MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................2
B. NỘI DUNG.........................................................................................3
I. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG................................................3
1. Khái niệm thị trường.............................................................................3
2. Các loại thị trường................................................................................3
3. Vai trò và chức năng của thị trường......................................................3
II. THỰC TRẠNG CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.............5
1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ.............................................................5
2. Thị trường tài chính...............................................................................6
3. Thị trường lao động...............................................................................8
4. Thị trường đất đai.................................................................................9
5. Thị trường khoa học và công nghệ......................................................10
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ
CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM............................................11
1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần..................11
2. Thực hiện tốt vai trò, chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế.............11
3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, giữa vững ổn định
chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp..................................................12
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................17
A. LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường từ nền kinh tế tập trung bao
cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trong
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã vạch ra rõ ràng và dứt khoát hơn chủ trương
xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế thị trường
tất yếu phải bao gồm trong đó tất cả các loại thị trường bộ phận. Từ đó để nền
kinh tế thị trường vận hành tốt thì trước tiên các thị trường bộ phận phải phát
triển, từng loại thị trường có mạnh có cân đối thì nền kinh tế thị trường mới
phát triển một cách toàn diện. Có thể coi các loại thị trường như một cơ thể
sống phải có đầy đủ các bộ phận của cá thể. Tuy nhiên trong cá thể sống mọi
bộ phận không thể cùng một lúc được hình thành và phát triển như cơ thể lúc
đã trưởng thành. Nền kinh tế thị trường cũng vậy, để có thể vận hành thì phải
nhen nhóm, ấp ủ, hình thành và phát triển dần từng bước. Vì vậy cần có
phương hướng và biện pháp để phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Phát triển đồng bộ các loại thị trường là một yếu tố cơ bản của quá trình
đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua nhờ có sự đổi mới
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã
từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, đời sống nhân dân được nâng
cao. Với tốc độ tăng trưởng đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc đã
khẳng định đường đi đúng đắn của Đảng và vai trò quan trọng của việc phát
triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Việc nhận thức điều đó là rất cần thiết em muốn dùng những kiến thức
đã học của mình để phân tích vấn đề nêu trên nhằm đưa ra ý kiến của mình để
cô xem xét, đánh giá phê bình giúp em đưa ra được những nhận thức và suy
nghĩ đúng đắn có khoa học hơn. Mặc dù đã cố gắng tìm tòi tài liệu, nghiên
cứu bài giảng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong cô chỉ bảo
tận tình cho em để em cố những bài nghiên cứu tốt hơn về sự phát triển kinh
tế xã hội trong những năm tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn.
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm thị trường
Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó người
mua và người bán là một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định
giá và số lượng hàng hoá.
2. Các loại thị trường
Cũng như ở nhiều nền kinh tế thị trường khác cho đến nay các loại thị
trường chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta được xác định gồm có:
- Thị trường hàng hoá và dịch vụ;
- Thị trường tài chính;
- Thị trường lao động;
- Thị trường đất đai - bất động sản;
- Thị trường khoa học công nghệ.
3. Vai trò và chức năng của thị trường
a. Vai trò của thị trường
Thị trường có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường của quốc
gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất
thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Giá cả và nguồn lực lao động luôn
biến động bảo đảm các nguồn lực có hạn được sử dụng để sản xuất đúng hàng
hoá dịch vụ mà xã hội cần. Khi gộp tất cả các thị trường khác nhau lại như lúa
gạo, chè, đất đai, vốn,... chúng ta có một hệ thống thực nghiệm rộng lớn: Đó
là một hệ thống tạo ra một sự cân đối giữa giá cả và sản xuất bằng cách cân
đối giữa người bán và người mua trong mỗi một thị trường này, nền kinh tế sẽ
đồng thời giải quyết ba vấn đề: sản xuất hàng hoá gì? sản xuất hàng hoá đó
thế nào? và hàng hoá đó sản xuất ra cho ai?
Vấn đề thứ nhất là sản xuất hàng hoá gì? Hằng ngày mỗi khi người tiêu
dùng quyết định mua mặt hàng này chứ không phải mặt hàng kia mặt khác
động cơ của doanh nghiệp là lợi nhuận, doanh nghiệp bị lợi nhuận cao lôi
cuốn vào sản xuất mặt hàng có mức cầu cao bỏ lại nhiều khu vực có lợi nhuận
thấp. Như vậy đây là một chu kỳ khép kín.
Vấn đề thứ hai là sản xuất hàng hoá đó thế nào? Ta thấy sản xuất hàng
hoá được xác định bởi sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Cách duy nhất để
các nhà sản xuất cạnh tranh được về giá cả và tối đa lợi nhuận của mình là
giảm mức chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng phương thức sản xuất
đơn giản nhất.
