM MỸ
TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Khảo sát chủ yếu ở bậc tiểu học tại địa bàn
TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh, thành Đồng Nai,
Bình Dƣơng, Lâm Đồng, Đà Nẵng

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
do Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh quản lý
Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Lâm Vinh

TP Hồ Chí Minh 1999 - 2000


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THẨM MỸ
TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC BÔ MÔN NGHỆ THUẬT
Ở NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Cơ quan chủ quản
Loại đề tài
Chủ nhiệm đề tài
Thành viên cộng tác

Cố vấn chuyên mơn

: Trƣờng Đại học Sƣ Phạm TP Hồ Chí Minh
: Liên ngành khoa học cơ bản (mỹ học, nghệ thuật học) và khoa học
giáo dục.
: PTS Lâm Vinh - Bộ môn Mỹ học - Nghệ thuật học Khoa Ngữ văn,
ĐHSP.TP.HCM.


: Ông Võ Văn Nam
Giảng viên khoa tâm lý - giáo dục ĐHSP - TP.HCM.
Bà Nguyễn Hoa Mai
Trƣởng phịng Phổ thơng Tiểu học, Sở GDĐT-TP.HCM
Các cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học thuộc các sở giáo dục Đồng
Nai, Bình Dƣơng, Lâm Đồng, Đà Nẵng.
: PGS.PTS, nhạc sĩ Thế Bảo
Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Trịnh Cung

Nội dung cơ bản của đề tài:
1. Nghiên cứu lý thuyết về mục liêu giáo dục thẩm mỹ qua giảng dạy nghệ thuật.
2. Điều tra, miêu tả tình hình dạy và học các mơn nghệ thuật ở nhà trƣờng phổ thông
(chủ yếu ở bậc tiểu học) :
- Về lình hình thực hiện việc giảng dạy các mồn đã đƣợc qui định (nhạc, hát, mỹ
thuật, kỹ thuật).
- Về tình hình đội ngũ giáo viên (số lƣợng, chất lƣợng, chuyên trách, kiêm nhiệm
nhiều môn)

1


- Những sáng kiến của địa phƣơng nhằm giải quyết khó khăn về thực hiện chƣơng
trình, về chuẩn bị đội ngũ .... để nhằm đảm bảo giáo dục toàn diện
- Những đề xuất về chƣơng trình, giáo khoa, đào tạo bồi dƣỡng giáo viên, và về khoa
học giáo dục nói chung.
Qua các hình thức điều tra - thống kê cơ bản, tọa đàm, tham quan, dự giờ để thực hiện
những yêu cầu nội dung trên.
Địa bàn thực hiện: TP. Hồ Chí Minh (địa bàn chính), và một số tỉnh miền Nam
(Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dƣơng, Đà Nẵng).
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4.1998 đến tháng 4.1999 (1 năm)

Từ tháng 4.98: triển khai tại TP.HCM
Từ tháng 12.98: triển khai tại các tỉnh
Theo dự kiến ban đầu, đề tài nhằm đối tƣợng cả ba cấp học trƣờng phổ thông và thực
hiện những bƣớc khảo sát đầy đủ ở địa bàn 4 tỉnh thành, về sau do điều kiện, phƣơng tiện và
nhân lực khơng đáp ứng đƣợc, nên có điều chỉnh: trọng tâm nghiên cứu ở bậc tiểu học và lấy
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm trọng điểm, đồng thời cố gắng mở rộng ở một số mặt tại
4 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dƣơng, Lâm Đồng, TP Đà Nẵng. Quá trình tập hợp tƣ liệu ở diện
rộng và phức tạp và những hạn chế chủ quan của ngƣời nghiên cứu đã kéo dài việc tổng kết
đề tài này
Mục tiêu của đề tài đã đƣợc đề ra từ đầu gồm hai phần: Những quan điểm lý thuyết và
khảo sát thực tế. Đó cũng là bố cục của bản Tổng kết này.


PHẦN 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT
Một quan niệm giáo dục tồn diện trong nhà trƣờng phổ thơng đƣợc qui tụ trong một
cơng thức mang tính truyền thống và cổ điển, đó là trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục.
Không biết từ bao giờ và ai đã phát minh ra cơng thức đó, với một nội dung hồn chỉnh, một
cấu trúc hữu cơ, chặt chẽ, liên hoàn, đẹp nhƣ một bộ tranh tứ bình về cảnh tứ thời (xn, hạ,
thu, đơng), tứ hữu (mai, lan, cúc, trúc), khó cắt rời, khó thêm bớt. Hồn chỉnh, vì nó phản ánh
đƣợc cả ba loại hình giá trị chân, thiện, mỹ, thêm vào thể dục - hội đủ mục tiêu giáo dục
ngƣời học sinh tồn diện. Hữu cơ, chặt chẽ vì trong mỗi mặt của giáo dục phải có cả ba mặt
kia, chúng đều "có trong nhau": trong trí dục phải bao hàm cả đức dục. mỹ dục, và cả giáo
dục thể chất. Đức dục phải thấm nhuần trong nội dung cả ba mặt kia...Liên hồn. vì nó phản
ánh trình tự líu tiên của từng mặt đối với chức năng của trƣờng phổ thơng: dạy văn hóa, giáo
dục đạo đức, rèn luyện thể chất và giáo dục thẩm mỹ. Mỹ dục, đứng ở cuối bảng, nhƣ là nét
vẽ cuối cùng tạo nên sự toàn mỹ của bức tranh giáo dục, cũng là tạo nên sự hoàn thiện của
phẩm chất con ngƣời.
Giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện vừa là một mục tiêu của giáo dục, vừa là một
ƣớc mong, nguyện vọng của con ngƣời và của xã hội. Nhƣng mục tiêu giáo dục tồn diện lại
là một phạm trù có tính biện chứng - lịch sử, khơng phải nhất thành bất biến. Mỗi dân lộc,

mỗi giai cấp, mỗi thời đại có thể có những yêu cầu khác nhau về giáo dục toàn diện. Trong
thực hành cụ thể, nội dung, mức độ bƣớc đi của giáo dục toàn diện cũnng khác nhau, tùy theo
điều kiện của nền kinh tế, cơ sở vật chất, tùy theo hồn cảnh chiến tranh hay hịa bình. Tuy
nhiên, bất kì một nền giáo dục chân chính nào cũng phải nhằm đào tạo con người vươn tới
sự hài hòa của ba giá trị chân, thiện, mỹ (giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm
mỹ). Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn đời sống đã cho thấy, một nơi nào, một cộng đồng nào,
một con ngƣời nào, khi không quan tâm một trong ba mặt đó, sẽ đƣa đến tình trạng mất cân
bằng, thậm chí méo mó, hụt hẫng. Vì vậy, ngƣời ta phải thƣờng xuyên điều chỉnh tạo thế cân
bằng mới cho những trồi sụt, giao động giữa ba loại giá trị đó. Và trong giáo dục học đuờng,
việc đó càng thể hiện rõ hơn. Vài năm gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo qui dinh phải dạy đủ 9
môn ở bậc tiểu học, trong đó có nhạc, họa, kĩ thuật, đó là sự điều chỉnh. Vừa qua Bộ trƣởng,
lại nhấn mạnh "phải giáo dục, rèn luyện nhiều mặt khác ngoài học tập văn hóa" đối với học
sinh tiểu học (Báo Tuổi trẻ 17/3/1998). Đó cũng là một sự điều chỉnh để tạo nên sự cân bằng
hài hòa của những phẩm chất - giá trị cần có đối với thế hệ học sinh nhỏ tuổi.
Trí, đức, thể, mỹ là bốn phạm trù, bốn bình diện của tri thức và kĩ năng phải đạt đƣợc,
không phải là bốn môn học. Nhƣng để thực hiện đuợc bốn mặt đó có những mơn học cụ thể.
Trong nhà trƣờng phổ thơng, các mơn "văn hóa" (tốn, văn,

