ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN VĂN CHÍNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN VĂN CHÍNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
/>
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã
đƣợc chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đƣa vào luận văn theo đúng quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa
đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Trần Văn Chính
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; khoa Sau đại học; Ban chủ nhiệm
khoa Tâm lí - Giáo dục Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, cơ quan, đồng
nghiệp… những ngƣời luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ mọi mặt để tôi có
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thái Nguyên, ngày.......tháng…….năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Văn Chính
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
8. Hƣớng phát triển của đề tài ........................................................................................4
9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƢỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ..................................................5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................5
1.1.1. Trên thế giới .........................................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................................7
1.2. Các khái niệm liên quan .........................................................................................9
1.2.1. Việc làm ...............................................................................................................9
1.2.2. Nghề nghiệp .........................................................................................................9
1.2.3. Hƣớng nghiệp ....................................................................................................13
1.2.6. Chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp....................................................................15
1.3. Ý nghĩa, bản chất và tầm quan trọng của công tác GDHN trong trƣờng trung
học cơ sở ......................................................................................................................15
iii
1.3.1. Ý nghĩa của công tác GDHN trong trƣờng trung học cơ sở ..............................15
1.3.2. Bản chất của giáo dục hƣớng nghiệp .................................................................17
1.3.3. Tầm quan trọng của công tác GDHN ở trƣờng trung học cơ sở trong giai đoạn
hiện nay.........................................................................................................................17
1.5. Các giai đoạn của công tác GDHN trong trƣờng Trung học cơ sở ......................19
1.5.1. Giai đoạn thứ nhất của GDHN là định hƣớng nghề ..........................................19
1.5.2. Giai đoạn thứ hai của GDHN là tƣ vấn chọn nghề ............................................20
1.6. Các con đƣờng GDHN cho học sinh THCS .........................................................21
1.6.1. Hƣớng nghiệp thông qua hoạt động dạy học các môn văn hoá khoa học cơ bản .....21
1.6.2. Hƣớng nghiệp thông qua hoạt động dạy học môn kỹ thuật và lao động sản xuất ....21
1.6.3. Hƣớng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khoá ................................................22
1.6.4. Hƣớng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt hƣớng nghiệp ..............................22
Tiểu kết chƣơng 1 .........................................................................................................24
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HƢỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN CHIÊM HÓA TỈNH
TUYÊN QUANG........................................................................................................25
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo ở địa bàn huyện vùng cao
Chiêm Hóa ....................................................................................................................25
2.2. Vài nét về đối tƣợng khảo sát và khách thể khảo sát ............................................29
2.3. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh các trƣờng THCS huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................33
2.3.1. Thực trạng về lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ............................................33
2.3.2. Thực trạng về sự hứng thú nghề nghiệp của học sinh các trƣờng THCS
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang .........................................................................41
2.3.3. Thực trạng về hƣớng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS ở huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................45
2.4. Thực trạng công tác GDHN và quản lý GDHN cho học sinh các trƣờng THCS
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ...........................................................................48
2.4.1. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh các trƣờng
THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ..............................................................48
iv
2.4.2. Thực trạng điều kiện phục vụ công tác GDHN ở các trƣờng THCS huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................54
2.4.3. Thực trạng quản lý GDHN ở các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang................................................................................................................58
2.5. Đánh giá chung .....................................................................................................60
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................63
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG ..................................................................64
3.1. Định hƣớng, chiến lƣợc của tỉnh, huyện để xác định biện pháp ..........................64
3.2. Các nguyên tắc để xây dựng các biện pháp hƣớng nghiệp cho học sinh THCS .........66
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của công tác hƣớng nghiệp .......................66
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hƣớng nghiệp ...................................67
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn, thiết thực với đời sống ................................................68
3.2.4. Hƣớng nghiệp phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội .................69
3.3. Biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý GDHN cho học sinh THCS huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ....................................................................................70
3.3.1. Nâng cao nhận thức về công tác GDHN ở các trƣờng THCS huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................70
3.3.2. Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về GDHN cho cán bộ - giáo viên các trƣờng
THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ..............................................................73
3.3.3. Thành lập ban tƣ vấn GDHN ở các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa ..............74
3.3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng tham gia giáo dục hƣớng nghiệp trong
và ngoài nhà trƣờng .....................................................................................................75
3.3.5. Tăng cƣờng trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công tác GDHN ở
các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ................................................78
3.3.6. Nâng cao chất lƣợng GDHN cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang thông qua dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản, các môn
công nghệ và các buổi sinh hoạt hƣớng nghiệp ...........................................................79
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý..................................................................86
v
3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục
hƣớng nghiệp ...............................................................................................................87
3.5.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................87
3.5.2. Đối tƣợng xin ý kiến đánh giá: Số lƣợng: 44 ngƣời ..........................................87
3.5.3. Quy trình khảo sát ..............................................................................................88
3.5.4. Nhận xét .............................................................................................................89
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................93
1. Kết luận ....................................................................................................................93
2. Khuyến nghị .............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................96
vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CB
Cán bộ
CBGV
Cán bộ giáo viên
GDHN
Giáo dục hƣớng nghiệp
GDLĐ
Giáo dục lao động
GV
Giáo viên
HCM
Hồ Chí Minh
HN
Hƣớng nghiệp
HS
Học sinh
KTTH
Kỹ thuật tổng hợp
LĐSX
Lao động sản xuất
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TNCS
Thanh niên cộng sản
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.
Bảng 2.15.
