Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN đổi mới phương pháp giảng dạy lý thuyết môn GDQP AN cho học sinh khối 10 trường THPT chuyên lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề

2

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu

3

II. Giải quyết vấn đề

3

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

3

2. Thực trạng của môn GDQP-AN trong trường THPT.

4

3. Tổ chức nghiên cứu.

5

4. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn GDQP-AN.



5

5. Hiệu quả đạt được.

14

III. Phần kết luận - Kiến nghị

15

1. Kết luận

15

2. Kiến Nghị

15

IV. Tài liệu tham khảo

16

V. Các chữ viết tắt:
- GDQP-AN : Giáo dục quốc phòng – an ninh
- THPT: Trung học Phổ thông
- GV : Giáo viên
- NXB : Nhà xuất bản
- HS : Học sinh


Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-1-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài
Với tư cách là "chiếc chìa khoá cuối cùng mở cửa vào tương lai", giáo dục
Việt Nam đang từng ngày đổi mới về hiệu quả và chất lượng nhằm đào tạo một lớp
người lao động mới có tri thức, có thể lực phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng và
của dân tộc.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết của Đại hội Đảng đã
xác định nhiệm vụ cơ bản của toàn ngành Giáo dục là: "mục tiêu, nội dung chương
trình phải được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ
tiên tiến của thế giới. Chú trọng GDQP - AN và bồi dưỡng nhân cách người học.
Mau chóng tiếp thu có chọn lọc chương trình đào tạo của các nước phát triển phù
hợp với yêu cầu đất nước". Vì lẽ đó, trong những năm qua ngành GD&ĐT Tỉnh
Lào Cai đã tập trung cho đổi mới chương trình các cấp học, coi đó là công cụ cơ
bản để đổi mới hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục.
Ngoài ra cũng để thực hiện Nghị quyết số 40 và 41 của Quốc hội khoá X
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông, nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp
giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện thế hệ trẻ..."
Để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết của Quốc Hội khóa X và nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, việc đổi mới phương pháp giảng
dạy có vai trò, vị trí rất quan trọng trong mục tiêu giáo dục của toàn Ngành.
Giáo dục quốc phòng- an ninh là môn học chính khóa nằm trong chương

trình giảng dạy của các trường Trung học Phổ thông ( THPT) nhằm rèn luyện hình
thành nhân cách, giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng quốc phòng, quân sự,
an ninh cần thiết. Bên cạnh đó giáo dục truyền thống, thái độ trách nhiệm của công
dân với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện đồng thời củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững
mạnh. Từ năm 2007 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn học Giáo dục
quốc phòng- An ninh vào trường THPT và trở thành môn học chính khóa. Với 35
tiết học, trong đó lý thuyết chiếm 52% nội dung chương trình. Những nội dung về
lý thuyết chứa nhiều kiến thức xã hội nhân văn, kiến thức về khoa học tự nhiên và
khoa học quân sự chính vì vậy cần phải có sự liên hệ với kiến thức thực tiễn vào
bài giảng để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Qua đó giúp các em có sự
liên hệ chặt chẽ, hiểu biết sâu hơn về kiến thức Quốc phòng- An ninh. Đòi hỏi
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-2-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
người giáo viên GDQP-AN phải có phương pháp giảng dạy hợp lý, hiệu quả nhằm
giúp học sinh có sự say mê, yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn khi học môn
GDQP-AN.
Trong năm học nhà trường luôn đẩy mạnh phong trào thi đua, ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn nói chung và môn Giáo dục quốc
phòng- An ninh nói riêng. Ta có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy trong môn Giáo dục quốc phòng- An ninh là hoàn toàn có ích,
mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong việc giảng dạy, góp phần thay đổi, nâng
cao hơn nữa phương pháp giảng dạy.
Từ lý do nói trên, tôi mạnh dạn lựa viết sáng kiến kinh nghiệm “ Đổi mới phương
pháp giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng- An ninh cho học sinh khối
10 trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai” .Với hi vọng sẽ chia sẻ được một phần

