Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

40 câu Phản ứng của nhóm COOH (đề 2) có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.99 KB, 18 trang )

Phản ứng của nhóm -COOH (Đề 2)
Bài 1. Cho các chất sau: H2O (1), CH3OH (2), HCHO (3), HCOOH (4), C2H5OH (5),
CH3COOH (6). Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. (3) < (2) < (1) < (5) < (4) < (6)
B. (3) < (1) < (2) < (5) < (4) < (6)
C. (3) < (2) < (5) < (1) < (4) < (6)
D. (3) < (1) < (5) < (2) < (4) < (6)
Bài 2. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có H2SO4 đặc được
chất Y dùng làm thuốc giảm đau. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư được muối Z.
Công thức cấu tạo của Z là:
A. o-NaOC6H4COOCH3
B. o-H3CC6H4COONa
C. o-NaOOCC6H4COONa
D. o-NaOC6H4COONa
Bài 3. Chất sau đây có tính axit mạnh nhất :
A. CH2BrCH2COOH.
B. CH3CHClCOOH.
C. CH3CH2COOH.
D. CH2ClCH2COOH.
Bài 4. Cho 0,23 gam một axit no đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được 0,34 gam muối khan. Công thức phân tử của X là
A. C2H5COOH.
B. CH3COOH.
C. C3H7COOH
D. HCOOH.
Bài 5. Cho các chất: (1) H2O; (2) CH3CHO; (3) HCOOH; (4) CH3CH2OH, (5) CH3COOH.
Chiều sắp xếp đúng nhiệt độ sôi giảm dần là
A. (5) > (3) > (4) > (1) > (2).
B. (5) > (3) > (1)> (4) > (2).
C. (5) > (4) > (3) > (1) > (2).
D. (5) > (4) > (1) >(3) > (2).


Bài 6. So sánh tính axit của các chất sau
(1) CH2Cl-CH2COOH
(2) CH3COOH
(3) HCOOH
(4) CH3-CHCl-COOH
A. (3) > (2) > (1) > (4)
B. (4) > (2) > (1) > (3)


C. (4) > (1) > (3) > (2)
D. (4) > (1) > (2) > (3)
Bài 7. Cho 2,46g hỗn hợp HCOOH, CH3COOH, C6H5OH, H2NCH2COOH tác dụng vừa đủ
với 40ml dd NaOH 1M. tổng lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
A. 3,52g
B. 6,45g
C. 8,42g
D. 3,34g
Bài 8. Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600
ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan
có khối lượng là
A. 8,64 gam.
B. 6,84 gam.
C. 4,90 gam.
D. 6,80 gam.
Bài 9. Các chất CH3COOH (1), HCOO-CH2CH3 (2), CH3CH2COOH (3), CH3COO-CH2CH3
(4), CH3CH2CH2OH (5) được xếp theo thứ nhiệt độ sôi giảm dần là
A. (3) > (5) > (1) > (4) > (2).
B. (1) > (3) > (4) > (5) > (2).
C. (3) > (1) > (4)> (5) > (2).
D. (3) > (1) > (5) > (4) > (2).

Bài 10. Cho 10,6 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit đồng đẳng tác dụng hết với CaCO3
thấy bay ra 2,24 lít khí (đktc). Tìm công thức phân tử của X. ( Cho C= 12 , H = 1 , O = 16 ).
A. C3H7COOH
B. C2H5COOH
C. HCOOH
D. C4H9COOH
Bài 11. Dung dịch Na2CO3 phản ứng được với:
A. andehit axetic
B. phenol
C. rượu etylic
D. axit axetic
Bài 12. Chia 0,3 mol hỗn hợp hai axit hữu cơ no thành hai phần bằng nhau. Phần 1 đốt cháy
hoàn toàn thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 250 ml dung dịch
NaOH 1M. Công thức cấu tạo thu gọn của hai axit là:
A. CH3COOH, CH2=CH-COOH
B. HCOOH, HOOC-COOH
C. CH3COOH, HOOC-COOH