2


khoa học, sử, địa...) thực hiện chủ yếu mục tiêu trí dục, các mơn nghệ thuật (hát - nhạc, mỹ
thuật, kỹ thuật) thực hiện chủ yếu mục tiêu mỹ dục. Trong hệ thống các môn học ở tiểu học
và trung học cơ sở (cấp I và cấp II), các môn "văn hóa" và nghệ thuật đều là chính khóa, kiến
tạo một mặt bằng tri thức và kĩ năng rộng rãi, đa dạng giúp cho tuổi nhỏ có một hành trang đủ
vƣợt qua tuổi vị thành niên đi vào hƣớng nghiệp, đi vào cuộc sống. Vì vậy, âm nhạc và hội
họa tuy là môn thứ yếu nhƣng với tuổi nhỏ, vẫn là mơn cơ bản hình thành con ngƣời tồn
diện.
Hát - nhạc, mỹ thuật, kĩ thuật cùng với văn chƣơng không bao gồm tồn bộ nội dung
mỹ dục nhƣng đóng vai trò nòng cốt thực hiện mục tiêu mỹ dục. Những mơn "văn hóa" thiên

về giáo dục trí tuệ, nâng cao hiểu biết, những môn về nghệ thuật thiên về giáo dục tình cảm,
nâng cao tâm hồn. Qua nhạc, múa, vẽ, nặn, thêu thùa, đan lát, các em tiếp xúc với cái đẹp, với
âm thanh và màu sắc trong nghệ thuật, trong cuộc sống, trong thiên nhiên, rèn luyện cảm xúc
và óc tƣởng tƣợng, rèn luyện giác quan và sự linh nhạy, khéo léo để đi vào lao động và giao
tiếp xã hội. Không phải âm nhạc và hội họa chỉ có vai trị mỹ dục, giáo dục tình cảm, nó cịn
góp phần rèn luyện trí lực, bồi dƣỡng trí thơng minh, sáng tạo. Khơng có ranh giới tuyệt đối
giữa khoa học và nghệ thuật. Nhà bác học Anhxtanh đã có lần phát biểu rằng Đôtxtôiepxki dã
đem lại cho ông " nhiều hiểu biết hơn bất cứ một nhà khoa học nào, kể cả Gauss" ngƣời vốn
đƣợc mệnh danh là "ông vua của toán học".
Điều ai cũng biết, sau khi thoái khỏi nền giáo dục giáo điều thời trung cổ, các quốc
gia đi vào nền giáo dục mới, đã mở rộng mọi tầm nhìn thế giới cho con ngƣời. Ở nhiều nƣớc,
âm nhạc và hội họa đƣợc dạy từ mẫu giáo đến hết cấp 3. Và khơng chỉ có âm nhạc, cả múa và
các nghệ thuật khác, trong nội và ngoại khóa, cùng với văn chƣơng, trở thành một chƣơng
trình mỹ dục hồn chỉnh. Các sách giáo khoa văn học có in kèm các bức danh họa và học
sinh phải làm bài tập phân tích tranh. Trong các bảo tàng mỹ thuật, ngƣời ta thƣờng gặp thầy
cô giáo dắt từng tốp học sinh đi xem tranh, tƣợng và các em luôn phải trả lời những câu hỏi
của thầy cô về các tác phẩm, về các nhà danh họa. Tại Nhật Bản, học sinh đƣợc học vẽ và học
cách chọn màu theo phong cách dân tộc. Tại Trung Quốc, học sinh đƣợc học thứ kí âm phổ
cập bằng con số nên đã tự ghi nhạc và xƣớng âm dễ dàng. Trƣờng Đại học sƣ phạm của một
tỉnh nhƣ Quảng Tây (lại Quế Lâm) có một khoa Nghệ thuật rất qui mơ, chun đào tạo giáo
viên âm nhạc và mỹ thuật.
Ở nƣớc ta, ngay trƣớc năm 1945, tuy nền giáo dục bị thực dân thao túng, nhƣng vì
phải dựa theo chƣơng trình có sẵn từ chính quốc - một nƣớc phát triển, nên bậc tiểu học,
trung học cơ sở đã dạy các môn nghệ thuật. Lớp ngƣời lớn tuổi hiện nay đã trải qua các nhà
trƣờng thời đó vẫn chƣa qn những mơn học này, cùng với những bài "quốc văn giáo khoa
thƣ" có tác dụng mỹ cảm nhƣ thế nào ở tuổi thơ ấu của mình.
Trải qua nửa thế kỉ của nền giáo dục, phần vì chiến tranh, phần vì sự tác động của
những quan niệm phiến diện, biệt lập về mục tiêu giáo dục, làm cho vai

3



trị của các mơn nghệ thuật và hoạt động mỹ dục chịu cảnh "có cũng khơng", vất vƣởng,
thăng trầm.
Vì đất nƣớc nghèo, khơng mở đƣợc trƣờng lớp, khơng có tiền trả lƣơng thầy giáo,
điều đó đúng. Nhƣng vì đất nƣớc nghèo, không dạy hát dạy vẽ đuợc trong nhà trƣờng liều
học, trong khi các môn khác vẫn dạy đuợc, điều đó lài khó thuyết phục.
Cịn do chiến tranh ? Trong hồn cảnh chiến đấu, vẫn có "tiếng hát át tiếng bom". Học
sinh đi học làm đƣợc những chiêc mũ rơm rất đẹp đế đội đầu che mảnh đạn, đào hầm đắp ụ
đủ kiểu, sao không thể học hát, lập vẽ, tập nặn đất sét, làm thủ công?
Hơn hai mƣơi năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, công cuộc đổi mới đã trải qua mấy
năm, vậy mà bậc trung học cơ sở vẫn chƣa có chƣơng trình và sách giáo khoa chính thức cho
mơn nhạc, họa, chỉ mới có chƣơng trình thử nghiệm.
Hội nghị chuyên đề về đào tạo giảo viên nhạc họa do Bộ triệu lập năm 1995 đã đề ra
chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2000 sẽ có 8000 giáo viên nghệ thuật cho cấp Il. Nhửng tính đến
đầu năm 1998, cả nƣớc chỉ mới có khoảng một ngàn giáo viên nhạc họa cho tổng số mấy vạn
nƣờng cấp I, II. Nếu tính cả hai cấp học, cả nƣớc cịn thiếu 3- 4 vạn, hiện nay "có tỉnh, thị xã
hầu nhƣ vẫn vắng bóng" giáo viên nhạc họa (Giáo dục và Thời Đại, ngày 22/3/1998)
Năm 1993, khi Bộ đề ra dạy đủ các môn nghệ thuật cho bậc tiểu học, thì ngoảnh lại
khơng có giáo viên chun nghiệp, thầy cô liều học không đuợc đào tạo cũng phải "dạy ép"
các môn này cho đủ 9 môn, hoặc cho học sinh mang bài về nhà làm, và điểm môn học sẽ
khơng cịn là điểm của học sinh.
Cuộc trao đổi ý kiến trên báo Tuổi trẻ hồi thƣợng tuần tháng 3-1998 về tình trạng học
nặng các mơn văn hóa, tạo nên sự đồng tình rộng rãi và nhanh chóng, là một chứng minh rõ
rệt kết quả của nhiều năm thực hiện mục tiêu giáo dục một cách phiến diện. Đó mới là việc
của cấp I, cấp II, chƣa nói mỹ dục còn phải tiến hành suốt lừ mẫu giáo lên đại học, còn là câu
chuyện dài hơn nữa. Qua các cuộc thi tìm hiểu về âm nhạc vừa qua lại Thành phố Hồ Chí
Minh dành cho sinh viên, học sinh, ngƣời xem đã chứng kiến có các đội mà đại đa số thành
viên khơng biết kí xƣớng âm, vì trƣớc đây ở phổ thông chƣa từng đuợc học qua. Trên giảng
đƣờng khi thầy giáo hỏi, đại đa số sinh viên không biết Tô Ngọc Vân là ai, Môna Lida là tác

phẩm gì, của ai, họ gọi nhầm đàn nguyệt là đàn tranh, và khơng biết thành phố này có một
Bảo làng Mỹ thuật.
Nhƣng hậu quả khơng chỉ đến đó. Một chuyện "thâm cung bí sử" đăng trên tuổi trẻ số
ra ngày 30-10-1997: 90% ca sĩ hồn tồn khơng biết nhạc lý, kí xƣớng âm, chỉ học truyền
miệng. Khi cần thu băng, thu đĩa (!) thì học truyền miệng, đƣợc câu nào thu câu ấy. Điều thật
khó tƣởng tƣợng đƣợc về trình độ văn hóa âm nhạc của một nƣớc đang đi vào giai đoạn cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa! Nếu các ca sĩ này đƣợc học mỗi tuần một tiết âm nhạc lừ cấp I lên
cấp II thời còn đi học thì đâu đến nỗi. Thế là gieo sao gặt vậy, đó là hậu quả dây chuyền từ
mấy mƣơi năm để lại

