Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Sự biến đổi kinh tế xã hội của các nước đông nam á lục địa (cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX) dưới tác động của thực dân phương tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.66 KB, 78 trang )

Khoỏ lun tt nghip

trờng đại học Vinh
khoa lịch sử

----------***----------

khoá luận tốt nghiệp đại học

sự biến đổi kinh tế xã hội của các n ớc
đông nam á lục địa (cuối thế kỷ
xix, đầu thế kỷ xx)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Giáo viênhớng dẫn : th.s bùi văn hào
Sinh viên thực hiện
Lớp

: nguyễn Thị Hiên
: 43E2 Lịch sử

Vinh, 05/2007

Lời cảm ơn

Nguyn Th Hiờn

43E 2- S


Khoỏ lun tt nghip



Để hoàn thành đề tài này, tôi xin trân trọng
cảm ơn Thạc sỹ Bùi Văn Hào, ng ời đã trực tiếp h ớng dẫn tôi tận tình chu đáo kể từ khi tôi nhận đề
tài cho đến khi hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa
Lịch sử, tổ Lịch sử thế giới đã tạo điều kiện và thời
gian giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
này.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn t liệu và khả
năng nghiên cứu của bản thân nên khoá luận này
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự
chỉ dẫn và góp ý xây dựng của quý Thầy, Cô, bạn
bè để đề tài đợc hoàn chỉnh hơn.
Vinh, tháng 5 năm 2007
Sinh viên:
Nguyễn Thị Hiên.

Nguyn Th Hiờn

43E 2- S


Khoá luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sau một thời gian dài dọn đường, đến thế kỷ XIX các nước phương Tâydo nhu cầu thị trường và nguyên liệu - đã đồng loạt tiến hành xâm lược các
nước Á, Phi, Mỹ La Tinh trong đó có các nước Đông Nam Á nói chung,
Đông Nam Á lục địa nói riêng. Cho đến cuối thế kỷ XIX, về cơ bản chúng đã
hoàn thành xong quá trình xâm lược vào các nước này: Ba nước Đông Dương

trở thành thuộc địa của Pháp, Mianma thành thuộc địa của Anh, riêng Thái
Lan- nhờ chính sách ngoại giao “ngọn cây tre” nên vẫn giữ được độc lập dù
nền độc lập ấy chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược, các nước phương Tây đã nhanh
chóng thiết lập nên bộ máy cai trị và tiến hành các hoạt động nhằm khai thác
bóc lột các nước thuộc địa và phụ thuộc. Dưới ảnh hưởng đó của chủ nghĩa
thực dân, tình hình kinh tế- xã hội các nước Đông Nam Á nói chung, Đông
Nam Á lục địa nói riêng đã có sự vận động và biến đổi sâu sắc. Đó là sự
chuyển biến theo xu hướng mới của các thành tố cũ trong xã hội phong kiến
cổ truyền cũng như sự ra đời, phát triển của hàng loạt các nhân tố mới theo
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, quá trình thực dân hoá của thực dân phương
Tây ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trước đây luôn được nhìn nhận, đánh
giá dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó đi đến những kết luận khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau. Trong khi các sử gia tư sản phương Tây cho rằng
quá trình thực dân hoá ở Đông Nam Á nói riêng, phương Đông nói chung là
quá trình “khai hoá văn minh” thì các sử gia Đông Nam Á trong đó có Việt
Nam lại cho rằng quá trình đó đã để lại những hậu quả nặng nề cho các nước
thuộc địa và phụ thuộc.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình biến đổi kinh tế- xã hội
của các nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng (cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) dưới ảnh hưởng của thực dân phương Tây cũng
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

như việc đánh giá một cách khách quan, khoa học những tác động của quá

trình thực dân hoá đối với các nước Đông Nam Á trong thời gian kể trên giúp
chúng ta có một cách nhìn khách quan, toàn diện cả về mặt tích cực lẫn hạn
chế của quá trình thực dân hoá đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc trước
đây ở khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới.
Mặt khác, việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề trên còn giúp cho chúng ta có
cách đánh giá cũng như nhận thức đúng đắn hơn về quá trình hội nhập theo
xu thế “hoà nhập chứ không hoà tan” của nước ta nói riêng và các nước Đông
Nam Á nói chung trong giai đoạn hiện nay.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Liên quan đến nội dung của đề tài, từ trước đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước đề cập đến. Vì điều kiện ngoại
ngữ còn hạn chế, chúng tôi chưa có dịp tiếp cận hết các công trình nghiên cứu
ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài. Trên cơ sở những tài liệu đã
được dịch thuật cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả trong
nước và các tài liệu, bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, chúng tôi
cố gắng giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Trong số các công trình nghiên cứu đã được dịch thuật, đáng chú ý nhất
là công trình nghiên cứu của D.G.E.Hall: “Lịch sử Đông Nam Á” [2]. Trong
công trình này tác giả đã đề cập đến lịch sử của các nước Đông Nam Á từ thời
cổ đại đến thế kỷ XX trên nhiều phương diện khác nhau. Đặc biệt, tác giả có
đề cập tới quá trình xâm nhập, xâm lược của thực dân phương Tây vào các
nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng cũng như sự
chuyển biến tình hình kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ảnh
hưởng của chính sách cai trị và bóc lột của thực dân phương Tây.
Trong số các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam, đáng chú ý
nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh: “Lịch sử
các nước Đông Nam Á” [1]. Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp mới nhất
về lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, vì vậy đã cập nhật được những tư liệu
mới cũng như những ý kiến đánh giá về lịch sử Đông Nam Á qua các thời kì
Nguyễn Thị Hiên


43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

lịch sử. Trong đó, công trình này có nêu những ý kiến đánh giá mới về ảnh
hưởng của quá trình thực dân hoá ở các nước Đông Nam Á nói chung, Đông
Nam Á lục địa nói riêng trong thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Bên cạnh đó, các tài liệu chuyên khảo về lịch sử các nước như: “Lịch sử
Lào” [10], “lịch sử Mianma” [16], “lịch sử Campuchia” [15], “lịch sử Vương
quốc Thái Lan” [14] và các công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời
cận đại cũng đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến nội dung của đề
tài.
Ngoài ra, vấn đề trên còn được đề cập đến trong một số bài viết đăng
trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí lịch sử, tạp chí nghiên cứu Đông
Nam Á và trên một số bài báo.
Từ thực tế tình hình nghiên cứu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề:
“Sự biến đổi kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á lục địa (cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX) dưới tác động của thực dân phương Tây” làm đề tài
nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Về không gian: Các nước Đông Nam Á lục địa (tức là các nước nằm
trên bán đảo Trung Ấn).
Về thời gian: Sự biến đổi kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á lục
địa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công việc
nghiên cứu, luận văn đã đề cập đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX.
Về nội dung: Kinh tế- xã hội là một khái niệm rộng, phức tạp bao gồm
nhiều bộ phận, nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, luận
văn chỉ đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất là cơ cấu ngành kinh tế và

cơ cấu giai cấp chứ chưa có điều kiện trình bày tất cả các lĩnh vực trong đời
sống kinh tế- xã hội.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Về đặc trưng của khoa học lịch sử, chúng tôi chỉ chủ yếu sử dụng 2
phương pháp: Phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử để giải quyết những
vấn đề mà đề tài đặt ra. Ngoài ra, trong quá trình xử lý tư liệu, một số phương
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

pháp khác như đối chiếu, so sánh, thống kê v.v… cũng được sử dụng để hỗ
trợ cho các phương pháp nêu trên.
V. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài này bao gồm ba
chương.
Chương 1: Quá trình xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân
phương Tây vào các nước Đông Nam Á lục địa (từ thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XIX).
Chương 2: Sự biến đổi kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á lục địa
(cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) dưới tác động của chủ nghĩa thực dân
phương Tây.
Chương 3: Một số nhận xét về quá trình thực dân hoá ở các nước Đông
Nam Á lục địa (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX).

Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử



Khoá luận tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP VÀ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN
PHƯƠNG TÂY VÀO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA( từ thế kỷ
XVI đến cuối thế kỷ XIX )
1.1.khái quát tình hình các nước Đông Nam Á lục địa trước khi thực
dân phương Tây xâm nhập( trước thế kỷ XVI )
1.1.1 Tình hình kinh tế.
Do tài liệu viết về các nước Đông Nam Á nói chung và các nước Đông
Nam Á lục địa nói riêng trước thế kỷ XVI còn quá ít cho nên chúng ta khó có
thể hình dung được một bức tranh toàn diện về nền kinh tế cổ của vùng này.
Tuy nhiên, gần đây người ta dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đặc biệt
là những bằng chứng do khảo cổ học đem lại mà chúng ta có thể khẳng định
rằng trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào các nước Đông
Nam Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á lục địa thì nền kinh tế của các
nước này chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, có sự tồn tại của nhiều nghề thủ
công truyền thống và bước đầu đã có sự giao lưu buôn bán giữa các vùng tuy
chưa đáng kể.
Biểu hiện của nền kinh tế nông nghiệp là phần lớn cư dân đều sống ở các
vùng nông thôn (chiếm 90% dân số) với hai phương thức canh tác chủ yếu là
du canh và định canh. Hình thức du canh được đặc trưng bởi thuật ngữ “đốn
cây và đốt rẫy”[2 , 340] được áp dụng trên các vùng cao của Đông Nam Á lục
địa. Cư dân ở những vùng này thường phát quang một mảnh rừng bằng cách
đốn cây và đốt rẫy để trồng các loại cây lương thực như ngô, khoai, lúa v.v..
đến khi năng suất và sản lượng của các loại cây lương thực đó không còn cho
kết quả cao nữa thì họ lại tự động chuyển sang một khu vực khác với phương

thức canh tác tương tự. Tất nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng đối với
các nhóm người có trình độ kinh tế- xã hội còn thấp kém. Còn hình thức định
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

canh lại được áp dụng đối với các dân tộc tiên tiến hơn, sống định cư ở các
lưu vực sông hay các châu thổ đã phát triển hệ thống thuỷ nông như lưu vực
sông Hồng ở Việt Nam, sông Iraoađi ở Mianma, sông Mênam ở Thái Lan,
ban đầu hình thức canh tác này đòi hỏi phải làm các công việc nặng nhọc như:
Phát quang các khu rừng rậm nhiệt đới, tiêu nước khỏi các đầm lầy v.v.. sau
đó, xây dựng nên các hệ thống thuỷ nông tưới tiêu nước ở các đồng bằng. Có
thể nói đây là hình thức nông nghiệp phát triển cao và nó thuộc về các dân tộc
văn minh nhất. Cây lương thực chủ yếu được trồng ở những vùng này là cây
lúa nước một “sản phẩm quan trọng nhất ở Đông Nam Á” [2,341], trong đó
những dân tộc nói tiếng Môn –Khơme là những người đi tiên phong trong
việc canh tác lúa nước ở châu thổ sông Hồng ở Bắc Kỳ (Việt Nam), ở Miến
Điện và Xiêm vai trò đó lại thuộc về người Môn chứ không phải là người
Miến và người Thái.
Để tiến hành tưới nước mỗi khi có hạn hán và tiêu nước mỗi khi có lũ lụt
thì những cư dân trên các đồng bằng châu thổ buộc phải xây dựng hệ thống
thuỷ nông. Điều này được thể hiện rõ nhất sau khi khai quật di tích lịch sử
Ăng Co (Campuchia), đó hoàn toàn không phải là một quần thể đô thị mà là
một tập hợp các công trình thuỷ lợi có khả năng tưới tiêu nước cho các vùng
lân cận. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của công tác trị thuỷ , thuỷ lợi
trong nền kinh tế nông nghiệp ở phương Đông nói chung và các nước Đông
Nam Á nói riêng, và đó cũng chính là một trong những lý do chính dẫn tới sự

xuất hiện rất sớm của các nhà nước sơ khai phương Đông cổ đại.
Ở các nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng
trước thế kỷ XVI đang còn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến
nên về danh nghĩa ruộng đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà Vua. Nhưng
trên thực tế thì trong các công xã nông thôn đã xuất hiện chế độ tư hữu về
ruộng đất. Ngoài những vùng đất thuộc sở hữu công hữu của công xã thì
người nông dân vẫn được chia một phần ruộng đất nhất định để canh tác với
phương thức bóc lột mang tính cổ điển là phát canh thu tô.

Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Ngoài lúa gạo là lương thực chủ yếu thì ở các nước Đông Nam Á nói
chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng vào lúc này còn trồng nhiều loại cây
trồng khác như: Bông, lạc, dầu, vừng (tập trung ở miền trung Miến Điện) và
các loại cây ăn quả như: chuối, đu đủ, xoài, dứa v.v.. đặc biệt ở các vùng cao
nguyên người ta còn trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như tiêu, chè,
đinh hương v. v.. Những sản phẩm đó trở thành các mặt hàng quan trọng
trong thương mại quốc tế.
Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu thì trong các làng mạc còn
tồn tại nhiều nghề thủ công truyền thống mang tính chất tự cấp tự túc. Ngoài
những nghề tiểu công nghiệp gia đình như xe sợi, dệt vải, làm gốm, làm nông
cụ v.v.. thì trong các cộng đồng làng xã vẫn còn có một số chuyên nghề nhất
định như nghề đào mỏ, thiếc, vàng, bạc; nghề tạc tượng thịnh hành ở các
nước theo đạo Phật như Xiêm, Mianma v.v.. Ở những vùng phát triển về giao
thông đường thuỷ, đặc biệt là những vùng ven biển như ở miền Nam Vương

