Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đánh giá vai trò của tín dụng nông thôn trong việc hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ tại làng mộc thái yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 87 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
====š–&›—====

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NÔNG
THÔN TRONG VIỆC HỖ TRỢ CÁC HỘ SẢN
XUẤT
KINH DOANH GỖ MỸ NGHỆ TẠI LÀNG
MỘC THÁI – ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Công Thành

Vinh - 2010


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển làng nghề ở nông thôn là điều kiện thuận lợi để thực hiện chương
trình “xóa đói giảm nghèo”, giảm dần sự tách biệt chênh lệch thu nhập giữa
thành thị và nông thôn bên cạnh đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá
trị sản xuất công nghiệp và nông thôn, giải quyết việc làm cho khoảng gần 30%
lực lưọng lao động tại chỗ, nâng cao đời sống của nhân dân làng nghề làm thay
đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế thị trưòng.Hiện


nay nước ta có khoảng 1450 làng nghề, phát triển mạnh với các hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh đa dạng và phong phú như HTX, công ty TNHH, công ty cổ
phần đặc biệt là phát triển mạnh với hình thức sản xuất hộ GĐ.
Thái Yên là một xã thuộc huyện Đức Thọ - Hà tĩnh. Đây là một trong số
những xã có tiềm lực kinh tế nhất của huyện. Xã có 9 thôn là thôn và một cụm
TTCN mới được thành lập năm 2005. Toàn Xã có hơn 1695 hộ với trên 6154
khẩu nhưng tập trung chủ yếu là hộ kiêm, vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm gỗ
mỹ nghệ. Số hộ thuần nông chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong những năm gần đây,
khi kinh tế bước sang cở chế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa Xã Thái
Yên cũng từng bước đi lên cùng với tiến trình phát triển của đất nước đã có nhiều
biệt thự, nhà lầu được xây trên địa bàn thôn, đời sống nhân dân không ngừng
được nâng lên. Có được những thành tích đáng mừng đó phần lớn là nhờ hoạt
động SX – KD gỗ mỹ nghệ đã có truyền thống lâu đời của Làng nghề.
Để duy trì và phát triển tôt hoạt động SX-KD có thể diễn ra một cách lên
tục không bị gián đoạn thì cần luôn phải đảm bảo yếu tố đầu tiên là về nguồn
vốn. Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế thường xuyên xảy ra như hiện nay
ngoài số vốn hộ tự có để đầu tư cho SX-KD thì các hộ dân vẫn thường xuyên
phải bổ sung băng nguồn vốn đi vay bên ngoài vào những thời điểm thiếu vốn là
tất yếu. Các hộ SX-KD gỗ mỹ nghệ trên địa bàn Làng mộc Thái Yên cũng không
nằm ngoài thực trạng đó. Ở đây ngoài sự lựa chọn nguồn vay từ nguồn tín dụng
chính thức như hệ thống các ngân hàng hay các tổ chức TD thương mại thì nguồn


3
vốn được vay từ nguồn tín dụng phi chính thức cũng chiếm một tỷ lệ khá cao
trong cở cấu nguồn vốn vay của hộ. Đê nắm bắt được rõ hơn thực trạng vay và sử
dụng của các hộ từ hai nguồn tín dụng này như thế nào? Đánh giá xem tín dụng
có thực sự mang lại hiệu quả cho các hộ dân của Làng nghề hay không? Để từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho các hộ
dân, tăng thu nhập cho toàn xã và giúp phát triển Làng nghề một cách nhanh

chóng và toàn diện, theo kịp tiến trình CNH – HĐH của đất nước.
Chính vì vậy chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
vai trò của tín dụng nông thôn trong việc hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh
gỗ mỹ nghệ tại làng mộc Thái Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu tổng quát
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá vai trò của tín dụng nông thôn trong việc hỗ trợ các hộ SX – KD
gỗ mỹ nghệ trên địa bàn làng mộc Thái Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh đề từ đó đề ra
một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các hộ SX-KD
trên địa bàn nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích thực trạng nguồn vốn tín dụng đối với các hộ SX-KD gỗ mỹ
nghệ tại làng mộc Thái Yên.
+ Đánh giá vai trò của tín dụng nông thôn trong việc hỗ trợ các hộ SX-KD.
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho các
hộ SX- KD tại làng nghề.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến tín dụng
1.1.1.1. Tín dụng
+ Tín dụng
Theo đại từ điển kinh tế thị trường “Tín dụng là những hành động vay
mượn và bán chịu hàng hoá và vố giữa những người sở hữu khác nhau. Tín dụng
không phải là hoạt động vay tiền đơn giản mà là hoạt động vay tiền có điều kiện,
tức là phải bồi hoàn thanh toán lợi tức. Tín dụng là hình thức đặc thù vận động
giá trị khác với lưu thông hàng hoá đơn thuần: vận động giá trị nên dẫn tới hình

thức mượn tài khoản, bồi hoàn giá trị thanh toán”.
+ Tin dụng phi chính thức: Khái niện tín dụng phi chính thức hiện nay được
dùng với nghĩa tương đối, phản ánh một thực trạng tài chính rất phức tạp thường
được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai(nhiều trường
hợp là công khai) ở đó một hoặc một số vượt ngoài khuôn khổ của thế chế pháp
lý hiện hành. Tuy nhiên, trong thực tế nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ
tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình
thường, thậm chí còn thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan
hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè…) hoặc
nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.Vì vậy, để cho bao quát nên hiểu tín dụng phi
chính thức bao gồm những giao dịch tín dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa
các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp
không thông qua những tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ của Luật Tổ
chức tín dụng (tạm gọi là các tổ chức tín dụng chính quy = TCTDCQ [5].
1.1.1.2. Sự tồn tại khách quan của tín dụng
Tín dụng ra đời từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá mà chưa phát triển thì hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó
khăn vướng mắc. Điều này có thể chứng minh bằng cách kiểm nghiệm thực tế về