4


Ở đây hồn lồn chƣa nói đến giáo dục mỹ cảm qua văn chƣơng. Khi ở cấp I lấy môn
tiếng (Tiếng Việt) đại diện cho cả môn văn, và một xu hƣớng "lí trí hóa", "chƣơng trình hóa"
tác phẩm văn chƣơng trong một số giờ giảng văn ở các cấp phổ thông, đã đƣa môn văn trở
thành xa lạ với mục tiêu mỹ dục, chỉ cịn tác dụng trí dục hay đức dục.
Tuy nhiên, cuộc sống vẫn nhƣ một dòng chảy, xu thế chung của công cuộc đổi mới
vẫn lôi cuốn lớp trẻ tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật thật sơi nổi. Mặc cho con
thuyền giáo dục nghệ thuật trong nhà trƣờng còn cắm neo chờ đợi, họ kéo nhau đến các nhà
văn hóa, câu lạc bộ, lận dụng các phƣơng tiện nghe nhìn, phƣơng tiện truyền thơng, mày mị
học hỏi và học lẫn nhau. Nhiều dấu hiệu về tình yêu nghệ thuật và tài năng đang đƣợc phát
hiện qua các phong trào đó. Tuy nhiên sự học hỏi khơng bài bản ngồi nhà trƣờng đã đƣa đến
tình trạng học tủ, học lỏi và học đƣợc của nƣớc ngoài nhiều hơn là học từ dân tộc mình. Cịn
với ngành giáo dục, phải ghi nhận sự cố gắng của một số địa phƣơng, một số trƣờng và thầy
cô giáo rất tâm huyết, chủ động chăm lo giáo dục nghệ thuật cho học sinh, tuy đó cịn là hiện
tƣợng thƣa thớt và cá biệt giữa một cao trào dạy chữ, luyện thi vì các con số chỉ tiêu.
Sự điều chỉnh vài năm nay của ngành giáo dục về việc biên soạn chƣơng trình, xuất
bản sách giáo khoa nghệ thuật, khuyến khích địa phƣơng tự lo đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên...
đang cải thiện dần tình hình. Nhƣng mỹ dục vẫn còn là một khoảng trống vắng rất lâu dài trên

bức tranh giáo dục tồn diện, nếu khơng có một "quyết tâm chiến lƣợc" để xoay chuyển tình
hình.
Khơng thể bƣớc vào thế kỉ 21 với những ca sĩ học hát truyền miệng nhƣ những nghệ
nhân dân gian thời trung cổ và những sinh viên đại học không biết đọc nổi nhạc, khơng biết
thành phố mình có một nhà Bảo tàng Mỹ thuật.
Quan hệ giữa giáo dục thẩm mỹ và giáo dục nghệ thuật
Giáo dục nghệ thuật cũng hƣớng về mục tiêu thẩm mỹ, nhƣng giáo dục thẩm mỹ có
nhiệm vụ rộng lớn hơn giáo dục nghệ thuật vì nội dung của giáo dục thẩm mỹ là cái đẹp trong
toàn bộ cuộc sống, trong đó nghệ thuật chỉ là một bộ phận của cái đẹp, dù là bộ phận quan
trọng nhất.
Giáo dục thẩm mỹ với mục tiêu làm phong phú đời sống tâm hồn tình cảm, làm cho
nhân cách hài hòa, giáo dục nghệ thuật làm cho khả năng sáng tạo và thƣởng thức nghệ thuật
đƣợc phát triển.
Vậy giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục thẩm mỹ.

5


Nội dung của giáo dục nghệ thuật trong nhà trƣờng bao gồm hai hình thức: giảng dạy
nội khóa và giáo dục ngoại khóa.
Nội dung chƣơng trình giáo dục đào tạo của Bộ giáo dục nƣớc ta trƣớc nay có ghi
việc dạy nhạc, họa, thủ cơng vào chƣơng trình cấp 1 (tiểu học) và cấp 2 (trung học cơ sở).
Cấp trung học phổ thơng trƣớc nay khơng có chƣơng trình nghệ thuật trong nội khóa. Sự
thực, ở cấp 1 và cấp 2 trong nhiều chục năm chỉ có ghi, chƣa có thực thi đầy đủ, đã để lại
những khoảng trống rất đáng tiếc ở trình độ thẩm mỹ - nghệ thuật trong nhiều thế hệ học sinh

6


PHẦN 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ

Tìm hiểu thực tế giáo dục thẩm mỹ qua các môn nghệ thuật cấp Tiểu học tại 5 địa
phƣơng: Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Đồng Nai, Tỉnh Bình Dƣơng, Tỉnh Lâm Đồng, TP
Đà Nẵng, thông qua các tài liệu sau:
- Các báo cáo Thống kê tình hình mơn học và giáo viên nhạc hoạ của các địa phƣơng
(cấp Sở, Phịng GDĐT).
- Các thơng tin ghi theo Phiếu điều tra về các trƣờng.
- Các báo cáo tổng hợp của cấp lãnh đạo Sở - Phòng.
Những tài liệu trên thực hiện theo mẫu của BCN đề tài đƣa đến làm việc với địa
phƣơng.
(Kèm theo những văn bản tổng hợp, tóm tắt là các tài liệu thu trực tiếp từ các địa
phƣơng nói trên ).
Những cán bộ cơng tác trực tiếp với đề tài:
- TP Hồ Chí Minh : TP. GD Tiểu học , Phó phịng GDTH, chuyên viên phụ trách bộ
môn.
- Đồng Nai : Q. Trƣởng Phịng GDTH.
- Bình Dƣơng : Trƣởng Phịng GDTH.
- Lâm Đồng : Trƣởng Phòng GDTH.
- Đà Nẵng : P. Giám đốc Sở GD, Trƣởng Phòng GDTH



7


PHẦN 2 KHẢO SÁT THỰC TẾ
A. NHÌN LẠI MỘT QUÁ TRÌNH - CÁI NHÌN TỒN CỤC
Từ ý kiến của vị Bộ trƣởng
Đông đảo phụ huynh học sinh và những ngƣời có quan tâm đến giáo dục rất hoan
nghênh cuộc trao đổi ý kiến về tình trạng dạy và học ở nhà trƣờng tiểu học trên báo Tuổi Trẻ
vào thƣợng tuần tháng 3 vừa qua (*) nhất là có hồi âm kịp thời của hộ trƣởng Bộ Giáo dục Đào tạo: "ngành sẽ có những sửa đổi, bổ sung về nội dung, chương trình và phương pháp của

các bậc học, trong đó có bậc tiểu học". Với học sinh cấp 1, bộ trƣởng cho rằng "ngồi học
tập văn hóa, các em còn phải được giáo dục rèn luyện nhiêu mặt khác mà ngành chúng tôi
đang quan tâm" (TT 17/3). Các phụ huynh học sinh và các nhà giáo dục trong cuộc trao đổi
này đã gay gắt chỉ ra tình trạng học hành nặng nề và phiến diện của lứa tuổi nhỏ, khơng chỉ
ảnh hƣởng đến sức khỏe mà cịn ảnh hƣởng đến sự phái triễn - hoàn thiện nhân cách của trẻ
em. Ở đây chúng tơi muốn góp một vài ý kiến để ngành giáo dục tham khảo nhân ý kiến của
Bộ trƣởng lƣu ý về những mặt khác ngoài học tập văn hóa ở nhà trƣờng tiểu học. Đây cũng
là ý kiến đồng tình với lời của một phụ huynh mong con em mình "trong cái học vẫn có cái
chơi" (TT 5/3) và lời của giáo sƣ Nguyễn Lân "để cho học sinh tiểu học vừa học vừa chơi"
(TT 14/3). Theo chúng tơi hiểu, nội dung học tập "văn hóa" - theo nghĩa hẹp, là các "mơn học
văn hóa", học trên chữ - ở tiểu học hiện nay đƣợc qui định trong các mơn: Tiếng việt, Tốn,
Đạo đức, Sức khỏe (của lớp 1,2,3); Tiếng việt, Toán, Đạo đức, Khoa, Sử, Địa, Sức khỏe (của
lớp 4,5). Cịn lại các mơn kĩ thuật. mỹ thuật, hát - nhạc, thể dục, chúng tôi tạm gọi là các mơn
ngồi học văn hóa, vì khơng học trên chữ, chủ yếu học qua thao tác, qua hoạt động tiếp xúc
với ngoại giới nhiều, có thể "vừa học vừa chơi".
Trong số 4 môn "vừa học vừa chơi" nói trên, chia làm hai: một nhóm (kỹ thuật - xƣa
kia gọi là môn "thủ công", mỹ thuật, hát - nhạc) gọi chung là các mơn nghệ thuật, cịn lại là
mơn thể dục, một nhóm riêng. Hai nhóm này thuộc loại hình giáo dục đƣợc xếp thứ tự ba và
bốn trong 4 loại hình trí, đức, thể, mỹ. Trong vài năm nay, và cũng chỉ mới vài năm nay, bộ
qui định phải dạy đủ 9 môn (ở lớp 1,2,3) và 11 môn (ở lớp 4,5), là một chủ trƣơng đúng, một
quan niệm đầy đủ về giáo dục toàn diện ở phổ thông tiểu học, tức cũng trở về với mục tiêu
giáo dục trí, đức, thể, mỹ theo quan niệm cổ điển.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tơi chỉ xin bàn về vấn đề mỹ dục, đi cụ thể về
các môn kĩ thuật, mỹ thuật, hát - nhạc, đã đƣợc liệt vào các "môn phụ'" bên cạnh thể dục, ở
tiểu học hiện nay.

