Phản ứng oxi hoá (Đề 1)
Bài 1. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch
AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là
A. 108 gam
B. 10,8 gam
C. 216 gam
D. 21,6 gam
Bài 2. CH3COOH không thể được điều chế trực tiếp bằng cách
A. lên men rượu C2H5OH
B. oxi hoá CH3CHO bằng O2(xúc tác Mn2+ )
C. cho muối axetat phản ứng với axit mạnh
D. oxi hoá CH3CHO bằng AgNO3/NH3
Bài 3. Cho dung dịch chứa 0,58 gam chất hữu cơ đơn chức X (chỉ gồm các nguyên tố C, H,
O) tác dụng với AgNO3 (dư) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Công thức
cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3-CH2-CH=O
B. H-CH=O
C. CH2=CH-CH=O
D. CH3-CH=O
Bài 4. Đốt cháy một axit no, 2 lần axit (Y) thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Biết Y có
mạch cacbon là mạch thẳng. CTCT của Y là
A. HOOC - COOH
B. HOOC - CH2 - COOH
C. HOOC - [CH2]2 - COOH
D. HOOC - [CH2]4 - COOH
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 86g hợp chất A (CxHyOz) thu được 220g CO2 và 90g H2O. Biết
phân tử khối của A bằng 86 và A có thể tham gia phản ứng tráng gương, có thể tác dụng với
H2/Ni,t0 sinh ra một ancol có nguyên tử cacbon bậc bốn trong phân tử. Công thức cấu tạo
của A là:
A. (CH3)3CCHO
B. (CH3)2CHCHO
C. (CH3)2C(CHO)2
D. CH3(CH2)3CHO
Bài 6. Một hỗn hợp X gồm hai anđehit A, B đơn chức. Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng
với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 86,4g Ag. Biết MA < MB. A ứng với công thức phân tử
nào dưới đây?
A. HCHO
B. CH3CHO
C. C2H5CHO
D. C2H3CHO
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit cacboxy lic X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt
qua bình (1) đựng axit H2SO4 đậm đặc và bình (2) đựng dung dịch NaOH đặc. Sau thí
nghiệm bình (1) tăng 1,8 gam, bình (2) tăng 4,4 gam. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOH
B. HCOOH
C. HOOC-COOH
D. CH2 = CHCOOH
Bài 8. Hợp chất hữu cơ X có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O trong đó nguyên tố O
chiếm 53,3% theo khối lượng. Khi thực hiện phản ứng tráng gương, từ 1 mol X tạo được 4
mol Ag. Công thức phân tử của X thỏa mãn là
A. HCHO
B. (CHO)2
C. CH2(CHO)2
D. C2H4(CHO)2
Bài 9. Cho hợp chất C4H10O tác dụng với CuO khi đun nóng, thu được hợp chất A có cơng
thức C4H8O khơng có phản ứng tráng bạc. Cho A tác dụng với HCN rồi đun nóng sản phẩm
với H2SO4 80%, thu được chất C có cơng thức C5H8O2 làm hồng quỳ tím. Vậy cơng thức của
C là:
A. CH2=CH–CH(CH3)–COOH
B. CH3–CH=CH–CH2-COOH
C. CH3–CH2–CH=CH–COOH
D. CH3–CH=C(CH3)–COOH
Bài 10. Hai chất A, B đều được tạo bởi ba nguyên tố C, H, O. Đốt cháy A, cũng như B đều
tạo CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng như nhau, mCO2 : mH2O = 11 : 6. Từ A có thể điều chế B
qua hai giai đoạn:
A. A: C2H5OH; B: HO-CH2-CH2-OH
B. A: CH3CH2CH2OH; B: CH3CHOHCH2OH
C. A: C3H7OH; B: C2H5COOH
D. A: C4H8(OH)2; B: C4H6(OH)4
Bài 11. Cho 2,87 gam hỗn hợp A gồm hai anđehit, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
acrolein, tác dụng hoàn toàn với lượng dư bạc nitrat trong amoniac. Lượng kim loại bạc thu
được nếu đem hòa tan hết trong dung dịch HNO3 lỗng thì thu được 672 ml khí NO (đktc).