5
phát triển sản xuất ở bất kỳ xã hội nào. Ở Việt Nam, trước đây do áp dụng mô
hình kinh tế quản lý tập trung quan liên bao cấp đã kìm hãm sự phát triển kinh tế,
sự phát triển của sản xuất hàng hoá và hoạt động kinh tế ít sử dụng đến tiền tệ.
Tín dụng từ đó bị kìm hãm do bị ảnh hướng lớn của cơ chế này. Các thành phần
kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh đều hoạt động theo những kế hoạch từ trên
xuống, các thành phần kinh tế khác không được công nhận, đối tượng vay vốn
Ngân hàng là kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh, như vậy làm cho hoạt động
tín dụng kém hiệu quả, bị kìm hãm là điều tất nhiên.
Từ khi nhà nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có

sự quản lỹ của nhà nước thì nền kinh tế của nước ta dần thoát khỏi “cái vòng luẩn
quẩn”, kinh tế nước ta đã từng bước phát triển tương đối tốt, sản xuất hàng hoá
ngày càng phát triển đồng thời kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng dưới
nhiều hình thức khác nhau.
Trước đây kinh tế hộ, kinh tế trang trại không được công nhận là đơn vị
kinh tế tự chủ thì tới nay đã được công nhận và hoạt động sản xuất rất có hiệu
quả.Các đơn vị kinh tế do hoạt động với tư cách độc lập tự chủ và giữa chúng có
mối liên hệ lẫn nhau thông qua việc trao đổi mua bán sản phẩm, nguyên liệu vật
liệu... muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện được mối liên
hệ trên thì mỗi doanh nghiệp phải có nguồn vốn tiền tệ và đều phải thực hiện
được mối liên quá trình tuần hoàn chu chuyển vốn riêng của mình.
Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc dân, do tính thời vụ và đặc điểm của chu
kỳ sản xuất quy định, mỗi đơn vị kinh tế, mỗi ngành kinh tế có thời gian đầu tư
và thu hồi vốn khác nhau. Thực tế này đã dẫn đến thực trạng tại một thời điểm
nào đó trong toàn bộ nền kinh tế sẽ có một số đơn vị có vốn tàm thời chua sử
dụng đến, trong khi đó một số đơn vị kinh tế lại thiếu vốn sản xuất.Từ đó tín
dụng được hình thành để làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn nhằm đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục.Cầu
nối tín dụng được thực hiện bởi các tổ chức, hoặc cá nhân trung gian để điều hoà
vốn, trong đó cơ bản là hệ thống các Ngân hàng.


6
Để mở rộng quy mô sản xuất phải thực hiện tái sản xuất mở rộng, do đó
nhu cầu về vốn đầu tư cho nhu cầu sản xuất không những phải duy trì mà còn
phải được tăng cường liên tục.
Nhưng việc tích luỹ để đầu tư của doanh nghiệp chỉ có hạn, không thể đáp
ứng trang trải cho tái sản xuất mở rộng được.Muốn thực hiện được việc mở rộng
sản xuất thì việc cần thiết là huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội bao gồm: Phần
tiền của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cá nhân, các Ngân hàng... Quan hệ

tín dụng đó được thể viện qua ba giai đoạn sau.
- Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng, chuyển quyền sử dụng vốn tín dụng từ
người cho vay sang người đi vay.
- Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn này được thể hiện sau khi người đi vay nhận được vốn tín dụng từ
người cho vay và sử dụng nó vào mục đích của mình.
- Giai đoạn 3: Hoàn trả vốn tín dụng: Giai đoạn này vốn tín dụng biểu hiện
kết thúc vòng tuần hoàn. Người đi vay phải trả cho người cho vay cả giá trị ban
đầu và một phần tăng thêm dưới hình thức lợi tức tín dụng [7].
1.1.1.3. Bản chất tín dụng
Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay
và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn vận động từ chủ thể này sang chủ thể
khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc tiền,
vận động theo nguyên tắc hoàn trả, để đáp ứng cho các nhu cầu của chủ thể tín
dụng [6].
1.1.1.4. Các hình thức tín dụng
* Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh, thực hiện dưới hình thức
mua bán chịu hàng hoá.
* Tín dụng Ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng phản ánh quan hệ vay mượn
vốn tiền tệ giữa các Ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế.


