Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Sử dụng các tình huống giả định để góp phần hình thành một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.33 KB, 53 trang )

Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Mục lục
Danh mục

Trang

Lời nói đầu

A

Phần mở đầu : Giới thiệu đề tài

1

B

Nội dung nghiên cứu

5

Chơng I : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

5

Chơng II: Thực trạng hành vi văn hoá trong học tập của học


21

sinh tiểu học và thực trạng việc vận dụng phơng pháp giáo
dục bằng tình huống giả định để góp phần hình thành một số
hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh ở giáo viên tiểu
học.
Chơng III : Thực nghiệm áp dụng một số tình huống giả

26

định để góp phần hình thành một số hành vi văn hoá trong
học tập cho học sinh tiểu học.

C

Kết luận chung và đề xuất s phạm.

35

D

Phụ lục nghiên cứu.

37

E

Tài liệu tham khảo.

50


1


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Những chữ viết tắt trong đề tài.
-------------------------

- HVVH : hành vi văn hoá.
- HSTH : học sinh Tiểu học.
- GVTH : giáo viên Tiểu học.
- HS

: học sinh.

- GV

: giáo viên

2


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp


Dung

Lời nói đầu
Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, chúng tôi tiến
hành làm đề tài với tính chất của một sinh viên tập làm nghiên
cứu khoa học, cho nên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ là Sử
dụng các tình huống giả định để góp phần hình thành một số
hành vi văn hóa trong học tập cho học sinh Tiểu học.
Trong quá trình thực hiện đề tài này đã gặp phải không ít
khó khăn, bằng sự nỗ lực của bản thân trong việc thu thập tài
liệu, tìm tòi suy nghĩ đặc biệt là với sự giúp đỡ tận tình chú đáo
của thầy giáo Chu Trọng Tuấn cùng các thầy, cô và các bạn sinh
viên khoa Giáo Dục Tiểu học đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc
hoàn thành đề tài này. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân
thành cảm ơn thầy giáo Chu Trọng Tuấn - Ngời đã trực tiếp hớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Giáo Dục Tiểu học trờng Đại học Vinh đã cho tôi những ý kiến đóng góp qúy báu.
Cảm ơn các cô giáo cũng nh các em học sinh trờng Tiểu học Lê
Mao - Thành phố Vinh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề
tài này.
Đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do đó tôi rất
mong nhận đợc những lời chỉ bảo nhận xét của thầy, cô giáo và
tất cả các bạn.
Tác giả

Vinh, tháng 5 năm 200

3



Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Phần Mở Đầu
I- Lý do chọn đề tài :

Nh chúng ta đã biết " trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai ", chính vì thế
mà ngay từ đầu bậc tiểu học chúng ta phải hình thành cho các em những cơ sở
ban đầu của một nhân cách phát triển toàn diện tạo điều kiện cho trẻ tiếp tục
học lên những bậc học trên. Đối với học sinh tiểu học những gì đã đợc hình
thành và định hình ở các em rồi thì rất khó thay đổi, khó cải tạo. Đặc điểm này
đòi hỏi sự chuẩn xác với tính khoa học và tính nhân văn cao của giáo dục ở nhà
trờng cũng nh của mỗi ngời giáo viên.
Có thể nói rằng giáo dục tiểu học đặt nền tảng và tiền đề để nâng cao dân
trí, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tốt, phù hợp và làm chủ cuộc sống
văn minh trong xã hội tơng lai của đất nớc. Đất nớc đang đi vào thời kỳ "Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá" đòi hỏi những chỉ tiêu của con ngời văn minh cần
phải đợc hình thành ngay từ lứa tuổi còn nhỏ đó là những hành vi văn hoá, nó
phản ánh những mối quan hệ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và chuẩn
mực xã hội của các em với những ngời xung quanh, với thế giới khách quan,
bao gồm TGXH và TGTN.
Trong thực tế xã hội hiện nay cho chúng ta thấy giao lu văn hoá ngày
càng mở rộng, nhịp sống xã hội diễn ra ngày càng nhanh, đòi hỏi con ngời ta
phải giao lu học hỏi, phải tiếp cận với môi trờng xung quanh. Nhng đối với học
sinh tiểu học nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức cảm tính và bằng trực
quan. Cho nên ngay từ đầu chúng ta phải hình thành ở các em những hành vi
văn hoa mà đặc biệt là những hành vi văn hoá trong học tập để tập ngay cho

các em một nếp sống văn hoá bắt đầu từ việc học. Chính vì thế vấn đề hình
thành hành vi văn hoá cho học sinh Tiểu học là điều đáng quan tâm.
Sử dụng tình huống giả định là phơng pháp giáo dục quan trọng nó có
thể áp dụng trong giờ học cũng nh ngoài giờ lên lớp nhằm tạo ra không khí
giáo dục sôi nổi, và hấp dẫn. Qua đó học sinh đợc lôi cuốn vào việc xử lý,
4


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

đánh giá và thực hành đúng các hành vi văn hoá. Lâu nay phơng pháp sử dụng
tình huống giả định này cha thực sự đợc coi trọng. Một số giáo viên có sử
dụng nhng rất ít. Bởi lẻ khi sử dụng giáo viên cha hiểu hết bản chất của tình
huống giả định cho nên việc đa ra tình huống cho học sinh xử lý còn kém. Vì
thế, kết quả của việc hình thành một số hành vi văn hoá trong học tập cho các
em cha cao.
Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài Sử dụng các
tình huống giả định để góp phần hình thành một số hành vi văn hoá trong học
tập cho học sinh Tiểu học , với ý định tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của
tình huống giả định, nhằm góp phần nâng cao chất lợng và ý thức đợc hành vi
văn hoá đặc biệt là một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh Tiểu
học.
II- Mục đích nghiên cứu :

Tìm ra cách thức và chứng minh tác dụng của việc sử dụng phơng pháp
giáo dục bằng các tình huống giả định để hình thành hành vi văn hoá trong học

tập cho học sinh.
III- Khách thể và đối tợng nghiên cứu:

1- Khách thể nghiên cứu:
Vấn đề hình thành hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh.
2- Đối tợng nghiên cứu.
Việc vận dụng các tình huống giả định để hình thành hành vi văn hoá
trong học tập cho học sinh Tiểu học.
IV- giả thuyêt khoa học.