(*)

3.19998


8


Chuyện vừa qua và hiện nay:
"môn phụ" không dạy, và không dạy đƣợc, do đâu ?
Giáo sƣ Dƣơng Thiệu Tống cho rằng, để khắc phục tình trạng học nặng ở tiểu học
hiện nay, điều cần chú ý "quan trọng nhất vẫn là vấn đề chƣơng trình bậc tiểu học" (TT 10/3)
(*)
Bộ trƣởng cũng nêu nội dung chƣơng trình là chỗ cần "sửa đổi" "bổ sung" đầu tiên. Ngành
giáo dục vẫn xem chƣơng trình là cƣơng lĩnh, là pháp qui, nơi đầu mối của mọi cải cách, đó
là hiển nhiên. Nhƣng nhìn lại chƣơng trình tiểu học hiện hành, thể hiện qua 9 mơn học, nếu
thực hiện đúng và đủ, thì mục tiêu giáo dục tiểu học vẫn có thể đạt đƣợc một cách tốt đẹp,
nghĩa là vẫn đào tạo đƣợc những trẻ em phát triển toàn diện, đặc biệt là có thể vừa học vừa
chơi, vì ngồi 5 mơn "văn hóa", cịn có 4 mơn nghệ thuật và thể dục. Hơn nữa, theo Nhà giáo
ƣu lú Chu Xuân Thành, nếu thực hiện đƣợc mơn tốn đúng nhƣ chƣơng trình đã hƣớng dẫn,
thì ngay mơn học văn hóa cũng rất nhẹ nhàng, học sinh không cần học thêm! (TT 12/3).
Nghĩa là con em khơng phải gị lƣng gần 8 tiếng một ngày, ngồi hai buổi ở trƣờng cịn buổi
thứ ba ở nhà cơ (TT 5/3), mà có thể học hai buổi trong ngày, 5 ngày trong tuần, có tốn có
văn, có hát có vẽ, có nặn tƣợng thêu thùa và thể dục thể thao. Khi hát múa và thể thao, có thể
kết hợp sinh hoạt ngoài trời, và thứ năm chủ nhật thỉnh thoang đi cắm trại, tham quan. Đó là
trong khn khổ của chuơng trình hiện hành, đâu có nặng ! Thực tế, cơng bằng mà nói,
khơng phải khơng có những trƣờng, những hiệu trƣởng và thầy cô không làm đƣợc việc đó.
Khơng phải đa số trẻ em cấp I đều vẹo cột sống vì ngồi 8 tiếng một ngày, không phải số
nhiều các cháu đã mắc bệnh,hiểm nghèo do thức khuya dậy sớm. Thế nhƣng sự vận dụng
chƣơng trình, theo đúng mục tiêu giáo dục nhƣ vậy chƣa phổ biến bằng hiện tƣợng học nặng,
học lệch, học tủ, chỉ học chữ, và học để thi, để đoạt giải, đạt chỉ tiêu (dù giả hay thật), lại
đang phổ biến.
Chƣơng trình đề ra giáo dục tồn diện (9, 11 mơn) nhƣng trên thực tế việc chỉ đạo
thực hiện chƣơng trình lại cho phép xem nặng môn này nhẹ môn khác, trƣờng có quyền dạy
hoặc khơng dạy một mơn nào đó, và 9 mơn rốt cuộc cịn 6 mơn, 5 mơn. Các mơn kia nếu có

điểm là điểm giả (vì bài kĩ thuật, vẽ học sinh đem về nhờ ngƣời khác làm). Nếu có trƣờng
nghiêm túc thực hiện 9 mơn, thì khơng tránh khỏi tình trạng ép dạy và dạy ép; thầy cô không
hát đƣợc vẫn dạy hát, thầy giáo đi dạy thêu, thầy dạy thể dục không thạo động tác... "Nhiều
chuyện cƣời ra nƣớc mắt dành cho các thầy cơ có ý thức trách nhiệm chấp hành" (Tuổi Trẻ,
3.1.98 bài "Ai dạy ?"). Tất nhiên không thể đặt ngang bằng tầm quan trọng của các mơn, cần
có mơn chính, mơn phụ vì chức năng của trƣờng phổ thơng trƣớc hết là dạy chữ, dạy văn hóa
(nghĩa hẹp), là nhằm giáo dục trí dục (loại hình trí dục để hàng đầu là vậy). Nhƣng giáo dục
toàn diện là mục tiêu phải hoàn tất, mới có con ngƣời tồn diện.Chấp nhận có mơn phụ,
nhƣng phụ môn

(*)

3.1998

9


phụ, gạt mơn phụ lại là việc hồn tồn khác, thuộc quan điểm giáo dục, khơng cịn là chƣơng
trình hay phƣơng pháp giáo dục nữa.
Mục tiêu giáo dục con ngƣời toàn diện là một khái niệm biện chứng lịch sử, không
phải là một khái niệm cứng nhắc, bất biến. Mỗi thời, mỗi dân tộc mỗi đất nƣớc có thể có mẫu
ngƣời toàn diện khác nhau, tùy theo yêu cầu và điều kiện giáo dục. Thời phong kiến, đàn ông,
con trai phải văn võ tồn tài, cầm kì thi họa, con gái phải đủ cơng dung ngơn hạnh. Thời đất
nƣớc có chiến tranh khái niệm toàn diện bị thu hẹp lại, vì có những mặt khơng có điều kiện
thực hiện. Nhƣng bất cứ thời nào, nơi nào, muốn giáo dục con ngƣời chân chính cũng phải
vƣơn tới ba giá trị chân - thiện - mỹ, giáo dục học sinh phải đủ 4 mặt trí đức, thể, mỹ. Xã hội
và con ngƣời thiếu đi một trong ba và bốn loại hình giá trị đó, sẽ khơng thể hồn thiện, trở
thành méo mó, hụt hẫng.
Kỹ thuật, mỹ thuật, hát - nhạc cùng với văn chương trong nhà trƣờng là những môn
học cụ thể, khơng bao gồm tồn bộ nội dung mỹ dục, nhƣng đóng vai trị nịng cốt thực hiện

mỹ dục. Những mơn "văn hóa" thiên về giáo dục trí tuệ, nâng cao hiểu biết, những mơn nghệ
thuật thiên về giáo dục tình cảm, nâng cao tâm hồn. Qua nhạc, múa, vẽ, thêu thùa, các em
tiếp xúc với âm thanh và màu sắc trong nghệ thuật, trong cuộc sống, trong thiên nhiên, rèn
luyện cảm xúc và óc tƣởng tƣợng, rèn luyện sự khéo léo trong lao động và giao liếp xã hội.
Tuy là những mơn phụ, nhưng với tuổi chín, mười, là những mơn đánh thức khêu gợi năng
khiếu ban đầu, hình thành nhân cách. Cùng với những "mơn chính", nâng cao rèn dũa trí
tuệ, những "mơn phụ" có tác dụng góp phần hồn thiện con người. Ngay với các cấp phổ
thơng trung học cơ sở, phổ thông trung học và cả bậc đại học, vẫn cịn vị trí cho các "mơn
phụ" đó, nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới đang làm, không phải chỉ với bậc học.
Cần nói thêm một điều, tại sao không gọi là quốc văn mà gọi là Tiếng Việt ? Đó cũng
là một quan niệm về giáo dục: mơn văn có tác dụng giáo dục tình cảm, mơn tiếng chủ yếu là
vũ trang cho tƣ duy và trí tuệ. Thế là trong mỹ dục ở tiểu học, khơng có nghệ thuật văn
chƣơng. Xƣa kia, nhiều bài trong Quốc văn giáo khoa thƣ đã từng gây ấn tƣợng từ tuổi thơ
đến suốt một đời ngƣời, vì ở đó có tiếng và có cả văn, có trí tuệ và có tình cảm. Do một quan
niệm nào đó đƣa đến việc luyện văn dạy văn ở nhiều nơi đang rơi vào tình trạng trí tuệ hóa
văn chƣơng, "chƣơng trình hóa" các bài dạy, để cuối cùng học sinh chỉ biết làm tốt văn bản,
khơng cịn cảm xúc.
Nói rộng là mục tiêu mỹ dục, nói hẹp là thực hiện chƣơng trình dạy cái mơn nghệ
thuật, từ nhận thức khơng tồn diện đƣa đến bỏ rơi các môn này hàng mấy thập kỷ. Đến lúc
cần dạy thì khơng có thầy hoặc thầy khơng đƣợc chuẩn bị
Việc khơng chỉ tới đó. Nhìn rộng ra ngồi trƣờng, thế hệ thanh niên hiện nay đang
bộc lộ những gì đã lừng đƣợc giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông Nhiều ca sĩ trở chuyên
nghiệp không hề biết nốt nhạc, chỉ học truyền khẩu đi

10


lên biểu diễn, một điều khó tƣởng tƣợng đối với một nƣớc đang đi vào cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Chỉ vì ở trƣờng, ở nhà trƣớc đây họ khơng đƣợc học qua âm nhạc ("Chuyện thâm
cung bí sử: có đến hơn 90% ca sĩ tay ngang hồn tồn khơng biết nốt sol, nốt re nằm ở đâu":

