Tải bản đầy đủ (.pdf) (966 trang)

Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp ở năm nước chọn lọc trung quốc, indonesia, nhật bản, hàn quốc, li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 966 trang )


MỤC LỤC

Trang
Lời giới thiệu

Báo cáo về Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh
tế - xã hội

1.1.

Các sự kiện lịch sử quan trọng

1.2.

Hệ thống kinh tế

1.3.

Hệ thống chính trị

1.4.

Các cơ quan khác
Kết luận

2.


Điều tra hình sự

2.1.

Tổ chức

2.2.

Mơ hình

2.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

2.4.

Quan hệ

2.5.

Cơ chế

2.6.

Cán bộ điều tra hình sự
Kết luận

3.

Cơng tố/Viện kiểm sát


3.1.

Tổ chức

3.2.

Mơ hình

3.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

3.4.

Quan hệ

3.5.

Cơ chế

3.6.

Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch
Kết luận

4.

Hệ thống tịa án


Trang | 1


4.1.

Vai trị và vị trí

4.2.

Tổ chức

4.3.

Mơ hình

4.4.

Chức năng và Nhiệm vụ

4.5.

Quan hệ

4.6.

Giáo dục và đào tạo tư pháp

4.7.

Các vấn đề về nghề nghiệp


4.8.

Bảo đảm nhiệm kỳ

4.9.

Giải thích luật

4.10. Hoạt động xét xử
4.11. Bồi thẩm viên/Hội thẩm nhân dân
4.12. Phân định ranh giới khu vực
4.13. Tính độc lập xét xử
4.14. Kháng cáo và giải quyết kháng cáo
4.15. Xác định vị trí
4.16. Quản lý tư pháp
4.17. Kiểm tra và giám sát
4.18. Các nhân viên khác của tịa án
Kết luận
5.

Thi hành án hình sự và dân sự

5.1.

Các loại thi hành án

5.2.

Tổ chức


5.3.

Mơ hình

5.4.

Chức năng và Nhiệm vụ

5.5.

Quan hệ

5.6.

Quy trình

5.7.

Cơ chế
Kết luận

6.

Luật sư và các dịch vụ pháp lý khác
Trang | 2


6.1.


Tổ chức

6.2.

Các quy định của Nhà nước

6.3.

Luật sư

6.4.

Đào tạo luật sư

6.5.

Kỷ luật luật sư

6.6.

Giải quyết tranh chấp
Kết luận

7.

Cải cách trong lĩnh vực tư pháp

7.1.

Sáng kiến


7.2.

Trách nhiệm

7.3.

Thiết kế

7.4.

Lấy ý kiến tham gia

7.5.

Thi hành

7.6.

Đánh giá

7.7.

Giải quyết các vấn đề đặt ra

7.8.

Giám sát
Kết luận


8.

Kết luận

8.1.

Các điểm mạnh và điểm yếu

8.2.

Những thách thức và vấn đề gây tranh cãi

8.3.

Những cải cách hiện tại

8.4.

Những vấn đề cần tiếp tục cải cách
Tài liệu tham khảo

Báo cáo về Indonesia
Danh mục các từ viết tắt
1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh
tế - xã hội

1.1.


Các sự kiện lịch sử chính

1.2.

Hệ thống kinh tế
Trang | 3


1.3.

Hệ thống chính trị

1.4.

Các bên tham gia khác
Kết luận

2.

Điều tra hình sự

2.1.

Cơ cấu tổ chức

2.2.

Mơ hình

2.3.


Chức năng và Nhiệm vụ

2.4.

Mối liên hệ với các cơ quan khác

2.5.

Cơ chế hoạt động

2.6.

Điều tra viên hình sự
Kết luận

3.

Cơ quan Cơng tố

3.1.

Tổ chức

3.2.

Mơ hình

3.3.


Chức năng và Nhiệm vụ

3.4.

Quan hệ

3.5.

Cơ chế hoạt động

3.6.

Các vấn đề nghề nghiệp và tính minh bạch
Kết luận

4.

Hệ thống Tịa án

4.1.

Vị trí và vai trị

4.2.

Cơ cấu tổ chức

4.3.

Mơ hình


4.4.

Chức năng và Nhiệm vụ

4.5.

Mối liên hệ với các cơ quan khác

4.6.

Đào tạo và Bồi dưỡng pháp luật

4.7.

Vấn đề nghề nghiệp

4.8.

Đảm bảo nhiệm kỳ

4.9.

Diễn giải Tư pháp
Trang | 4


4.10. Q trình xét xử của Tịa án
4.11. Bồi thẩm viên
4.12. Phân định khu vực

4.13. Tính độc lập tư pháp
4.14. Kháng cáo
4.15. Xây dựng vị trí của Tịa án
4.16. Quản lý tư pháp
4.17. Giám sát và Trách nhiệm giải trình
4.18. Các viên chức khác trong Tòa án
Kết luận
5.

Thi hành án dân sự và hình sự

5.1.

Các loại thi hành án

5.2.

Cơ cấu tổ chức

5.3.

Mơ hình

5.4.

Chức năng và Nhiệm vụ

5.5.

Mối quan hệ với các cơ quan khác


5.6.

Quy trình thi hành án

5.7.

Cơ chế
Kết luận

6.

Luật sư và các Dịch vụ pháp lý khác

6.1.

Tổ chức

6.2.

Quản lý của Nhà nước

6.3.

Các luật sư

6.4.

Đào tạo và Bồi dưỡng Luật sư


6.5.

Kỷ luật Luật sư

6.6.

Giải quyết tranh chấp
Kết luận

7.