Nếu chứng tỏ đợc việc sử dụng các tình huống giả định có tác dụng tốt
cho việc hình thành các hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh, thì sẽ có
thêm một cơ sở khoa học giúp giáo viên thực hiện tốt hơn việc hình thành và
phát triển các hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh Tiểu học.
V- Nhiệm vụ nghiên cứu:

5


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

1- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề hình thành một số hành vi văn hoá
trong học tập cho học sinh Tiểu học.
2- Điều tra thực trạng hành vi văn hoá trong học tập của học sinh Tiểu
học và thực trạng việc vận dụng phơng pháp giáo dục bằng tình huống giả định
để góp phần hình thành một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh ở

giáo viên Tiểu học.
3- Thực nghiệm áp dụng một số tình huống giả định để góp phần hình
thành một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh Tiểu học.
VI - Phơng pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phơng pháp nghiên cứu sau:
- Các phơng pháp nghiên cứu lý luận.
- Các phơng pháp nghiên cứu thực tiển nh:
+ Phơng pháp quan sát.
+ Phơng pháp điều tra bằng An két.
+ Phơng pháp thực nghiệm s phạm.
+ Phơng pháp thống kê toán học để xử lý kết quả.
VII- Giới hạn nghiên cứu :

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau :
1- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc hình thành một số hành vi văn hoá
trong học tập cho học sinh Tiểu học.
2- Thực trạng hành vi văn hoá trong học tập của học sinh Tiểu học và
thực trạng việc vận phơng pháp giáo dục bằng tình huống giả định để góp phần
hình thành một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh ở giáo viên Tiểu
học.
3. Thực nghiệm áp dụng các tình huống giả định để góp phần hình thành
một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh Tiểu học.
6


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp


Dung
4. Đa ra những kết luận và đề xuất s phạm .
VIII- Đối tợng điều tra và khảo sát.

100 em học sinh trờng TH Lê Mao - Thành phố Vinh
30 giáo viên trờng TH Lê Mao - Thành phố Vinh
IX- Cấu trúc của để tài :

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên
cứu, nội dung chính của đề tài gồm 3 chơng:
Chơng I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .
Chơng II: Thực trạng hành vi văn hoá trong học tập của học sinh Tiểu
học và thực trạng việc vận dụng phơng pháp giáo dục bằng tình huống giả định
để góp phần hình thành một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh ở
giáo viên Tiểu học.
Chơng 3: Thực nghiệm áp dụng một số tình huống giả định để góp phần
hình thành một số hành vi văn hoá trong học tập cho học sinh Tiểu học.

7


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung
B- Nội dung nghiên cứu :
Chơng I :

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu :

I- Lý luận về hành vi văn hoá (HVVH) nói chung và hành vi
văn hoá trongn học tập của học sinh tiểu học nói riêng.

1- Khái niệm hành vi văn hoá (HVVH).
Trong cuộc sống mọi sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đã hình thành một
số quy tắc về cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, giao tiếp, xuất phát từ nhu cầu
đạo đức và thẩm mỹ của xã hội, những lời nói, cử chỉ, việc làm dựa theo những
quy tắc đó đợc tạm gọi là những hành vi văn hoá. Chính vì thế hành vi văn hoá
là sự biểu hiện ra bên ngoài của trình độ văn hoá và bên trong của con ngời
thông qua các hoạt động, giao tiếp và sinh hoạt ở mỗi cá nhân.
Nh vậy, khái niệm về HVVH đợc hiểu là những hành vi trong toàn bộ
các hành vi của con ngời với t cách là chủ thể của các hoạt động và giao lu phù
hợp với quy tắc và chuẩn mực đạo đức, phù hợp với các yêu cầu thẩm mỹ đợc
xã hội thừa nhận. Có nghĩa HVVH là những hành vi của con ngời vừa đúng về
mặt đạo đức, vừa đẹp về mặt thẩm mỹ, biểu thị trong các hoạt động.
+ Hành vi văn hoá là một phạm trù thuộc lĩnh vực đạo đức.
+ Khi nói về hành văn hoá, ngời ta không đề cập đến toàn bộ nội dung
đạo đức mà chỉ đề cập đến những phạm vi cụ thể, những thói quen, nếp sống,
tập quán phong tục... của con ngời đợc thừa nhận nh những yêu cầu tối thiểu
của cuộc sống.
+ HVVH là một hiện tợng tâm lý - Xã hội có tính lịch sử nó biến đổi
theo sự biến đổi của các chuẩn mực đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ.
+ HVVH là cái biểu hiện ra bên ngoài của một phức hợp các phẩm chất
tốt đẹp của một con ngời văn minh trong xã hội.

8


Đinh Thị Mỹ


Luận văn tốt nghiệp

Dung

+ Thực chất thì HVVH không phải tự nhiên mà có. Nó phải đợc hình
thành thông qua một quá trình giáo dục rèn luyện thờng xuyên và lâu dài. Quá
trình giáo dục này chỉ có thể đạt kết quả tốt với hai điều kiện.
- Có sự tham gia đồng bộ của các lực lợng giáo dục trong đó có lực lợng
giáo dục của nhà trờng.
- Có một hệ thống nội dung, phơng pháp làm cơ sở cho sự thống nhất
giáo dục chung.
2) HVVH trong học tập của học sinh Tiểu học.
a) Khái niệm về HVVH trong học tập của HSTH
-HVVH trong học tập của HSTH là những hành vi đợc biểu hiện trong
hoạt động học tập của HSTH. Nói một cách khác HVVH trong học tập của HS
TH là HVVH phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực thẩm mỹ đợc
quy định trong quá trình học tập đối với HS TH.
- HVVH trong học tập của HS TH một mặt là biểu hiện của những hành
vi dựa trên những thói quen tốt đợc hình thành thông qua những kinh nghiệm
đã có trong quá trình học. Mặt khác HVVH trong học tập của HSTH là những
hành vi biểu hiện trên những kết quả rèn luyện lâu dài do sự kết hợp giữa hai
yếu tố giáo dục và tự giáo dục.
- HVVH trong học tập của HS TH đợc hình thành trên cơ sở hiểu biết
của các em trong quá trình thực hành luyện tập thông qua các hoạt động học.
b) Những đặc trng về HVVH trong học tập của HSTH.
Xuất phát từ những đặc điểm hoạt động, đặc điểm tâm lý - ý thức và trí
tuệ của HS TH, đồng thời so sánh các đặc điểm ấy với các bậc học khác.
Chúng tôi thấy HVVH trong học tập của HSTH có những đặc trng cơ bản sau
đây:
- HVVH trong học tập của HSTH đơn giản về sự biểu hiện ít có tính

hai mặt.