quốc Xiêm, ở Đại Việt còn phát triển nghề đóng tàu thuyền. Tuy nhiên những
nghề thủ công nghiệp này luôn luôn gắn chặt với nông nghiệp.
Trước khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây thì ở các
nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng đã có sự giao
lưu buôn bán giữa các vùng, các miền với nhau. Buôn bán được thực hiện trên
cơ sở hàng đổi hàng, còn ở các trung tâm quan trọng hơn thì họ sử dụng kim
loại làm tiền. Bên cạnh đó việc giao lưu buôn bán với các nước ngoài khu vực
cũng được thực hiện thông qua hệ thống giao thông đường biển. Do có vị trí
địa lý thuận lợi nên các nước Đông Nam Á nói chung và Đông Nam Á lục địa
nói riêng đã trở thành khu vực trung chuyển về thương mại, là nơi gặp gỡ
giữa các nhà buôn từ phương Đông đến và từ phương Tây sang. Do đó các hải
cảng chủ yếu ở vùng ven biển như Óc Eo của Phù Nam v.v.. “đã phát triển
quan hệ thương mại một cách rộng rãi” [2, 345]. Tuy nhiên, sự giao lưu buôn
bán đó lại bị chi phối bởi chế độ phong kiến mà trong đó quyền lực tối cao
thuộc về nhà Vua với tư tưởng chủ yếu là “trọng nông, ức thương”, coi nhẹ
thương nghiệp nên mặc dầu đã có sự giao lưu buôn bán ở các nước Đông
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng lúc đó nhưng không đáng
kể.
Có thể nói khác với các nước phương Tây thì các nước phương Đông nói
chung trong đó có các nước Đông Nam Á lục địa như ba nước Đông Dương,
Xiêm, Mianma do điều kiện tự nhiên- xã hội quy định nên từ thời cổ đại đã
tồn tại một nền kinh tế tự nhiên, khép kín trong các công xã nông thôn và do
các công xã nông thôn này tồn tại một cách lâu dài và dai dẳng nên tính chất

của nền kinh tế ấy cũng tồn tại một cách dai dẳng và lâu dài. Điều đó đã cản
trở sự nảy sinh và phát triển một nền kinh tế hàng hoá mang tính giao lưu
buôn bán rộng rãi. Do đó, vào trước thế kỷ XVI nếu như ở phương Tây chế
độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy tàn khủng hoảng nhường chỗ cho
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ phát triển
tương đối mạnh mẽ thì ở các nước phương Đông trong đó có các nước Đông
Nam Á lục địa nền kinh tế đang nằm trong tình trạng lạc hậu, què quặt, tự cấp
tự túc.
1.1.2. Tình hình chính trị, xã hội, văn hoá
Cũng như các nước phương Đông khác trước thế kỷ XVI các nước Đông
Nam Á lục địa đang nằm trong sự thống trị của chế độ phong kiến quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền cao độ (tuy nhiên, chế độ đó đang dần dần
bước vào giai đoạn suy tàn và khủng hoảng) với quyền lực tối cao tập trung
trong tay nhà Vua. Tuy nhiên, lúc bấy giờ ở các nước Đông Nam Á lục địa
tồn tại rất nhiều vương quốc lớn nhỏ khác nhau. Chẳng hạn như trên lãnh thổ
của Mianma ngày nay có các vương quốc của người Môn, người Miến, người
Pyu v.v.. trên lãnh thổ của Thái Lan, Lào tồn tại các vương quốc của người
Môn, người Thái; trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại các vương quốc của người
Việt, Người Chăm v.v.. Sau này các vương quốc đó qua quá trình đấu tranh
thôn tính lẫn nhau thì mới thống nhất lại thành các vùng lãnh thổ như ngày
nay.
Trong xã hội của các nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa
nói riêng lúc bấy giờ tồn tại ba giai cấp, tầng lớp chính. Giai cấp thống trị
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp


gồm nhà Vua, Quý tộc, tăng lữ, địa chủ có mọi đặc quyền, đặc lợi và bóc lột
các giai cấp khác trong xã hội. Dưới đó là giai cấp nông dân chiếm 90% dân
số cả nước và sống trong các công xã nông thôn. Đây là lực lượng chính làm
ra mọi của cải trong xã hội nhưng lại là giai cấp chịu sự áp bức nặng nề của
các thế lực phong kiến theo phương thức phát canh thu tô. Ngoài ra, giai cấp
này còn phải gánh vác nhiều loại thuế má khác nhau- vốn là nguồn thu nhập
quan trọng nhất của Quốc khố. Ngoài việc nộp thuế, họ còn phải lao dịch tạo
nên các công trình kiến trúc, thuỷ lợi cho Nhà nước và là lực lượng đông đảo
nhất trong quân đội. Một tầng lớp khác bị bóc lột nặng nề nữa là nô lệ. Tầng
lớp này ở các nước phương Đông nói chung, các nước Đông Nam Á lục địa
nói riêng chiếm vị trí khá khiêm tốn trong xã hội. Nô lệ phần lớn được sử
dụng vào các công việc phi sản xuất như hầu hạ trong các gia đình giàu có,
trong cung vua. Một bộ phận được sử dụng trong các xưởng thủ công, các
công trình kiến trúc còn trong nông nghiệp nếu có tham gia thì chỉ là nghề
phụ, bởi lẽ toàn bộ ruộng đất trong nước đã được giao vào tay nông dân và
công việc đồng ruộng đã có các gia đình nông dân đảm nhiệm.
Nói chung, trong xã hội của các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ quan hệ
sản xuất chủ yếu là giữa giai cấp địa chủ với nông dân. Đây cũng là mâu
thuẫn cơ bản trong xã hội. Những mâu thuẫn ngày càng bộc lộ một cách gay
gắt và nó là một trong những nhân tố làm cho các vương triều phong kiến suy
yếu, khủng hoảng. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để các nước phương Tây
xâm nhập và sau đó là xâm lược các quốc gia Đông Nam Á nói chung, Đông
Nam Á lục địa nói riêng. Tuy vậy, trong xã hội của các quốc gia đó lúc này
hầu như chưa có chuyển biến gì đáng kể về cơ cấu giai cấp vì trật tự giai cấp
của xã hội phong kiến vẫn đang được giữ nguyên, chưa xuất hiện hoặc lộ diện
những giai cấp , tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất mới như ở
phương Tây. Cho nên các cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của các
nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng thời kỳ này hầu
hết là để nhằm thay thế một vương triều cũ thành một vương triều mới.


Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Như vậy, cùng với tình hình kinh tế mang tính tự cấp, tự túc thì tình hình
chính trị- xã hội của các nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa
nói riêng lúc này cũng đang bước vào giai đoạn trì trệ khủng hoảng, do đó từ
thế kỷ XVI trở đi, khi các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào các nước
này thì nền kinh tế- xã hội mới dần dần có những chuyển động.
Về văn hoá: Do các nước Đông Nam Á nằm giữa hai trung tâm văn minh
lớn của nhân loại nên ngay từ thời cổ đại đã sớm chịu ảnh hưởng của văn hoá
Ấn Độ và văn hoá Trung Hoa trong đó ảnh hưởng đậm nét nhất là Phật giáo
và Nho giáo. Nếu như ở các nước Xiêm, Mianma v.v… Phật giáo đã ăn sâu
vào trong tiềm thức của mọi tầng lớp nhân dân thì ở Việt Nam Nho giáo trở
thành hệ tư tưởng chính thống, là công cụ để bảo vệ chế độ phong kiến và duy
trì trật tự xã hội.
1.2. Quá trình xâm nhập và xâm lược của thực dân phương Tây vào các
nước Đông Nam Á lục địa ( từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX ).
1.2.1 Khái quát chung.
Ngày nay chúng ta rất khó xác định được sự có mặt đầu tiền của người
Châu Âu ở Đông Nam Á nói chung và Đông Nam Á lục địa nói riêng là vào
khoảng thời gian nào? Tuy nhiên, theo một số tài liệu hiện còn lưu giữ được
thì người Châu Âu đầu tiên có mặt ở Đông Nam Á là người Ý tên là Mác-cô
Pô-lô (MarcoPolo), ông ta đã đặt chân đến nhiều vùng đất ở Đông Nam Á,
đặc biệt là các vùng đất thuộc Đông Nam Á lục địa như Miến Điện, Lào, Đại
Việt, Chăm pa v.v.. vào cuối thế kỷ XIII. Sau đó, với mục đích truyền bá đạo
Cơ Đốc, một số linh mục Châu Âu đã đặt chân đến vùng đất này. Tiếp đó vào

các thế kỷ XIV, XV các thương nhân Châu Âu lần lượt vượt biển sang các
nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là
các vương quốc trên lãnh thổ Mianma ngày nay. Và cho đến đầu thế kỷ thứ
XVI các thương nhân người Bồ Đào Nha đã lập thương điếm để giao lưu
buôn bán với các vùng ở Đông Nam Á.
Nhưng từ cuối thể kỷ thứ XVI trở đi khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã
suy yếu thì cũng là lúc trung tâm kinh tế Tây Âu chuyển từ khu vực Địa
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Trung Hải xuống vùng ven bờ Đại Tây Dương thì ưu thế đã thuộc về Hà Lan,
tiếp sau đó là thực dân Anh. Cả hai nước này đã thành lập “Công ty Đông
Ấn” của riêng nước mình và bắt đầu chinh phục các nước Đông Nam Á
.Trong đó thực dân Anh sau khi chiến thắng Ấn Độ đã độc chiếm luôn cả
Mianma và thao túng vương quốc Xiêm. Và sau thực dân Anh thì thực dân
Pháp cũng phải cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để độc
chiếm Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX.
Như vậy, có thể nói rằng đến đầu thế kỷ XX các nước thực dân phương
Tây đã hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á nói chung, Đông
Nam Á lục địa nói riêng.
1.2.2 Quá trình xâm nhập và xâm lược của thực dân Pháp vào ba nước
Đông Dương.
- Đối với Việt Nam.
Để dọn đường cho việc xâm lược nước ta vào giữa thế kỷ XIX thì ngay
từ các thế kỷ XVI, XVII, XVIII các giáo sỹ phương Tây đã đến Đại Việt để
truyền bá đạo Thiên Chúa trong đó nổi bật là hoạt động sôi nổi của một giáo

sỹ người Pháp tên là A-lếch-xăng-đơ-rốt (Alexan de Rhôdes). Ngoài việc
truyền đạo và hoạt động thương mại thì các giáo sỹ đã bí mật thăm dò tình
hình để chuẩn bị cho một cuộc xâm lược nước ta trên quy mô lớn.
Và vào giữa thế kỷ XIX, trong khi triều đình nhà Nguyễn lâm vào tình
trạng khủng hoảng suy vong trầm trọng thì thực dân Pháp đã nổ súng xâm
lược nước ta tại Đà Nẵng (01/9/1858). Sau một thời gian dậm chân tại chỗ,
thực dân Pháp kéo toàn bộ vào Gia Định và chật vật mãi chúng mới giành
được thắng lợi. Ngày 05/6/1862 trong lúc khí thế chống Pháp của nhân dân
miền Nam đang lên mạnh thì triều đình Huế đã ký với Pháp “Hiệp ước Nhâm
Tuất” với nội dung chủ yếu là triều đình phong kiến phải cắt ba tỉnh miền
Đông cho Pháp (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà), mở rộng các cửa biển Ba
Lạt, Đà Nẵng, Quảng Yên cho tàu bè Pháp tự do thông thương; nộp món tiền
bồi thường chiến phí là 20 triệu quan (280 vạn lạng bạc). Sau khi chiếm xong
ba tỉnh miền Đông, lợi dụng tính chất “hai mặt” của triều đình Huế, thực dân
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Pháp lại tiến hành các hoạt động cần thiết để chiếm nối ba tỉnh miền Tây và
ngày 20/6/1867 kinh lược sứ miền Tây Phan Thanh Giản và Trấn thủ Vĩnh
Long Trương Văn Uyển đã phải đồng ý cắt ba tỉnh miền Tây cho Pháp (Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên).
Như vậy đến tháng 6/1867, “Nam Kỳ Lục Tỉnh” đã rơi vào tay Pháp,
chúng nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị ở đây để làm bàn đạp tấn công
chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Vào cuối năm 1873 đầu năm 1874, thực dân Pháp từ Nam Kỳ kéo quân
ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, trước sự kháng cự quyết liệt của nhân

dân, thực dân Pháp đã phải chịu thất bại thảm hại, nhất là trận Cầu Giấy lần
thứ nhất (04/12/1874). Tuy nhiên, do sự nhu nhược của triều đình Huế thực
dân Pháp đã chuyển bại thành thắng bằng việc ký kết Hiệp ước với triều đình
Huế vào ngày 13/3/1974. Với Hiệp ước này triều đình Huế đã phải thừa nhận
chủ quyền của Pháp trên tất cả 6 tỉnh Nam Kỳ; công nhận quyền đi lại, buôn
bán, kiểm soát và điều tra tình hình của chúng ở Việt Nam. Hiệp ước này là
một thắng lợi quan trọng của thực dân Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tiến hành chiếm trọn lãnh thổ nước ta.
Mười năm sau vào năm 1882-1884, thực dân Pháp lại kéo quân ra Bắc
Kỳ lần thứ hai, cũng như lần trước quân giặc cũng vấp phải sự kháng cự
mạnh mẽ của nhân dân ta và chúng phải chịu sự thất bại cay đắng tại trận Cầu
Giấy lần hai (19/5/1883). Tuy nhiên, khác với lần trước, lần này thực dân
Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi nên chúng quyết tâm chiếm bằng được Bắc
Kỳ và kéo quân vào Thuận An uy hiếp kinh thành Huế. Triều đình vô cùng lo
sợ và đã cử Nguyễn Văn Trường đi ký hiệp ước với Cao uỷ Pháp là Hác
Măng (Harmand) gọi là “Hiệp ước Hác Măng” (25/7/1883). Với hiệp ước này
Việt Nam “ đã mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã
chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc chính trị,
kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm ” [8, 55]. Ngày 06/6/1884
Hiệp ước Patơnốt (Pate notre) lại được ký kết giữa Pháp và Việt Nam để
khẳng định tiếp sự cai trị của thực dân Pháp lên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Như vậy, với hai điều ước Hác Măng (1883) và Patơnốt (1884) thực dân
Pháp đã hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam.

