Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Trung quốc trong thời kì đại cách mạng văn hoá vô sản 1966 1976

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.96 KB, 68 trang )

1

lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo Nguyễn Đôn Thanh - ngời thầy đã gợi ý đề tài và tận tâm hớng dẫn
tôi suốt quá trình làm khoá luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Ngọc Tân, TS Văn Ngọc Thành đã
giúp đỡ tôi về mặt t liệu, cũng nh những ý kiến xây dựng rất quý báu về mặt
nội dung và khoa học.
Tôi cũng đã nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa lịch sử,
nhất là các thầy cô trong tổ lịch sử thế giới.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn thầy hớng dẫn, các thầy cô giáo, gia đình
và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành khoá luận này.
Vì thời gian và khả năng có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn
chế của đề tài. Tác giả rất mong muốn sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn sinh viên.
Vinh, ngày

tháng 5 năm 2004
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hiền


2

A. Mở đầu

I. Lý do chọn đề tài:

Ngày 1/10/1949, trong cuộc mít tinh lớn đợc tổ chức tại quảng trờng


Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố
với thế giới về sự ra đời của nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Sự kiện này
đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc thắng lợi
và có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với đất nớc Trung Quốc mà còn có
ý nghĩa quốc tế sâu sắc.
Thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung
Quốc là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại của cách mạng thế giới từ sau
chiến tranh thế giới thứ II. Thắng lợi này đã kết thúc hơn 100 năm Trung Quốc
bị ách thống trị của t bản nớc ngoài, chấm dứt 30 năm nội chiến, đa Trung
Quốc bớc vào ngỡng cửa của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc
đã giành đợc những thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải cách dân
chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn đầu, điều đó chứng tỏ sự
đúng đắn và sức mạnh vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, thắng lợi
ấy cũng chứng minh sức mạnh của sự đoàn kết của giai cấp công nhân quốc
tế.
Nhng từ năm 1959, chính sách đối nội, đối ngoại của nớc Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa đột ngột thay đổi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc liên tục


3

phạm phải những sai lầm duy ý chí nh đề ra và thực hiện chính sách: " Ba
ngọn cờ hồng", " Đại cách mạng văn hoá vô sản ". Đặc biệt, " Đại cách mạng
văn hoá vô sản" đã làm cho Trung Quốc lâm vào thời kỳ rối ren, hỗn loạn về
kinh tế, xã hội, bất lợi về đối ngoại. Tởng chừng Trung Quốc không vợt qua đợc thời kỳ đen tối đó, thế nhng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm nhận ra
những sai lầm đó, nhanh chóng sửa chữa để đa Trung Quốc dần trở lại bình
thờng, tiến hành công cuộc cải cách mở cửa đa đất nớc Trung Quốc trở thành
một cờng quốc xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay đất nớc Trung Quốc đã và đang giành đợc nhiều thắng lợi to
lớn trên con đờng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành một trong những
cờng quốc về kinh tế trên thế giới. Có đợc điều đó cho thấy sự lãnh đạo tài
tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm,
sai lầm và rút đợc nhiều bài học kinh nghiệm từ sau cuộc " Đại cách mạng văn
hoá", để rồi sáng suốt đa ra những chính sách và đờng lối riêng mang đặc sắc
Trung Quốc để lãnh đạo cách mạng.
Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc
nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, nghiên cứu về cuộc "Đại cách mạng Văn hoá"
có một ý nghĩa to lớn. Qua đó giúp Đảng Cộng sản Việt Nam tránh đợc những
sai lầm, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Là một sinh viên khoa Sử - chuyên ngành Lịch sử thế giới, thì việc
nghiên cứu Lịch sử Trung Quốc vốn là nhiệm vụ và là niềm đam mê của bản
thân trong quá trình học tập, qua đó giúp tôi làm quen với kinh nghiệm, phơng
pháp nghiên cứu khoa học lịch sử nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử sau này .
Với những lý do nh trên, chúng tôi chọn: vấn đề " Trung Quốc trong
thời kỳ Đại cách mạng văn hoá vô sản ( 1966 - 1976 )", làm đề tài khoá luận
tốt nghiệp đại học của mình.


4

II. Lịch sử vấn đề:

Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời, nơi đây đợc xem là một
trong những cái "nôi" của loài ngời, quê hơng của một trong những nền văn
minh cổ xa nhất của nhân loại - nền văn minh Trung Hoa ( hay là nền văn
minh Hoàng Hà). Nền văn minh này đã để lại nhiều thành tựu rực rỡ mà đến

nay nhân loại không thể phủ nhận. Thời trung đại, Trung Quốc là một quốc
gia phong kiến điển hình ở phơng Đông. Đến thời cận hiện đại Trung Quốc đợc ngời ta biết đến với những cuộc cách mạng tiêu biểu ở châu á nh Cách
mạng Tân Hợi năm 1911 - mà thành quả của nó là sự ra đời nớc Trung Hoa
dân quốc. Tiếp đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành thắng
lợi và việc thiết lập nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đa Trung Quốc đi lên
chủ nghĩa xã hội, trở thành một trong những cờng quốc xã hội chủ nghĩa ngày
nay.
Lịch sử hiện đại Trung Quốc đợc đánh dấu bằng việc ra đời của nớc
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (01 - 10 - 1949) . Từ đây đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội của nhân dân Trung Quốc. Dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã gặt hái đợc những thành quả to lớn.
Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã mắc
phải một số sai lầm khuyết điểm, trong đó cuộc "Đại cách mạng văn hoá vô
sản " 1966 - 1976 là đỉnh cao của sự sai lầm đó, đã đẩy lùi lịch sử.
Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc có ảnh hởng và tác động
đến sự phát triển của lịch sử thế giới, đặc biệt là các nớc trong hệ thống xã hội
chủ nghĩa. Do vậy việc nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã và đang đợc nhiều
nhà sử học quan tâm nghiên cứu.
Tìm hiểu lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ "Đại cách mạng văn hoá vô
sản" 1966 - 1976, sẽ giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn những hậu quả nặng
nề do những sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đa lại. Cho đến nay đã


5

có nhiều công trình, bài viết của các nhà sử học Trung Quốc và nớc ngoài đã
đề cập, quan tâm. Đặc biệt trong số đó phải kể đến những công trình, tác
phẩm tiêu biểu sau :
Trớc tiên là các công trình, tác phẩm của các tác giả Trung Quốc.
- "Mời năm Đại cách mạng văn hoá Trung Quốc" gồm 4 tập do Lý

