Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

40 câu Phản ứng oxi hoá, có lời giải chi tiết đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.14 KB, 18 trang )

Phản ứng oxi hoá (Đề 2)
Bài 1. X là hỗn hợp gồm 1 rượu đơn chức no và một anđehit đơn chức no đều mạch hở và
chứa cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X cần dùng
7,68 gam oxi và thu được 7,92 gam CO2. Tìm công thức phân tử hai chất trong X.
A. CH4O, CH2O
B. C2H6O, C2H4O
C. C3H8O, C3H6O
D. C4H10O, C4H8O
Bài 2. Cho hỗn hợp X gồm anđehit fomic và anđehit axetic và tiến hành hai thí nghiệm sau:
• TN 1: Tác dụng với oxi (có xúc tác) được hỗn hợp hai sản phẩm hữu cơ tương ứng có khối
lượng lớn hơn hỗn hợp ban đầu là 3,20 gam
• TN 2: Thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được 54,0 gam Ag
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy tỉ lệ mol giữa hai anđehit là:
A. 1 : 1
B. 1 : 1,5
C. 1 : 2
D. 1 : 3
Bài 3. Cho các chất : propionanđehit ; propylen ; stiren ; toluen và axit acrylic . Hãy cho biết
có bao nhiêu chất làm mất màu , nhạt màu dung dịch Br2
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Bài 4. Chất nào sau không thể làm mất màu dung dịch Br2
A. HCOOH
B. HCHO
C. CH3COOH
D. CH3CHO
Bài 5. Oxi hóa 2 mol rượu metylic thành anđehit fomic bằng oxi không khí trong một bình
kín, biết hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Rồi cho 36,4 gam nước vào bình được dung
dịch X. Nồng độ % anđehit fomic trong dung dịch X là:


A. 58,87%
B. 38,09%
C. 42,46%
D. 48,52%
Bài 6. Khử hoàn toàn 7,1 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức A, B bằng H2 thu được
hỗn hợp Y. Nếu cho Y tác dụng hết với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc). Nếu cho 7,1 gam


hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. CTCT của 2
anđêhit là :
A. HCHO ; CH3-CH2-CHO
B. HCHO ; CH2=CH-CHO
C. CH3-CHO ; CH2=CH-CHO
D. CH3-CHO ; CH2=CH-CH2-CHO
Bài 7. Chất hữu cơ có CTPT C2H2On có thể tác dụng với AgNO3/NH3. Chọn đáp án chính
xác nhất của n là :
A. 2; 4
B. 0; 1
C. 0; 2; 3
D. 1; 2; 4
Bài 8. Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch
NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng
vừa đủ với 4,6 gam Na. X có thể là: (cho Na = 23, Ag = 108)
A. HCHO.
B. CH3CHO
C. OHC-CHO.
D. CH3CH(OH)CHO.
Bài 9. Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì
thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X


A. 46,15%.
B. 35,00%.
C. 53,85%.
D. 65,00%.
Bài 10. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axitcacboxilic đơn chức cần vừa đủ V( l) O2 (dktc)
thu đc 0,3 mol CO2 và 0.2 mol H2O. Gíá trị của V là:
A. 6,72
B. 4,48
C. 9,86
D. 11,2
Bài 11. Nếu đốt cháy hoàn toàn một andehit hai chức mà thu được số mol CO2 nhiều hơn số
mol nước một số đúng bằng số mol andehit thì công thức chung của dãy đồng đẳng của nó là
?
A. CnH2n-4O2
B. CnH2n+2O2
C. CnH2n-2O2


D. CnH2nO2
Bài 12. Khi oxi hóa 1,44g andehit no đơn chức thu được 1,76g axit tương ứng.Biết hiệu suất
phản ứng là 100% .CTCT thu gọn cuả andehit đó là :
A. HCHO
B. C3H7CHO
C. C2H5CHO
D. CH3CHO
Bài 13. Đốt cháy 4,5 gam một axit cacboxylic chứa 2,22% H về khối lượng trong V lít O2
(đktc) thu được 4,4 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của V là
A. 0,56.
B. 1,19.

