Trêng ®¹i häc vinh
Khoa GIÁO DỤC
PHẠM THỊ HUẾ
§Ò tµi:
KHãA LUËN tèt nghiÖp
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CON VẬT CHO HỌC SINH LỚP 4
CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Lớp: 49A1 - Tiểu học
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Hà Thanh
VINH - 2012
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dạy học Tập
Làm Văn ở Tiểu học, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Rèn
luyện kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4”. Để có được kết
quả này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân phải kể đến vai trò của người đã
hướng dẫn đề tài này cho tôi - giảng viên TS. Chu Thị Hà Thanh. Lần đầu
tiên khi tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học, tôi đã gặp không ít những
khó khăn, lúng túng nhưng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cô nên tôi
đã dần dần tháo gỡ những khó khăn ban đầu, những lúng túng gặp phải.
Chính cô đã vạch cho tôi con đường thuận tiện nhất để tôi có thể hoàn thành
được đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó BCN khoa Giáo dục, các thầy cô
giáo và học sinh trường Tiểu học Lê Lợi cùng các bạn sinh viên khoa Giáo
dục đã không ngừng tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình
thực hiện khóa luận này. Với tấm lòng chân thành nhất tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới: Cô giáo TS Chu Thị Hà Thanh, BCN khoa Giáo dục, tập thể
trường Tiểu học Sơn Lâm cùng các thầy cô giáo và các bạn trong khoa Giáo
dục.
Là một sinh viên bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học nên
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tôi rất mong được
những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo và toàn thể các bạn sinh
viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Huế
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2
GV
:
Giáo viên
GVCN
:
Giáo viên chủ nhiệm
HS
:
Học sinh
TLV
:
Tập làm văn
SGK
:
Sách giáo khoa
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài
1
2.Lịch sử vấn đề 2
3.Mục đích nghiên cứu 4
4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
5.Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6.Giả thuyết khoa học
4
7.Phương pháp nghiên cứu
8.Phạm vi nghiên cứu
3
5
5
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lý luận 6
1.1.1. Khái niệm văn miêu tả
6
1.1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
7
1.1.3. Kĩ năng. Kĩ năng viết văn miêu tả con vật. biện pháp rèn luyện kĩ năng
viết văn miêu tả con vật cho HS lớp 420
1.1.4. Đặc điểm tâm lý HS với quá trình dạy học văn miêu tả 22
1.1.Cơ sở thực tiễn
24
1.2.1. Thực trạng nhận thức của GV và HS về văn miêu tả con vật
24
1.2.2. Thực trạng dạy và học văn miêu tả con vật 27
1.2. Khảo sát chương trình SGK về văn miêu tả con vật 30
Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ
CON VẬT CHO HỌC SINH LỚP 4
2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
37
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
37
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
38
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng bộ môn 38
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý đặc điểm lứa tuổi
38
2.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho HS lớp
39
2.2.1. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu yêu cầu của đề bài
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng quan sát
39
42
2.2.3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả con vật.
51
2.2.4. Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý: mở bài, thân bài, kết bài
54
2.2.5. Rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả con vật
63
2.2.6. Rèn luyện kĩ năng liên kết câu, đoạn trong bài văn miêu tả con vật
4
64
Chương 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thử nghiệm
66
3.2. Đối tượng thử nghiệm
66
3.3. Nội dung thử nghiệm
66
3.4. Kết quả thử nghiệm 67
3.5. Nhận xét kết quả thử nghiệm
KẾT LUẬN
70
71
1.Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn 71
2.Những kiến nghị72
Phụ lục
73
Tài liệu tham khảo
90
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Môn Tiếng Việt ở Tiểu học vừa trang bị cho HS kiến thức về tiềng Việt
đồng thời là môn học trang bị cho học sinh công cụ để giao tiếp và phát triển
tư duy, tạo tiền đề và cơ sở cho việc học tập các môn học khác.
1.2 Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là một phân môn tổng hợp kiến thức
của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện nhằm giúp
các em làm được những bài văn hay.
1.3 Văn miêu tả là một trong những kiểu văn quen thuộc và phổ biến trong
chương trình Tập Làm Văn của nhà trường. Văn miêu tả giúp tái hiện đời
sống, hình ảnh và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận
xét, đánh giá của mình. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học thường yêu cầu tả
những đối tượng mà các em yêu mến hoặc thích thú. Qua đó các em gửi gắm
những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của
mình. Chính vì thế nó làm cho tâm hồn và trí tuệ của các em thêm phong phú,
5
giúp cho các cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống một cách tinh tế và sâu
sắc hơn.
1.4 Văn miêu tả ở Tiểu học gồm có 5 kiểu bài: văn miêu tả con vật, văn miêu
tả đồ vật, văn miêu tả cây cối, văn miêu tả cảnh và văn miêu tả con người.
Trong những kiểu bài đó thì văn miêu tả con vật là một kiểu bài rất gần gũi và
thích thú đối với học sinh. Qua các con vật gần gũi mà các em tả người đọc sẽ
thấy được tình cảm của các em đối với chúng, sự yêu thương của các em đối
với những con vật đó. Qua những bài văn như vậy cũng góp phần nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ thơ, tình yêu thương động vật của các em.
1.5 Để viết được một bài văn miêu tả con vật hay thì người viết phải có tài
quan sát thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh so sánh, ví von độc đáo… Đặc
biệt là phải thể hiện được tình cảm, sự gắn bó yêu thương đối với con vật đó.
Vì thế việc rèn kĩ năng cho học sinh để các em có thể làm được một bài văn
hay là rất cần thiết.
Thế nhưng trong thực tế dạy và học văn miêu tả con vật ở Tiểu học còn có
nhiều hạn chế. Hầu hết các giáo viên chưa áp dụng những biện pháp phù hợp
hoặc không có sự sáng tạo trong khi áp dụng phương pháp dạy học thông
thường. Nhiều bài làm của học sinh chưa đạt yêu cầu về cả nội dung lẫn hình
thức.