7
* Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước phản ánh mối quan hệ tín dụng
giữa nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác, trong đó nhà nước là người
đi vay để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiện vụ của nhà nước trong quản lý
kinh tế xã hội.
* Tín dụng thuê mua: Tín dụng thêu mua phản ánh những mối quan hệ phát

sinh giữa công ty tài chính (công ty cho thuê tài chính) với những người sản xuất
kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản [6].
1.1.1.5. Vai trò của tín dụng trong sự phát triển nông nghiệp và nông thôn
Tín dụng đối với nông nghiệp chủ yếu là tín dụng chi phí sản xuất, tức là
các khoản mà các tổ chức tín dụng cung cấp cho nông dân để chi phí về giống
cây trồng, gia súc, gia cầm, và đầu tư vào sản xuất kinh doanh một số loại hình
kinh tế khác. Tín dụng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông
nghiệp và nông thôn đặc biệt là trong sự nghiệp CNH – HĐH của nước ta hiện
nay. Đó là nguồn cung quan trọng cung cấp những cơ hội để có được khả năng
sản xuất kinh doanh tốt hơn cũng như tạo ra những ưu thế cho doanh nghiệp
trong tương lai.
* Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn
Các TCTD giữ vị trì trung gian thể hiện qua chức năng thu hút vốn và cho
vay. Khi người nông dân thu hoạch, tiêu thụ được sản phẩm người nông dân có
thể đen tiền đi giử tại các Ngân hàng để kiếm lãi.Khi đó các TCTD sẵn sàng tiếp
nhận các nguồn vốn nhàn rỗi để quay vòng vốn trong dân cư. Và khi người dân
có nhu cầu vay vốn thì các TCTD chính là nơi cung cấp nguồn vốn ổn định cho
các hộ có nhu cầu vay.
* Tín dụng giữ vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành
sản xuất khác.
Công nghiệp và dịch vụ là những ngành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ nông
nghiệp dưới dạng tư liệu sản xuất. Nếu sản xuât nông nghiệp gặp khó khăn thì
công nghiệp dịch vụ cũng khó khăn theo [7].
1.1.1.6. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất


8
Với chức năng làm trung gian tín dụng Ngân hàng nhận các khỏan tiền
nhàn rỗi tạm thời tiến hành đầu tư cho những hộ có khả năng phát triển, mở rộng
sản xuất nhưng thiếu vốn. Như vậy, TDNH đã đem lại khoản thu cho những

người có vốn nhàn rỗi đồng thời tạo cơ hội cho các hộ hoạt động tốt mở rộng dây
chuyền sản xuất, mua sắm thiết bị máy móc đổi mới công nghệ và tiếp cận với
thồng tin môi trường sản xuất, quản lý, khôi phục và phát triển làng nghề truyền
thống. Tạo công ăn việc làm, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, góp phần cải thiện
đời sống nhân dân. Như vậy, tín dụng Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa.
* Tín dụng Ngân hàng còn góp phần vào việc hạn chế cho vay nặng lãi ở
nông thôn giúp kinh tế hộ sản xuất phát triển, làm ăn có hiệu quả
Thông qua vốn TCNH các hộ sản xuất đã thực sự được trợ giúp và có cơ
hội tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội.Việc mở rộng kinh tế hộ sản xuất
là hướng đi có tầm chiến lược đóng vai trò qua trọng đối với việc xây dựng một
nền kinh tế toàn diện.Thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn sẽ tạo thế là
lực mới cho sự phát triển của đất nước.
* Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho hộ sản xuất để duy trì quá
trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Với đặc trưng SX-KD của hộ sản xuất cùng với sự chuyên môn hóa sản
xuất khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hóa để bán thì chưa có thu
nhập, nhưng trong khi đó hộ vẫn cần tiền để trang trãi cho các khản chi phí sản
xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác. Trong điều
kiện như vậy, các hộ sản xuất cần có sự giúp đỡ của các nguồn tín dụng để duy
trì quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên tục. Nhờ có sự hỗ trợ về
vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực có sẵn như lao
động, tài nguyên để cải tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy cho việc sắp xếp, tổ
chức sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý từ đó nâng cao đời sống vật chất
cũng như tinh thần của người dân.
* Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập
trung sản xuất.


9

Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn của tín dụng Ngân hàng đã
thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ. Bằng cánh tập trung vốn
vào kinh doanh giúp cho các hộ có điều kiện để mở rộng sản xuất, làm cho sản
xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và đồng
thời Ngân hàng cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng.Thực hiện tốt chức
năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, Ngân hàng qua tâm đến nguồn vốn đã
huy động được để cho hộ sản xuất vay. Vì vậy Ngân hàng sẽ thúc đẩy các hộ sử
dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản
xuất và lưu thông. Trên cơ sở đó hộ sản xuất phải biêt tập trung vốn như thế nào
để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.
* Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động.
Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa được
quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH chúng ta cũng cần quan tâm đến
ngành nghề truyền thống có đạt được hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong quá trình
thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát huy được nội lực của kinh
tế hộ và tín dụng Ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu
hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó góp phần phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghịêp chế biến nông - lâm - thủy sản, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, dịch
vụ, du lịch ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại
Do đó, tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành nghề
kinh tế trong hộ sản xuất phát triển, tạo tiền đề để lôi cuốn các ngành nghề này
phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ [7].
1.1.1.7. Vai trò của tín dụng Ngân hàng về mặt chính trị, xã hội
Tín dụng Ngân hàng không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn về mặt xã hội.Thông qua việc cho vay
mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động. Đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở nước



