BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGÀNH CƠ KHÍ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giai đoạn 2003-2007, GTSXCN của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành
phố Hà Nội có mức tăng trưởng bình quân đạt 18,8%. Giai đoạn 2003-2007, GTSXCN
ngành cơ khí trên địa bàn Hà Nội có tốc độ tăng cao so với các ngành sản xuất công
nghiệp khác trên địa bàn, tăng trưởng bình quân ngành cơ khí giai đoạn 2003-2007 đạt
25%.
Theo báo cáo tình hình kinh tế tháng 12/2008 Cục Thống kê TP Hà Nội, ước cả
năm 2008 giá trị SXCN trên địa Hà Nội mở rộng tăng 12,8% so với năm 2007, trong đó
kinh tế Nhà nước tăng 1,4 % (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 2%, kinh tế Nhà nước
địa phương giảm 0,5% ), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,2%, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 16,5%.
Năm 2008 GTSXCN ngành cơ khí trên địa bàn Hà Nội mở rộng đạt: 33.638,5 tỷ
đồng. Chiếm 40,7% so với toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tên nhóm sản phẩm
Tổng GTSXCN trên
địa bàn
GTSX công nghiệp
ngành cơ kim khí.
( % SS ĐB )
SX sản phẩm từ kim
loại
2003
2004
2005
HN cũ
HN cũ
HN cũ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2006
2008
2007
HN cũ
HN cũ
Hà Nội
Mở rộng
35.572
42.433
42.983
58.836
60.693
82.551,8
12.148
15.803
17.853
22.050
27.288
33.638,5
34,15
2.459
37,2
3079
41,5
4.044
37,4
5.094
40,7
6.939,0
6,9
7,2
9,4
8,6
44,9
4.921
8,1
1.076
1.174
1.361
1.717
2.472,5
3,0
2,6
3,1
2,9
1835
3,0
3.142
3.570
4.313
5.510
6.590,1
8,8
8,4
10,0
9,3
6.914
11,39
2.107
2.772
2.043
2.063
5,9
6,5
4.7
3.5
3.364
5.208
6.092
7.666
9,4
12,2
14,1
13
8,4
( % SS ĐB )
SX máy móc, thiết bị.
( % SS ĐB)
SX máy móc, thiết bị
điện
2.9
7,9
( % SS ĐB)
SX xe có động cơ
( % SS ĐB )
SX phương tiện vận tải
( % SS ĐB)
(Nguồn : niên giám thống kê năm 2007)
4.264
7.0
9.354
15.4
5.036,9
6,1
12.600,0
15,2
Số lượng các DN ngành Cơ kim khí.
Theo số liệu thống kê, Hà Nội có 7330 đơn vị sản xuất Cơ kim khí (DN NNTW,
DNNN địa phương, doanh nghiệp tư nhân, cá thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài).
Các DN sản xuất lắp ráp Xe máy, sản xuất phụ tùng Xe máy.
20 Doanh nghiệp: Trong đó có 7 DN lắp ráp xe, 13 DN sản xuất phụ tùng.
Trong đó có 5 DN FDI (2DN SX lắp ráp xe máy, 3 DN SX phụ tùng)
Các DN sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng ô tô.
16 Doanh nghiệp: Trong đó có 10 DN lắp ráp xe, 06 DN sản xuất phụ tùng.
Các DN sản xuất thiết bị, thiết bị đồng bộ.
+ Gồm 06 Tổng công ty (MIE, VEAM, LILAMA, COMA, AGRIMICO, Thiết bị
Điện) và các đơn vị thành viên tham gia chế tạo TBĐB, 10 Đơn vị tham gia nghiên cứu
thiết kế chế tạo TBĐB.
1. Quy mô doanh nghiệp và năng lực sản xuất:
Các DN ngành công nghiệp xe máy:
Tổng doanh thu của các DN sản xuất xe máy Hà Nội năm 2007 là trên 15 ngàn tỷ
đồng. Năm 2008 doanh thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội mở rộng trên 17 ngàn tỷ
đồng.
Các doanh nghiệp nước ngoài FDI đều mở rộng sản xuất tăng sản lượng như:
Công ty Yamaha Motor Việt nam tăng 1,5 lần, Công ty phụ tùng xe máy ô tô Machino
tăng 1,5 lần Công ty T&T tăng 1,6 lần, Công ty Goshi Thăng Long tăng 1,3 lần…
Sản lượng xe máy của các DN trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2006 đạt
678.498 xe, năm 2007 đạt 739.671 xe. Năm 2008 đạt 653.686 xe (Theo số liệu Báo cáo
tình hình kinh tế xã hội tháng 12/2008 của Cục thống kê Hà Nội).
6 tháng đầu năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả vật tư
(xăng dầu, điện, thép…) biến động liên tục làm ảnh hưởng đến kết quả SXKD của các
DN ngành công nghiệp xe máy.
- Các công ty nước ngoài FDI.
+ Công ty Yamaha Motor Việt Nam:
Chuyên lắp ráp và sản xuất linh kiện xe máy doanh thu năm 2007 đạt 8.390 tỷ
đồng.
+ Nhà máy SX phụ tùng và lắp ráp xe máy VMEP: Doanh thu năm 2007 đạt
1.232 tỷ đồng.
+ Công ty phụ tùng xe máy ô tô Machino:
Là doanh nghiệp chuyên SX phụ tùng xe máy cho công ty lắp ráp xe máy nước
ngoài.
Doanh thu năm 2007 đạt 1.442 tỷ đồng. Năm 2008 doanh thu đạt 1.520 tỷ đồng.
+ Công ty Goshi Thăng Long:
Là doanh nghiệp chuyên SX phụ tùng xe máy (Bô, vành…) cho công ty HONDA.