9


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Đặc trng này xuất phát từ chỗ đạo đức của HSTH vốn dĩ thuần khiết và
trong sáng. Đời sống tinh thần của HSTH vốn vô t, hồn nhiên và ít góc cạnh
do các em cha phải tham gia nhiều vào đời sống thực tiễn phong phú đa dạng và
phức tạp của xã hội.
- HVVH trong học tập của HSTH chủ yếu đợc hình thành do bắt chớc và
do luyện tập.
Đặc trng này xuất phát từ đặc điểm tâm lý - Trí tuệ của các em ở lứa tuổi
từ 6 - 12 tuổi. ở giai đoạn này các em chỉ mới phát triển về mặt t duy, nhận
thức của các em là nhận thức những cái bên ngoài. Vì thế các hành vi của các
em chủ yếu đợc hình thành khi luyện tập và thực hành nhiều lần.
- HVVH trong học tập của HSTH ít có tính ổn định, có thể điều chỉnh và
phát triển về chiều sâu khá thuận lợi.
Đặc trng này phản ánh một đặc điểm của tâm lý, ý thức và lứa tuổi của
HSTH là dễ tác động và dễ uốn nắn, những gì các em mắc phải trong quá
trình học bởi vì tính bảo thủ của các em còn ít.
- HVVH trong học tập của HSTH chủ yếu đợc thể hiện trong những tình
huống quen thuộc của quá trình học.
Đặc trng này xuất phát từ chỗ HVVH trong học tập ở HSTH chủ yếu đợc
hình thành do bắt chớc và do luyện tập thông qua những tình huống giáo dục

quen thuộc trong quá trình học.
- HVVH trong học tập của HSTH một mặt không phải đợc tạo ra do sự
chi phối có ý thức của chiều sâu đạo đức. Mặt khác nó còn đợc tạo ra do thói
quen đợc luyện tập, thói quen bắt chớc, học hỏi bạn bè trong quá trình học tập.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng HSTH có khi cha ý thức đợc đầy đủ ý nghĩa và
giá trị đạo đức cuả HVVH nhng vẫn thực hành hành vi ấy một cách thành thạo
do yêu cầu trực tiếp của thầy, cô giáo, ngời lớn đối với các em đợc lặp đi lặp lại
nhiều lần.

10


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Các đặc trng về HVVH trong học tập của HSTH đợc nêu ra trên đây có
tác dụng rất quan trọng trong việc nghiên cứu phơng pháp, biện pháp và các
con đờng giáo dục HVVH trong học tập cho HSTH nhằm mục đích hình thành
và nâng cao ý thức của các em để góp phần hình thành một số hành vi văn hoá
trong học tập của HSTH mà chúng tôi sẽ trình bày sau:
3) Sự cần thiết phải hình thành một số HVVH trong học tập cho
HSTH.
Bớc sang thế kỷ XXI, những HSTH hôm nay chính là những công dân
thực thụ của đất nớc là ngời chủ của tơng lai vì thế tơng lai của một đất nớc,
một dân tộc nh thế nào sẽ phụ thuộc vào thế hệ trẻ hôm nay. Chính vì thế
chúng ta đề cập đến HSTH nh là một phạm trù của tơng lai. Vì không phải chỉ
vì trẻ em là một thực thể đang hình thành và phát triển mà còn vì trong trẻ em

chứa đựng sức sống, sức phát triển của dân tộc.
Theo quy định hiện nay, HSTH là những trẻ em từ lớp 1 đến lớp 5 (tức là
từ 6 - 12 Tuổi).
- Giai đoạn đầu, học sinh vào lớp 1, đây là giai đoạn học sinh chuyển từ
phơng thức hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập và là giai đoạn hình
thành cái mới, có tính chất gốc rễ trong tâm lý - ý thức - hành vi của các em.
Chính vì thế chúng ta cần chú ý và quan tâm đến từng cử chỉ của học sinh.
- Giai đoạn từ lớp 2 lớp 3. Các hoạt động tích cực tự giác tiếp tục đợc
hình thành và định hình tơng đối rõ nét và ở giai đoạn này liên tục xuất hiện
những phẩm chất mới về tâm lý - ý thức.
- Giai đoạn cuối lớp 4 và lớp 5. Đây là giai đoạn cuối của bậc Tiểu học
cho nên các hoạt động trong học tập, giao tiếp với bạn bè và mọi ngời tiếp tục
đợc phát triển và dần dần đi tới ổn định, mang tính tích cực của chủ thể hơn.
Trong quá trình hình thành thế giới quan cho học sinh thì vấn đề HVVH
trong học tập là một yêu cầu rất quan trọng bởi mấy lý do sau :
- HVVH trong học tập là một bộ phận của HVVH nói chung và của hành
vi đạo đức nói riêng.
11


