Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Kĩ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn hoá học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.68 KB, 87 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh



kĩ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu
trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn
hóa học
chuyên ngành: ll & ppdh hoá học
mã số: 60.14.10

luận văn thạc sĩ giáo dục học
Ngời hớng dẫn khoa học: ts. cao cự giác
ngời thực hiện: Trần Thị Thanh Nga

Vinh - 2007

Lời cảm ơn
Để hoàn thành đợc công trình này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận đợc sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Cao Cự Giác - ngời đã trực tiếp hớng
dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn, và các thầy cô giáo trong khoa
Hoá Học đã có nhiều ý kiến đóng góp quí báu cho luận văn. Đồng thời tôi muốn
bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa sau đại học trờng đại học Vinh,

1


cùng với sự ủng hộ giúp đỡ động viên của gia đình, của các bạn đồng nghiệp, các
thầy trò trờng THPT Hà Huy Tập, trờng THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp tôi hoàn thành
luận văn này.


Vinh, ngày 20 tháng 11 năm 2007

Trần Thị Thanh Nga

Kí hiệu viết tắt
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
KNS : Khả năng sai
KNS1: Khả năng sai thứ nhất
KNS2 : Khả năng sai thứ hai
TNSP : Thực nghiệm s phạm

2


Mục lục
Phần I. Mở đầu
Trang
1. Lý do chọn đề tài .... ......5
2. Khách thể và đối tợng nghiên cứu........6
3. Mục đích nghiên cứu.................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.........6
5. Phơng pháp nghiên cứu........7
6. Giả thuyết khoa học ...7
7. Cái mới của đề tài...7
Phần II. Nội dung
Chơng I. Cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề
1.1. Tổng quan về các phơng pháp trắc nghiệm ..........8
1.2. Các yêu cầu đối với câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.11
1.3. Một số quan điểm về tiêu chí cho một câu trắc nghiệm hay, có chất lợng23
1.4. Thực trạng về việc sử dụng và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn ở trờng phổ thông..........25
Chơng II. Kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn môn hoá học
2.1. Những kỹ thuật biên soạn câu nhiễu có độ hấp dẫn với câu đúng 27
2.1.1. Bài tập trắc nghiệm về tính toán hoá học ..27
2.1.2. Bài tập trắc nghiệm về lí thuyết hóa học ...44
2.1.3. Bài tập trắc nghiệm về thực hành hoá học .55
2.1.3.1. Nhận biết và phân biệt các chất ..................56
2.1.3.2. Tách các chất ra khỏi hỗn hợp, tinh chế các chất ...62
2.1.4. Bài tập chọn phát biểu đúng/sai trong số các phơng án chọn ..........71

3


2.1.4.1. Một số điểm cần chú ý trong biên soạn các phát biểu đúng/sai..........71
2.1.4.2. Một số kĩ thuật biên soạn các mệnh đề đúng/ sai (hay các phát biểu
đúng/sai)...72
2.1.4.3. Kĩ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn dạng
tìm phát biểu đúng/sai..................75
2.2. Phơng pháp đánh giá chất lợng câu trắc nghiệm ..........78
Chơng III. Thực nghiệm s phạm
3.1. Mục đích thực nghiệm s phạm............81
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm s phạm81
3.3. Nội dung thực nghiệm.......81
3.4. Phơng pháp thực nghiệm.82
3.5. Kết quả thực nghiệm s phạm...83
3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm s phạm ...84
Kết luận ..86
1. Những việc đã hoàn thành của luận văn ..86
2. Hớng phát triển của đề tài..86

3. Đề nghị.........87
Tài liệu tham khảo ........88
Phụ lục ........92

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Để góp phần thực hiện mục tiêu lớn của đất nớc, ngành giáo dục đang có
những chuyển đổi đáng kể trên nhiều phơng diện. Trong đó, thay đổi hình thức
tuyển sinh Đại học từ tự luận sang trắc nghiệm là một sự chuyển đổi có tính bớc
ngoặt đối với ngành giáo dục nớc nhà, cùng với sự thay đổi đó thì những nhiệm
vụ mới, những thách thức mới lại đợc đặt ra.
Cùng với số lợng thì chất lợng các câu trắc nghiệm khách quan đang là vấn
đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục khi mà hình thức thi trắc nghiệm trở nên