Doanh thu năm 2006 đạt 1.573,4 tỷ. Doanh thu năm 2007 đạt 1.650 tỷ đồng, lợi
nhuận năm 2007 đạt 162,7 tỷ đồng. Doanh thu năm 2008 đạt 1.700 tỷ đồng. Đây là Công
ty Liên doanh làm ăn có hiệu quả nhiều năm liền.
+ Cty Điện STANLEY Việt Nam:
Là doanh nghiệp chuyên SX phụ tùng xe máy (bóng đèn, pha đèn…) cho công ty
lắp ráp xe máy nước ngoài. Doanh thu năm 2007 đạt 855 tỷ đồng, năm 2008 đạt 900 tỷ
đồng. Đây là Công ty Liên doanh làm ăn có hiệu quả nhiều năm liền.
- Các công ty trong nước.
+ Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T:
Là doanh nghiệp chuyên SX lắp ráp xe máy.
Doanh thu năm 2008 đạt 1307 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2007, nộp ngân
sách 46,87 tỷ đồng, lao động 1755 người.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua của người dân giảm sút làm
ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 đạt 383,895 tỷ
đồng, đạt 70,21% so với cùng kỳ năm 2008, thu nhập bình quân 2,2 triệu đồng/tháng, nộp
ngân sách 1,8 tỷ đồng, với tổng số LĐ 484 người. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2009 doanh
thu đạt 400 tỷ đồng đạt 155,64% so với cùng kỳ năm 2008, thu nhập bình quân 2,6 triệu
đồng/tháng, với tổng số LĐ 490 người.
+ Công ty Xích líp Đông Anh:
Là doanh nghiệp chuyên SX phụ tùng xe máy cho công ty HONDA.
Doanh thu năm 2007 đạt 372 tỷ đồng tăng 1,3 lần so với năm 2006, nộp ngân sách
22 tỷ đồng. Năm 2008 đạt doanh thu đạt 460 tỷ đồng, nộp ngân sách 25 tỷ đồng.
+ Công ty Kim Khí Thăng Long:
Là doanh nghiệp chuyên SX phụ tùng xe máy (các chi tiết khung xe máy, hộp
xích…) cho công ty HONDA.
Doanh thu năm 2007 đạt 741 tỷ đồng tăng 1,69 lần so với năm 2006. Năm 2008
doanh thu đạt 879, 7 tỷ đồng, nộp ngân sách 38 tỷ đồng.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 đạt 427,759 tỷ đồng, đạt 98% so với cùng kỳ
năm 2008, thu nhập bình quân 2,1 triệu đồng/tháng, nộp ngân sách 16,8 tỷ đồng, với tổng
số LĐ 2.991 người (sản lượng 4 triệu SP). Dự kiến 6 tháng cuối năm 2009 doanh thu đạt
476,766 tỷ đồng đạt 95% so với cùng kỳ năm 2008, nộp ngân sách 20,2 tỷ đồng, thu nhập
bình quân 2,2 triệu đồng/tháng, với tổng số LĐ 3060 người (sản lượng 6 triệu SP). .
+ Công ty CP Dụng cụ cơ khí Xuất khẩu:
Là doanh nghiệp chuyên SX phụ tùng xe máy ( cần phanh, cần số, cần khởi động,
dụng cụ sửa chữa xe máy…)cho công ty HONDA, YAMAHA, SYM….
Doanh thu năm 2007 đạt 227 tỷ đồng, nộp ngân sách 18 tỷ đồng. Năm 2008 doanh
thu đạt 240 tỷ đồng, nộp ngân sách 16 tỷ đồng. Việc làm, thu nhập và các quyền lợi của
người lao động được đảm bảo thu nhập bình quân 3tr.đ/người/tháng, lợi tức của cổ đông
đạt bình quân 20%/năm.
Đầu năm 2009 do bị ảnh hưởng khung hoảng kinh tế toàn cầu, nên việc tiêu thụ SP
bị chững lại.Doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 đạt 103 tỷ đồng, đạt 76,37% so với cùng
kỳ năm 2008, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng, nộp ngân sách 6,5 tỷ đồng, với tổng
số LĐ 850 người. Dự kiến 6 tháng cuối năm 2009 doanh thu đạt 100 tỷ đồng đạt 80,24%
so với cùng kỳ năm 2008, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng, nộp ngân sách 6,5 tỷ
đồng đạt 85% so với cùng kỳ năm 2008, với tổng số LĐ 850 người.
Các DN ngành công nghiệp ô tô:
Từ tháng 01/2008 đến tháng 8/2008 các DN sản xuất lắp ráp ô tô trên địa bàn cả
nước đều có mức tăng trưởng cao (Sản lượng từ tháng 1/2008 đến tháng 8/2008 trung
bình 10.610 xe/tháng, năm 2007 là 6.699 xe/tháng). Đặc biệt từ những tháng cuối năm
2008 đến nay, các DN sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam chịu tác động ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu, giá cả vật tư (xăng, dầu, điện, thép…) biến động liên tục làm ảnh
hưởng đến kết quả SXKD của các DN ngành ô tô.
Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN sản xuất lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng ô
tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội mở rộng như sau:
- Các DN SX lắp ráp ô tô:
Năm 2007 các công ty sản xuất lắp ráp ô tô đều mở rộng sản xuất, doanh thu tăng
hơn so với năm 2006. Tổng doanh thu của các DN sản xuất ô tô, phụ tùng trên địa bàn Hà
Nội năm 2007 là trên 7 ngàn tỷ đồng. Năm 2008 doanh thu của các DN sản xuất ô tô, phụ
tùng ô tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội mở rộng trên 15 ngàn tỷ đồng. Cụ thể:
+ Công ty Ô tô Việt Nam- Daewoo (VIDAMCO) doanh thu năm 2007 đạt 2.758,5
tỷ đồng, năm 2008 đạt 5.869 tỷ đồng.