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

- HVVH trong học tập chủ yếu đợc trẻ tiếp thu do bắt chớc và do thói
quen nhờ phản xạ có điều kiện.
Đối với lứa tuổi HSTH thì các HVVH trong học tập biểu hiện ra phải đợc
sự chi phối nhất định nào đó của ý thức và nhận thức của các em. Cho nên cần

phải hình thành một số HVVH trong học tập cho HSTH một cách có cơ sở
khoa học, có nội dung và phơng pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi, để các em không chỉ phát triển, củng cố những hành vi đã có mà còn hình
thành và vận dụng những HVVH mới với t cách là một chủ thể của các quan hệ
xã hội mà các em đã, đang và sẽ tham gia.
Nh vậy điều cuối cùng chúng tôi muốn nói về vấn đề này là ở chỗ quan
điểm của chúng tôi về sự nhất thiết phải hình thành sớm một số HVVH trong
học tập cho HSTH. Bởi vì:
Ngay từ đầu bậc tiểu học, nhận thức của các em đang còn cảm tính, mọi
cái đối với các em đang còn mới lạ, nhận thức chỉ ở mức độ sơ đẳng và chỉ tiếp
thu đợc những gì mà các em quan sát đợc bằng trực quan.
Nắm đợc kỹ tâm sinh lý của HSTH thì ngời giáo viên mới hình thành ở
các em đợc những HVVH tốt, có ứng xử với các tình huống trong đời sống phù
hợp với đạo đức xã hội.
II- Lý luận về nội dung, các con đ ờng và phơng pháp để
hình thành một số HVVH trong học tập cho HSTH.

1) Nội dung về một số HVVH trong học tập của HSTH.
Căn cứ vào các yêu cầu của việc hình thành HVVH cho HSTH nói
chung đặc biệt là căn cứ vào các yêu cầu của việc hình thành HVVH trong học
tập cho HSTH nói riêng. Đồng thời còn căn cứ vào nội dung giáo dục XHCN
cho HSTH mà chúng tôi xây dựng một số HVVH trong học tập cho HSTH gồm
các nội dung sau :
+ Khi cô giáo vào hay ra khỏi lớp phải đứng dậy đồng thời với mọi ngời
trong t thế nghiêm trang để chào.

12


Đinh Thị Mỹ


Luận văn tốt nghiệp

Dung

+ Ra vào lớp đúng giờ, trong giờ học không làm việc riêng.
+ Phải có thái độ tích cực trong học tập đồng thời phải kiên trì bền bỉ chứ
không kiêu ngạo, tự phụ mà phải khiêm tốn, giúp đỡ bạn bè trong học tập.
+ Khi đợc GV gọi đến tên mình thì phải nhanh chóng đứng dậy và thực
hiện lời chỉ định của thầy cô, không vặn vẹo ngời hay oẳn ẹo khi trả lời các yêu
cầu của thầy, cô giáo.
Nh vậy các nội dung về một số HVVH trong học tập đợc nêu trên đây
phải đợc các nhà giáo dục vận dung sáng tạo, lồng ghép vào các nội dung đạo
đức khác sao cho đầy đủ, toàn diện và logic.
2 - Các con đờng để hình thành một số HVVH trong học tập cho
HSTH.
a) Thông qua giáo dục gia đình.
Nh chúng ta đã biết gia đình là trờng học đầu tiên của trẻ thơ, là nơi con
ngời sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách, đồng thời gia đình là cơ sở để
giáo dục thế hệ trẻ trong đó có HSTH. Do quan hệ ruột thịt trong gia đình trẻ
đón nhận sự giáo dục, chỉ bảo, khuyên dạy của ngời lớn về những hành vi của
mình một cách tự giác, tự nhiên. Nếu trẻ sống trong một gia đình có văn hoá
thì sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh và
cao đẹp. Đó cũng là cơ sở để hình thành các HVVH của các em. Vì vậy ngời
giáo viên phải biết kết hợp với giáo dục gia đình để hình thành HVVH nói
chung cũng nh HVVH trong học tập nói riêng.
Ngoài ra toàn bộ thành viên trong gia đình và các kiểu quan hệ trong gia
đình đều tạo cho trẻ các kiểu giao tiếp, ứng xử đặc biệt trong quá trình học.
Chính vì thế nếu thiếu vắng một thành viên chủ yếu nào đó cũng đều phá vỡ hệ
thống tác động và quan hệ lẫn nhau trong đó vì thế mà điều đó cũng làm ảnh hởng đến quá trình học và ảnh hởng đến đời sống XH của các em. Từ đó sẽ làm

ảnh hởng đến một số HVVH trong học tập của HSTH. Cho nên gia đình có vai
trò rất quan trọng, tình cảm trách nhiệm của gia đình nó sẽ tác động đến đời

13


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

sống đạo đức của trẻ nói chung, đến việc hình thành một số HVVH trong học
tập của học sinh nói riêng.
Nh vậy. Để hình thành một số HVVH trong học tập cho HSTH thông
qua giáo dục gia đình là một con đờng cực kỳ quan trọng. Thông qua gia đình
để biết đợc từng phẩm chất của cá nhân học sinh từ đó giúp các em có những
hành vi ứng xử tốt trong quá trình học cũng nh trong quá trình tiếp xúc với xã
hội.
b) Thông qua dạy học ở nhà trờng Tiểu học.
Có thể nói rằng hệ thống giáo dục nhà trờng là khâu trung tâm, chịu
trách nhiệm giáo dục học sinh về mọi mặt, đặc biệt là việc dạy học. Thông qua
việc dạy học để từ đó giáo dục đạo đức, hình thành ở học sinh những nhân cách
cao đẹp, quý giá của con ngời. ở trong nhà trờng Tiểu học gồm có các thầy
giáo, cô giáo, các chuyên gia giáo dục trực tiếp giảng dạy các em. Thông qua
việc dạy học đó các em tiếp thu đợc các vốn văn hoá, phong tục tập quán, tinh
thần, cốt cách, đạo lý con ngời Việt Nam.
Đối với lứa tuổi Tiểu học các em chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt
động học nên việc hình thành những kiến thức ban đầu rất quan trọng vì thế
việc dạy học cho học sinh có vai trò to lớn, nhà trờng là cơ sở để các em có đợc

những tri thức đạo đức, những kiến thức cơ bản và toàn diện để các em bớc vào
đời.
Trên cơ sở nền tảng của đạo đức ấy cùng với kinh nghiệm của các em
nhờ tiếp thu các chuẩn mực đạo đức trong nhà trờng đặc biệt là cùng với sự
giảng dạy, dìu dắt giúp đỡ, thuyết phục, rèn luyện, tập luyện của thầy, cô (giáo),
học sinh sẽ thực hành một số HVVH một cách thuận lợi và có hiệu quả.
Các tác động để hình thành những HVVH trong học tập của nhà trờng
thông qua thầy cô giáo đến học sinh là các tác động có tính s phạm cao, là điều
kiện tốt nhất để học sinh hình thành một cách căn bản các HVVH của mình
trong các quá trình học.