Bảng 2.16.
Bảng 2.17.
Bảng 2.18.
Bảng 2.19.
Bảng 2.20.
Bảng 2.21.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Số liệu học sinh ở cấp học THCS và THPT của huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang trong một số năm qua ................................................ 28
Tình hình chung về khách thể nghiên cứu ............................................. 31
Tình hình chung về khách thể nghiên cứu ............................................. 32
Tình hình chung về khách thể nghiên cứu ............................................. 32
Tình hình chung về khách thể nghiên cứu (đối tƣợng khác) .................. 32
Bảng nhận thức về nghề của học sinh ..................................................... 34
Ý kiến về nghề lao động còn thiếu .......................................................... 36
Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 ..................................................................................... 37
Nhận thức của học sinh về thị trƣờng lao động của địa phƣơng ............ 38
Nhận thức của học sinh về nghề yêu thích .............................................. 41
Phân tích hứng thú với nghề ................................................................... 43
Định hƣớng tƣơng lai của học sinh THCS huyện Chiêm Hóa................ 45
Hƣớng lựa chọn phân ban của học sinh khi tốt nghiệp THCS................ 46
Ý kiến đánh giá của cán bộ - giáo viên về con đƣờng GDHN trong
trƣờng thcs huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang ..................................... 49
Ý kiến đánh giá của học sinh về con đƣờng GDHN trong trƣờng
THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ......................................... 51
Ý kiến của các bậc phụ huynh về công tác GDHN trong trƣờng
THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ......................................... 53
Ý kiến của các cán bộ và đoàn thể khác về công tác GDHN trong
trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ............................. 54
Ý kiến của CB-GV về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDHN
ở các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa ................................................... 55
Khó khăn của CB-GV khi thực hiện công tác GDHN ở các trƣờng
THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ......................................... 56
Khó khăn của HS THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
khi tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp ..................................................... 57
Nguyện vọng đƣợc trang bị thêm kiến thức về nghiệp của các em
HS các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa ................................................ 58
Thống kê kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp ................................................................................................. 88
Điểm trung bình kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các
biện pháp ................................................................................................. 89
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Sự hiểu biết nghề nghiệp của học sinh THCS ............................ 39
Biểu đồ 2.2. Hƣớng nghiệp của CB-GV thông qua các bộ môn ..................... 50
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...... 90
Sơ đồ 1.1.
Cấu trúc của công tác GDHN...................................................... 19
Sơ đồ 1.2.
Nhiệm vụ tổng quát của giáo viên trung học cơ sở trong
công tác GDHN ........................................................................... 23
Sơ đồ 3.1.
Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDHN ........................ 87
vi
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi ngƣời có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu làm
việc của mình. Vì thế, mọi ngƣời có quyền lựa chọn con đƣờng vào đời, vào nghề
một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội dành cho. Việc chọn nghề vô cùng quan trọng
ngƣời ta ví nó nhƣ là “ngày sinh lần thứ hai” của con ngƣời; bởi vì nếu con ngƣời
chọn nghề phù hợp với sở trƣờng, năng lực của bản thân, con ngƣời sẽ phấn khởi
hăng say và sáng tạo trong lao động; từ đó năng suất và hiệu quả lao động sẽ cao, nếu
chọn nghề không đúng, con ngƣời sẽ buồn chán, không tập trung tƣ tƣởng, tai nạn lao
động dễ xảy ra, năng suất lao động thấp... cuối cùng lại sẽ xin chuyển nghề hoặc bỏ
nghề, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà cho xã hội. Rõ
ràng là, lợi ích kinh tế của xã hội và lợi ích kinh tế tinh thần của cá nhân đƣợc hội tụ
tại khâu chọn nghề. Rất tiếc nhiều bạn trẻ chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng này. Phần
lớn học sinh sau THCS hiện nay không đánh giá đƣợc năng lực của mình, cũng
không biết mình thích học ban nào, trƣờng nào, chọn nghề tƣơng lai nào…
Hiện nay trong điều kiện thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội theo cơ cấu
thị trƣờng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự mở rộng của thế giới trong xu thế hội
nhập, đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO, tham gia sân chơi chung với thị trƣờng
thƣơng mại thế giới đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền giáo dục - đào tạo nƣớc
ta. Phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà cho thế hệ trẻ là mục tiêu tổng quát, song
hết sức coi trọng phát triển năng lực nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái
độ) mà bƣớc khởi đầu là giáo dục kỹ thuật và hƣớng nghiệp ở trƣờng THCS, với vai
trò đặt nền tảng và định hƣớng cho học sinh phát triển nghề nghiệp tƣơng lai, chuẩn
bị tâm thế và năng lực cụ thể cho việc hiểu kỹ thuật, hiểu thế giới nghề nghiệp, nắm
đƣợc yêu cầu của xã hội, đồng thời hiểu năng lực và ý thức bản thân trong quá trình
học tập và lựa chọn nghề nghiệp trong tƣơng lai.
Việc thực hiện chƣơng trình phân ban ở các trƣờng THPT hiện nay làm cho
công tác giáo dục hƣớng nghiệp ở các trƣờng THCS càng trở nên quan trọng hơn, cấp
bách hơn.
Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, là một huyện vùng cao của tỉnh miền
núi Tuyên Quang nằm trong khu vực miền núi phía bắc của tổ quốc, mấy năm gần
đây đƣợc sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc mà ngành giáo dục và đào tạo
có bƣớc phát triển quan trọng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì còn một số
1
hạn chế nhất định, một trong những hạn chế đó là coi nhẹ công tác GDHN cho học
sinh, đặc biệt là công tác GDHN cho học sinh THCS. Các giáo viên THCS ở đây chỉ
chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức chuyên môn cho học sinh chứ không hề nghĩ
gì đến việc theo dõi và định hƣớng nghề nghiệp cho các em. Các em học sinh THCS
thì chỉ biết học cho giỏi còn sự lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai của mình thì hầu nhƣ
chƣa có định hƣớng gì, phụ thuộc vào gia đình là chủ yếu.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung
ƣơng 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chỉ thị số 10CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, để nâng cao chất
lƣợng giảng dạy hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác phân
luồng học sinh sau trung học. Chính phủ đã có Nghị quyết về Chƣơng trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục đích
là xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để Chính phủ chỉ đạo các
Bộ, ngành, địa phƣơng xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 29 nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ
tiên tiến trong khu vực.
Tất cả các vấn đề trên cho thấy công tác GDHN trong trƣờng phổ thông cơ sở
của chúng ta còn nhiều yếu kém, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Để góp phần giúp học sinh THCS trong cả nƣớc nói chung và học sinh THCS
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng có thêm hiểu biết hơn về sự lựa chọn
phân ban, nghề nghiệp trong tƣơng lai của mình và nhằm nâng cao chất lƣợng GDHN
trong nhà trƣờng THCS đáp ứng với đòi hỏi mới tác giả quyết định chọn đề tài
“Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động hƣớng nghiệp ở các trƣờng THCS
huyện Chiêm hóa tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất biện pháp Quản lý hoạt động
hƣớng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh THCS huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và thực hiện đƣợc hệ thống các biện pháp giáo dục hƣớng nghiệp
phù hợp mang tính khả thi, thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả của công tác quản lý hoạt
động hƣớng nghiệp cho học sinh THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động hƣớng nghiệp cho học
sinh THCS hiện nay
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng GDHN và quản lý hoạt động hƣớng nghiệp ở các
trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu qủa của công tác quản lý
hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn địa bàn: Nghiên cứu trên một số trƣờng THCS ở huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang
6.2. Giới hạn nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động hƣớng
nghiệp cho học sinh các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
6.3. Giới hạn đối tượng:
- Nghiên cứu trên 528 học sinh THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang.
- Giáo viên: 50 ngƣời.
- Cán bộ quản lý: 22 ngƣời.
- Phụ huynh học sinh: 122 ngƣời.
- Đối tƣợng khác nhƣ Đoàn TNCS HCM, Phòng Lao động TBXH, các cơ sở
sản xuất kinh doanh… 20 ngƣời.
3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: sƣu tầm, nghiên cứu tài liệu và cơ sở
lý luận, phƣơng pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp
so sánh thực nghiệm, phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp
tổng kết kinh nghiệm quản lý GDHN.
7.3. Phƣơng pháp hỗ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu; Sử dụng biểu bảng,
sơ đồ, hình vẽ để minh hoạ.
8. Hƣớng phát triển của đề tài
Thời gian tới, từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham
khảo trong các trƣờng THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nhằm cải thiện và
nâng cao chất lƣợng công tác quản lý hoạt động hƣớng nghiệp cho các trƣờng THCS
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; kết
quả nghiên cứu thể hiện cơ bản ở 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh Trung
học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động hƣớng nghiệp ở các trƣờng
THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động hƣớng nghiệp
cho học sinh Trung học cơ sở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thành lực lƣợng lao động kỹ thuật nòng cốt
trong tƣơng lai của đất nƣớc, là quá trình liên tục với nhiều thành tố của kiến thức, kỹ
năng và thái độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm hƣớng tới hình thành
và phát triển nhân cách toàn diện và hài hoà của ngƣời lao động. Xét theo chiều dài
lịch sử, khoảng thời gian vài trăm năm trở lại đây, các nhà khoa học xã hội kinh điển
đã đặt nền móng cho nền giáo dục với sự kết hợp chặt chẽ của các dòng khoa học
nhân văn, dòng khoa học tự nhiên và dòng GDHN hay thực chất là dòng giáo dục
công nghệ.
Trung Quốc: Theo tài liệu báo cáo của một số chuyên gia về giáo dục lao
động - kỹ thuật tổng hợp - hƣớng nghiệp (GDLĐ - KTTH - HN) đã sang thăm và làm
việc tại Viện khoa học giáo dục TW, Bộ giáo dục Trung Quốc cho thấy hoạt động
GDLĐ - KTTH - HN ở Trung Quốc có một số nét nổi bật nhƣ sau:
- Giáo dục Trung Quốc rất chú trọng đến việc giáo dục lao động, kỹ thuật cho
học sinh phổ thông. Ngay từ bậc tiểu học học sinh đã đƣợc học môn Lao động nhằm
giúp cho học sinh có những kiến thức, ký năng tối thiểu trong các lĩnh vực lao động
tự phục vụ, lao dộng thủ công, nấu ăn, trồng cây, chăn nuôi vật nuôi nhỏ. Mục tiêu
chủ yếu của môn Lao dộng là giáo dục ý thức, thái độ lao động cho học sinh và cung
cấp cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cần thiết tối thiểu về lao động. Ở cấp
THCS học sinh đƣợc học môn kỹ thuật lao động và có điều kiện thực hành ngay
trong trƣờng những nội dung học nhƣ gia công gỗ, kim loại, lắp ráp điện, thủ công…
Đồng thời đƣợc tham gia lao động của địa phƣơng và cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Ở cấp THPT: Hiện nay một số nội dung kỹ thuật lao động đã trở thành bất
buộc để giúp học sinh có đƣợc những kiến thức, kỹ năng kỹ thuật cần thiết và có thể
tham gia ngay vào cuộc sống lao động sau khi tốt nghiệp THCS, THPT. Đặc biệt giáo
dục nghề nghiệp đã đƣợc đƣa vào loại hình trƣờng THPT có dạy nghề, trƣờng trung
học tổng hợp nhằm mục tiêu trang bị cho học sinh học vấn PTTH và những kỹ năng
cần thiết để có thể học tiếp lên đại học hoặc ra làm việc theo ngành nghề đào tạo.