kinh nghiệm của bản thân vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở phổ thông
cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đổi mới phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng PowerPoint
thiết kế bài giảng môn Giáo dục quốc phòng- An ninh tại trường trung học phổ
thông. Nhằm phát huy tính tích cực, suy nghĩ, chủ động sáng tạo của học sinh từ đó
nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục quốc phòng- an ninh ở trường
THPT Chuyên tỉnh Lào Cai.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
- Phương pháp dạy học: Là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm đạt được
mục tiêu dạy - học. Phương pháp dạy học mang tính tích cực, độc lập, sáng tạo.
Cần chú ý đến hai yếu tố: Học sinh phải được học trong không khí vui vẻ, phấn
khởi, học mà chơi, chơi mà học, học sinh phải được tự do tìm hiểu, suy nghĩ, khám
phá và tự tìm tòi ra kiến thức của bài học dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên.
- Để làm tốt chức năng giảng dạy và giáo dục của mình đối với giáo viên dạy môn
GDQP- AN nói riêng phải có những phẩm chất và năng lực như: Thế giới quan
khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng,
có trình độ văn hoá sâu rộng, có tư duy mới, luôn tìm tòi nghiên cứu để đưa ra
phương pháp giảng dạy phù hợp, đáp ứng yêu cầu của bộ môn. Đồng thời, người
giáo viên thể dục cần phải có phẩm chất đạo đức, tâm lí tốt, tình cảm cao đẹp và cả
ý chí, nghị lực, quyết tâm. Tất cả những đặc điểm đó có sự liên quan mật thiết với
nhau để tạo thành một cấu trúc thống nhất nhằm nâng cao kết quả giảng dạy.
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-3-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

- Theo thời gian công tác, kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục càng được nâng cao
thì thể lực càmg bị giảm sút theo qui luật tự nhiên của con người, năng lực làm
mẫu động tác bị hạn chế. Để khắc phục sự hạn chế đó, người giáo viên phải không
ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, đặc biệt là việc ứng dụng
công nghệ thông tin và phương pháp tổ chức vào trong giảng dạy .
- Đổi mới phương pháp dạy học xuất phát từ nhu cầu đổi mới sâu sắc nền kinh tế
xã hội đang diễn ra trên đất nước ta. Công cuộc đổi mới này cần những người có
bản lĩnh, có năng lực chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng với cuộc
sống xã hội đang từng ngày từng giờ đổi mới theo thời đại công nghệ thông tin.
Thực tiễn này làm cho mục tiêu dạy học phải điều chỉnh kèm theo sự thay đổi về
nội dung và phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là đưa
phương pháp dạy học mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của
phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào
tạo của giáo dục.
- Đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục học sinh, tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tự giác học tập, phát huy và
vận dụng kiến thức trong bài học vào thực hành luyện tập. Làm được như vậy sẽ
phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của từng học sinh, rèn luyện cho
các em trở thành những người có đủ năng
2. Thực trạng của vấn đề.
Trong những năm qua, thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa và
phương pháp giảng dạy, chất lượng dạy học trong các nhà trường đã và đang từng
bước đạt hiệu quả rõ rệt. Giáo viên đã quen dần trong việc lựa chọn phương pháp
cũng như thiết kế bài dạy nhằm khơi dậy hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh. Thầy và trò đều chủ động trong việc tổ chức giờ học
cũng như tiếp thu kiến thức.
Với đặc trưng của bộ môn GDQP-AN nhằm giáo kiến thức bảo vệ tổ quốc cho
học sinh nên việc đổi mới phương pháp ngoài mục tiêu tạo tiết học hứng thú, sôi
nổi, hiệu quả. Chính vì vậy việc chuẩn bị cho giờ dạy phải hết sức hợp lí, khoa học,
tạo cho trò tâm lí tinh thần thoải mái, tự tin, yên tâm khi bước vào giờ học là điều

hết sức cần thiết. Đó là yêu cầu không khó song còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, đặc biệt ý thức, trách nhiệm của
người thầy đối với bài dạy. Những nội dung lý thuyết vẫn còn tình trạng đọc chép,
không thể tránh khỏi việc học tập nhận thức thụ động, ỷ nại, tạo cảm giác nhàn
chán, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn học. Qua phiếu điều tra học kỳ I có
thể thấy
- Mức độ hứng thú:
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-4-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
Lớp
Tổng số HS
Hứng thú
chuyên
10 Toán
34
10
10 Hóa
35
8
10 Lý
35
5
10 Anh
33
7
- Chất lượng học tập