Từ tầm quan trọng của việc dạy và học văn miêu tả con vật trong văn miêu tả
con vật lớp 4 của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học và một số lí do nêu trên
nên tôi quyết định chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả con vật
cho học sinh lớp 4”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu về văn miêu tả
1. Văn miêu tả và kể chuyện - Vũ Tú Nam, Phạm Hổ - NXB GD - Hà Nội
1998
Phần lớn cuốn sách này là trích dẫn những đoạn văn miêu tả và vă kể chuyện
6
điển hình của một số nhà văn. Cuốn sách cũng chỉ ra những cái hay, cái đẹp
của văn miêu tả và bàn về mẹo viết văn miêu tả và văn kể chuyện của một số
nhà văn nổi tiếng.
2. Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông - Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh
Diệu - NXB GD - Hà Nội 2003
Sách gồm 3 chương và một phần phụ lục:
Chương 1: Phân tích và chỉ ra những đặc điểm của văn miêu tả.
Chương 2: Giới thiệu một số ý kiến và một số trang văn miêu tả của các nhà
văn, chủ yếu là các nhà văn viết cho thiếu nhi, có nhiều tác phẩm đưa vào nhà
trường.
Chương 3: Tập trung giới thiệu văn miêu tả trong nhà trường phổ thông theo
yêu cầu của chương trình SGK mới. Bên cạnh đó chương 3 con đưa ra hệ
thống 95 bài tập và 20 đề văn miêu tả với yêu cầu kết hợp các phương thức
biểu đạt khác.
Phần phụ lục: Tập hợp 50 đoạn văn, bài văn miêu tả được chuyển từ các sách
trong khoảng nửa thế kỷ qua, sau đó bình giảng một số đoạn văn miêu tả của
các nhà văn.
2.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học văn miêu tả ở Tiểu học
Các tác giả Lê Phương Nga, Nguyễn Trí là những người có tâm huyết và gắn
bó trong lĩnh vực nghiên cứu phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
1.Phương pháp dạy học tiếng Việt Tiểu học (tập 1,2) - Lê Phương Nga,
Nguyễn Trí - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 1995
Trong cuốn sách này tác giả trình bày thành hai phần tương đối rõ ràng:
Phần 1: Bàn về những vấn đề chung của phương pháp dạy học tiếng Việt ở
TH
Phần 2: Đi sâu vào những phương pháp dạy học các phân môn cụ thể và dành
một phần rất nhỏ cho dạy học Tập làm văn ở Tiểu học.
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
7
- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 1999.
Là cuốn sách được biên soạn khá công phu trên cơ sở của cuốn Phương pháp
dạy học tiếng Việt Tiểu học (tập 1, 2)
Trong cuốn sách này, tác giả cũng chia làm 2 phần lớn:
Phần 1: Trình bày những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Phần 2: Đi sâu vào phương pháp dạy học các phân môn cụ thể. Đặc biệt cuốn
sách này trình bày khá chi tiết về dạy học văn miêu tả ở Tiểu học, nhất là vấn
đề cụ thể về dạy - học văn miêu tả lớp 4, 5. Trong đó có văn miêu tả con vật.
3. Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở Tiểu học - Nguyễn Trí
- NXB GD 1998.
4. Dạy Tập Làm Văn ở Tiểu học - Nguyễn Trí - NXBGD 2001
Cuốn sách này đề cập đến vấn đề: Mối quan hệ giữa TLV với các loại bài học
khác trong môn Tiếng Việt. Tác giả giải thích ngắn gọn chương trình, các
mức độ yêu cầu, các bài TLV và dạy TLV cũng như các phương pháp dạy
học cụ thể. Trong đó có loại bài văn miêu tả.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho học sinh
lớp 4, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh
Tiểu học.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy học TLV ở Tiểu học
- Đối tượng: Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho học
sinh lớp 4.
- Thực nghiệm sư phạm.
8
6. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học TLV ở lớp 4 nếu GV nắm vững lí thuyết về văn miêu
tả đồng thời tổ chức rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho HS lớp 4
một cách khoa học, hệ thống, phù hợp với đặc trưng thể loại thì sẽ nâng cao
chất lượng dạy - học TLV ở Tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc, nghiên cứu và tổng kết tài liệu có
liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, đàm thoại, điều tra,…
- Phương pháp thống kê toán học.
8. Phạm vi nghiên cứu
GV, HS trường Tiểu học Sơn Lâm.
9
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Khái niệm văn miêu tả
Theo "Từ điển Tiếng Việt cơ bản" (Nguyễn Như Ý- chủ biên), "Từ điển tiếng
Việt" (Viện ngôn ngữ học), sách giáo khoa phổ thông... Nhìn chung, các định
nghĩa đều có cái nhìn giống nhau về ngôn ngữ miêu tả: Miêu tả là dùng ngôn
ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình
dung được cụ thể sự vật, sự việc, con người. Muốn miêu tả đựơc phải quan
sát, tổ chức sắp xếp các chi tiết theo logíc, lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu,
dựng đoạn một cách có nghệ thuật... cốt để làm nổi bật cái thần, cái hồn của
đối tượng miêu tả.
Theo Đào Duy Anh, trong “Hán Việt tự điển” thì miêu tả là lấy “nét vẽ hoặc
câu văn để biểu hiện chân tướng của sự vật ra”. Trong văn miêu tả người ta
không đưa ra những nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về
sự vật. Mà văn miêu tả phải vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người
bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể. Giúp cho người nghe, người đọc
nhìn rõ chúng tưởng tượng được ra chúng như đang nhìn tận mắt, sờ tận tay.