10
ta. Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêu cực xã
hội. Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm
cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố. Thực
hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho
nông dân, đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn
và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn chế bớt sự phân hoá bất hợp lý trong
xã hội, giữ vững an ninh chính trị xã hội.
Ngoài ra tín dụng Ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới
của Đảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo.
Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi
bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở lên khá hơn, hộ khá trở lên giàu hơn.Chính vì
lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dần được xoá bỏ như: Rượu chè, cờ bạc, mê tín dị
đoan... nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động.
Qua đây chúng ta thấy được vai trò của tín dụng Ngân hàng việc củng cố lòng tin
của nông dân nói chung và của hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước
Tóm lại: Tín dụng Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở
rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng
về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất.
Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất. Tạo điều kiện
cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất
phù hợp với tín hiệu của thị trường.
Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất
hàng hoá, góp phân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn. Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh
doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Tạo

nhiều việc làm cho người lao động. Công việc củng cố lòng tin của nông dân nói
chung và của hộ sản xuất nói riêng. Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong
nông thôn, hạn chế tình trạng bán lúa non... Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế


11
nông thôn, tăng tính hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Ngân hàng thực hiện mở rộng
đầu tư kinh tế hộ gia đình, thực hiện mục tiêu của Đảng và nhà nước về phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước.
Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn cho vay cho thấy cơ chế hiện nay vẫn
còn nhiều bất cập như quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn, cách xử
lý tài sản thế chấp giải quyết như thế nào? đấu mối với các ngành ra sao? sự
không đồng bộ ở các văn bản dưới luật đã làm cho hành lang pháp lý do hoạt
động Ngân hàng vẫn còn khó khăn, chưa mở ra được, việc cho vay tín chấp
người vay không trả được thì các tổ chức đoàn thể chịu đến đâu ? thực tế họ chỉ
chịu trách nhiệm còn rủi ro, tổn thất vẫn là Ngân hàng phải chịu. Nếu không có
những giải pháp để tháo gỡ thì Ngân hàng không thể mở rộng đầu tư vốn và nâng
cao hiệu quả việc cho vay phát triển kinh tế hộ [7].
1.1.2. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất
* Khái niệm hộ sản xuất
Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, được nhà nước giao đất quản lý và
sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực
nhất định do Nhà nước quy định.
Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành
viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất,
trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất kinh

doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong quan hệ dân sự đó.
Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích
chung của hộ. Cha mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ
trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác


12
lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả hộ
sản xuất.
Tài sản chung của hộ sản xuất bao gồm tài sản do các thành viên cùng nhau
tạo lập nên hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa
thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ là tài sản
chung của hộ sản xuất.
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu trách
nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu Tài sản chung của hộ không đủ để
thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới
bằng tài sản riêng của mình.
Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ sản
xuất trong nhiều ngành nghề hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề
mới đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta
trong thời gian qua [7].
* Đặc điểm của hộ sản xuất
Tại Việt nam hiện nay gần 70% dân số sinh sống ở nông thôn và đại bộ
phận còn mang tính tự cung tự cấp, tự túc. Trong điều kiện đó, hộ là đơn vị kinh
tế cơ sở mà chính ở đó diễn ra quá trình tổ chức phân công lao động, chi phí cho
sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng.
Hộ được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng. Tùy thuộc

vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ hình thành một kiểu
cách sản xuất, cánh tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Trong mô hình sản
xuất chủ hộ cũng là người trực tiếp làm việc có trách nhiệm và hoàn toàn tự giác.
Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành khác.
Đối tượng sản xuất phát triển hết sức phức tạp và đa dạng, chi phí sản xuất
thường là thấp, vốn đầu tư có thể rải đều trong quá trình sản xuất kinh doanh
mang tính thời vụ, cùng một lúc có thể sản xuất kinh doanh nhiều loại cây trồng,
vật nuôi hoặc tiến hành các ngành nghề khác lúc nông nhàn.Vì vậy thu nhập của


13
hộ cũng rải đều, đó là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển
toàn diện.
Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công, máy
móc đơn sơ, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát, quy mô nhỏ không
được đào tạo bài bản. Hộ sản xuất hiện nay nói chung vẫn hoạt đống sản xuất
kinh doanh theo tính chất truyền thống, thái độ lao động thường bị chi phối bởi
tình cảm đạo đức gia đình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán làng quê.
Từ những đặc điểm trên ta thấy kinh tế hộ rất dễ chuyển đổi hoặc mở rộng
cơ cấu vì chi phí bỏ ra ít, trình độ khoa học kỹ thuật thấp.
Quy mô sản xuất của hộ thường nhỏ, hộ có sức lao động, có các điều kiện
về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết vè khoa học kỹ thuật, hiểu
biết về kiến thức thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang tính thụ động.
Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách, về vốn thì kinh tế hộ không
thể chuyển sang sản xuất hàng hóa. Không thể tiếp cận với những thị trường lớn
được [7].
1.1.2.2. Vai trò của hộ trong phát triển kinh tế
- Hộ sản xuất là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế thị tự nhiên sang
nền kinh tế thị trường.
- Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải

quyết việc làm ở nông thôn.
- Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất
hàng hóa.
- Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hôi.
Từ những đặt điểm trên ta thấy kinh tế hộ là thành phần kinh tế không thể
thiếu trong quá trình CNH – HĐH xây dựng đất nước. Kinh tế hộ phát triển thúc
đẩy sự phát triển kinh tế nhà nước nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng và cũng
từ đó tăng mọi nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng như ngân sách nhà
nước. Góp phần đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH ở nước ta [7].
1.1.3. Các khái niệm liên quan đến làng nghề - làng nghề truyền thống