C. 3,36.
D. 1,12.
Bài 14. Cho 1,02 gam hỗn hợp 2 anđehit X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng no, đơn
chức tác dụng với Ag2O trong NH3 dư thu đựơc 4,32 gam Ag. X, Y có CTPT là
A. C2H5CHO và C3H7CHO.
B. CH3CHO và C2H5CHO.
C. HCHO và CH3CHO.
D. C3H7CHO; C4H9CHO.
Bài 15. Hỗn hợp X gồm andehit Y,axit cacboxylic Z và este T.Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol
X cần dùng vừa đủ 0,625 mol O2 thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol H2O.Số mol của
andehit Y chúa trong 0,2 mol X là
A. 0,1 mol
B. 0,075 mol
C. 0,05 mol
D. 0,025 ml
+

H 3O
HCN
→ X 
→Y
Bài 16. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CH3CHO 
Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. CH3CH(OH)CN, CH3CH(OH)COOH
B. CH3CN, CH3COOH
C. OHCCH2CN, OHCCH2COOH
D. CH3CH2CN, CH3CH2COOH

Bài 17. Hỗn hợp X gồm anđêhit A (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon B, có tổng số
mol là 0,3 (số mol của A < của B). Đốt cháy hoàn toàn X, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc)

và 10,8g H2O. Hiđrôcacbon B là:
A. C2H2
B. CH4


C. C2H4
D. C3H6
Bài 18. X là chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O. X có thể cho phản ứng tráng gương và phản ứng
với NaOH. Đốt cháy hết a mol X thu được tổng cộng 3a mol CO2 và H2O. X là:
A. HCOOCH3
B. OHC-COOH
C. OHC –CH2COOH
D. HCOOH
Bài 19. Tỉ khối hơi của 2 andehit no, đơn chức (là đồng đẳng kế tiếp) đối với oxi < 2. Đốt
cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai andehit trên thu được 7,04 gam CO2. Khi cho m
gam hỗn hợp trên phản ứng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 12,96
gam Ag . Công thức phân tử của hai andehit và thành phần % khối lượng của chúng là:
A. HCHO: 13,82% ; CH3CH2CHO : 86,18%
B. HCHO : 12,82% ; CH3CH2CHO : 87,18%
C. HCHO : 20,5% ; CH3CHO : 79,5%
D. CH3CHO: 27,5% ; CH3CH2CHO : 72,5%
Bài 20. Hỗn hợp X gồm CH2O và H2. Dẫn X đi qua Ni đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm
hai chất hữu cơ, đốt cháy hết Y thu được 0,4 mol H2O và 0,3 mol CO2. Phần trăm thể tích
của H2 trong X là
A. 25%
B. 20%
C. 50%
D. 33,33%
Bài 21. Cho các chất sau: ancol etylic, anđêhit axetic, etilen, stiren, axit axetic, etyl axetat,
anđehit acrylic. Số chất làm mất màu dung dịch nước brôm là:

A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Bài 22. Cho 7,52g hỗn hợp hơi gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
dư thu được 50,4g kết tủa. Hòa tan kết tủa vào dung dịch HCl dư còn lại m gam không tan.
Giá trị của m là:
A. 34,44 gam
B. 38,82gam
C. 56,04gam
D. 13,44gam
Bài 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit no, mạch hở, hai lần axit X thu được 6,72 lít
CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức của X là


A. C2H4(COOH)2.
B. C4H8(COOH)2.
C. C3H6(COOH)2.
D. C5H10(COOH)2
Bài 24. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: HCOONa → A → C2H5OH → B → D → (COOH)2
Các chất A, B, D có thể là
A. C2H6; C2H4(OH)2
B. H2; C2H4; C2H4(OH)2
C. CH4 ; C2H2 ; (CHO)2
D. H2; C4H6; C2H4(OH)2
Bài 25. Có bốn hợp chất hữu cơ công thức phân tử lần lượt là: CH2O, CH2O2, C2H2O3 và
C3H4O3. Số chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng
tráng gương là:
A. 1
B. 2

C. 3
D. 4
Bài 26. Cho 17,7 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 trong NH3 (dùng dư) được 210,6 gam Ag và dung dịch Y. Toàn bộ Y tác dụng với
dung dịch HCl dư được 10,08 lít CO2 (đktc). Các chất trong hỗn hợp X là :
A. C2H3CHO và HCHO.
B. C2H5CHO và HCHO.
C. CH3CHO và HCHO.
D. C2H5CHO và CH3CHO.
Bài 27. Hỗn hợp M gồm anđehit X, xeton Y ( X, Y có cùng số nguyên tử cacbon) và anken
Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng 8,848 lít O2 (đktc) sinh ra 6,496 lít CO2 (đktc) và
5,22 gam H2O. Công thức của anđehit X là :
A. C2H5CHO
B. CH3CHO
C. C3H7CHO
D. C4H9CHO
Bài 28. Một hợp chất X là dẫn xuất của benzen trong phân tử có 4 liên kết π. Đốt cháy hoàn
toàn a mol X sau phản ứng được số mol CO2 bé hơn 8,2a mol. Mặt khác a mol X tác dụng
vừa đủ a mol NaOH. Cho 1 mol X tác dụng với Na dư sau phản ứng được 1 mol khí H2 .
Công thức cấu tạo phù hợp của X là :
A. HOCH2C6H4CHO
B. HOCH2C6H4COOH
C. C6H4(OH)2
D. HOC6H4COOH