Lớp
Tổng
Giỏi
Khá
%
SL
%
chuyên số HS SL
10 Toán
34
11 32.4 18 52.9
25.7
16
45.7
10 Hóa
35
9
10 Lý
35
5 14.3 15 42.8
10 Anh
33
8 24.2 15 45.5

Thái Độ
Bình thường
20
17
21
20

Tbinh
SL
%
4
6
8
8

11.8
17.2
22.9
24.2

Không hứng thú
4
10
9
6

Yếu
SL
%
1
4
7
2

2.9
11.4
20

6.1

Kém
SL
%
0
0
0
0

0
0
0
0

- Là giáo viên tôi cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và qua kết quả thực tế giảng
dạy, tôi mạnh dạn nêu ra một vài suy nghĩ của mình làm thế nào để dạy và học lý
thuyết môn GDQP-AN đạt kết quả cao hơn.
3. Tổ chức nghiên cứu:
- Thời gian: SKKN được tiến hành từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2014.
- Địa điểm nghiên cứu tại Trường THPT Chuyên -Tỉnh Lào Cai.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10 trường THPT Chuyên - Lào Cai.
4. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn GDQP - AN:
4.1. Vận dụng đổi mới phương pháp.
- Nghiên cứu kĩ tài liệu giảng dạy, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp
dạy học tích cực.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ đem lại những tác động rất lớn, thường để
lại những ấn tượng sâu sắc trong nhận thức và tình cảm của học sinh. Nó kích thích
sự say mê, hứng thú luyện tập đối với môn thể dục, học sinh tích cực tập luyện thu
được những tri thức mới, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo vận động, vận dụng

được vào thực tiễn cuộc sống những phương pháp hay, những hình thức tổ chức
hấp dẫn sẽ không dễ phai mờ trong kí ức học sinh.
- Song song với việc thực hiện nghiêm túc những nội dung đã được qui định trong
chương trình, giáo viên cần nghiên cứu và vận dụng đổi mới phương pháp giảng
dạy, đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp sao cho khoa học, linh hoạt,
sáng tạo. Một trong các hướng đó là:
4.2. Chuẩn bị và soạn bài.
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-5-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
4.2.1. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo viên và hướng dẫn giảng dạy để xác định mục tiêu
của bài dạy, nội dung của tiết học trên cơ sở đó xác định việc chuẩn bị đồ dùng,
thiết bị trình chiếu, cho chu đáo và phù hợpứng dụng công nhệ thông tin..
- Nghiên cứu để vận dụng các hình thức tổ chức, các phương pháp dạy học cho phù
hợp với tiết dạy.
- Trên cơ sở xác định được mục tiêu của bài học, giáo viên chuẩn bị những đồ dùng
dạy học có liên quan như: tranh, ảnh, clip ..., nhắc nhở học sinh có thể tìm hiểu các
thông tin trên mạng, tạo điều kiện để tiết dạy đạt hiệu quả cao.
4.2.2. Bài soạn:
- Bài dạy cần soạn trước ít nhất hai ngày để có sự chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy
học và nhắc nhở học sinh những nội dung cần thiết. Bài soạn phải thể hiện rõ ràng,
khoa học, chính xác các hoạt động của thầy và trò trong việc đổi mới phương pháp
dạy học.
- Để góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học môn GDQP-AN. Trước hết giáo viên cần nắm
được kiến thức cơ bản về một số phương tiện ứng dụng, thiết bị dạy học như: Máy

