Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua ô tô tại oceanbank pgd trần hưng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 81 trang )

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG
(OCEANBANK)
- PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN HƯNG ĐẠO
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG (OCEAN GROUP)
1.1.1. Lịch sử ra đời
*** Đôi nét về Tập đoàn Đại Dương:
Tên đầy đủ: Tập đoàn Tài chính, Ngân hàng và Đầu tư Đại Dương
Tên tiếng Anh: Ocean Group
Trụ sở: 18 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số thành viên: 8
Tổng số vốn điều lệ của Tập đoàn vào cuối năm 2010 khoảng 3.500 tỷ đồng, tổng tài sản
khoảng 55.000 tỷ đồng.
Lĩnh vực hoạt động: ngân hàng, tài chính, đầu tư, chứng khoán, thủy điện, truyền thông, truyền
hình, khu công nghiệp…
Tập đoàn Tài chính, Ngân hàng và Đầu tư Đại Dương (Ocean Group) chính thức ra mắt
công chúng vào ngày 05/06/2007 - tại khách sạn Daewoo, Hà Nội với số lượng thành viên ban
đầu là 8 công ty hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng, tài chính, đầu tư, chứng khoán, thủy
điện, truyền thông, truyền hình, khu công nghiệp…
Tập đoàn Đại Dương đã ký kết hai Thỏa thuận Hợp tác chiến lược với Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu Thủy (Vinashin
Finance) với các nội dung hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như kinh doanh
vốn, đồng tài trợ tín dụng, bảo lãnh, hợp tác liên minh thẻ, hợp tác các nghiệp vụ tài chính ngân
hàng và nhiều nghiệp vụ khác… Đây là những thỏa thuận hợp tác quan trọng góp phần khẳng
định vị thế của Tập đoàn Đại Dương trong định hướng trở thành một tập đoàn Tài chính, Ngân
hàng và Đầu tư mạnh tại Việt Nam.
Kể từ khi thành lập đến nay, Tập đoàn luôn đạt được sự tăng trưởng vượt bậc và nhiều
năm liền được Thành phố Hà Nội và cơ quan thuế khen thưởng về thành tích hoạt động kinh
doanh. Tập đoàn Đại Dương đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh


tế năng động và hội nhập của Việt Nam.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 1


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

Với tầm nhìn có chiến lược dài hạn, Tập đoàn Đại Dương đang tạo cho mình một định
hướng phát triển riêng và năng động, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn
kinh tế đa quốc gia của Việt Nam và khẳng định vị thế của mình trong thời cơ vàng của nền kinh
tế hội nhập.
1.1.2. Các thành viên của Ocean Group

Hình 1.1: Các thành viên của Ocean Group

a)

Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank):
Đóng vai trò đầu tàu trong Ocean Group là Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Ngân hàng này có tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng (Hacombank), được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho phép chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị và mở rộng mạng
lưới hoạt động vào tháng 01/2007.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 2



Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

Tính đến nay, OceanBank đã mở rộng mạng lưới, khai trương chi nhánh tại khắp 3 miền
Bắc, Trung, Nam và hệ thống các điểm giao dịch đang được thiết lập rất nhanh chóng tạo nên
một mạng lưới mạnh tại các thành phố lớn.
OceanBank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn và đã hoàn thành
việc tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng vào cuối năm 2010.
OceanBank hiện đang hướng đến một ngân hàng bán lẻ đa năng, cung cấp các dịch vụ
tài chính ngân hàng trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập ổn định, tại các vùng kinh tế trọng điểm trên
cả nước.
OceanBank cũng đã xây dựng cho mình một chiến lược đồng bộ về công nghệ, nhân sự
để nắm bắt cơ hội phát triển của nền kinh tế và nhanh chóng nắm được thị phần cho mình.
Bên cạnh đó, OceanBank đã ký kết và hợp tác với rất nhiều các đối tác chiến lược như
Vietcombank, GP Bank, Vinashin Finance để trao đổi và hỗ trợ kinh nghiệm cũng như hợp tác
trong việc cung cấp đa dạng hóa các dịch vụ như tín dụng, thẻ, đồng tài trợ… và các hoạt động
tài chính khác. Ngân hàng cũng đang chọn lựa một số đối tác chiến lược là các Tập đoàn kinh tế
và các ngân hàng nước ngoài để có thêm các cổ đông chiến lược.
“Hướng tới mục tiêu hoạt động an toàn hiệu quả, OceanBank sẽ là đối tác tài chính tin
cậy của khách hàng”, ông Vũ Tú - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Dương cho biết.
b)

Công ty cổ phầ n truyề n thông Đa ̣i Dương (Ocean Media):
Thành lập từ năm 2006, đến nay Công ty cổ phầ n truyề n thông Đa ̣i Dương (Ocean

Media) đã trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực truyề n thông, phát thanh, truyề n hình, quảng
cáo thương mại.
Ocean Media là đại diện thương mại của kênh truyền hình chuyên biệt đầu tiên về kinh
tế – tài chính INFOTV - Truyền hình cáp Việt Nam.

Ocean Media đã hội tụ được đội ngũ các thành viên năng động, giàu kinh nghiệm. Hiện
tại Ocean Media có 80 nhân viên tại văn phòng Hà Nội và hơn 20 nhân viên tại văn phòng
TP.HCM.
c)

Công ty Chứng khoán Đại Dương (Ocean Securities):
Trong lĩnh vực chứng khoán, bên cạnh Ngân hàng Đại Dương, Công ty Chứng khoán

Đại Dương (Ocean Securities) cũng đã chính thức đi vào hoạt động. Là thành viên thứ 40 trong
số các công ty chứng khoán của Việt Nam – Công ty Chứng khoán Đại Dương phục vụ nhà đầu
tư rất nhiều tiện ích, đặc biệt qua sự hợp tác với chương trình Sàn chứng khoán Info trên kênh
truyền hình INFOTV – đăng tải trực tiếp đồng thời các thông tin khớp lệnh, với các đại lý nhận