Cải cách Tư pháp

7.1.

Đề xuất
Trang | 5


7.2.

Trách nhiệm về cải cách

7.3.

Thiết kế

7.4.

Rà soát


7.5.

Thực hiện

7.6.

Đánh giá

7.7.

Khắc phục

7.8.

Giám sát
Kết luận

8.

Kết luận

8.1.

Điểm mạnh và điểm yếu

8.2.

Thách thức và tranh luận


8.3.

Các cải cách hiện nay

8.4.

Các vấn đề cải cách trong tương lai
Tài liệu tham khảo

Báo cáo về Nhật Bản
1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh
tế - xã hội

1.1.

Những sự kiện lịch sử chính

1.2.

Hệ thống kinh tế

1.3.

Hệ thống chính trị

1.4.

Các bên tham gia khác

Kết luận

2.

Điều tra hình sự

2.1.

Tổ chức

2.2.

Mơ hình

2.3.

Chức năng, nhiệm vụ

2.4.

Quan hệ

2.5.

Cơ chế

2.6.

Điều tra viên hình sự
Trang | 6



Kết luận
3.

Cơ quan Cơng tố/Kiểm sát

3.1.

Tổ chức

3.2.

Mơ hình

3.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

3.4.

Quan hệ

3.5.

Cơ chế

3.6.

Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch

Kết luận

4.

Hệ thống tịa án

4.1.

Vai trị, vị trí

4.2.

Tổ chức

4.3.

Mơ hình

4.4.

Chức năng, nhiệm vụ

4.5.

Quan hệ

4.6.

Đào tạo và bồi dưỡng tư pháp


4.7.

Các vấn đề về nghề nghiệp

4.8.

Đảm bảo thời gian tại nhiệm

4.9.

Giải thích Tư pháp

4.10. Xét xử
4.11. Bồi thẩm viên
4.12. Thẩm quyền theo khu vực
4.13. Độc lập xét xử
4.14. Kháng cáo
4.15. Xây dựng vị trí của Tịa án
4.16. Quản lý tư pháp
4.17. Giám sát và trách nhiệm giải trình
4.18. Các chức chức khác của Tòa án
Kết luận
Trang | 7


5.

Thi hành án hình sự, dân sự

5.1.


Các loại thi hành án

5.2.

Tổ chức

5.3.

Mơ hình

5.4.

Chức năng, nhiệm vụ

5.5.

Quan hệ

5.6.

Q trình

5.7.

Cơ chế
Kết luận

6.


Luật sư và các dịch vụ pháp lý khác

6.1.

Tổ chức

6.2.

Điều chỉnh của nhà nước

6.3.

Luật sư

6.4.

Giáo dục và đào tạo luật sư

6.5.

Kỷ luật luật sư

6.6.

Giải quyết tranh chấp
Kết luận

7.

Cải cách tư pháp


7.1.

Sáng kiến cải cách

7.2.

Trách nhiệm

7.3.

Xây dựng mơ hình

7.4.

Xem xét

7.5.

Thực hiện

7.6.

Đánh giá

7.7.

Giải quyết các vấn đề đặt ra

7.8.


Giám sát
Kết luận

8.

Kết luận

8.1.

Các điểm mạnh và điểm yếu
Trang | 8


8.2.

Thách thức và những vấn đề đặt ra

8.3.

Các cải cách hiện tại

8.4.

Những vấn đề đặt ra cho cải cách trong tương
lai
Tài liệu tham khảo
Danh mục các từ tiếng Nhật

Báo cáo về Hàn Quốc

1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh
tế - xã hội

1.1.

Các sự kiện lịch sử chính

1.2.

Hệ thống kinh tế

1.3.

Hệ thống chính trị

1.4.

Các bên tham gia khác
Kết luận

2.

Điều tra hình sự

2.1.

Tổ chức


2.2.

Mơ hình

2.3.

Nhiệm vụ và chức năng

2.4.

Quan hệ

2.5.

Các bộ máy

2.6.

Điều tra viên hình sự
Kết luận

3.

Cơng tố/kiểm sát

3.1.

Tổ chức

3.2.


Mơ hình

3.3.

Nhiệm vụ và chức năng

3.4.

Quan hệ

3.5.

Các cơ chế

3.6.

Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch
Kết luận
Trang | 9


4.

Hệ thống tịa án

4.1.

Vai trị và vị trí


4.2.

Tổ chức

4.3.

Mơ hình

4.4.

Nhiệm vụ và chức năng

4.5.

Quan hệ

4.7.

Giáo dục và đào tạo tư pháp

4.8.

Các vấn đề về nghề nghiệp

4.9.

Đảm bảo nhiệm kỳ

4.10. Giải thích tư pháp
4.11. Việc xét xử

4.12. Bồi thẩm đồn
4.13. Phân định khu vực
4.14. Tính độc lập tư pháp
4.15. Kháng cáo
4.16. Xây dựng vị trí của Tịa án
4.17. Quản trị tư pháp
4.18. Giám sát và trách nhiệm
4.19. Các nhân viên Tòa án khác
4.20. Chi phí kiện tụng
Kết luận
5.

Thi hành án Dân sự và Hình sự

5.1.

Loại thi hành án

5.2.

Tổ chức

5.3.

Mơ hình

5.4.

Nhiệm vụ và chức năng


5.5.

Quan hệ

5.6.

Quy trình

5.7.

Các cơ chế
Trang | 10


Kết luận
6.

Luật sư và các dịch vụ pháp lý của luật sư

6.1.

Tổ chức

6.2.

Quy định của nhà nước

6.3.

Luật sư


6.4.