Việc đƣa giáo dục nghề nghiệp vào các trƣờng phổ thông đã đáp ứng đòi hỏi của xã
5
hội là đào tạo nguồn năng lực vừa có học vấn phổ thông hoàn chỉnh, vừa có kỹ năng
nghề nghiệp cao. Đồng thời cũng góp phần đắc lực vào việc phân luồng hợp lý sau
THCS và THPT.
- Nhiều trƣờng phổ thông có bộ phận chuyên môn làm công tác tƣ vấn tâm lý
và tƣ vấn nghề cho học sinh nhằm giúp các em khắc phục trở ngại về tâm lý trong
quá trình học tập và có hƣớng chọn ngành, nghề cho phù hợp với năng lực của bản
thân và thị trƣờng lao động.
- Chƣơng trình học do Bộ giáo dục và các địa phƣơng biên soạn theo hƣớng
mềm hóa, hiện đại hóa.
- Hoa Kì: Học sinh đƣợc học chƣơng trình “Giáo dục nghề nghiệp” từ tiểu
học. Chƣơng trình này góp phần thực hiện mối liên hệ giữa nhà trƣờng và sản xuất.
Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào tất cả các quá trình công nghệ để
giải quyết các vấn đề thực tế. Tại Mỹ đã thành lập những hội đồng thực hiện sự hợp
tác giữa nhà trƣờng với xã hội, bao gồm đại diện của trƣờng học, xí nghiệp, các thành
phần kinh tế trong thị trƣờng lao động. Gần 10.000 nghiệp đoàn đã tham gia công
việc của hội đồng, thu hút hàng năm 600.000 học sinh vào thực hành sản xuất. Ví dụ
ở bang Michigan, 1 hội đồng phục vụ 33 trƣờng. Học sinh đƣợc thực hành lao động
và học những nghề khác nhau nhƣ thợ hàn, thợ cơ khí tự động, thợ trang điểm… ở
các xí nghiệp khác nhau.
- Ý: Giáo dục Ý có các bộ phận chính nhƣ học viện và hƣớng nghiệp. Giáo
dục tiểu học và trung học cơ sở cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi là bắt buộc, trong đó có 5
năm tiểu học, 3 năm THCS. Kết thúc giáo dục bắt buộc, học sinh có nhiều lựa chọn
giữa các loại trƣờng PTTH khác nhau: Cổ điển, khoa học, kỹ thuật, cơ khí, kế toán,
ngôn ngữ, nghệ thuật. Tất cả các trƣờng PTTH ở Ý đều kéo dài 5 năm. Kết thúc
PTTH, học sinh có thể chọn bất cứ khoa đại học nào.
- Ở một số nƣớc khác
Giáo dục lao động, kỹ thuật, hƣớng nghiệp đƣợc thực hiện qua việc giảng dạy
các môn học, nhất là môn kỹ thuật hoặc môn Công nghệ. Ví dụ ở Malaysia, học sinh
đƣợc học môn nghề và công nghệ với các nội dung: Những nguyên tắc cơ bản của kế
toán, kinh tế cơ sở, thƣơng nghiệp, khoa học công nghệ, khoa học gia đình, kỹ thuật cơ
khí, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điện và điện tử, công nghệ của kỹ thuật, vẽ kỹ thuật.
Ở bang Brandenburg và một số bang khác của CHLB Đức, học sinh đƣợc học
kỹ thuật theo các chủ đề sau: Lao động và sản xuất, xây dựng và nhà ở, cung cấp điện
nƣớc và xử lý phế thải; vận tải và giao thông; thông tin liên lạc. Các chủ đề trên đƣợc
6
xem xét trong chu kỳ: Kỹ thuật sản xuất - bán và mua sản phẩm kỹ thuật - sử dụng
vận phẩm kỹ thuật - kiểm tra, bảo dƣỡng và sủa chữa các sản phẩm kỹ thuật - tái sản
xuất và xử lý phế thải.
Ở Anh, học sinh đƣợc học chƣơng trình thiết kế và môn công nghệ. Qua đó học
sinh có cơ hội để phát triển khả năng thiết kế và công nghệ qua hệ thống bài tập thiết kế
và làm ra sản phẩm, tập trung vào hoạt động thực hành và hoạt động khám phá, đánh
giá những sản phẩm và ứng dụng của nó. Học sinh cũng có cơ hội để áp dụng những
kiến thức, kỹ năng hiểu biết từ chƣơng trình học tập.
Ở Hàn Quốc, học sinh nam đƣợc học môn kỹ nghệ, học sinh nữ học kinh tế gia
đình bao gồm: Nông nghiệp, công nghệ thƣơng mại, ngƣ nghiệp. Đây là môn học nằm
trong chƣơng trình tự chọn bắt buộc của lĩnh vực nhân văn và khoa học.