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 3


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

lệnh vốn chính là mạng lưới điểm giao dịch và hệ thống dịch vụ thanh toán của Ngân hàng
TMCP Đại Dương.
Công ty Chứng khoán Đại Dương hướng tới mô hình công ty chứng khoán đa năng
mang tính chuyên nghiệp cao, cung cấp các dịch vụ tài chính chứng khoán trọn gói và hiện đại
cho các cá nhân và tổ chức.
“Với những hoạt động của mình, Công ty Chứng khoán Đại Dương quyết tâm trong thời
gian không lâu nữa sẽ “mang sàn chứng khoán tới tận nhà” của nhà đầu tư để phục vụ cho họ
với mọi tiện ích chất lượng nhất”, bà Lê Thị Tuyết - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán
Đại Dương phát biểu.
d)


Công ty TNHH VNT:
Công ty TNHH VNT thành lập năm 1997, có trụ sở tại 18 Ngô Quyền, Quận Hoàn

Kiếm, Hà Nội. Đến nay, tổng vốn điều lệ của công ty đạt khoảng 600 tỷ đồng, doanh thu hàng
năm khoảng 100 - 300 tỷ đồng với đội ngũ nhân viên tâm huyết, lâu năm kinh nghiệm.
Hiện tại công ty VNT đã đưa kênh truyền hình TVShopping vào hoạt động, và được phát
hình trên kênh VCTV11 của truyền hình cáp trung ương VCTV.
Nắm bắt cơ hội mở cửa của nền kinh tế Việt Nam, công ty VNT đang hoạt động rất hiệu
quả trong nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại, bất động sản và xây dựng. Công ty VNT luôn luôn
mong muốn được bắt tay với các đối tác để cùng phát triển hoạt động kinh doanh của mình và
cam kết sẽ luôn mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất tạo sự thành công toàn diện cho
công ty, cho đối tác và cho khách hàng.
VNT, với sự phối hợp của các công ty thành viên của Tập đoàn Đại Dương, đã và đang
nỗ lực mở rộng và hoàn thiện hơn các dịch vụ của mình bằng cách tìm kiếm các đối tác tin cậy
và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ của mình đến mức cao nhất.
e)

Các thành viên khác:
Để chuẩn bị cho bước phát triển đột phá và hoàn thiện quá trình thành một tập đoàn Tài

Chính, Ngân hàng và Đầu tư hàng đầu của Việt Nam, cũng phải kể đến các thành viên rất quan
trọng khác của Tập Đoàn Đại Dương: Công ty Công nghệ Đại Dương (Ocean Technology) với
nhiệm vụ lắp đặt và xây dựng phần mềm cho ngành tài chính - ngân hàng; các công ty đang
được thành lập mới như Công ty Cho thuê tài chính Đại Dương (Ocean Leasing), Công ty Đầu
tư Tài chính Đại Dương (Ocean Capital), Công ty Cổ phần Thủy Điện Đại Dương (Ocean
Hydro Power)…
Là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, Tập đoàn Đại Dương cũng được biết đến qua những
dự án đầu tư thành công vào các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước thông qua thành viên


SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 4


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

của tập đoàn là công ty VNT như Khu công nghiệp Đại An, Khu công nghiệp Minh Đức… Tập
đoàn cũng đang làm thủ tục để làm chủ đầu tư thêm một khu công nghiệp mới tại Hà Nội.
Với sự phát triển đa ngành của mình, Tập đoàn Đại Dương đang có những thành viên là
các nhà máy sản xuất công nghiệp liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều ngành
công nghiệp mũi nhọn: Công ty cổ phần VS Industrial Vietnam (Với cổ đông là tập đoàn VS nổi
tiếng của Malaysia, Toyota Toysu Nhật Bản) vốn đầu tư 20 triệu USD chuyên sản xuất linh kiện
nhựa cho ngành công nghiệp điện tử , Công ty Cổ phần Vietcans liên doanh với Singapore vốn
đầu tư 8 triệu USD chuyên sản xuất bao bì kim loại và xuất khẩu nông sản đóng hộp, Công ty
Liên doanh VNT Magic Marble liên doanh với Hà Lan vốn đầu tư 1,4 triệu Euro chuyên sản
xuất đồ chơi xuất khẩu…
Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Tập đoàn khẳng định: “Với lợi thế của một tập đoàn trẻ và
được tiếp cận với công nghệ hiện đại ngay từ đầu, với sự phối hợp của các công ty thành viên,
của hàng ngàn thành viên trẻ có kiến thức và kinh nghiệm tốt, chúng tôi tin tưởng sẽ đạt được
tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời cơ vàng của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập để đạt
được mục tiêu mà mình mong muốn”.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEAN BANK)
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1.1.

Sự ra đời

Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, được
thành lập cuối năm 1993 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng và chỉ đơn giản là nhận tiền gửi và

cho vay hộ nông dân trên địa bàn nông thôn Hải Dương.
Sau 14 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng chính thức được
chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định 104/QĐ-NHNN
ngày 09/01/2007 của Ngân hàng Nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương
(OceanBank).
Từ chỗ chỉ nhận tiền gửi và cho vay hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương,
OceanBank đã triển khai các nghiệp vụ ngân hàng đa năng, hiện đại như bảo lãnh phát hành trái
phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn như huy động kỳ phiếu,
tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, các chương trình sản phẩm cho vay mua nhà, ô tô, tài
trợ thương mại…
Ngày 04/06/2007 OceanBank cho ra mắt tấm thẻ ATM đầu tiên, đánh dấu bước phát
triển mới của OceanBank, đồng thời gia nhập liên minh thẻ Banknetvn để mở cổng kết nối với