D. CH3CH2COOH, HCOOH

Bài 13. Trung hòa 3,6 g axit đơn chức A bằng NaOH vừa đủ rồi cô cạn được 4,7 g muối
khan. A là axit nào dưới đây :
A. axit fomic.
B. Axit axetic.
C. Axit propionic.
D. Axit acrylic.
Bài 14. A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp
X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. Trộn 7,8 gam A với 1,48 gam B
được hỗn hợp Y. Để trung hòa hết Y cần 75 ml dung dịch NaOH 2M. Công thức của A, B

lần lượt là
A. CH3COOH và C2H3COOH
B. C2H3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và CH3COOH
D. CH3COOH và C2H5COOH
Bài 15. Hỗn hợp X gồm 2 axít cacboxilic. Để trung hòa m gam X cần 400 ml dung dịch
NaOH 1,25M. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,2 lít CO2 (đktc).Công thức cấu tạo
của 2axít là:
A. HCOOH và CH3COOH
B. HCOOH và HOOC-COOH
C. CH3COOH và HOOC- CH2 – COOH
D. CH3COOH và HOOC-COOH
Bài 16. Cho các chất sau: axit benzoic (X), axit fomic (Y), axit propinoic (Z). Sự sắp xếp
theo chiều tăng dần tính axit là:
A. Z < X < Y
B. X < Z < Y
C. X < Y < Z
D. Z < Y < X
Bài 17. Từ 1 andehit no đơn chức mạch hở X có thể chuyển hóa thành ancol Y và axit Z
tương ứng để điều chế este E. Khi đun nóng m gam E với dung dịch KOH dư thu được m1
gam muối, nếu đun nóng m gam E với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m2 gam muối. Biết
m2 < m < m1. X là:
A. Andehit acrylic
B. Andehit propionic
C. Andehit axetic
D. Andehitfomic


Bài 18. Axit fomic có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây (các điều
kiện phản ứng coi như đủ):

A. CH3OH, K, C6H5NH3Cl, NH3
B. Cu(OH)2, Cu, NaCl, CH3NH2
C. NaOH, CuO, MgO, C2H5Cl
D. AgNO3/NH3, NaOH, CuO
Bài 19. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Để trung hoà m gam X cần
40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,68
lit khí CO2 (đktc) và 12,42 gam H2O. Phần trăm số mol của axit oleic trong hỗn hợp X là:
A. 12,5%
B. 37,5%
C. 25%
D. 18,75%
Bài 20. Hóa hơi hoàn toàn một axít hữu cơ X được thể tích hơi đúng bằng thể tích khí H2 (đo
ở cùng điều kiện) thu được khi cho cùng lượng axít trên tác dụng hết với Na. Khi trung hòa
9 gam axít X cần 100 gam dung dịch NaOH 8%. Công thức của X là:
A. CH2(COOH)2
B. CH3COOH
C. HOOC – COOH
D. C3H7COOH
Bài 21. Cho 13,8 gam axit A tác dụng với 16,8 gam KOH , cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được 26,46 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của A là:
A. CH3COOH
B. C3H6COOH
C. C2H5COOH
D. HCOOH
Bài 22. Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2. X và Y đều tham gia
phản ứng tráng bạc ; X, Z xảy ra phản ứng cộng hợp với Br2/CCl4; Z tác dụng với NaHCO3.
Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là?
A. HCOOCH=CH2, HCO-CH2-CHO, CH2=CH-COOH
B. HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH, HCO-CH2-CHO
C. HCO-CH2-CHO, HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH

D. CH3-CO-CHO, HCOOCH=CH2, CH2=CH-COOH
Bài 23. Cho 2 phương trình hóa học:
(1) 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
(2) C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
Hai phản ứng trên chứng tỏ lực axit theo thứ tự: CH3COOH, H2CO3, C6H5OH là:
A. Tăng dần
B. Giảm dần


C. Không thay đổi
D. Vừa tăng vừa giảm
Bài 24. Có m gam hỗn hợp A gồm: axit axetic, rượu etylic, anđehit axetic. Ta thực hiện các
thí nghiệm sau:
- Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với Na dư thấy có 4,48 lít khí H2 (đktc) bay ra.
- Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thấy có 21,6 gam kết tủa Ag
tạo thành.
Thành phần % (theo số mol) của anđehit axetic có trong A là:
A. 33,3 %.
B. 30%
C. 50%.
D. 20%.
Bài 25. Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng được axit axetic là :
A. Na2O; NaHCO3; KOH; Ag
B. HCl; MgO; Ca; MgCO3
C. Mg; BaO; CH3OH; C2H5NH2
D. CH3OH; NH3; Na2SO4; K
Bài 26. Trung hoà 2,74 gam hỗn hợp gồm axit axetic; phenol và axit benzoic cần dùng vừa
đúng 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được lượng chất rắn
khan là:
A. 3,42 gam

