Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một số biện pháp dạy kí hiệu ngôn ngữ cho học sinh khiếm thính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.68 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số:…………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KÝ HIỆU NGÔN NGỮ
CHO TRẺ KHIẾM THÍNH

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH
Lĩnh vực nghiện cứu:
- Quản lý giáo dục:…………. □
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ký hiệu ngôn
ngữ.
- Lĩnh vực khác: ………..□
Có đính kèm:

□ Mô hình

□ Phần mềm

□ Phim ảnh

□ Hiện vật khác

Năm học 2011 - 2012
1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.
1.


2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH
Ngày, tháng, năm sinh : 01- 10- 1977
Nam, nữ: Nữ
Địa chỉ: A 1/038 Lạc Sơn – Quang Trung – Thống Nhất – Đồng Nai.
Điện thoại: CQ: 0613954171
ĐTDĐ: 0919307387
Fax:
Email:
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn khối 3,4,5- CPTTT
Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ Khuyết tật Đồng Nai
Khu phố 3- Tân Bản – Bửu Hòa
Biên Hòa- Đồng Nai

II.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên nhôn cao nhất: Đại học Sư phạm
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên nghành đào tạo: Giáo dục Tiểu học.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ khiếm thính
- Số năm có kinh nghiệm: 13 năm.

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Sử dụng giao tiếp tổng hợp trong giảng dạy trẻ Khiếm thính.
+ Nâng cao hoạt động tổ chuyên môn Tiểu học.
+ Một số biện pháp rèn đọc chữ Braile cho trẻ Khiếm thị.

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trung tâm Nuôi Dạy trẻ Khuyết tật

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KÍ HIỆU NGÔN NGỮ
CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trẻ Khiếm thính là một trong những đối tượng khó khăn nhất trong giáo dục
đặc biệt. Do khiếm khuyết về thính giác, trẻ rất khó khăn trong giao tiếp với mọi
người xung quanh và phát triển nhận thức của bản thân. Nếu để trẻ có thể giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói thì việc thiết yếu hàng đầu là phải cung cấp cho trẻ máy trợ
thính phù hợp, trẻ được can thiệp sớm từ nhỏ, có môi trường học tập và luyện nghe
nói tốt. Thế nhưng không phải gia đình nào có trẻ khiếm thính cũng mua được máy
trợ thính tốt và tạo điều kiện cho con nghe nói tốt được.
Hơn 90% các em Khiếm thính đang theo học tại Trung tâm Nuôi dạy Trẻ
Khuyết tật Đồng Nai là những em được sinh ra bởi cha mẹ bình thường nên ngôn
ngữ kí hiệu không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của các bậc phụ huynh, do không có
kinh nghiệm nên cha mẹ rất lúng túng khi nuôi dạy con cái khiếm thính và phần
lớn là không hiểu con cái mình muốn gì? có suy nghĩ như thế nào? Một số ít còn
lại được sinh ra bởi cha mẹ điếc câm thì ngôn ngữ kí hiệu là tiếng mẹ đẻ của họ.

Khi đến trường phần lớn các em học sinh khiếm thính dùng ngôn ngữ kí hiệu để sử
dụng trong giao tiếp hàng ngày lúc này thì ngôn ngữ kí hiệu được coi là tiếng mẹ
đẻ của học sinh khiếm thính. Một trong các môn đặc thù đang được giảng dạy tại
Trung tâm là môn Kí hiệu ngôn ngữ với mục tiêu phát triển vốn kí hiệu ngôn ngữ,
giúp học sinh khiếm thính có phương tiện để trao đổi thông tin trong quá trình học
tập và giao tiếp. Việc hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng kí hiệu ngôn ngữ cho
học sinh khiếm thính góp phần xây dựng hệ thống kí hiệu của người Điếc Việt
Nam ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn, đó cũng là một trong những mục
tiêu trong kế hoạch phát triển giáo dục đặc biệt của Trung tâm đã xây dựng và
hướng tới trong nhiều năm qua.
Việc dạy kí hiệu ngôn ngữ làm sao cho học sinh khiếm thính tiếp thu được
kí hiệu, cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu và cách ứng dụng ngôn ngữ kí
hiệu vào cuộc sống là vấn đề hiện nay của Trung tâm Nuôi dạy Trẻ Khuyết tật nói
riêng và các cơ sở chuyên biệt nói chung đang gặp phải những khó khăn nhất định.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Kí hiệu ngôn ngữ của bản thân, tôi xin được
trao đổi cùng các đồng nghiệp về “Một số biện pháp dạy kí hiệu ngôn ngữ cho học
sinh Khiếm thính” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học về bộ môn kí hiệu
ngôn ngữ nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện kí hiệu ngôn ngữ tốt hơn.
II.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận

3


Kí hiệu ngôn ngữ là quy ước về ý nghĩa của sự vật, sự việc… thông qua bàn
tay. Sử dụng thị giác để hiểu nội dung giao tiếp. Đây là hình thức giao tiếp thuận
lợi và hiệu quả nhất đối với người khiếm thính.

Quy tắc biểu đạt kí hiệu
- Sử dụng cả hai tay và ngón tay.
- Hướng của bàn tay về phía trước.
- Chuyển động của tay phía trước bụng, trong khoảng không gian quy định.
- Tay, ngón tay chuyển động theo các hướng : lên, xuống, trong, ngoài, tròn
theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại….
Hiện nay hầu hết những người khiếm thính ở Việt Nam nói chung và ở
Đồng Nai nói riêng đều sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp với nhau. Chỉ có
một ít người khiếm thính sử dụng ngôn ngữ nói, lí do là số người khiếm thính này
bị điếc nhẹ có khả năng sử dụng lời nói hoặc không có dịp tiếp xúc với những
người điếc khác.
Ngôn ngữ kí hiệu được cộng đồng người điếc sử dụng rộng rãi. Đây là thứ
ngôn ngữ sử dụng hình dạng của bàn tay, chuyển động của cơ thể, cử chỉ điệu bộ
và sự thể hiện trên khuôn mặt để trao đổi với nhau, nói lên những suy nghĩ, nhu
cầu và cảm xúc. Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ kí hiệu là một ngôn ngữ thực
sự hay còn gọi là tiếng mẹ đẻ của người điếc, có ngữ pháp riêng và cấu trúc riêng
giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ kí hiệu tuy cả hai đều quy về Tiếng Việt chung
nhưng lại có sự khác biệt nhau rất rõ rệt về trật tự từ của câu.
Ví dụ: Ngôn ngữ nói: Tôi ăn hai quả táo
Ngôn ngữ kí hiệu: Tôi/ quả táo/ ăn/ hai
Từ vựng: Như tất cả các ngôn ngữ thông thường, để học tốt kí hiệu ngôn
ngữ trước tiên phải học và nhớ các từ, ở Trẻ khiếm thính học từ vựng ngôn ngữ kí
hiệu dễ dàng hơn nếu trẻ được nhìn thấy trực tiếp. Do vậy cần rèn thêm cho trẻ các
kĩ năng phát huy trí tưởng tượng, kết hợp tay, thân thể, nét mặt và khẩu hình (vừa
làm kí hiệu vừa nói). Nhờ có thực hành nên trẻ có thể học và sử dụng ngôn ngữ kí
hiệu không mấy khó khăn.
Nếu những trẻ nghe được bình thường có thể dùng ngôn ngữ lời nói để trao
đổi với người nghe bình thường khác thì nhũng trẻ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu cũng
có thể giao tiếp với bất kỳ ai nếu người đó cũng biết ngôn ngữ ký hiệu đó một cách
hoàn chỉnh. Không giống ngôn ngữ nói, đối với trẻ Khiếm thính Việt Nam biết