Vấn đề thứ ba là sản xuất hàng hoá đó cho ai? Sản xuất hàng hoá đó cho
ai được xác định bởi mối quan hệ cung cầu ở thị trường nhân tố sản xuất (đất
đai, lao động, vốn) những thị trường này xác định mức lương tiền thuê đất, lãi
suất, lợi nhuận những thứ này đi vào thu nhập của mọi người.
b. Chức năng của thị trường
Chức năng thứ nhất là chức năng thừa nhận. Thị trường là nơi gặp gỡ
giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhà doanh nghiệp đưa hàng hoá của
mình vào thị trường với mong muốn bán được nhiều hàng hoá với giá cả bù
đắp được mọi chi phí và có nhiều lợi nhuận. Mặt khác người tiêu dùng tìm
đến thị trường mua những hàng hoá đúng công dụng, hợp thị hiếu và có khả
năng thanh toán. Trong quá trình diễn ra trao đổi; có hai khả năng xảy ra một
là thừa nhận hoặc không thừa nhận. Nếu không được thừa nhận thì trong quá
trình này tái sản xuất sẽ bị ách tắc không thực hiện được, còn nếu được thực
hiện thì quá trình sản xuất vẫn hoạt động bình thường.
Chức năng thứ hai là chức năng thực hiện: thị trường là nơi diễn ra các
hành vi mua bán. Người ta thường cho rằng thực hiện về giá trị là quan trọng
nhất. Nhưng sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi giá trị sử dụng được thực
hiện.
Chức năng điều tiết: chức năng điều tiết của thị trường được thực hiện
thông qua sự hình thành giá cả dưới tác động của quy luật giá trị và quy luật
cạnh tranh trong quan hệ cung cầu hàng hoá. Việc giải quyết quan hệ giữa số
cung và số cầu nhằm đảo bảo giá trị tái sản xuất trôi chảy. Trong quá trình
định giá, chức năng điều tiết của thị trường được thực hiện thông qua sự phân
bố lực lượng sản xuất từ ngành này sang ngành khác từ khu vực này sang khu
vực khác đối với người sản xuất. Đồng thời hướng dẫn tiêu dùng và xây dựng
cơ cấu tiêu dùng đối với người tiêu dùng.
Chức năng thông tin: Chức năng thông tin thể hiện ở chỗ nó chỉ ra cho
người sản xuất biết nên sản xuất hàng hoá nào khối lượng bao nhiêu nên tung
ra thị trường ở thời điểm nào, nó chỉ ra cho người tiêu dùng biết nên mua một
lượng hàng hoá hay một mặt hàng hoá thay thế nào đó hợp với khả năng thu
nhập của họ. Thị trường có chứa đựng thông tin về tổng số cung, cầu, cơ cấu
cung cầu, quan hệ cung cầu của từng loại hàng hoá, chi phí sản xuất giá thị
trường chất lượng sản phẩm, điều kiện tìm kiếm thị trường, tập hợp các yếu tố
sản xuất và phân phối sản xuất. Đây là những thông tin cần thiết để người sản
xuất và người tiêu dùng ra quyết định phù hợp với lợi ích của mình.
II. THỰC TRẠNG CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1. Thị trường hàng hoá và dịch vụ
Thị trường hàng hoá và dịch vụ được hình thành sơ khai ngay trong thời
kỳ kế hoạch hoá tập trung và đến nay nó đã phát triển khá tốt. Thị trường này
hoạt động ngày càng sôi động, lượng hàng hoá đưa vào lưu thông tăng liên
tục tốc độ cao đáp ứng được yêu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống dân cư
đã hình thành được thị trường truyền thống và thông suốt trong cả nước, mở
rộng và phát triển thị trường quốc tế từng bước đưa thị trường trong nước hội
nhập khu vực và quốc tế.
Thị trường này đã có đủ các thành phần kinh tế góp mặt và sự vận hành
của nó về cơ bản được tuân thủ theo các quy luật khách quan.
Tuy nhiên thị trường hàng hoá dịch vụ cũng đang đứng trước những
thách thức về chất lượng và hiệu quả trong thế cạnh tranh với các nước vẫn
còn phân tán, manh mún quy mô nhỏ, chất lượng hàng hoá kém, tính cạnh
tranh chưa cao, sức mua còn thấp, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ trong khi
hàng hoá nước ngoài tràn vào làm cho các doanh nghiệp trong nước càng khó
khăn trong thế cạnh tranh.
Thị trường và sức mua phát triển không đồng đều trong phạm vi cả nước
ta. Sức mua thấp đặc biệt là ở nông thôn, vùng núi, vùng xa, trong khi hàng
hoá nước ta sản xuất khó tiêu thụ thì tình trạng buôn lậu hàng giả, hàng lậu
lưu thông trên thị trường đang làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng và
các doanh nghiệp.
Vấn đề quản lý của Nhà nước đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ còn
nhiều bất cập. Việc quản lý thị trường hàng hoá dịch vụ đang gặp khó khăn.
Hệ thống chính sách pháp luật có nhiều tiến bộ nhưng tính đồng bộ còn yếu
việc phân tích dự báo thị trường chưa đi vào nề nếp và chưa thật chính xác.
2. Thị trường tài chính
a. Thị trường tiền tệ
Trước những năm 1990, hoạt động của tiền tệ, tín dụng và ngân hàng
còn mang nặng tính bao cấp, gắn với biện pháp quản lý hành chính pháp lệnh.
Từ khi ngân hàng ra đời năm 1990, các Luật Ngân hàng Nhà nước và các
Luật tổ chức tín dụng năm 1997 có hiệu lực thì nó đã có những tác động tích
cực tới sự phát triển của thị trường tiền tệ. Cùng với sự hình thành của các