Tại các nƣớc khác nhƣ: Nhật, Đức, Pháp, Nga,… giáo dục lao động, giáo dục
nghề nghiệp cho học sinh phổ thông cũng đƣợc đƣa vào chƣơng trình học bắt buộc. Ví
dụ nhƣ ở Liên bang Nga, nội dung tin học và công nghệ thông tin đƣợc coi trọng học ở
cả 3 cấp. Riêng môn công nghệ thì đƣợc học sâu về thực hành công nghệ thông tin.
Tóm lại: Vấn đề giáo dục kỹ thuật, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ
thông là một xu thuế chung và đƣợc nhiều nƣớc quan tâm. Tùy yêu cầu, mục tiêu
giáo dục phổ thông của từng nƣớc mà mức độ nội dung, phƣơng pháp giáo dục khác
nhau. Tuy nhiên, việc đƣa giáo dục kỹ thuật, giáo dục nghề nghiệp vào trƣờng phổ
thông đều nhằm đạt đƣợc mục tiêu là tạo cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho
cuộc sống lao động nhƣ kỹ năng thông tin, lập kế hoạch, kỹ năng thiết kế, kỹ năng gia
công, vận hành, tổ chức kinh doanh và giải quyết các tình huống trong cuộc sống.
1.1.2. Ở Việt Nam
So với các nƣớc trên thế giới, công tác hƣớng nghiệp đối với sự nghiệp giáo
dục ở Việt Nam là một phạm trù còn rất mới mẽ cả về lý thuyết và hoạt động thực
tiễn. Những vấn đề GDHN ở trƣờng phổ thông từ lâu đã đƣợc Đảng và Chính phủ rất
quan tâm nhƣ: Quyết định 126/CP ra ngày 13 tháng 09 năm 1981 của chính phủ “Về
công tác giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông và việc sử dụng hợp lý học
sinh các cấp phổ thông cơ sở và trung học phổ thông tốt nghiệp khi ra trƣờng”, Chỉ
thị 33/2003/TCT-BGD&ĐT của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cƣờng giáo dục
hƣớng nghiệp...
Trong thời đại hiện nay, khi mà sự phát triển của khoa học công nghệ ngày
càng đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia,
việc trang bị cho con ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ những kiến thức kỹ năng về kỹ
7
thuật, công nghệ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu. Chính vì vậy, ở nhiều
quốc gia, việc giáo dục kỹ thuật cho học sinh phổ thông các cấp đƣợc hết sức coi
trọng. Có thể thấy rõ vấn đề qua thực tiễn giáo dục kỹ thuật ở một số nƣớc nhƣ sau
[Hội thảo khoa học: Định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông các dân tộc
thiểu số ở tây Nguyên, Trƣờng ĐHSPHN, 3-2008. Các đại biểu đã đóng góp nhiều
tham luận quan trọng, nhằm đánh giá và đƣa ra những đề suất nhằm nâng cao quản lý
hoạt động hƣớng nghiệp, tiêu biểu nhƣ: PGS.TS. Nguyễn Kế Hào; PGS.TS. Đặng
Danh Ánh; PGS.TS. Nguyễn Văn Lê; TS. Nguyễn Thị Thu Hằng; PGS.TS. Nguyễn
Hữu Long…
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung
ƣơng 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chỉ thị số 10CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn”, để nâng cao chất
lƣợng giảng dạy hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác phân
luồng học sinh sau trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản Số: 3119/
BGDĐT-GDCN ngày 17 tháng 6 năm 2014 V/v hƣớng dẫn phối hợp để thực hiện
giáo dục hƣớng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.
Vấn đề giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông cũng đã đƣợc rất nhiều
nhà quản lý và nhà khoa học quan tâm từ rất lâu:
- Ngƣời có công đóng góp rất lớn trong sự nghiệp GDHN của Việt Nam đó là
Phạm Tất Dong. Ông đã nghiên cứu rất tỉ mỉ về: Hứng thú nghề nghiệp, những vấn đề
cơ bản về nội dung và phƣơng pháp hƣớng nghiệp cho học sinh… Điều này đƣợc thể
hiện trong hàng loạt các bài báo, bài viết của ông nhƣ: Tác phẩm: Hƣớng nghiệp theo
tinh thần nghị quyết Đại hội IX - Kỉ yếu hội thảo khoa học, trƣờng ĐHSPHN; Gần đây
ông đã có bài viết rất quan trọng là: Đề xuất một số giải pháp cụ thể về công tác hƣớng
nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2010 [18]…
- Một số tác giả tiêu biểu khác nhƣ: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, một số kinh
nghiệm phối hợp nhà trƣờng với cha mẹ học sinh để làm tốt công tác hƣớng nghiệp
(2008), kỷ yếu hội thảo Khoa học - Trƣờng ĐHSP Hà Nội [25], PGS.TS. Nguyễn
Văn Lê, kinh nghiệm về hƣớng nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới và một số vấn đề
đặt ra đối với công tác hƣớng nghiệp ở nƣớc ta (2008), kỷ yếu hội thảo Khoa học Trƣờng ĐHSP Hà Nội [31]; Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt
động giáo dục hƣớng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trƣờng phổ thông, NXB
8
Giáo dục, Hà Nội [27]; Đặng Danh Ánh với bài viết “Tƣ vấn chọn nghề cho học sinh
phổ thông” [3]; Nguyễn Đức Trí, với bài viết “Đổi mới cơ cấu trình độ đào tạo trong
giáo dục nghề nghiệp ở nƣớc ta” - Tạp chí GD số 87-2004 [47]và “Hƣớng nghiệp một
số vấn đề lí luận và thực tiễn” - Tạp chí GD số 119 - 2005 [46]; PGS.TS. Trần Quốc
Thành, định hƣớng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT một số tỉnh miền núi phía
Bắc [44], Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu, các luận án tiến sĩ và luận
văn thạc sĩ cùng nghiên cứu vấn đề này.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Việc làm
Theo từ điển “Kinh tế khoa học xã hội” xuất bản tại Paris năm 1996, khái niệm
việc làm đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Việc làm là công việc mà ngƣời lao động tiến
hành nhằm có đƣợc thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật”. Trong chế độ xã hội chủ
nghĩa, ngƣời lao động làm chủ tƣ liệu sản xuất, việc làm có nghĩa là thực hiện quyền
làm chủ trên tƣ liệu sản xuất đó, vừa làm việc cho cá nhân ngƣời lao động, vừa làm
việc cho xã hội”.