Cơng thức hai chất trong hỗn hợp A là:
A. C4H7CHO; C5H9CHO
B. C2H3CHO; C3H5CHO
C. C3H5CHO; C4H7CHO
D. C5H9CHO; C6H11CHO
Bài 12. Anđehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với tác chất nào?
A. O2/Mn2+
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Cu(OH)2/OH-, t˚
D. H2/Ni, t˚
Bài 13. Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với tác chất nào?
A. Dung dịch bão hòa NaHSO3
B. H2/Ni, t˚
C. Dung dịch AgNO3 trong NH3
D. Cả (a), (b), (c) vì anđehit có tính khử đặc trưng
Bài 14. Hỗn hợp A gồm hai anđehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy m gam hỗn hợp A thu
được 22,88 gam CO2. Cũng m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 4,032 lít H2 (đktc) (có
Ni làm xúc tác, đun nóng), thu được hỗn hợp hai rượu. Đốt cháy hết lượng rượu này rồi cho
sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng P2O5 lượng dư. Khối lượng bình P2O5 tăng t gam. Các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của t là bao nhiêu?
A. 35,48 gam
B. 12,6 gam
C. 22,88 gam
D. Một giá trị khác
Bài 15. A là một hỗn hợp các chất hữu cơ gồm một parafin, một rượu đơn chức và một axit
hữu cơ đơn chức. Đốt cháy hồn m gam hỗn hợp A bằng một lượng khơng khí vừa đủ
(khơng khí gồm 20% Oxi và 80% Nitơ theo thể tích). Cho các chất sau phản ứng cháy hấp
thụ vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 lượng dư. Có 125,44 lít một khí trơ thốt ra (đktc) và
khối lượng bình đựng dung dịch Ba(OH)2 tăng thêm 73,6 gam. Trị số của m là:
A. 28,8 gam
B. 25,2 gam
C. 37,76 gam
D. 32,25 gam
Bài 16. Hỗn hợp K gồm các khí và hơi sau đây: metan, fomanđehit và axetanđehit. Lấy 10
lít hỗn hợp khí K đem đốt cháy hồn tồn thì thu được 15 lít khí cacbonic. Các thể tích khí,
hơi đo trong cùng về nhiệt độ và áp suất. Khẳng định nào sau đây đúng
A. Hỗn hợp K nặng hơn metylaxetilen
B. Hỗn hợp K nhẹ hơn metylaxetilen
C. Axetanđehit chiếm 50% thể tích hỗn hợp K
D. (b) và (c)
Bài 17. Thực hiện phản ứng tráng gương hoàn toàn 2,56 gam hỗn hợp A gồm hai anđehit:
etanal và propenal với lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Trị số khối lượng kim
loại bạc thu được nào sau đây khơng thể có:
A. 10,8 gam
B. 8,64 gam
C. 12,2 gam
D. 11,5 gam
Bài 18. A là một anđehit đơn chức, thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn a mol A với
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Lượng kim loại bạc thu được đem hịa tan hết trong dung
4
a
dịch HNO3 lỗng thì thu được 3
mol khí NO duy nhất. A là:
A. Fomanđehit
B. Anđehit axetic
C. Benzanđehit
D. Tất cả đều không phù hợp
Bài 19. Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam hỗn hợp (X) gồm 2 anđêhit no, mạch hở có cùng số
nguyên tử cácbon trong phân tử thu được 0,12 mol CO2 và 0,1 mol H2O. Công thức phân tử
của 2 anđêhit là:
A. C4H8O, C4H6O2
B. C3H6O, C3H4O2
C. C5H10O, C5H8O2
D. C4H6O2, C4H4O3
Bài 20. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng liên tiếp thu được 0,66 gam
CO2 và 0,45gam H2O. Nếu tiến hành oxi hóa m gam hỗn hợp rượu trên bằng CuO, sản phẩm
tạo thành cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư sẽ thu được lượng kết tủa Ag là:
A. 10,8 gam
B. 3,24 gam
C. 2,16 gam
D. 1,62 gam
Bài 21. A là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O. Biết A có phản ứng tráng gương và phản ứng với
NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol CO2 . A là :
A. HCOOH
B. HCOOCH3
C. O=HC-COOH
D. OHC-CH2-COOH
Bài 22. Hỗn hợp X gồm axit no đơn chức và axit no đa chức hơn kém nhau 1 nguyên tử C.