4


phổ biến và rộng rãi. Hiện nay đã có khá nhiều tài liệu, sách tham khảo trong nớc
viết về bài tập trắc nghiệm khách quan, nhng nội dung cha thật phong phú, và
vấn đề chất lợng cần phải có sự đầu t nhiều hơn nữa.
Trong việc biên soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn thì việc biên soạn câu
nhiễu là khó nhất. Câu nhiễu phải có vẻ đúng hay hợp lí để thu hút học sinh
kém, buộc học sinh khá phải băn khoăn, suy xét... Chính vì vậy, việc biên soạn
câu nhiễu quyết định đến khả năng phân loại học sinh và ảnh hởng đến độ khó
của câu trắc nghiệm. Câu trắc nghiệm có chất lợng nhất thiết phải đảm bảo tính
hiệu nghiệm của các câu nhiễu, nhằm đánh giá chính xác mức độ hiểu biết thực
sự của học sinh về vấn đề đợc hỏi, hạn chế xác suất đánh trúng khi mà kiến thức
vẫn còn mơ hồ, cha chuẩn xác. Nh vậy chất lợng của một bài tập trắc nghiệm
nhiều lựa chọn không những phụ thuộc vào phơng án đúng mà còn phụ thuộc rất
nhiều vào các phơng án gây nhiễu.

Nhìn chung, việc biên soạn câu TNKQ đối với đa số giáo viên còn hạn chế
do thiếu kĩ năng soạn thảo câu trắc nghiệm, đặc biệt gặp khó khăn khi biên soạn
câu nhiễu. Giáo viên chủ yếu sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong các sách
tham khảo mà thiếu sự chủ động, sáng tạo trong việc biên soạn câu trắc nghiệm
khách quan, hoặc có nhng hầu hết đang ở mức độ là các kĩ năng nhỏ lẻ ở các
điểm kiến thức rời rạc. Khi biên soạn câu TNKQ nhiều giáo viên chỉ quan tâm
đến phơng án đúng mà thiếu sự đầu t cho phơng án nhiễu, hoặc xây dựng các phơng án nhiễu một cách tuỳ tiện, dẫn đến chất lợng câu trắc nghiệm còn thấp.
Việc nghiên cứu về kĩ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu TNKQ là rất
cần thiết, đó sẽ là những định hớng có tính phơng pháp trong khi biên soạn câu
TNKQ, nhằm tạo nên những câu nhiễu có tính hiệu nghiệm, góp phần tạo nên
những câu TNKQ có chất lợng, giúp giáo viên chủ động hơn trong việc ra đề trắc
nghiệm khách quan, khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo của họ, ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm sẽ ngày càng đa dạng, phong phú và có chất lợng.
Có thể nói, cho tới nay cha có một đề tài nào nghiên cứu về Kĩ thuật biên
soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn hoá học,
xét thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu này nên chúng tôi chọn làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Khách thể và đối tợng nghiên cứu

5


- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trờng phổ thông.
- Đối tợng nghiên cứu: Câu hỏi trắc nghiệm môn hoá học dạng nhiều lựa chọn.
3. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện và tổng hợp các kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu TNKQ
nhiều lựa chọn, nhằm mục đích định hớng cho việc biên soạn câu TNKQ, tạo ra
những câu trắc nghiệm khách quan có chất lợng, góp phần nâng cao hiệu quả
giảng dạy, kiểm tra đánh giá kiến thức hoá học của học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sử dụng và biên soạn câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
Nghiên cứu về kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu TNKQ.
Xây dựng một hệ thống câu TNKQ nhiều lựa chọn.
Thực nghiệm s phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật đã soạn thảo,
đánh giá tính khả thi và tính hữu ích của đề tài.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Tìm hiểu thực tiễn ở trờng phổ thông nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: sách, báo, tạp chí, đề thi...
Điều tra cơ bản: trắc nghiệm, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia.
Thực nghiệm s phạm, xử lí kết quả bằng toán học thống kê.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đợc một hệ thống các kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong
câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thì sẽ là t liệu tham khảo cần thiết,
bổ ích cho các giáo viên, giúp giáo viên chủ động, sáng tạo hơn trong việc biên
soạn những câu trắc nghiệm có chất lợng với số lợng phong phú, góp phần nâng
cao hiệu quả giảng dạy, kiểm tra-đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
7. cái MớI của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài đã xây dựng đợc một hệ thống các kỹ thuật biên
soạn câu nhiễu trong TNKQ nhiều lựa chọn.
Về mặt thực tiễn: Nội dung của đề tài giúp giáo viên có thêm tự liệu cần
thiết bổ ích cho việc biên soạn câu TNKQ sử dụng trong giảng dạy, kiểm tra đánh
giá học sinh.