Nhƣ vậy, trong điều kiện hiện nay, có thể hiểu khái niệm việc làm nhƣ sau: Việc
làm là hoạt động lao động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ít
cho bản thân, cho gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó.
1.2.2. Nghề nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm
Nghề nghiệp theo chữ la tinh là Professio có nghĩa là công việc chuyên môn
đƣợc hình thành một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một học vấn nào đó,
là cơ sở hoạt động cơ bản giúp con ngƣời tồn tại. Nghề nghiệp nãy sinh và phát triển
cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Khi loài ngƣời còn ở xã hội nguyên thuỷ,
trình độ sản xuất thấp, khi đó chƣa có sự phân công lao động xã hội rõ ràng, do đó
khái niệm nghề chƣa rõ. Khi xã hội phát triển, có sự phân công lao động xã hội, lao
động trí óc tách ra khỏi lao động chân tay, khi đó hình thành nhiều nghề, các thuật
ngữ liên quan cũng xuất hiện.
Theo tác giả Climov E.A: “Nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật
chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự
phân công lao động mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của
mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển [14].
9
Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghề là công việc chuyên môn làm theo sự phân công
lao động của xã hội. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và phục vụ xã hội” [52].
Từ một số khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu nghề nghiệp là một thuật ngữ chỉ
một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà ở đó con ngƣời
sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần phục vụ cho
cá nhân và cho xã hội. Đồng thời, thông qua việc hành nghề để mỗi ngƣời duy trì và
phát triển cuộc sống cá nhân. Nghề nghiệp chính là tổ hợp chuyên môn có quan hệ
cùng loại với nhau ở một khía cạnh nào đó.
1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động của nghề.
Khi bàn đến đặc điểm hoạt động của nghề trong xã hội, ngƣời ta thƣờng đề cập
đến các vấn đề sau:
* Đối tƣợng lao động: Là hệ thống những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại
tƣơng hỗ của các hiện tƣợng, các quy trình mà cƣơng vị lao động nhất định của con
ngƣời phải vận dụng chúng.
* Mục đích lao động: Là kết quả mà xã hội đòi hỏi trông đợi ở ngƣời lao động.
Nó thể hiện ở các công việc, thao tác chủ yếu phải hoạt động trong nghề và sản phẩm
thu đƣợc trong nghề.
* Công cụ lao động: là những dụng cụ cụ thể gia công mà gồm những phƣơng
tiện nhằm tăng năng lực nhận thức của con ngƣời về các đặc điểm của đối tƣợng lao
động, làm tăng sự tác động của con ngƣời đến đối tƣợng đó. Vì vậy, các công cụ đo
lƣờng, những máy móc để biến đổi năng lƣợng, xử lý thông tin cũng nhƣ các qui
tắc, phƣơng thức giải quyết các nhiệm vụ thực hành và lý luận đƣợc coi là công cụ
lao động.
* Điều kiện lao động: đƣợc hiểu nhƣ là những đặc điểm của môi trƣờng mà
trong đó công việc, nghề nghiệp của con ngƣời đƣợc diễn ra. Đó là công việc đƣợc
tiến hành trong nhà hay ngoài trời, trong điều kiện nhiệt độ hay tiếng ồn, độ ẩm, các
chất độc hại, tƣ thế làm việc, ánh sáng phục vụ cho công việc,…
Nhƣ vậy, tất cả những nghề trong xã hội đều có các đặc điểm trên, chúng ta
cần nắm rõ các đặc điểm của từng nghề để có thể phân loại nghề phù hợp và để cố
vấn cho học sinh khi các em chọn nghề.
1.2.2.3. Phân loại nghề
Hiện nay thế giới nghề nghiệp rất đa dạng và phong phú. Trên thế giới có
khoảng 65.00 nghề, còn ở Việt Nam có khoảng 400 nghề (Theo số liệu của Tổng cục
thông kê tại QĐ số114/1998/QĐ-TCTK ngày 29-3-1998). Có rất nhiều cách phân loại
10
nghề, có thể phân loại nghề dựa theo mức độ phức tạp về kỹ thuật, theo kết quả cuối
cùng của quá trình hành nghề, theo nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động nghề,
theo đối tƣợng lao động chủ yếu của nghề…
- Theo cách phân loại nghề dựa vào đối tƣợng lao động chủ yếu, Klimôv chia
thành 5 nghề chính nhƣ sau:
+ Nhóm nghề ngƣời - ngƣời: Là loại nghề có đối tƣợng hành nghề của ngƣời lao
động cũng là ngƣời, nhƣ nghề y, nghề nhà giáo, nghề cán bộ tổ chức, phục vụ khách
sạn, bán hàng…
Với loại nghề này đòi hỏi ngƣời lao động phải có lòng nhân đạo, bác ái, biết sống vì
mọi ngƣời. Ngoài ra còn phải nhạy cảm và có lòng kiên nhẫn đồng thời phải có khả năng
giao tiếp trong mối quan hệ với đối tƣợng lao động của mình.