TT 30/10/97, bài: "Ca sĩ mù nhạc thật ƣ ?") Đầu năm 1998 có cuộc thi "Âm nhạc và giới "trẻ"
đƣợc truyền hình trực tiếp. Khán giả theo dõi và chứng kiến những tập thể đội tuyển của các
trƣờng đại học đƣợc cử lên bao gồm những đại biểu sinh viên sành nhạc nhất, có thể kể và
hát thơng thạo những bài hát tiếng Anh nhƣng không một ai xƣớng âm nổi đƣợc một câu
nhạc đơn giản viết trên bảng. Dƣ luận có tỏ nhiều lời khen khả năng "uyên bác" về âm nhạc
của các sinh viên dự thi, nhƣng đi vào thực chất mọi khả năng âm nhạc đều học theo lối nghe
theo và truyền miệng. Chứng tỏ, nhờ kinh tế thị trƣờng, các phƣơng tiện nghe nhìn phát triển
đã giúp cho lớp trẻ học chay, học truyền miệng, học lỏi đƣợc những tri thức về nghệ thuật.
Cơng đó là của phƣơng tiện nghe nhìn, khơng thuộc về nhà trƣờng. Cái thiếu của họ là trình
độ tối thiểu về khoa học - văn hóa âm nhạc. Một số nhạc sĩ lớn tuổi ƣu tú của ta có ngƣời
khơng qua nhạc viện, nhƣng tuổi nhỏ của họ đã từng đƣợc học âm nhạc đầy đủ ở nhà trƣờng
và gia đình. Việc khơng đƣợc học mà vẫn hoạt động âm nhạc, khiến cho cả một lớp ngƣời trẻ
trở thành những nghệ nhân ca hát truyền khẩu, lùi về hình thái âm nhạc dân gian thời trung
cổ. Một điều đáng buồn và khó tin, nhƣng đó là sự thật. Khơng lấy làm lạ khi lên lớp các giờ
mỹ học, nghệ thuật học, giảng viên hỏi có biết Tơ Ngọc Vân là ai, thì cả giảng đƣờng im
lặng. Hỏi đến bức tranh Lajocond, hiện đang có phiên bản ở nhiều cửa hàng, là của tác giả
nào, thời nào, rất nhiều sinh viên không hề biết
Bao nhiêu năm, do quan niệm thiếu sót về mục tiêu giáo dục con ngƣời tồn diện,
khơng quan tâm đến các mặt khác ngồi việc dạy văn hóa, dạy chữ, đã đƣa đến hậu quả hiện
nay cả trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Những hụt hẫng vẫn sẽ còn tiếp tục bộc lộ trong
trình độ dân trí về văn hóa nghệ thuật. Nhà trƣờng tiểu học khơng có giáo viên đủ năng lực
giảng dạy, dù là yêu cầu ở mức độ tƣơng đối, về các môn nghệ thuật. Cần bổ sung giáo viên
chuyên dạy về nghệ thuật, thì cấp 2 cũng thiếu vắng nói chi cấp 1.
Do đó chƣơng trình 9 môn, 11 môn ở tiểuu học tuy là một bƣớc tiến, nhƣng tiếc thay,
đó chỉ là một chƣơng trình lý tƣởng, nếu khơng nói là ảo tƣởng, khi đem đối chiếu với khả
năng thực hiện.
Một giải pháp chậm chạp, nửa vời:
dạy hay không dạy, đào tạo hay không đào tạo ?
Thơng tin năm 1993:
"Hiện cả nước có khoảng 13 000 trường PTCS, nhưng cấp 1 hầu như khơng có giáo

viên nhạc họa; cấp 2 có 328 giáo viên dạy nhạc và 217 giáo viên

11


họa... Nếu mỗi trường cần một giáo viên họa và một giáo viên nhạc thì con số giáo viên hai
mơn này thiếu lên đến hàng vạn...
" Theo đề án giáo dục đến năm 2000, Sở GDĐT TP Hồ Chí Minh có đưa ra quyết tâm
bảo đảm đến năm 2000 có đủ giáo viên nhạc họa" (Tuổi trẻ CN, 19/9/93, bài " Giáo viên
nhạc, họa, người ở đâu bây giờ ?)
Thật trớ trêu, giáo viên thiếu đến nhƣ vậy nhƣng vẫn có giáo viên nhạc, họa thất
nghiệp. Sau bài báo trên, chỉ hai tuần sau, Tuổi trẻ đã nhận đƣợc tín hiệu phản hồi từ Nha
Trang:
" Chúng tôi là những giáo viên nhạc, họa tốt nghiệp khóa 1 khoa sư phạm nhạc, họa
"khóa thử nghiệm tồn miền Trung" (theo cách gọi của các vị có trách nhiệm), tụi trường
Trung cấp nghệ thuật Khánh Hòa. Sau 3 năm dùi mài, ra trường từ 1989 đến nay đã 5 khóa
học phổ thơng nhưng chúng tôi không thể nào xin được đi dạy bộ mơn mình theo đuổi ! Đã 5
năm, chúng tơi phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống và chờ đợi..." (TTCN 10/10/93)
Bộ vẫn cố đào tạo giáo viên nhạc họa cho cấp 2, bằng cách liên kết với ngành văn hóa
mở lớp tại trƣờng đào tạo của ngành văn hóa, nhƣ trƣờng hợp các giáo viên này. Nhƣng đào
tạo rồi để thất nghiệp, trong khi các trƣờng (ngay ở Nha Trang) chƣa từng có giáo viên đƣợc
đào tạo chính qui nhƣ họ. Vì sao ? Vì số phận của giáo viên lệ thuộc vào số phận của môn
học bị xem là những "môn phụ", không cần thiết. Không đƣa môn học này vào chƣơng trình,
khơng cần dạy, thì cân gì ngƣời dạy. Hầu hết giáo sinh nhạc, họa tốt nghiệp từ các trƣờng cao
đẳng sƣ phạm đều khơng đƣợc đón nhận niềm nở, vì nhƣ vậy. Nhiều ngƣời bị sử dụng làm
cơng tác đồn, đội và các việc khác trong trƣờng, khơng dạy mơn của mình hoặc chỉ dạy
ngoại khóa, dạy "cho có". Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh mỗi năm phải hạ thấp
các tiêu chuẩn mới tuyển nổi vài chục sinh viên cho khoa nhạc họa. Năm học vừa qua, chỉ có
một tỉnh gởi một học sinh theo chế độ cử tuyển.
Hai năm sau : "Hội nghị chuyên đề" năm 1995:

" Trong các ngày ở và 7 tháng 11 năm 1995 , Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức hội
nghị chuyên đề về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên âm nhạc và mỹ thuật.
" Các háo cáo đề dẫn, báo cáo bổ sung và tham luận đều khẳng định tâm quan
trọng của giáo dục nghệ thuật thông qua môn âm nhạc và mỹ thuật trong việc hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ".
" Phải nghiêm chỉnh thực hiện qui định của nhà nước vê triển khai giảng dạy âm
nhạc và mỹ thuật ở các trường phổ thông. Triển khai giảng dạy tất cả các môn học ở tiểu học
từ năm học 1997-1998 (trong đó có hai mơn nhạc, họa). Đại bộ phận các trường THCS phải
có giáo viên ".
" Từ nay đến năm 2000 tồn ngành phải có 8000 giáo viên (trong đó 4000 giáo viên
nhạc, 4000 giáo viên họa).

12


Đến hôm nay, cuối tháng 3 năm 1998, báo "Giáo dục và thời đại" ra số trọng tâm về
giáo dục âm nhạc, có bài gần nhƣ tổng hợp tình hình, do một nhạc sĩ chuyên gia của Bộ về
giáo dục âm nhạc, đã lạc quan nhận định sự "chuyển biến mạnh mẽ" "về nhận thức và hành
động" của Bộ và các địa phƣơng, và "triển vọng của sự nghiệp giáo dục âm nhạc trong nhà
trường đã thấy sáng lên tốt đẹp"(!) Nhƣng về con số, thì bài báo khơng thể khơng ghi lại: số
lƣợng giáo viên nhạc, họa tồn ngành giáo dục "đã lên tới cả ngàn ngƣời, số giáo viên đó tập
trung ở một số thành phố lớn, thị xã ... có nơi tới hàng trăm ngƣời. Tuy vậy, có tỉnh, thị xã
hầu nhƣ vẫn vắng bóng". "Làm sao có thể có ngay hàng vạn giáo viên cho các trƣờng (tiểu
học) dù mỗi trƣờng có khi có đến 30 - 40 lớp chỉ xin một ngƣời" (GDTĐ 22 - 3 - 1998)
Vậy là: thành phố lớn mới có số trăm, cả nƣớc mới chạm tới số ngàn, và cả nƣớc cịn
thiếu tới hàng vạn... Nhƣng, giá nhƣ có phép thần thông đào tạo đƣợc ngay vài vạn giáo viên
nghệ thuật trong vài tháng, có ngay bây giờ nhƣng quan niệm về mục tiêu giáo dục vẫn
không thay đổi, chiều mơn chính, phụ mơn phụ, thì liệu có gì đảm bảo là hàng vạn thầy cơ
giáo nghệ thuật đó khơng trở thành đội quân thất nghiệp?
Không phải mới vài năm nay, mà cách đây đã bốn mƣơi năm, trong chƣơng trình và