6


Nội dung
Chơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1. Tổng quan về các phơng pháp trắc nghiệm
1.1.1. Câu trắc nghiệm đúng - sai
Đây là loại câu đợc trình bày dới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời
bằng cách lựa chọn một trong 2 phơng án đúng hoặc sai.
a) Ưu điểm
Nó là loại câu đơn giản thờng dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự
kiện hoặc khái niệm, vì vậy viết loại câu này tơng đối dễ, ít phạm lỗi, mang tính
khách quan khi chấm.
b) Nhợc điểm
Học sinh có thể đoán mò và đúng ngẫu nhiên tới 50%, vì vậy độ tin cậy
thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể
không thõa mãn khi buộc phải chọn đúng hay sai khi câu trắc nghiệm viết
cha kĩ càng.
1.1.2. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất. Loại này có
một câu phát biểu gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn,
trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất, còn lại đều là sai:
những câu trả lời sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu.
a) Ưu điểm
Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy
học khác nhau, chẳng hạn nh:
Xác định mối liên quan nhân quả.
Nhận biết những điều sai lầm.
Ghép các kết quả hay các điều kiện quan sát đợc với nhau.
Định nghĩa các khái niệm.
- Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
- Nhận biết điểm tơng đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật hoặc hiện tợng.
- Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.

7



- Xác định thứ tự hay cách sắp xếp đặt nhiều sự vật hiện tợng.
- Xét đoán vấn đề đang đợc tranh luận dới nhiều quan điểm.
Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại
TNKQ khác khi số phơng án chọn lựa tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn: Với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn, ngời
ta có thể đo đợc các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lí, định luật,..., tổng quát
hóa... rất hữu hiệu.
Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào
chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và trình độ ngời chấm bài,...
b) Nhợc điểm
Loại câu này khó soạn vì chỉ có một câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn
lại gọi là câu nhiễu thì cũng phải có vẻ hợp lí. Ngoài ra, phải soạn thế nào đó để
đo đợc các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
Có những học sinh có óc sáng tạo, t duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay
hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn.
Các câu nhiều lựa chọn có thể không đo đợc khả năng phán đoán tinh vi, khả
năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu
hỏi tự luận.
Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và
cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
Câu hỏi loại này có thể dùng đánh giá trí năng ở mức biết, khả năng vận
dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi
viết câu hỏi loại này cần lu ý:
- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng một
vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh đợc thì cần phải đợc nhấn
mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu trọn vẹn để học sinh hiểu
đợc mình đang đợc hỏi vấn đề gì.
- Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn,

có cấu trúc song song, nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.

8


- Nên có 5 phơng án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phơng án trả lời ít
hơn thì yếu tố đoán mò hay may rủi sẽ tăng lên. Nhng nếu có quá nhiều phơng án
để chọn thì thầy giáo khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi,
các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn nh nhau để nhử học sinh
kém chọn.
- Phải chắc chắn chỉ có một phơng án trả lời đúng, các phơng án còn lại thật sự
nhiễu.
- Không đợc đa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết một
nội dung kiến thức nào đó.
- Các câu trả lời đúng nhất phải đợc đặt ở các vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự
ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau.
1.1.3. Câu trắc nghiệm ghép đôi
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm
ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu cha hoàn thành ở cột khác sao cho
phù hợp.
a) Ưu điểm
Câu ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi học sinh trung
học cơ sở hơn. Có thể dùng loại câu này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó
đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các
mối liên quan.
b) Nhợc điểm
Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc đánh giá các khả
năng nh sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo
mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì
tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trớc khi ghép đôi.