+ Công ty Công ty Cơ khí Ô tô 1/5:
Doanh thu năm 2007 đạt 492 tỷ đồng tăng gấp 1,57 lần so với năm 2006; dự kiến
năm 2008 doanh thu đạt 1150. tỷ đồng.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 đạt 156,57 tỷ đồng, đạt 61,7% so với cùng kỳ năm
2008, thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng, nộp ngân sách 9,356tỷ đồng, với tổng số
LĐ 1234 người.Dự kiến 6 tháng cuối năm 2009 doanh thu đạt 400 tỷ đồng đạt 452% so
với cùng kỳ năm 2008, thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/tháng, nộp ngân sách 25 tỷ
đồng đạt 150% so với cùng kỳ năm 2008, với tổng số LĐ 1234 người.
+ Công ty Cơ khí Ô tô 3/2:
Doanh thu năm 2007 đạt 278 tỷ đồng tăng gấp 1,54 lần so với năm 2006; năm 2008
tổng số xe tiêu thụ đạt 508 xe, doanh thu đạt 317,5 tỷ đồng, đạt 114% so với năn 2007,
nộp ngân sách 31,7 tỷ đồng.
Đầu năm 2009 do bị ảnh hưởng khung hoảng kinh tế toàn cầu, nên việc tiêu thụ SP
bị chững lại. Công ty chủ trương củng cố lai D/C sản xuất, cải tiến mẫu mã SP, nâng cao
chất lượng SP. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 120 tỷ đồng. Đây là công ty sản
xuất lắp ráp ô tô đạt hiệu quả.
+ Công ty Công ty CP Ô tô Xuân Kiên:
Doanh thu năm 2007 đạt 1.202 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Năm 2008
số lượng xe tiêu thụ 6000 xe, doanh thu đạt 1.400 tỷ đồng, nộp ngân sách 200 tỷ đồng,
đạt 116,4% so với năn 2007, với tổng số lao động 980 người.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 số lượng xe tiêu thụ 2500 xe, doanh thu đạt
700 tỷ đồng. Đây là công ty sản xuất lắp ráp ô tô đạt hiệu quả cao trong nhiều năm
liền.
+ Công ty TNHH Cơ khí Thành Công.
Năm 2008 tổng số xe tiêu thụ đạt 943 xe, doanh thu đạt 399 tỷ ,nộp ngân sách 23,3
tỷ đồng, với tổng số LĐ 400 người.
6 tháng đầu năm năm 2009 tổng số xe tiêu thụ đạt 495 xe, doanh thu đạt 209 tỷ
đồng, nộp ngân sách 12,25 tỷ đồng , với tổng số LĐ 450 người.
Do mặt bằng SX của nhà máy tại khu công nghiệp Nguyên Khê không đủ cho nhu
cầu phát triển của công ty, Công ty tiến hành đầu tư nhà máy SX lắp ráp xe hiện đại tại
khu CN Gián Khẩu Ninh Bình bao gồm 04 D/C: Diện tích 68 ha.(giai đoạn 1: 14 ha)
(02 D/C hàn xe tải, xe con; D/C sơn điện ly công nghệ Đức; D/C kiểm định của
Nhật; Hệ thống đường thử; Hệ thống sử lý nước thải, khí thải, tiếng ồn ). Tổng công suất
20.000xe/năm/01ca, đi vào hoạt động từ tháng 10/2009.
+ Công ty TNHH Hoàng Trà.
* Sản phẩm: Xe khách: 20 đến 30 chỗ, xe tải.
* Thiết bị: ( Dây chuyền SX lắp ráp ô tô công suất 3000xe/ năm; Dây chuyền: Hàn,
Sơn sấy, lắp ráp, CS: 3000xe/năm; Dây chuyền lắp ráp nội thất CS: 3000xe/năm)
* Doanh thu : Năm 2007 DT: 603 tỷ.đ, LĐ: 203 người
Năm 2008 DT: 822 tỷ.đ, LĐ: 203 người,NNS: 66 tỷ.đ, SX: 2162 xe.
Từ 6/2008 DN gặp bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, việc áp dụng tiêu chuẩn
khí thải EURO 2 của Cục đăng kiểm từ 30/6/2008 dẫn đến tồn một lượng xe lớn tiêu
chuẩn ERO1 (tồn 900 xe). 6 tháng đầu năm 2009 công ty tạm dừng SX, chuẩn bị kế
hoạch lắp ráp xe mới theo tiêu chuẩn ERO2.
+ Xí nghiệp Ô tô TRAENCO.
Năm 2008 tổng số xe tiêu thụ đạt 400 xe (144 xe nhập nguyên chiếc; 256 xe lắp
ráp), doanh thu đạt 201 tỷ ,nộp ngân sách 14,8 tỷ đồng.
6 tháng đầu năm năm 2009 tổng số xe tiêu thụ đạt 100 xe (45 xe nhập nguyên chiếc;
55 xe lắp ráp), doanh thu đạt 30,3 tỷ đồng, nộp ngân sách 0,32 tỷ đồng , với tổng số LĐ
89 người.
- Các DN SX phụ tùng ô tô:
+ Công ty Công ty Cao su Sao Vàng doanh thu năm 2007 đạt 896 tỷ đồng tăng gấp
1,44 lần so với năm 2006, năm 2008 đạt 1.100 tỷ đồng. Đây là công ty sản xuất phụ tùng
ô tô đạt hiệu quả cao.
Các DN ngành công nghiệp chế tạo TBĐB.