Vĩnh, Ôn Lạc Quần, Hách Thụy Đình, do Phong Đảo dịch .
Tập 1 : Những ngời có công bị hại .
Tập 2 : Những kẻ cơ hội đợc thăng tiến
Tập 3 : Những bài bình luận về cách mạng văn hoá .
Tập 4 : Viết về những ngời bị nạn trong cách mạng văn hoá.
- Cuốn "Cha tôi Đặng Tiểu Bình thời kỳ cách mạng văn hoá " của Mao
Mao do Lê Khánh Trờng dịch, tác phẩm đã dựng lại toàn bộ diện mạo, sự kiện
về Đại cách mạng văn hoá mà Đặng Tiểu Bình một nhân vật quan trọng, một
nhân chứng, thậm chí là nạn nhân trong Đảng, Nhà nớc Trung Quốc .
- Cuốn " Chu Ân Lai - những điều cha biết trong cách mạng văn hoá "
của S Đông Binh do Lê Khánh Trờng dịch, cuốn sách đã mạnh dạn lột tả chân
dung tính cách của Chu Ân Lai một nhà chính trị cao cấp nguyên là Thủ tớng
của Trung Quốc trong cuộc " Đại cách mạng văn hoá" lúc bấy giờ .
ở Việt Nam chúng ta cũng có nhiều công trình, tác phẩm viết về Trung
Quốc thời kỳ này nh :
- " Mao - Tấn thảm kịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc" (1985 ), tập 4.
Nhà xuất bản Thông tin Lý luận. Tác phẩm chủ yếu gồm những câu chuyện viết
về Mao Trạch Đông, cùng những sự kiện lịch sử của Trung Quốc liên quan tới
Mao Trạch Đông trong đó có đề cập đến thời kỳ " Đại cách mạng văn hoá"


6

- Cuốn " Lịch sử Trung Quốc " của Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy
Quý đã giành hẳn một chơng II ở phần 4 để viết về phong trào "Đại nhảy
vọt" và " Cách mạng văn hoá". Cuốn sách đã khái quát về diễn biến cuộc "Đại
cách mạng văn hoá" và hậu quả của nó.
- Trong cuốn " Lịch sử thế giới hiện đại " của Nguyễn Anh Thái chủ
biên đã viết về lịch sử Trung Quốc thời hiện đại, trong đó đã đề cập đến
cuộc " Đại cách mạng văn hoá"

- Cuốn "Sử Trung Quốc" quyển II của Nguyễn Hiến Lê cũng giành
những trang nhất định viết về cuộc "Đại cách mạng văn hoá" này.
Phải thừa nhận rằng các công trình, tác phẩm nêu trên dù ít dù nhiều,
trực tiếp hay gián tiếp đã đề cập đến các khía cạnh của đề tài tác giả lựa
chọn . Song tất cả những công trình nghiên cứu đợc đề cập trên sẽ là cơ sở
ban đầu vô cùng quý giá cho tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống và khách quan hơn về cuộc "Đại cách mạng văn hoá
vô sản" (1966 - 1976) .
III. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:

Đúng nh tên đề tài khoá luận đã chọn "Trung Quốc trong thời kỳ Đại
cách mạng văn hoá vô sản ( 1966 - 1976 )". Do vậy đối tợng của khoá luận là
lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ " Đại cách mạng văn hoá" (1966 - 1976).
Về giới hạn của khoá luận đợc tính từ tháng 5 - 1966 khi Đảng Cộng
sản Trung Quốc phát động cuộc " Đại cách mạng văn hoá" đến khi nó kết thúc
vào tháng 10 - 1976, tuy nhiên để làm rõ lịch sử Trung Quốc giai đoạn này tác
giả có khái quát, so sánh tình hình Trung Quốc thời kỳ trớc đó ( 1949 - 1959)
và thời kỳ sau đó để có cái nhìn rõ hơn về lịch sử Trung Quốc giai đoạn này.
IV. Phơng pháp nghiên cứu:


7

Trong nghiên cứu khoa học nói chung, đặc biệt là khoa học xã hội
mà khoa học Lịch sử là một bộ phận thì việc lựa chọn phơng pháp nghiên
cứu là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó quyết định sự thành công hay
thất bại của đề tài.
Trong quá trình thực hiện khoá luận này, tác giả đã vận dụng đầy đủ các
phơng pháp bộ môn, trong đó phơng pháp lịch sử và phơng pháp lôgích là hai phơng pháp cơ bản nhất . Bên cạnh đó tác giả còn vận dụng các phơng pháp chuyên
ngành bổ trợ khác nh : phơng pháp mô tả, so sánh, xác minh phê phán t liệu, phơng pháp su tầm, liệt kê, liên hệ .v.v

V. bố cục của khoá luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
khoá luận gồm 2 chơng:
Chơng 1:
Tình hình Trung Quốc trong những năm trớc
" Đại cách mạng văn hoá vô sản"
Chơng 2:
Trung quốc trong thời kỳ " Đại cách mạng văn hoá vô sản" (1966 - 1976)


8

B. Nội dung
Chơng 1
tình hình Nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trớc cuộc
" Đại cách mạng văn hoá vô sản".

Có thể nói tình hình nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trớc cuộc "Đại
cách mạng văn hoá vô sản", diễn ra tơng đối đặc biệt. Điểm mốc đợc tính từ
khi nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1 - 10 - 1949), cho đến khi diễn
ra cuộc " Đại cách mạng văn hoá vô sản" (5 - 1966) . Nó đặc biệt bởi vì trong
khoảng thời gian này ( 1949 - 1966 ), tình hình Trung Quốc đợc diễn ra làm 2
giai đoạn đối ngợc nhau về thành tựu.
Giai đoạn từ 1949 - 1959: Đây là giai đoạn khôi phục và cải tạo các
thành phần kinh tế và bớc đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở
Trung Quốc, đợc diễn ra theo đúng quỹ đạo và giành đợc những thành tựu to
lớn.
Giai đoạn từ 1959 - 1966: Là giai đoạn gắn liền với phong trào " Đại
nhảy vọt", song kết quả lại trái ngợc. Kết quả là làm cho nền kinh tế Trung

Quốc bị đảo lộn và hỗn loạn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Trung
Quốc lâm vào thời kỳ bất ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội. Đây chính là
mầm mống để phát sinh cuộc " Đại cách mạng văn hoá vô sản".


9

1.1. Tình hình Trung Quốc trong những năm 1949 - 1959:
1.1.1. Kinh tế:
Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, Trung Quốc bớc vào
thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để tiến hành xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa đòi hỏi Trung Quốc phải thực hiện khôi phục kinh tế quốc dân, hoàn
thành những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.
Tuy nhiên chính quyền mới của nhân dân phải thừa hởng một di sản tồi
tàn do xã hội cũ để lại. Do thế lực phong kiến, địa chủ áp bức bóc lột lâu đời,
bị t bản nớc ngoài khống chế hơn 100 năm và do chính sách phản động của Tởng Giới Thạch, nên trình độ phát triển lực lợng sản xuất của Trung Quốc rất
thấp kém. Hơn nữa, nền kinh tế của Trung Quốc bị tàn phá nặng nề bởi ách
thống trị của phát xít Nhật và do nội chiến kéo dài. Năm 1949, tỷ trọng công
nghiệp chỉ chiếm 17% trong nền kinh tế Trung Quốc, nền công nghiệp nằm
trong tay bọn t bản quan liêu. Thêm vào đó các tổ chức lũng đoạn của Mỹ chi
phối tất cả các xí nghiệp của Trung Quốc và hầu nh nắm quyền xuất khẩu
nguyên liệu sang Mỹ.
Ngày 30 - 6 - 1950, " Luật cải cách ruộng đất" của nớc Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa đợc chính thức ban hành. Cải cách ruộng đất đợc tiến hành
trong toàn quốc, trừ những vùng thiểu số, đã xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng
đất của giai cấp địa chủ, thực hiện quyền sở hữu ruộng đất của nhân dân, giải
phóng sức sản xuất ở nông thôn. Đờng lối cải cách ruộng đất là: "Dựa vào bần
nông, cố nông, đoàn kết với trung nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến
từng bớc, có phân biệt đối xử, phát triển sản xuất nông nghiệp" [17, 304]. Các
đội công tác cải cách ruộng đất đợc cử về nông thôn phát động quần chúng, xác