1.2. các yêu cầu đối với câu trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn
1. Phần dẫn phải có nội dung ngắn gọn, lời văn sáng sủa, diễn đạt rõ ràng một
vấn đề. Nên bỏ bớt những câu chữ, chi tiết không cần thiết. Từ ngữ đợc dùng phải
là phổ biến đối với các đối tợng thí sinh. Vấn đề cần hỏi phải đợc diễn đạt một
cách trọn vẹn, tờng minh để học sinh hiểu đợc mình đang đợc hỏi vấn đề gì.

9


Ví dụ 1: Dãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion nào sau đây
là đúng?
A. Ne > Na+ > Mg2+.
B. Na+ > Ne > Mg2+.
C. Na+ > Mg2+ > Ne.
D. Mg2+ > Ne > Na+.
Nhận xét: Nội dung câu hỏi trên cha đợc rõ ràng, cha sáng sủa. ở đây hỏi dãy
sắp xếp nào đúng chứ không hỏi bán kính nguyên tử và ion nào đúng. Vì vậy nên
sửa lại câu dẫn nh sau:
Dãy sắp xếp nào đúng theo thứ tự giảm dần bán kính của nguyên tử và ion
trong số các dãy sau?.
Ví dụ 2: Clo tác dụng với nớc theo phơng trình phản ứng sau:
Cl2 (k) + H2O (l)
HOCl + HCl
Hai sản phẩm tạo ra đều tan tốt trong nớc tạo thành dung dịch. Ngoài ra
một lợng đáng kể khí clo tan trong nớc tạo thành dung dịch có màu vàng lục nhạt
gọi là nớc clo. Hãy chọn lí do sai: Nớc clo dần dần bị mất màu theo thời gian,
không bảo quản đợc lâu vì:
A. Clo là chất khí dễ bay ra khỏi dung dịch.
B. Axit hipoclorơ (HOCl) là hợp chất không bền.

C. Hiđroclorua (HCl) là chất khí dễ bay hơi.
D. Phản ứng hoá học trên là phản ứng thuận nghịch.
Nhận xét: Phần dẫn của câu trắc nghiệm trên diễn đạt dài dòng, chứa đựng những
chi tiết không cần thiết, nên lợc bỏ bớt những chi tiết nh Hai sản phẩm tạo ra
đều tan tốt trong nớc tạo thành dung dịch. Ngoài ra một lợng đáng kể khí clo tan
trong nớc tạo thành dung dịch có màu vàng lục nhạt gọi là nớc clo, bởi đây là
những kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải biết.
Ví dụ 3: Ion là:
A. Hạt mang điện.
B. Nguyên tử đã nhờng hay nhận thêm electron.
C. Thành phần của chất điện li.
D. Nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện.
Nhận xét: Phần dẫn của câu trắc nghiệm trên là một câu bỏ lửng Ion là:, ngời
đọc thấy mơ hồ không xác định rõ ý định hỏi, không xác định rõ câu phát biểu

10


dạng định nghĩa trọn vẹn hay là câu nêu đặc điểm, sự tạo thành ion,. Câu trắc
nghiệm trên nên sửa lại nh sau:
Chọn định nghĩa đúng khi định nghĩa ion trong các phơng án sau:
A. Ion là hạt mang điện.
B. Ion là nguyên tử đã nhờng hay nhận thêm electron.
C. Ion là thành phần của chất điện li.
D. Ion là nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện.
2. Nếu phần dẫn của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng thì các lựa chọn phải nối tiếp
với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung.
Ví dụ 1: (Câu 7-trang 119, [20])
Hãy chọn câu đúng nhất trong các định nghĩa sau đây về phản ứng axitbazơ theo thuyết Bronstet. Phản ứng axit-bazơ là:
A. Do axit tác dụng với bazơ.