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 5


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

các ngân hàng khác. Ngoài hoạt động truyền thống của ngân hàng bán lẻ, OceanBank chủ
trương đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương, trở thành đối tác chiến lược hiệu quả, tin
cậy với các đối tác tài chính mạnh trong và ngoài nước. Trong năm 2007 OceanBank đã ký kết
hợp tác với nhiều đối tác chiến lược như Vietcombank, GP Bank, Vinashin Finance và PVFC
(Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam) để trao đổi và hỗ trợ kinh nghiệm cũng
như hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (kinh doanh vốn, đồng tài trợ, tín dụng,
bảo lãnh, hợp tác liên minh thẻ, hỗ trợ các dịch vụ tài chính khác). Đây cũng là cơ sở cho sự
phát triển tốt của OceanBank trong những năm qua cũng như cơ sở cho sự phát triển bền vững
sau này của OceanBank.
Trong năm 2008 và sang năm 2009, OceanBank tiếp tục cung cấp cho các nhóm khách

hàng các sản phẩm như: Thẻ thanh toán nội địa với hệ thống máy chấp nhận thẻ rộng khắp trên
toàn quốc; Dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân; Dịch vụ Home Banking cho
các khách hàng doanh nghiệp.
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh, OceanBank
đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về
tổng tài sản và lợi nhuận. Năm 2007, tổng tài sản và lợi nhuận của OceanBank đều tăng gấp hơn
10 lần năm 2006, là một trong 3 doanh nghiệp có đóng góp cho ngân sách nhà nước cao nhất
tỉnh Hải Dương. Kết thúc năm 2010, tổng tài sản của OceanBank đạt khoảng 55.000 tỷ đồng.
Oceanbank được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên
1.000 tỷ đồng vào tháng 06/2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006. Đầu năm 2009, OceanBank đã
được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010
vốn điều lệ lên đến 3.500 tỷ đồng
1.2.1.2.

Các mốc lịch sử

Năm 2007
 Tháng 01/2007:


Chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng thành Ngân
hàng TMCP Đại Dương - OceanBank.



Thành lập Chi nhánh Hà Nội tại 18 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Tháng 03/2007:



Thành lập Chi nhánh Sài Gòn tại 185 - 187 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM.



Thành lập Chi nhánh Đà Nẵng.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 6


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

 Tháng 06/2007:


Tập đoàn Tài Chính – Ngân hàng – Đầu Tư Đại Dương (Ocean Group) ra mắt
với thành viên chính là Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).



Cho ra mắt tấm thẻ ATM đầu tiên.

 Tháng 09/2007:


OceanBank phát hành kỳ phiếu VND - kỳ phiếu USD.

 Tháng 12/2007:



Thành lập Chi nhánh Quảng Ninh.

 Cũng trong năm 2007:


Thành lập 8 PGD tại Hải Dương gồm: OceanBank Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang,
Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Chí Linh, Trần Phú.



Đưa vào hoạt động 11 PGD tại Hà Nội: OceanBank Ba Đình; Hoàn Kiếm; Giảng
Võ; Thái Hà; Đống Đa; Thanh Nhàn; Hai Bà Trưng; Tây Hồ; Long Biên, Đào
Duy Anh, Trần Nhân Tông.



Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

Năm 2008
 Tháng 01/2008:


OceanBank phát hành kỳ phiếu đợt I năm 2008 với giá trị 2.000 tỷ VND và 10
triệu USD.

 Tháng 05/2008:


Thành lập PGD Uông Bí, PGD Cẩm Phả – Chi nhánh Quảng Ninh.




Thành lập PGD Núi Thành, PGD Quang Trung – Chi nhánh Đà Nẵng.



Thành lập PGD Bến Nghé, PGD 3/2 – Chi nhánh Sài Gòn.



Thành lập 2 PGD OceanBank Tràng Tiền; OceanBank Hà Đông.

 Tháng 06/2008:


Đưa vào hoạt động 11 PGD tại Hà Nội: OceanBank Lê Văn Hưu; Giải Phóng; Lê
Duẩn; Bạch Mai; Nguyễn Lương Bằng; Thăng Long; Đường Bưởi; Láng Hạ;
Quốc Tử Giám; Hàng Cá; Lý Nam Đế.



Khai trương PGD OceanBank Bình Giang – Chi nhánh Hải Dương.

 Tháng 07/2008:


Khai trương 4 PGD: OceanBank Nguyễn Phong Sắc; Đào Tấn; Lê Trọng Tấn;
Cầu Dền.




Khai trương Quỹ tiết kiệm Hoàng Văn Thụ – Chi nhánh Sài Gòn.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 7


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

 Tháng 08/2008:


Khai trương Quỹ tiết kiệm Trần Hưng Đạo – Chi nhánh Sài Gòn.



Thành lập PGD OceanBank Thanh Miện – Chi nhánh Hải Dương.

 Tháng 09/2008:


Thành lập PGD OceanBank Giang Văn Minh – Chi nhánh Hà Nội.

 Tháng 10/2008:


Thành lập PGD OceanBank Âu Cơ – Chi nhánh Hà Nội.




Bắt đầu Golive phần mềm mới FlexCube vào sử dụng tại OceanBank.

Năm 2009
 Ngày 18/01/2009: OceanBank tổ chức lễ kỉ niệm 15 năm thành lập và công bố Cổ đông
chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam). Sự kiện này không
chỉ tạo một động lực phát triển mạnh mẽ mới cho OceanBank mà còn mang lại những
thuận lợi đối với tiến trình đầu tư phát triển của Petro Vietnam. Qua đó, góp phần gia
tăng khối lượng, chất lượng các dịch vụ tài chính đến từ các tổ chức tài chính trong nước
và quốc tế. Sự hiện diện của Petro Vietnam, một mặt, khẳng định vị thế và thương hiệu
của OceanBank, đồng thời, OceanBank sẽ có thêm điều kiện trở thành một trong những
ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên thị trường.
 Ngày 25/02/2009: OceanBank đã chính thức vận hành kết nối với hệ thống chuyển mạch
tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn).
 Ngày 28/04/2009: OceanBank chính thức thông báo về việc tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ
đồng.
 Năm 2010 vốn điều lệ tăng và chính thức là 3.500 tỷ đồng.
1.2.1.3.

Mạng lưới – Công Nghệ - Nhân sự

a/ Mạng lưới:
Qua từng thời kỳ phát triển gắn với những giai đoạn cụ thể của nền kinh tế đất nước, cơ
hội đi liền với thách thức, OceanBank đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng
dịch vụ.
Hệ thống mạng lưới hoạt động của OceanBank đã và đang được thiết lập nhanh chóng.
Hiện OceanBank đã có 57 chi nhánh và phòng giao dịch khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong
năm 2011, OceanBank sẽ tiếp tục mở rộng thêm hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch của
mình.


SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 8


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

b/ Công nghệ:
OceanBank đã đầu tư phần mềm Core Banking hiện đại tiêu chuẩn quốc tế ngay khi
được chuyển đổi mô hình hoạt động nhằm đưa OceanBank trở thành ngân hàng có công nghệ
cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
Phần mềm lõi Core Banking (hay còn gọi là chương trình Ngân hàng lõi) là mục tiêu
hướng tới của các ngân hàng, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của một hệ thống giao dịch tài chính
hiện đại, đặc biệt trong vấn đề quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô, kiểm soát an toàn, xử lý giao dịch tự
động nhanh chóng, đưa ra sản phẩm mới trên thị trường một cách nhanh nhất.
Dự án Core Banking đã chính thức được khởi động tại OceanBank ngày 25/02/2008.
Tháng 10/2008 dự án Core Banking đã được hoàn thành và đi vào ứng dụng trên toàn bộ hệ
thống OceanBank do đối tác Oracle cung cấp. Nhờ nền tảng này OceanBank có thể tăng tốc độ
xử lý các giao dịch, công tác quản lý tài chính và quản trị rủi ro được nâng cao, đưa ra các sản
phẩm, dịch vụ mới một cách thuận tiện và đồng bộ.
c/ Nhân sự:
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng số một và với mục tiêu quyết tâm đến năm
2011 trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, OceanBank thu
hút nhiều nhân lực có trình độ quản lý giỏi, chuyên viên tài chính cao cấp, các chuyên gia nước
ngoài, đặc biệt là những nhân sự biết kết hợp trình độ quản lý chuyên môn sâu, năng lực xây
dựng văn hoá tổ chức hiện đại với hiệu quả tổng thể. Để có được điều đó, OceanBank luôn áp
dụng chính sách tuyển dụng, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài một cách xứng đáng.
Hiện tại, OceanBank có khoảng 1.000 nhân viên, song cùng với sự mở rộng và phát
triển mạnh mẽ của ngân hàng, dự kiến đạt mức 1.200 người vào cuối năm 2011.


1.2.1.4.


Thành tựu đạt được

OceanBank đã được bình chọn là “Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu Hà Nội Vàng”
năm 2006 do Hội đồng khen thưởng - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức.



Năm 2007, OceanBank đã được chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng Bằng khen tới cán
bộ, nhân viên đã có thành tích trong hoạt động kinh doanh, phát triển dịch vụ ngân
hàng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.



OceanBank nhận bằng khen đã có thành tích trong hoạt động kinh doanh, phát triển các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng năm 2007 theo quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 22/01/2008 của
UBND tỉnh Hải Dương.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 9


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo




OceanBank được bình chọn là một trong 40 doanh nghiệp vinh dự nhận Cúp vàng Doanh
nghiệp hội nhập và phát triển năm 2007 do Ban tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử ĐCS
Việt Nam, BCT, BVH Thể thao và Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam, Hiệp hội doanh
nghiệp vừa và nhỏ, Uỷ ban Quốc gia Hội nhập kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức.



Quyết định số 84 QĐ/UBTƯ-DNT ngày 06/10/2008 về việc tặng Bằng khen Ngân hàng
TMCP Đại Dương đạt danh hiệu “Doanh nghiệp trẻ Việt Nam xuất sắc năm 2008”.



Tháng 12/2008, OceanBank tự hào có tên trong bảng công bố xếp hạng thường niên
VNR500. OceanBank là một trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
theo mô hình của Fortune 500 được định kỳ công bố hàng năm bởi Báo điện tử Vietnamnet,
dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của công ty
Vietnam Report với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước.

1.2.1.5.

Cam kết của Oceanbank

 Trở thành đối tác tài chính vững mạnh, tin cậy và bền vững của các đối tác, khách hàng,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng cho các nhóm khách hàng cá
nhân.
 Cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện cho các dự án, doanh
nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn.
 Hợp tác đa phương, trở thành đối tác chiến lược hiệu quả, tin cậy với các tổ chức tài
chính trong và ngoài nước.

 Nghiêm túc thực hiện các định hướng chỉ đạo của Nhà nước về chính sách tiền tệ. Trong
bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, OceanBank cam
kết sát cánh cùng doanh nghiệp, chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện hỗ trợ tối đa nhu cầu
vốn của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 10


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ocean Bank

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đại Dương

1.2.2.1.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 11


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

1.2.2.2.

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh


1.2.2.2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Phó Tổng giám
đốc

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tín dụng

Phòng kế toán –
kho quỹ

Phó giám đốc

Tổ kiểm tra, kiểm
soát nội bộ

Phòng hành
chính quản trị

Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh OceanBank Sài Gòn

1.2.2.2.2.

Nhiệm vụ của chi nhánh và các Phòng nghiệp vụ của Chi nhánh

Nhiệm vụ của Chi nhánh:

 Thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay, cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ
OceanBank phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của
OceanBank liên quan đến từng nghiệp vụ.
 Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc trong phạm vi được ủy quyền.
 Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước và quy trình nghiệp vụ, quy chế của OceanBank.
 Phối hợp các Phòng nghiệp vụ OceanBank trong công tác kiểm tra kiểm soát và thường
xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra mọi mặt hoạt động tại Chi nhánh và các đơn vị trực
thuộc phù hợp theo quy định, quy chế của OceanBank.
 Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên
cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động.
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng kế hoạch phát triển chung tại khu vực
và của toàn OceanBank trong từng thời kỳ.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 12


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

 Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Thực
hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy
tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh một cách tốt
nhất.
 Các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và của OceanBank.
Nhiệm vụ các Phòng nghiệp vụ của Chi nhánh:
a) Phòng tín dụng:
 Hướng dẫn khách hàng về tất cả vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng.
 Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả

năng quản lý, tài sản bảo đảm của khách hàng.
 Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay bảo lãnh. Hướng dẫn
khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
 Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.
 Lập chứng từ bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa.
 Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy
định của OceanBank.
 Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám
đốc Chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển
thị phần.
 Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho
Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục khó khăn trong công tác.
 Làm đầu mối và hướng dẫn khách hàng các thủ tục và nghiệp vụ liên quan đến thanh
toán quốc tế.
 Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất việc phát hành, thanh toán, thông báo
L/C và thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.
 Lập thủ tục và theo dõi việc thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài
theo yêu cầu của khách hàng.
 Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong
việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.
 Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh
ngoại hối của OceanBank.
 Các công việc khác do Giám đốc Chi nhánh giao.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 13