Các đơn vị có mức tăng trưởng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Tổng công ty Thiết bị công nghiệp (MIE)
Kết quả SXKD: Doanh thu năm 2007 đạt 1019 tỷ đồng, tăng 1,1 lần so với năm
2006, nộp ngân sách 165,88 tỷ đồng gấp 1,1479 lần so với năm 2006. Năm 2008 doanh
thu đạt 1.982 tỷ đồng, nộp ngân sách 184,57 tỷ đồng.
Dự kiến: Năm 2009, xác định vẫn còn nhiều khó khăn và biến động, mục tiêu của
tổng công ty là duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh với mục tiêu giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2009 đạt 694 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2008, doanh thu đạt 2.188 tỷ
đồng, tăng 10% so với năm 2008. Bước đi chiến lược của tổng công ty năm 2009 vẫn sẽ
tập trung vào hai nhóm sản phẩm chính là thiết bị toàn bộ và các sản phẩm truyền thống.
Trong năm nay, sẽ tiếp tục thực hiện một số hợp đồng sẵn có với giá trị lớn như thủy điện
Sơn La, thủy điện Bản Chát, thủy điện Kanak- An Khê… Trong các năm 2009- 2010 sẽ
cố gắng đấu thầu (hoặc xin chỉ định thầu) gói thầu thiết bị cơ điện (tuabin, máy phát) của
một nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW với giá trị khoảng 400-500 tỷ đồng.
Đẩy mạnh tìm kiếm hợp đồng trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cơ khí thủy công vốn là thế
mạnh của mình, mở rộng họat động sang một số lĩnh vực như xi măng, công nghiệp chế
biến, sắt thép…
- Tổng công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp & Thủy lợi.
Kết quả SXKD:
Doanh thu năm 2007 đạt 755 tỷ đồng. Năm 2008 đạt 1.180 tỷ đồng. Tăng trưởng
bình quân trong những năm gần đây từ 15-20%.
- Tổng công ty Thiết bị Điện Việt Nam.(Gồm 8 công ty thành viên)
Kết quả SXKD:
Năm 2007 doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng, xuất khẩu 7,5 triệu USD, nộp ngân sách
144,46 tỷ đồng, thu nhập 3,9 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2008 doanh thu đạt 4.459 tỷ đồng, xuất khẩu 11 triệu USD, nộp ngân sách
183,76 tỷ đồng, thu nhập 4,6 triệu đồng/người/tháng.
- Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA).
Kết quả SXKD:
Năm 2008: Doanh thu đạt 12.935 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2007. Lợi nhuận
đạt 229 tỷ đồng. Năm 2008 đánh một dấu mốc quan trọng, đó là việc hoàn thành nhiều
công trình lớn: Lần đầu tiên Lilama hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy que hàn
mang thương hiệu Lilama; Nhà máy xi măng Thăng Long công suất 2,3 triệu tấn năm tại
Hoành Bồ - Quảng Ninh do Lilama làm chủ đầu tư đi vào hoạt động; hoàn thành và bàn
giao Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 và mới đây nhất là lắp đặt thành công và
đưa vào khánh thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Xác định năm 2009 vẫn là một năm đầy khó khăn và biến động, nhất là đối với
ngành cơ khí, Lilama đặt chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh đạt 16.275 tỷ đồng, doanh
thu đạt 13.004 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 279 tỷ đồng, bằng 122% so với năm 2008. Công tác
đầu tư phát triển đạt 2.168 tỷ đồng, bằng 170% so với năm 2008.
2. Năng lực sản xuất của các DN cơ khí trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trong những năm vừa qua các DN cơ khí đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, thiết bị
mới của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, sản phẩm cơ khí đã đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong nước và bước đầu XK.
- Công nghệ, thiết bị: (Của một số công ty điển hình)
+ Công ty CP Kim Khí Thăng Long:
Thiết bị: Nhờ đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ: hệ thống máy đột dập từ 5 tấn
đến 1000 tấn; máy thử khuôn 200 tấn, dây chuyền hàn, sơn, mạ, đánh bóng; dây chuyền
SX bô, vành xe máy; dây chuyền cắt xẻ tôn với chiều dầy 3mm; trung tâm gia công
khuôn mẫu CNC, máy tiện CNC, máy cắt dây, máy xung, máy mài, máy đo 3 chiều... của
các nước có nền công nghiệp tiên tiến (Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản...). Với trang
thiết bị, công nghệ hiện đại đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và đội ngũ cán bộ kỹ thuật
có bề dày kinh nghiệm, Công ty Kim Khí Thăng Long là một doanh nghiệp đi đầu về lĩnh
vực sản xuất khuôn mẫu ngành đột dập. Công suất D/C thiết bị đạt: 10 triệu sản
phẩm/năm.
Sản phẩm: của công ty làm ra được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, được
công ty HON DA, công ty IKEA đánh giá là một đối tác, là bạn hàng lớn. Sản phẩm hàng
gia dụng được xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Công ty đã chế tạo thành công các chi
tiết vỏ xe máy: DREAM, WARE, FUTRER...cho công ty HON DA. Sản phẩm đạt tiêu
chuẩn của Nhật Bản.
+ Công ty CP Dụng cụ Xuất Khẩu:
Thiết bị: Nhờ đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ: hệ thống máy dập ma sát, trục
khuỷu, máy búa ; hệ thống máy chuyên dùng; hệ thống máy công cụ gia công cơ khí…
của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản. Công
ty đã chế tạo thành công các chi tiết: cần khởi động, cần số, cần phanh, chốt, bạc, dụng cụ
sửa xe máy...
Công suất D/C thiết bị đạt sản lượng 2,5 triệu bộ phụ tùng/năm
Sản phẩm : của công ty cung cấp cho các hãng xe máy của Doanh nghiệp nước
ngoài: Honda, Suzuki, Yamaha, SYM. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây có những bước phát
triển vượt bậc, tổng giá trị sản lượng và doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đạt mức
tăng trưởng bình quân hàng năm từ 17-20%/năm.