- Đối với Campuchia.
Sau một thời kỳ phát triển cực thịnh dưới thời Ăng Co (thế kỷ IX-XV),
từ thế kỷ XVI trở đi Vương quốc Campuchia trước vào giai đoạn suy tàn. Ở
đây còn tồn tại chế độ phong kiến nhưng tính tập trung lại không cao. Về
danh nghĩa quyền lực tối thượng thuộc về nhà Vua nhưng trên thực tế quyền
lực đó lại phân chia thành ba nhánh với ba Vương phủ.
Vương phủ của Phó vương quản lý 7 tỉnh.
Vương phủ của Thái tử quản lý 5 tỉnh.
Vương phủ của Hoàng Thái Hậu quản lý 3 tỉnh.
Cũng vào thời kỳ này các nước Phương Tây đã bắt đầu xâm nhập vào
Campuchia, đi đầu là người Bồ Đào Nha, sau đó là người Tây Ban Nha và
người Hà Lan nhưng sự thâm nhập đó đều bị thất bại.
Sang thế kỷ XVII, người Pháp đã bắt đầu có mặt ở Vương quốc này mà
những người đầu tiên là các cha cố với mục đích là truyền đạo nhưng trên
thực tế họ trở thành cố vấn cho các đạo quân, các cơ quan và các nhà chính trị
thực dân. Sau một thời kỳ dọn đường thông qua việc truyền đạo, buôn bán và
ngoại giao vào tháng 4/1863 tức là sau khi hoàn thành việc xâm lược ba tỉnh
miền Đông Nam Bộ (Việt Nam), thực dân Pháp đã đưa quân ngược dòng
sông Mê Kông tiến vào Tudon. Mặc dù vương triều Xiêm tìm cách ngăn cản
nhưng đại diện của Pháp đã gặp Nôrôđôm và ký một bản Hiệp ước bảo hộ
vào 11/8/1863. Theo Hiệp ước này thì Pháp nhận bảo hộ Campuchia; Hoàng
đế Pháp cử Khâm sứ bên cạnh nhà Vua Campuchia; mọi việc ký kết và giao
tiếp của Campuchia với các nước phải được Pháp đồng ý; người Pháp được
quyền lãnh sự tài phán, được tự do cư trú, buôn bán đi lại, truyền đạo v.v.. ở
Campuchia. Đổi lại Pháp phải cam kết giúp Campuchia chống ngoại xâm và
nội phản; công nhận Nôrôđôm là Vua, là Quốc vương v.v..
Tuy nhiên, bản Hiệp ước này không những đã gây phản ứng đối với nhân
dân Campuchia mà còn gây nên nỗi bất bình gay gắt đối với triều đình Xiêm.
Nguyễn Thị Hiên


43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Và dưới áp lực của Xiêm Nôrôđôm đã phải ký một bản Hiệp ước bảo hộ với
Xiêm. Nhưng Pháp lại kịch liệt phản đối Hiệp ước này và đe doạ sẽ dùng lực
lượng để tấn công Campuchia. Trước tình hình đó Xiêm đã phải chấp nhận
xuống thang bằng việc ký “Hiệp ước Pháp- Xiêm” tại Băng Kốc vào năm
1867. Với Hiệp ước này thực dân Pháp đã gạt được Xiêm ra khỏi Campuchia.
Sau sự kiện đó thực dân Pháp lại buộc Nôrôđôm ký thêm Hiệp ước
17/6/1884. “ Hiệp ước này hầu như đã tước bỏ hoàn toàn quyền lực của nhà
Vua nước Campuchia và đem lại cho thực dân Pháp quyền cai trị thực sự đất
nước này ” [ 13, 433]. Campuchia đã chính thức trở thành thuộc địa của Pháp.
- Đối với Lào.
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, vương quốc Lan Xang bị chia
thành ba tiểu quốc: Viêng Chăn, Luông pha băng, và Chăm pa xắc và cả ba
tiểu quốc này đều rơi vào ách thống trị của vương quốc Xiêm (từ cuối thế kỷ
XVIII, đầu thế kỷ XIX).
Vào năm 1860 người Pháp đầu tiên đã đặt chân đến nước Lào với tư
cách là một nhà nghiên cứu lịch sử, tự nhiên. Đến năm 1866 Pháp đã cử hai
phái thuyền ngược dòng sông Mê Kông lên Viêng Chăn và Luông pha băng.
Tiếp đó vào năm 1875-1877 một đoàn “thám hiểm khoa học” đã tiến hành
thăm dò các vùng đất ở Lào. Cùng đi với các đoàn thám hiểm đó là hàng chục
các giáo sỹ được phái sang đất nước này để truyền đạo và thăm dò tình hình.
Năm 1886 sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam Pháp mới chính
thức huy động quân đội tiến vào đất Lào.
Cũng từ thời gian này, đặc biệt đầu những năm 90 của thế kỷ XIX, quan
hệ giữa Pháp và Xiêm đã trở nên rất căng thẳng, nhiều cuộc xung đột của hai
nước này đã nổ ra trên đất Lào nhưng do không được Anh ủng hộ nên cuối

cùng Xiêm đã phải nhượng bộ và ký hoà ước với Pháp vào ngày 31/10/1893.
Theo Hiệp ước này thì hai bến lấy sông Mê Kông làm ranh giới: Phía
Tây thuộc quyền quản lý của Xiêm, phía Đông thuộc quyền quản lý của Pháp.
Với Hiệp ước này chế độ cai trị của Pháp được chính thức thiết lập ở Lào.

Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

1.2.3.Quá trình xâm nhập, xâm lược của thực dân phương Tây và sự độc
chiếm của Anh đối với Mianma.
Các thương nhận châu Âu đã đến Mianma từ rất sớm, nhất là các thương
nhân người Ý, người Nga nhưng mở đầu cho quá trình xâm nhập vào Mianma
chính là người Bồ Đào Nha. Sau Bồ Đào Nha là người Hà Lan nhưng đóng
vai trò chính trong việc tranh chấp thuộc địa này là người Anh và người Pháp.
Cuối cùng với ưu thế về mặt kinh tế, quân sự, hậu phương Anh đã gạt bỏ
được những ảnh hưởng của Pháp để độc chiếm Mianma. Và quá trình độc
chiếm Mianma của Anh cũng phải thông qua ba cuộc chiến tranh.
Cuộc chiến lần thứ nhất diễn ra từ năm 1824 đến năm 1826: Đến đầu thế
kỷ thứ XIX quan hệ giữa Anh và Mianma đã trở nên căng thẳng mà nguyên
nhân là do sự xung đột giữa lính biên phòng Anh và Mianma. Lấy lý do đó
tháng 3/1824 Anh tuyên chiến với Mianma bằng một cuộc tấn công quy mô
lớn vào vùng Hạ Miến. Về cơ bản Anh đã làm chủ được khu vực này. Cho
đến năm 1826, hai bên đã ký hiệp ước ở Iandabô. Theo Hiệp ước này Mianma
phải cắt cho Anh hai tỉnh giàu có là Aracan và Tênátxêrim ở miền duyên hải
phía Nam. Mianma phải bồi thường cho Anh một triệu bảng chiến phí.
Mặc dù giành thắng lợi nhưng Anh cũng phải trả giá đắt cho cuộc chiến