14


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Nh vậy để hình thành một số HVVH trong học tập cho HSTH thông qua
dạy học ở nhà trờng Tiểu học là một con đờng hết sức quan trọng và cần thiết.
c) Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhận thức của các em là cảm tính và bằng
trực quan cho nên cần phải giáo dục các em thông qua hoat động ngoài giờ lên
lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động không chính khoá của học sinh .
Các hoạt động này là những hoạt động có hay không có sự tổ chức, điều khiển,
điều chỉnh trực tiếp hoặc không trực tiếp của ngời giáo viên. Thông qua hoạt
động này có tác dụng giáo dục các phẩm chất đạo đức và những HVVH trong
học tập cho học sinh.

Trong thực tế hiện nay cho chúng ta thấy ở lứa tuổi HSTH. Đối với các
em việc học là chủ yếu, nhng song song với việc học, đòi hỏi ngời giáo viên
phải biết kết hợp các trò chơi cho các em với phơng châm vừa học, vừa chơi.
Chính vì thế trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chúng tôi vận dụng loại
hình trò chơi để từ đó hình thành một số HVVH trong học tập cho học sinh.
Trong quá trình tổ chức các trò chơi cho học sinh, ngời giáo viên cần phải giúp
các em tổ chức, tạo điều kiện cho các em tham gia trò chơi. Giáo viên có thể
tiến hành trò chơi với hình thức là cho học sinh hoạt động các trò chơi hoặc
sắm vai các nhân vật trong chơi để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đa ra.
Nh chúng ta biết hoạt động trò chơi là hoạt động rất sôi nổi và hấp dẫn,
gây hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì thế mà nó có tác dụng rất lớn
trong việc hình thành các HVVH trong học tập cho học sinh. Thông qua hoạt
động chơi các em gặp những hành vi văn hoá mới mà các em tiếp thu đợc.
Cùng với việc tác động để hình thành và tự hình thành các HVVH trong
học tập ở học sinh qua hoạt động trò chơi. Các nhà giáo dục cần phải quan tâm
đến các hoạt động của các em để tạo cho các em có khả năng miễn dịch đối
với các hành vi thiếu văn hoá trong hoạt động chơi cũng nh trong các hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Đồng thời phải tạo cho trẻ có điều kiện để hoạt động ngày

15


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

càng nhiều, trên cơ sở đã trang bị cho các em những điều cần thiết về HVVH là
cách rất tốt để các em rèn luyện và tự luyện tập thông qua hoạt động này.

Nh vậy để hình thành một số HVVH trong học tập cho HSTH thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp là một con đờng hết sức quan trọng.
Các con đờng để hình thành một số HVVH trong học tập cho học sinh
chỉ ra trên đây đều có vai trò quan trong đối với các em. ở đây điều chủ yếu
không phải là sự hiểu biết về các con đờng để hình thành hành vi ấy mà là hiểu
biết phối hợp nhuần nhuyễn các con đờng. Trong số các con đờng trên thì con
đờng thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, và thông qua dạy học ở nhà trờng
Tiểu học là hai con đờng quan trọng trong việc hình thành một số HVVH trong
học tập cho HSTH.
3- Các phơng pháp để góp phần hình thành một số HVVH trong
học tập cho HSTH.
Nếu nh chúng ta hiểu phơng pháp để hình thành một số HVVH trong
học tập cho HSTH cũng là phơng pháp giáo dục hành vi đạo đức cho HSTH, thì
phơng pháp hình thành một số HVVH trong học tập là cách thức tác động vào
học sinh dựa trên việc tổ chức các hoạt động và giao tiếp một cách hợp lý để
hình thành cho các em những HVVH chứa đựng trong các hoạt đông và giao lu
của quá trình học .
Tóm lại, nói đến phơng pháp để hình thành một số HVVH trong học tập
tức là nói đến cách tác động đến các em, để các em hình thành và thực hiện
một cách cụ thể trong từng tình huống của quá trình giao tiếp trong học tập.
Những điều phân tích ở trên cũng có nghĩa rằng, các phơng pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh đều đợc sử dung để hình thành một số HVVH trong
học tập cho các em và cách thức sử dụng chúng phải tuân thủ các yêu cầu của
việc sử dụng các phơng pháp giáo dục đạo đức nói chung.
Tuy nhiên bên cạnh đó, để hình thành một số HVVH trong học tập cho
HSTH đợc tốt, thì cần chú ý đến một số phơng pháp đặc trng sau đây:

16



Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung
a) Phơng pháp giảng giải:

Giảng giải là phơng pháp nhà giáo dục dùng lời nói để làm rõ các chuẩn
mực hành vi. Vì thế phơng pháp này có tác dụng giải thích, làm rõ cho các em
hiểu và nắm đợc ý nghĩa, nội dung của các HVVH trong học tập, đồng thời
giúp các em biết đợc cách thực hiện các HVVH trong học tập trong từng tình
huống cụ thể.
Khi sử dụng phơng pháp này, ngời GVTH cần chú ý rằng, đặc trng t
duy của các em là dựa trên cơ sở của trực quan, cụ thể, nên tính khái quát của
lý luận nêu ra phải ở mức độ phù hợp tức là ngời giáo viên cần phải nói sao cho
lời lẽ ngắn gọn rõ ràng, khúc chiết, lập luận phải chính xác dễ hiểu.
b) Phơng pháp đàm thoại :
Đàm thoại là phơng pháp trò chuyện giữa nhà giáo dục và ngời đợc giáo
dục về những chủ đề có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, dựa
trên một hệ thống câu hỏi do nhà giáo dục chuẩn bị trớc.
Chất liệu của cuộc đàm thoại để hình thành HVVH trong học tập có ý
nghĩa to lớn đối với thành công hay thất bại của nó. Nội dung của cuộc đàm
thoại phải gắn liền với nhu cầu giao tiếp của trẻ, phải xuất phát từ yêu cầu của
thực tiễn, phải gắn với các hoạt động của tập thể nhng cơ bản là phải thiết thực
với các em, đợc các em quan tâm. Từ đó ngời giáo viên giữ vai trò định hớng
giúp các em phân tích và đánh giá bằng những câu hỏi có hệ thống.
Khi sử dụng phơng pháp đàm thoại để hình thành HVVH trong học tập,
nếu ngời giáo viên không chú ý đến hệ thống câu hỏi và cách dẫn dắt học sinh
đàm thoại thì dễ dẫn đến thất bại. Bài giảng không mở rộng và không phát huy
đợc tính độc lập suy nghĩ của các em.

c) Phơng pháp kể chuyện.
Phơng pháp kể chuyện là phơng pháp mà giáo viên dùng lời kể của mình
để thuật lại, trình bày lại một câu chuyện mang nội dung giáo dục trong đó có
những hành vi văn hoá trong học tập.
17


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Nội dung câu chuyện phải lấy từ thực tiễn cuộc sống của trẻ, từ thực tế
xung quanh, từ sách báo... Lời kể phải xúc động, giàu cảm xúc luôn hấp dẫn lôi
cuốn các em tham gia đó là nhân tố quan trọng trong việc giúp trẻ lĩnh hội các
chuẩn mực đạo đức, các giá trị thẩm mỹ.
Khi trình bày nội dung câu chuyện, giáo viên có thể sử dụng ngôn ngữ
trực tiếp hoặc gián tiếp. Lời kể rõ ràng, rành mạch, lô gíc giúp học sinh nắm
vững nội dung văn học ( ai tham gia, chuyện gì xẩy ra, diễn biến nh thế nào?...)
và nội dung đạo đức ( hành vi của nhân vật đợc xem xét dới gốc độ đạo đức,
thẩm mỹ xã hội).
d) Phơng pháp nêu yêu cầu s phạm :
Nêu yêu cầu s phạm là phơng pháp mà nhà giáo dục phải nêu ra yêu cầu
cụ thể của các hành vi mà các em cần thực hiện trong từng tình huống cụ thể
sao cho khi các em thực hiện đúng các yêu cầu đó thì những hành vi ấy đích
thực là các HVVH trong học tập.
Nội dung các yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đợc xác định từ những
chuẩn mực xã hội, từ nội quy học sinh, sao nhi đồng, đội thiếu niên từ " Năm
điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng".

Các yêu cầu đa ra phải đợc trẻ thực hiện đến cùng, nhà giáo dục cần có
biện pháp kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các yêu cầu của nhà đợc giáo dục.
Nếu không kiểm tra theo dõi, trẻ dễ dàng bỏ qua những yêu cầu đã nêu ra và
trái với những điều mà nhà giáo dục mong muốn.
e) Phơng pháp sử dụng tình huống thực.
Là phơng pháp giáo viên dạy học sinh nêu lên những hành vi ứng xử nào
đó lấy từ thực tế cuộc sống, hoặc học sinh tự nêu lên những hành vi ứng xử của
mình trong các tình huống nào đó rồi tự phân tích, đánh giá đúng sai với những
luận cứ đầy đủ.
Việc tập luyện này giúp các em vận dụng các điều đã học để từ đó xác
định cái đúng- sai, tốt- xấu trong mỗi hành vi và lý giải tại sao. Qua đó rèn
18


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

luyện cho các em óc phê bình, tinh thần phê bình và tự phê bình. Đặc biệt là
rèn luyện dần cho các em thái độ không khoan nhợng đối với hành vi không
phù hợp.
Khi sử dụng phơng pháp này giáo viên phải đặt vấn đề và gợi ý khéo léo
tế nhị để từ đó các em hiểu và nêu lên đợc những tình huống có thực trong cuộc
sống- sinh hoạt.
g) Phơng pháp sử dụng các tình huống giả định.
Về phơng pháp này chúng tôi sẽ nói kỹ ở phần III (chơng I).
4- Các biện pháp để hình thành một số HVVH trong học tập cho HS
TH.

Các biện pháp giáo dục là các yếu tố cấu thành các phơng pháp giáo dục.
Trong việc hình thành một số HVVH trong học tập thì các biện pháp phụ thuộc
vào các phơng pháp cụ thể.
Việc xây dựng các biện pháp để hình thành một số HVVH trong học tập
cần phải dựa trên các đặc điêm của tâm lý - lứa tuổi, đặc điểm tâm lý - ý thức
và đặc điểm hoạt động của các em.
Tuy nhiên tuỳ tính chất phức tạp của phơng pháp và từng tình huống cụ
thể mà có ít hay nhiều biện pháp cụ thể để hình thành một số HVVH trong học
tập cho HSTH. Có thể có một phơng pháp phải kết hợp sử dụng nhiều biện pháp
và ngợc lại có thể dùng một hay một số biện pháp cụ thể cho các phơng pháp
khác nhau.
Trong những trờng hợp nhất định phơng pháp và biện pháp để hình thành
một số HVVH có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Các biện pháp để hình thành một số HVVH trong học tập cho HSTH đó
là:
a) Biện pháp lặp đi lặp lại.
b) Biện pháp điều chỉnh hành vi cụ thể.
c) Biện pháp nêu yêu cầu gián tiếp.
d) Biện pháp nêu yêu cầu trực tiếp.
19


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

III- phơng pháp sử dụng các tình huống giả định để hình
thành một số HVVH trong học tập cho HSTH.