Hóa hơi 14,64 gam X thu được thể tích là 4,48 lít (đktc). Đốt cháy 14,64g X rồi cho sản phẩm
cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 46 gam kết tủa trắng.
Tên gọi của 2 axit trong X là:
A. Axit axetic và axit malonic
B. Axit focmic và axit oxalic
C. Axit propionic và axit oxalic
D. Axit propionic và axit malonic
Bài 23. Oxi hóa nhẹ 8,96 lít (ở đktc) hỗn hợp A gồm hai anđehit đơn chức bằng O2 có xúc
tác thích hợp, tạo ra 25,40 gam hỗn hợp B gồm hai axit hữu cơ tương ứng. Khối lượng của
hỗn hợp A là:
A. 15,6 gam
B. 17,8 gam
C. 19,0 gam
D. 20,0 gam
Bài 24. Một hợp chất hữu cơ có cơng thức phân tử là C4H8O. Có bao nhiêu đồng phân mạch
hở cộng H2 (xúc tác Ni) cho ra rượu và bao nhiêu đồng phân cho phản ứng với dung dịch
AgNO3 trong dung dịch NH3? Cho kết quả theo thứ tự trên:
A. 7, 1
B. 6, 2
C. 7, 2
D. 5, 1
Bài 25. Cho anđehit A mạch hở. Tiến hành 2 thí nghiệm.
TN1: Đốt cháy hồn tồn m g A thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
TN2: Cho m g A phản ứng hoàn toàn với Ag2O/ NH3 dư thu được nAg= 4nA . Vậy anđehit là
A. Anđehit no đơn chức
B. Anđehit no 2 chức
C. Anđehit không no 1 đơn chức
D. Anđehit fomic
Bài 26. Cho 10,6 gam hỗn hợp gồm axit fomic và anđehit fomic theo tỉ lệ số mol tương ứng
là 1 : 2 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag. Cho toàn bộ lượng Ag
sinh ra tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thu được số lít khí NO2 (ở đktc và là sản
phẩm khử duy nhất) là:
A. 11,20 lít
B. 22,40 lít
C. 15,68 lít
D. 13,44 lít
Bài 27. Cho m gam hỗn hợp ứng với 0,25 mol hai ankanal tác dụng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 trong NH3 dư thu được 86,4 gam Ag và khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 77,5
gam. Vậy giá trị của m là:
A. 8,90 gam
B. 11,1 gam
C. 7,30 gam
D. 9,80 gam
Bài 28. Cho hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 tác dụng với 4,8 gam ancol etylic. Chưng cất hỗn
hợp sau phản ứng, sản phẩm thu được là CH3CHO cho đi qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy
thoát ra 12,38 gam Ag. Hiệu suất phản ứng là:
A. 90,72%
B. 50,67%
C. 48,65%
D. 54,92%
Bài 29. Ankanol A và Akanoic B có MA = MB. Khi đốt cháy p gam hỗn hợp thu 0,4mol CO2
và p gam hỗn hợp tác dụng Na dư thu 1680 ml H2 (đkc). Vậy A, B là:
A. HCHO, HCOOH
B. C3H7OH, CH3COOH
C. C4H10O và C3H6O2
D. HCOOH, C2H5OH
Bài 30. Cho 2,9(g) anđehit (X) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu
được 21,6(g) Ag. Hiđro hoá (X) thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6(g)
Na.Công thức cấu tạo của (X) là
A. CH3CH(OH)CHO
B. HCHO
C. CH3CHO
D. (CHO)2
Bài 31. Hợp chất hữu cơ X chứa chức rượu và anđehit. Đốt cháy X thu được số mol CO2
bằng số mol H2O. Nếu cho m gam X phản ứng với Na thu được V lít khí H2, cịn nếu cho m
gam X phản ứng hết với H2 thì cần 2V lít H2(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và
áp suất). Cơng thức phân tử của X có dạng:
A. HOCnH2nCHO(n≥1)
B. (HO)2CnH2n-1CHO(n≥2)
C. HOCnH2n-1(CHO)2 (n≥2)
D. (HO)2CnH2n-2(CHO)2 (n≥1)
Bài 32. Cho các chất mạch hở X, Y, Z, T có cơng thức phân tử tương ứng là: CH4O; H2CO;
H2CO2; C2H4O. Chất vừa tác dụng với H2 (Pt, to), vừa tác dụng Ag2O/ NH3 là:
A. chất X và Y.
B. chất Y và Z.
C. chất Y, Z và T.
D. chất Y và T.
Bài 33. Trong phản ứng andehit tác dụng với hiđro (Ni, t0) (Phản ứng 1); anđehit tác dụng
với Ag2O/dd NH3 (phản ứng 2) thì andehit thể hiện vai trị là:
A. Trong phản ứng 1 là chất oxi hoá, trong phản ứng 2 là chất khử
B. Trong phản ứng 1 là chất oxi hoá, trong phản ứng 2 là chất oxi hoá
C. Trong phản ứng 1 là chất oxi khử, trong phản ứng 2 là chất oxi hoá
D. Trong phản ứng 1 là chất oxi khử, trong phản ứng 2 là chất khử
Bài 34. Hòa tan 3,32 gam hỗn hợp gồm axit fomic và axit axetic vào nước được 20,0 ml
dung dịch X. Cho bột Zn dư vào X, trộn toàn bộ H2 tạo ra với 112,0 ml khí etilen rồi dẫn qua
ống sứ chứa bột Ni nung nóng. Giả thiết các phản ứng xảy ra hồn tồn, thể tích các khí đo
(ở đktc) thì khí đi ra khỏi ống chiếm thể tích 672,0 ml. Nồng độ mol của axit fomic và axit
axetic trong dung dịch X lần lượt là:
A. 1,0 M và 2,0 M
B. 0,1 M và 0,2 M
C. 2,0 M và 1,0 M
D. 0,2 M và 0,1 M
Bài 35. Y là một anđêhyt không no đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol Y cần
dùng vừa hết 2,8 lít oxi ở đktc. Mặt khác khi Y cộng hợp thì cần thể tích H2 gấp hai lần thể
tích Y đã phản ứng ở cùng điều kiện (t0, P). Công thức phân tử của Y là:
A. C3H4O.
B. C4H6O.
C. C4H4O.
D. C5H8O.
Bài 36. Đốt cháy 0,9 g hợp chất hữu cơ X cần 0,672 lít O2 ở đktc, chỉ thu được CO2 và H2O
có tỷ lệ thể tích 1:1. Biết rằng cùng một lượng X như nhau tác dụng hết với Na và NaHCO3,
thì số mol H2 bay ra ln ln bằng số mol CO2. Công thức phân tử của X là:
A. C2H4O3.
B. C3H6O3.
C. C2H4O2.
D. C4H8O3.
Bài 37. Cho m g một andehit X cộng H2 thu được 18,5 g một rượu. Khi m g X tác dụng với
dd Ag2O/NH3 thì sinh ra 54 g bạc. Biết tỷ lệ mol giữa X và chất tác dụng đều 1 : 2. Công
thức của X là: (C=12, O=16, H=1, Ag=108):
A. C2H5CHO
B. C4H7CHO
C. C3H5CHO
D. C4H9CHO
Bài 38. Đốt cháy hoàn toàn một axit no, đa chức thu được 0,3mol CO2 và 0,25 mol H2O,
đồng thời cần một lượng O2 là 10,4 g. Tên gọi của axit trên là: (C=12, O=16, H=1):
A. Axit oxalic
B. Axit adipic
C. Axit caproic
D. Axit hexanoic
Bài 39. Cho 13,6 gam andehit X tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch AgNO3 2M trong
NH3 thu được 43,2 gam Ag. CTCT của X là:
A. CH≡C-CH2-CHO
B. CH3CH2-CHO
C. CH3-C≡C-CHO
D. CH2=CH-CHO
Bài 40. Đốt cháy hoàn toàn một chất X thu được CO2 và H2O. Biết thể tích CO2 sinh ra bằng
thể tích oxi cần dùng và gấp 1,5 lần thể tích hơi nước ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. X là
hợp chất đơn chức tác dụng được với dd Ag2O/NH3. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCHO
B. CH3CHO
C. H-COO-CH3
D. H-COO-CH=CH2
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
1HCOOH → 2Ag↓
-----0,1-----------0,2
1HCHO → 4Ag↓
0,2---------0,8
→ ∑nAg = 0,2 + 0,8 = 1,0 mol → mAg = 1 x 108 = 108 gam → Chọn A.
Câu 2: Đáp án D
CH3CH2OH + O2
mengiam
→
25−30o C
CH3COOH + H2O
o
xt ,t
→ 2CH3COOH
2CH3CHO + O2
CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
→ Chọn D.
Câu 3: Đáp án A
• nAg = 0,02 mol.
• TH1: X là HCHO → nHCHO = 0,02 : 4 = 0,005 mol → mAg = 0,005 x 30 = 0,15 gam < 0,58
gam → loại.
• TH2: X là RCHO → nRCHO = 0,01 mol → MRCHO = 0,58 : 0,01 = 58 → MR = 29 → R là
CH3CH2Vậy X là CH3-CH2-CH=O → Chọn A.
Câu 4: Đáp án D
• Vì Y là axit no, 2 lần axit → Y có CTC là CnH2n - 2O4
3n − 5
CnH2n - 2O4 + 2 O2 → nCO2 + (n - 1)H2O
nY = nCO2 - nH2O = 0,6 - 0,5 = 0,1 mol
→ n = 0,6 : 0,1 = 6 → Y là C6H10O4 → Chọn D.
Câu 5: Đáp án A
Công thức của A : C5H10O
A tham gia phản ứng tráng gương → A có nhóm -CHO
tác dụng ancol sinh ra ancol có carbon bậc 4
→ A là : (CH3)3C-CHO
Đáp án A.
Câu 6: Đáp án A
nAg = 0,8
Trường hợp 1: A không phải anđehit fomic Vì A và B đều là anđehit đơn chức nên khi phản
ứng vói dung dịch AgNO3/NH3 sẽ cho ra bạc với tỉ lệ số mol giữa anđehit và bạc là 1:2.
Nhưng theo đề thì tỉ lệ giữa hai anđehit và bạc là 0,25:0,8 (không thỏa yêu cầu). Do đó
trường hợp này loại
Trường hợp 2: A là anđehit fomic. Vì A là anđehit fomic nên khi tráng bac sẽ cho ra tỉ lệ giữa
A và bạc là 1:4. Còn B là anđehit đơn chức nên sẽ tráng bạc cho ra tỉ lệ giữa B và bạc là 1:2.
Nên cả hỗn hợp A và B tráng bạc sẽ cho ra tỉ lệ: 1mol hỗn hợp anđehit thì lượng bạc sẽ nằm
trong khoảng từ 2 mol đến 4 mol. Và dữ kiện đề thỏa u cầu bài tốn .Do đó mà A chỉ có thể
là HCHO
Câu 7: Đáp án A
• mbình 1 tăng = mH2O = 1,8 gam; mbình 2 tăng = mCO2 = 4,4 gam.
Giả sử X có dạng CxHyOz
nC = nCO2 = 0,1 mol
nH = 2 x nH2O = 2 x 0,1 = 0,2 mol.
nO = (3 - 0,1 x 12 - 0,2 x 1) : 16 = 0,1 mol
x : y : z = 0,1 : 0,2 : 0,1 = 1 : 2 : 1 → X là (CH2O)n
Vì nCO2 = nH2O → axit no, đơn chức → n = 2 → X là C2H4O2 → CH3COOH → Chọn A.