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo


b) Phòng kế toán – kho quỹ:
 Hướng dẫn và kiểm soát sau việc hạch toán kế toán tại tất cả các đơn vị trực thuộc Chi
nhánh.
 Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ của OceanBank và các ngân
hàng khác.
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền gửi và các nhiệm vụ khác có liên quan đến các
khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng.
 Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm: huy động tiết kiệm dân cư, cho vay cầm cố
sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi của OceanBank và các dịch vụ khác có liên quan đến tài
khoản tiền gửi tiết kiệm theo yêu cầu của khách hàng.
 Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay: Giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu phí theo quy
định.
 Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh.
 Quản lí chi phí điều hành.
 Quản lí thanh khoản.
 Quản lí kho quỹ.
 Bảo quản và sử dụng con dấu kế toán của Chi nhánh theo đúng quy định.
 Làm đầu mối cung cấp các sản phẩm huy động vốn, thanh toán, chuyển tiền… của
OceanBank cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập
chứng từ kế toán.
 Hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
 Thực hiện huy động tiền gửi, thanh toán trong và ngoài nước, kinh doanh vàng và ngoại
tệ và công tác quan hệ khách hàng.
 Thực hiện các tác nghiệp về thẻ được giao, thực hiện các tác nghiệp có liên quan đến
vốn cổ phần theo sự phân công.
 Thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định của từng giao dịch viên, lập chứng từ kế
toán có liên quan đến các tác nghiệp do Phòng đảm trách.
 Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng… của khách hàng.
 Các công việc khác do Giám đốc Chi nhánh giao.

c) Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tại Chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện kế
hoạch kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát, Trưởng phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Hội sở chính.
SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 14


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

 Kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ của
Chi nhánh và đơn vị trực thuộc để đưa ra đánh giá, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về
các mặt nghiệp vụ: Kiểm tra về nghiệp vụ huy động, khai thác quản lý nguồn vốn; sử
dụng vốn và dịch vụ ngân hàng; hạch toán kế toán tài chính; hoạt động kho quỹ; các hoạt
động nghiệp vụ khác.
 Giám sát các mặt hoạt động kinh doanh, chi tiêu nội bộ.
 Báo cáo kết quả kiểm tra giám sát theo quy định cho Giám đốc Chi nhánh và Phòng
kiểm tra – kiểm toán nội bộ Hội sở chính.
d) Phòng hành chính quản trị:
 Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
 Bảo quản và sử dụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định.
 Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng
phẩm theo quy định.
 Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh.
 Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn Chi nhánh.
 Chủ trì việc kiểm kê tài sản của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.
 Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng
cháy chữa cháy và đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.
 Quản lí hệ thống kho hàng cầm cố của OceanBank (chỉ thực hiện với Chi nhánh hoạt

động tại địa bàn không có hệ thống kho hàng của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài
sản trực thuộc OceanBank).
 Theo dõi tình hình nhân sự tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; thực hiện một số tác
nghiệp về quản trị nhân sự theo phân công của Hội sở chính.
 Xây dựng kế hoạch hành chính quản trị hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá
trình thực hiện kế hoạch.
 Thực hiện công tác tổ chức nhân sự và công nghệ thông tin tại Chi nhánh theo sự chỉ
đạo, phân công của Hội sở chính.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 15


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

1.2.2.3.

Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch

1.2.2.3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trưởng Phòng
giao dịch

Bộ phận
tín dụng


Bộ phận
kế toán

Bộ phận
ngân quỹ

Bộ phận
hành chính

Hình 1.4: Cơ cấu tổ chức Phòng giao dịch Oceanbank Trần Hưng Đạo

1.2.2.3.2.

Chức năng và nhiệm vụ của Phòng giao dịch

 Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ, có con dấu riêng; được phép thực hiện một
phần các nội dung hoạt động của Chi nhánh theo sự uỷ quyền của Chi nhánh hoặc Hội
sở chính. Mọi giao dịch của Phòng giao dịch được bắt đầu, kết thúc trong ngày và được
phản ánh đầy đủ về Chi nhánh để hạch toán.
 Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các sản phẩm dịch vụ
phù hợp theo quy chế, quy định của OceanBank.
 Đối với nghiệp vụ cho vay, Phòng giao dịch được thực hiện các hình thức sau:


Cầm cố bằng sổ tiết kiệm do Ngân hàng phát hành, trái phiếu Chính phủ và tín
phiếu Kho bạc, mức cho vay tối đa theo uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh, Hội
sở chính.




Các hình thức cho vay khác: mức cho vay đối với 01 khách hàng theo uỷ quyền
của Giám đốc Chi nhánh khi được Chủ tịch HĐQT cho phép bằng văn bản.



Các khoản cấp tín dụng trên mức phán quyết theo quy định của OceanBank cho
Trưởng Phòng giao dịch thì Phòng giao dịch làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ,
giải ngân, theo dõi khách hàng, thu nợ theo uỷ quyền của Chi nhánh hoặc Hội sở
chính nhưng không được tiến hành thẩm định quyết định cho vay đối với các
khoản vay đó.

 Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của
OceanBank.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 16


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

 Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần; xây dựng và bảo vệ thương hiệu; nghiên
cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với các yêu cầu của địa bàn hoạt động; xây dựng
kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.
 Tổ chức công tác quản lý hành chính đảm bảo mọi mặt hoạt động cho đơn vị, bảo đảm
an toàn an ninh tài sản cho OceanBank; theo dõi và tham mưu cho cấp trên về tình hình
nhân sự tại đơn vị.
 Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu
sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất của các đơn vị có liên quan của
OceanBank.