14
1.1.3.1. Lịch sử phát triển và phân loại làng nghề ở Việt Nam
Làng nghề là một trong những đăc thù của nông thôn việt nam.Nhiều sản
phẩm đuợc sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi
góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc
nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm,
song song với quá trình phát triển KT-XH, văn hóa và nông nghiệp của đất
nước.Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển,
làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở
Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ ở (Đà Nẵng) cũng hình
thành cách đây hơn 400 năm… Nếu đi sâu tìm hiêu về nguồn gốc các sản phẩm
từ làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản
xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu
làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm
ra các sản phẩm này đựoc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công
mà còn là điểm văn hoá của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ những

thợ thủ công có tay nghề cao mà tên tuổi gắn với sản phẩm trong làng.Ngoài ra,
làng nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên liệu, là nơi tập trung những tinh hoa
trong kỹ thuật sản xuất sản phẩm của làng. Các mặt hàng sản xuất ra không chỉ
để phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn bao gồm cả các sản phẩm mỹ nghệ, đồ
thờ cúng, dụng cụ sản xuất,… Nhằm đáp ứng nhu cầu thị truờng trong vùng và
các khu vực lân cận.
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh
tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công nghiệp hoá cũng với
việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thúc
đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người
dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày được áp dụng phổ biến. Các làng
nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm


15
đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực
nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm xã hội
và truyền thống lịch sử, sự phấn bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của
nước ta không đồng đều, thông thường tập trung vào những khu vực nông thôn
đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông
nhàn. Trên cả nước làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông
Hồng (chiếm khoảng 60%) còn lại ở miền trung (chiếm khoảng 30%) và miền
Nam (khoảng 10%) [1].
1.1.3.2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống
* Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính từ thời điểm đề nghị
công nhận.

+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc dân tộc.
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
* Tiêu chí công nhận làng nghề:
+ Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.
+ Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
* Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định trên.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên
địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn và Hoạt động sản xuất
kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.Nhưng


16
có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định trên thì cũng
được công nhận là làng nghề truyền thống [3].
1.1.3.3. Phân loại và đặc trưng của các làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số
dạng sau:
+ Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
+ Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.
+ Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ.
+ Theo mức độ sử dụng nguyên/ nhiên liệu.
+ Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân loại đều có những đặc thù riêng mà tùy theo mục đích mà có
thể lụa chon cách phân loại phù hợp.

Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm,thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra
thành 6 nhóm ngành chính mỗi nhóm ngành làng nghề có những đặc điểm đặc
trưng khác nhau về tính cộng đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
*.Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: có tổng
số lượng làng nghề lớn, chiếm 20 % tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả
nước. Phần lớn sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao,hình
thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời
điểm khi hình thành nghề.Phần lớn các làng chế biến lương thực, thực phẩm
nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh
đa nem, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai…với nguyên liệu chính là gạo,
ngô, khoai, sắn, đậu và thường gắn với hoạt động trồng trọt chăn nuôi ở quy mô
gia đình.
* Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: Nhiều làng có từ lâu đời, có các
sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa, mang đậm nét địa phương. Những sản
phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may… không chỉ là những sản phẩm có giá trị
mà còn là những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao. Quy trình sản xuất
không thay đổi nhiều. Với nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề


17
nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn lao động
nông nghiệp).
* Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ hàng
trăm năm nay, tập trung ở vùng có khă năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho
hoạt động xây dựng. Lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ
thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay đổi. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về
xây dựng nhà cửa, công trình ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu phát
triển nhanh và lan tràn ở các vùng nông thôn. Nghề khai thác đá cũng phát triển ở
những làng gần các núi đá vôi được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các

hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.
* Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số
lượn ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải, kim
loại, giấy, nhựa, vải, đã qua sử dụng).Ngoài ra các làng nghề cơ khí chế tạo và
đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp
vào loại hình làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía Bắc, công nghệ sản
xuất đã từng bước được cơ khí hóa.
* Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ thủy
tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, chạm vàng bạc, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ
nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ
trọng lớn về số lượng (gần 40 % tổng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản
phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm địa phương, dân tộc.
Quy trình gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề
cao, chuyên môn hóa, tỷ mỉ và sáng tạo. Đặc biệt mang đậm tính cộng đồng.
* Các nhóm ngành khác: bao gồm các ngành nghề chế tạo công cụ thô sơ
như cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc da dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy…
Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với số
lượng và chất lượng ổn định [1].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở một số nước trên thế giới


18
Hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống tín dụng dành riêng cho
nông nghiệp và nông thôn để cung cấp vốn cho sản xuất nông nghiệp nhằm mục
đích nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần làm giảm khoảng cách giữa nông
thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo và phát triển kinh tế một cách
toàn diện và bền vững, tùy vào hoàn cảnh và sự quản lý của từng nước mà có các
hình thức tín dụng khác nhau. Sau đây là một số hoạt động tín dụng của một số