Câu 8: Đáp án A
• %O = 53,3% → MX = 16 : 53,3% = 30.
Mà 1 mol X → 4 mol Ag
→ X là HCHO hoặc X có hai nhóm -CHO
→ X là HCHO (MX = 30) → Chọn A.
Câu 9: Đáp án D
Chọn D
Câu 10: Đáp án B
Vì đốt cháy A, cũng như B đều tạo CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng như nhau, mCO2 : mH2O =
11 : 6
Do đó A, B đều có cùng số C, H trong phân tử.
Giả sử khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11 gam và 6 gam.
nCO2 = 0,25 mol; nH2O = 1/3 mol.
Vì nH2O > nCO2 → ancol no.
nA = 1/3 - 0,25 = 1/12 mol → số C = 3
→ A và B lần lượt là CH3-CH2-CH2OH và CH3CH(OH)CH2OH
o
CH3-CH2-CH2OH
H 2 SO4 d ,180 C
→
− H 2O
CH3-CH=CH2 (A')
3CH3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3-CH(OH)-CH2OH + 2MnO2↓ + 2KOH
→ Chọn B.
Câu 11: Đáp án B
• nNO = 0,672 : 22,4 = 0,03 mol → nAg = 3 x 0,03 = 0,09 mol.
Đặt CTC của hhA là CnH2n - 2O
nhhA = 0,09 : 2 = 0,045 mol → MCnH2n - 2O = 2,87 : 0,045 ≈ 63,78 → n ≈ 3,56
→ hhA gồm C2H3CHO và C3H5CHO → Chọn B.
Câu 12: Đáp án D
• Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với O2/Mn2+; dung dịch AgNO3/NH3; Cu(OH)2/OH-,
to
Anđehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2/Ni, to.
Câu 13: Đáp án C
Anđehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2/Ni, to
Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
Anđehit không tác dụng với dung dịch NaHSO3
→ Chọn C.
Câu 14: Đáp án B
Hh A có công thức chung là CnH2nO
nC = nCO2 = 22,88 : 44 = 0,52 mol
=> nH = 2nC = 1,04 mol
Mà nH2 = 4,032 : 22,4 = 0,18 mol
=> ∑nH trong hh rượu = 1,04 + 0,18.2 = 1,4 mol
Số mol H2O sinh ra khi đốt cháy rượu là:
nH2O = 1/2 nH = 0,7 mol
Bình đựng P2O5 tăng lên là do P2O5 hấp thụ nước
Vậy t = mH2O = 0,7.18 = 12,6 g
Chọn B
Câu 15: Đáp án A
Vkhí trơ = VN2 = 125,44 lít → nN2 = 5,6 mol → nO2 phản ứng = 5,6 : 4 = 1,4 mol
mbình Ba(OH)2 tăng = mCO2 + mH2O = 73,6 gam.
Theo BTKL: m = mCO2 + mH2O - mO2 = 73,6 - 1,4 x 32 = 28,8 gam → Chọn A.
Câu 16: Đáp án D
hhK có số C trung bình = 15 : 10 = 1,5
→ CH3CHO chiếm 50%, (metan, fomanđehit) chiếm 50%.
hhK nhẹ hơn metylaxetilen
→ Chọn D.
Câu 17: Đáp án B
Có
khối lượng Ag khơng thể là 8,64 gam
Câu 18: Đáp án A
• nAg = 3 x nNO = 4a mol.
a mol A → 4a mol Ag
Mà A đơn chức → A là HCHO → Chọn A.
Câu 19: Đáp án B
• Vì nCO2 > nH2O → hhX gồm 1 anđehit no, 1 chức và 1 anđehit no, 2 chức.
Giả sử hhX gồm CnH2nO x mol và CmH2m - 2O2 y mol.