 Phòng giao dịch được thực hiện để tồn quỹ theo uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh.
1.2.3. Các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu
1.2.3.1.

Khách hàng cá nhân

1.2.3.1.1.

Các sản phẩm tiền gửi

 Tiền gửi tiết kiệm
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
 Tiết kiệm bậc thang luỹ tiến theo số tiền gửi
 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt - Lãi suất theo thời gian thực gửi
 Tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo Vàng
 Tiết kiệm gửi góp - An tâm tích luỹ (dự kiến triển khai)
 Tiền gửi thanh toán
 Tiền gửi không kỳ hạn
 Tiền gửi có kỳ hạn
 Tiền gửi thanh toán lãi suất tăng dần theo số dư
1.2.3.1.2.

Các sản phẩm cho vay

 Cho vay mua ô tô "Your car - Our support"
 Cho vay mua nhà khu đô thị mới
 Cho vay kinh doanh chứng khoán và cầm cố chứng khoán
 Cho vay tiêu dùng tín chấp
 Cho vay tiêu dùng đối với phụ nữ “Ladies Shopping”

 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá do OceanBank phát hành
 Cho vay VND bảo đảm giá trị theo Vàng
SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 17


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

1.2.3.1.3.

Dịch vụ

 Dịch vụ chuyển tiền
 Chuyển tiền ra nước ngoài
 Chuyển tiền trong nước
 Dịch vụ ngoại hối
1.2.3.2.

Khách hàng doanh nghiệp

1.2.3.2.1.

Các sản phẩm tiền gửi

 Tiền gửi thanh toán
 Tiền gửi thanh toán lãi suất tăng dần theo số dư
1.2.3.2.2.

Các sản phẩm cho vay


 Cho vay dự án
 Cho vay tài trợ vốn lưu động
 Cho vay đầu tư tài sản cố định
 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá do OceanBank phát hành
 Cho vay VND bảo đảm giá trị theo Vàng
 Cho vay kinh doanh chứng khoán và cầm cố chứng khoán
 Cho vay mua ô tô "Your car - Our support"
 Sản phẩm tín dụng “Điểm Tựa Vàng”
 Chương trình hỗ trợ lãi suất 4%
1.2.3.2.3.

Dịch vụ

 Dịch vụ chuyển tiền
 Chuyển tiền trong nước
 Chuyển tiền ra nước ngoài
 Dịch vụ thanh toán
 Thanh toán trong nước
 Thanh toán quốc tế
 Dịch vụ bảo lãnh
 Bảo lãnh trong nước
 Dịch vụ ngoại hối

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 18


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo


1.2.3.3.

Ngân hàng điện tử

 Internet Banking
 Mobile Banking
 Home Banking

1.2.3.4.

Thẻ Ocean Bank

 Hạng Chuẩn
 Hạng Bạc
 Hạng Vàng
 Hạng VIP

1.2.4. Tổng kết hoạt động của Oceanbank năm 2011


Tổng kết hoạt động của OceanBank năm 2010
Năm 2008 đã khép lại với bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế

thế giới, cũng là năm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách
thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Đầu tiên là nguy cơ lạm phát cao và chính
sách thắt chặt tiền tệ vào quý 2 và 3. Tiếp theo là ảnh hưởng của đà suy thoái kinh tế toàn cầu và
sự nới lỏng tiền tệ trong quý 4. Hai đợt khủng hoảng này đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, tăng
trưởng và rủi ro hệ thống.
Cũng như hầu hết các đơn vị trong hệ thống tài chính ngân hàng, tại thời điểm nền kinh

tế đất nước có nhiều điều kiện bất lợi, OceanBank cũng gặp không ít khó khăn và vì vậy, một số
chính sách cũng như phương hướng hoạt động của OJB đã phải điều chỉnh để phù hợp với tình
hình mới. Tuy nhiên, những kết quả mà OceanBank đạt được trong năm 2008 rất đáng khích lệ.
Năm 2009 các ngân hàng bắt đầu môi trường kinh doanh ổn định kéo dài đến năm 2010.
Tuy nhiên đầu năm 2011 lạm phát quá cao, các chính sách về lãi suất, tỷ giá, thắt chặt dư nợ tín
dụng đã gây không ít khó khăn cho tất cả ngân hàng nói chung và cũng dẫn đến ảnh hưởng tiếp
theo cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân....

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 19


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

1.2.4.1.

Hoạt động huy động vốn

Chính sách thắt chặt tiền tệ trong những tháng đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng
thẳng về thanh khoản của các NHTM. Trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm
nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng rất gay gắt.
Trong quý đầu năm chúng ta đã chứng kiến những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn
giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, mức lãi suất huy động vốn cao nhất của các ngân
hàng thương mại phổ biến ở mức 14%/năm đối với tiền gửi bằng VND.
Thời gian này OJB cũng đã liên tục tăng lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của
thị trường. Ngày 26/6, lãi suất huy động vốn của OJB cao nhất ở mức 14%/năm đối với tiền gửi
bằng VND và 3%/năm đối với USD, đây là mức lãi suất cao nhất ở địa bàn Hà Nội vào thời
điểm này.
Đến 31/12/2010, tổng số dư huy động vốn của OceanBank đạt 8.707 tỷ đồng. Trong đó,

nguồn vốn huy động thị trường I đạt 3.541 tỷ đồng, tăng 1.121 tỷ đồng so với cuối năm 2009 (tỷ
lệ tăng 46,3%), chiếm 43,5% tổng nguồn vốn huy động.
Từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với
nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái
trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân
hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm. Từ đỉnh điểm 14%/năm, lãi suất
cơ bản VND quanh mốc 8%/năm.
Để tăng cường nguồn vốn huy động, bên cạnh sản phẩm huy động tiết kiệm truyền
thống, OceanBank đã triển khai các sản phẩm huy động vốn với nội dung hấp dẫn đáp ứng một
cách đa dạng nhu cầu của khách hàng như: Tiết kiệm rút gốc linh hoạt – Lãi theo thời gian thực
gửi; Tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng; Tiết kiệm dự thưởng “Khám phá thế giới cùng
OceanBank”… đồng thời có chính sách thích hợp về lãi suất, kỳ hạn gửi đa dạng, giúp khách
hàng có nhiều sự lựa chọn.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 20