định thành phần giai cấp, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân. Đến
cuối năm 1952 cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành trong cả nớc.
Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, Chính phủ Trung Quốc đã tiến
hành tịch thu những tài sản của bọn t sản mại bản nh: nhà máy, hầm mỏ,


10

ngân hàng, bu điện, giao thông vận tải và các tổ chức lũng đoạn thơng
nghiệp.v.v.. Tất cả những tài sản này đã đợc quốc hữu hoá và chuyển
thành thành phần kinh tế quốc doanh. Mọi đặc quyền, đặc lợi của các c ờng
quốc đế quốc đều bị xoá bỏ, nhà nớc hoàn toàn nắm ngành ngoại thơng.
Nhờ những biện pháp nêu trên, đến cuối năm 1952, về cơ bản công
cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành. Qua 3 năm, Trung Quốc đã thu đợc
những thành tựu đáng khích lệ.
Về công nghiệp: Tính đến cuối năm 1952, Trung Quốc có 9.500 xí
nghiệp quốc doanh, với hơn 5 triệu công nhân viên chức, tổng giá trị tài sản lên
đến 10,8 tỷ NDT. Công thơng nghiệp t doanh cũng đợc điều chỉnh theo hớng
hợp lý hơn. Chính phủ Trung Quốc không chủ trơng " Tiêu diệt chủ nghĩa t bản
về kinh tế, mà chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các xí nghiệp quốc doanh và các
xí nghiệp t doanh để cả hai cùng phát triển" [17, 306 ]. Điều này cho thấy sự
đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế thời kỳ
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ vậy đến năm 1952, giá trị tổng sản phẩm công
nghiệp Trung Quốc đạt 34,9 tỷ NDT, tăng 149 % so với năm 1949. Công nghiệp
quốc doanh ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong nên công nghiệp ( năm 1949 là
34,7%, năm 1952 là 56%).
Về nông nghiệp: Sau cải cách ruộng đất, tại nhiều nơi, nông dân đã tổ
chức tổ đổi công ( tính đến cuối năm 1952 có 40% hộ nông dân trong cả nớc
tham gia tổ đổi công). Nhà nớc đã tổ chức xây dựng, tu bổ các công trình thuỷ
lợi, phổ biến kỹ thuật nông nghiệp, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát

triển. Năm 1952, giá trị tổng sản lợng nông nghiệp đạt 48,4 tỷ NDT, (tăng
15,8 tỷ NDT so với năm 1949 ).
Về giao thông vận tải: cả nớc đã nhanh chóng khôi phục và bớc đầu xây
dựng hệ thống đờng giao thông. Riêng trong năm 1949 đã sửa chữa 8.300 km
đờng sắt, 2.713 chiếc cầu. Trong năm 1952, Trung Quốc xây dựng thêm 1.277


11

km đờng sắt. Nếu năm 1949, cả nớc mới chỉ có 80.768 km đờng bộ, thì năm
1952 đã lên tới 126.675 km.
Qua 3 năm cải cách dân chủ và khôi phục kinh tế, đời sống vật chất của
nhân dân đã dần ổn định và bớc đầu đợc cải thiện. Thu nhập của nông dân
tăng khoảng 30% so với trớc cải cách ruộng đất. Tổng số tiền lơng của nông
dân trong xí nghiệp quốc doanh tăng 120 %, mức bình quân của nhân dân
trong cả nớc tăng 70%. Các khoản phúc lợi xã hội đợc cải thiện rõ rệt. Nói
chung, Trung Quốc đã vợt qua đợc những khó khăn trầm trọng trong những
năm đầu của chính quyền cách mạng, từng bớc đa nền kinh tế và đời sống
nhân dân đi vào ổn định, tạo điều kiện cho bớc phát triển tiếp theo.
1.1.2. Chính trị - xã hội:
Ngày 1 - 10 - 1949, nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chính thức đợc
thành lập, từ đây nền chuyên chính dân chủ cách mạng đợc thiết lập với sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy liên minh công nông làm cơ sở.
Đây là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sự thắng lợi của bớc chuyển biến từ
cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuối năm 1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đờng lối chung
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những nhiệm vụ chung của đờng lối
này là " Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, công
thơng nghiệp t bản chủ nghĩa, bớc đầu xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa và phát triển kinh tế, tạo cơ sở bớc đầu cho công cuộc công nghiệp hoá

xã hội chủ nghĩa" [ 15, 530 ]. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng cần phải
có thời gian và lực lợng mới có thể giải quyết đợc những nhiệm vụ chủ yếu của
thời kỳ quá độ trong một nớc lạc hậu về nông nghiệp. Nhiệm vụ đặt ra là, biến
nền kinh tế nhiều thành phần thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần
nhất, xây dựng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đó u tiên phát triển
công nghiệp nặng. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng bạn đồng minh của
giai cấp công nhân không chỉ có nông dân mà còn có cả giai cấp tiểu t sản


12

thành thị và giai cấp t sản dân tộc. Đối với những giai cấp này cần phải áp dụng
phơng pháp cải tạo hoà bình và tiến hành từng bớc theo phơng pháp chuộc dần
xí nghiệp t nhân.
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp trên thực tế đã
bắt đầu ngay sau cải cách ruộng đất. Cuối năm 1952, đã có 40% hộ nông
dân tham gia tổ đổi công, có hơn 3.600 hợp tác xã nông nghiệp đ ợc thành
lập . Tính đến cuối năm 1956, cả nớc có 756.000 hợp tác xã nông nghiệp, với
sự tham gia của 96,3% tổng số nông hộ, trong đó có 87,8% nông hộ tham gia các
hợp tác xã bậc cao. Chính phủ Trung Quốc nhận định : " Đến đây công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, trong
quá trình đó nhiều nguyên tắc tập thể hoá đã bị vi phạm, nhất là nguyên tắc tự
nguyện của ngời nông dân. Quá trình tập thể hoá cũng cha có sự chuẩn bị đầy đủ
về t tởng, về kỹ thuật và về quản lý" [ 15, 530 ].
Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp cũng đợc tiến
hành. Tính đến cuối năm 1956, ở Trung Quốc đã có 100.000 hợp tác xã sản
xuất công nghiệp, với hơn 5 triệu hộ xã viên ( chiếm 92,2% tổng số ngời làm
nghề thủ công ). Đối với các nghề sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ nh nghề
cá, nghề làm muối, nghề vận tải, nghề buôn bán nhỏ cũng đợc cải tạo thông
qua hình thức hợp tác xã.