+ Công ty Xích Líp Đông Anh:
Thiết bị: Nhờ đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ: dây chuyền thiết bị đột dập 5 tấn
đến 1000 tấn; máy dập trục xe máy tự động, máy tiện CNC, máy tiện chuyên dùng bán tự
động; hệ thống lò nhiệt luyện; hệ thống máy mài vô tâm... của các nước có nền công
nghiệp tiên tiến (Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản...).
Công suất D/C thiết bị đạt sản lượng 01 triệu bộ phụ tùng/năm
Sản phẩm: của công ty đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản. Đây là công ty chuyên sản xuất
phụ tùng xe máy: Xích, líp, trục ... cho các loại xe: DREAM,WARE, FUTRER...cho
công ty HON DA.
+ Công ty CP Ô tô Xuân Kiên.
Thiết bị: Công ty đầu tư đồng bộ công nghệ thiết bị của các nước có trình độ công
nghệ tiên tiến:
* Công ty đã đầu tư hoàn chỉnh xưởng khuôn mẫu (6000m 2) gồm các trung tâm
gia công CNC, máy doa, máy mài của Đài Loan, Trung Quốc. Từ năm 2007 công ty tự
sản xuất các loại khuôn làm vỏ xe ôtô. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc sản xuất
ra mang thương hiệu riêng. Có thể gia công phôi có kích thước lớn nhất: 5m x 2,5m
* Công ty đã đầu tư hoàn chỉnh xưởng dập (7000m 2) gồm các thiết bị có lực dập từ:
30 tấn 100 tấn, 350 tấn, 500 tấn, 1000 tấn, 1400 tấn. Dùng để dập các chi tiết ca bin xe
tải, xe khách. Sản lượng 70.000 vỏ xe/năm
* Công ty đã đầu tư hoàn chỉnh xưởng hàn (8500m 2) được trang bị 8 dây chuyền
hàn và 240 thiết bị hàn của hãng OBARA, PANASONIC của Nhật.
Hàn được các loại thân vỏ xe tải đến 5 tấn, xe buýt dài đến 11m, xe bán tải, xe con.
* Công ty đã đầu tư hoàn chỉnh xưởng sơn: Có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, các
thiết bị sơn được chọn lọc mua của Nhật Bản, Đức, Mỹ, trung quốc. Trong đó hoá chất
xử lý bề mặt, hoá chất sơn điện ly, công nghệ sơn đều do hãng NIPPON Nhật Bản cung
cấp.
Công suất D/C thiết bị đạt 100.000 xe tải/năm. Về chất lượng sơn điện ly được
được thực hiện 27 bước công nghệ: từ khâu xử lý làm sạch, phốt phát hoá, sơn điện ly,
sơn phun lớp giữa, lớp ngoài, phun bóng và sấy. Với công nghệ hiện đại Công ty thực
hiện bảo hành nước sơn, mối hàn lên tới 3 năm, được đánh giá D/C hiện đại nhất Việt
Nam.
Sản phẩm: Khí thải của động cơ ô tô của của công ty đạt tiêu chuẩn ERO2, ERO3.
+ Công ty Cơ khí Hà Nội (thuộc Tổng công ty MIE):
Thiết bị: Nhờ đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ:
* Dây chuyền đúc có công suất 12.000 tấn/năm vào loại tiên tiến nhất hiện nay, đúc
được sản phẩm thép nặng tới 8 tấn/1chi tiết, đúc được sản phẩm gang nặng tới 15
tấn/1chi tiết.(dây chuyền của Đức).
* Xưởng kết cấu thép với năng lực chế tạo 12.000 tấn/năm : có thiết bị hàn tự động
của Thụy Điển; có máy lốc tôn, lốc dầy 25mm x 3000 mm; có máy cắt tôn, dày 25mm x
2000 mm…
* Hệ thống thiết bị gia công cơ khí: có các trung tâm gia công CNC, máy tiện CNC,
máy cắt dây, máy xung, máy mài CNC…tiện các chi tiết: φ1600 mm, dài L = 12.000
mm ; φ6.300 mm, dài L= 3.200 mm. Chế tạo các loại bánh răng đường kính tới 5500
mm, modun tới 50… Chế tạo các loại máy: máy tiện vạn năng T18A, T14L,
T630Ax3000, T630x 1500, máy tiện L120CNC, máy phay M200CNC, máy bào ngang
B635, máy khoan cần K525, khoan bàn. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
Với hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện có công ty Cơ khí Hà Nội đã trở thành
doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy hàng đầu tại Việt Nam. Công ty Cơ khí Hà Nội đã trở
thành nhà cung cấp phôi thép lớn nhất cho các doanh nghiệp chế tạo máy, phụ tùng,
khuôn mẫu. Công ty Cơ khí Hà Nội đã thực hiện liên kết với một số tổng công ty
LILAMA, COMA... trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia (Nhiệt điện, thủy
điện, xi măng…).
So với trước năm 2000, đến nay hệ thống thiết bị dùng trong các nhà máy của toàn
ngành đã được đổi mới và được trang bị phần lớn được điều khiển bằng kỹ thuật số CNC,
các dây chuyền SX được ứng dụng công nghệ tự động hoá.
- Năng lực thiết kế: Nhìn chung năng lực thiết kế còn hạn chế so với yêu cầu của
sự phát triển nền kinh tế. Điều này được khẳng định thông qua các sản phẩm của toàn
ngành chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vì chất lượng sản phẩm chưa cao,
năng lực cạnh tranh còn thấp so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Hiện vẫn phải nhập khẩu:
+ lĩnh vực SX ô tô: nhập sát si, động cơ, hệ thống truyền động.