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Oceanbank trong thời gian vừa qua
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
2008

Vốn

Số


huy động từ

tiền

Tiền gửi của
TCKT, dân cư
Tiền gửi của
các TCTD
Phát hành
GTCG
Tổng Nguồn
vốn huy động

2009

%

Số
tiền

So sánh

So sánh

2009/2008

2010/2009

%


+/-

%

+/-

%

2010

%

Số
tiền

244

30,5

2.420

19,6

6.412

51,6

2.176

892


3.992

165

556

69,5

9.751

79,1

6.018

48,4

9.195

1.654

3.733

(-) 38,3

0

0

162


1,3

1

0,008

162

161

(-) 99,4

800

100

12.333

100

12.431

100

11.533

98

27,3


2.546

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính OceanBank)

Năm 2010 - năm đầu tiên chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh
doanh, nguồn vốn huy động của OceanBank đã có sự gia tăng mạnh mẽ từ 1.000 tỷ đồng cuối
năm 2010 lên 12.333 tỷ đồng năm 2009. Tính đến 31/12/2010, tổng số dư huy động vốn của
OceanBank là 12.431 tỷ đồng. Trong đó:


Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là 6.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong tổng vốn huy động (51,6%).



Phát hành giấy tờ có giá có tỷ trọng rất khiêm tốn (0.008%) cho thấy đợt phát hành
kỳ phiếu đầu năm và đợt phát hành trái phiếu giữa năm của OJB chưa thu hút được
sự quan tâm của nhà đầu tư.



Phần còn lại trong tổng vốn huy động là tiền gửi của các TCTD khác chiếm tỷ trọng
khá lớn (48,4%).

Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm có sự điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng tiền
gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư (từ 19,6% năm 2009 tăng lên 51,6% trong năm 2010),
giảm tỷ trọng tiền gửi của các TCTD (giảm từ mức 79,1% trong năm 2009 chỉ còn 48,4% trong

SVTH: Lê Thị Minh Thư


Trang 21


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

năm 2010). Sự thay đổi này phù hợp với định hướng của OceanBank tuy nhiên vẫn chưa đạt
được kế hoạch đề ra là 68% huy động từ thị trường 1 và 32% huy động từ thị trường 2.
Sự thay đổi về cơ cấu vốn huy động cũng được thể hiện ở giá trị tuyệt đối:


Tiền gửi của TCKT và dân cư trong năm 2010 tăng 3.992 tỷ đồng so cùng kỳ (tương
đương tăng 165%), đây là một sự cố gắng lớn của OJB trong điều kiện tình hình kinh
tế bất ổn, thêm vào đó là áp lực cạnh tranh rất gay gắt từ phía các ngân hàng lớn và
các công ty tài chính.



Tiền gửi của các TCTD giảm 3.733 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 38,3%).



Huy động từ phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh so với năm 2009 (tỷ lệ giảm lên tới
99,4%).

Nhìn chung, tổng vốn huy động trong năm 2010 chỉ tăng 0,8% so với mức 12.333 tỷ
đồng cuối năm 2009 nhưng đã đạt 131% so với kế hoạch.
1.2.4.2.

Hoạt động tín dụng


Tổng dư nợ tín dụng của OceanBank tính đến cuối năm 2009 là 4.713 tỷ đồng, gấp hơn
7 lần so với năm 2008 và vượt gần 116% kế hoạch. 6 tháng đầu năm 2008 dư nợ cho vay là
5.045 tỷ đồng, tăng 332 tỷ đồng so với cuối năm trước, tương ứng tỷ lệ tăng là 6,45%. Đây là
một con số khá khiêm tốn, nguyên nhân là do lãi suất cho vay trong giai đoạn này quá cao (lên
tới 21%/năm), hình thành một rào cản đối với các nhu cầu vay vốn. Điều này xuất phát từ việc
nâng lãi suất cơ bản để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN (nhằm ngăn chặn lạm
phát leo thang và thâm hụt thương mại ngày càng lớn) và kiểm soát chất lượng tín dụng trong
điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn. Nhờ đó, chất lượng tín dụng của OJB vẫn tiếp tục duy trì
tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngân hàng luôn duy trì dưới 1%.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 22


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

Bảng 2.2: Tình hình cho vay theo thời gian tại Oceanbank trong thời gian vừa qua
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2008

Năm

2009

So sánh

2009/2008


2010/2009

%

+/-

%

+/-

%

Dư nợ

Số

cho vay từ

tiền

Ngắn hạn

379

57,2

2.154

45,7


3.112

52,4

1.775

468

958

44,5

284

42,8

2.559

54,3

2.827

47,6

2.543

895

268


10,5

663

100

4.713

100

1.363

1.226

55

Trung dài
hạn
Tổng NV
huy động

%

Số

So sánh

2010

tiền


%

Số
tiền

5.939

100

4.318

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính OceanBank)
Với chủ trương điều chỉnh cơ cấu dư nợ theo hướng giảm tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn,
tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn để phù hợp cơ cấu nguồn vốn, đến 31/12/2010 tỷ trọng cho vay
ngắn hạn của OJB đã tăng lên 52,4% so với mức 45,7% trong năm 2009; tỷ trọng cho vay trung
dài hạn giảm từ 54,3% trong năm 2009 xuống còn 47,6% trong năm 2010.
Trong năm, các chi nhánh của Oceanbank trên toàn hệ thống đã tiếp tục nỗ lực tiếp thị
đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ, vì vậy mà trước tình
hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động tín dụng của OceanBank vẫn đạt
được những kết quả khả quan.
Kết thúc năm 2010, tổng dư nợ cho vay đạt 5.939 tỷ đồng, tăng 894 tỷ đồng so với thời
điểm cuối tháng 6 và tăng 1.226 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước (tỷ lệ tăng 26%, đạt 98,9%
so với kế hoạch). Trong đó, cả dư nợ cho vay ngắn hạn lẫn trung dài hạn đều tăng nhưng cho
vay ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh hơn (lên tới 44,5%), cho vay trung dài hạn tăng nhẹ 10,5%
(tương ứng giá trị tuyệt đối là 268 tỷ đồng).
1.2.4.3.