B. 2,45 gam
C. 3,4 gam
D. 4,32 gam
Bài 27. Chất X chứa các nguyên tố C,H,O có khối lượng phân tử Mx=90. Khi có a mol X tác
dụng hết với Na thu được số mol hiđro đúng bằng A. Vậy X là chất nào trong số các chất sau:
1. Axit oxalic (trong dung môi trơ)
2. Axit axetic
3. Axit lactic
4. Glixerin
5. Butan-1-4-điol.
A. 1,2,3
B. 2,3,4
C. 1,3,5
D. 1,3,4.
Bài 28. Cho CTPT của hợp chất thơm X là C7H8O2. X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ
lệ mol 1:1. Số chất X thỏa mãn là:
A. 3
B. 2
C. 6
D. 5


Bài 29. Oxi hóa 12,8 gam CH3OH ( có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm anđehit,
axit và ancol dư. Chia hỗn hợp X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung
dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam bạc. Phần 2 phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch
KOH 2M. Hiệu suất quá trình oxi hóa CH3OH là:
A. 37,5%
B. 50%
C. 75%
D. 90%

Bài 30. Để trung hòa 8,3 gam hỗn hợp 2 axit đơn chức X, Y cần dùng vừa đủ 150 gam dung
dịch NaOH 4%. Biết rằng axit có khối lượng phân tử nhỏ có số mol gấp 2 lần số mol của
axit có khối lượng phân tử lớn hơn. Công thức phẩn tử của X và Y lần lượt là:
A. CH3COOH và C2H5COOH
B. HCOOH và CH3COOH
C. CH3COOH và C3H7COOH
D. HCOOH và C2H5COOH
Bài 31. Đốt cháy hoàn toàn Một hợp chất hữu cơ X cần dùng 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm
cháy gồm CO2 và H2O, cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam
kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc kết tủa , đun nóng nước lọc lại
thu được 9,85 gam kết tủa nữa . CTPT của X là:
A. C2H6O2
B. C2H4O2
C. C2H6O
D. C2H6
Bài 32. Cho hỗn hợp X gồm R-COOH và R-COOM (M là kim loại kiềm).
- Lấy 8,52 gam X tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thu được muối trung
hòa.
- Lấy 8,52 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KHCO3 thu được 0,896 lít CO2 (đktc).
Xác định công thức của kim loại kiềm và axit?
A. C2H3COOH và Na
B. C2H3COOH và K
C. C2H5COOH và Na
D. C2H5COOH và K
Bài 33. Cho chuổi chuyển hóa sau
o

t
C6 H 6O4 + NaOH 
→( X ) + (Y )

o

xt ,t
(Y ) + O2 
→( Z )
askt
( Z ) + Cl2 →
(T ) + HCl
o

t
(T ) + NaOH (du ) 
→( X ) + NaCl + H 2O


Biết (X), (Y), (Z), (T) là các chất hữu cơ. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. (Y) là andehit oxalic
B. (X) là natri oxalat
C. (Z) là hợp chất tạp chức
D. (T) là axit monoclo axetic
Bài 34. Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng
hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là:
A. C3H6O2 và C4H8O2
B. C3H4O2 và C4H6O2
C. C2H4O2 và C3H4O2
D. C2H4O2 và C3H6O2
Bài 35. Hòa tan 26,8 (g) hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch thẳng vào nước,
thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng với
AgNO3/NH3 thu được 21,6 (g) bạc. Phần 2 đem trung hòa bởi 200 (ml) dung dịch NaOH

1M. Công thức cấu tạo của hai axit đó là:
A. HCOOH, CH3CH2CH2COOH
B. HCOOH, CH3CH(CH3)COOH
C. HCOOH, CH3COOH
D. HCOOH, CH2=CHCH2COOH
Bài 36. Hỗn hợp A gồm axit ađipic và một axit đơn chức X (X không có phản ứng tráng
gương). Lấy 3,26 gam A tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M. % về khối lượng
của X trong A là?
A. 29,375%
B. 55,215%
C. 64,946%
D. 34,867%
Bài 37. Đốt cháy m gam hỗn hợp A gồm ba axit cacboxylic cần vừa đủ 19,04 lít O2 (đktc).
Sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư được 80 gam kết tủa, đồng thời khối lượng
dung dịch giảm 32,2 gam. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hòa m gam A là:
A. 450ml
B. 350ml
C. 300ml
D. 600ml
Bài 38. Axit malic (2-hiđroxi butanđioic) có trong quả táo. Cho m gam axit malic tác dụng
với Na dư thu được V1 lít khí H2. Mặt khác, cho m gam axit malic tác dụng với NaHCO3 dư
thu được V2 lít khí CO2 (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1 = 0,5V2
B. V1 = V2