+ lĩnh vực máy công cụ nhập khẩu: hệ thống điều khiển thiết bị CNC, động cơ
servo, trục chính, vít me đai ốc lăn, ổ lăn…của các công ty nước ngoài.
+ lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện nhập khẩu: máy phát điện; turbin.
+ lĩnh vực xi măng phải nhập khẩu: lò nung, máy nghiền.
3. Chủng loại sản phẩm chủ yếu:
Tên
sản ĐVT
phẩm
Máy cắt gọt
Cái
KL
Máy hàn điện
Cái
2003
2004
2005
2006
2007
2008
515
468
165
206
210
254
595
689
445
672
690
Động cơ điện
Cái
69.871
86.029
85.963
55.035
55.054
54.000
Động
cơ
Diezen
Đại tu Ôtô
Cái
13.606
12.473
14.113
13.670
18.080
23.449
Cái
835
839
2.018
2.100
2.300
Lắp rắp Ôtô
Cái
11.616
13.396
12.342
7.001
12.701
19.341
Lắp ráp xe
máy
Phụ tùng Ôtô
Xe đạp
Cái
278.401
405.217
491.832
678.498
739.671
653.686
Tấn
1000 c
3.112
114
3.171
135
11.076
117
5.191
87
5.200
70
66
Quạt điện
1000 c
472
553
642
615
774
835
Máy biến thế
cái
2.083
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007)
- Nhóm sản phẩm xe máy:
+ Ngành công nghiệp xe gắn máy Hà Nội tuy còn non trẻ nhưng trong những năm
vừa qua đã có những bước tiến bộ vược bậc không những thỏa mãn nhu cầu thị trường
trong nước mà còn xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa các xe gắn máy do trong nước sản xuất
đạt khoảng 80%. Do tham gia vào sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy mà trình độ công
nghệ thiết bị của các doanh nghiệp được nâng cao, trình độ quản lý của các DN được
nâng cao.
Với sản lượng chiếm 30% sản lượng xe máy toàn quốc, Hà Nội được đánh giá là trung
tâm SX lắp ráp xe máy lớn của cả nước.
Một số DN tiêu biểu sản xuất lắp ráp xe máy, sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ
tùng cho ngành công nghiệp Xe máy.
- Doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy hoàn chỉnh điển hình:
+ Công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam.
+ Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp Xe máy VMEP: là DN sản xuất lắp ráp xe
máy mang thương hiệu SYM (100% vốn Đài Loan).
+ Công ty CP Tập đoàn T&T là DN sản xuất lắp ráp xe máy mang thương hiệu
T&T.
…
- DN sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp Xe máy:
+ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim khí Thăng Long.
+ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xích Líp Đông Anh.
+ Công ty Cổ phần Dụng cụ Xuất khẩu.
+ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Nhựa Hà Nội.
Là các DN cung cấp đến 80% các cụm chi tiết xe máy cho công ty Nhật Bản, Đài Loan...
Có thể chia xe máy lắp ráp tại Hà nội thành 2 chủng loại chính là:
Loại 1: Là các loại xe do DN lớn có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty Yamaha,
Công ty VMEP sản xuất và lắp ráp xe máy. Loại xe này với giá cả khá cao, chủ yếu tiêu
thụ tại các thành phố lớn.
Loại 2: Là các loại xe do DN trong nước như Công ty Cổ phần T&T, Hương
Thành, Phương Đông, Duy Thịnh… sản xuất và lắp ráp xe máy. Loại xe này có gía cả
thấp được giới tiêu dùng gọi là dòng xe linh kiện Trung Quốc, chủ yếu tiêu thụ tại địa
bàn nông thôn có thu nhập thấp.
- Nhóm sản phẩm ôtô :
+ Xe khách, xe buýt: Công ty Cơ khí Ô tô 1/5; Công ty Cơ khí Ô tô 3/2; Công ty
Cơ khí Ngô Gia Tự…
+ Xe tải: Công ty TNHH Thành công; Công ty TNHH Hoàng trà; Công ty CP Ô tô
Xuân Kiên, Công ty Cổ phần TMT…
+ Xe con: Cty Ô tô Việt Nam DAEWOO, sản xuất lắp ráp ô tô các loại xe con từ 4
đến 7 chỗ. Công ty CP Ô tô Xuân Kiên SX xe 4 chỗ.
+ Xe chuyên dùng: Công ty Cơ khí Ô tô- Xe máy Thanh Xuân; Công ty Cổ phần
Thiết bị và Chiếu sáng Đô thị Hà Nội.
Chúng ta đang thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Hiện nay ngành công nghiệp ô tô trong nước đã thỏa mãn
nhu cầu trong nước về các loại xe buýt, xe khách với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 40%, các
loại xe tải nhẹ công suất dưới 5 tấn với tỷ lệ nội địa hoá từ 40% đến 60%. Nhìn chung các
doanh nghiệp đa phần nhập sát si, động cơ, hệ thống truyền động ... của Trung Quốc, Hàn
quốc. Các doanh nghiệp trong nước bước đầu sản xuất được khung, vỏ xe, ghế, nhíp, bạc,
săm lốp, kính ô tô…
( Riêng Công ty CP Ô tô Xuân Kiên bước đầu đã SX được sát si cho xe tải hạng
nhẹ)
Đánh giá chung: Sản phẩm ô tô do các công ty trong nước sản xuất đạt chất lượng
mức trung bình, các phụ tùng linh kiện ô tô chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các công
ty nước ngoài.
- Nhóm sản phẩm máy công cụ:
+ Máy tiện, phay, bào, khoan, doa, mài, máy cắt…được thiết kế chế tạo tại các đơn
vị: Công ty TNHH NN1TV Cơ khí Hà Nội, Viện IMI, Công ty TNHH NN 1TV Mai
Động.