Giáo dục và đào tạo luật sư

6.5.

Kỷ luật luật sư

6.6.

Giải quyết tranh chấp
Kết luận

7.

Cải cách lĩnh vực tư pháp

7.1.

Đề xuất

7.2.

Trách nhiệm

7.3.

Thiết kế


7.4.

Xem xét kiến nghị

7.5.

Thực hiện

7.6.

Đánh giá

7.7.

Giải quyết vấn đề đặt ra

7.8.

Giám sát
Kết luận

8.

Kết luận

8.1.

Các điểm mạnh và điểm yếu

8.2.


Những thách thức và vấn đề gây tranh cãi

8.3.

Các cải cách hiện tại

8.4.

Những vấn đề đặt ra cho cải cách trong tương
lai
Tài liệu tham khảo
Tài liệu trực tuyến về pháp luật Hàn Quốc

Báo cáo về Liên bang Nga
1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh
Trang | 11


tế - xã hội
1.1

Các sự kiện lịch sử quan trọng

1.2

Hệ thống kinh tế


1.3

Hệ thống chính trị

1.4.

Các cơ quan liên quan khác
Kết luận

2.

Điều tra ban đầu và điều tra dự thẩm

2.1

Tổ chức

2.2

Mơ hình

2.3

Chức năng và nhiệm vụ

2.4

Quan hệ

2.5


Cơ chế

2.6

Điều tra viên hình sự
Kết luận

3.

Viện kiểm sát

3.1

Tổ chức

3.2

Mơ hình

3.3

Chức năng và nhiệm vụ

3.4

Quan hệ

3.5


Cơ chế

3.6

Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch
Kết luận

4.

Hệ thống Tịa án

4.1

Vai trị và vị trí

4.2

Tổ chức

4.3

Mơ hình

4.4

Chức năng và nhiệm vụ

4.5

Quan hệ


4.6

Đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán
Trang | 12


4.7

Các vấn đề về nghề nghiệp

4.8

Điều kiện bảo đảm nhiệm kỳ làm việc

4.9

Giải thích pháp luật thơng qua hoạt động xét
xử

4.10

Xét xử

4.11

Bồi thẩm viên và Hội thẩm viên

4.12


Phân định ranh giới khu vực

4.13

Tính độc lập tư pháp

4.14

Kháng cáo

4.15

Xây dựng vị trí tịa án

4.16

Quản lý tư pháp

4.17

Giám sát và báo cáo

4.18

Các cán bộ khác của Tịa án
Kết luận

5.

Thi hành án hình sự và dân sự


5.1

Các loại hình thi hành án

5.2

Tổ chức

5.3

Mơ hình

5.4

Chức năng và nhiệm vụ

5.5

Quan hệ

5.6

Thủ tục

5.7

Cơ chế
Kết luận


6.

Luật sư và các dịch vụ pháp lý khác

6.1

Tổ chức

6.2

Quy định của Nhà nước

6.3

Luật sư

6.4

Đào tạo và bồi dưỡng Luật sư

6.5

Chế độ kỷ luật đối với Luật sư

6.6

Giải quyết tranh chấp
Trang | 13



Kết luận
7.

Cải cách khu vực tư pháp

7.1

Khởi xướng

7.2

Trách nhiệm

7.3

Đề cương

7.4

Tham gia ý kiến

7.5

Thực hiện

7.6

Đánh giá

7.7


Biện pháp xử lý

7.8

Giám sát
Kết luận

8.

Kết luận

8.1

Các điểm mạnh và điểm yếu

8.2

Thách thức và tranh luận

8.3

Các cải cách hiện nay

8.4

Các vấn đề cần tiếp tục cải cách
Tài liệu tham khảo

Trang | 14



Trang | 15


Báo cáo về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Những người thực hiện:
Phó Giáo sư Vivienne Bath, Đại học Tổng hợp Sydney
Phó Giáo sư Sarah Biddulph, Đại học Tổng hợp Melbourne

1. Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội
1.1. Các sự kiện lịch sử quan trọng
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thành
lập năm 1949 sau một giai đoạn dài chiến tranh trên lãnh thổ của
mình. Đầu tiên là giữa Trung Quốc và Nhật. Tiếp theo đó là giữa các
lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Cộng hịa Trung
Hoa. Nước CHND Trung Hoa được thành lập bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ hay Đảng CSTQ) dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đơng và nhiều
nhóm tướng lĩnh, cán bộ lãnh đạo khác nhau - những người đã tham gia
từ thời kỳ hình thành và lớn mạnh của ĐCSTQ, nắm quyền lãnh đạo và
hoạch định chính sách của Trung Quốc cho đến khi Đặng Tiểu Bình qua
đời vào năm 1997. Cho đến năm 1911, Trung Quốc vẫn còn là một đế chế
được các triều đại kế tiếp nhau trị vì với sự trợ giúp của bộ máy
quan liêu khắp cả nước gồm những người được bổ nhiệm sau khi đỗ đạt
tại các kỳ thi do triều đình tổ chức. Triều đại cuối cùng trị vì
Trung Quốc là nhà Thanh, có nguồn gốc từ Mãn Châu và về mặt dân tộc
khơng phải là người Hán Trung Hoa (nhóm dân tộc lớn nhất ở Trung
Quốc). Nhà Thanh lên ngôi từ năm 1644 kế tiếp triều đại nhà Minh.