B. Do oxit axit tác dụng với oxit bazơ.
C. Do có sự nhờng, nhận proton.
D. Do có sự dịch chuyển electron từ chất này sang chất khác.
Nhận xét: Câu trắc nghiệm trên yêu cầu học sinh chọn định nghĩa đúng về phản
ứng axit-bazơ theo lí thuyết Bronstet, nhng các phơng án chọn không phù hợp với
câu bỏ lửng ở phần dẫn về mặt ngữ pháp, không tạo đợc câu hoàn chỉnh của một
định nghĩa (Phản ứng axit-bazơ là do axit tác dụng với bazơ, Phản ứng axitbazơ là do có sự nhờng, nhận proton, (?)).
Ví dụ 2: Chất trung tính là chất:
A. Vừa thể hiện tính axit vừa thể hiện tính bazơ.
B. Không thể hiện tính axit và tính bazơ.
C. Chỉ thể hiện tính axit khi gặp bazơ mạnh.
D. Chỉ thể hiện tính bazơ khi gặp axit mạnh.
Nhận xét: Trong câu trắc nghiệm trên, các câu chọn nối tiếp với câu bỏ lửng
thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung.
3. Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ có duy nhất một câu
trả lời đúng, câu đúng phải đúng hoàn toàn không tranh cãi đợc. Đặc biệt, lu ý
loại bỏ câu trắc nghiệm có hai câu trả lời đúng nh nhau trở lên, hoặc không có
câu trả lời đúng.

11


Ví dụ 1: Cho các dung dịch Ba(OH)2, H2SO4, Na2SO4, NaCl. Chỉ dùng thêm một
thuốc thử nào sau đây để nhận biết 4 dung dịch trên:
A. AgNO3
B. Quỳ tím
C. Phenolphtalein
D. BaCl2
Đáp án ở đây không duy nhất vì có thể dùng quì tím hoặc dùng phenolphtalein
đều phân biệt đợc các dung dịch trên.

Ví dụ 2: (Câu XVI.11 [2])
Chỉ ra các mệnh đề không đúng:
A. Axit photphoric không có tính oxi hóa.
B. Photpho trắng hoạt động hơn photpho đỏ.
C. Photpho tạo đợc nhiều oxit hơn nitơ.
D. Có thể bảo quản photpho trong nớc.
Nhận xét: mệnh đề C không đúng; mệnh đề A không đúng (vì H 3PO4 có thể thể
hiện tính oxi hóa với vai trò của H+). Nh vậy câu trắc nghiệm này có hai phơng
án đúng là A và C.
4. Không đợc đa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết một
nội dung kiến thức nào đó.
Ví dụ: (Câu 60 trang 26, [15])
Trong phản ứng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt
phân muối kali clorat, biện pháp nào sau đây không đợc sử dụng để làm tăng tốc
độ phản ứng?
A. Dùng chất xúc tác mangan đioxit (MnO2).
B. Nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.
C. Dùng phơng pháp dời nớc để thu khí oxi.
D. Dùng kali clorat và mangan đioxit khan.
Nhận xét: Trong câu trắc nghiệm trên A, B, D là các câu chọn có cùng ý nghĩa.
Học sinh cũng dễ dàng suy ra đáp án là C.
5. Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.
Ví dụ 1: Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất quan trọng, có ứng dụng rất
rộng rãi. Lí do nào khiến cho việc sử dụng bê tông cốt thép trở nên phổ biến
trong công nghiệp xây dựng?
A. Thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt bằng nhau.