C. V1 = 0,75V2
D. V1 = 1,5V2
Bài 39. X là một axit hữu cơ đơn chức. Cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thu được
1,12 lit khí (đktc). Mặt khác, đun m gam X với C2H5OH dư, có mặt H2SO4 đặc, thu được 4

gam este, hiệu suất phản ứng phản ứng đạt 80%. Giá trị của m là:
A. 3,6
B. 2,96
C. 2,4
D. 3,0
Bài 40. Hỗn hợp X gồm etanal và propenal. Hiđro hóa hoàn toàn a gam hỗn hợp X cần
3,136 lit H2 (đktc), thu được 5 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no đơn chức. Mặt khác, cho a
gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch [Ag(NH3)2]OH, đun nóng, thu được m gam
bạc. Giá trị của m là:
A. 30,24
B. 20,52
C. 15,12
D. 10,26

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Nhận thấy HCHO không chứa liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi thấp nhất
Các chất còn lại thấy độ bền liên kết hidro trong ancol < H2O < axit
Vì MC2H5OH > MCH3OH , MCH3COOH > MHCOOH nên (2) < (5) và (4) < (6)
Vậy nhiệt độ sôi được sắp xếp (3) < (2) < (5) < (1) < (4) < (6). Đáp án C.

Câu 2: Đáp án D
o-HO-C6H4-COOH + CH3OH

o-HO-C6H4-COOCH3 + H2O

o-HO-C6H4-COOCH3 + 2NaOH → o-NaO-C6H4-COONa (Z) + CH3OH + H2O
→ Chọn D.

Câu 3: Đáp án B



Trong phân tử axit, nếu ở gốc ankyl có nhóm thế hút electron như -F, -Cl,-Br, -NO2... thì tính
axit sẽ tăng lên, nhất là khi nhóm thế ở gần nhóm -COOH,
- Cl có độ âm điện mạnh hơn Br nên làm tăng tính axit mạnh hơn.
→ Ta có thứ tự tính axit: CH3CH2COOH < CH2BrCH2COOH < CH2ClCH2COOH <
CH3CHClCOOH
→ CH3CHClCOOH có tính axit mạnh nhất → Chọn B.

Câu 4: Đáp án D
Giả sử X có dạng R-COOH.

Theo tăng giảm khối lượng:

.

nRCOOH = 0,005 mol → MR-COOH = 0,23 : 0,005 = 46 → MR = 1 → R là H
→ X là HCOOH → Chọn D.

Câu 5: Đáp án B
Nhận thấy CH3CHO không chứa liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi thấp nhất
Độ bền liên kết hidro trong axit > nước > ancol
Do MCH3COOH > MHCOOH nên nhiệt độ sôi (5) > (4)
Vậy nhiệt độ sôi các chất sắp xếp (5) > (3) > (1)> (4) > (2). Đáp án B.

Câu 6: Đáp án C
Nhóm hút e làm tăng tính axit, nhóm đẩy e làm giảm tính axit.
Nhóm hút e càng gần -COOH thì tính axit càng mạnh.
→ Ta có dãy sắp xếp tính axit giảm dần: (4) CH3-CHCl-COOH > (1) CH2Cl-CH2COOH >
(3) HCOOH > (2) CH3COOH → Chọn C.


Câu 7: Đáp án D
Giả sử hh HCOOH, CH3COOH, C6H5OH, H2NCH2COOH có CTC là R-OH


R-OH + NaOH → R-ONa + H2O
0,04------0,04-------0,04-------0,04
Theo BTKL: mmuối khan = 2,46 + 0,04 x 40 - 0,02 x 18 = 3,34 gam → Chọn D.

Câu 8: Đáp án D
5,48 gam hh CH3COOH, C6H5OH, C6H5CH2OH + 0,06 mol NaOH → mchất rắn + H2O
• Ta có nH2O = 0,06 mol.
Theo BTKL mrắn = 5,48 + 0,06 x 40 - 0,06 x 18 = 6,8 gam → Chọn D.