Tuy nhiên miêu tả không phải là một bức ảnh chụp lại hay là một bản sao
chép vụng về mà nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung
động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát.
Miêu tả là hòn đá thử vàng đối với các tài năng văn học, tạo nên sức hấp dẫn
của các tác phẩm văn học. Có những tác phẩm có rất nhiều chi tiết nhưng
những chi tiết đó không để lại cho người đọc gì ngoài những dòng chữ tẻ
nhạt. Ngược lại, chỉ vài nét thôi, các tài năng đích thực đã tạo nên những bức
tranh phong cảnh, những bức chân dung,…tuyệt diệu. Ta thấy qua “Đèo Ba
10
Dội” chỉ với 2 câu thơ: “Lắt lẻo cành thong cơn gió thốc. Đầm đìa lá liễu
giọt sương gieo” Hồ Xuân Hương đã vẽ một bức tranh thật sinh động, cụ thể
và hữu hình. Sự miêu tả trong văn chương có ưu thế riêng so với sự miêu tả
bằng màu sắc, đường nét của hội họa. dùng ngôn ngữ, văn chương có thể
miêu tả sự vật trong một quá trình vận động, có thể tả những thứ vô hình như
âm thanh, tiếng động, hương vị,… hay tư tưởng, tình cảm thầm kín của con
người.
1.1.2. Đặc điểm văn miêu tả
1.1.2.1.Văn miêu tả mang tính thông báo, thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của
người viết
Dù là tả một con mèo, một con gà, một cây bàng, cảnh đồng lúa hay một con
người…bao giờ người viết cũng đánh giá theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng
gửi vào bài viết những tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luân của mình. Do
vậy từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang ấn tượng cảm xúc chủ quan.
Cành thông và lá liễu trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương nêu trên mang
rất rõ dấu ấn cá tính của cá thơ qua các chi tiết vừa giàu tính tạo hình vừa giàu
sức sống tiềm tàng: lắt lẻo, cơn gió thốc, đầm đìa, giọt sương gieo.
Đặc điểm này làm cho văn miêu tả trong văn học khác hẳn văn miêu tả trong
khoa học (sinh học, địa lí học, khảo cổ học,…). Tả trong phân môn Tập Làm
Văn cũng khác hẳn cách miêu tả con vật, cây cối trong môn Tự nhiên và Xã
hội.
Chúng ta hãy đọc hai đoạn văn miêu tả cùng một con bướm sau và so sánh sự
khá biệt giữa chúng.
Đọan thứ nhất trích từ SGK của học sinh:
“Thân bướm có ba phần: đầu, ngực, bụng. Phần ngực có bốn cánh, sáu chân.
Bướm bay được nhờ hai đôi cánh là hai màng rộng bản. chúng có vảy phấn
bao phủ nên khoonng trong như cánh chuồn chuồn”.
Đoạn thứ hai trích từ một tác phẩm văn học của Vũ Tú Nam:
11
“Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con
bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay
loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa,
lượn lờ đờ như trôi trong nắng. con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn,
màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu
như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt,là là theo chiều gió, hệt như tàn than
của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn
rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông”.
Ta thấy ở đoạn 1 người viết gạt bỏ hẳn cảm xúc riêng. Các chi tiết hiện ra
chính xác nhưng thật lạnh lùng. Còn ở đoạn thứ 2 ngay từ đoạn đầu miêu tả,
tình cảm của người viết đã được xác định. Đó là sự yêu thích, say mê, sự gắn
bó, hòa quyện tâm hồn của tác giả đối với thiên nhiên. Chính vì điều này mà
đoan văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
1.1.2.2. Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình
Đây là một đặc điểm nổi bật của văn miêu tả. M.Gorki đã có lần phân
tích: Dùng từ để “tô điểm” cho người và vật là một việc. Tả họ một cách sinh
động, cụ thể đến nỗi người ta muốn lấy tay sờ, như người ta thường muốn sờ
mó các nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình của Lép Tôn-xtôi, đó là một
việc khác.
Một bài văn miêu tả được coi là sinh động, tạo hình khi các sự vật, đồ
vật, phong cảnh, con người,… trong bài văn hiện lên qua từng câu, từng dòng
như trong cuộc sống thực, tưởng có thể cầm nắm được, có thể nhìn ngắm hay
sờ mó được như cách nói của Gorki. Trong những chiếc ấm đất của Nguyễn
Tuân, đoạn miêu tả người đầy tớ già gánh nước từ trên chùa về làng là một
đoạn văn miêu tả giàu chất tạo hình. Đoạn này nhà văn dùng ít lời lẽ, ít chi
tiết nhưng sức gợi cảm trong tâm tưởng người đọc lại lớn.
“Trên con đường đất cát khô nồi nước tròng trành theo bước chân mau
của người đầy tớ già đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và
12
thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn
ngoèo như lối đi của loài bò sát”.
Chúng ta cũng có thể đọc được nhiều tác phẩm hay trong các kiệt tác
của các ngòi bút miêu tả bậc thầy như: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến,…
Làm nên sự sinh động, tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết sống,
gây ấn tượng… Những chi tiết mà khi ta tước bỏ chúng đi, bài miêu tả sẽ trở
nên mờ nhạt. Ta thử xem bài tả Những cánh bướm bên bờ sông sẽ như thế nào
khi bị xóa đi các chi tiết như: tha thẩn ở bờ sông, đen như nhung bay loang
loáng, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như bơi
trong nắng, líu ríu như hoa nắng, là là theo chiều gió,hệt như tàn than của
những đám đốt nương,…? Bài văn sẽ trơ ra bộ xương khô. Đọc nó tưởng như
bắt gặp nụ cười nhợt nhạt cuả một người không còn sinh khí. Tuy nhiên cũng
cần chú ý tránh khuynh hướng ngược lại là đưa quá nhiều chi tiết vào bài văn
miêu tả làm cho bài văn trở nên rườm rà. Cần phải biết gạt bỏ các chi tiết
thừa, không có sức gợi tả hay gợi cảm để cho bài văn miêu tả vừa gọn mà vừ
giàu chất tạo hình. Vậy những chi tiết sống động như vậy thì lấy ở đâu ra? Đó
chính là từ sự quan sát cuộc sống của người viết, từ những kinh nghiệm của
bản thân. Có bắt nguồn từ trong thực tế, có thai nghén trong kinh nghiệm thì
bài văn mới có thể sinh động, linh hoạt và có tính tạo hình.