+ Các máy công cụ CNC. (Hiện tại các đơn vị đang trong giai đoạn nghiên cứu chế
tạo đơn chiếc). Thực trạng năng lực chế tạo máy công cụ CNC: chúng ta chỉ thiên về
nghiên cứu ứng dụng CNC trên cơ sở tích hợp các phần tử mua sẵn từ nước ngoài (mua
hệ thống điều khiển thiết bị CNC của nước ngoài). Các đơn vị đang phấn đấu nghiên cứu
thiết kế, chế tạo các module tiêu chuẩn của bộ điều khiển CNC, để tương lai ngành công
nghiệp VN chế tạo thành công máy công cụ CNC mang thương hiệu Việt.
- Nhóm sản phẩm thiết bị toàn bộ: (phục vụ cho lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện,
xi măng, giấy,. chế biến nông lâm sản…): Do các công ty thuộc Tổng công ty máy và
thiết bị công nghiệp; Tổng công ty cơ khí xây dựng COMA; Tổng công ty LILAMA;
Viện nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp; Viện Cơ điện nông nghiệp & Công
nghệ sau thu hoạch; Viện IMI; Viện nghiên cứu Cơ khí.
+ Dây chuyền thiết bị cho các nhà máy sản xuất xi măng có công suất 1,2 đến 2,4
triệu tấn/năm.(chế tạo thành công: hệ thống băng tải, gầu tải, máy nghiền thô, hệ thống
cân định lượng; phụ tùng cho ngành xi măng: bi nghiền, búa đập, tấm lót máy nghiền,
con lăn máy nghiền…)
+ Dây chuyền thiết bị cho các công trình thủy điện, nhiệt điện: (chế tạo thiết bị cơ
khí thuỷ công, hệ thống đường ống áp lực, bồn bể….)
+ Dây chuyền chế biến nông lâm sản:
* Máy sấy ngô: năng suất 5 tấn/h
* Máy sấy, máy say sát cà phê: năng suất 5 tấn/h. Máy phân loại cà phê theo màu
sắc
* Dây chuyền chế biến rau củ quả bằng công nghệ chiên chân không: năng suất
20Kg/h.
* Dây chuyền chế biến bột sắn: năng suất 120 tấn/ngày, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
* Dây chuyền chế biến thức ăn gia súc: năng suất 7 tấn/h có điều khiển định lượng
tự động bằng máy tính.
4. Trình độ công nghệ và hệ thống quản lý:
Trình độ công nghệ:
Ngành cơ khí Hà Nội trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị,
ứng dụng các công nghệ tiên tiến, do đó một số doanh nghiệp đã nâng cao năng lực sản
xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hệ thống thiết bị gia công cơ khí hiện đại
như: trung tâm gía công CNC, máy tiện CNC, máy mài CNC, máy cắt dây, máy xung,
máy khắc CNC, thiết bị tạo mẫu nhanh, máy đo 3 chiều CNC….và ứng dụng phần mềm
chuyên dụng trong thiết kế, gia công chế tạo đã làm thay đổi căn bản trình độ, năng lực
và công nghệ toàn ngành cơ khí.
Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ tự
động hoá của các nước có nền công nghiệp tiên tiến như: dây chuyền tẩy rửa; dây chuyền
sơn; dây chuyền đánh bóng;dây chuyền mạ, dây chuyền dây hàn (ro bot hàn); dây
chuyền đúc …
Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư hệ thống thiết bị chuyên dùng có điều khiển
chương trình số: máy dập tự động cao tốc 200 tấn dập lõi ro, sa to cho các loại quạt, động
cơ điện; máy dập có bộ cấp phôi tự động; máy đột tự động CNC; máy uốn CNC; máy gấp
CNC; máy hàn PLC, dây chuyền cắt xẻ tôn tự động; dây chuyền đột phôi si líc tự động
cho các sản phẩm máy biến áp có công suất lớn …
Có thể nói ngành cơ khí Hà Nội đã tích cực đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị theo
hướng hiện đại hóa, tự động hóa, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hạ giá thành sản
phẩm.
Hệ thống quản lý:
Trong ngành sản xuất cơ khí trên địa bàn, đã có một số các DN áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn và quy định quốc tế như hệ thống ISO 90012000, ISO 14000, TQM… Nhiều đơn vị ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng
các hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nên đã triển khai từ 2 đến 4
hệ thống. Việc áp dụng các hệ thống quản lý đã góp phần tạo ra sự chuyển biến về chất
lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao trình độ và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với
việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp tăng cường biện pháp kiểm
tra, phát hiện sai sót và khắc phục kịp thời, nhờ đó giảm được chi phí đầu vào, giảm tỷ lệ
sản phẩm sai hỏng, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc áp dụng các hệ
thống quản lý chất lượng tạo cho doanh nghiệp giành được tín nhiệm của mình với khách
hàng, nhất là khách hàng nước ngoài.
Nguån nh©n lùc:
- Cơ cấu lao động: Theo Niên giám thống kê, năm 2007 tổng số lao động ngành cơ
khí trên địa bàn là 100.710 người chiếm 18,8% số lao động trong ngành công nghiệp Thủ
đô. Trong nội bộ ngành cơ kim khí gồm 5 phân ngành chính: sản xuất sản phẩm từ kim
loại, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất máy móc thiết bị điện sản xuất xe có động cơ, và
phương tiện vận tải. Trong đó sản xuất sản phẩm từ kim loại thu hút được nhiều lao động
nhất và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của toàn ngành.
Trong đó:
+ Hà Nội cũ: Có 83.924 lao động ngành Cơ khí.
+ Hà Tây: Có 16.786 lao động ngành Cơ khí.