Bài 29. Hỗn hợp X gồm hai anđêhit. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X thu được 0,3 mol CO2.
Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,9 mol
Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của hai anđêhit trong X là
A. HCHO và HOC-CHO

B. CH3CHO và HOC-CHO
C. HCHO và HOC-CH2-CHO
D. HCHO và CH3-CHO
Bài 30. Với n tối thiểu bằng bao nhiêu thì có được hợp chất X có công thức phân tử
CnH2nO2, không tác dụng với Na, khi đun nóng X với axit vô cơ được hai chất Y1,Y2. Oxi
hóa Y2 thu được HCHO; Y1 tham gia phản ứng tráng bạc.
A. n = 4
B. n = 5
C. n = 2
D. n = 3
Bài 31. Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B, trong đó A
hơn B một nguyên tử cacbon , người ta chỉ thu được H2O và 9,24 gam CO2 . Biết tỉ khối của
X so với H2 là 13,5 . Công thức phân tử của A, B lần lượt là
A. C2H5OH và CH3OH
B. CH3CHO và CH4
C. C2H2 và HCHO
D. C2H4 và CH4
Bài 32. Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 30% theo
số mol. Đốt cháy a gam hỗn hợp X thu được 4,32 gam H2O và 4,704 lít CO2 (đktc). Mặt
khác 23,8 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có m gam Ag kết tủa. Giá trị
của m là:
A. 50,4
B. 43,2
C. 64,8
D. 48,6
Bài 33. Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y(MX>My) có tổng khối lượng là
8,2g. Cho Z tác dụng vừa đủ với dd NaOH, thu được dd chứa 11,5 gam muối . Măt khác nếu
cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 21,6 gam Ag. CTPT và %
khối lượng của X trong Z là :
A. C3H5COOH; 54,88%

B. C2H3COOH; 43,9%
C. C2H5COOH; 56,1%
D. HCOOH; 45,12%.
Bài 34. Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic no mạch hở.


- Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp T thu được a mol H2O.
- Thí nghiệm 2: a mol hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 1,6 a mol
CO2.
Phần trăm khối lượng của axit có phân tử khối nhỏ hơn trong T là
A. 40,00%
B. 46,67%
C. 31,76%
D. 25,41%
Bài 35. Đốt cháy 1 mol X (chứa 2 chất hữu cơ no C,H,O, hơn kém nhau 1 C, thuần chức)
thu được 1,5 mol CO2 và 2,5 mol H2O. Để phản ứng vừa đủ với 2 mol X cần 93 gam (Na,K
tỉ lệ mol 1:1). Nếu oxihoa hoàn toàn 0,1 mol X bằng CuO,to thu được hỗn hợp Y. Cho Y
phản ứng với AgNO3dư/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 43,2 gam
B. 21,6 gam
C. 32,4 gam
D. 64,8 gam
Bài 36. Đốt cháy a mol một axit cacboxylic X thu được b mol CO2 và c mol H2O (biết a = b
- c). Khi cho a mol chất X tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được 2a mol khí. X thuộc dãy
đồng đẳng của axit:
A. No, đơn chức
B. No, hai chức
C. Có 1 nối đôi, đơn chức
D. Có 1 nối đôi, hai chức
Bài 37. Hỗn hợp A gồm 6 gam chất X có công thức R-COOH và 0,1mol chất Y có công

thức HO-R’-COOH, trong đó R, R’ là gốc hiđrocacbon no hở. Cho hỗn hợp A vào bình kín
B dung tích 5,6 lít không đổi chứa oxi ở 0oC và 2atm. Đốt cháy hết X, Y và đưa về nhiệt độ
ban đầu thấy áp suất vẫn 2atm. Khí trong bình qua dung dịch NaOH bị hấp thụ hoàn toàn. %
khối lượng của Y trong A là:
A. 75%
B. 40%
C. 50%
D. 60%
Bài 38. Đốt cháy hoàn toàn 29,16 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2
thu được m gam H2O và 21,952 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 29,16 gam hỗn hợp X phản ứng
hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là:
A. 10,8 gam
B. 9,0 gam
C. 8,1gam
D. 12,6 gam


Bài 39. Cho 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa
đủ 1,12 lít H2 (đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào
1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn
toàn được 10,152 gam Ag. Công thức cấu tạo của B là:
A. CH3CH2CH2CH2 CHO
B. CH3CH2CHO
C. CH3CH(CH3)CHO
D. CH3CH2CH2CHO

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án D

Gọi số mol của andehit fomic và anđehit axetic lần lượt là x, y

Ta có hệ
→ x : y = 0,05 : 0,15 = 1: 3. Đáp án D.