Trong miêu tả người ta hay sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. Nó
làm cho bài văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn nhiều.
Ví dụ: “…Chú gà được mẹ mua từ phiên chợ Mai tết năm ngoái. Hồi
ấy, chú chỉ là một “cậu bé thiếu niên” mới ba tháng tuổi con rụt rè, bỡ ngỡ.
Đến nay,chú đã là một “thanh niên” trưởng thành, oai phong. Chú được lai
giữa giống gà nòi và gà tàu nên chú chọn lọc những đặc tính tốt nhất của hai
giống gà. Bởi thế chú to khỏe như một “lực sĩ trên võ đài” và đẹp trai như
một “siêu sao người mẫu”. Chú khoác trên mình bộ áo màu đỏ tía chen lẫn
13
màu vàng sậm. Cái đầu của chú được trang điểm bằng một cái nón hình bánh
lái tàu và đỏ chót như màu hoa phượng vĩ.Đôi mắt tròn to như hai hạt ngọc
đưa qua đưa lại như muốn làm duyên với mấy cô gà mái tơ trong đàn.cái mỏ
nhọn màu mận chin, phía đầu chót khoằm xuống như mỏ vẹt rất lợi hại, vừa
là phương tiện kiếm ăn vừa là vũ khí tự vệ. Hai cái chân to khỏe và cao như
chú gà nòi chính hiệu được bao bọc bởi một lớp vảy sừng màu vàng nghệ,
giống như bộ giáp chiến giúp chú đánh trả lại kẻ thù một cách hữu hiệu. Hai
cái cựa nhọn hoắt chìa ra như hai mũi dao Thái. Đây mới chính là thứ vũ khí
tấn công của chú, khi cần thiết có thể đưa ra đòn đánh cuối cùng để dứt điểm
đối phương.Đôi cánh của chú thì thật tuyệt, mỗi lần dang ra y hệt như cái
quạt lông của vị quân sư Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc. Cái đuôi của
chú đủ màu, vươn dài ra phía sau và cong lại hình cánh cung. Có những
chiếc lông tam sắc đỏ, xanh, đen quăn lại như một nét hoa văn càng tôn thêm
vẻ “hào hoa, phong nhã” cho chú”.
1.1.2.3. Ngôn ngữ trong văn miêu tả
Ngôn ngữ trong văn miêu tả phải được chọn lọc kĩ càng, lựa chọn từ
ngữ, cách đặt câu, dựng đoạn một cách có nghệ thuật... cốt để làm nổi bật cái
thần, cái hồn của đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ trong văn miêu tả phải đáp ứng
được các yêu cầu sau:
Trước hết, ngôn ngữ miêu tả là phải có tính chính xác. Ngôn ngữ miêu
tả chính xác là ngôn ngữ miêu tả sát đúng, cụ thể từng biểu hiện của sự vật, sự
việc, con người (ngay cả ý nghĩ, tư tưởng...). Bởi văn học phản ánh cuộc sống
một cách chân thực, do đó "văn muốn hay là phải đúng" (Lê Quý Đôn). Tả
con mèo thì mắt phải tròn, tiếng kêu “meo meo”, ngủ “lim dim”, đi “nhẹ
nhàng”… Tả người thì tùy vào đối tượng đó là ai mà sử dụng ngôn ngữ phù
hợp, không thể tả mái tóc, nước da của em bé cũng giống như người lớn
được…
Thứ hai, tính hàm súc. Hàm súc nghĩa là súc tích, ít lời mà nhiều ý "ý
14
tại ngôn ngoại". Đây là đặc điểm nổi bật đối với văn miêu tả bởi có thế thì đối
tượng cần tả mới nổi bật, gợi cảm. Nhà văn Tô Hoài tả: "Nhưng hai bên sườn
núi trong các lũng vẫn chỉ sừng sững một màu đá xám ngắt, không thấy đâu
một chút vàng lúa chín" (Cứu đất cứu mường) mà đó lột tả được cảnh núi
rừng miền Tây Bắc.
Thứ ba ngôn ngữ trong văn miêu tả mang tính hình tượng và giàu cảm
xúc:
Ngôn ngữ miêu tả giàu hình tượng là ngôn ngữ giàu hình ảnh, đường nét màu
sắc, âm thanh, nhạc điệu... có khả năng gây ấn tượng mạnh, tác động sâu xa
trong trí tưởng tượng và cảm nhận của người đọc. Tả đêm trăng thì “sáng
vằng vặc”, tả con suối thì màu “trắng xóa”, chảy “róc rách,… Thông qua hệ
thống tín hiệu ngôn ngữ, nhà văn phải bộc lộ những cung bậc tình cảm khác
nhau, có thể là niềm vui hay nỗi buồn, yêu thương hay giận hờn... trước đối
tượng mình tả. Tứ đó mà hướng dẫn nhận thức và thôi thúc hoạt động của con
người. Hướng dẫn học sinh tả con vật thì phải sử dụng những từ ngữ yêu
thương, quý mến như: nhớ, thương, yêu quý... hay tả mẹ thì dùng những từ
như: biết ơn, yêu quý, thương yêu...Quan sát nhiều bài văn miêu tả, người ta
thấy ngôn ngữ văn miêu tả giáu các tính từ, động từ, thường hay sử dụng biện
pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ. do sự phối hợp các tính từ(màu sắc, phẩm
chất,…), động từ với các biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả luôn tỏa sáng lung
linh trong lòng người đọc, gợi lên trong long họ những cảm xúc, tình cảm, ấn
tượng, hình ảnh về sự vật được miêu tả.