12



B. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất bền.
C. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất đắt tiền.
D. Cả A và B.
Nhận xét: Một học sinh không có kiến thức về hoá học cũng dễ dàng nhận thấy
rằng C là lí do sai, từ đó đoán D là đáp án đúng.
6. Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn, hoặc ngắn hơn hẳn các câu lựa chọn
khác.
Ví dụ: (Câu II.48/24, [2])
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho tới d. Hiện tợng quan sát
đợc là:
A. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt.
B. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lợng kết tủa tăng dần.
C. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lợng kết tủa tăng dần đến khối lợng
không đổi.
D. Xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, lợng kết tủa tăng dần đến khối lợng
không đổi. Sau đó lợng kết tủa giảm dần cho tới khi tan hết thành dung dịch màu
xanh đậm.
Nhận xét: Phơng án D dài và đầy đủ hơn hẳn các phơng án khác, học sinh dễ
đoán ra đáp án là D.
7. Tránh tình trạng câu lựa chọn đúng đợc viết với những ý tởng đầy đủ, chính
xác; ngợc lại, các câu nhiễu đợc diễn đạt cẩu thả với những ý tởng tầm thờng.
8. Phải thận trọng và hạn chế dùng các cụm từ tất cả đều đúng hay tất cả đều
sai làm câu lựa chọn.
Nhận xét: Thờng với loại câu hỏi này, nếu có 2 trong số các phơng án chọn là dễ
nhận biết thì học sinh không cần xem xét các phơng án còn lại, và chọn phơng án
tất cả đều đúng hoặc tất cả đều sai. Hoặc với loại câu hỏi này học sinh thờng
mang tính gợi ý giúp học sinh đoán ra phơng án tổ hợp chính là phơng án
đúng. Vì vậy nên thận trọng khi soạn kiểu đáp án này, đối với loại câu này thì
nên soạn các phơng án chọn có độ khó tơng đơng, hoặc chuyển về dạng câu hỏi
khác để đỡ bị lộ.

9. Tránh dùng hai lần phủ định liên tiếp trong một câu trắc nghiệm.
Ví dụ: Khẳng định nào sau đây không đúng?

13


A. Không có axit nào là không tan trong nớc.
B. Tất cả các muối amoni đều tan trong nớc.
C. Tất cả các muối nitrat đều tan trong nớc.
D. Không có muối của kim loại kiềm nào là không tan trong nớc.
Nhận xét: Trong câu trắc nghiệm này phơng án A đợc coi là đáp án đúng. Nhng
cách phát biểu của A và D rất khó hiểu vì chứa hai lần phủ định liên tiếp. Câu trắc
nghiệm nên sửa thành:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các axit đều tan nhiều trong nớc.
B. Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nớc.
C. Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nớc.
D. Tất cả các muối của kim loại kiềm đều tan trong nớc.
10. Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; không nên đặt
những vấn đề không thể xảy ra trong thực tế.
Ví dụ: (câu12, trang 7, [3])
Dung dịch axit nitrơ HNO2 0,6.1016 M, ở nhiệt độ 250C có độ điện li bằng
8%. [H+] có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 4,8.1014 M
B. 4.1016 M
C. 4,8.1016 M
D. Tất cả đều sai.
Nhận xét: Có hay không một dung dịch axit nitrơ HNO2 0,6.1016 M ?.
11. Tránh những khái niệm, nội dung đợc trình bày khác nhau trong các bộ sách
giáo khoa, hay những vấn đề đang tranh cãi dới nhiều quan điểm cha thống nhất.

Ví dụ: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng tự oxi hoá - tự khử (hay tự oxi
hoá - khử)?
A. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
t
B. 2NaNO3
2NaNO3 + O2
o

t
C. NH4NO3
N2O + 2H2O
o

D. 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO
Nhận xét: Phơng án A là phản ứng oxi hoá - khử giữa các phân tử, phơng án B là
phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử, phơng án C và D có tài liệu đều coi là phản

14


ứng tự oxi hoá - khử, nhng cũng có tài liệu chỉ coi phơng án D mới là phản ứng tự
oxi hoá khử. Sự khác nhau giữa phơng án C và D là ở chỗ, phơng án C có sự
thay đổi số oxi hoá của cùng một nguyên tố (ở đây là nguyên tố nitơ), phơng án
D có sự thay đổi số oxi hoá của cùng một nguyên tố và có cùng số oxi hoá ban
đầu.
12. Tránh những câu hỏi định lợng làm thí sinh mất nhiều thì giờ giải bài.
Ví dụ 1: (Câu IV.150, [10])
Một hỗn hợp X gồm oxit bazơ MO và Al 2O3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung
dịch NaOH 1M để lại một chất rắn Y hoàn toàn không tan trong dung dịch
NaOH. Y tan hết trong 100 ml dung dịch H 2SO4 2M (lợng vừa đủ) cho ra dung