ngôn ngữ kí hiệu thành thạo có thể giao tiếp được với trẻ Khiếm thính biết kí hiệu
đến từ nước khác dễ dàng hơn là đối với trẻ nghe bình thường đến từ hai nước này
khi giao tiếp bằng lời nói với nhau.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp
Để có thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng khi dạy phân môn kí
hiệu ngôn ngữ cho học sinh khiếm thính, tôi có những biện pháp sau:
II.1 Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu và từng đối tượng học

sinh.
Do không có chương trình, sách giáo khoa cụ thể nên để giúp học sinh
khiếm thính rèn luyện kĩ năng học và sử dụng kí hiệu ngôn ngữ, trước tiên chính
4


giáo viên phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của bài học theo chủ đề là gì?
Mức độ tiếp thu của từng em như thế nào? Chính chủ đề là điểm tựa để học sinh
nắm được các kí hiệu có liên quan với nhau, không đi quá xa chủ đề. Xác định
từng đối tượng học sinh để lập kế hoạch bài giảng cho phù hợp.
II.2

Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Với mục tiêu hình thành và phát triển vốn kí hiệu, rèn kĩ năng giao tiếp bằng
kí hiệu ngôn ngữ cho trẻ Khiếm thính giáo viên cần vận dụng các phương pháp
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; chú ý hơn về thực hành giao tiếp, lặp
lại, đóng vai, tận dụng những tình huống cụ thể đang xảy ra để dạy trẻ sử dụng kí
hiệu kết hợp với chữ viết và tiếng nói… đồng thời biết phối hợp linh hoạt các
phương pháp dạy học khác. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy trong một tiết
học: làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, làm việc chung cả lớp.
Ví dụ: dạy trẻ kí hiệu “con mèo” cần sử dụng bằng kí hiệu, bằng ngôn ngữ

nói, bằng chữ viết và tranh ảnh hay vật thật.
Giáo viên nắm bắt thực tế về khả năng phát triển kí hiệu của từng em để đưa
ra những phương pháp và hình thức hỗ trợ kịp thời. Bởi trong môt lớp có thể có
nhiều trình độ khác nhau về kí hiệu ngôn ngữ.
Cũng như các môn học khác, khi dạy môn kí hiệu ngôn ngữ việc chuẩn bị
tranh ảnh, đồ dùng dạy học để cho tiết dạy sinh động hứng thú cũng không kém
phần quan trọng. Ngoài ra giáo viên cũng có thể sử dụng powerpoint để giúp cho
bài dạy của mình có hiệu quả hơn. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý phù hợp cho
từng đối tượng. Các em khá giỏi nêu các câu hỏi tổng quát, đối với các em yếu nên
chẻ nhỏ câu hỏi.
Ví dụ: Chủ đề thiên nhiên
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh liên quan đến các hiện tượng
thiên nhiên (mưa, nắng, gió, bão…)
- Học sinh nêu các hiện tượng trên bằng các kí hiệu tự phát.
- Giáo viên cung cấp Kí hiệu ngôn ngữ thống nhất chung, giải nghĩa từ cho
trẻ hiểu sau đó giáo viên cho học sinh lặp lại cá nhân, nhóm, cả lớp về kí hiệu vừa
học.
- Giáo viên nêu gợi ý để học sinh cùng thảo luận về các hiện tượng trên.
- Thông qua hoạt động trò chơi học sinh được khắc sâu thêm kí hiệu
Trời nắng - Làm động tác “trời nắng” - “Đội mũ”
Trời mưa - Làm động tác “mưa”- “ che dù”