nước trên thế giới và trong khu vực.
Thái Lan
Thái Lan là một trong những nước có nền kinh tế mạnh nhất trong khu vực
và đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong lĩnh vực tín dụng Thái Lan cũng đã
đạt được những thành công đáng kể. Các hình thức cấp tín dụng trong nông
nghiệp Thái Lan chủ yếu thông qua các tổ chức Ngân hàng quốc gia Thái Lan,
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, các
tổ chức tài chính. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp
đóng vai trò quan trọng, các tổ chức này thành lập năm 1969 và cơ cấu chi nhánh
ở tất cả các tỉnh và có liên hệ với một nửa nông dân trong cả nước, đối tượng vay
gắn liền với cây trồng, vật nuôi và đối tượng thế chấp cũng được xử lý linh hoạt.
Mục tiêu lớn nhất của kế hoạch trợ cấp tín dụng nông nghiệp là khuyến khích sử
dụng các khoản vay và tăng cường thực hiện việc trả nợ của người dân tham gia
vào đó.
Philippin
Chính phủ philippin rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp,
nâng cao đời sống cho hộ nông dân bằng các biện pháp khác nhau. Đặc biệt là
chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Chính sách này chia làm hai
thời kỳ:
Năm 1986 trở về trước, nông nghiệp thực hiện chính sách “tài chính chủ
đạo”. Đặc trưng cơ bản là Nhà nước can thiệp bằng cánh trợ cấp, thực hiện kiểm
soát lãi suất thấp, miễn thuế nông nghiệp. Chính sách này được đánh giá là
không mấy hiệu quả.


19
Từ năm 1986 trỏ lại đây.Năm 1986 chính phủ đã ban hành chính sách tín
dụng với nội dung chủ yếu là thực hiện lãi xuất cho hộ nông dân vay theo lãi suất
thị trường, giảm trợ cấp ưu tiên cho nông nghiệp, chấm dứt các hoạt động cho
vay trực tiếp của các ơ sở nhà nước phi tài chính. Cung cấp các dịch vụ và thực

hiện cơ chế bảo hiểm để giả rủi tro trong khi cho vay. Trong số các cơ quan tổ
chức có chất lượng hỗ trợ và phát triển khu vực nông thôn thì Ngân hàng
Landbank, đây là Ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc
cải cách và phát triển nông nghiệp ở Philippin.
Bangladesh
Bangladesh là nước duy nhất có tổ chức tín dụng làm dịch vụ Ngân hàng ở
nông thôn đó là: GreamenBank, tổ chức này được thành lập từ năm 1976 hoạt
động không giống quy chế của Ngân hàng thương mại. Cơ chế của tổ chức này
là: Bất cứ người nào không có đất đai canh có thu nhập dưới 100 USD/ năm đều
được vay vốn không phải thế chấp, cho vay theo nhóm 5 người, trong đó 2 người
vay trước, trả nợ rồi 2 người tiếp theo được vay và nhóm trưởng được vay sau
cùng. Mức tiền cho vay thấp nhất là 200USD với lãi suất là 1,66%/ tháng cao
hơn so với nâng hàng thương mại, song vay không phải thế chấp nên nhiều người
muốn gia nhập nhóm để vay. Thành công của GreamBank là do: Phục vụ tại chỗ
nông thôn, việc tổ chức nhóm có ý nghĩa quan trọng trong làm giảm chi phí cấp
tín dụng, vừa thu hẹp mối quản lý, theo dõi người vay. Hoạt động của nhóm làm
cho thành viên có tâm lý được che chở, việc thúc ép nhau trong việc sử dụng vốn
và trả nợ giúp Ngân hàng thu nợ được đều đặn.Việc cấp cấp tín dụng bằng cách
cấp vật tư nông nghiệp tại trụ sở của chi nhánh thuận tiện và được nông dân ưa
thích. Thủ tục vay đơn giản, nông dân không phải đi lại nhiều, tiết kiệm được
thời gian và công việc [4].
1.1.3 Chính sách của chính phủ Việt Nam đối với tín dụng nông thôn
1.1.3.1. Môi trường chính sách
Từ năm 1986, chính phủ VIệt Nam đã xây dựng và theo đuổi chiến lược
giảm nghèo quốc gia. Trọng tâm của chính sách này là cung cấp các cơ hội cho
người nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo đói thông qua phát triển các hoạt động


20
sản xuất. Do vây, các chương trình giảm nghèo chủ yếu tập trung vào việc cung

cấp tài chính và công nghệ phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Về phương diện
tài chính, tín dụng là một nhân tố chủ đạo trong rất nhiều nguồn lực mà người
nghèo có thể lựa chọn nhằm cải thiện sinh kế. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực
thúc đẩy phát triển nông thôn đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa khu vực nông
thôn và thành thị. Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách và quyết định nhằm
khuyến khích phát triển nông thôn và tấn công nghèo đói. Nhiều chương trình tập
trung vào phát triển nông thôn và giảm nghèo đã và đang được triển khai. Gần
đây nhất là chương trình 135 tập trung vào những xã nghèo và dễ bị tác động
nhất trong cả nước. Thánh 6 năm 2000 Bộ NN & PTNT đã xây dựng một hệ
thống nông nghiệp trên cơ sở hàng hóa như mục tiêu chính cho sự phát triển của
ngành trong những năm tới. Khi nông nghiệp Việt Nam chuyển từ giai đoạn tiêu
dùng sang giai đoạn đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi phục vụ nhu cầu của
thị trường, Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu tấn công nghèo đói, cải
thiện mức sống của nông dân, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển công
nghiệp nông thôn và đảm bảo an ninh lương thực [5].
1.1.3.2. Cơ sở pháp lý
Việt nam đang có những bước đi quan trọng trong việc xây dựng một nề
kinh tế “hoạt động theo pháp luật ". Quốc hội gần đây đã sửa đổi và thông qua rất
nhiều điều luật tác động mạnh tới hoạt động của các thị trường tài chính. Liên
quan đến khu vực Ngân hàng, hai luật rất quan trọng là luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng đã được thông qua. Bên cạnh đó, Bộ luật
Lao động và luật hợp tác xã cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động tín
dụng và Ngân hàng ở khu vực nông thôn.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 209 ngày 17 tháng 1 năm
2000 về việc cho phép HPN tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng - tiết
kiệm nhằm mục tiêu XĐGN. Tiếp theo quyết định này, NHNN đã ban hành
thông tư 699 ngày 17 tháng 6 năm 2000 khẳng định việc hỗ trợ các chương trình
tín dụng - tiết kiệm của HPN trong cả nước. đây là văn bản pháp lý cao nhất cho
phép tiếp tục phát triển chương trình tín dụng và tiết kiệm của hội phụ nữ.