dịch Z. Sau khi cô cạn dung dịch Z thu đợc 50 gam muối MSO4.5H2O. Xác định
kim loại M và khối lợng hỗn hợp X.
A. Fe, mX = 24,6g
B. Cu, mX = 18,2g
C. Cu, mX = 26,2g
D. Zn, mX = 26,4g
Ví dụ 2: (Câu XIV.433, [10])
Cho vào một bình kín không chứa không khí 23,2 gam một hỗn hợp X
gồm S và Fe. Nung bình một thời gian cho đến khi phản ứng hoàn toàn đợc chất
rắn A. Cho A tác dụng với H2SO4 loãng d thu đợc khí B có tỉ khối đối với N2 là
1/1,2. Tính khối lợng của S và của Fe trong hỗn hợp X.
A. 3,2g S và 20g Fe.
B. 6,4g S và 16,8g Fe.
C. 12g S và 11,2g Fe.
D. 17,6g S và 5,6g Fe.
Nhận xét: Với bài tập ở VD1, một học sinh khá giỏi giải nhanh nhất cũng mất 4
phút để tính toán, cha kể thời gian suy nghĩ tìm phơng pháp giải.
Với bài tập ở VD2, học sinh khá giỏi phải mất ít nhất 8 phút để vừa biện luận vừa
tính toán để đi đến đáp số cuối cùng.
Lỗi này thờng gặp khi giáo viên chuyển đổi một bài tập tính toán dạng tự
luận sang dạng trắc nghiệm chỉ bằng cách thêm các phơng án chọn.
Bài tập trắc nghiệm dạng toán thờng là một bài tập có phơng pháp giải
nhanh hoặc là một ý của bài tập lớn, để có thể giải nhanh trong vòng 1-2 phút.
13. Trong câu trắc nghiệm định lợng, phải thống nhất cấp độ chính xác của các
số liệu.

15


Trong hóa học phải chú ý các đại lợng nh nồng độ dung dịch các chất tan ít,

khối lợng riêng,... mà không đợc cho một cách tùy tiện.
Ví dụ 1: (Câu 5/ trang 70, [41])
Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05 M
đợc kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lợng của dung dịch Y so với khối lợng
của dung dịch Ca(OH)2 sẽ:
A. Tăng 3,04 gam.
B. Tăng 7,04 gam.
C. Giảm 4 gam.
D. Giảm 3,04 gam.
Nhận xét: Thực tế ở 200C, 1 lít nớc chỉ hòa tan đợc 0,02 mol Ca(OH)2. Nghĩa là
nồng độ bão hoà của dung dịch Ca(OH)2 ở 200C là 0,02M. Trong các bài toán
định lợng không nên cho nồng độ dung dịch Ca(OH)2 quá 0,02M, vì khi đó một
phần Ca(OH)2 tồn tại ở dạng rắn.
Ví dụ 2: (Câu XIV.35/ trang 117, [2])
Lợng nớc cần pha thêm vào 20g dung dịch HCl 37% (d = 1,84g/ml) để đợc
dung dịch 10% là:
A. 25,5 ml
B. 27 ml
C. 80 ml
D. 54 ml
Nhận xét: ở 200C, dung dịch HCl có nồng độ đặc nhất là 37% có d = 1,19 g/ml
chứ không phải là 1,84g/ml.
14. Phải luôn có ý thức rõ ràng về mục đích của câu hỏi.
Điều này có ý nghĩa nếu nh có ý định trắc nghiệm năng lực nhận thức ở mức
nhớ thì không đợc ngụy trang câu hỏi trắc nghiệm dới dạng một thể hiện khác
đi. Thí dụ muốn trắc nghiệm ở mức nhớ định nghĩa oxit (lớp 8): Oxit là hợp chất
của oxi với một nguyên tố khác thì không nên thể hiện ở dạng khác đi: Oxit là
hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Nếu nh có ý định trắc nghiệm t duy phê phán thì phải làm thế nào để câu hỏi
không thể đợc trả lời đơn thuần dựa trên thông tin thực tế đã thu đợc.

Nếu nh có ý định làm một câu hỏi trắc nghiệm khó, phải chắc chắn rằng nó
sẽ khó bởi vì đòi hỏi sự hiểu biết ở mức cao hoặc những lí luận sắc bén chứ
không phải vì nó trắc nghiệm vấn đề cha rõ ràng của môn học.
15. Câu dẫn phải trong sáng, tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu theo nhiều
cách.