thời khóa biểu ở nhà trƣờng cấp I, II đã từng hiện diện các môn nhạc, họa. Nhƣng việc giáo
dục nghệ thuật trong các trƣờng phổ thông "thường bị coi nhẹ, thả nổi, khơng có chiến lược
cho mơn học, nhiều nơi bỏ trống hồn tồn," và đó là "một vướng mắc "kinh niên" kéo dài
suốt 30 - 40 năm" (GDTĐ 22 - 3 - 98)
Tình trạng thiếu vắng giáo viên ở cấp II đã nghiêm trọng, nói chi cấp I, giáo viên
chun trách hồn tồn khơng có. Nhƣng do ảnh hƣởng dây chuyền, các giáo viên cấp I trƣớc
đây khơng đƣợc đào tạo tồn diện (mơn nhạc họa học hiếu lệ và không xem là môn thi tốt
nghiệp), nay khơng thể có đủ khả năng để dạy cả văn hóa và hát, nhạc, vẽ, thủ cơng ... Do sự
thúc bách của chỉ thị dạy 9 môn, các trƣờng "ép dạy", và các thầy cô phải "dạy ép", thế là
"nhiều chuyện cười ra nước mắt dành cho các thầy cô có ý thức trách nhiệm chấp hành”, vì
khơng hát đƣợc phải dạy hát, phải đi dự lớp bồi dƣỡng âm nhạc, thầy phải thay cơ dạy trị
thêu thùa, dạy thể dục thì thầy quên động tác v.v... (TT 3-1-1998, bài "Đi dạy?") Để đỡ phiền
thầy cơ, lại có thêm giờ dạy "mơn chính", thầy cơ ra đề về nhà làm, kết quả là điểm kỹ thuật
và vẽ rất khả quan, vì các em nhờ các "chuyên gia" ở nhà làm hộ. Lại một sự bẽ bàng cho
thân phận của môn phụ: vừa ở vị trí lẽ mọn, vừa đeo mề đay giả (TT 12-1997, bài "Đi học?",
TY 5-3-98, bài "Khổ quá...")

13


Tất nhiên không thể đặt bằng tầm quan trọng của các môn. Không chỉ cấp I, II, mà
bậc học nào cũng có mơn chính, mơn phụ. Trí dục đặt trƣớc thể dục, mỹ dục là vậy. Nhƣng
trên thực tế, môn phụ đã trở thành môn "tùy nghi thực hiện", lại là việc khác hồn tồn.
Trong tình thế phải thực hiện chỉ thị "dạy đủ", bao nhiêu cán bộ quản lí và giáo viên
có trách nhiệm đã phải lo lắng trăn trở, tìm cơ tìm thầy, bố trí thời gian để dạy có kết quả,
nhƣng rồi nơi này làm tốt, nơi khác không làm, cũng chẳng sao. Áp lực về các mơn văn hóa,
"mơn chính", các cuộc thi, lại tiếp tục lơi cuốn làm nản lịng những nhà trƣờng và thầy cơ có
ý thức giáo dục tồn diện.
Chỉ có chỉ thị phải dạy các mơn nghệ thuật, nhƣng khơng có sự khẳng định vị trí các
mơn này trong bảng điểm thi cử, lên lớp. Thực tế việc dạy các môn nghệ thuật hiện nay vẫn

tùy thuộc ở mỗi địa phƣơng, mỗi trƣờng, làm đƣợc đến đâu hay đến đấy, không làm đƣợc
cũng không sao. Việc đào tạo và bồi dƣỡng cho đủ hàng vạn giáo viên, việc làm cho các môn
nghệ thuật đƣợc có vị trí xứng đáng, trở thành một mục tiêu còn xa lắm mới đạt đƣợc, khiến
cho bản chƣơng trình 9 mơn của tiểu học khơng thể thực hiện đƣợc trên thực tế, trở thành một
chƣơng trình lý tƣởng, nếu khơng nói là ảo tƣởng.
Một khoảng trống tồn tại nhiều năm, nếu khơng có một chiến lược cho môn học thật
sự mạnh mẽ, kiên quyết để bù đắp lại, thì khoảng trống đó sẽ càng ngày càng lan rộng, gây
hậu quả dây chuyền...
Trong lịch sử ngành giáo dục của ta không phải chỉ lần đầu và chỉ riêng mơ nghệ
thuật lâm vào cảnh "có cũng khơng". Bao năm bộ môn ngoại ngữ trong nhà trƣờng phổ thông
cũng từng bƣớc thăng trầm, đã để lại cho hôm nay một lớp trí thức ở tuổi năm mƣơi, sáu
mƣơi, nếu khơng đƣợc đi học nƣớc ngồi khơng học qua đại học ngoại ngữ, hoặc khơng có
nghị lực tự học lấy, thì hầu nhƣ khơng biết ngoại ngữ. Trong khi các trí thức khác chỉ học hết
bằng thành chung (cấp II) trƣớc năm 1945 khi đi vào cách mạng hoặc kháng chiến họ vẫn
dùng đƣợc một ngoại ngữ bên cạnh tiếng mẹ đẻ của mình. Sự chi phối của những quan niệm
giáo dục có tính biệt lập khơng theo quy luật chung nhƣ vậy tất sẽ để lại những ảnh hƣởng lâu
dài.
Nhƣng mơn ngoại ngữ có số phận may mắn hơn âm nhạc và hội họa,vì gặp đƣợc thời
đổi mới, mở cửa, kinh tế thị trƣờng, đã đƣợc khắc phục một các nhanh chóng. Ba mƣơi năm
một trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ thuật của cả nƣớc vẫn tồn tại trong tình trạng "nhỏ bé"
(Theo thông báo 1470/VPBộ) không lên nổi đại học, nhƣng ngoại ngữ với tin học, quản trị
kinh doanh mới rộ lên mấy năm đã có hàng loạt đại học ra đời.

14


B. ĐẾN 5 TỈNH - THÀNH PHỐ
Tƣờng thuật:
Tại Tp Hồ Chí Minh, BCN đề tài làm việc với Phịng Giáo dục Tiểu học (Trƣởng
Phịng, Phó Phịng, chun viện phụ trách bộ mơn). Qua những lần trao đổi, tìm hiểu tình

hình giảng dạy các mơn nghệ thuật, phịng đã giúp BCN đề tài gửi đến các Phòng Giáo dục
trong thành phố thu thập tƣ liệu về tình hình giáo viên và số liệu trƣờng lớp.
Đặc biệt Phòng Giáo dục Tiểu học cùng BCN tổ chức một chuyến đi tham quan giao
lƣu với Phòng GD Tiểu học tỉnh Đồng Nai trong dịp Đồng Nai tổ chức chung khảo ca múa
nhạc họa của học sinh tiểu học tồn tỉnh. Đồn của TpHCM có các cán bộ lãnh đạo và
chuyên viên Phòng GDTH, Ban chủ nhiệm đề tài với các công tác viên là cán bộ giảng dạy,
hoạ sĩ ... Qua cuộc giao lƣu, thấy đƣợc sự nỗ lực của Đồng Nai trong tổ chức Giáo dục ngoại
khoá về nghệ thuật và những vấn đề khó khăn cịn lại của giáo dục nội khố. Phó Giám đốc
Sở GDĐT tỉnh Đồng Nai đã đến dự và tiếp xúc với Đồn TPHCM.
Đến Sở GDĐT tỉnh Bình Dƣơng và Lâm Đồng các đồng chí Trƣởng Phịng nhiệt tình
đón tiếp và giao hẹn tích cực hợp tác thực hiện mục tiêu của đề tài. Những biểu mẫu của đề
tài đƣợc các trƣởng phòng giáo dục các huyện thị thực hiện điều tra thống kê rất nghiêm túc.
Tại Đà Nẵng, Phó Giám đốc Sở GDĐT trực tiếp làm việc với đề tài và đã huy động
cán bộ các Phòng giúp đề tài thực hiện các công việc điều tra nghiên cứu, ý kiến tổng kết
cũng do Phó Giám đốc Sở trực tiếp phát biểu.
Công việc nghiên cứu của đề tài tiến hành cụ thể nhƣ sau:
- Soạn các biểu mẫu để cấp Phịng (Quận, huyện) thống kê tình hình trƣờng lớp dạy
nhạc, hoạ, kỹ thuật và số lƣợng giáo viên hiện diện đến thời điểm 1998 (gồm chuyên trách và
hợp đồng, tốt nghiệp sƣ phạm chính quy hoặc qua bồi dƣỡng . . . )
- Soạn các Phiếu phỏng vấn - tìm hiểu ở cấp trƣờng, cử ngƣời trực tiếp đến tận nơi
gặp Ban Giám hiệu để làm việc (có sự giới thiệu của Phịng Giáo dục Tiểu học), Về phỏng
vấn cấp trƣờng, chủ yếu thực hiện ở TPHCM và Bình Dƣơng

15


Kết quả
Các quận, huyện đã làm thống kê về tình hình giảng dạy và tình hình giáo viên các
mơn nghệ thuật:
. TP Hồ Chí Minh :

18 quận huyện
. Đồng Nai:
9 huyện
. Lâm Đồng:
10 huyện, thành phố
. Bình Dƣơng:
4 huyện thị
. Đà Nẵng:
6 quận huyện
Tổng cộng: 47 thành phố thị xã quận huyện đã làm thống kê gởi cho đề tài.
Các trường PT Tiểu học đã ghi trả lời phỏng vấn đánh giá tình hình dạy và học các
mơn nghệ thuật:
. Tại TP Hồ Chí Minh:
20 trƣờng
. Tại Lâm Đồng:
1 trƣờng
. Tại Bình Dƣơng:
9 trƣờng
Tổng cộng: 30 trường đã trả lời đánh giá tình hình dạy và học.