…..
5


II.3

Một số biện pháp với các dạng bài cụ thê


a. Các kí hiệu đầu tiên
Đối với trẻ Khiếm thính việc học những kí hiệu đồ vật gần gũi và người thân
là rất quan trọng đối với trẻ. Do đó việc dạy kí hiệu đầu tiên phải chú ý đến những
người gần gũi với bé nhất.
Ví dụ: ông, bà, ba, mẹ, anh, chị, cô, bạn … hoặc những đồ vật mà trẻ yêu
thích.
Biện pháp:
Đối với những người gần gũi với trẻ: ra những dấu hiệu đơn giản, làm kí
hiệu gắn với đối tượng - cung cấp kí hiệu thống nhất kết hợp chữ viết.
Ví dụ:

ba
Đối với các đồ vật gần gũi, giáo viên chỉ vào đồ vật được làm kí hiệu, cung
cấp kí hiệu để giúp trẻ tạo được mối liên hệ giữa đồ vật và kí hiệu.
Giáo viên làm kí hiệu tên đồ vật hoặc người thân quen một vài lần, yêu cầu
trẻ quan sát tay và khuôn mặt khi giáo viên làm kí hiệu.
Giáo viên quan sát phản ứng của trẻ nếu trẻ không phản ứng giáo viên lặp lại
từ một vài lần, yêu cầu trẻ khác nhắc lại, nếu trẻ hiểu giáo viên tuyên dương trẻ kịp
thời. Giáo viên khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ sử dụng các kí hiệu càng nhiều
càng tốt
b. Đối với các chữ cái ngón tay
Chữ cái ngón tay là hệ thống chữ cái được biểu thị bằng các ngón tay đây là
một trong những dạng ngôn ngữ không lời giúp cho trẻ khiếm thính học ngôn ngữ,
đặc biệt hỗ trợ trẻ trong giai đoạn đầu giúp trẻ đọc và viết chính xác tiếng Việt.
Hệ thống từ điển kí hiệu ngôn ngữ của trẻ Khiếm thính hiện nay chưa được
đầy đủ và thống nhất, do đó khi Trẻ Khiếm thính sử dụng kí hiệu có những tiếng
từ chưa có kí hiệu chung buộc trẻ phải sử dụng chữ cái ngón tay khi giao tiếp hoặc
trẻ giải thích kí hiệu như tên riêng của cá nhân, địa danh.
Lưu ý vị trí của tay khi sử dụng chữ cái ngón tay:
- Chỉ dùng một tay (trái hoặc phải)

- Tay để ngang miệng, lòng bàn tay hướng về phía trước
- Chỉ chuyển động các ngón tay và cổ tay, không chuyển động cả cánh tay.
- Vị trí của các ngón tay phải chính xác.
Biện pháp:
6


Giáo viên dạy trẻ học cách làm kí hiệu các chữ cái, cách đặt vị trí của bàn
tay tiếp đến là cách di chuyển bàn tay và cuối cùng làm hình dạng bàn tay và các
ngón tay cho đúng. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, động
viên khuyến khích trẻ khi trẻ thể hiện.
Ví dụ: đánh tên bằng chữ cái ngón tay “TÚ”

Hình chữ CCNTB

T- U- /

- TÚ

c. Đối với các từ chỉ hành động, cảm xúc, mô tả
Biện pháp:
Giáo viên quan sát thông tin trẻ muốn thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
tiếp đến giáo viên cung cấp cho trẻ các kí hiệu để trẻ thể hiện. Nhấn mạnh và làm
kí hiệu cần học một vài lần, khuyến khích trẻ bắt chước và làm theo. Khi trẻ đã học
được kí hiệu giáo viên khuyến khích trẻ sử dụng thường xuyên qua các hoạt động
hàng ngày.
Ví dụ: dạy từ “vui vẻ”
- Giáo viên đính hình các bạn học sinh đang cười đùa vui vẻ
- Yêu cầu học sinh nêu cách hiểu và biểu đạt từ bằng kí hiệu ngôn ngữ
- Giáo viên nhận xét, giải nghĩa từ: vui vẻ là thể hiện niềm vui với mọi

người xung quanh, sau đó cung cấp KHNN từ “vui vẻ”
- Yêu cầu học sinh thể hiện lại từ trên.