này với những chi phí vật chất khổng lồ và hơn 15 nghìn quân đã bị tiêu diệt.
Cuộc chiến lần hai nổ ra trong hai năm 1852-1853: Nguyên cớ dẫn đến
cuộc chiến này là vụ Thống Đốc tỉnh Pêgu đã phạt hai thuyền trưởng của tàu
Anh 1000 Rubi về tội xâm phạm lãnh thổ Mianma. Người Anh lấy cớ này để
đòi Vua Miến phải bồi thường 1 triệu Rupi và cắt chức Tỉnh trưởng tỉnh này.
Thái độ ngang ngược ấy đã không được triều đình Miến chấp nhận nên Anh
đã gây chiến tranh lần thứ hai vào tháng 4/1852. Bằng lực lượng quân sự
hùng hậu Anh đã nhanh chóng chiếm Rănggun và Mataban và những vùng
đất còn lại của khu vực Hạ Miến để sau đó lập thành một tỉnh của xứ “Miến
Điện thuộc Anh” (British Burma).
Cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ ba diễn ra vào năm 1885: Sau khi làm
chủ được khu vực Hạ Miến, Anh bắt đầu tập trung sự chú ý vào vùng Thượng
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Miến. Đến năm 1867 đã ký một Hiệp ước bất bình đẳng với vua Miến cho
phép người Anh được tự do buôn bán ở khu vực Thượng Miến. Khu vực này
cũng đã gây sự chú ý đến các cường quốc tư bản khác như Pháp, Đức, Ý, Mỹ
nhưng khi thực dân Anh từng bước gây ảnh hưởng lên khu vực này thì vua
Miến đã muốn dựa vào Pháp để ngăn chặn sự xâm lược của Anh. Vì vậy đầu
năm 1885 Hiệp ước giữa Pháp và Mianma đã được ký kết. Theo Hiệp ước này
thì Pháp được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi ở khu vực thượng Miến: được
tự do buôn bán, hàng hoá của Pháp được quyền tối huệ quốc, người Pháp
được hưởng quyền lãnh sự tài phán. Ngoài ra vua Miến còn cho người Pháp
mở đường sắt, lập các đội thương thuyền trên sông Iraoađi, đầu tư vào các
lĩnh vực như ngân hàng, khai thác mỏ v.v.. Và đổi lại Pháp thừa nhận

Mianma là nước trung lập nằm dưới sự bảo hộ của Pháp.
Chính Hiệp ước này đã làm cho thực dân Anh lo sợ vì nếu như kế hoạch
trên được thực hiện thì chắc chắn Thượng Miến sẽ rơi vào tay Pháp, do đó
nhân khi Pháp đang vướng bận vào vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương và
Mađagaxca thì Anh quyết định hành động ngay. Vào ngày 30/10/1885, sứ
thần Anh đã chuyển tối hậu thư cho triều đình Mianma nhưng triều đình
không chấp nhận. Vì vậy ngày 14/11/1885 Anh đã huy động lực lượng quân
đội hùng hậu tấn công vào vùng Thượng Miến. Vua Mianma là Tibao đã phải
đầu hàng và bị đày sang Cancútta. Ngày 01/1/1886 phó vương Anh ở Ấn Độ
tuyên bố sát nhập Mianma vào Ấn Độ. Như vậy từ đây Mianma đã trở thành
một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
Trải qua 60 năm thông qua 3 cuộc chiến tranh thực dân Anh đã hoàn
thành xâm lược Mianma và biến nước này thành thuộc địa của mình.
2.1.4. Quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào vương quốc
Xiêm.
Sự xâm nhập của thực dân phương Tây vào vương quốc Xiêm có thể
chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII: Năm 1596
thực dân Hà Lan đã đặt chân đến vương quốc Xiêm và ngay lập tức Hà Lan
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

đã giành được quyền buôn bán ở vương quốc này. Đến năm 1610 hàng loạt
thương điếm của Hà Lan đã được xác lập trên đất Xiêm và giữa Xiêm và Hà
Lan đã ký một hiệp ước. Theo đó, Hà Lan sẽ giúp Xiêm trong việc xây dựng
và đóng tàu. Sau người Hà Lan, đến lượt người Anh cũng có mặt trên vùng

đất này. Năm 1612, sứ thần của Anh là Ađamđentơn đã đến Băng cốc và
người Anh cũng bắt đầu được phép buôn bán trên đất nước này. Từ đó đã nảy
sinh mâu thuẫn giữa Anh và Hà Lan, mâu thuẫn này được biểu hiện bằng sự
cạnh tranh giữa công ty Đông Ấn Anh và công ty Đông Ấn Hà với thắng lợi
thuộc về Hà Lan. Còn Xiêm để bảo vệ quyền lợi của mình đã tìm cách né
tránh sự lôi kéo của các nước. Chính trong điều kiện ấy vào năm 1628 người
Tây Ban Nha và năm 1630 người Bồ Đào Nha cũng bắt đầu xâm nhập vào
đây. Trong hoàn cảnh đó, Xiêm buộc phải cầu cứu Hà Lan và với sự giúp đỡ
của Hà Lan thì Xiêm đã giành được thắng lợi. Nhưng sau thắng lợi này Xiêm
lại bị phụ thuộc rất lớn vào Hà Lan và vì vậy chính quyền Xiêm bắt đầu lo
ngại. Từ đó có những phản ứng làm cho mâu thuẫn giữa Xiêm và Hà ngày
càng sâu sắc, và cuộc chiến tranh Xiêm- Hà đã nổ ra. Khi cuộc chiến tranh
này nổ ra thì quan hệ giữa Xiêm với Anh lại được khôi phục nhưng để giải
quyết tình hình thì bọn thực dân đã sẵn sàng bắt tay nhau nên Hà Lan và Anh
đã đi đến thoả thuận: Anh không cung cấp vũ khí cho Xiêm vì vậy buộc Xiêm
phải ký Hiệp ước với Hà Lan vào năm 1664. Đây được coi là Hiệp ước bất
bình đẳng đầu tiên mà Xiêm phải ký với các nước phương Tây. Và cũng bắt
đầu từ đây quá trình xâm lược của phương Tây vào Xiêm bước sang giai đoạn
mới.
Giai đoạn từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX: Sau thời kỳ “mở
cửa”, nhất là cho Anh và Hà Lan vào hoạt động buôn bán ở trong nước thì
vương triều Xiêm lại quay về chính sách “đóng cửa” và trong vòng khoảng
nửa thế kỷ do hầu hết các nước phương Tây đang trong quá trình tiến hành
cách mạng tư sản cho nên quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào
Xiêm cũng đã giảm dần. Nhưng kể từ khi các nước phương Tây chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì vấn đề thị trường trở nên vô cùng cấp thiết và
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử



Khoá luận tốt nghiệp

cũng giống như các nước ở Á, Phi, Mỹ la tinh, thực dân phương Tây gõ cửa
vương quốc Xiêm và buộc nước này từng bước “mở cửa” trở lại.
Việc “mở cửa” lần này của Xiêm được tiến hành từ từ và bắt đầu từ
Rama III nhưng phải từ Rama IV trở đi thì quá trình đó mới diễn ra một cách
mạnh mẽ. Sau khi lên ngôi Rama IV (Mông-Cút) đã xoá bỏ độc quyền về
xuất khẩu gạo và đường. Rồi trước sức ép của Anh, Xiêm đã ký với Anh một
Hiệp ước bất bình đẳng trong đó có những nội dung cơ bản như thương nhân
Anh được tự do buôn bán, người Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán
v.v..
Sau khi ký Hiệp ước với Anh, Xiêm lại ký một loạt các Hiệp ước tương
tự như vậy với các nước phương Tây khác như: Mỹ, Pháp, Đan Mạch, Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Đức v.v.. Và năm 1898 ký Hiệp ước với Nga.
Và như vậy trước sự đe doạ của thực dân phương Tây, với chính sách
ngoại giao “ngọn cây tre”, với việc ký kết một loạt các Hiệp ước bất bình
đẳng, vương triều Xiêm đã thực thi đường lối mở toang cánh cửa cho các
nước phương Tây tự do xâm nhập vào Xiêm.
Trong số các Hiệp ước nêu trên thì quan hệ giữa Pháp và Xiêm còn có
liên quan mật thiết đến vấn đề Campuchia và Lào. Bởi vì trước khi Pháp đặt
chân xâm lược Campuchia và Lào thì hai quốc gia này vốn phụ thuộc vào
vương quốc Xiêm. Do đó đã dẫn tới việc tranh chấp giữa Xiêm và Pháp về
vấn đề Campuchia và Lào. Vương triều Xiêm muốn dựa vào Anh để chống lại
Pháp nhưng giữa Anh và Pháp đã có sự thoả thuận ngầm. Cho nên, cuối cùng
Xiêm đã phải chấp nhận ký các Hiệp ước với Pháp nhằm giải quyết vấn đề
Campuchia và Lào. Còn thực dân Anh muốn tránh sự đụng độ với Pháp cho
nên đã chủ trương biến Xiêm thành nước đệm giữa hai hệ thống thuộc địa của
hai nước (Đông Dương thuộc Pháp và Mianma, bán đảo Mã Lai thuộc Anh).
Từ đó Hiệp ước Anh- Pháp ra đời vào tháng 1/1896. Và như vậy có thể thấy

rằng mặc dù bị cùng một lúc nhiều tên thực dân xâm lược nhưng do chủ
trương mở cửa và chấm nhận ký kết các Hiệp ước bất bình đẳng cho nên về
mặt lý thuyết Xiêm không bị một tên thực dân nào xâm lược. Do đó, nền độc
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

lập của Xiêm vẫn còn tồn tại mặc dù nền độc lập ấy chỉ tồn tại trên danh
nghĩa.
Trong chừng mực nhất định nào đó, chính sách mở cửa của Xiêm đã tạo
điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và đó cũng chính là cơ
sở để nước Xiêm tiến hành các cuộc cải cách: cải cách Rama IV (Mông Cút),
Rama V (Chulalongcon), Rama VI (Vatriravút).
Như vậy, từ thế kỷ thế XVI cho đến cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản
phương Tây đã từng bước tiến hành xâm nhập bằng nhiều con đường khác
nhau như buôn bán, truyền đạo v.v.. vào các nước Đông Nam Á nói chung và
các nước Đông Nam Á lục địa nói riêng để dọn đường cho các cuộc chiến
tranh xâm lược nhằm thôn tính các nước này: Thực dân Pháp xâm chiếm ba
nước Đông Dương, thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện biến nước này thành
một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, còn vương quốc Xiêm mặc dầu vẫn giữ được
nền độc lập của mình nhưng trên thực tế vẫn chịu sự chi phối của các nước
thực dân phương Tây, đặc biệt là hai nước Anh và Pháp. Sau khi thôn tính
xong các nước đó thực dân phương Tây nhanh chóng đặt ách cai trị và bóc lột
của mình để biến các nước này thành thị trường tiêu thụ và là nơi cung cấp
nguyên liệu cho chính quốc.
Nói tóm lại, cho đến cuối thế kỷ XIX, ba mươi năm đầu thế kỷ XX các
nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng đều trở thành

thuộc địa và phụ thuộc vào các nước thực dân phương Tây.
Đồng thời với quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương
Tây thì tình hình kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á nói chung, Đông
Nam Á lục địa nói riêng có nhiều chuyển biến đáng kể.
Trong lĩnh vực kinh tế đã xuất hiện những mầm mống của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Thị trường trong nước được mở rộng. Việc giao lưu
buôn bán giữa các vùng trong mỗi nước, giữa các nước trong khu vực cũng
như với các nước ngoài khu vực được tăng cường hơn, đặc biệt là sự giao lưu
buôn bán với các nước phương Tây. Hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước
này là lúa gạo, gỗ tếch, hồ tiêu và một số hương liệu khác. Nghề thủ công
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

cũng có một bước phát triển đáng kể, đặc biệt là ngành dệt vải v.v.. Trong các
nước như Miến Điện, Xiêm, Đại Việt đã xuất hiện một số công trường thủ
công như xưởng đóng tàu thuyền, khai thác mỏ (sắt, chì, đồng), sản xuất các
loại đồ dùng trong cung Vua v.v.. Tuy nhiên, những quan hệ sản xuất mới này
được nảy sinh nhưng lại chịu sự kìm hãm của các thể chế phong kiến nên nó
phát triển một cách hết sức chậm chạp và yếu ớt. Chính vì thế, cho đến trước
khi chủ nghĩa thực dân phương Tây đô hộ các nước Đông Nam Á nói chung,
Đông Nam Á lục địa nói riêng thì nền kinh tế của các nước này chủ yếu vẫn
là kinh tế nông nghiệp, mang tính chất tự nhiên và một số nghề thủ công nhỏ
bé, què quặt. Phải đợi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nền kinh tế của
các nước này mới thực sự chuyển biến đáng kể.
Trong lĩnh vực xã hội ít nhiều cũng có sự xáo trộn, chẳng hạn như sự
xuất hiện của các cộng đồng người Châu Âu đến sinh sống ở một số trung