16


TÌNH HÌNH GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Năm học 1997-1998
Tổng hợp của ban chủ nhiệm đề tài

I. Tình hình chung
Theo báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục Tiểu học, thuộc sở Giáo dục - Đào tạo TP

Hồ Chí Minh ngày 09 - 9 - 1998, thì:
1. Năm học 1997 - 1998, thành phố đã có chuyển biến đáng kể về việc thực hiện dạy
đủ 9 môn theo đúng quy định chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục - Đào tạo:
Trong đó có: "-Kiểm tra thống nhất tồn trƣờng với các mơn: Kỹ thuật, Mỹ thuật. Hát
(Nhạc). Thể dục và các môn tự chọn" (tr.7)
"-Tổ chức hội thảo, tập trung chú ý vào các mơn vừa thay sách vừa ít tiết, nhƣ Khoa,
Sử Địa, Nhạc, Hoa ..." (tr.8)
"-Đặc biệt chuyện đề Múa tập thể sân trƣờng đã đƣợc nhiều quận huyện chú ý hƣớng
dẫn các trƣờng thực hiện có hiệu quả (Quận 3, 4, 5, 6, 8)" (tr.8)
2. Đối chiếu học sinh xếp loại ở từng môn học:
- Loai Giỏi :
1996-1997
1997-1998

Mỹ thuật
16,6
19,9

Hát Nhạc
28,3
33,3

(trg.11)

Cả 2 môn đều tăng tỷ lệ học sinh giỏi
- Loại Yếu :
1996-1997
1997-1998

Mỹ thuật

1,1
0,5

Hát Nhạc
0,6
0,3

(trg.11)

Cả 2 môn đều giảm tỷ lệ học sinh yếu
3. "Qua thống kê cho thấy còn nghịch lý cần phải nghiêm túc xem xét trong việc tiến
hành dạy đủ 9 môn bắt buộc. Các môn học mà nhiều giáo viên đang kêu khó thì tỷ lệ học sinh
đạt điểm giỏi khá cao (Kỹ thuật, Mỹ thuật, Hát Nhạc)" (tr.12)

II Tình hình giáo viên dạy các mơn
1. Trình độ chuyên môn
Dạy chuyên: Nhạc : 1,32% → Giáo viên đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn
Họa: 1,70%
"Thực tế việc đào tạo giáo viên tiểu học có cố gắng để đáp ứng nhu cầu 9 môn nhƣng
thực tế đội ngũ của chúng ta do lịch sử để lại đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, dù có chuẩn
hóa nhƣng đối với những mơn địi hỏi năng khiếu và sức trẻ cũng khó địi hỏi 100% giáo viên
tiểu học đáp ứng nổi. Vì vậy, phải có giải pháp bổ sung" (tr. 19)

17


2. Theo báo cáo tổng hợp từ các Phòng Giáo dục-Đào tạo các quận huyện và con số
thống kê chƣa đầy đủ (còn thiếu quận 8, quận 10, quận Phú Nhuận) của ngƣời viết bài này,
thì:
Hiện nay tồn thành cịn thiếu:

397 Giáo viên Nhạc và
413 Giáo viên Mỹ thuật
Nếu có thêm số liệu từ 3 quận cịn thiếu thì có lẽ con số trên sẽ xấp xỉ năm trăm giáo viên cho
mỗi môn. Nghĩa là cả 2 môn Nhạc và Mỹ thuật còn thiếu một ngàn (1000) giáo viên chuyên
trách!
NHẬN ĐỊNH RÚT RA TỪ CUỘC ĐIỀU TRA - PHỎNG VẤN
20 TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH
1. Các trƣờng đều cố gắng huy động khả năng tự có về giáo viên và phƣơng tiện để
dạy các mơn nghệ thuật (khơng có giáo viên biên chế, trƣờng mời giáo viên hợp đồng, tự tạo
phƣơng tiện dạy học).
2. Tất cả các trƣờng đều thiếu giáo viên. Trừ hai trƣờng có giáo viên biên chế, 18
trƣờng khơng có giáo viên biên chế.
3. Tất cả các trƣờng đều đề nghị nhƣ nhau: đề nghị đào tạo giáo viên chuyên trách dạy
các mơn nghệ thuật. Loại giáo viên đó hầu nhƣ vắng bóng. Dạy kiêm nhiệm gƣợng ép khơng
thể có chất lƣợng và không gây hứng thú cho học sinh
4. Hầu hết các trƣờng đều thiếu tài liệu, thiếu những phƣơng tiện dạy học (mẫu vẽ,
tranh minh họa, bài hát cũ không đƣợc thay, khơng có băng nhạc, đặc biệt là nhạc cụ...)
5. Chƣơng trình nhiều chỗ chƣa hợp lý (quá nặng nhƣ nhạc lớp 1, vẽ lớp 1, 2... với
học sinh thành phố hoặc nông thôn cùng một loại bài không có những bài cho hồn cảnh, đối
tƣợng riêng (Thí dụ: 'Mục Vƣờn Trƣờng' hồn tồn khơng có ở nhiều trƣờng đô thị)

18


UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO


Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc

*********

----------------Đà Nẵng, ngày 4 tháng 6 năm 1999

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY & GIÁO DỤC
NGHỆ THUẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

I- Nhận định chung về vai trị, vị trí của các mơn nghệ thuật trong nhà trƣờng
Tiểu học do Bộ đề ra qua các thời kỳ (thời kỳ trước và sau khi có chủ trương dạy đủ 9
môn).
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng, đậm đặc tính sƣ phạm. Thế nên, trong trƣờng
Tiểu học, các môn nghệ thuật (Hát - Nhạc, Kĩ thuật, Mĩ thuật) có vai trị, vị trí hết sức quan
trọng. Mỗi một mơn có một u cầu riêng, song mục đích chung vẫn là góp phần hình thành
và giáo dục các em phát triển toàn diện. Cụ thể :
- Cung cấp cho các em một số vốn văn hóa phổ thơng cơ bản và toàn diện, đáp ứng
yêu cầu tha thiết của các em, làm cho đời sống tâm hồn của các em thêm phong phú.
- Cung cấp các em những kiến thức sơ đẳng về mĩ thuật, kĩ thuật và âm nhạc và qua
đó rèn cho các em các kĩ năng tối thiểu :
 Biết quan sát, tìm tịi, hiểu biết tính chất và qui luật phát triển của cuộc sống xã hội.
Biết hát đúng âm điệu những bài hát phù hợp với độ tuổi, qua đó tạo cho các em thói
quen hát tập thể, hát đồng đều và hịa giọng.
 Biết sử dụng với mức độ nhất định các cơng cụ thơ sơ nhƣ dao kéo, bút chì, compa,
kim chỉ để vận dụng tốt vào đời sống thực tiễn.
- Bồi dƣỡng năng lực trí tuệ, óc quan sát, sức chú ý, năng lực suy xét, phán đốn,
tƣởng tƣợng, tính chính xác, tƣ duy kĩ thuật, tƣ duy kinh tế, khiếu thẩm mĩ.
- Bồi dƣỡng tình cảm đạo đức trong sáng, phẩm chất tốt đẹp, phát triển năng lực trí
tuệ, có đời sống tinh thần sơi động, tâm hồn lành mạnh, tự tin, lạc quan; biết yêu cuộc sống
lao động góp phần tích cực vào việc hồn thành mục tiêu giáo dục giúp các em phát triển

toàn diện.
Trong những năm trƣớc đây (khi chưa có chủ trương dạy đủ 9 môn) do nhận thức
chƣa đầy đủ, việc giảng dạy các mơn này cịn tùy tiện, hiệu quả chƣa cao; hơn nữa do chƣơng
trình chƣa hợp lý và ổn định, cơng tác chỉ đạo và đánh giá cịn xem nhẹ. Vì vậy, hiệu quả
giảng dạy chƣa đạt yêu cầu, chƣa đáp ứng mong muốn chung.

19


Từ khi có chủ trƣơng dạy đủ 9 mơn, việc giảng dạy đi vào nề nếp và từng bƣớc nâng
cao hiệu quả giảng dạy các bộ môn nghệ thuật này.
II/- Tổng hợp tình hình và số liệu về vấn đề: Tình hình trƣờng lớp, tình hình thực
hiện chƣơng trình, tình hình đội ngũ giáo viên.
Tồn thành phố có 80 trƣờng. Trong đó, có 76 trƣờng Tiểu học, 1 trƣờng PTCS, 1
trƣờng Tiểu học, THCS - PTTH và 2 trƣờng Khuyết tật. Tất cả các trƣờng trừ trƣờng Tƣơng
Lai (Tật câm điếc) đều dạy đủ 9 môn bắt buộc do Bộ qui định. Hếu hét, do giáo viên không
chuyên giảng dạy. Riêng đối với 1 số trƣờng dạy chƣơng trình 2 buổi/ngày - bán trú, việc
giảng dạy các môn nghệ thuật này đƣợc chú ý hơn, trƣờng dã tự tìm nguồn và hợp dồng giáo
viên chuyên giảng dạy.
Việc thực hiện chƣơng trình các bộ mơn nghệ thuật, cho tới nay, đã đi vào nề nếp,
đảm bảo tƣớng đối các yêu cầu kiến thức - kĩ năng do Bộ qui định : dạy đủ tiết, không cắt
xén, dồn ghép tiết; tuy nhiên chất lƣợng chƣa thật đồng đều, chƣa thật cao.
III. Những thuận lợi - khó khăn - những cố gắng lớn trong quản lý các cấp: giáo
viên - phụ huynh trong việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu giáo dục toàn diện:
1. Thuận lợi:
- Từ sau ngày chia tách địa bàn hành chính, thành phố Đà Nắng đƣợc thu gọn, địa bàn
quản lý hẹp.
- Các trƣờng nội thành có nhiều điều kiện, trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy học của
các bộ môn.
- Phu huynh quan tâm đến việc học lập của con em.