Tính cá thể hoá cũng là một yêu cầu cao đối với văn miêu tả. Mỗi học
sinh do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lý xã hội, cá tính mà hình
thành giọng điệu riêng, cái vẻ riêng về cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn trong
bài văn. Có như vậy người đọc nhận ra một bài văn có phong cách, ở chỗ nó
cho cảm giác “về một cái khép kín” (Mắc Gia Cốp). Đem lại cho cảnh rực rỡ,
lộng lẫy sắc màu, hài hoà, dung dị, tự nhiên. Nó tạo nên giá trị biểu cảm, gợi
15
hình, gợi nét và "gợi cho người đọc cảnh hiện ra y như thật" (Hà Minh Đức).
Ví dụ nhà văn Tô Hoài tả: "Bây giờ, buổi sáng mùa đông khô ráo. Từ mặt
đất, mây mù dần cất cao như một mành sương cuộn lên, lần đầu tiên trông
thấy đồng lúa chín, rồi nước suối Nậm Giơn óng ánh sáng, rồi các nóc nhà
trong làng nhấp nhô, rồi thấy ngang lưng quả núi xanh ngắt”.
Chỉ khi ngôn ngữ đáp ứng được những yêu cầu đó thì bài văn miêu tả
mới hay và hấp dẫn được.
1.1.2.4. Văn miêu tả mang tính sáng tác
Văn miêu tả không phải là sự sao chép, chụp lại những đối tượng miêu
tả một cách rập khuôn, máy móc. Mà nó là kết quả của sự nhận xét, tưởng
tượng hết sức phong phú của mỗi cá nhân, chủ thể.
Tùy vào mỗi người viết mà cùng một đối tượng lại có những cách viết,
cách sáng tác khác nhau. Mỗi bài văn miêu tả là một cái gì đó mới mẻ,riêng
biệt của người viết. Qua những bài viết đó lại mang cho người đọc một cái
nhìn, một góc nhìn mới lạ, hấp dẫn hơn. Nhờ thế mà cùng một chủ đề vẫn có
thể có nhiều tác phẩm hay, để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Mỗi người
đều có những suy nghĩ, cách nhìn khác nhau về một đối tượng. nên khi viết
họ sẽ có những bài viết khác nhau. Nhất là trong văn miêu tả sự khác biệt đó
lại càng trở nên quan trọng. Nếu như miêu tả một con gà, một con chó, một
cái cặp sách hay một cảnh nào đó… mà ai cũng viết giống nhau thì sẽ không
ai thích đọc cả.
Ví dụ như cùng tả về con dế nhưng trong mỗi đoạn văn sau tác giả lại
có cách tiếp cận và sử dụng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ khác nhau nên đọc
cả ba đoạn ta đều thấy sự mới lạ trong đó.
Đoạn thứ nhất là Tô Hoài mượn lời của chú dế để nó tự tả mình:
“Đôi càng của tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo đã nhọn
hoắt. thỉnh thoảng muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng
lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những cây cỏ gãy rạp xuống như là
16
có ai lia qua một nhát dao. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn cun củn, bây giờ dài
kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vỗ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn
giã”.
Đoạn thứ hai là đọan văn miêu tả con dế của Vũ Tú Nam:
“Rồi đột ngột con dế cụ cắn toang vỏ đất mỏng, từ cái nghách bí mật
vọt ra. Đó là một con dế lực lưỡng, đầu tròn bóng như sừng, cánh vân hình
sóng lượn và đôi càng mập, cứng, đầy gai nhọn hoắt.
Đoạn thứ ba là đoạn văn của Duy Khán:
“Bố đi cắt tóc về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế gian trên đất: con xập xành,con
muỗm, con bọ bầu to xù, mốc thếch,ngó ngoáy. Hấp dẫn nhất là mấy con dế
lạo xạo trong các vỏ bao diêm: toàn dế đực, cánh xoăn, chọi nhau phải biết
và gáy vang nhà. Bố gọi chung các loại dế biết gáy là “tắc tẩu”, chúng tôi
gọi riêng theo từng loại: con “roóc”, con “chéc”, loại bé nhất là “két”…
theo tiếng kêu của chúng mà gọi”.
17
1.1.2.5. Tính chân thật trong văn miêu tả
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản cái mới
mẻ của người viết. Nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết bịa
một cách tùy tiện, muốn nói sao thì nói, muốn viết sao thì viết. Khi miêu tả
người viết bắt buộc phải tưởng tượng nhưng phải hợp lí gắn liền với cái chân
thật khiến người đọc chấp nhận được. Có lần tôi đã đọc được một đoạn văn
của học sinh như sau: “Tháng trước mẹ mua cho em một con gà trống về
nuôi. Nhờ em chăm sóc chu đáo nên nó lớn nhanh như thổi và đã đẻ được ba
con gà con…”. Đoạn văn này dù có hay thế nào đi nữa thì người đọc cũng
không thể chấp nhận được vì nó quá vô lí.
Có nhà văn, nhà thơ đã nói về cái giả và cái thật như sau: “Giả và thật
cũng giống như hai cái dây điện có mắc bóng điện đâu vào đấy. Nhưng bấn
một cái thì bóng điện này sang còn bóng điện kia tối vì một bên có điện một
bên thì không”. Bề ngoài thì hai cái giả và thật khó phân định được nhưng khi
đi sâu khám phá bản chất của đối tượng thì mình mới thấy được cái quan
trọng của sự chân thật trong văn miêu tả.
