Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI tại Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.46 KB, 26 trang )

Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
61

Chƣơng 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng
dòng vốn FDI tại Việt Nam

3.1 Mục tiêu, định hƣớng và triển vọng của FDI tại Việt Nam trong thời gian tới
3.1.1 Mục tiêu
3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 là:
“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát
triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất,
văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế
của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm 2006-2010 là đưa tổng sản phẩm trong nước
(GDP) lên gấp 2,1 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng
1.050-1.100 USD; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2006-2010
đạt 7,5-8%, phấn đấu đạt trên 8%.Ước tính nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm
2006-2010 là 140 tỷ USD (giá năm 2005), chiếm 40% GDP, trong đó, nguồn vốn huy
động từ bên ngoài chiếm khoảng 35%.
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của đất nước cũng như những nhân tố mới có tác
động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể dự báo rằng, nếu giải quyết tốt những vấn
đề kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, thì dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng. Một số chỉ tiêu chủ yếu của


ĐTNN giai đoạn 2006-2010:
 Vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn
2001 -2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
62

 Vốn đăng ký: Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn trong 5 năm 2006-
2010 đạt khoảng 38-40 tỷ USD (tăng khoảng hơn 80% so với giai đoạn 2001 – 2005),
trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt khoảng 28 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt khoảng 10-12 tỷ
USD.
 Doanh thu: khoảng 216 tỷ USD
 Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 106,5 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập
khẩu đạt 131,3 tỷ USD.
 Nộp ngân sách nhà nước: khoảng 8,7 tỷ USD.
 Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp
chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.
3.1.2 Định hướng
3.1.2.1 Định hướng ngành
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010 và định
hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút ĐTNN vào các
ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là
công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp
phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng. Một số định hướng cụ thể:
 Ngành Công nghiệp - Xây dựng:
Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện
tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển

như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển
và chuyển giao công nghệ.
Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ
nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm
công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
63

 Ngành Dịch vụ:
Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải,
bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.
Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh
doanh có điều kiện đối với ĐTNN có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ
trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình
mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân
vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là:
o Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào
tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận
tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá.
o Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các
phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường
cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống
kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.
 Ngành Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp:

Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con
có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu
hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất
khẩu.
Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông,
lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ
thống giao thông nội đồng...
3.1.2.2 Định hướng vùng
Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa
phương có điều kiện thuận lợi về địa lý - tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
64

tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu
hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối
với FDI tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà
nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, Khu
Công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp phần đẩy
nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng).
3.1.2.3 Định hướng đối tác
Về đối tác, chú trọng hơn vào việc thu hút đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia,
nhất là các tập đoàn đến Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, theo hướng thực hiện những dự án lớn,
công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để xây dựng các trung tâm nghiên cứu
gắn với đào tạo nguồn nhân lực
FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs); hoạt động

của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó
việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn,
công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung
tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Đồng
thời cũng phải chú ý tới các đối tác truyền thống Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…
3.1.3 Triển vọng FDI tại Việt Nam
Năm 2007, theo khảo sát của Hội đồng Kinh doanh châu Á, Việt Nam đứng thứ 3
thế giới về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu Á trong giai đoạn 2007 – 2009. Có
85% ông chủ các tập đoàn châu Á được hỏi cho biết đã lên kế hoạch đầu tư vào Trung
Quốc, 51% với Ấn Độ và 38% dành cho Việt Nam. Báo cáo của tập đoàn tư vấn kinh
doanh lớn nhất thế giới Pricewaterhouse Coopers công bố tháng 7/2007 xếp Việt Nam ở
vị trí số 1 trong số 20 nền kinh tế mới nổi về hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Theo
Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới công bố cuối tháng 9/2007, Việt
Nam xếp hạng 91 về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 13 bậc so với năm trước. Về chỉ
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
65