chiếu Projecter, sử dụng thành thạo Powerpoint trong thiết kế bài giảng. Ngoài ra
còn có một số phần mềm khác như Elearning, khai thác trên Internet, Violet…
Sử dụng Powerpoitn trình diễn là công cụ hhox trợ hữu hiệu để đặt vấn đề
cho bài giảng, phân tích những dấu mốc lịch sử, các trận đánh, các hiện tượng thiên
tai, đưa ra các tình huống cho bài giảng, lồng ghép các thông tin, truyền đạt để
củng cố kiến thức cho học sinh…
Để thiết kế một số Slide hỗ trợ bài giảng, tôi thường sử dụng một số kỹ năng
sau:
- Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử: Căn cứ vào phân phối chương trình của
bộ môn, lên kế hoạch thu thập tài liệu liên quan tới bài học đó.
- Kỹ năng cơ bản về Powerpoint: Đó là các thao tác chèn, copy, xóa, sắp xếp, liên
kết các slide, đặt các hiệu ứng đơn giản… trên các đối tượng mà giáo viên muốn
thiết kế trong bài giảng của mình.
- Kỹ năng khai thác các hiệu ứng điều khiển mô tả hình ảnh, video:
- Khai thác thông tin Internet, nguồn dữ liệu vô cùng phong phú, một số trang
website như:
o/,www.quansuvn.net/,www.cand.com.vn, />Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-6-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

Ví dụ:
Trong chương trình lớp 10 – bài 1 truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam
Với bài này 100% là lý thuyết, nếu soạn bằng giáo án điện tử sẽ rất thuận lợi,
kích thích khả năng nhận thức cũng như khắc sâu vào trí nhớ của học sinh. Ở phần
II truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước thì giáo
viên thuyết trình đặt vấn đề, đặt câu hỏi, viết nội dung lên bảng sau đó trình chiếu

bằng các hình ảnh, tư liệu, sơ đồ hình ảnh các trận đánh, nghệ thuật quân sự đánh
giặc … để thể hiện trên giáo án điện tử
Ví dụ: Thiết kế các slide truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự
nghiệp đánh giặc giữ nước. Nghệ thuật quân sự độc đáo lấy hình ảnh trận đánh trên
sông Bạch Đằng của Ngô Quyền lợi dụng thủy triều

Hình ảnh: Trận chiến trên sông Bạch Đằng
- Thiết kế slide truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều sửu dụng luôn sơ đồ
cuộc tấn công của quân Tống năm 1077

Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-7-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

Hình: Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ Bắc cửa sông Như……
- Khi thiết kế slide truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh
giặc, đánh giặc toàn diện. Trình chiếu hình ảnh Bác Hồ đọc lời kêu gọi và bài viết
lời kêu gọi mà Bác đã viết. Bên cạnh đó liên kết với đoạn video “Video “ Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. Học sinh có thể nghe được
nội dung của lời kêu gọi, để thấy rõ được khí thế hào hùng của cả nước chung sức
đánh giặc...

Nút thực hiện liên kết Video lời kêu gọi
Hình: Bác Hồ dọc lời kêu gọi và bản viết tay lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Qua đó giáo viên có thể kết luận được nghệ thuật đánh giặc giữ nước qua
từng thời kỳ. Chỉ rõ cho học sinh thấy được tại sao quân ta có thể lấy nhỏ đánh lớn,
lấy ít địch nhiều, biết dùng trí thông minh nghệ thuật quân sự độc đáo như Lý

Thường Kiệt biết “ tiên phát chế nhân”, Trần Quốc Tuấn biết “ dĩ đoản chế
trường”….học sinh có thể hiểu được truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự
nghiệp đánh giặc giữ nước
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

-8-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
* Bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và công an nhân dân Việt Nam
Khi soạn giáo án điện tử ở bài này giáo viên cần phải lựa chọn thông tin,
hình ảnh để trình chiếu, sự hình thành của Quân đội và Công an qua từng thời kỳ
và giai đoạn, các chiến thắng của Quân đội...để học sinh thấy được rõ hơn nữa sự
hình thành của quân đội, thấy được cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, giành
lấy độc lập tư do, qua đó thấy được truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
- Ví dụ: khi thiết kế slide lịch sử hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam,
thi lồng ghép vào đó là hình ảnh quân đội, địa điểm thành lập…

Hình ảnh: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ( tiền thân của Quân đội nhân dân
Việt Nam) được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện
Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy

- Thiết kế slide các trận đánh của Quân đội qua các thời kỳ hình thành, có thể lấy
một số trận đánh để lại dấu ấn nhất của dân tộc như: Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ
chí Minh Hình:

Sơ đồ trận đánh Điện Biên Phủ 1975

Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy


-9-


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

Hình: Sơ đồ chiến dịch Hồ Chí Minh 30- 04- 1975

* Bài 5: Thường thức 2 phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai
Với bài này để học sinh có thể tiếp cận với các loại bom, đạn, thiên tai ngoài
các hoạt động ngoại khóa thăm bảo tàng. Thông qua các tư liệu thu thập được
thông qua Internet với những video đánh bom, hình ảnh về thiên tai: Bão, áp thấp
nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt, lũ quét….Từ đó đưa ra biện pháp phòng, tránh thích hợp.
Khi đó giúp cho học sinh tiếp thu bài nhanh hơn so với cách học truyền thống
trước đây.

Nút liên kết video các vụ thả bom, hiện trường vụ bom nguyên tử….
Hình: Một số loại bom đạn và tác hại của bom, đạn

Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

- 10 -


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

Nút liên kết video các hiện tượng thiên tai
Hình: Thiên tai và tác hại của thiên tai ( Bão, lụt, động đất, sóng thần)
* Bài 6: Cấp cứu các tai nạn ban đầu và băng bó vết thương
Giáo viên thuyết trình về mục đích của bài học, đặt vấn đề bằng cách đưa ra

các tình huống, cho các em kể về tác tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng
ngày, qua trình chiếu Powerpoint giáo viên giúp các em có thể nhìn thấy rõ hơn
hình ảnh các viết thương, các tai nạn thường gặp, trình bày các triệu chứng và biện
pháp xử lý khi gặp phải. Như vậy qua bài này học sinh có thể tiếp thu đễ dàng,
phân biệt cụ thể được các vết thương, triệu chứng, biện pháp xử lý khi gặp phải các
vêt thương bằng các hình ảnh trực tiếp khi các em nhìn thấy. Bên cạnh đó các e
quan sát được Video về các kiểu băng cơ bản

Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

- 11 -


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

Hình: Các tai nạn ban đầu ( bong gân, sai khớp, chết đuối, ngất)
* Bài 7: Tác hại của Ma túy, trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy

Đây là nội dung không xa lạ nhiều so với học sinh, đó là hiện tượng được
diễn ra hàng ngày trong đời sống sinh hoạt. Ma túy là tệ nan xã hội, với tác hại tới
con người, tác hại với cộng đồng. Bài này đã được đưa vào chương trình giảng dạy
môn GDQP-AN, nhiệm vụ của giáo viên là phải định hướng rõ hơn nữa, khắc sâu
hơn nữa kiến thức cơ bản về ma túy, tác hại ảnh hưởng của ma túy và các biện
pháp phòng chống ma túy để từ đó học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân
trong việc phòng, chống ma túy. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên giúp học
sinh thấy được rõ hơn nữa hình ảnh của một số loại thuốc ma túy hiện đang lưu
hành trên thị trường, ảnh hưởng của ma túy đối với bản thân va gia đình. Với việc
sử dụng linh hoạt các hình ảnh và video… sẽ giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng
tốt hơn, hiểu được bài hơn


Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

- 12 -


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

Nút liên kết video về các cách thức sử dụng ma túy và tác hại
Nút liên kết video phóng sự về các vụ án ma túy
Hình: Ma túy, tác hại của ma túy, một số hình thức sử dụng ma túy
4.3. Các biện pháp thực hiện trên lớp:
4.3.1.Hoạt động của thầy:
- Thuyết minh, nêu vấn đề của bài học, tổ chức lãnh đạo hướng dẫn quá trình nhận
thức của học sinh
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

- 13 -


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
- Đặt những câu hỏi cho học sinh để lần lượt khám phá nội dung, phát huy mức cao
nhất tính tích cực, chủ động của học sinh
- Củng cố nội dung lên bảng
- Trình chiếu hình ảnh, video ứng với tùng nội dung để học sinh nhận thấy rõ vấn
đề của bài học
4.3.2. Hoạt động của học sinh:
- Chú ý lắng nghe khi giáo viên thuyết trình
- Tích cực, chủ động tham gia vào bài học, phát biểu ý kiến
- Ghi chép nội dung chính bài học vào vở ghi
5. Hiệu quả đạt được