Đối với công thơng nghiệp t bản chủ nghĩa, công cuộc cải tạo đợc
bắt đầu từ năm 1953. Từ đầu năm 1956, chính phủ Trung Quốc thực hiện
chính sách công t hợp doanh toàn bộ. Nhà nớc định giá tài sản của doanh
nghiệp t sản, biến số tiền đó thành cổ phần trong doanh nghiệp công t hợp
doanh, hàng năm nhà t bản đợc hởng lãi 5% trong thời gian 10 năm kể từ
năm 1956. Nhng trên thực tế quy định đó đã không đợc thực hiện suôn sẻ,
nhiều nhà t bản sau đó đã buộc phải hiến cả tài sản cho nhà n ớc, "xí nghiệp
t bản chủ nghĩa đã biến thành xí nghiệp xã hội chủ nghĩa" [ 17, 316 ].


13

Nh vậy, đến năm 1956, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã
thắng lợi. Quá trình này đã thể hiện một cách thức riêng của Trung Quốc so
với Liên Xô và các nớc Đông Âu. Tuy nhiên, về thực chất đây là quá trình đa
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vào Trung Quốc, đó là việc thiết lập một
nền kinh tế kế hoạch hoá và một chính sách lấy công nghiệp làm trung tâm,
trong đó công nghiệp nặng đợc u tiên phát triển.
Trên cơ sở những thắng lợi của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, ngày
30 - 7 - 1955, Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất. Trên thực tế, kế hoạch này bắt đầu đợc thực hiện từ năm 1953. Kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất cũng đã giành đợc những thành tựu đáng khích lệ trong
việc phát triển kinh tế, cải tạo cơ sở vật chất bớc đầu cho chủ nghĩa xã hội. Kế
hoạch 5 năm đã đợc cơ bản hoàn thành trớc thời hạn 1 năm. Những thành tựu đạt
đợc nhờ vào sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc, đồng thời nhờ vào sự giúp đỡ
của Liên Xô. " Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc hơn 6 tỷ rúp, trên 1.000 hạng
mục công trình - trong đó có 374 công trình đặc biệt lớn" [ 18, 323 ].
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1953 - 1957 ), đã hoàn toàn thắng lợi,
nền kinh tế Trung Quốc có những tiến bộ vợt bậc. Năm 1957 so với năm
1949, tổng sản lợng công nghiệp, nông nghiệp tăng 4,8 lần. Riêng trong công

nghiệp tăng 10,7 lần, trong đó sản xuất t liệu sản xuất tăng hơn 6 lần. Trung
Quốc bớc đầu xây dựng cơ sở công nghiệp của mình, tự sản xuất đợc 60%
thiết bị máy móc cần thiết và có thể xuất khẩu một bộ phận.
Trong nông nghiệp sản lợng ngũ cốc, bông cũng không ngừng đợc tăng
lên nhanh chóng. Từ năm 1957, nhà máy xe hơi Trờng Xuân đã sản xuất máy
cày, máy kéo phục vụ nông nghiệp. Năm 1957, sản xuất ngũ cốc đạt 185 triệu
tấn, bông đạt 2,1 triệu tấn, vào cuối năm 1957 " Trung Quốc đứng thứ 9 trên
thế giới về lợng sản xuất thép, thứ 7 về gang, thứ 5 về than, thứ 13 về điện"
[ 11, 18 ].


14

Nhờ vậy nhân dân tin tởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Ngày 15 - 9 - 1954, Quốc hội họp khóa đầu tiên, thông
qua Hiến pháp của nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, trong đó quy định: "
Nớc Cộng hoà nhân dân là Nhà nớc dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân
lãnh đạo dựa trên cơ sở liên minh công nông" ( Điều 1 ), và " Thủ tiêu dần dần
chế độ bóc lột và xây dựng xã hội chủ nghĩa" ( Điều 4 ).
1.1.3. Đối ngoại:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, uy tín chính trị của Đảng và Nhà
nớc Trung Quốc cũng không ngừng đợc nâng cao trong nhân dân cũng nh trên
trờng quốc tế. Ngày 2 - 10 - 1949, Liên Xô là nớc đầu tiên công nhận nớc
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, tiếp đó các nớc Đông Âu cũng đặt quan hệ
ngoại giao với Trung Quốc. Các nớc Mông Cổ, Việt Nam, Bắc Triều Tiên,
Miến Điện, ấn Độ, Pakistan cùng lần lợt đặt quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc ( Trớc tháng 1 - 1950 ). Đặc biệt ngày 6 - 1 - 1950, Anh tuyên bố công
nhận nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, tiếp đó là các nớc Phần Lan, Thụy
Sĩ, Hà Lan, Inđônêxia, Đan Mạch... cũng lên tiếng công nhận. ở trong nớc,
tháng 5 - 1951, khu tự trị Tây Tạng đợc thành lập trên cơ sở thừa nhận quyền

bình đẳng hoàn toàn của nhân dân Tây Tạng. Sự kiện này không chỉ đánh dấu
công cuộc thống nhất hoàn toàn lục địa Trung Quốc, mà còn chứng tỏ uy tín
mạnh mẽ của Đảng, Nhà nớc Trung Quốc qua chính sách dân tộc.
Với những thành tựu to lớn trên đây, cuối năm 1952, Đảng Cộng sản
Trung Quốc tuyên bố "Đờng lối chung" của Đảng trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, đa nhân dân Trung Quốc bớc vào công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Trong thời gian này Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với Liên Xô.
Liên Xô đã tích cực giúp đỡ Trung Quốc trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nớc. Những hiệp ớc mà hai bên đã ký kết từ 1950 đến 1954 nh: Hiệp


15

ớc Hữu nghị liên minh tơng trợ Trung - Xô ( tháng 2 - 1950 ), Hiệp ớc về đờng sắt Trờng Xuân, cảng Lữ Thuận và cảng Đại Liên. Hiệp ớc về việc Liên
Xô cho nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vay tiền. Những Hiệp ớc này đã
tạo cơ sở cho Trung Quốc có điều kiện trên để xây dựng nền móng đầu tiên
của nền công nghiệp. Những Hiệp ớc này đã góp phần củng cố an ninh và
địa vị quốc tế của Trung Quốc, củng cố sức mạnh và hệ thống xã hội chủ
nghĩa. Các chuyên gia Liên Xô cũng đợc cử sang Trung Quốc, giúp cho
công cuộc công nghiệp hoá đất nớc. Nhờ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và
bằng chính nỗ lực của nhân dân Trung Quốc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
( 1953 - 1957 ) đã hoàn thành thắng lợi. Nền kinh tế Trung Quốc đã có
những bớc tiến vợt bậc. Trung Quốc tích cực trong công cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Trong những năm từ
1950 đến 1953 có khoảng hơn ba triệu quân tình nguyện Trung Quốc đã
sang chiến đấu trên bán đảo Triều Tiên trong phong trào " Kháng Mỹ, viện
Triều" đã đánh bại chính sách xâm lợc của Mỹ và ch hầu. Trung Quốc cũng
đã giúp đỡ về nhiều mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân
Đông Dơng, đặc biệt là Việt Nam. Với những hoạt động đối ngoại đó,

Trung Quốc đã bớc đầu thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc giải
quyết các vấn đề quốc tế, nhất là các vấn đề ở châu á.
Năm 1954, Thủ tớng Trung Quốc - Chu Ân Lai, cùng với Xucacnô
Tổng thống Inđônêxia, và Nêru - Thủ tớng ấn Độ đã đa ra 5 nguyên tắc
chung sống hoà bình nổi tiếng mà đến nay đang đợc xem là những nguyên
tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nớc. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ,
nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, cùng với chính sách đối ngoại tích cực, vị
trí của Trung Quốc ngày càng đợc nâng cao trên trờng quốc tế.
1.2. Trung Quốc trong những năm 1959 - 1965:
1.2.1. Đờng lối "Ba ngọn cờ hồng"