Nhà Thanh về cơ bản kế tục hệ thống chính quyền trước đó với một số
thay đổi nhằm thể chế hóa luật lệ Mãn Châu. Nhà Thanh suy yếu dần
trong suốt thế kỷ 19 do nhiều yếu tố kết hợp như cai trị yếu kém, sự
hiện diện và ưu thế ngày càng gia tăng của các thế lực phương Tây
(vốn có vũ khí và thế lực mà quân quyền nhà Thanh không thể kháng cự
lại nổi), các cuộc khởi nghĩa trong nước và thất bại trong việc
thích nghi và hiện đại hóa phù hợp với tình hình mới.
Nước Cộng hịa Trung Hoa ra đời năm 1912 với vị Tổng thống đầu
tiên là Viên Thế Khải. Tuy nhiên, chính quyền mới này khơng thể làm
chủ tồn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Khơng lâu sau đó Trung Quốc bị chia
thành một số lãnh địa do các võ tướng cai quản. Mặc dù Tưởng Giới
Trang | 16


Thạch - lên cầm quyền từ những năm 1920 – đã giành được lãnh thổ
trong cuộc chiến tranh chống lại các võ tướng nhưng chính quyền của
ơng bị suy yếu do sự lớn mạnh của ĐCSTQ cũng như cuộc xâm lăng của
người Nhật. ĐCSTQ giành chiến thắng trong cuộc nội chiến sau khi kết
thúc Đại chiến Thế giới lần thứ II với sự thất bại của người Nhật.
Nước CHND Trung Hoa thành công trong việc thống nhất Trung Quốc (trừ
Đài Loan - nơi trở thành cứ điểm của chính quyền Cộng hịa Trung Hoa,
Hong Kong - khi đó vẫn thuộc quyền quản lý của Vương quốc Anh, và
Macao - do người Bồ Đào Nha quản lý). Năm 1997, Hong Kong được trao
trả cho Trung Quốc theo cơ chế chính quyền được biết đến là “một
quốc gia, hai chế độ”, theo đó Hong Kong được trao quy chế tự trị
khá lớn về các mặt chính trị, kinh tế và tư pháp. Macao được trao
lại cho Trung Quốc năm 1999 theo một trật tự tương tự.
Đảng CSTQ bắt tay vào việc xây dựng lại Trung Quốc, ban đầu
trên cơ sở mơ hình Xơ viết và sau đó trên cơ sở các học thuyết tư
tưởng và kinh tế do Đảng đề ra nhằm bảo đảm sự phù hợp với điều kiện

hoàn cảnh Trung Quốc. Từ năm 1949, Đảng CSTQ - mặc dù có đôi lần bị
chia rẽ do bất đồng quan điểm nội bộ và đấu tranh phe phái - đã ln
duy trì được địa vị thống trị của mình trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế và hành chính. Sự lãnh đạo của Đảng CSTQ đã được đánh dấu
bằng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng có liên quan đến sự phát triển
của hệ thống pháp luật và tư pháp. Cuộc vận động chống phái hữu
trong những năm 1957 -1958 do ông Mao phát động như một cách để loại
trừ tình trạng bất đồng quan điểm nội bộ, dẫn đến kết cục có khoảng
300.000 trí thức và những người có tư tưởng đổi mới (kể cả nhiều
thẩm phán và luật sư) bị trừng phạt hoặc đi đày ở vùng nông thôn.
Gần như cùng thời gian đó, chính quyền Trung Quốc bất hịa với phía
Liên Xơ - nước đã cung cấp nguồn viện trợ lớn dưới hình thức trang
thiết bị, chuyên gia tư vấn và kỹ thuật - dẫn đến việc Liên Xô chấm
dứt viện trợ và rút toàn bộ chuyên gia vào năm 1960. Thời gian cuối
những năm 1950 cũng chứng kiến sự khởi đầu của cái gọi là “Đại nhảy
vọt” - chính sách đẩy mạnh tập thể hóa, bố trí lại các ngành cơng
nghiệp và khuyến khích sự tự cung tự cấp - mà hậu quả là đã gây ra
nạn đói trên khắp nước Trung Quốc vào đầu những năm 1960. Năm 1966,
bắt đầu cuộc “Cách mạng Văn hóa”, kéo dài cho đến 1976. Trong thời
gian đó, dưới danh nghĩa chỉnh đốn tư tưởng chính trị, nhiều nhà trí
thức, doanh nhân và những người khác đã bị thanh trừng, tịch thu tài
sản hay đày về vùng nông thôn. Sự tàn phá của Cách mạng Văn hóa
khiến cho nhiều trường phổ thơng và đại học phải đóng cửa, hoạt động
sản xuất và cơng nghiệp bị đình trệ, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh
Trang | 17


tế, hệ thống pháp luật bị phá hủy và làm gia tăng sự cô lập của
Trung Quốc trên trường quốc tế.
Sau khi Mao Trạch Đơng qua đời, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền

lãnh đạo và áp dụng phương thức tiếp cận thực dụng hơn đối với các
vấn đề kinh tế. Thực hiện chính sách “Mở cửa” được Đặng Tiểu Bình
khởi xướng năm 1979, Trung Quốc khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm
khởi động lại nền kinh tế, mở lại trường đại học, sửa đổi Hiến pháp
và bắt đầu quá trình tái lập hệ thống pháp luật và tư pháp toàn
diện. Luật Hình sự là một trong những đạo luật đầu tiên được ban
hành như một phần của chính sách này. Sau giai đoạn mở cửa và phát
triển mạnh mẽ, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào
năm 2001. Trung Quốc cũng trở thành thành viên của khá nhiều điều
ước quốc tế, bao gồm cả các công ước về nhân quyền. Những điều ước
này đã có tác động nhất định lên sự phát triển của hệ thống pháp
luật ở Trung Quốc (Xin xem Spence, 1990; Chen Jianfu, 2008;
Cotterell, 1988).
1.2. Hệ thống kinh tế
Ngay sau khi nước CHND Trung hoa được thành lập, chính quyền đã
khởi xướng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của mình. Trong những năm
1950, chính quyền Trung Quốc thực hiện việc tập thể hóa nơng nghiệp,
đặt các xí nghiệp ở khu vực thành thị dưới sự kiểm soát của Nhà nước
bằng cách chuyển mọi tư liệu sản xuất vào các nhà máy, xí nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước và kiểm soát sự chuyển dịch lao động khắp
Trung Quốc. Đến năm 1979, nền kinh tế lâm vào tình trạng đình trệ.
Chính sách “Mở cửa” và các chính sách sau đó đã đem lại lợi ích cho
nơng dân bằng cách áp dụng chính sách nơng nghiệp thống hơn, khuyến
khích đầu tư nước ngồi, hợp nhất và cơ cấu lại khu vực công nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước tuy quy mô to lớn nhưng kém hiệu quả. Trung
Quốc cũng cho phép và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển
cũng như áp dụng các biện pháp tăng cường tính hiệu quả của nền kinh
tế như tự do hóa hệ thống lao động bằng cách từng bước bãi bỏ chế độ
tuyển dụng suốt đời, bãi bỏ hạn chế chuyển dịch lao động, đưa vào áp
dụng hệ thống hợp đồng lao động, thiết lập thị trường chứng khốn và

từng bước cơng nhận quyền sở hữu tư nhân. Lời nói đầu của Hiến pháp
năm 1982 (bản Hiến pháp thứ tư kể từ khi nước CHND Trung Hoa được
thành lập) tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ còn “ở giai đoạn đầu của chủ
nghĩa xã hội trong thời gian dài sắp tới”. Vì lẽ đó, mọi chính sách
chính thống phải thể hiện nhất quán rằng Trung Quốc cần phải được
xem như là một “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN)” (hơn
Trang | 18


là nền kinh tế thị trường cộng sản chủ nghĩa) và pháp luật cũng như
các chính sách phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ và tăng
cường nền kinh tế thị trường XHCN. Tuy nhiên, để đáp ứng u cầu, ví
dụ, đối phó với các hoạt động chống bán phá giá đối với hàng hóa
Trung Quốc ở nước ngồi, chính quyền Trung Quốc tích cực vận động
hành lang để được đối xử như một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Lấy
ví dụ, như là món q của chính quyền Úc trao cho Trung Quốc khi bắt
đầu các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc
năm 2004, Úc đã thừa nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường cho
mục đích áp dụng pháp luật của Úc.
Mặc dù nội hàm của khái niệm nền kinh tế thị trường XHCN chưa
hoàn toàn rõ và trên nhiều phương diện, nền kinh tế Trung Quốc đã
hoạt động như một nền kinh tế thị trường nhưng Trung Quốc vẫn tiếp
tục duy trì một khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước có quy mơ lớn.
Thêm nữa, các cơ quan chính quyền và tổ chức ĐCSTQ ở tất cả các cấp
vẫn đóng một vai trị tích cực trong hoạt động kinh tế chứ không chỉ
giới hạn ở vai trị truyền thống của chính quyền về lập kế hoạch,
điều chỉnh và quản lý các khu vực kinh doanh. Các cấp chính quyền
Trung Quốc và cá nhân các đảng viên, công chức tham gia trực tiếp
vào hoạt động kinh doanh, không chỉ thông qua các doanh nghiệp thuộc
sở hữu nhà nước, nơi mà chính quyền ở mọi cấp đóng vai trị chủ đầu

tư, mà cịn thơng qua mối quan hệ khăng khít với các cơng ty và doanh
nghiệp địa phương hoặc, trong một số trường hợp, cịn có các khoản
đầu tư riêng vào các cơ sở đó.
Chính sách hiện hành của Nhà nước Trung Quốc là duy trì sự hiện
diện rộng khắp của Nhà nước trong nền kinh tế, dưới hình thức các
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước tại các cấp chính quyền khác nhau
(Thơng báo của Văn phòng Quốc vụ viện truyền đạt ý kiến của Uỷ ban
quản lý và giám sát tài sản nhà nước của Trung Quốc (SASAC) hướng
dẫn về tăng cường sắp xếp tài sản thuộc sở hữu nhà nước và cơ cấu
lại các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 2006). Căn cứ vào chính
sách “Các trụ cột chính” của nền kinh tế này, khu vực nhà nước tiếp
tục nắm giữ đa số lợi ích trong một số lĩnh vực quan trọng đối với
Nhà nước, chẳng hạn như viễn thông và sắt thép, cũng như sẽ tiếp tục
hiện diện mạnh mẽ trong một số lĩnh vực khác. Đầu tư nước ngoài vào
những lĩnh vực này bị hạn chế và sự tham gia của tư nhân Trung Quốc
vào những lĩnh vực do khu vực nhà nước kiểm sốt cũng bị hạn chế.
Chính quyền Trung Quốc ban hành kế hoạch 5 năm liên quan đến
hoạt động kinh tế, ban hành và thực thi các chính sách định hướng
Trang | 19


nền kinh tế của đất nước liên quan đến các lĩnh vực như phát triển
các công ty công nghệ cao, khuyến khích các loại hàng hóa bản địa
v.v. Nhà nước cũng duy trì chính sách quản lý giá đối với một số mặt
hàng trọng yếu như dầu lửa (một lĩnh vực mà ở đó các cơng ty thuộc
sở hữu nhà nước thống trị thị trường Trung Quốc). Tuy nhiên, Chính
phủ bị ràng buộc bởi các cam kết của mình khi gia nhập WTO liên quan
đến vấn đề áp dụng trợ cấp và ưu đãi cho hàng hóa trong nước cũng
như khơng ngớt chịu áp lực từ các chính phủ nước ngoài, đặc biệt là
Hoa Kỳ, liên quan đến việc quản lý, điều hành kinh tế trong phạm vi