Câu 9: Đáp án D
Ta sắp xếp theo thứ tự có liên kết hidro với nước , sau đó đến hợp chất có ptk lớn hơn. Axit
có nhiệt độ sôi cao hơn ancol, axit nào có ptk lớn hơn thì có nhiệt độ sôi cao hơn. theo quy
luật đó chọn D

Câu 10: Đáp án C
Gọi CT 2 axit là R-COOH
2R-COOH + CaCO3 -> Ca(RCOO)2 + CO2 + H2O
nên axit X chỉ có thể là HCOOH
Đáp án C đúng

Câu 11: Đáp án D
Na2CO3 phản ứng được với CH3COOH:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
→ Chọn D.


Câu 12: Đáp án B
• P1: Đốt cháy 0,15 mol hai axit hữu cơ → 0,25 mol CO2
→ số C trung bình = 0,25 : 0,15 ≈ 1,67 → hh hai axit có HCOOH.
• 0,15 mol hh axit + 0,25 mol NaOH → hh axit gồm 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức.


Dựa vào các đáp án → D.

Câu 13: Đáp án D
Giả sử A là R-COOH

Theo tăng giảm khối lượng:

→ MR-COOH = 3,6 : 0,05 = 72

→ MR = 72 - 45 = 27 → R là C2H3- → A là CH2=CH-COOH.
Vậy A là axit acrylic → Chọn D.

Câu 14: Đáp án D
Gọi số mol trong 1,2 gam A là x mol, số mol B trong 5,18 gam là 3,5y mol
→ Trong 7,8 gam A có số mol là 6,5x , trong 1,48 gam B có số mol y mol

Ta có hệ
1, 2
→ MA = 0, 02 = 60 (CH3COOH)
1, 48
→ MB = 0, 02 = 74 (CH3CH2COOH)
Đáp án D.

Câu 15: Đáp án B

m gam X + 0,5 mol NaOH
→ n-COOH = 0,5 mol
m gam X + O2 → 0,5 mol CO2
Vì n-COOH = nCO2 → số C = số nhóm chức
→ hhX gồm HCOOH và HOOC-COOH → Chọn B.


Câu 16: Đáp án D
Z có nhóm C2H5- là nhóm đẩy e làm cho H ở nhóm -COOH trong Z kém phân cực nên tính
axit bé nhất
X có nhóm C6H5- gắn với -COOH, đây là nhóm hút e mạnh tạo hiệu ứng liên hợp trong vòng
benzen nên H trong -COOh rất linh động đó X có tính axit mạnh nhất
vậy thứ tự là: ZCâu 17: Đáp án C

Câu 18: Đáp án D
Đáp án A sai vì HCOOH không phản ứng với C6H5NH3Cl
Đáp án B sai vì HCOOH không phản ứng với Cu.
Đáp án C sai vì HCOOH không phản ứng với C2H5Cl
Đáp án D đúng.
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O
2HCOOH + CuO → (HCOO)2Cu + 2H2O.

Câu 19: Đáp án C
nNaOH = naxit = 0,04 (mol)
panmitic và steraic là axit no . oleic là k no → noleic = 0,7 - 0,69 = 0,01
→ % số mol acid oleic là : 0,01 : 0,04 × 100% = 25%
Đáp án C.



Câu 20: Đáp án C
• X + Na → H2. Mà VX = VH2
Vậy X có 2 nhóm -COOH.
Giả sử X có dạng R(COOH)2
• nNaOH = 0,2 mol
R(COOH)2 + 2NaOH → R(COONa)2 + 2H2O
nR(COOH)2 = 0,2 : 2 = 0,1 mol → MR(COOH)2 = 9 : 0,1 = 90 → MR = 0
→ X là HOOC-COOH → Chọn C.

Câu 21: Đáp án A
Ta thấy các đáp án đều là axit đơn chức. Vậy đặt CT của A là R-COOH.
R-COOH + KOH → R-COOK + H2O
Theo BTKL: mH2O = 13,8 + 16,8 - 26,46 = 4,14 gam → nH2O = 0,23 mol
→ nR-COOH = 0,23 mol → MR-COOH = 13,8 : 0,23 = 60 → MR = 15 → R là CH3→ A là CH3COOH → Chọn A.