Các hoạt động khác


a) Hoạt động của Trung tâm Thẻ
Trung tâm Thẻ của OceanBank đã ký kết hợp đồng hợp tác với nhà cung cấp GRG về
cung cấp máy ATM và giải pháp cho hệ thống chuyển mạch (OJB switching), bên cạnh đó

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 23


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

OceanBank cũng hợp tác với nhà cung cấp TI (TransInfotech) để cung cấp phần mềm phát hành
và quản lý thẻ nội địa và quốc tế (TICMS).
Trung tâm Thẻ của OceanBank cũng xúc tiến việc gia nhập vào các tổ chức chuyển
mạch trong nước như BANKNET, SMARTLINKS và các tổ chức thể quốc tế như VISA,
MASTER. Trung tâm Thẻ cũng đang tiếp tục tìm kiếm các vị trí thuận lợi để đặt máy ATM và
chuẩn bị một chiến dịch marketing phát hành thẻ nội địa mạnh mẽ.
b) Hoạt động Nhân sự và Đào tạo
OceanBank luôn luôn quan tâm đến hoạt động nhân sự và đào tạo, vì con người là nhân
tố quan trọng nhất quyết định thành công của ngân hàng. Với môi trường làm việc thân thiện và
chuyên nghiệp OceanBank ngày càng thu hút được nhiều nhân lực có chất lượng vào đội ngũ
cán bộ nhân viên của mình.
Tính đến cuối năm 2008, tổng số nhân viên của OceanBank lên tới 600 người và
OceanBank vẫn đang tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho các chi nhánh và phòng giao dịch chuẩn
bị thành lập. Các nhân viên được tiếp nhận vào làm việc tại OceanBank đều qua quá trình thi
tuyển, phỏng vấn kỹ càng, trình độ đầu vào đảm bảo, ý thức được yêu cầu của công việc và
mong muốn được cùng phát triển với OceanBank. Số lượng cán bộ nhân viên có kinh nghiệm
thực tế và đã được đào tạo quyết định đầu quân cho OceanBank ngày càng đông.
c) Hoạt động phát triển mạng lưới
Hệ thống kinh doanh OceanBank có bước phát triển lớn trong năm 2008. Với chủ trương

mở rộng mạng lưới hoạt động để cung cấp dịch vụ tốt hơn, trong năm 2008, OceanBank đã khai
trương thêm 2 chi nhánh tại Quảng Ninh và Hải Dương. Ngoài ra, OceanBank còn khai trương
hàng loạt các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh. Tính đến cuối năm, OceanBank đã có
57 chi nhánh và phòng giao dịch ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
OceanBank cũng đang tích cực sửa chữa, trang bị cơ sở vật chất và đào tạo nhân sự,
đồng thời chuẩn bị hồ sơ trình Ngân hàng Nhà nước cho phép mở rộng thêm mạng lưới các Chi
nhánh và PGD trên toàn hệ thống.
d) Hoạt động hiện đại hóa ngân hàng
Năm 2008, OceanBank đã đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu hiện đại và hoàn chỉnh, hệ
thống mạng kết nối gần 60 điểm trên toàn quốc. Đặc biệt triển khai thành công ứng dụng ngân
hàng lõi Core-Banking do đối tác Oracle cung cấp. Nhờ nền tảng này OceanBank có thể tăng
tốc độ xử lý các giao dịch, công tác quản lý tài chính và quản trị rủi ro được nâng cao, đưa ra
các sản phẩm, dịch vụ mới một cách thuận tiện và đồng bộ.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 24


Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank ) – PGD Trần Hưng Đạo

1.2.4.4.

Quy mô hoạt động và kết quả kinh doanh

Sau 15 năm hình thành và phát triển, OceanBank đã có những bước phát triển ấn tượng.
Từ một ngân hàng nông thôn với vốn điều lệ 300 triệu đồng vào năm 1993, năm 2004
OceanBank bắt đầu bước phát triển với lộ trình tăng lên 5,1 tỷ rồi 8,8 tỷ đồng. Đặc biệt năm
2006 vốn điều lệ của OceanBank tăng nhanh chóng qua các mốc 71 tỷ; 111 tỷ; 170 tỷ đồng.
Năm 2007, năm đầu tiên chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng nông thôn lên

Ngân hàng đô thị, OceanBank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, gấp 5,9
lần năm 2006. Đầu năm 2009, OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn
điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2010 vốn điều lệ lên tới 3.500 tỷ đồng.
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng mạng lưới kinh doanh, OceanBank
đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục thể hiện ở các chỉ tiêu về
tổng tài sản và lợi nhuận. Tổng tài sản của OJB tính đến cuối năm 2009 đạt 13.680 tỷ đồng, gấp
gần 14 lần năm 2008 và vượt gần 37% kế hoạch. Năm 2010, mặc dù được coi là năm khó khăn
đối với hoạt động ngân hàng, OceanBank vẫn đảm bảo các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn
vốn huy động, dư nợ, thu nhập... Tính riêng tổng tài sản đạt 55.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của OceanBank năm 2009 đạt 135 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so
với năm 2008.
Năm 2010 do phải đối mặt với khó khăn thanh khoản, lãi suất huy động cao trong phần
lớn thời gian của năm cộng với tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, lợi nhuận của các ngân hàng bị
ảnh hưởng nặng nề. Nhiều thành viên buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận
đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an
toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu.
Tính tới cuối năm 2010, lợi nhuận trước thuế của OceanBank là 62 tỷ đồng, bằng 45,9%
so với năm 2009 và đạt 121,5 % so với kế hoạch đã điều chỉnh.
1.3. GIỜI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN HƯNG ĐẠO
1.3.1. Lý do thành lập
Với mục tiêu trở thành một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam,
OceanBank đã và đang tích cực phát triển mạng lưới hoạt động trên cả nước nói chung và tại địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng phạm vi
tiếp cận khách hàng.

SVTH: Lê Thị Minh Thư

Trang 25



×