Nhờ quan sát tinh tế của người viết mà người đọc có những hiểu biết
rộng hơn, sâu hơn, và tinh tế hơn về cuộc sống xung quanh mình. Theo “Nghệ
thuật làm văn của Vũ Ký”, Hoàng Đạo đã có bài “Tả hai mẹ con Hươu sao”
như sau:
“Một đám mây vàng hiện ra ở Phương Đông, nằm ngang chân trời. lá
cây nặng trĩu sương đêm nghiêng mình và bỏ những giọt nước trong vắt lốp
bốp xuống nội cỏ. Tiếng hai con chim thủ thỉ và thù thì nghe đã gần nhau
lắm. Trời đã rạng Đông.
Dưới gốc cây trám nắng, trong bụi rậm con hươu nhỏ và gầy, chập
chững trên bốn chân còn run run và yếu ớt quá. Một con chim chích chòe ý
chừng vừa mới ngủ dậy ở trên cành cao bay là là xuống đậu gần hai mẹ con
hươu, vểnh đuôi lên mấy cái nhìn tả, nhìn hữu để làm duyên rồi nói:
18
- Mẹ tròn con vuông chứ? Chích! Chích! Trông nó hay lắm đấy nhỉ!
Nhưng nó to hơn làm sao! Và lông nó thô quá, ít ỏi quá! Hôm nọ, chị tôi cũng
vừa ở cữ một lứa, những năm đứa trẻ nhỏ xíu trông xinh lắm! Chích! Chích!
Hươu mẹ lơ đãng trả lời cô chích chòe lắm điều:
- Chị nói gì kia ạ! Xin lỗi chị, tôi không nghe chị nói gì cả!
Chích Chòe giương mắt nhìn Hươu, vểnh đuôi lên rồi vỗ cánh bay đi.
Hươu mẹ không để ý đến sự tức giận của Chích Chòe cứ rúc đầuvào con mà
hun hít, âu yếm. Hươu con ngơ ngác nhìn xung quanh những hình ảnh mới lạ
bên ngoài hỗn độn in vào trong trí khôn con non nớt. Ánh nắng lọt qua lá
cây, dịu dang soi sáng một vùng rừng thẳm. Những cây cổ thụ dướn cao lên
không, dưới chân cây lá khô xào xạc trong gió nhẹ. Mấy cây lau chốc chốc
lại chạm đầu vào nhau như thì thầm nói chuyện riêng. Dưới nội cỏ ướt sương
có muôn vàn tiếng động rất khẽ của côn trùng. Ở trên bụi tre một con sáo sậu
cãi chí cha chí chát.Còn mấy con chim ri, mấy con chim sậu đậu chỗ này bay
chỗ kia không lúc nào yên. Xa xa như cầm nhịp, vọng đưa lại tiếng chua ngoa
của con chim than yêu của những nơi nước độc: “bắt cô trói cột! bắt cô trói
cột!”
Mọi vật trong rừng đều rung động theo một điệu sống mạnh mẽ, những
con hươu sao mới ra đời chưa cảm thông được với khúc nhạc hòa hợp,nhịp
nhàng ấy. Nó chỉ biết nó khoan khoái trong người. Con hươn mẹ đứng một
chỗ cho con bú, thỉnh thoảng nó mới cúi xuống liếm lông con và nói se sẽ:
- Bú đi con! Bú đi Búp! Bú đi, Búp yêu dấu của mẹ!”
Đọc xong bài văn trên ta thấy việc chọn lọc những chi tiết để miêu tả vẻ
bề ngoài của các sự vật hòa quyện với lòng yêu thiên nhiên của tác giả đã tạo
nên cái bên trong, cài hồn của các sự vật. Tác giả tả hai mẹ con Hươu Sao
nhưng khi đọc lên ta lại nghĩ tới những con người. Ở đây tác giả có sự sáng
tạo với cách nhìn hóm hỉnh, những quan sát tinh tế cộng với sự tỉ mỉ đã làm
cho bức tranh trở nên sinh động và đầy hấp dẫn.
19
1.1.2.6. Đặc điểm văn miêu tả con vật
Miêu tả con vật là dùng từ ngữ để tả con vật về cả hai mặt hình dáng
và tính nết, hoat động của con vật. Ở lớp 4 đối tượng miêu tả của học sinh tả
những con vật gần gũi mà các em đã có dịp nhìn thấy hoặc tiếp xúc như: con
chó, con mèo, con lợn,… Dù miêu tả ngoại hình hay hoạt động, tính nết của
con vật thì bài văn miêu tả đều đòi hỏi những chi tiết độc đáo,tinh tế trong
việc phát hiện đặc điểm riêng, mới lạ của con vật đó. Miêu tả ngoại hình cần
nhấn vào một số khía cạnh tiêu biểu nhất để không cần chi tiết, hình ảnh thì
con vật vẫn hiện ra một cách sinh động trước mắt người đọc. Các tác giả như
Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Đoàn Giỏi, Võ Quảng,… là những cây bút giàu kinh
nghiệm trong phạm vi này. Qua Đất rừng phương Nam, Dế Mèn phiêu lưu kí,
Quê nội và Tảng sáng,… hàng chục con vật được miêu tả sinh động và giàu
tính tạo hình. Miêu tả hoạt động của con vật làm cho bức tranh trở nên có
hồn. Các chi tiết tả hoạt động và hình dáng phải cò mối quan hệ với nhau.