ảnh hưởng tới thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài cũng như hoạt
động của các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc (Xem Spence, 1990;
Chen Jianfu, 2008; Cotterell, 1988; DFAT website, 2010).
1.3. Hệ thống chính trị
Quyền lãnh đạo và thẩm quyền
Theo Hiến pháp, nước CHND Trung Hoa là “Nhà nước XHCN dưới nền
chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo trên cơ
sở liên minh công nông” (Điều 1). Đại hội đại biểu nhân dân toàn
quốc (Quốc hội) là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 57).
Quốc hội bao gồm các đại biểu là những người, theo quy định của Hiến
pháp, được bầu từ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các
khu tự trị của Trung Quốc (Điều 59). Chủ tịch nước CHND Trung Hoa
(hiện là ông Hồ Cẩm Đào) do Quốc hội bầu ra nhưng theo Hiến pháp
không được trao nhiều quyền hạn độc lập. Cơ quan hành pháp tối cao
theo Hiến pháp là Quốc vụ viện (Chính phủ) do Thủ tướng đứng đầu
(hiện là ơng Ơn Gia Bảo) (Điều 85). Tương tự, từng tỉnh, khu vực và
thành phố ở Trung Quốc có Hội đồng nhân dân (HĐND). Tuy nhiên, Trung
Quốc khơng phải là một liên bang mà là một quốc gia đơn nhất. Trung
Quốc thực hiện chế độ “dân chủ tập trung” theo Hiến pháp, theo đó
quyền lực được tập trung ở trung ương và các cơ quan chính quyền địa
phương được cơ quan cấp cao hơn giao quyền (mặc dù trong thực tiễn
điều này cũng có nghĩa là chính quyền địa phương cũng có quyền tự
chủ đáng kể) (Chen Jianfu, 2008, tr. 125).
Đảng CSTQ khơng có vai trị lớn trong Hiến pháp. Đảng chỉ được
đề cập trong Lời nói đầu khi nói đến “vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng
sản”. Tuy nhiên, mọi người đều thống nhất rằng Đảng CSTQ là lực
lượng lãnh đạo Trung Quốc và các đại hội của Đảng Cộng sản, được tổ
chức 5 năm một lần, sẽ ra quyết định về những vấn đề chính sách quan
trọng và chính họ là mới là những nhà hoạch định chính sách và lãnh
đạo của Trung Quốc. Hệ thống chức vụ song song trong Đảng và chính

Trang | 20


quyền có nghĩa là cơng chức nói chung nắm giữ cả hai vị trí trong
các cơ quan Đảng và chính quyền. Ví dụ, Ơng Hồ Cẩm Đào là Tổng bí
thư Đảng Cộng sản. Tất cả các nhà lãnh đạo quan trọng trong chính
quyền Trung Quốc, bao gồm cả Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ
tướng Ơn Gia Bảo và nhiều người khác đều giữ các chức vụ cao trong
Đảng Cộng sản. Chẳng hạn, ông Chu Vĩnh Khang là thành viên của Bộ
Chính trị và Quốc vụ viện, đồng thời cũng là thành viên của Nhóm
lãnh đạo hàng đầu của Đảng trong Quốc vụ viện, Phó bí thư Ủy ban các
vấn đề pháp lý và chính trị (Ủy ban Chính pháp), nguyên Bộ trưởng Bộ
Công an (thông tin từ trang tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc). Ông
Vương Thắng Tuấn, Chánh án Tòa án tối cao là thành viên của Ủy ban
Trung ương ĐCSTQ, đồng thời là bí thư Ban Chính pháp; Tào Kiến Minh,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng là một thành viên
của Ủy ban trung ương Đảng và của Ủy ban Chính pháp (trang thông tin
điện tử Chinapeace). Thành viên của một số cơ quan trọng yếu như Ủy
ban Quân sự Trung ương (có hai cơ quan có tên như vậy - một là cơ
quan chính phủ, được thành lập theo Hiếp pháp, và một là cơ quan
thuộc Đảng CSTQ) trùng nhau hoàn toàn. Đảng CSTQ cịn kiểm sốt bộ
máy chính quyền thơng qua việc bổ nhiệm đảng viên vào các chức vụ
quan trọng trong chính quyền và cả ở những cơ quan khác. Những phân
tích trong Báo cáo này sẽ cho thấy Đảng CSTQ có vai trị quan trọng
trong cả q trình lập pháp, cải cách tư pháp và, trong một số
trường hợp, hoạt động tư pháp thường nhật tại Trung Quốc.
Việc bầu cử đại biểu vào Quốc hội và HĐND cấp tỉnh bị kiểm sốt
chặt chẽ. Các đảng khác khơng phải là ĐCSTQ có đại diện trong Ủy ban
Tư vấn Nhân dân Trung Quốc nhưng khơng có ảnh hưởng hoặc ít tham gia
vào q trình hoạch định chính sách. Đã có một số cuộc thử nghiệm