Ta có: y = 0,12 - 0,1 = 0,02 mol
Theo BTNT O: x = (2,6 - 0,12 x 12 - 0,1 x 2) : 16 - 0,02 x 2 = 0,02 mol.
Ta có số C = 0,12 : (0,02 + 0,02) = 3 → hhX gồm C3H6O và C3H4O2 → Chọn B.
Câu 20: Đáp án B
nCO2 = 0,66/44 = 0,015 => nC = 0,015
nH2O = 0,45/18 = 0,025 => nH = 2nH2O = 0,05
=> Rượu no
=> nrượu = 0,025 - 0,015 = 0,01
Số các bon trung bình trong hỗn hợp bằng : 0,015/0,01 = 1,5
=> CH3OH và C2H5OH
Ta có hệ
x + y = 0,01
x + 2y = 0,015
=> x=y0,005
=> nHCHO = nCH3CHO = 0,005
=> nAg = 0,005.4 + 0,005.2 = 0,03
=> mAg = 3.24
Câu 21: Đáp án D
Đốt cháy a mol A → 3a mol CO2. Vậy A có 3C trong phân tử
A lại có phản ứng tráng gương và phản ứng với NaOH → loại A, B, C
→ Chọn D.
Câu 22: Đáp án A
hoặc
có một chất có phân tử khối nhỏ hơn 73,2
Chọn A
Câu 23: Đáp án C
• Giả sử hhA có CTC là RCHO
o
xt ,t
→ 2RCOOH
2RCHO + O2
nRCHO = 0,4 mol → nO2 = 0,2 mol.
Theo BTKL: mA = 25,4 - 0,2 x 32 = 19 gam → Chọn C.
Câu 24: Đáp án C
Gọi chất cần tìm là X. Độ bất bão hịa = 1
Chất X + H2 ---> rượu => X là Anđehit, xeton, ancol không no (1 nối đôi)
Các CTCT phù hợp
* C-C-C-CHO
* C-C(CH3)CHO
* C-CO-C-C
* C=C-C-C-OH
* C-C=C-C-OH (cis, trans)
* C=C(CH3)-C-OH
=> 7 đồng phân
Đồng phân cho phản ứng tráng gương là anđehit (2 đồng phân)
Đáp án C
Câu 25: Đáp án D
• nCO2 = nH2O → A no, đơn chức.
nAg = 4nA → A là HCHO → Chọn D.
Câu 26: Đáp án B
• Giả sử số mol của HCOOH và HCHO lần lượt là a, 2a mol
Ta có: 46 x a + 30 x 2a = 10,6 → a = 0,1 mol.
1HCOOH → 2Ag↓
0,1-----------0,2
1HCHO → 4Ag
0,2-----------0,8
→ ∑nAg = 1,0 mol → nNO2 = 1,0 mol → VNO2 = 1 x 22,4 = 22,4 lít → Chọn B.
Câu 27: Đáp án A
• Ta có: mdung dịch giảm = mAg - mankanal
→ m = 86,4 - 77,5 = 8,9 gam → Chọn A.
Câu 28: Đáp án D
• nAg ≈ 0,11463 mol.
nC2H5OH phản ứng = nCH3CHO ≈ 0,057315 mol → mC2H5OH = 0,057315 x 46 = 2,63649 gam
→ H = 2,63649 : 4,8 ≈ 54,93% → Chọn D.
Câu 29: Đáp án B
M
A : R-CH2OH ; B : R'-COOH → R - R' = 14 = CH 2
→ A hơn B 1 cacbon. Gọi số cacbon trong A là n → trong B : n - 1
Ta có hệ phương trình :
a + b = 0,15
na + b(n − 1) = 0, 4 → 0,15n - b = 0,4
Mặt khác 0 < b < 0,15 → 2,66 < n < 3,66 → n = 3
→ A : C3H7OH và B : CH3COOH
Đsp án B.
Câu 30: Đáp án D
• 0,1 mol Y + 0,2 mol Na → Y có hai nhóm -OH trong phân tử → X là anđehit hai chức.