21
Ngày 9 tháng 3 năm 2005, chính phủ Việt Nam đã ra quyết định ban hành
nghị định 28 về thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Nghị định ra đời đã tạo ra một khung pháp lý cho các hoạt động tài chính vi mô
và mở rộng cánh cửa cho ngành tài chính quy mô nhỏ đi vào chính thức hóa và
nhân rộng hoạt động của mình. Ngày 15 - 11 - 2007 chính phủ ra nghị định số
165/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ
- CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức TCVM hoạt động [4].
1.1.3.3. Chính sách lãi suất
Chính phủ Việt Nam đã và đang theo đuổi chính sách lãi suất trần. Theo
chính sách này, NHNN xác định mức lãi suất áp dụng cho các Ngân hàng thương
mại. Từ tháng 10/1999 lãi suất cho vay trong toàn hệ thống NHNN là 1% /tháng
đối với ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tháng 8 năm 2000, NHNN đã ban hành
quy định mới với lãi suất cho vay cao nhất sẽ được quyết định trên cơ sở tình
hình cung cầu của thị trường tín dụng. Các tổ chức tài chính vi mô của Việt Nam
áp dụng mức lãi suất khác nhau, Ngân hàng người nghèo được phép cho vay với
lãi suất ưu đãi vì hoạt động chính của Ngân hàng người nghèo là hoạt động phi
lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vụ XĐGN. Còn đối với Ngân hàng NN &
PTNT được phép áp dụng “lãi suất thương mại” giống như một Ngân hàng
thương mại. các tổ chức xã hội, NGOs quốc tế hiện đang tận dụng “kẽ hở pháp
lý” để áp dụng lãi suất cao hơn nhằm chứng tỏ thực tế tình hình tài chính vi mô
phát triển bền vững ở Việt Nam [5].
1.1.4. Nghiên cứu có liên quan
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thị trường
vốn tín dụng nông thôn và tín dụng nông dân đặc biệt là ở các nước đang phát
triển như:
Năm 1980: Adam đã có nhiều nghiên cứu về hình thức vay vốn và cho vay
xuất hiện trong thị trường tài chính nông thôn ở những nước đang phát triển.
Năm 1983, với nghiên cứu về huy động tiết kiệm của nông hộ qua thị

trường tài chính nông thôn ở các nước đang phát triển.


22
Năm 1985, cùng với giáo sư Rober C. Vogel sau những nghiên cứu về thị
trường tài chính – tín dụng ở các nước Châu phi, Châu mỹ La tinh và Châu Á,
ông đã đưa ra những ý kiến mới và những bài học về phát triển thị trường tài
chính nông thôn ở các nước có thu nhập thấp.
Năm 1992, Adam cùng với D.A.Fitchectt đã có nghiên cứu về các hình thức
tín dụng không chính thống ở những nước có thu nhập thấp, khẳng định vai trò
đặc điểm của hình thức tín dụng này.
Nghiên cứu thực trạng thị trường tín dụng ở miền tây Orissa Ấn Độ của tác
giả Kailas Sarap năm 1983.
Năm 1981, Govind Koirala nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng nông
nghiệp trong các trang trại nông nghiệp của huyện Rupod ở Neepan…
Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước và
ngaoif nước về thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn và việc cho hộ nông
dân vay vốn sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như:
“Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông
dân huyện Gia Lâm – Hà Nội”của tác giả Kim Thị Dung (1999).
“Tín dụng Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay “của tác giả Lê Quốc Tuấn (2002).
“Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn của TCTD với các hộ nông
dân trên miền núi phía bắc”của tác giả Nguyễn Vũ Bình (2005)…
Ngoài ra cùng có nhiều sinh viên có nghiên cứu về các hình thức tín dụng
để làm đề tài tốt nghiệp hay luận văn Thạc sỹ của mình [2].