Câu 3: Đáp án C


Có 4 chất đó là

Câu 4: Đáp án C
HCOOH + Br2 → CO2 + 2HBr
2HCHO + 2Br2 → CO2 + 4HBr
CH3CHO + Br2 + H2O→ CH3COOH + 2HBr
Đáp án C.

Câu 5: Đáp án B

Áp dụng bảo toàn khối lượng
30.1, 6
=> %m HCHO = 89, 6 + 36, 4 .100% = 38,09%

Câu 6: Đáp án B
Vì X là hỗn hợp andehit đơn chức nên nancol = nandehit = 2nH2 = 0,15 mol

Có 2 <

=

< 4 → X chứa HCHO : x mol và RCHO : y mol



Ta có hệ
→ 0,05. 30 + 0,1. MRCHO = 7,1 → MRCHO= 56 (C2H3CHO)
Đáp án B.

Câu 7: Đáp án C
Nhận thấy n= 0 là thỏa mãn với C2H2
n=2 CHO-CHO
n=3 CHO-COOH

Câu 8: Đáp án C
nên X là anđehit 2 chức
Chọn C

Câu 9: Đáp án A
Y gồm 2 chất hữu cơ là HCHO dư và CH3OH
Đốt cháy Y cho

0,3
=> %VH2 = 0,35 + 0,3 .100% = 46,15%

Câu 10: Đáp án A
Bảo toàn nguyên tố O → nO2 =
→ V= 6,72 lít. Đáp án A.

= 0,3 mol


Câu 11: Đáp án C

Luôn có nCO2 - nH2O = (k-1) nandehit ( Vơi k = π +v)
Theo đề bài → k = 2. Mà X là andehit 2 chức có 2 π trong CHO → X là axit no 2 chức
Công thức chung của dãy đồng đẳng của X là CnH2n-2O2. Đáp án C.

Câu 12: Đáp án B
Phương trình phản ứng : RCHO + 0,5 O2 → RCOOH


Công thức của andehit là C3H7CHO. Đáp án B.

Câu 13: Đáp án A
Bảo toàn nguyên tố H → nH2O = nH(axit) : 2 =

= 0,05 mol

Bảo toàn khối lượng → mO2 = 4,4 + 0,05. 18 - 4,5 = 0,8 gam
→ nO2= 0,025 mol → V= 0,56 lít. Đáp án A.

Câu 14: Đáp án B
Trường hợp X , Y là HCHO và CH3CHO
n
Ta có nHCHO = x ; CH3CHO = y
→ k phù hợp
→ nhỗn hợp = 4,32 : 108 : 2 = 0,02 → KLPT trung bình = 51 → X , Y là : CH3CHO và
C2H5CHO
Đáp án B.

Câu 15: Đáp án B
Đốt cháy hỗn hợp thu được


nCO2 = nH 2O

Áp dụng bảo toàn nguyên tố O có:

chứng tỏ hỗn hợp gồm các hợp chất no, đơn chức.


Đặt a là số mol Y, b là tổng số mol của Z và T

Vậy 0,2 mol X chứa 0,075 mol Y

Câu 16: Đáp án A
CH3CHO + HCN → CH3CH(OH)-CN
+

H 3O
→ CH3CH(OH)-COOH
CH3CH(OH)-CN 

Đáp án A.

Câu 17: Đáp án C
Nhận thấy khi đốt hỗn hợp X cho nCO2 = nH2O = 0,6 mol → B có k = 1→ loại A, B
Có Ctb = 2 nếu B là C3H6 thì A là HCHO
Thấy Ctb = 2 nên nA = nB → loại D
Đáp án C.