• Giả sử CTC của X là R(CHO)2
2,9 gam X + AgNO3/NH3 → 0,2 mol Ag
→ nX = 0,2 : 4 = 0,05 mol → MX = 2,9 : 0,05 = 58 → MR = 0
Vậy X là (CHO)2 → Chọn D.
Câu 31: Đáp án A
X chứa gốc no và 1 nhóm CHO
Nên X chỉ gồm 1 nhóm OH
Vậy CTPT của X có dạng là:
Chọn A
Câu 32: Đáp án D
• X là CH3OH
Y là HCHO
Z là HCOOH
T là CH3CHO
Chất vừa tác dụng với H2, vừa tác dụng với Ag2O/NH3 là HCHO (Y) và CH3CHO (T)
Câu 33: Đáp án A
• Giả sử anđehit là CH3CHO
o
Ni ,t
→ CH3CH2OH
CH3CHO + H2
C ở nhóm -CHO có số oxi hóa +1, cịn C ở nhóm -CH2OH có số oxi hóa -1
→ Anđehit có tính oxi hóa.
• CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
Ag có số oxi hóa từ +1 xuống 0 → [Ag(NH3)2]OH là chất oxi hóa → Anđehit là chất khử.
→ Chọn A.
Câu 34: Đáp án A
• nC2H4 = 0,005 mol.
hh khí đi ra khói ống nghiệm gồm nC2H6 + nH2 dư = 0,03 mol
Mà nH2 ban đầu = nC2H6 + nH2 dư = 0,03 mol.
Giả sử số mol của HCOOH và CH3COOH lần lượt là x, y mol
mhh = 46x + 60y = 3,32
Mà x + y = 0,03 x 2 → x = 0,02 và y = 0,04
→ CM HCOOH = 0,02 : 0,02 = 1M; CM CH3COOH = 0,04 : 0,02 = 2M
→ Chọn A.
Câu 35: Đáp án B
→ số cacbon trong Y là : 0,1 : 0,025 = 4 → Y : C4H6O
Đáp án B.
Câu 36: Đáp án B
Áp dụng bảo toàn khối lượng có:
Mà
Áp dụng bảo tồn ngun tố O có:
=> Loại A, D. Mà cùng một lượng X như nhau tác dụng hết với Na và NaHCO3, thì số mol
H2 bay ra luôn luôn bằng số
mol CO2 => Chọn B (HOC2H4COOH)
Câu 37: Đáp án C
(Vì X tác dụng với hidro theo tỷ lệ 1:2)
Chọn C
Câu 38: Đáp án B
• nO2 = 0,325 mol.
Giả sử axit là CxHyOz
nC = 0,3 mol;nH = 0,25 x 2 = 0,5 mol
Theo BTNT O: nO = 0,3 x 2 + 0,25 - 0,325 x 2 = 0,2
x : y : z = 0,3 : 0,5 : 0,2 = 3 : 5 : 2
Mà axit no, đơn chức → Axit là C6H10O4
→ Axit là HOOC-[CH2]4-COOH → axit ađipic → Chọn B.
Câu 39: Đáp án A
• nAgNO3 = 0,6 mol; nAg = 0,4 mol.
• Dựa vào đáp án X là anđehit đơn chức, khơng có nối ba ở đầu mạch → nX = 0,4 : 2 = 0,2
mol
→ ntạo ↓ với liên kết ≡ ở đầu mạch = 0,6 - 0,4 = 0,2 = nX
Vậy X có 1 liên kết ≡ ở đầu mạch và 1 nhóm -CHO trong phân tử.
Mà MX = 16,8 : 0,2 = 68 → X là CH2=CH-CHO → Chọn A.
Câu 40: Đáp án D
• Giả sử X có CTPT là CxHyOz
Vì VCO2 = 1,5VH2O → x = 0,75y → 4x = 3y.
Vì VO2 = VCO2 → y = 2z
Vậy x : y : z = 0,75y : y : 0,5y = 3 : 4 : 2.
Mặt khác, X là hợp chất đơn chức tác dụng được với dd Ag2O/NH3
→ X là HCOOCH=CH2 → Chọn D.