- Thiết bị, đồ dùng dạy học và dụng cụ học tập phục vụ cho các bộ mơn này tƣơng đói
phong phú: dàn, các bơ lắp ráp kĩ thuật, bộ mạch diện, vở vẽ, màu, sách vở...
- Về phía đội ngũ, có nhận thức đầy đủ hơn, thay đổi cách nghĩ khơng cịn xem các bộ
mơn này là " môn phụ ", " dạy thế nào cũng được "; việc đánh giá các bài tập, các sản
phẩm cũng đƣợc chú ý đúng mức.
2. Khó khăn:
- Do chƣa dƣợc đào tạo nghiệp vụ kĩ, nhiều giáo viên chƣa nắm vững phƣơng pháp
đặc trƣng của các bộ môn nói trên.
- Đội ngũ GV chuyên rất mỏng.
- Nhiều trƣờng có nhiều cơ sở lẻ, cơ sở lại xuống cấp một số trƣờng ngoại thành có
nhƣng khó khăn nhất định, nhiều trƣờng khơng có phịng chức năng gây khó khăn - khơng ít
cho việc phân cơng giảng dạy và đầu tƣ trang thiết bị.

20


- Kế hoạch đào tạo giáo viên chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành về số lƣợng
cũng nhƣ chất lƣợng.
3. Những cố gắng lớn trong công tác quản lý các cấp:
a. Sở GD - ĐT:
Nhận thức dƣợc vai trị vị trí của các bộ mơn nghệ thuật trong trƣờng Tiểu học, để
từng bƣớc nâng cao hiệu quả việc thực hiện đồng bộ chƣơng trình dạy đủ 9 mơn bắt buộc; sở
GD - ĐT Đà Nẵng đã khắc phục mọi khó khăn, tập trung chỉ đạo, cụ thể:
- Đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sâu sát việc thực hiện chƣơng trình, tăng cƣờng việc
kiểm tra, ln đơn đốc, nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
- Tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp nghiệp vụ và rèn kĩ năng cho giáo viên, trong hè
1998 dà mời các chuyên viên của Vụ Tiểu học bồi dƣỡng cho giáo viên cốt cán.
- Tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm
- Kết hợp với trƣờng Trung học nghệ thuật đào tạo gần 150 giáo viên (âm nhạc - mĩ
thuật), sẽ ra trƣờng vào đầu năm học tới.

- Phân công chuyên viên theo dõi, chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện chƣơng trình việc
đánh giá xếp loại mơn học theo đúng tinh thần TT 15.
b.Phịng GD-ĐT:
- Cũng nhƣ ở Sở, các PGD - ĐT đều cử chuyên viên theo dõi, chịu trách nhiệm nắm
tình hình việc tổ chức giảng dạy và thực hiện chƣơng trình.
- Thƣờng xuyên thao giảng, rút kinh nghiệm giải đáp thắc mắc và từng bƣớc giúp giáo
viên (không chuyên) khắc phục các khó khăn trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả các giờ
dạy.
c. Trường Tiểu học:
- Những trƣờng có điều kiện đều tổ chức hợp đồng các giáo viên chuyên giảng dạy
các bộ môn nghệ thuật này. Đầu tƣ kinh phí (bằng nhiều nguồn: kinh phí ngành - kinh phí
huy động của PHHS ...) mua sắm trang thiết bị, xây dựng phịng bộ mơn ... Nhờ vậy chất
lƣợng dạy - học đã có chuyển biến khá rõ nét.
- Ở những trƣờng chƣa có điều kiện, lãnh đạo trƣờng đã đi sâu đi sát chỉ đạo; không
để giáo viên tự cắt xén giờ giấc, nghiêm cấm việc dạy qua loa lấy lệ bắt học sinh hoàn thành
sản phẩm ở nhà. Chỉ đạo chặt chẽ việc đánh giá bài làm sản phẩm của các em tại lớp.
- Tổ chức cho các em tham gia cuộc thi vẽ tranh theo đề tài; tổ chức triển lãm tranh.

21


d. Phụ huynh học sinh:
- Quan tâm đến việc học tập của con em, mua sắm khá đầy đủ các dụng cụ học tập.
Các trƣờng nội thành, 80% học sinh có bộ lắp ráp kĩ thuật, bộ mạch diện.
- Thƣờng xuyên góp ý cho nhà trƣờng, giáo viên trong việc giảng dạy, đánh giá bài
làm.
- Đóng góp kinh phí cho trƣờng dể xây dựng các phòng chức năng.
IV. Nhận định chung về kết quả giảng dạy, giáo dục và những đề xuất, đề nghị
với cấp trên:
Trong những năm qua, do đƣợc đầu tƣ và quan tâm đúng mức, chất lƣợng giảng dạy

các bộ môn nghệ thuật dƣợc nâng lên rõ rệt, đặc biệt là ở các trƣờng nội thành, các trƣờng
dạy 2 buổi/ngày, các trƣờng chuẩn Quốc gia.
- Việc thực hiện chƣơng trình đảm bảo theo yêu cầu qui định.
- Việc cải tiến nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy đã đƣợc chú ý đúng
mức giúp giáo viên từng bƣớc gỡ rối những thắc mắc và khó khăn trong chuyên môn.
- Việc tổ chức các Hội thi : Tiếng hát học sinh Tiểu học, thi triển lãm tranh, thi chọn
sản phẩm khéo tay kĩ thuật đã đẩy mạnh việc giảng dạy có chất lƣợng các bộ mơn nghệ thuật.
Tuy nhiên, do khơng chun mơn hóa nên chất lƣợng giảng dạy đại trà chƣa thật cao,
chƣa đồng đều. Ở các vùng khó khăn, việc trang bị đầu tƣ cơ sở vật chất chƣa đảm bảo yêu
cầu, để có thể tổ chức dạy tốt.
V. Những đề xuất đối với cấp Bộ:
- Điều chỉnh, cân đối lại chƣơng trình ở từng khối lớp cho hợp lý và phù hợp voi tình
hình thực tiễn ổ địa phƣơng của từng bộ môn.
- Cải tiến nội dung dào tạo tại các trƣờng sƣ phạm.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của bậc học Tiểu
học ở từng vùng - miền.
- Đầu tƣ kinh phí thích đáng cho giáo dục, trang bị các thiết bị, dụng cụ dạy học phục
vụ các bộ môn nghệ thuật một cách thiết thực hơn.
KT. GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP.ĐÀ NẴNG
PHÓ GIÁM ĐỐC

HUỲNH VĂN HOA

22


DANH SÁCH CÁC TRƢỜNG ĐÃ ĐIỀU TRA CƠ BẢN

Thành phố Hồ Chí Minh


Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
l1
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Trƣờng tiểu học
Nguyễn Thi
Nguyễn Việt Hồng
Trần Quang Diệu
Rạch Ơng
Nguyễn Nhƣợc Thị
Bình Đơng
Trần Ngun Hãn

Thiên Hộ Dƣơng
Hồ Thị Kỷ
Ngơ Thời Nhiệm
Dƣơng Minh Châu
Trần Quang Cơ
An Lạc 3
Đa Phƣớc
Tân Tạo
Bình Chánh
Kim Đồng
Phan Chu Trinh
Trần Quốc Toản
Lƣơng Thế Vinh

Quận
3
3
3
8
8
8
8
10
10
10
10
10
Bình Chánh
Bình Chánh
Bình Chánh

Bình Chánh
Gị Vấp
Gị Vấp
Gị Vấp
Gị Vấp

Địa chỉ
448/6 Lê Văn Sĩ
300 CMT8
388 Lê Văn Sĩ
248 Dƣơng Bá Trạc P2
2 Bến Nguyễn Nhƣợc Thị
58 Bến Phú Định P16
45 Trần Nguyên Hãn P13
157 Tô Hiến Thành P12
8359512
425 Đƣờng 3-2
72B Nguyễn Lâm
438 Ngô Gia Tự
288 Hùng Vƣơng nối dài
Xã Đa Phƣớc
Xã Tân Tạo
Ấp 3 xã Bình Chánh
1A Quang Trung P10
Đƣờng Thống Nhất P16
18/138 Nguyễn Du

23



×