16

Sau khi hoàn thành cơ bản bớc quá độ từ xã hội dân chủ mới sang xã
hội xã hội chủ nghĩa, trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và những
ngời lãnh đạo nhà nớc bắt đầu nảy sinh những bất đồng trên các vấn đề về
đờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng nh về các vấn đề quốc tế.
Sự việc bắt đầu từ những ý kiến của Trơng Bá Quân ( nguyên là Chủ
tịch Ban chấp hành Trung ơng Đảng Dân chủ công nông, đồng thời là Phó
Chủ tịch Ban chấp hành Trung ơng Đồng minh dân chủ) và La Long Cơ
( Phó chủ tịch Ban chấp hành Trung ơng đồng minh dân chủ )..v..v.. Mà kết
quả là tại kỳ họp thứ V Quốc hội Trung Quốc đầu tháng 2 - 1958, đã cách
chức và tớc quyền đại biểu của các cá nhân này. Sự kiện này đánh dấu t tởng "
Tả" khuynh bắt đầu chi phối Đảng Cộng sản Trung Quốc, và nó sẽ trở thành
căn nguyên của những bi kịch trong lịch sử Trung quốc trong suốt 20 năm sau
đó.
Tháng 11 - 1957, Mao Trạch Đông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Cộng
sản Trung Quốc sang thăm Liên Xô và dự Hội nghị các Đảng Cộng sản và
Công nhân quốc tế ở Matxcơva. Trong thời gian hội nghị, Mao Trạch Đông đã

tuyên bố: Trong khoảng thời gian 15 năm, Trung Quốc sẽ vợt nớc Anh về sản
lợng thép và những sản phẩm công nghiệp chủ yếu khác ( Bấy giờ, Liên Xô
phấn đấu để đuổi kịp và vợt nớc Mỹ về kinh tế ).
Tình trạng bất ổn định ở Trung Quốc thực sự từ năm 1958 khi đờng lối
"Ba ngọn cờ hồng" đợc Mao Trạch Đông chính thức nêu ra. Nhằm nhanh
chóng đuổi kịp và vợt các nớc tiên tiến. Mao Trạch Đông đề ra đờng lối "Ba
ngọn cờ hồng" gồm: đờng lối chung, đại nhảy vọt và công xã nhân dân.
Ngọn cờ hồng thứ nhất: Đờng lối chung nêu rõ " Dốc hết tinh thần hăng
hái, cố gắng vơn lên hàng đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với phơng châm
nhanh, nhiều, tốt, rẻ".
Ngọn cờ hồng thứ hai: Đại nhảy vọt trong công nghiệp. Mao Trạch
Đông quan niệm: Tiêu chuẩn đầu tiên để xét một nớc là cờng quốc hay nhợc


17

tiểu là sản lợng gang thép. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng ở Bắc Đới Hà ngày
17 - 8 - 1958 nhận định rằng: Bây giờ sản xuất nông nghiệp không còn là vấn
đề nữa, cần chuyển trọng tâm phong trào "Đại nhảy vọt" sang sản lợng gang
thép. Hội nghị quyết định trong năm 1958 sẽ tăng sản lợng thép 100% (đạt
10,7 triệu tấn). Phong trào " Toàn dân làm gang thép" đợc phát triển rầm rộ.
Nông dân tạm hoãn gặt hái, bộ đội tạm hoãn luyện tập, sinh viên học nửa ngày
còn nửa ngày đi làm gang thép. Từ học sinh tiểu học đến các cụ già đều tham
gia luyện gang thép. Theo thống kê, chỉ trong mấy tháng cuối năm 1958, "90
triệu lao động đã đợc huy động để xây dựng hơn 1 triệu lò luyện thép loại
nhỏ, cho ra lò 11 triệu tấn thép" [17, 326]. Các ngành, các nghề đều " cuốn
cờ nhờng đờng cho vị " Nguyên soái gang thép " [24, 560]. Cùng với việc
tăng gấp đôi sản lợng gang, công nghiệp địa phơng có liên quan cũng rất phát
triển. " Lấy gang nuôi gang", " Một ngựa dẫn đầu, vạn ngựa phi mau" là t tởng
chỉ đạo và phơng pháp chủ yếu lúc bấy giờ, để hoàn thành kế hoạch 5 năm và

phát triển kinh tế quốc dân. Toàn bộ sản xuất công nghiệp đều bảo vệ sự "Vợt
mức của Nguyên soái gang thép". Tại Hội nghị Nam Ninh (tháng 2 - 1958 ),
Ban chấp hành Trung ơng đã đề ra kế hoạch : trong vòng 5 năm hoặc 10 năm,
tổng giá trị sản lợng công nghiệp của các địa phơng phải lớn hơn tổng giá trị
sản lợng nông nghiệp. Tại Hội nghị Thành Đô tháng 3 - 1958, lại đề xuất
thêm phơng châm, phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời với công nghiệp
địa phơng và thông qua " ý kiến về việc phát triển công nghiệp địa phơng ".
Đến ngày 7 tháng 4 năm 1958, Trung ơng chính thức công bố văn kiện
này, lại một lần nữa yêu cầu các địa phơng phải nâng tổng giá trị sản lợng
nông nghiệp. Trong khoảng thời gian trớc đây quy định từ 5 đến 10 năm, nay
rút xuống còn 5 đến 7 năm. Sau khi công bố văn kiện này không lâu. " Một
cao trào công nghiệp khí thế rộng lớn, đã hình thành trên toàn quốc, từ xã đến
huyện, tỉnh, thành phố... đâu đâu cũng rầm rộ đề ra kế hoạch " Đại nhảy vọt"
về công nghiệp, để khoảng 5 năm sau đa giá trị tổng sản lợng công nghiệp vợt


18

quá giá trị tổng sản lợng nông nghiệp". Từ tháng 6 đến đầu tháng 8, Trung ơng Đảng và Mao Trạch Đông đã lần lợt đề ra: Các đại liên khu phải thành lập
hệ công nghiệp tơng đối độc lập, tơng đối hoàn chỉnh.
Sản xuất công nghiệp phải " Đại nhảy vọt", sản xuất nông nghiệp cũng
phải " Đại nhảy vọt" trớc tình hình báo chí đa ra những tin tức không chính
xác, các liên khu cũng triệu tập hội nghị nông nghiệp.
Ngày 19 tháng 6 năm 1958, Khu Hoa Đông triệu tập hội nghị nông
nghiệp liên khu, đầu tháng 7 các khu Tây Bắc, Hoa Bắc, Trung Nam... cũng
lần lợt họp hội nghị nông nghiệp liên khu, đề ra mục tiêu " Đại nhảy vọt"
trong nông nghiệp. Nâng cao sản lợng của vùng Tây Bắc, nâng sản lợng lơng
thực bình quân theo đầu ngời hàng năm lên 1.100 kg vào năm 1958, 2.000kg
vào năm 1960 và 3.000 kg vào năm 1962. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật
chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nh: Cày sâu cải tạo đất, yêu cầu toàn quốc