- Chất lượng lao động:
+ Các DN thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao làm công tác nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm; Thiếu lực lượng cán bộ chuyên ngành
TĐH, cán bộ kỹ thuật lập trình gia công, sửa chữa máy công cụ CNC, trung tâm gia công
CNC…
+ Các DN thiếu cán bộ quản lý có trình độ cao trong việc hoạch định chiến lược
phát triển sản xuất.
+ Các DN thiếu lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
5. Thị trường, thị phần và mức độ ổn định:
Đối với thị trường trong nước: Cơ cấu sản phẩm đã có nhiều thay đổi, nhiều mẫu
mã, chủng loại sản phẩm đã được thiết kế, chế tạo. Sản phẩm sản xuất đã gắn với nhu cầu
thị trường, có tính cạnh tranh cao trên thị trưòng và được thị trường chấp nhận để thay
thế cho hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu nội địa hóa của một số ngành kinh tế kỹ thuật.
Tuy nhiên khả năng của từng nhóm sản phẩm có sự đáp ứng khác nhau của yêu cầu thị
trường.
Đối với thị truờng xuất khẩu: Trong giai đoạn qua, sản phẩm của ngành cũng đã
xuất khẩu sang được một số thị trường truyền thống cũng như thị trường mới nhưng số
lượng không nhiều và không đa dạng. Xuất khẩu chủ yếu vẫn là nhóm sản phẩm phục vụ
ngành điện và hàng kim khí tiêu dùng và đạt kết quả không cao.
6. Dự báo nhu cầu SP cơ khí.
- SP Xe máy.
Hiện tại lượng xe máy lưu thông trên cả nước khoảng trên 20 triệu xe, với số dân
cả nước trên 85 triệu người thì nhu cầu sử dụng xe máy khoảng gần 40 triệu xe, dó đó các
DN sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy có nhiều cơ hội phát triển.
Năm 2009 dòng xe ga cao cấp, xe thể thao được người tiêu dùng ưa chuộng và có
nhu cầu rất lớn. Lượng xe ga của các công ty Liên doanh (HONĐA, YAMAHA…) sản
xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản
xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy phát triển.
- SP Ô tô.
Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước mới đáp ứng được một
phần nhu cầu thị trường (đáp ứng được dòng xe có chất lượng phổ thông: xe khách, xe
buýt, xe tải, xe chuyên dùng). Dòng xe ô tô khách chất lượng cao chúng ta vẫn đang
nhập khẩu. Dòng xe con 4 đến 7 chỗ ngồi chất lượng cao, hiện tại phần lớn do các công
ty liên doanh lắp ráp.
Công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp ô tô phát triển còn chậm, sản phẩm
phụ trợ mới đáp ứng một phần cho các DN lắp ráp trong nước, chưa đáp ứng được cho
các doanh nghiệp FDI. Các DN trong nước bước đầu SX được khung vỏ xe, săm lốp,
kính, ắc quy, nội thất xe ô tô, phần động cơ, sát xi đa số các DN nhập khẩu của nước
ngoài. Đây là thị trường mở cần khuyến khích các DN đầu tư công nghệ thiết bị mới để
SX.
- SP máy công cụ & thiết bị đồng bộ.
* Hiện tại nhu cầu sử dụng thiết bị máy công cụ CNC cho chế tạo sản phẩm cơ khí
của các DN là rất lớn, thực tế đa số các DN phải nhập khẩu máy của nước ngoài.
* Hiện tại nhu cầu sử dụng dây chuyền TBĐB cho các ngành công nghiệp như: cơ
khí (đúc, cán thép, xi măng… ); điện (thủy điện, nhiệt điện…) ; dệt may - da giầy; hóa
nhựa; chế biến thực phẩm của các DN là rất lớn. Đa số các DN Việt Nam đang phải nhập
khẩu của nước ngoài .
7. Đánh giá chung:
Những năm vừa qua, nhất là trong giai đoạn 2003-2008, hòa nhập với xu thế hội
nhập & toàn cầu hóa trên thế giới, ngành cơ khí trong nước nói chung cũng như ngành cơ
khí Hà Nội nói riêng đã có những biến đổi mạnh mẽ về năng lực công nghệ thiết bị. Đó là
việc triển khai ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa,
công nghệ vật liệu mới vào quá trình sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới, thay thế những máy móc thế hệ
cũ bằng những máy móc- trang thiết bị- công nghệ tiên tiến thế hệ mới vào sản xuất, do
đó đã tạo ra bước chuyển biến lớn về năng lực thiết kế chế tạo nhóm sản phẩm cơ khí chủ
lực của Thành phố.
Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận năng lực ngành công nghiệp cơ khí trong nước
cũng như của địa bàn Hà Nội còn tồn tại nhiều hạn chế trong cả thiết kế và chế tạo (nhất
là trong lĩnh vực thiết kế) các sản phẩm cơ khí tự chế tạo mới chỉ đạt chất lượng & giá trị
kinh tế ở mức độ “trung bình”, chiếm một phần thị trường trong nước, giá trị gia tăng và
hàm lượng KHCN trong sản phẩm thấp.
Do đó hơn lúc nào hết, nâng cao năng lực sản xuất cơ khí là một vấn đề cấp thiết
nhằm đạt được mục tiêu chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm
nhìn tới 2020, đồng thời góp phần tăng cường nội lực hội nhập kinh tế quốc tế cho đất
nước, mà một trong những giải pháp hữu hiệu chính là tăng cường hợp tác liên kết trong
sản xuất. Hợp tác liên kết trong sản xuất sẽ đem lại hiệu suất sử dụng tối đa đối với
nguồn lực thiết bị-công nghệ-con người hiện có, thay thế cạnh tranh bằng hợp tác, tạo ra
sức mạnh tổng hợp và từ đó nâng cao năng lực sản xuất. Sự liên kết trong sản xuất cũng
hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập & hợp tác phát triển hiện nay trên thế giới.