Việc miêu tả ngoại hình làm cho người đọc cảm nhận các hoạt động của con
vật đúng hơn, đầy đủ hơn và ngược lại. Hoạt động của con vật có nhiều loại:
di chuyển,kiếm ăn, chơi đùa,… Các hoạt động này thường giồng nhau trong
cùng một loài: con vịt nào cũng biết bơi, con bò nào cũng ăn cỏ,… Nhưng khi
miêu tả cần lựa chọn những chi tiết vừa mang tính chung của giống loài, vừa
mang tính cá biệt của từng con vật cụ thể. Các hoạt động tiêu biểu ấy tạo cho
mỗi con vật một tính nết riêng, cá thể hóa bức tranh miêu tả. Bài văn miêu tả
con vật phải làm cho người đọc, người nghe như đang sống cùng với chúng,
nhìn ngắm hình dáng bên ngoài, chứng kiến hoạt động của chúng.
Ví dụ qua đoạn văn miêu tả về con ngan mới nở của Tô Hoài dường
như chúng ta cứ muốn đưa tay khẽ nâng chú ngan con lên ngắm nghía.
“Con ngan nhỏ mới nở được ba hôm trông chỉ to hơn cái trứng một tí.
Nó có bộ long vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu những con tơ non
mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hạt
20
cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có
nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mờ. Một cái mỏ màu nhung hươu
vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngay ngắn
đằng trước cái đầu xinh xinh vàng muỗm và ở dưới bụng lủn chủn hai chân
bé tí màu đỏ hồng”.
Hoặc qua đoạn miêu tả đàn bò sau của Hồ Phương ta lại thấy ông đã
khéo tả các cách ăn khác nhau của mỗi con bò. Ba Bớp thì tham ăn, cu Tũn
thì ham chơi, chị Vàng thì dịu dàng,…
“Con Nâu dừng lại. Cả đàn bò dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu rào
lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống
nhất, cứ thúc mãi mõm xuống đất, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra
trông đến là ngon lành. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi,
chốc chốc laijheechs cái mồm tròn vo, đen mịn như nhung và cặp mắt trong
suốt lên nhìn rối chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng
nhường cho nó, đi kiếm mảng khác…”.
Nếu bài văn miêu tả nào tước bỏ đi những nét riêng, nét cá biệt của con
vật, chỉ có những nét chung chung của một giống loài nào đó thì bài văn miêu
tả ấy trở nên khô khan, mờ nhạt. Bên cạnh hai nội dung trên cần chú ý đến
một nội dung cũng không kém phần quan trong đó là thể hiện tình cảm của
người viết đối với con vật được tả. Quan sát để miêu tả bao giờ người ta cũng
có nhận xét, đánh giá hay có tình cảm(yêu, ghét, vui, buồn,…) đối với con
vật. Việc bộc lộ những tình cảm, nhận xét đó có khi được miêu tả trực tiếp
nhưng phần lớn là nó được miêu tả gián tiếp qua cách chọn lựa từ ngữ, hình
ảnh; qua cách ví von giàu tưởng tượng, dạt dào cảm xúc, hoăc qua bố cục,…
của một bài văn miêu tả.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả loài vật là ngôn ngữ chính xác, hàm súc
nhưng sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc. Trong văn miêu tả con vật người
ta thường sử dụng có hiệu quả các tính từ chỉ màu sắc, khồi lượng, các từ
21
tượng thanh, các động từ chỉ hoạt động, các phép nhân hóa, so sánh,… Trong
bài văn miêu tả con vật ta thấy các tính từ đặc biệt là các tính từ chỉ màu sắc,
khối lượng có tần số xuất hiện cao. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng nó có ưu
thế trong việc khắc họa hình ảnh con vật. Con ngan mới nở bộ lông vàng óng,
đôi mắt đen nhánh hạt huyền. Con mèo đầu tròn xinh và nghộ nghĩnh, to
bằng quả bóng cao su, đôi mắt long lanh như ngọc và tròn xoe như hai hòn bi
ve. Song điều cần lưu ý là phải tìm cho được các tính từ miêu tả con vật đung
và hay nhất về màu sắc, hình dáng con vật, không nên chỉ dừng lại ở cac tính
từ chung chung. Con ngan, con vịt mới nở màu gì? Chỉ nói màu vàng thôi thì
chưa đủ hay vì chưa lột tả đúng sắc độ của màu vàng. Phải nói như Tô Hoài
“bộ lông vàng óng” hay như Vũ Thị Thường “lông vàng suồm suộm” Cùng
tả con cá song có người viết “vây hoa xám đen lốm đốm” còn Huy Cận lại
viết “cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”.
Các từ tượng được sử dụng có khi để miêu tả tiếng kêu của con vật hay
tiếng động do nó tạo ra. Đàn bò thì sung sướng ò…ò…,các chú vịt con thì vít
vít đáng yêu, con khỉ thì khẹc…khẹc…, “con gà bà Kiến chỉ rặn được ba tiếng
éc, e, e cụt ngủn…”… Các từ tượng thanh làm cho bài văn miêu tả trở nên
chân thực hơn, hấp dẫn hơn vì con vật được tả giống như trong cuộc sống
vậy.
Các động từ hoạt động rất cần cho việc miêu tả hoạt động miêu tả của
con vật. Các hoạt động này rất phong phú. Do đó số lượng lớn động từ hoạt
động được sử dụng. Các động từ này làm cho các hoạt động của con vật như
hiện rõ trước mắt người đọc. “Chim bố và chim mẹ mải miết đi kiếm mồi về
mớm cho con. Thỉnh thoảng Minh lại bắc ghế nhòm lên. Môi Minh chúm lại
khe khẽ bắt chước tiếng chim kêu lích tích, lích tích. Những chú chim non vội
nhổm hết cả dậy. Những đôi mắt tròn như hạt cườm đen, chớp chớp, cái đầu
khẽ nghiêng nghiêng,… Những chiếc mỏ vàng khúm lại há ra đớp đớp, ngon
lành như em bé của Minh lúc nó ọ ẹ hớp hớp đôi môi đòi bú tí…”.