1- Tình huống trong giáo dục.
Là tình huống s phạm ( chứa đựng mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp s
phạm đòi hỏi chủ thể giải quyết) hợp với các quy luật của s phạm học.
Khi giải quyết đợc các mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống mà nhà s
phạm học đa ra thì nó có tác dụng rất lớn trong giáo dục.
2- Tình huống giáo dục thực.
Là tình huống trẻ gặp phải ( vấp phải) trong sinh hoạt, cuộc sống, trong
giao tiếp chung và nó đợc tạo ra bởi quan hệ ứng xử trong thực tiễn.
3- Tình huống giáo dục giả định.
Là tình huống có thể có thực nhng đã diễn ra ở đâu đó trớc đây đợc nhà
s phạm nêu lại, mô tả lại, kể lại, dựng lại hoặc cha hề có trong thực tiễn nhng đợc nhà s phạm dựng lên ( đó chính là sản phẩm của t duy thực tiễn) để đa cho
học sinh.
4- Sự phân biệt giữa tình huống giả định và tình huống thực.
Những tình huống mà các em gặp phải ( vấp phải) trong thực tế là những
tình huống thực mà yêu cầu các em phải giải quyết ngay (ứng xử ngay), bằng
các hành vi ứng xử của mình. Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HSTH các
cách ứng xử của các em có thể tốt nhng cũng có khi bị sai lệch nếu nh không
có ngời lớn nh bố mẹ, thầy cô ở bên cạnh.
Trong thực tế thì thầy, cô, bố mẹ không lúc nào cũng có mặt bên cạnh
các em nên việc giải quyết các tình huống thực của các em cũng có lúc ảnh hởng đến sự hình thành một số HVVH trong học tập của các em. Để tránh điều
này các nhà giáo dục đã áp dụng và đa ra các tình huống giả định từ đó hình
thành một số HVVH trong học tập cho học sinh.
Các tình huống giả định mà giáo viên nêu ra cho học sinh không chỉ đợc
vận dụng trong dạy học mà có thể vận dụng thông qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp ở hoạt động trò chơi. Đối với HSTH các em mới chuyển từ hoạt động vui
20


Đinh Thị Mỹ


Luận văn tốt nghiệp

Dung

chơi sang hoạt động học vì thế mà việc hình thành một số HVVH trong học tập
bằng cách đa ra các tình huống giả định thông qua các hoạt động vui chơi là
rất phù hợp vơí tâm sinh lý của các em.
Do đó tình huống giả định là loại tình huống cực kỳ quan trọng có tác
dụng rất lớn trong quá trình giáo dục.
- Khi sử dụng tình huống giả định trong giờ học cũng nh ngoài giờ lên
lớp nó sẽ tạo cho không khí sôi nổi, qua đó lôi cuốn đợc nhiều học sinh tham
gia, xử lý.
- Tình huống giả định rất phù hợp với tâm sinh lý của trẻ chính vì thế gây
đợc sự tập trung, chú ý của trẻ, do đó có tác dụng rất lớn trong việc hình thành
HVVH trong học tập cho các em.
- Với tình huống giả định mà giáo viên nêu ra, các em có thể hình thành
một số HVVH một cách dễ dàng, và hiệu quả nhờ tính hấp dẫn, lý thú của nó.
Tránh đợc không khí căng thẳng trong giờ học cũng nh ngoài giờ lên lớp.
Nh vậy, việc sử dụng các tình huống giả định có nhiều u điểm và dễ đa ra
cho học sinh xử lý để hình thành các HVVH hơn so với việc sử dụng các tình
huống thực.
Từ cách hiểu trên về tình huống giả định thì ta có thể hiểu phơng pháp sử
dụng các tình huống giả định nh sau.
5- Phơng pháp sử dụng các tình huống giả định để giáo dục HVVH
trong học tập cho HSTH.
Là phơng pháp giáo viên đa ra các tình huống giả định liên quan đến
các HVVH trong học tập để cho học sinh tập ứng xử, giải quyết, nhờ đó mà
hình thành đợc các HVVH trong học tập cho học sinh.
Phơng pháp sử dụng tình huống giả định là phơng pháp giáo dục tích cực

có tác dụng phát huy đợc tính độc lập, suy nghĩ của các em.
Nội dung của các tình huống phải lấy từ thực tiễn cuộc sống của trẻ, từ
thực tế xung quanh, nhờ đó giúp trẻ lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, các giá trị
21


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

thẩm mỹ. Đồng thời nội dung các tình huống mà giáo viên đa ra phải phong
phú, đa dạng, đặc biệt phải phù hợp với học sinh tiểu học.
Khi sử dụng các tình huống giả định giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo,
cố gắng đa ra các tình huống mở để cho học sinh tập xử lý, đánh giá các hành
vi đó. Tình huống mà giáo viên đa ra phải gần gũi với học sinh, cho nhiều học
sinh cùng tham gia giải quyết và yêu cầu học sinh lý giải tại sao các em chọn
cách ứng xử đó .
6- Cách vận dụng phơng pháp sử dụng các tình huống giả định để
hình thành một số HVVH trong học tập cho HSTH.
a) Chuẩn bị.
- Về tình huống: Giáo viên phải soạn thảo tình huống trớc, có thể soạn
thảo ra trên giấy, hoặc bằng cách kể.
+ Giáo viên có thể chuẩn bị những tình huống mở để cho học sinh có
những đề xuất và cách xử lý khác nhau.
+ Giáo viên có thể đa sẵn các cách xử lý để học sinh phân tích tình
huống lựa chọn những cách xử lý tốt nhất.
b) Yêu cầu:
* Đối với giáo viên:

- Cần phải biết lựa chọn tình huống phù hợp với trình độ của học sinh để
học sinh có cách xử lý, nhận xét.
- Cần phải linh hoạt và nhạy bén khi lựa chọn thời điểm đa ra tình huống
cho học sinh.
* Đối với học sinh:
- Phải linh hoạt trong việc xử lý tình huống. Mặt khác phải hiểu đợc nội
dung tình huống mà giáo viên nêu ra để có cách xử lý, nhận xét thích hợp.
c) Các biện pháp tiến hành.
* Tiến hành trong giờ học:
22