bầu cử dân chủ ở cấp thôn bản hay cấp “cơ sở” nhưng thử nghiệm này
chưa được áp dụng cho các cuộc bầu cử rộng hơn đối với các chức vụ
cao hơn.
Mục tiêu, mục đích và định hướng phát triển của khu vực tư pháp
Hệ thống tư pháp hiện hành của Trung Quốc được hình thành chủ
yếu từ khi bắt đầu quá trình cải cách từ năm 1978 cho đến 1979. Từ
thời điểm này cho thấy một sự phát triển hết sức nhanh chóng và tồn
diện, với việc hình thành một hệ thống pháp lý để điều chỉnh các
quan hệ xã hội quan trọng cũng như việc thực hiện và cải cách hệ
thống tư pháp, từ điều tra, truy tố đến xét xử. Cùng với hệ thống
tòa án, hệ thống pháp lý và xã hội khuyến khích việc áp dụng các hệ
thống giải quyết tranh chấp thay thế như trọng tài và hòa giải cũng
Trang | 21


như hệ thống khiếu nại ngồi tư pháp (hay cịn gọi là “đơn thư và
kiểm tra”) để công dân Trung Quốc có thể khiếu nại các hoạt động của
các cơ quan hành chính. Cách thức hoạt động của hệ thống này sẽ được
giới thiệu chi tiết hơn tại các phần sau trong Báo cáo này.
Trong lịch sử, pháp luật Trung quốc dưới triều Thanh chủ yếu
mang đặc tính hình sự. Việc quy định tội phạm và hình phạt chủ yếu
dựa trên các khái niệm pháp lý và nguyên lý của Đạo Khổng. Cuối
triều Thanh, để cập nhật hệ thống pháp luật và đối phó với việc bất
tn phục triều đình của các thế lực nước ngoài xâm chiếm Trung
Quốc, nhiều nỗ lực đã được triều đình nhà Thanh thực hiện nhằm mục
tiêu sửa đổi pháp luật hình sự cũng như xây dựng và thực hiện một hệ
thống luật thương mại vừa có thể chấp nhận ở Trung Quốc, vừa được
các thế lực nước ngồi đồng tình, đồng thời cho phép Trung Quốc hịa
nhập hồn tồn vào thế giới (Bath, 1977). Những đạo luật mới này đã
tham khảo nhiều yếu tố thuộc cả hệ thống thông luật lẫn hệ thống

luật dân sự (hiện nay, cách làm này vẫn được áp dụng trong quá trình
cải cách pháp luật ở Trung Quốc). Quốc dân Đảng đã dựa vào những
hoạt động cải cách đầu tiên này để xây dựng hệ thống pháp luật và
tòa án của mình, kết hợp với các nguyên tắc trong các tác phẩm của
Tơn Dật Tiên, trong đó nhấn mạnh đến chủ nghĩa dân tộc, dân chủ và
đời sống của nhân dân (Chen Jianfu, 2008, tr. 30 - 38). Khi Đảng
CSTQ tiếp quản Đại lục năm 1949, một trong những mục tiêu của Đảng
là xóa bỏ hệ thống pháp luật của Quốc dân Đảng để xây dựng một hệ
thống pháp luật mang tính giai cấp, khơng cần có luật thành văn mà
dựa vào các đường lối chính sách của Đảng, các luật, nghị định và
văn bản pháp luật khác do Chính quyền nhân dân biên soạn. Trong thời
kỳ này, các học thuyết pháp lý và tư tưởng Xơ viết có ảnh hưởng rất
lớn đến tư duy lập pháp và cấu trúc hệ thống pháp luật. Kết hợp với
một số luật sư và thẩm phán được đào tạo trước năm 1949, Hiến pháp
đầu tiên đã được ban hành năm 1954 và hệ thống tòa án bốn cấp hiện
nay (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân
dân cấp trung và Tòa án nhân dân cấp cơ sở) đã được thành lập. Tuy
nhiên, phong trào Chống cánh hữu bắt đầu từ năm 1957 đã thực hiện
việc thanh trừng các luật sư và học giả pháp lý, những người chỉ
trích việc thực hiện pháp luật và cách tiếp cận mang màu sắc cộng
sản đối với hệ thống pháp luật Trung Quốc. Cải cách định chế hệ
thống pháp luật và tư pháp bị thoái trào mãi cho đến khi Chính sách
mở cửa được khởi xướng. Nhìn chung, các quan điểm thể hiện trong
pháp luật giai đoạn này phản ảnh tư tưởng cho rằng trong một nhà
nước lý tưởng dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa không cần phải có pháp
Trang | 22


luật hoặc một hệ thống pháp luật chính thống. Do đó, pháp luật cần
phục vụ những mục tiêu chính trị trong những giai đoạn nhất định.