Vui vẻ
Ví dụ: dạy cụm từ “ánh lửa bập bùng”
7


- Giáo viên cho trẻ quan sát mô hình minh họa hoặc cảnh đống lửa đang
cháy ánh lửa lúc sáng, lúc tối, lúc nhỏ, lúc to và giải thích cho trẻ hiểu khái niệm
bập bùng.
- Giáo viên cung cấp cách biểu đạt bằng kí hiệu ngôn ngữ và chữ viết. Sau
đó yêu cầu học sinh thể hiện lại kí hiệu “bập bùng”
d. Đối với các khái niệm trừu tượng, không cụ thể hoặc từ tượng thanh
Hệ thống ngôn ngữ kí hiệu này thường được minh họa cho việc giải thích
các khái niệm trừu tượng, không cụ thể và nhất là tượng thanh do vậy giáo viên
cần phải cụ thể hóa, hình tượng hóa các khái niệm sau đó dùng đồ dùng trực quan
(tranh ảnh, vật thật, phim ảnh) hoặc đóng vai. Kết hợp dùng lời nói ngôn ngữ kí
hiệu cử chỉ điệu bộ để giúp các em hiểu khái niệm.
Ví dụ: Muốn giải nghĩa cho các em hiểu từ “yêu thương” giáo viên làm cách
sau:
- Ngữ cảnh: cho một học sinh lên làm mẫu, giáo viên vuốt tóc em học sinh
tỏ cử chỉ gần gũi chăm sóc.
- Giáo viên làm kí hiệu “yêu thương”.
- Giáo viên nói, viết lên bảng hoặc dùng phiếu chữ giới thiệu cho các em từ
“yêu thương”.
+ Hoặc có thể dùng bằng tranh ảnh
- Giáo viên có thể cho các em xem ảnh một người mẹ ôm con một cách gần
gũi. Giáo viên làm kí hiệu “yêu thương” tiếp đến giáo viên nói, viết từ “yêu
thương”.

Đối với một số khái niệm khác như: hạnh phúc, tí tách, đau khổ… giáo viên
có thể dùng cách tương tự để cung cấp khái niệm cho các em. Để học sinh hiểu và
nhớ tốt khái niệm, giáo viên cũng cần phải nhạy bén nắm bắt những tình huống
xảy ra trong thực tế hàng ngày để nhắc lại khái niệm đã học.
đ. Đối với các câu hỏi đơn giản
Khi giáo viên hỏi một câu hỏi, đầu tiên giáo viên phải trả lời mẫu cho trẻ để
trẻ hiểu và áp dụng.
Ví dụ: - Em có mấy quyển vở?
- Em có 2 quyển vở
Giáo viên cố ý trả lời sai để khuyến khích trẻ phát hiện lỗi sai và đưa ra câu
trả lời đúng. Ví dụ: Em có 2 cái áo. Đúng hay sai?
Khuyến khích trẻ giao tiếp với bạn và học thêm nhiều kí hiệu mới với những
câu hỏi đơn giản cái gì? Ở đâu? Mấy?...
e. Đối với các nhóm kí hiệu
Sau khi trẻ đã có một vốn kí hiệu nhất định và biết dùng các kí hiệu trong
giao tiếp cũng như hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản, các em sẽ bắt đầu ghép
các kí hiệu lại với nhau để thể hiện ý hoàn chỉnh.
Ví dụ: Trẻ chỉ vào “cái áo” và kí hiệu “đẹp”
Cái áo → cái áo + đẹp
Giáo viên nhấn mạnh: Cái áo này đẹp
Cái áo màu hồng đẹp
8


Cái áo mẹ mua.
….
Giáo viên dựa theo hiểu biết hoặc kí hiệu mà các em đã học, dùng các câu
hỏi đơn giản để mở rộng ra. Yêu cầu học sinh lặp lại câu hoàn chỉnh một vài lần.
Từ các nhóm kí hiệu giáo viên nâng dần lên cho trẻ sử dụng thành câu dài hơn.
g. Chuyển dịch đoạn văn ra kí hiêu ngôn ngữ