cứ khoảng 2 hoặc 3 năm, phải cày sâu lật đất trên toàn bộ diện tích canh tác 1
lần, phải thực hiện cấy dày mật độ cao, đầu t giống, phân bón, u tiên thuỷ
lợi .v.v
Từ đầu tháng 7, các báo địa phơng liên tục đa tin " Cao sản" của các
"Sản phẩm vệ tinh" ( tức là kê, lạc, ngô...), tiểu mạch của Hà Nam sản lợng 1
mẫu đạt 7.320 kg, Hà Bắc: Sản lợng " Kê sớm" 1 mẫu đạt 36.900 kg (tức gần
37 tấn), Quảng Tây: Sản lợng " Kê Trung" 1 mẫu đạt 130.000 kg ( tức 130
tấn/năm), Phúc Kiến: sản lợng lạc đạt 10.000 kg/mẫu ( tức 10 tấn/mẫu).
Nếu nh sản xuất công nông nghiệp " Đại nhảy vọt" thì trong t tởng văn
hoá cũng phải " Đại nhảy vọt". Ngày 13 đến 20 tháng 9 năm 1958, Bộ Văn
hoá Trung Quốc dựa vào tinh thần Hội nghị Bắc Đới Hà (tháng 8 - 1958 )
triệu tập một cuộc toạ đàm về sáng tác văn nghệ, nhằm thảo luận công tác văn
nghệ trong thời kỳ "Đại nhảy vọt" và nhiệm vụ sáng tác văn nghệ chào mừng
quốc khánh lần thứ 10. Các đại biểu đều biểu thị phải giống nh sản xuất 1970
triệu tấn gang, văn học, điện ảnh, ca kịch, âm nhạc, mỹ thuật, nghiên cứu lý


19

luận... về mọi phơng diện, đều phải tranh thủ phóng "Vệ tinh", sáng tác văn
nghệ và phê bình đều phải phục vụ phong trào quần chúng.
Trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1958, Bộ Văn hoá lần lợt
triệu tập Hội nghị cục trởng văn hoá tỉnh và Hội nghị văn hoá toàn quốc tại
An Huy và Trịnh Châu để sắp xếp " Đại nhảy vọt" trong công tác văn hoá. Hội
nghị đề xuất, hoạt động văn hoá quần chúng phải làm đợc, ngời ngời đều đọc
sách, ngời ngời biết tính, ngời ngời biết vẽ, ngời ngời biết nhảy múa, ngời ngời biết biểu diễn và ai ai cũng biết sáng tác.
Về mặt giáo dục, khoa học - kỹ thuật cũng xuất hiện tình trạng tơng tự.
Ngọn cờ hồng thứ 3: xây dựng Công xã nhân dân. Theo đề nghị của Chủ
tịch Mao Trạch Đông, Hội nghị Bộ chính trị mở rộng ngày 17 - 8 - 1958 cũng
đã ra Nghị quyết về vấn đề thành lập Công xã nhân dân tại nông thôn, Nghị

quyết cho rằng hợp tác xã nông nghiệp đã không còn phù hợp với sự phát triển
của tình hình thực tế, cần phải xây dựng Công xã nhân dân ở nông thôn. Công
xã là một tổ chức nông hội hợp nhất giữa sản xuất và chính quyền, ban chủ
nhiệm công xã cũng là cơ quan chính quyền công xã. Về phơng diện kinh tế,
Công xã nhân dân là một đơn vị sở hữu, thống nhất quản lý sản xuất, điều
hành lao động, phân phối sản phẩm. Xu hớng phát triển của Công xã nhân dân
là tiến tới chuyển sang sở hữu toàn dân, chuẩn bị điều kiện đi lên chủ nghĩa
Cộng sản. Đến cuối tháng 10 - 1958, trong cả nớc đã có 26.578 công xã nhân
dân đợc thành lập, với sự tham gia của 123,25 triệu nông hộ, chiếm 99,1%
tổng số nông hộ ở nông thôn ( Trung bình mỗi công xã có 4.637 hộ). Phong
trào " Công xã hoá" đã cơ bản hoàn thành.
Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cùng quan điểm cho
rằng công xã nhân dân tiến tới sở hữu toàn dân thì chủ nghĩa Cộng sản không
còn là tơng lai xa vời nữa. Khi vào công xã, nông dân phải nộp cả " Đất tự lu "
(đất phần trăm), đất ở gia súc, vờn cây... Về phân phối, đã bớc đầu thực hiện
một số nguyên tắc đợc cho là " Phân phối theo nhu cầu" nh tổ chức "Nhà ăn


20

tập thể", mọi ngời ăn nh nhau và không phải trả tiền. Một số công xã thực hiện
chế độ bao cấp toàn bộ gồm " 7 bao" : bao ăn, bao ở, bao mặc, bao đẻ, bao
chữa bệnh, bao cới, bao tang, có công xã thực hiện tới " 13 bao". Nguyên tắc
phân phối theo lao động của chủ nghĩa xã hội trên thực tế đã bị xoá bỏ.
1.2.2. Hậu quả của đờng lối " Ba ngọn cờ hồng":
Đờng lối " Ba ngọn cờ hồng" là sự biểu hiện của t tởng duy ý chí, nóng
vội, chủ quan, muốn đốt cháy giai đoạn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Trung Quốc. Rõ ràng là chủ nghĩa xã hội ở đây đã đợc nhận thức một
cách giản đơn, sai lệch. Với mô hình này Mao Trạch Đông cho rằng "Có lẽ
việc thực hiện chủ nghĩa Cộng sản ở nớc ta đã không phải là một cái gì xa xôi

nữa" và Trung Quốc đã xóa bỏ đợc sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn,
giữa lao động trí óc và lao động chân tay - điều mà cả Liên Xô cũng không
làm nổi. Do vậy ở đây còn đồng thời với t tởng " Bài Liên Xô". Những ngời
lãnh đạo Trung Quốc muốn làm cho họ một con đờng riêng, khác với những
gì mà Liên Xô đã đa đến cho Đông Âu. Động cơ thúc đẩy sự tìm tòi này cũng
phần nào mang tính chất " Đại Hán" ( " Gió đông thổi bạt gió Tây", hay:
"Kinh nghiệm Trung Quốc phong phú hơn kinh nghiệm Liên Xô"...). Tuy
nhiên " sự tìm " tòi này đã không thành công mà chỉ gây ra tình trạng bất ổn
định trong xã hội.
1.2.2.1. Hậu quả về kinh tế:
Đờng lối " Ba ngọn cờ hồng" đã xô đẩy Trung Quốc vào một thời kỳ
đen tối cha từng thấy về kinh tế, xã hội. Đánh giá về tác hại của nó các chuyên
gia nớc ngoài cho rằng, không có gì khó khăn hơn là xác định tình hình thực
sự trong nền kinh tế Trung Quốc. Từ năm 1960, Bắc Kinh không đa ra một
con số chính xác nào. Tuy nhiên dựa vào những số liệu gián tiếp họ đã đi tới
kết luận nh sau: năm 1957 sản lợng ngũ cốc của Trung Quốc đạt 187 triệu tấn,
gần bằng sản lơng ngũ cốc năm 1937. Vụ thu hoạch năm 1958 là vụ cao nhất