Câu 18: Đáp án B
Dựa vào đáp án chọn B.
Đốt a mol OHC-COOH được 2a mol CO2 và a mol H2O


Câu 19: Đáp án D

Số C trung bình
mà 2 andehit no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp => hỗn hợp andehit không có HCHO


Số C trung bình = 2,67
=> 2 andehit là CH3CHO và CH3CH2CHO

Câu 20: Đáp án A
Y gồm 2 chất hữu cơ là HCHO dư và CH3OH
Đốt cháy Y cho

0,1
=> %VH2 = 0,3 + 0,1 .100% = 25%

Câu 21: Đáp án A
Các chất làm mất màu dung dịch brom là:andehit axetic; etilen; stiren; andehit acrylic(4)
Chọn A

Câu 22: Đáp án C
Đặt số mol C2H2 và CH3CHO là x và y

=> Đáp án C

Câu 23: Đáp án B
Công thức chung của axit no, mạch hỏ, 2 chức là CnH2n-2O4
Luôn có nCO2 -nH2O = naxit = 0,05 mol



→ n= 0,3 : 0,05 = 6. Vậy công thức của axit là C6H10O4.
Đáp án B.

Câu 24: Đáp án B

=> Đáp án B

Câu 25: Đáp án C
Các chất thỏa mãn là:

Chọn C

Câu 26: Đáp án A

Câu 27: Đáp án A
Vì Y là xeton có tối thiểu là 3C → loại B
Nhận thấy khi đốt M sinh ra nCO2 = nH2O → X, Y đều là hợp chất no, đơn chức
Bảo toàn nguyên tố O → nX + nY = 0,29. 2 + 0,29 - 0,395. 2 = 0,08


Bảo toàn khối lượng → mM = 0,29. 44 + 0,29. 18 - 0,385. 32 = 5, 34
Nếu X và Y đều có công thức C5H10O → mX + mY = 0,08. 86 = 6,88 > 5,34 → loại D
Nếu X và Y đều có công thức C4H8O → mX + mY = 0,08. 72 = 5,76 > 5,34 → loại B
Đáp án A.

Câu 28: Đáp án B
Đốt cháy hoàn toàn a mol X sau phản ứng được số mol CO2 bé hơn 8,2a mol 6 ≤ C ≤8, mà
X có 4 liên kết pi nên ngoài vòng có 1 liên kết nữa. Loại C
Mặt khác a mol X tác dụng vừa đủ a mol NaOH do đó loại A,D

Do đó chọn B

Câu 29: Đáp án D

Câu 30: Đáp án C

Câu 31: Đáp án C
Mặt khác


vậy Số n tử C
Giả sử chất gồm C, H, O
Ta gọi số mol 2 chất lần lượt là a,b
Vậy ta có hệ sau

vậy số mol 2 chất là
a = 0,09, b = 0,03
Đến đây dựa vào đáp án dễ dàng suy ra hợp chất

Câu 32: Đáp án C

Gọi số mol

a, b

23,8 gam hỗn hợp X

Câu 33: Đáp án B
Câu 34: Đáp án D
- Hỗn hợp T:2 axit cacboxylic no mạch hở

Đốt a mol T --> a mol H2O => Số nguyên tử H trung bình =2
Mặt khác, a mol T + NaHCO3 --> 1,6a mol CO2
=> Số nhóm -COOH trung bình =1,6
=> 2 axit trong T: HCOOH , HOOC-COOH
Gọi số mol HCOOH và HCOO-COOH lần lượt là :x,y
=> x+y=a ; x + 2y=1,6a
=> y=0,6a ; x= 0,4a
=>%mHCOOH= 25,41%

Câu 35: Đáp án A


C trung bình = nCO2:nX=1,5:1=1,5
=> Một chất có 1C, một chất có 2C
Vì 2 chất no nên chất 1C là CH3OH
Gọi chất còn lại là A
Từ số nguyên tử C trung bình => nCH3OH=nA
nNa=nK=93:(23+39)=1,5 mol => Tổng số mol kim loại kiềm phản ứng=3 mol
nCH3OH=1 mol
=> 1 mol A sẽ phản ứng với 2 mol kim loại kiềm
=> A là etilen gycol HOCH2-CH2OH
Khi oxi hóa 0,1 mol X
CH3OH -> HCHO; HOCH2-CH2OH -> OHC-CHO
Hỗn hợp Y gồm 0,05 mol HCHO và 0,05 mol OHC-CHO
nAg=0,05.4+0,05.4=0,4 mol
=> mAg=43,2 gam

Câu 36: Đáp án B
Có a= b-c → X có π + v= 2
Khi cho a mol chất X tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được 2a mol khí chứng tỏ X có 2 nhóm

COOH
Mỗi nhóm COOH chưa 1 π → X là axit no, mạch hở 2 chức.
Đáp án án B.

Câu 37: Đáp án D


Câu 38: Đáp án D

Câu 39: Đáp án B

Chọn B



×