+ Nhóm nghề ngƣời - nghệ thuật: Bao gồm các nghề nhạc, hoạ, điêu khắc, nhà
văn, nhà thơ,… Với loại nghề này, ngƣời lao động phải có óc thẩm mỹ, có cảm nhận
tinh tế, tinh mắt, khéo tay, cần cù nhẫn nại, có khả năng phân tích, thể hiện và điều
quan trọng là phải có tính sáng tạo.
- Nhóm nghề ngƣời - tự nhiên: Bao gồm các nghề trồng trọt, chăn nuôi,… Loại
nghề này đòi hỏi ngƣời lao động phải yêu thiên nhiên, có cảm nhận tinh tế, nhạy bén
trƣớc sự thay đổi của tự nhiên.
+ Nhóm nghề ngƣời - kỹ thuật: Bao gồm các nghề kỹ sƣ, thợ điện, cơ khí, thợ
rèn, sữa chữa, bảo trì, bảo dƣỡng,… Loại nghề này đòi hỏi ngƣời lao động phải có
tƣ duy kỹ thuật, có tác phong công nghiệp, tính nhạy cảm của các giác quan, hoạt
bát, nhanh nhẹn, thao tác chuẩn xác và đặc biệt là phải có óc tiếp thu các thành tựu
khoa học.
+ Nhóm nghề ngƣời - tín hiệu: Bao gồm các nghề kế toán, tin học, mật mã, bƣu
chính viễn thông… Loại nghề này đòi hỏi ngƣời lao động phải cẩn thận, tỉ mỉ, cần cù, có
khả năng trừu tƣợng hoá, khả năng thuộc lòng các tính hiệu, quy trình.
- Dựa vào mục đích lao động: có 3 dạng
+ Nghề có mục đích nhận thức đối tƣợng: Thanh tra, toà án, quản lý, lãnh đạo,
kiểm tra kho tàng,…
+ Nghề có mục đích biến đổi đối tƣợng: Thầy giáo, thầy thuốc, các loại thợ…
+ Nghề có mục đích tìm tòi, khám phá, phát hiện cái mới: Nghiên cứu khoa học,
sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo mốt,…
- Dựa vào công cụ lao động: có 4 loại
11
+ Nghề sử dụng các công cụ đơn giản, cầm tay nhƣ các nghề tiểu thủ công, các
nghề dịch vụ, sửa chữa,…
+ Nghề sử dụng máy móc nhƣ tiện, phay, bào, điều khiển máy móc,…
+ Nghề sử dụng máy tự động: Các dây chuyền tự động, hệ thống ký hiệu tự
động, hệ thống năng lƣợng,…
+ Nghề sử dụng các công cụ đặc biệt nhƣ ngôn ngữ, động tác: Nghề phiên dịch,
nghề xiếc, múa, các huấn luyện viên thể dục, thể thao,…
- Dựa vào điều kiện lao động
+ Lao động trong điều kiện bình thƣờng: Thủ quỹ, kế toán, phiên dịch,…
+ Lao động trong môi trƣờng thiên nhiên khoáng đạt, khí hậu thời tiết thất
thƣờng: Nghề trồng trọt, lâm nghiệp, xây dựng, lái xe,…
+ Lao động trong điều kiện thất thƣờng nhƣ trong lòng đất, dƣới nƣớc, trên cao,
trong môi trƣờng độc hại, nguy hiểm: Phi công, thợ lặn, thợ mỏ, nạo vét cống rãnh,…
+ Lao động trong môi trƣờng đạo đức, chính trị với tinh thần trách nhiệm cao
nhƣ quản lý Nhà nƣớc, thầy giáo, thầy thuốc, toà án, điều tra hình sự,…
1.2.2.4. Nhận thức nghề nghiệp và con đường giúp các em nhận thức nghề
* Nhận thức về nghề nghiệp là quá trình phản ảnh các đặc trƣng cơ bản của
nghề, những yêu cầu của xã hội đối với nghề, những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm, sinh
lý đối với ngƣời làm nghề đó và cũng là sự phản ánh các quá trình lao động trong lĩnh
vực nghề nghiệp nhất định. Bao gồm:
- Sự nhận thức về nhu cầu của xã hội đối với nghề (hay là nhận thức về thị
trƣờng lao động của xã hội).
- Nhận thức về thế giới nghề nghiệp và những yêu cầu đặc trƣng của nghề đối
với ngƣời chọn nghề.
- Nhận thức về đặc điểm cá nhân
Dựa trên cơ sở nhận thức về nghề nghiệp, học sinh sẽ lựa chọn nghề nghiệp
tƣơng lai của mình.
* Các con đƣờng giúp các em nhận thức nghề.
Căn cứ nguồn tiếp thu tri thức về nghề, có thể chia các con đƣờng nhận thức
về nghề của học sinh thành hai loại: Tự phát và tự giác.