Ở các lớp 3,4,5 sau khi trẻ hiểu, sử dụng, giải thích được nghĩa của kí hiệu
giáo viên đưa ra một số bài tập đọc ngắn yêu cầu học sinh đọc hiểu nội dung và
chuyển dịch bài tập đọc sang kí hiệu ngôn ngữ. Ở giai đoạn này trẻ không còn dịch
theo từng tiếng nữa mà phải chuyển dịch theo từ phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ: Bài “Hạt gạo làng ta” (khổ cuối)
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa.
Em vui em hát.
Hạt vàng làng ta.
Bên cạnh đó giáo viên có thể phối kết hợp với các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, tạo môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh có cơ hội thực hành, củng cố
mở rộng vốn từ có định hướng và phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng kí hiệu
ngôn ngữ.
h. Đánh giá kết quả học tập :
Như các môn học khác việc đánh giá kết quả hình thành và phát triển kí hiệu
ngôn ngữ của học sinh khiếm thính là cần thiết. Đánh giá khả năng sử dụng kí hiệu
ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập nhằm tìm ra những biện pháp phát triển khả
năng giao tiếp cho trẻ khiếm thính phù hợp và hiệu quả hơn.
Nội dung đánh giá: kĩ năng hiểu và biểu đạt kí hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp
thông thường và kĩ năng dịch, diễn đạt một đoạn văn ngắn, một bài tập đọc ra kí
hiệu ngôn ngữ.
Hình thức đánh giá: đánh giá định tính về kĩ năng giao tiếp, cách thể hiện kí
hiệu ngôn ngữ. Đánh giá định lượng với yêu cầu hiểu nội dung đoạn, bài tập đọc,
trả lời câu hỏi bằng kí hiệu ngôn ngữ, dịch bài đọc bằng kí hiệu ngôn ngữ.
III.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong quá trình dạy học cho trẻ khiếm thính

sẽ có lợi rất nhiều về mặt tâm lí vì ngôn ngữ kí hiệu là tiếng mẹ đẻ của người
khiếm thính. Sau 3 năm thực hiện đưa chương trình môn kí hiệu ngôn ngữ là môn
học đặc thù của trẻ vào các tiết chính khóa tại Trung tâm đã nhận được kết quả cao
và sự thành công nhất định.
Kết quả khảo sát vào đầu năm học môn kí hiệu ngôn ngữ khối lớp 3, 4, 5
khiếm thính thu được như sau:
Xếp loại
Khối
Sỉ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
3
8
1
3
3
1
4
8
2
4
2
9


5
10
1

2
4
3
Tổng số
26
2 – 7.7 % 7 – 26.9 % 11 – 43.3 % 6 – 23.0 %
Qua thống kê khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy học sinh trung bình và
học sinh yếu còn nhiều, số học sinh giỏi và khá chưa cao. Tôi đã mạnh dạn trao đổi
với tổ vào những buổi sinh hoạt chuyên môn để đề ra các biện pháp giảng dạy
nhằm giúp học sinh tiếp thu nắm bắt bài học tốt hơn, nâng cao chất lượng hiệu quả
môn Kí hiệu ngôn ngữ.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên với từng trình độ của khối lớp tôi đã
khảo sát lần 2 vào giữa học kì II. Kết quả cho thấy:
Khối