số niềm tin FDI đối với các nhà đầu tư châu Á, theo A.T Kearney, Việt Nam đứng thứ 3,
chỉ sau 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
Năm 2008, Việt Nam vẫn được số đông doanh nhân thế giới khi tham gia “Diễn đàn
Kinh doanh với Việt Nam 2008” nhận định là điểm đến đầu tư hấp dẫn dù Việt Nam
đang đối mặt với lạm phát.
Năm 2009, “Việt Nam là nước có tốc độ thu hút FDI hàng đầu châu Á” - đo
́
là nhận
định mới nhất, được đưa ra trong “Báo cáo đầu tư thế giới” của Hội nghị Liên hợp quốc
về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Với những nhận định trên chúng ta có thể lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam
ũng như việc thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian tới đồng thời theo dự báo của các nhà
kinh tế thì trong năm 2010 nền kinh tế của Mỹ sẽ được phục hồi sau sự khủng hoảng sẽ
giúp phần cải thiện nền kinh tế thế giới trong đó có nền kinh tế của Việt Nam.
3.2 Nhóm giải pháp tăng cƣờng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
3.2.1 Nhóm giải pháp về luật pháp
Tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư cao hơn và
có chất lượng hơn. Một môi trường đầu tư hấp dẫn khi chúng ta xây dựng được một hệ
thống chính sách pháp luật rõ ràng, cụ thể. Các văn bản pháp luật phải minh bạch, có hệ
thống, không trùng chéo, không tuỳ tiện thay đổi, nhất là đối với các luật thuế cũng như
đối với các lĩnh vực không khuyến khích và cấm đầu tư; đơn giản hoá hệ thống thuế; xây
dựng hệ thống pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ… Cải cách
triệt để thủ tục hành chính trên cơ sở xây dựng và hình thành hệ thống thủ tục hành chính
phù hợp, đồng thời thường xuyên giám sát, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và hạn chế
những tiêu cực xảy ra trong đầu tư. Giảm thủ tục, phiền hà, sách nhiễu khi cấp phép đầu
tư. Giảm các cấp quản lý đầu tư tiến tới 1 cửa, một con dấu trong đầu tư, giảm tính phân
biệt giữa các thành phần kinh tế.
Xác định hoạt động đầu tư là hoạt động kinh tế của doanh nghiệp; cơ quan nhà nước
làm công tác quản lý thuần tuý, không can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư và quyết
định đầu tư của các doanh nghiệp. Theo đó, các cơ quan quản lý trước hết có nhiệm vụ
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
66

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư.
Khuyến khích các địa phương cạnh tranh thu hút FDI; xoá bỏ chế độ mua bán ngoại tệ bắt
buộc, hoàn thiện các chế định trọng tài, tăng cường tham khảo ý kiến nhà đầu tư trong xây
dựng pháp luật. Việt Nam cần phải tăng cường phân cấp và uỷ quyền quản lý đầu tư cho

các cơ sở, địa phương, trong đó cho phép các địa phương được quyền cấp phép đầu tư cho
các dự án có lượng vốn đầu tư lớn, có nhiều lợi ích và hiệu quả đối với quốc kế, dân sinh.
 Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và
kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền
(Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ
chế hậu kiểm, giám sát đầu tư.....); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi,
bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
 Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời
phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng
dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó
liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
 Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công
trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm
việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đảm bảo sự
tương thích với pháp luật hiện hành.
 Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công
nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều
đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển
khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
3.2.2 Nhóm giải pháp về tài chính, ngoại hối
Trong chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài của các nước, các khuyến
khích về tài chính luôn chiếm vị trị quan trọng và luôn được nước chủ nhà coi là những
“củ cà rốt” để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các khuyến khích về tài chính thường
bao gồm các mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng, lệ phí và quy định thời
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
67