22
Phép nhân hóa, so sánh tỏ ra đăc dung trong văn miêu tả con vật. Ở
nhiều tác phẩm, nhân hóa không những chỉ là những biện pháp hoặc thủ pháp
có tính chất tu từ mà trở thành phương pháp xây dựng hình tượng, xây dựng
tác phẩm như trong Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa,… Phổ biến trong
các tác phẩm miêu tả, nhân hóa được dùng như một biện pháp nghệ thuật.
Người viết dùng cách gọi người để gọi con vật (cu Tũn, chị Vàng,…), tả các
hoạt động, tính nết của con vật như con người,… Nhờ biện pháp nhân hóa và
so sánh con vật được miêu tả trở nên sinh động và thân thiết hơn đối với
người đọc.
“Ở một trang trại kia có một con chó Vện. Vện rất khó tính. Nếu bị
xích, nó lăn ra kêu ăng ẳng. Nhưng nếu để tự nhiên thì nó chạy rông suốt
ngày, có khi đến bữa cũng mải vui chơi với chúng bạn, quên cả về ăn cơm.
Bởi thế nên Vện thường bị khổ hình số một. Nghĩa là phải xích cổ lại.
Tất nhiên Vện không ưng thế. Nó phản đối. nó cắn xích. Nó nhá thừng.
Nhưng xích thì bằng xích dây thì bằng đay. Cắn nhá lắm chỉ tổ có rách mép,
đau răng thôi. Sau một hồi ghè nhay, cậu cả lại mệt lử, nằm nhoài ra thở phì
phò. Không làm thế nào được”.
Trên đây là một số đặc điểm về đối tượng, nội dung cũng như ngôn ngữ
trong văn miêu tả. Qua một số nét như vậy ta cũng có cái nhìn toàn diện,sâu
sắc hơn về văn miêu tả con vật.
1.1.3. Kĩ năng. Kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho HS Tiểu học
1.1.3.1. Kĩ năng
Theo quan điểm của tâm lý học hiện đại, trong quá trình dạy học, GV
thường truyền đạt cho học sinh những tri thức. Nắm được tri thức là hiểu biết
và nắm được khái niệm khoa học. Tiến thêm một bước nữa là vận dụng khái
niệm, định nghĩa… vào thực tiễn thì sẽ có kỹ năng. Nhưng kỹ năng vẫn là
một hành động ý chí đòi hỏi phải “động não”, suy xét, tính toán, phải có sự nỗ
lực ý chí thì mới hoàn thành được.
23
Vậy, kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một
hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh
nghiệm và những cách thức hành động đúng đắn vào thực tiễn.
Như vậy kỹ năng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành thông
qua một quá trình luyện tập và trải qua một quá trình nhất định. Bất cứ kỹ
năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức. Sở dĩ như vậy là
vì, xuất phát từ cấu trúc kĩ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến
kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó).
Thực chất của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho học sinh nắm
vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những
thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với
những hành động cụ thể. Muốn vậy, khi hình thành kỹ năng cho học sinh,
người giáo viên cần phải thực hiện các thao tác sau:
Thứ nhất, giúp cho học sinh biết cách tìm tòi để nhận xét ra yếu tố đã
cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng trong các tình huống và trong
các bài tập.
Thứ hai, giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát để giải quyết
các bài tập, các đối tượng cùng loại.
Thứ ba, giúp học sinh xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình
khái quát và các kiến thức tương xứng
Kĩ năng được xem xét nghiêng về kĩ thuật của thao tác, hành động hay
hoạt động. kĩ năng được xem xét nghiêng về mặt năng lực của con người.
theo quan niệm này thì kĩ năng vừa mang tính ổn định vừa mang tính linh
hoạt, mềm dẻo.
1.1.3.2. Kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho HS lớp 4
Sản phẩm của phân môn TLV là các ngôn bản ở dạng nói và viết theo
các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định. Nói cách khác, mục
đích của TLV là tạo lập được ngôn bản. Vì vậy nhiệm vụ cơ bản của dạy học
24
TLV là giúp HS tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo phong cách khác
nhau do chương trình quy định.
Nhiệm vụ của TLV là hình thành, phát triển năng lực tạo lập ngôn bản
ở HS. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các kĩ năng bộ phận
như: xác định mục đích nói,viết, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói,
viết thành câu, đoạn, bài. Vì vậy, phân môn TLV phải cung cấp cho HS
những kiến thức và hình thành, phát triển cho các em những kĩ năng này. Ở
Tiểu học, phân môn TLV có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói theo các nghi thức lời
nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viết một số các văn bản nghệ thuật
như kể chuyện, miêu tả.
Trong văn miêu tả con vật cũng vậy các kĩ năng trên càng thể hiện tầm
quan trọng, sự cần thiết của mình trong quá trình dạy và học của GV và HS.
Ta có thể hệ thống các kĩ năng làm văn miêu tả con vật như sau:
- Kĩ năng tìm hiểu đề bài(kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn
đề bài bài viết)
- Kĩ năng xác định tư tưởng của bài viết.
- Kĩ năng quan sát, thu thập tài liệu cho bài viết(tìm ý)
- Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu)
- Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn phong
cách, tư tưởng bài văn miêu tả.
- Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo phong cách miêu tả.
- Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sữa chữa lỗi)
1.1.4. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học với quá trình dạy học viết văn
miêu tả
Hiện nay văn miêu tả được đưa vào chương trình phổ thông ngay từ
những lớp đầu của Tiểu học. Ở lớp 2 khi tập quan sát tranh để trả lời câu hỏi
các em đã được làm quen với văn miêu tả qua việc việc viết ghép câu trả lời
của các em lại thành một đoạn văn. Đặc biệt lên lớp 4, 5 các em thực sự làm
25