tâm buôn bán quan trọng như kinh đô của các nước. Bên cạnh các giai cấp cũ
trong xã hội thì bắt đầu xuất hiện một số tầng lớp mới đại diện cho phương
thức sản xuất mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản v.v.. Tuy nhiên, sự biến
đổi đó chưa đáng kể vì trật tự giai cấp của xã hội phong kiến vẫn đang được
giữ nguyên như thời kỳ trước thế kỷ XVI, xã hội cũng được chia thành ba giai
cấp chính: quý tộc, nông dân và nô lệ. Tuy nhiên, điều mà chúng ta không thể
không đề cập tới là cùng với quá trình xâm nhập và xâm lược của phương Tây
thì chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục
địa nói riêng đã bước vào giai đoạn suy tàn và khủng hoảng trầm trọng. Mâu
thuẫn trong xã hội trở nên gay gắt, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống
chế độ phong kiến không ngừng diễn ra, đặc biệt là các phong trào khởi nghĩa
của nông dân ở Việt Nam vào thế kỷ XVIII. Đồng thời do chính sách bành
trướng và bá quyền khu vực của một số quốc gia nên đã xẩy ra nhiều cuộc
xung đột, thậm chí là các cuộc chiến tranh và chính những cuộc xung đột,
những cuộc chiến tranh này đều làm cho cả kẻ thắng lẫn người bại đều bị suy
kiệt cả về kinh tế, mất ổn định về mặt chính trị và vô hình chung các nước
này đã tự biến mình thành mồi ngon cho các nước phương Tây.
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Nhìn chung nền kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á lục địa kể từ
thế kỷ XVI cho đến cuối thế kỷ XIX ít nhiều có sự chuyển biến so với thời kỳ
trước. Tuy nhiên, sự chuyển biến ấy cũng chỉ là gợn sóng trên “ao nước tù
đọng” của chế độ phong kiến. Nền kinh tế thời kỳ này về cơ bản vẫn mang
nặng tính chất tự cấp tự túc, quan hệ xã hội cơ bản vẫn là địa chủ với nông
dân. Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi các nước phương Tây đặt

ách cai trị và bóc lột, tiến hành khai thác thuộc địa thì kinh tế- xã hội của các
nước Đông Nam Á nói chung, Đông Nam Á lục địa nói riêng mới thực sự có
nhiều chuyển biến quan trọng.

Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2 :
SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
LỤC ĐỊA ( CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX ) DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY.
Có thể nói đến cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông
Nam Á (trừ vương quốc Xiêm vẫn còn giữ được độc lập trên danh nghĩa) đều
bị bọn thực dân phương Tây biến thành thuộc địa, thuộc địa nửa phong kiến
hoặc là nước phụ thuộc. Sau đó, chúng nhanh chóng thi hành các chính sách
cai trị và bóc lột của mình.
2.1. Sự biến đổi kinh tế - xã hội của ba nước Đông Dương ( cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ).
2.1.1 Chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp.
Để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột thuộc
địa sau khi bình định xong Đông Dương, thực dân Pháp liền thiết lập một bộ
máy hành chính cai trị chặt chẽ của chúng trên vùng đất này.
Lúc đầu chúng tìm mọi cách chia rẽ đất nước và chia rẽ dân tộc của ba
nước Đông Dương hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị, nhưng về sau sự
chia rẽ đó lại gây nên tình trạng không thống nhất trong khâu quản lý. Do đó
buộc chúng phải quan tâm đến sự thống nhất của bộ máy thuộc địa toàn Đông

Dương. Chính vì điều đó nên ngày 17/10/1887 “Liên bang Đông Dương”
được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Năm đó chỉ mới bao gồm
Việt Nam và Campuchia. Cho mãi tới năm 1899, Lào mới được thiết lập vào
Liên bang Đông Dương. Theo đó Việt Nam bị chia cắt làm ba kỳ: Bắc Kỳ là
nửa bảo hộ, Trung Kỳ là đất bảo hộ và Nam Kỳ là đất thuộc địa. Lào và
Campuchia cũng là đất bảo hộ của Pháp. Tất cả năm xứ đó hợp thành Liên
bang Đông Dương. “ Với thủ đoạn này chúng nhằm xoá bỏ tên Việt Nam,
Campuchia, Lào trên bản đồ thế giới ” [ 8, 99].
Cùng với việc thành lập Liên bang Đông Dương, thực dân Pháp bắt đầu
thực hiện chế độ toàn quyền. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là một tên
Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


Khoá luận tốt nghiệp

toàn quyền người Pháp- thay mặt Chính phủ Pháp cai trị Đông Dương về mọi
mặt. Dưới toàn quyền là Thống đốc Nam Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ
Trung Kỳ, Lào, Campuchia.
Để thực hiện chính sách “chia để trị” thực dân Pháp chia ba nước Đông
Dương thành các vùng các xứ khác nhau.
Đối với Việt Nam chúng chia thành 3 kỳ với ba chế độ chính trị khác
nhau. Nam Kỳ là đất thuộc địa không phụ thuộc vào Nam Triều, đứng đầu là
Thống đốc người Pháp. Bắc Kỳ là đất “nửa bảo hộ” do Phủ Thống sứ đứng
đầu là viên Thống sứ quản lý. Riêng ở Trung Kỳ là đất bảo hộ vẫn do chính
quyền nhà Nguyễn cai trị về hình thức nhưng thực chất là do người Pháp chỉ
đạo. Vì vậy bộ máy cai trị này mang tính chất “song hành” hay “lưỡng thể”.
Đứng đầu Trung Kỳ là viên Khâm sứ người Pháp. Cũng như bộ máy cai trị
của Pháp ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, đứng đầu cấp tỉnh ở Trung Kỳ là một viên

Công sứ người Pháp. Toàn bộ hệ thống chính quyền dưới tỉnh là phủ, huyện,
châu (miền núi), xã trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều do người Việt quản lý,
tầng lớp này cấu kết với thực dân Pháp, làm tay sai cho chúng tiếp tục áp bức,
bóc lột nhân dân.
Đối với Lào, sau khi chiếm xong đất nước này vào năm 1893, thực dân
Pháp chia Lào thành hai khu vực: miền Thượng Lào gồm 6 tỉnh lấy Luông
Pha Băng làm thủ phủ; miền Hạ Lào gồm 7 tỉnh lấy Khổông làm thủ phủ. Để
nắm lấy từng tỉnh Pháp cử đến mỗi tỉnh một tên “uỷ viên Chính phủ” có
quyền hành lớn như Công sứ. Năm 1899 để dễ bề cai trị, chúng đã hợp nhất
hai miền thành một khu vực lấy Viêng Chăn làm thủ phủ. Cũng giống như ở
Việt Nam, bên cạnh Vua Lào còn có một vị Khâm sứ người Pháp quản lý về
hành chính và ngoại giao, ngôi Vua chỉ còn là hư vị. Cả nước chia thành 9
tỉnh, dưới tỉnh là các mường, dưới mường là tàxẻng, mỗi tàxẻng có nhiều bản.
Từ mường trở xuống là do người Lào trực tiếp quản lý.
Cũng giống như ở Việt Nam, Lào, bên cạnh vua Campuchia cũng là một
vị Khâm sứ người Pháp, bên cạnh các viên quan đứng đầu cấp Tỉnh là một

Nguyễn Thị Hiên

43E 2- Sử


×