21

trong toàn bộ lịch sử của nớc này, nhng nó không đạt đợc 375 triệu tấn, nh
những ngời theo Mao Trạch Đông tuyên bố. Tháng 8 - 1958, vụ thu hoạch
này chỉ đạt khoảng 200 - 210 triệu tấn. Sau đó sản lợng bắt đầu tụt xuống 150
triệu tấn vào năm 1961, năm 1963 và 1964 sản lợng đạt 200 triệu tấn. Nếu
xem xét tình hình tăng dân số của Trung Quốc trong những năm 1961 - 1964
thì lợng tiêu dùng tính theo đầu ngời lại giảm đi ít nhiều so với trớc thời chiến
tranh. Trong những năm mất mùa, mức năng lợng chỉ đạt dới 1.500 calo mỗi
ngày, và nếu nh không có việc định mức thực phẩm một cách nghiêm ngặt thì
nạn đói đã đe doạ đất nớc này. Sản xuất lơng thực hầu nh dừng lại hoặc xấp xỉ

với mức trớc cách mạng. Năm 1962, nông nghiệp mới phần nào đợc phục hồi
và đó là kết quả của việc phục hồi lại những mảnh đất thuộc kinh tế gia đình
và phi tập trung hoá sản xuất.
Hậu quả của đờng lối " Ba ngọn cờ hồng", mà đặc biệt là việc xây dựng
" Công xã nhân dân " và " Đại nhảy vọt" là một sai lầm trong đờng lối phát
triển kinh tế. Nông nghiệp bị suy sụp thậm tệ, suy sụp tới mức nếu nh kiểm
soát lơng thực thật chặt chẽ, mọi ngời mới có thể sống qua ngày đợc, và sống
đợc cũng chỉ vì rằng ngời ta dùng cả cỏ, cả lá cây, cả thức ăn gia súc làm thức
ăn cho con ngời. Nạn đói diễn ra trầm trọng làm khoảng 30 triệu ngời chết đói. "
ở thành phố, các đơn vị tuần tra quân đội xua đuổi những ngời bị đói không cho
họ hái lá cây. Bộ mặt đạo đức của con ngời thay đổi: Ngời ta lại cúng ma, nghề
phù thuỷ, các tệ nạn sách nhiễu, tham ô lại xuất hiện. Nạn đầu cơ và chợ đen
hoành hành. Nhiều nhân vật có trọng trách làm giàu và phè phỡn bằng tiền của
Nhà nớc và nhân dân " dẫn theo Khuất Thạch [ 11, 96 ].
ở một số tỉnh của Trung Quốc tình trạng khó khăn nghiêm trọng về lơng thực ngày càng gia tăng " 2 năm gần đây, lơng thực dựa vào tỉnh Liêu
Ninh, Bắc Ninh, Thiên Tân, Thợng Hải không đủ mức tiêu thụ, kho tàng trống
rỗng, nếu không kịp thời vận chuyển lơng thực tới tiếp tế có thể sẽ phát sinh
nguy hiểm" [ 24,578 ].


22

Những cuộc bạo loạn của nông dân, những vụ bỏ trốn khỏi các " Công
xã", tình trạng phá nhà cửa làm chất đốt diễn ra trên diện rộng ở Trung Quốc,
buôn gian bán lận phát triển. Nhiều ngời cố ý phạm pháp để " Đợc " vào tù vì
nh vậy họ sẽ không phải làm việc mà trái lại họ đợc ăn uống và gia đình họ sẽ
bớt đi một miệng ăn.
Nhiều " công xã" bắt đầu áp dụng cái gọi là chế độ trả công theo nhu
cầu, các xã viên " công xã" đã trả công lao động bằng một đĩa canh ở nhà ăn
tập thể và một đôi dày vải. Một số " công xã nhân dân " làm ăn khá lớn đã

tuyên bố " bảo đảm" phân phối hàng hoá và dịch vụ không mất tiền nh: ăn
uống, quần áo, chữa bệnh, tổ chức cới xin, ma chay, dạy dỗ trẻ ở trờng..v..v.
nhng việc phân phối t liệu tiêu dùng đợc thực hiện ở mức độ nghèo nàn, thảm
hại nhất, thấp hơn cả mức trớc đây khi nông dân còn ở hợp tác xã. Thiên tai,
hạn hán mất mùa đói kém xẩy ra triền miên, nguyên vật liệu không đủ cho sản
xuất, vì vậy sản xuất nông nghiệp bị đình trệ là điều thấy rõ ở Trung Quốc.
Trong những năm 1958 - 1960, việc xây dựng các xí nghiệp nhỏ đ ợc
triển khai với quy mô rộng lớn. Trong thời gian 1958 - 1960, các xí nghiệp
loại nhỏ và vừa cung cấp tới 40 - 50 % số gang đã đợc sản xuất. Trong thời
kỳ " Đại nhảy vọt ", Trung Quốc đã xây dựng hàng trăm nghìn lò cao, lò
đúc gang, đúc thép và mỏ than nhỏ thô sơ... Năm 1958 là năm lấy " sản
xuất thép làm cơng lĩnh hoạt động" toàn dân phải tham gia luyện thép bằng
cả những lò thủ công mà sản phẩm làm ra rất kém chất lợng. Theo số tài liệu
cha đầy đủ các "công xã nhân dân " đã xây dựng đợc hơn 6 triệu xí nghiệp,
nếu tính cả ở thành phố thì có tới 7,5 triệu xí nghiệp đợc xây dựng. Theo tính
toán sơ bộ, khoản chi tiêu chung để xây dựng hàng loạt xí nghiệp nhỏ mất
gần 1 tỷ NDT ( trong khi toàn bộ vốn đầu t vào việc xây dựng công nghiệp
trong năm 1957 chỉ có 7,2 tỷ NDT). Trang bị cơ sở vật chất đặc biệt là máy
móc, công cụ lao động của các xí nghiệp quá thô sơ, quá trình khai thác bị lỗ
vốn quá nhiều và chất lợng sản phẩm quá kém nên đã phải đình sản xuất lại,


23

còn các xí nghiệp thì phải đóng cửa trong một khoảng thời gian dài hoặc là
bị phá sản. Theo ý kiến của các nhà kinh tế Liên Xô, trong những năm 1958
- 1960 số lựơng sản phẩm công nghiệp đã tăng lên đáng kể, nhng đó là những
sản phẩm kém chất lợng, bắt đầu từ năm 1960 tình hình sản xuất công nghiệp
xấu đi nghiêm trọng. Từ tháng 4 năm 1960, sản xuất công nghiệp ở Trung
Quốc bắt đầu rối loạn và suy sụp. Với chính sách " vợt Anh đuổi Mỹ" luyện