Sỉ số

3
4
5
Tổng số

8
8
10
26

Xếp loại
Giỏi
Khá

2
4
3
2
4
4
9 – 34.6 % 10 – 38.5 %

TB
2
3
2
7 – 26.9 %

Yếu

Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể học sinh biểu đạt các kí hiệu đúng yêu cầu, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra,
khả năng dịch đoạn văn cũng trôi chảy hơn. Kết quả trên đã cho thấy chương trình
dạy kí hiệu ngôn ngữ được thiết kế theo từng chủ đề với từng bài học theo hệ thống
là dạy các từ → câu → đoạn nên rất phù hợp với học sinh khiếm thính Tiểu học
khi vốn Tiếng Việt còn hạn chế.
Kết thúc năm học, học sinh lớp 3,4,5 có thể phân tích được câu, dịch đoạn
văn trôi chảy từ tiếng việt sang kí hiệu ngôn ngữ. Học sinh mạnh dạn tự tin hơn
không còn rụt rè, nhút nhát trong các giờ học hay các hoạt động ngoài giờ.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Muốn giúp học sinh học tốt môn Kí
hiệu ngôn ngữ giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm
những hình thức riêng phù hợp với nội dung từng bài dạy và từng trình độ nhận
thức của học sinh, tạo điều kiện cho các em tham gia học tập một cách hứng thú.
Hy vọng đây là những biện pháp thiết thực để giáo viên có định hướng khi giảng

dạy phân môn kí hiệu ngôn ngữ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho học
sinh khiếm thính.
IV.

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Làm thế nào để các biện pháp dạy kí hiệu ngôn ngữ thực sự có ích trong quá
trình dạy học cho trẻ khiếm thính do vậy tôi có một số đề xuất sau:
+ Đối với giáo viên dạy trẻ khiếm thính:
- Việc dạy học và sử dụng kí hiệu ngôn ngữ phải được lồng ghép trong tất
cả các môn học, các loại hình ngôn ngữ.
- Giáo viên không ngừng học hỏi trau dồi thêm vốn ngôn ngữ kí hiệu cho
bản thân, không ngại khi học thêm từ trẻ, sử dụng thành thạo kí hiệu ngôn ngữ.
- Tổ chức các hoạt động với những hình thức phong phú sẽ giúp trẻ khiếm
thính tự tin, mạnh dạn hơn khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
10


+ Đối với Trung tâm và các cấp quản lí ngành
- Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng hệ thống kí hiệu ngôn ngữ.
- Tạo phong trào học tập kí hiệu ngôn ngữ trong cộng đồng.
- Có tài liệu kí hiệu dành cho trẻ khiếm thính
- Ban hành tài liệu hướng dẫn dạy kí hiệu ngôn ngữ dành cho giáo viên.
- Nên hình thành câu lạc bộ cho người khiếm thính nhằn tạo điều kiện cho
các em học sinh có thể giao lưu và học tập thêm kí hiệu ở cộng đồng người điếc
bên ngoài làm cho vốn từ của trẻ thêm phong phú hơn.
+ Với các ban ngành khác và gia đình
- Tạo sự phối hợp liên ngành trong công tác hỗ trợ người khiếm thính.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng tránh phân biệt
đối xử, kì thị người khuyết tật.

- Gia đình có trẻ khiếm thính cần tìm hiểu các tài liệu, tham gia các lớp ngôn
ngữ kí hiệu để giao tiếp và hỗ trợ con em mình phát triển tốt hơn tránh tình trạng
để trẻ khuyết tật cô đơn ngay chính tại gia đình của mình.
V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giúp đỡ trẻ điếc- dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Helping Children Who Are
Deaf” – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội- năm 2006.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng môn kí hiệu ngôn ngữ.
- Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Tiểu học (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) – Nhà
xuất bản Giáo dục
Biên Hòa, ngày 22 tháng 5 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Ngọc Trinh

11


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TTND TRẺ KHUYẾT TẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

Biên Hòa, ngày

tháng 5 năm 2012


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011- 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KÝ HIỆU NGÔN
NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trung tâm Nuôi Dạy trẻ Khuyết tật Đồng Nai
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục □
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ký hiệu ngôn ngữ □
- Phương pháp giáo dục □ - Lĩnh vực khác □
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng : Tại đơn vị □ Trong Ngành □
1.Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống :
Tốt 

Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng :
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

12



×