gian khấu hao. Đây là những công cụ quan trọng không chỉ tạo nên sự hấp dẫn cho các
nhà đầu tư nước ngoài mà còn hướng dẫn họ đầu tư theo định hướng phát triển của nước
chủ nhà.
Mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào việc quy định mức
thuế đầu tư đối với họ. Nếu các mức thuế đầu tư thấp và hợp lý sẽ góp phần giảm được
chi chí đầu tư, nhờ đó tăng được cơ hội thu được lợi nhuận cao. Mặt khác, cơ cấu thuế
đầu tư còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng, định hướng, quy mô và hình thức đầu
tư. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển của nước chủ nhà, các
lĩnh vực, định hướng, hình thức đầu tư ưu tiên thường được áp dụng mức thuế suất thấp.
Việc nới lỏng chính sách kiểm soát ngoại hối của các nước phát triển đã đầy mạnh
các công ty của họ đầu tư ra nước ngoài. Đối với các nước nhận đầu tư, chính sách kiểm
soát ngoại hối thường bao gồm các quy định về mở tài khoản ngoại tệ, chuyển đổi giữa
các đồng ngoại tệ và bản tệ, chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ và tỷ giá hối đoái.
Đối với nhiều nước việc mở tài khoản ngoại tệ của các doanh nghiệp nước ngoài tại
các ngân hàng nước chủ nhà phải được phép của cơ quan quản lý tiền tệ của nước này.
Nếu cơ quan chức năng nước chủ nhà không quản lý được các tài sản ngoại tệ của các nhà
đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ của mình thì hiện tượng không kiểm soát được dòng tiền
vào ra lãnh thổ là điều khó tránh khỏi. Vì thế, nước chủ nhà cần phải quy định cụ thể các
điều kiện được mở tài khoản ngoại tệ tại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.3 Nhóm giải pháp về quy hoạch
Quy hoạch rõ ràng, môi trường đầu tư ổn định, minh bạch, không phân biệt đối xử là
một trong những yêu cầu hàng đầu của nhà đầu tư. Bởi vậy, để tiếp tục đón nhận những
đợt sóng đầu tư mới, một lần nữa vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu trong các biện
pháp mà Cục đầu tư nước ngoài đưa ra. Theo đó, các loại quy hoạch phải gắn bó với nhau
và phải đảm bảo tính hiệu quả. Đặc biệt, quy hoạch của từng địa phương cần được xâu
dưng trên quy hoạch vùng. Quy hoạch ngành phải gắn với quy hoạch vùng và phù hợp
với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…


Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
68

Vì vậy trong thời gian tới, việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành kết hợp xây
dựng quy hoạch theo vùng lãnh thổ, thực hiện xóa bỏ tình trạng độc quyền, phân biệt giữa
đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong quy hoạch, đồng thời mở rộng lĩnh vực đầu
tư đối với đầu tư nước ngoài sẽ được khẩn trương thực hiện.
Trong việc quy hoạch vùng lãnh thổ cần chú ý tới các giải pháp chủ yếu sau đây:
 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, rà soát để
định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
 Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công
tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp
với các cam kết quốc tế.
 Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để
đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm
đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững
 Cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù phù hợp
thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút ĐTNN phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Như vậy thì việc sử
dụng nguồn vốn ĐTTTNN mới phát huy được tác dụng và đạt được mục đích sử dụng
nguồn vốn này là phát triển kinh tế đất nước.
Bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực, địa bàn
cần thu hút ĐTNN:
 Thực hiện chính sách thuế khuyến khích các dự án công nghệ cao, sản xuất thiết
bị điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo, công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện; khuyến
khích đẩy nhanh chương trình nội địa hoá, chuyển giao công nghệ; sử dụng các sản phẩm
trung gian phục vụ xuất khẩu.
 Bổ sung các ưu đãi cao hơn đối với các dự án chế biến nông, lâm, thủy sản; đầu

tư vào nông thôn và các địa bàn khó khăn, các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
69