- Nhận thức nghề tự phát: Những hiểu biết về nghề do học sinh thu lƣợm đƣợc
trong cuộc sống, bằng các con đƣờng khác nhau ngoài nhà trƣờng có thể là qua các
phƣơng tiện thông tin đại chúng, từ bạn bè hay từ những hứng thú của các em. Những
12
hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp qua con đƣờng tự phát có thể ảnh hƣởng tích cực
hoặc tiêu cực đến quá trình chọn nghề của các em.
+ Hƣớng tích cực xảy ra khi các thông tin mà các em thu lƣợm đƣợc đúng đắn,
sâu sắc, giúp các em chọn nghề phù hợp.
+ Hƣớng tiêu cực xảy ra khi các thông tin về nghề mà các em thu thập đƣợc
không chính xác, không đúng với nghề, làm cho các em hiểu về nó quá mơ hồ dẫn
đến sự lệch lạc khi chọn nghề, thậm chí sai lầm khi chọn nghề. Vì thế, các thông tin
về nghề từ gia đình, bạn bè, thông tin đại chúng chỉ có giá trị hƣớng dẫn chọn nghề
khi nó kết hợp với sự nhận thức nghề nghiệp một cách tự giác của bản thân học sinh,
của hoạt động hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng và của trung tâm tƣ vấn nghề nghiệp.
- Nhận thức nghề tự giác có hệ thống: Là những tri thức mà học sinh thu lƣợm
đƣợc thông qua quá trình học tập ở nhà trƣờng, thông qua các buổi sinh hoạt ở trung
tâm hƣớng nghiệp, thông qua tƣ vấn nghề và tự tìm tòi một cách tự giác, có chủ định
của bản thân học sinh. Trong quá trình học tập ở nhà trƣờng, thông qua các môn học,
qua hoạt động ngoại khoá, thông qua sinh hoạt hƣớng nghiệp, học sinh hiểu thế giới
nghề nghiệp phong phú hơn với nhiều ngành nghề, những chuyên môn cụ thể, những
yêu cầu tâm, sinh lý của nghề, những dự đoán tƣơng lai về nghề nghiệp, từ đó giúp
các em biết đƣợc đặc điểm tâm, sinh lý của bản thân mình để lựa chọn đƣợc một nghề
phù hợp.
1.2.3. Hướng nghiệp
Có nhiều cách hiểu khái niệm hƣớng nghiệp khác nhau với tiêu chí, mục tiêu
quan sát và góc độ chuyên môn khác nhau.
Các nhà giáo dục cho rằng: “Hướng nghiệp là một hoạt động của các tập thể
sư phạm, được tiến hành với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn, phù hợp
với năng lực, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu kinh tế - xã hội. Hướng
nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường”
[49, tr.34].
Các nhà tâm lý học coi hƣớng nghiệp là “Hệ thống các tâm lý sư phạm và y
học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của
bản thân” [27, tr.41].
Các nhà kinh tế thì coi hƣớng nghiệp là “Những mối quan hệ kinh tế giúp cho
mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực lao động và đưa họ vào lĩnh vực hoạt động
cụ thể phù hợp với sự phân bổ lực lượng lao động xã hội” [40, tr.16].
13
Các nhà Tâm lý học Thụy sĩ coi nhiệm vụ của hƣớng nghiệp nhƣ sau “Trên cơ
sở những đặc điểm tâm, sinh lý hãy chỉ cho mỗi thanh niên, người tàn tật và người
thất nghiệp một nghề mà họ có thể làm được” [27, tr.12].
Theo từ điển tiếng việt: “Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm
đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực và thể lực) nội dung
theo ngành và loại lao động giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề” [52].
Theo từ điển giáo dục học: “Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ
học sinh làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng
năng lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều khiển thực tế khách quan của
xã hội. Công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông cần tiến hành qua các môn
học, các giờ lao động, các sinh hoạt ngoại khoá, các buổi tham quan sản xuất,... Để
phát hiện nắm bắt được đặc điểm tâm lý xu hướng nghề nghiệp của từng học sinh rồi
từ đó có những gợi ý, hướng dẫn, động viên, khuyến khích giúp các em xác định
tương lai nghề nghiệp của mình. Ngoài trường phổ thông, công tác hướng nghiệp còn
được thực hiện tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, tại nhà máy, làng nghề,
trang trại,…Để thanh niên chưa có nghề hoặc muốn chuyển nghề làm quen, thử sức
và lựa chọn” [51].
Theo tác giả Phạm Tất Dong: “Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã
hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ vừa chọn được nghề phù
hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu
nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” [16].
Nhƣ vậy, qua hàng loạt các định nghĩa trên ta có thể hiểu hƣớng nghiệp là toàn
bộ những tác động để giúp con ngƣời định hƣớng đến một nghề hay một số nghề nhất
định đảm bảo đƣợc sự phù hợp giữa khả năng, yêu cầu của cá nhân với yêu cầu của
xã hội. Hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông là công việc của tập thể sƣ phạm.
Là hoạt động dạy của thầy, hoạt động của trò, nhằm giúp các em lĩnh hội đƣợc những
thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, ở từng địa phƣơng, từ đó giúp các em có khả
năng tự đối chiếu những năng lực phẩm chất, những đặc điểm tâm, sinh lý của mình
với yêu cầu của nghề nghiệp đang đặt ra cho ngƣời lao động.
1.2.4. Giáo dục hướng nghiệp.
Giáo dục hƣớng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà
trƣờng, gia đình, xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tƣ tƣởng, tâm lý, tri thức, kỹ
năng... để có trể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, vào cuộc sống.
14