Câu 22: Đáp án A
Đáp án A đúng.
Đáp án B sai vì CH2=CH-COOH (Y) không tham gia phản ứng tráng bạc, HCO-CH2-CHO
(Z) không tác dụng với NaHCO3.
Đáp án C sai vì HCO-CH2-CHO (X) không tham gia phản ứng cộng hợp Br2/CCl4.
Đáp án D sai vì CH3-CO-CHO (X) không tham gia phản ứng cộng hợp Br2/CCl4.

Câu 23: Đáp án B
Câu 24: Đáp án D


Câu 25: Đáp án C
A. Có Ag không phản ứng
B. Có MgCO3

D. Có Na2SO4

Câu 26: Đáp án C
nH2O = nNaOH = 0,03 mol.
Theo BTKL: mchất rắn = mhh + mNaOH - mH2O = 2,74 + 0,03 x 40 - 0,03 x 18 = 3,4 gam → Chọn
C.

Câu 27: Đáp án C
a mol X + Na → a mol H2.
• TH1: X có 2 nhóm -COOH.
Giả sử X có dạng R(COOH)2 → MR = 0 → X là HOOC-COOH (axit oxalic)
• TH2: X có 2 nhóm -OH
Giả sử X có dạng R(OH)2 → MR = 56 → R là C4H8Dựa vào đáp án → butan-1,4-điol thỏa mãn.
• TH3: X có 1 nhóm -OH và 1 nhóm -COOH
Giả sử X có dạng R(OH)(COOH) → MR = C2H4Dựa vào đáp án → Axit lactic CH3CH(OH)COOH thỏa mãn.
Vậy X là 1, 3, 5 → Chọn C.


Câu 28: Đáp án C
delta =4 -> chỉ có 1 vòng

Câu 29: Đáp án D
nCH3OH = 0,4 mol.
Giả sử số mol của HCHO và HCOOH sau khi chia lần lượt là x, y mol

Ta có hpt:

→ nCH3OH phản ứng = (0,12 + 0,06) x 2 = 0,36 mol →

→ Chọn D.


Câu 30: Đáp án D
• nNaOH = 0,15 mol
Giả sử hai axit đơn chức có CTC là R-COOH
nRCOOH = 0,15 mol → MRCOOH = 8,3 : 0,15 = 55,33 → có một axit là HCOOH
Giả sử số mol của HCOOH và R'-COOH lần lượt là 2a và a → 2a + a = 0,15 → a = 0,05
mR'-COOH = 8,3 - 0,1 x 46 = 3,7 gam → MR'-COOH = 3,7 : 0,05 = 74 → MR' = 29 → R' là C2H5Vậy CTPT của X và Y lần lượt là HCOOH và C2H5COOH → Chọn D.
Câu 31: Đáp án C


Câu 32: Đáp án A

Câu 33: Đáp án B

Câu 34: Đáp án D

loại A,B
C loại vì 2 chất không phải là đồng đẳng

Câu 35: Đáp án A


Khối lượng mỗi phần hỗn hợp là 13,4 g.
Vì axit phản ứng tráng bạc nên là HCOOH.
Đặt công thức axit còn lại là RCOOH (x mol)

Câu 36: Đáp án B

Câu 37: Đáp án C



Câu 38: Đáp án C
Axit có 1 -OH và 2-COOH
Cho m gam axit Malic t/d với Na dư thu được V1 lít khí H2
Mặt khác, cho m gam axit Malic t/d với NaHCO3 dư thu được V2 lít khí CO2

Câu 39: Đáp án A
Giả sử X có dạng R-COOH
nR-COOH = nCO2 = 0,05 mol.
RCOOH + C2H5OH <=> RCOOC2H5 + H2O
Vì H = 80% → nC2H5OH phản ứng = nH2O = 0,05 x 80% = 0,04 mol
Theo BTKL: mR-COOH lí thuyết = 4 + 0,04 x 18 - 0,04 x 46 = 2,88 gam
Vì H = 80% → m = 2,88 : 80% = 3,6 gam → Chọn A.

Câu 40: Đáp án B
nCH3CHO=x; nC2H3CHO=y
nH2=0,14 mol => x+2y = 0,14
46x+60y=5
=> x=0,05; y=0,045
nAg=2x+2y=0,19 mol
=> mAg=20,52 gam



×