Có chính sách hỗ trợ cần thiết để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, đáp ứng nhu
cầu của công nghiệp chế biến xuất khẩu.
 Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích ĐTNN hướng mạnh vào xuất khẩu
(khuyến khích chế biến sâu, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo giá trị gia
tăng cao) và khai thác thị trường xuất khẩu mới, sản phẩm xuất khẩu mới. Sửa đổi theo
hướng thu hẹp danh mục dự án phải đảm bảo xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên.
 Đối với một số dự án đặc biệt quan trọng, cần xử lý đặc cách và có chính sách hỗ
trợ hợp lý trong khuôn khổ những cam kết theo lộ trình hội nhập
3.2.4 Phê duyệt và quản lý dự án đầu tư
Trong quá trình hình thành và triển khai dự án đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài
phải chịu sự kiểm soát của nước chủ nhà thông qua các chính sách phê duyệt và quản lý
dự án đầu tư. Các chính sách này bao gồm các quy định về: cơ quan quản lý đầu tư nước
ngoài; quy trình thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư; quản lý dự án đầu tư nước
ngoài sau khi được cấp phép.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư là các bước thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế -
xã hội của dự án đầu tư nước ngoài để phê duyệt cấp giấy phép đầu tư hoặc có cho phép
đầu tư hay không. Các khía cạnh thường được xem xét đánh giá là mục tiêu dự án, thị
trường, nguyên vật liệu, địa điểm, công nghệ, tài chính, môi trường, … nói chung là các
nội dung của dự án. Mỗi khía cạnh cơ bản của dự án thường do một cơ quan chức năng
thẩm định. Thông thường, một dự án được phê duyệt phải được thực hiện qua một số
bước nhất định và nhiều cơ quan chức năng tham gia.
Qua thực tế cho thấy, công việc thẩm định dự án thường kéo dài hơn thời gian quy
định. Một dự án được phê duyệt phải có sự đồng ý của đa số ý kiến từ các Bộ, ngành hữu

quan. Trong nhiều trường hợp chỉ cần tắc một khâu là dự án không được phê duyệt hoặc
bị ngâm lại. Hiện tượng này đã làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, để khắc
phục tình trạng trên, một số nước đã áp dụng chính sách một cửa (one door policy) trong
thẩm định dự án đầu tư nước ngoài. Chính sách này quy định việc thẩm định dự án đầu tư
nước ngoài được tập trung vào một cơ quan chức năng (một đầu mối), tại đây, các công
Chương 3:
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng dòng vốn FDI…

Đỗ Thành Trung. Chỉ share ở
70

việc thẩm định dự án được thực hiện từ các chuyên gia lấy từ các Bộ, ngành hữu quan.
Ưu điểm nổi bật của chính sách này là ở chỗ các chuyên gia thẩm định được chuyên môn
hóa cao, thẩm định cùng một đầu mối nên họ không những có trình độ chuyên môn thành
thạo để nâng cao chất lượng thẩm định dự án mà còn phối hợp kịp thời để giải quyết
những bất đồng giữa các cơ quan chức năng trong quá trình thẩm định.
3.2.5 Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
Có thể nói cơ sở hạ tầng có vai trò làm nền móng cho các hoạt động đầu tư, nhất là
trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ sử dụng công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng
tốt không chỉ đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, giá thành của sản phẩm mà còn hạn chế
được các rủi ro trong đầu tư. Chính vì thế, trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng của Việt
Nam là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, Việt Nam phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng đủ tốt trước khi
tiếp nhận đầu tư nước ngoài (các công việc tiền đầu tư). Đó là các công việc xây dựng hệ
thống giao thông (đường xá, nhà ga, bến cảng,..), kho bãi, điện nước, thông tin, bưu điện,
… Đây là các biện pháp có tính quyết định đến sự thành công trong thu hút đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam.
Hệ thống kho bãi với số lượng, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu
sản xuất và phân phối của các nhà đầu tư nước ngoài cũng được nước chủ nhà chú trọng
phát triển. ở nhiều nước, các công việc này thường do các công ty phát triển cơ sở hạ tầng

tư nhân thực hiện. Nhà nước chỉ hỗ trợ cung cấp thông tin, ưu đãi thuế hoặc bảo lãnh vay
nợ nước ngoài. Ở Việt Nam, việc xây dựng hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế còn
rất hạn chế, phần lớn do các công ty nhà nước thực hiện và thường tập trung ở các cảng
biển là chủ yếu.
Khả năng cung cấp điện nước cho các hoạt động đầu tư là yếu tố quyết định quy mô
của dự án. Một nước không thể thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài nếu khả năng cung
cấp điện nước bị hạn chế. Bởi vậy, nước chủ nhà cần ưu tiên đầu tư phát triển điện lực và
các nhà máy cung cấp nước sạch. Đây cũng là những hạng mục đòi hỏi vốn đầu tư lớn và
có tính nhạy cảm cao. Thông tin, bưu điện là nhu cầu không thể thiếu được trong các hoạt

×