(Peerenboom, 2002, tr. 43 - 46). Trong thực tiễn, trước năm 1979, hệ
thống pháp luật của Trung Quốc do Đảng Cộng sản chi phối và kiểm
soát chặt chẽ, hoạt động xây dựng pháp luật diễn ra rất rời rạc,
hoạt động đào tạo luật sư hầu như bị đình chỉ, thẩm phán khơng được
đào tạo hiệu quả và khơng có quyền độc lập khi xét xử vụ án (xin xem
cụ thể hơn trong báo cáo này, xem Peerenboom, 2002 và Chen Jianfu,
2008.)
Ơng Đặng Tiểu Bình, người tiếp quản việc điều hành Trung Quốc
trong bối cảnh hỗn loạn sau cuộc Cách mạng văn hóa, đã nhìn thấy sự
cần thiết phải có pháp luật. “Phải có pháp luật để mọi người tuân
theo; pháp luật phải được tuân thủ; pháp luật phải được thi hành
nghiêm ngặt; người vi phạm pháp luật phải bị xử lý.” (trích dẫn
trong Chen Jianfu, 2008, tr. 52). Điều đó khơng có nghĩa là pháp
luật tách rời hoặc đứng trên chính sách của Đảng Cộng sản. Tuy
nhiên, điều đó có nghĩa là phải có pháp luật thành văn. Mối quan hệ
giữa chính sách và Đảng Cộng sản, vai trò của luật thành văn và tòa
án và các cơ quan khác chịu trách nhiệm thi hành pháp luật tiếp tục
tạo nên những khó khăn thực tế ở Trung Quốc. Theo Chen Jianfu, cải
cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế nhà nước và cuối cùng là “nền kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống
pháp luật và hệ thống tư pháp và đã mở ra cuộc tranh luận giữa các
học giả về bản chất của pháp luật và việc phát triển hệ thống pháp
luật cũng như tư pháp. Năm 1999, Hiến pháp sửa đổi (Điều 5) đã quy
định rằng: “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thực hiện quản lý theo pháp
luật và xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.” Yêu cầu
cải cách càng thêm mạnh mẽ khi Trung Quốc gia nhập WTO, đòi hỏi phải
sửa đổi cơ bản pháp luật thương mại và kinh tế của Trung Quốc, cam
kết minh bạch và tăng cường sự tham gia của Trung Quốc với cộng đồng
quốc tế và gia nhập các thỏa ước quốc tế quan trọng (Chen Jianfu,
2008, tr. 63 - 66; Bath, 2009).

Ngồi những bình luận và đóng góp tích cực vào các học thuyết
pháp lý và nội dung của văn bản pháp luật của các học giả Trung
Quốc, hệ thống pháp luật và tư pháp của Trung Quốc dựa khá nhiều vào
luật pháp, khái niệm và tham khảo, học tập từ các hệ thống pháp luật
khác. Như đã nói trên, pháp luật Xơ viết đóng vai trò rất quan trọng
vào những năm 1950. Từ cuối những năm 1970, trong q trình soạn
thảo luật, chính phủ cũng tham khảo kinh nghiệm của các nước từ hệ
thống thông luật, dân luật và hệ thống xã hội chủ nghĩa nhằm thiết
Trang | 23


lập một hệ thống pháp luật phù hợp với các mục tiêu của Trung Quốc
(Chen Jianfu, 2008, tr. 65 - 75; Clarke, 2006; Erie, 2009).
Hệ thống pháp luật Trung Quốc không chỉ bao gồm các văn bản
pháp luật do Quốc hội và hội đồng nhân dân địa phương thông qua mà
còn bao gồm rất nhiều loại quy định, quy tắc, nghị định do cơ quan
hành chính thơng qua. Q trình ban hành pháp luật bị giới hạn bởi
Hiến pháp, theo đó, mọi văn bản luật hoặc quy tắc hay quy định hành
chính đều khơng được trái với Hiến pháp (Điều 5). Theo quy định tại
Điều 58 Hiến pháp, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội “thực hiện
quyền lập pháp của Nhà nước.” Quốc hội có thể sửa đổi Hiến pháp
(Điều 62), ban hành và sửa đổi “các đạo luật cơ bản quy định tội
phạm hình sự, các vấn đề dân sự, bộ máy nhà nước và những vấn đề
khác”, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước và, theo đề nghị của Chủ tịch
nước, bầu Thủ tướng và Quốc vụ viện. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm
có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư và các thành viên
khác do Quốc hội bầu. Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể ban hành và
sửa đổi luật trừ những đạo luật phải do chính Quốc hội ban hành. Các
quy định này được Luật Ban hành văn bản pháp luật năm 2000 quy định
cụ thể hơn như sau: “Luật quốc gia” chỉ được ban hành để điều chỉnh

các vấn đề liên quan đến quyền tự chủ quốc gia, thành lập và hoạt
động của cơ quan dân cử, chính phủ, tịa án và kiểm sát, luật hình
sự, việc tước các quyền chính trị hoặc tự do của cơng dân, việc tịch
thu tài sản không thuộc sở hữu nhà nước, các thiết chế dân sự cơ
bản, hệ thống kinh tế, thuế, hải quan, hệ thống tài chính và ngoại
thương, hệ thống tranh tụng và trọng tài. Ủy ban thường vụ Quốc hội
có trách nhiệm giải thích Hiến pháp, giải thích (và sửa đổi) luật
(Điều 67 Hiến pháp). Các văn bản giải thích luật cũng có hiệu lực
như luật (Điều 74 Luật Ban hành văn bản pháp luật). Việc trao quyền
giải thích luật cho Ủy ban thường vụ Quốc hội mà khơng phải cho tịa
án khiến cho tịa án gặp nhiều khó khăn khi gặp phải những văn bản
pháp luật do nhiều cấp chính quyền ban hành.
Quốc vụ viện là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất (Hiến
pháp, Điều 85), khơng chỉ có quyền trình các đề xuất lên Quốc hội và
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc vụ viện cịn có quyền thơng qua các
biện pháp hành chính, quy định, quy tắc hành chính, ban hành lệnh và
quyết định. Các quy định hành chính được ban hành để điều chỉnh
những vấn đề cần thiết nhằm thi hành pháp luật (chẳng hạn như Quy
định thi hành Luật Hợp đồng lao động) hay những vấn đề thuộc thẩm
quyền riêng của Quốc vụ viện theo Điều 89 của Hiến pháp, như quy
định sự lãnh đạo thống nhất, các vấn đề về kinh tế, giáo dục, khoa
Trang | 24


×