thật nhiều gang thép làm mục tiêu chính của phong trào "Đại nhảy vọt" kéo
dài suốt 3 năm, toàn Đảng và toàn thể nhân dân Trung Quốc dốc hết tinh thần
và vật chất chiến đấu với thiên nhiên để " dệt gấm thêu hoa" mong muốn
Trung Quốc hiện đại hoá. Tuy nhiên do phơng châm chỉ đạo công tác và quyết
sách sai lầm, muốn chỉ tiêu cao chỉ huy lại mù quáng của các nhà lãnh đạo
Đảng và Nhà nớc Trung Quốc, nên đã dẫn tới toàn quốc chìm ngập trong làn
sóng ba hoa, trật tự kinh tế quốc dân hỗn loạn, các ngành mất cân đối, gây nên
những tổn thất và lãng phí thật lớn lao, thêm vào đó công cuộc kiến thiết lại
gặp nhiều thiên tai trầm trọng, đồng thời chính phủ Liên Xô " thất tín, bội
nghĩa" đã xoá bỏ hợp đồng, rút chuyên gia về nớc, dẫn đến sự khốn cùng
trong nền kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân.
Trong quân đội binh lính cũng công khai lên án chế độ, sự căm phẫn
lại càng tăng lên khi những ngời lính đợc biết tin gia đình hoặc bà con thân
thích của họ bị chết đói ở nông thôn. Một số chiến sỹ nhận đợc th nhà mà
kêu lên một cách đắng cay nh sau: " thế sản phẩm chạy đi đâu ? tại sao lại
thiếu ăn ? nhà nớc lại tớc đoạt cơm gạo của nhân dân hay sao ?..v..v. tại sao
sau khi lập công xã mùa màng thu hoạch lại giảm đi" [ 11,96 ].
Hội nghị toàn thể lần thứ 9 của Ban chấp hành trung ơng Đảng Cộng
sản Trung Quốc ( tháng 1 - 1961 ) thừa nhận rằng " trong n ớc đã nảy sinh
những khó khăn nghiêm trọng về chính trị và kinh tế. Quy mô xây dựng cơ
bản bị giảm sút đáng kể, đa số các công trờng xây dựng bị đình đốn"
[11,98]. ảnh hởng của nó đối với ý thức xã hội, thì năm1959, chính Mao đã


24

thừa nhận là chỉ có 30% dân số ủng hộ những ngời Cộng sản, 30% khác thì
chống lại, 40% còn lại chẳng qua chỉ thích nghi với tình hình mà thôi.
1.2.2.2. Hậu quả về chính trị - xã hội :
Trớc tình hình khẩn cấp, Hội nghị Trung ơng Đảng Cộng sản Trung

Quốc đã họp ở Vũ Xơng vào ngày 27 - 11 - 1958. Hội nghị đã thảo luận vấn
đề chỉ tiêu đề ra quá cao và vấn đề chủ nghĩa Cộng sản đề ra quá sớm. Hội
nghị Trung ơng 6 khoá VIII ( họp tại Vũ Xơng, ngày 28 - 11 - 1958 ) đã ra
Nghị quyết về vấn đề công xã nhân dân , chủ trơng phải uốn nắn những sai
lầm trong phong trào công xã hoá, chỉ rõ công xã nhân dân về cơ bản vẫn là
một tổ chức kinh tế thuộc sở hữu tập thể và từ sở hữu tập thể đến sở hữu toàn
dân còn phải qua " Một thời gian tơng đối", từ chủ nghĩa xã hội quá độ lên
Chủ nghĩa Cộng sản còn phải trải qua " Một thời gian dài hơn nhiều" , Công
xã nhân dân cần phải tiếp tục phát triển sản xuất hàng hoá, phải tiếp tục thực
hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Mặc dù trong thời gian cuối 1958
đầu 1959, lãnh đạo Trung Quốc đã phát hiện và uốn nắn một số sai lầm mang
tính chất tả khuynh trong phong trào công xã hoá, nhng do vẫn kiên trì khẳng
định " Ba ngọn cờ hồng" nên những sai lầm đó không đợc khắc phục một cách
triệt để.
Quốc hội khoá II Trung Quốc đã tiến hành kỳ họp thứ nhất kể từ ngày
13 đến ngày 28 - 4 - 1959. Trong hội nghị này, ngoài nội dung thông qua kế
hoạch năm 1959 với những chỉ tiêu : Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp tăng
41 %, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng 39 %, tổng đầu t xây dựng cơ
bản tăng 26% so với năm 1958. Rõ ràng những nhà lãnh đạo Trung Quốc cha
thực sự dựa vào hoàn cảnh xã hội Trung Quốc lúc đó . Với thực trạng Trung
Quốc thì những chỉ tiêu đó là ảo tởng. Trung Quốc vẫn đi từ sai lầm này đến sai
lầm khác. Quốc hội bầu các vị lãnh đạo mới của nhà nớc: Lu Thiếu Kỳ đợc
bầu làm Chủ tịch nớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ( thay Mao Trạch Đông).
Các Phó chủ tịch nớc là Tống Khánh Linh, Đổng Tất Vũ. Chu Ân Lai đợc bầu


25

làm Thủ tớng Quốc vụ viện. Từ đây trong nội bộ Đảng Cộng sản và nhà nớc
Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng và tranh chấp quyền lực hết sức quyết

liệt, phức tạp giữa hai phái: Mao Trạch Đông và Lu Thiếu Kỳ. Mở đầu là sự
công kích của Bành Đức Hoài tại Hội nghị L Sơn ( Giang Tây ) tháng 7, 8
năm 1959 nhằm vào Mao Trạch Đông.
Từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 16 tháng 8 năm 1959, tại L Sơn, Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã tiến hành 2 cuộc họp: Hội nghị Bộ chính trị mở rộng và hội
nghị Trung ơng 8 khoá VIII ( thờng đợc gọi là Hội nghị L Sơn).
Cuộc họp của hội nghị L Sơn chia hai phần : phần đầu của Hội nghị L Sơn
từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 23 tháng 7 năm 1959, với trọng tâm là sửa chữa sai
lầm " Tả khuynh" điều chỉnh chỉ tiêu của kế hoạch năm 1959, tổng kết rút bài
học kinh nghiệm. Phần cuối hội nghị, bắt đầu từ ngày 23 tháng 7, khi Mao
Trạch Đông phê phán sai lầm Bành Đức Hoài, cho đến khi kết thúc hội nghị.
Trọng tâm của phần này là: " Tập đoàn cơ hội chủ nghĩa, hữu khuynh phản
Đảng".
Khi bắt đầu hội nghị L Sơn, Mao Trạch Đông đa ra 19 vấn đề để mọi
ngời thảo luận. Ông trình bày cách nhìn nhận của bản thân, khẳng định tiền đề
của phong trào công xã hoá "Đại nhảy vọt", nêu rõ những sai lầm trong việc
thực hiện đờng lối chung, tổng kết rút bài học kinh nghiệm. Chuẩn bị để Hội
nghị thảo luận thông qua, đúc kết thành văn bản "Biên bản ghi chép Nghị định
các vấn đề của cử toạ". Trong 19 vấn đề này, Mao Trạch Đông đã đa ra một số
quan điểm chính xác về: Cân bằng tổng hợp, trình tự sắp xếp nông nghiệp, công
nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng trong nền kinh tế quốc dân. Ông nhấn mạnh phải
nhận rõ quy luật khách quan, phải làm tốt 5 việc: Nông cụ, ăn, ở, đồ dùng và
phơng tiện đi lại của nhân dân, đây là vấn đề có quan hệ tới sự ổn định của 650
triệu ngời dân. Trong các cuộc thảo luận, nội dung chính là những vấn đề đã nói
trên.


×