Qua nghiên cứu tìm hiểu về phương tiện kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy, tìm kiếm thông tin trên Internet. Tôi đã vận dụng được một số
biện pháp vào quá trình giảng dạy môn GDQP-AN, có thể thấy rằng khi chưa đổi
mới phương pháp giảng dạy học sinh nhàm chán, thụ động, lười học nhưng sau khi
áp dụng công nghệ thông tin, soạn giáo án điện tử thì kết quả năm học của học sinh
đã tiến bộ rõ rệt, học sinh chủ động hơn trong việc học tập, ghi chép bài, chú ý lắng
nghe bài học, ghi nhớ kiến thức nội dung bài học. Giáo viên sử dụng thành thạo
máy tính, nâng cao hơn về kĩ năng khai thác thông tin từ Internet. Kết quả đạt được
như sau:
- Mức độ hứng thú:
Lớp
Thái Độ
Tổng số HS
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
chuyên
10 Toán
34
20
13
1
10 Hóa
35
15
13
3
10 Lý
35
13

15
3
10 Anh
33
17
14
2
- Chất lượng học tập
Tổng
Giỏi
Khá
Tbinh
Yếu
Kém
Lớp
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
số HS SL
7
20.6
0
0
0

0
10 Toán
34
14 41.2 13 38.2
9
25.7
0
0
0
0
10 Hóa
35
13 37.1 13 37.1
11 31.4
1
2.9
0
0
10 Lý
35
9 25.7 14 40
9
27.3
0
0
0
0
10 Anh
33
11 33.3 13 39.4


Với những kết quả đạt được như trên, tuy nhiên chưa phải là kết quả tối đa,
còn túy thuộc vào trình độ, phương pháp bên cạnh đó là trình độ nhận thức, ý thức
học tập của mỗi học sinh. Để từ đó giáo viên phát huy hơn nữa tinh thần học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ tốt yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

- 14 -


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Môn học Giáo dục quốc phòng- An ninh là một bộ phận của nền giáo dục
quốc dân, nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân. Học tập môn GDQP-AN là nghĩa vụ, quyền lợi của toàn dân, bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng- an ninh nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện. Do vậy đây
là nhiệm vụ đào tạo mang tầm quan trọng trong các nhà trường phô thông. Đổi
mới phương pháp giảng dạy và yêu cầu cấp bách mà ngành giáo dục đề ra, nhiệm
vụ không nhỏ của giáo viên hiện nay. Do vậy việc đổi mới phương pháp ứng dụng
công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
tự đổi mới phương pháp học tập, tự chủ hành động xây dựng, tiếp thu kiến thức,
tích cực hơn trong học tập, Bên cạnh đó giáo viên không ngừng nâng cao hơn nữa
về kỹ năng sử dụng thành thạo may tính, kỹ năng soạn giáo án điện tử và các kỹ
năng sư phạm.
II. Kiến nghị
- Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh môn GDQP - AN cùng với các
môn khoa học tự nhiên.
- Bồi dưỡng các chuyên đề mang tính thời sự trong nước cũng như thế giới trong

những đợt tập huấn cho giáo viên GDQP – AN
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc đổi mới phương pháp trong
giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng – an ninh mà tôi đã áp dụng. Có thể ý kiến
chủ quan của tôi còn rất nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp về vấn đề này để góp phần nâng cao hoàn thiện
hơn chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Xin trân thành cảm ơn!
Lào Cai, ngày 1 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Trọng Thủy

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

- 15 -


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDQP- AN 10 NXB Giáo dục.
2. Đổi mới phương pháp dạy học trường THPT - Viện KHGD 1999.
3. Sách bồi dưỡng thường xuyên các đợt tập huấn .
4. - Tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng trên POWRPOINT khai thác từ
Intenet
5. - Intenet.

Nhận xét của Hội đồng khoa học nhà trường
Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy


- 16 -


Sáng kiến kinh nghiệm môn GDQP- AN
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

Nhận xét của Hội đồng khoa học Sở Giáo Dục và Đào Tạo
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………

Giáo viên: Nguyễn Trọng Thủy

- 17 -




×