23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nghiên cứu.
- Các tổ chức và cá nhân có tham gia cho vay vốn trên địa bàn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên địa bàn xã
Thái Yên - Đức Thọ - Hà tĩnh
* Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu về tình hình vay và sửu
dụng vốn từ năm 2007-2009
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu“Đánh giá vai trò của tín dụng nông thôn trong việc hỗ
trợ các hộ sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ trên địa bàn làng mộc Thái Yên Đức Thọ - Hà Tĩnh”, vì vậy nội dung nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá vai trò
của tín dụng nông thôn trong việc hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ
trên địa bàn nghiên cứu từ hai nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức.Ngoài
ra còn tìm hiểu những vấn đề tồn tại trong quá trình sử dụng hai nguồn vốn vay
của hộ để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
các hộ SX - KD trên địa bàn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài đúng mục tiêu và nội dung, đề tài thực hiện các
phương pháp nghiên cứu sau.
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu áp dụng trong đề tài được thể hiện như sau:
Dạng số liệu
Số liệu thứ cấp

Cụ thể
Phương pháp thu thập
Thông tin chung về địa bàn Đọc và tổng hợp từ các báo
nghiên cứu (tình hình đất


Số liệu sơ cấp

cáo có sẵn, trên internet…

đai, dân số…)
Các tác nhân tham gia hoạt Phóng vấn trực tiếp thông


24
động SX-KD gỗ mỹ nghệ qua bảng hỏi (phụ lục)
a. Số liệu thứ cấp: Là những số liệu có sẵn trên sách, báo, internet…
Phương pháp này được sử dụng để thu thập những số liệu về tình hình chung của
vấn đề nghiên cứu như: Tình hình về hiệu quả sử dụng vốn và nhu cầu vay vốn
của các hộ SX – KD gỗ mỹ nghệ của địa phương. Tình hình đất đai, lao động, kết
quả sản xuất kinh doanh của địa phương.... Nguồn cung cấp số liệu là các cơ
quan chức năng như chính quyền xã, các Ngân hàng và các WEDSITE…
b. Số liệu sơ cấp: Là số liệu thu thập được qua điều tra, phóng vấn. Đó là
các thông tin được thu thập từ các tác nhân tham gia SX – KD gỗ mỹ nghệ thông
qua phóng vấn trực tiếp.
Trong phương pháp thu thập số liệu sơ cấp tôi đã áp dụng các phương pháp
sau:
* Phương pháp chọn mẫu điều tra:
Căn cứ vào nội dung đề tài và quy mô, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, tôi
tiến hành điều tra 50 hộ trên địa bàn xã. Các đơn vị điều tra được lựa chọn một
cách ngẫu nhiên. Trong đó có:
- 32 hộ vừa sản xuất vừa kinh doanh.
- 7 hộ kinh doanh.
- 11 hộ làm thuê.
* Phương pháp điều tra, phóng vấn thông qua bảng câu hỏi
Là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi soạn

trước. Phương pháp này được áp dụng để thu thập thông tin sơ cấp từ các tác
nhân tham gia SX - KD. Ưu điểm của phương pháp này là thu thập được nhiều
thông tin, chính xác và khả năng điều chỉnh cao.
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Thái Yên là một xã thuộc huyện Đức Thọ - Hà tĩnh. Đây là một trong số
những xã có tiềm lực kinh tế nhất của huyện Đức Thọ. Xã có 9 thôn là thôn và
một cụm TTCN mới được thành lập năm 2005. Toàn Xã có hơn 1695 hộ với trên
6154 khẩu nhưng tập trung chủ yếu là hộ kiêm, vừa sản xuất nông nghiệp vừa
làm gỗ mỹ nghệ. Số hộ thuần nông chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong những năm


25
gần đây, khi kinh tế bước sang cở chế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa
Xã Thái Yên cũng từng bước đi lên cùng với tiến trình phát triển của đất nước đã
có nhiều biệt thự, nhà lầu được xây trên địa bàn thôn, đời sống nhân dân không
ngừng được nâng lên. Có được những thành tích đáng mừng đó phần lớn là nhờ
hoạt động SX – KD gỗ mỹ nghệ đã có truyền thống lâu đời của Làng nghề.
Những năm gần đây được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền xã và
các cơ quan ban ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của làng mộc Thái Yên
đang ngày một phát triển.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu về vốn
đã và đang là 1 nhu cầu vô cùng cấp thiết cho viêc xây dựng cơ sở vật chất, nua
sắm trang thiết bị, thuê nhân công để phục vụ cho hoạt động sản xuất của bất kỳ
hộ và doanh nghiệp sản xuất nào… Các hộ đã mạnh dạn tham gia vay vốn của
các Ngân hàng ngoài ra hoạt động tín dụng của khu vực tín dụng phi chính thức
ở đây cũng diễn ra vô cùng sôi nổi như hình thức mua bán chịu hàng hoá, vay từ
người thân và các hộ kinh doanh khác…nhận thức được vấn đề quan trọng trên
với mong muốn tìm hiểu và năm bắt được tình hình về nhu cầu và thực trạng sử
dụng nguồn vốn của các hộ sản xuất trên địa bàn như thế nào? Để từ đó có những
đề xuất thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các hộ.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn Xã Thái Yên để tiến hành đề tài

nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp phân tích
2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê kinh tế
Thông qua quan sát, thông tin, số liệu tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ
cấp, chúng tôi tiến hành mô tả quá trình vay vốn và sử dụng vốn của các hộ có
tham gia vay vốn.
Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu thống kê để tính toán và phân tích.
Phương pháp này được dung để phân tích sự biến động về đất đai, dân số, kết
quả sản xuất kinh doanh xã qua các năm, dùng để phân tích so sánh kết quả giữa
hiệu quả vay vốn giữa nguồn vốn chính thức và phi chính thức của các hộ, để
tính toán chi phí, lợi nhuận của các yếu tố nguồn vốn mang lại.
2.3.3.2. Phương pháp so sánh


×