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Nếu tình huống đợc đa ra trong giờ học thì giáo viên có thể cho học sinh
đọc qua tình huống đã viết sẵn ở trên giấy. Giáo viên phải khai thác đợc các nội
dung của tình huống để đa ra cho học sinh giải quyết và xử lý.
* Tiến hành ngoài giờ lên lớp.
Nếu tình huống đợc đa ra ngoài giờ lên lớp nh trong giờ sinh hoạt tập thể
thì giáo viên có thể cho học sinh sắm vai biều diễn tình huống để trng cầu cách
giải quyết tình huống, theo kiểu tổ chức các trò chơi.
Những học sinh tham gia sắm vai biều diễn tình huống thì phải có sự
chuẩn bị tập dợt trớc. Giáo viên phải giao nhiệm vụ đối với học sinh phải tham
gia nhập vai. Số học sinh còn lại chú ý theo dõi diễn biến tình huống xẩy ra nh
thế nào, để nắm đợc nội dung của tình huống từ đó rút ra nhận xét, đánh giá và
đề ra cách xử lý, ứng xử khác nhau trong một tình huống bằng việc sắm vai

thay thế.
Ngoài ra có thể tiến hành xử lý tình huống bằng hoạt động thi, đỗ giải
tình huống.
+ Thời gian: Nếu tiến hành trong giờ học cần thời gian từ 5 10 phút,
nhng nếu tiến hành ngoài giờ học thì sự khống chế về thời gian ít đặt ra hơn.
d) Kết thúc:
Sau khi tiến hành xử lý xong các tình huống, giáo viên củng cố các
HVVH trong học tập cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh tự nêu ra các
tình huống tơng tự nh là một bài tập và đa ra cách xử lý, đó cũng chính là
HVVH mà học sinh cần chiếm lĩnh và thực hành.

23


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

Chơng II:
Thực trạng HVVH trong học tập của hSTH và thực trạng
việc vận dụng phơng pháp giáo dục bằng tình huống giả
định để hình thành một số HVVH trong học tập cho học
sinh ở GVTH.

Trong chơng này chúng tôi đã điều tra để có một vài nhận định sơ bộ về
HVVH trong học tập của HSTH. Chúng tôi sẽ đi sâu vào việc điều tra thực
trạng việc vận dụng phơng pháp giáo dục bằng tình huống giả định để hình
thành một số HVVH trong học tập cho học sinh của giáo viên và từ đó có một

số kết luận nhằm góp phần nâng cao chất lợng để hình thành một số HVVH
trong học tập cho HSTH
I- Thực trạng HVVH trong học tập của HSTH :

Trong thời gian 8 tuần thực tập ở trờng Tiểu học Lê Mao - Thành phố
Vinh. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng HVVH trong học tập của học
sinh. Cụ thể là 100 em học sinh ở lớp 4A, lớp 4B thông qua quan sát, tìm hiểu
gián tiếp qua giáo viên, phụ huynh và rút ra kết luận nh sau.
Đối với HVVH trong học tập thì 75% học sinh thực hiện tốt. 25% học
sinh còn lại thì mắc một số lỗi nh nói chuyện trong giờ học, tranh giành và làm
ồn khi phát biểu, khi vào và ra khỏi lớp.
Nh vậy qua quá trình điều tra, quan sát chúng ta thấy học sinh Tiểu học
cha thực hiện đợc các HVVH phức tạp trong quá trình học. Bởi vì do đa số các
em còn nhút nhát, cha thờng xuyên đợc tập luyện, các em cha ý thức đợc những
HVVH của mình đối với thầy, cô (giáo) và các bạn. Bên cạnh đó khi đi vào
thực tiễn, đặt các em vào tình huống đó thì các em còn lúng túng, có một số
lớn các em không thích hoặc chống đối khi phải thực hiện một số HVVH nh
nói chuyện trong giờ học. Điều này là do giáo viên cha đa ra đợc tình huống

24


Đinh Thị Mỹ

Luận văn tốt nghiệp

Dung

nhằm kích thích hứng thú học tập của các em để làm cho các em yêu thích và tự
nguyện thực hiện các HVVH đó trong quá trình học.

II- Thực trạng việc vận dụng phơng pháp giáo dục bằng
tình huống giả định để hình thành một số HVVH trong học tập
cho học sinh ở GVTH .

Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phơng pháp giáo dục bằng tình
huống giả định góp phần hình thành một số HVVH trong học tập cho học sinh
ở giáo viên Tiểu học. Chúng tôi sử dụng phiếu để điều tra 30 giáo viên trờng
tiểu học Lê Mao - Thành Phố Vinh ở các lớp 2,3,4,5.
- Nội dung điều tra:
+ Hiểu biết của giáo viên tiểu học về tình huống giả định.
+ Hiểu biết của giáo viên tiểu học về vai trò của việc sử dụng tình huống
giả định.
+ Mức độ sử dụng tình huống giả định trong dạy học ở Tiểu học
- Các phơng pháp điều tra khảo sát.
+ Điều tra bằng an két: Chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra khoảng 10
câu hỏi trắc nghiện để điều tra. ( phụ lục 1)
+ Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp.
Nh vậy với nội dung và các phơng pháp điều tra trên chúng tôi đã thu
đợc kết quả điều tra nh sau:
1- Thực trạng việc sử dụng các tình huống giả định vào dạy học ở
Tiểu học
a) Hiểu biết của giáo viên Tiểu học về tình huống giả định.
TT
Hiểu biết về tình huống giả định
Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Là tình huống có thể có thực nhng đã diễn ra ở
6
17%
đâu đó trớc đây đợc nhà S phạm nêu lại, mô tả
lại, dựng lại hoặc cha hề có trong thực tiễn nhng

đợc nhà S phạm dựng lên để đa cho học sinh.
2 Là tình huống có thực đợc giáo viên yêu cầu học
12
40%
sinh dựng lại và xử lý tình huống.
3 Là tình huống mà học sinh nêu ra nhờ giáo viên
5
17%
xử lý
4 Là tình huống có thực diễn ra trớc mắt học sinh
8
26%
Tổng :
30
100%
25


×