16


Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X thu đợc b mol CO2 và nớc,..
Nhận xét: ở đây học sinh có thể hiểu b là số mol của CO 2, cũng có thể hiểu b là
tổng số mol của CO2 và H2O.
Ví dụ 2: Cho hỗn hợp khí và hơi A có thể tích 5 lít (đktc) đi qua dung dịch
Ca(OH)2...
Nhận xét: Câu này có thể hiểu theo 2 cách:
- Cả khí và hơi có tổng thể tích là 5 lít. Lúc này phải hiểu A là tên của hỗn hợp.
- Hơi A có thể tích 5 lít, còn không cho biết thể tích khí và A là tên của hơi.
16. Các câu lựa chọn, kể cả các câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu.
Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn, phải tỏ ra là có lý đối với những ngời không am
hiểu hoặc hiểu không đúng.
Ví dụ: Khí H2 thu đợc nh thế nào là tinh khiết:
A. Đốt không có tiếng nổ.
B. Đốt có tiếng nổ nhỏ.
C. Đốt có tiếng nổ to.
D. Đốt thấy cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
17. Câu dẫn không đợc chứa một đầu mối nào để đoán ra câu trả lời.
Ví dụ 1: KClO3 tan nhiều trong nớc nóng nhng tan ít trong nớc lạnh. Hiện tợng
nào xảy ra khi cho khí Cl2 đi qua nớc vôi (d) đun nóng, lấy dung dịch thu đợc
trộn với KCl và làm lạnh?
A. Có khí màu vàng lục thoát ra.

B. Màu của dung dịch thay đổi.
C. Có chất kết tủa KClO3.
D. Không có hiện tợng gì xảy ra.
Đáp án C.
Nhận xét: ở đây đầ mối để đoán ra câu trả lời là KClO3 ít tan trong nớc lạnh và
làm lạnh dễ dàng suy ra có chất kết tủa KClO3.
Sửa câu này bằng cách bỏ các đầu mối trên. Tính chất tan nhiều trong nớc
nóng và tan ít trong nớc lạnh là kiến thức học sinh cần phải biết. Câu dẫn nên là
Cho khí Cl2 đi qua nớc vôi (d), đun nóng rồi lấy dung dịch thu đợc trộn với KCl
và làm lạnh. Hiện tợng nào sau đây sẽ xảy ra.
Ví dụ 2: Nói về brom, chọn câu đúng và đủ ?

17


A. Brom là chất màu đỏ nâu, dễ bay hơi.
B. Brom là chất độc, rơi vào da gây bỏng nặng.
C. Brom tan trong nớc đợc gọi là nớc brom.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Nhận xét: Câu dẫn đã để lộ đầu mối ở từ đủ giúp học sinh đoán ra câu trả lời,
bởi A, B, C là các đặc điểm riêng biệt của brom, câu đúng và đầy đủ nhất sẽ là D.
Nên bỏ từ đủ trong phần dẫn, từ này cũng không thật cần thiết, không ảnh hởng
gì đến nội dung câu trắc nghiệm.
18. Các câu chọn cũng không đợc chứa một đầu mối nào để đoán ra câu trả lời.
Ví dụ: Cho 12,9g hỗn hợp gồm Al và Mg phản ứng hết với 100ml dung dịch hỗn
hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu đợc 0,1 mol mỗi khí SO2,
NO, N2O. Số mol từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 0,2 mol Al và 0,3 mol Mg.
B. 0,2 mol Mg và 0,3 mol Al.
C. 0,1 mol Al và 0,2 mol Mg.

D. 0,2 mol Al và 0,1 mol Mg.
Nhận xét: Với các phơng án chọn trên, học sinh có thể không giải mà chỉ bấm
máy tính để tính số gam của hỗn hợp hai kim loại thông qua các số mol ở từng
phơng án chọn A, B, C, D. Chỉ có B cho đáp số 12,9 gam.
Trong trờng hợp này muốn đáp án không bị lộ thì ngời biên soạn phải chọn
các số mol sao cho tổng khối lợng hai kim loại là 12,9 gam. Hoặc yêu cầu tính
thành phần % của mỗi kim loại trong hỗn hợp, khi đó các phơng án chọn sẽ
không chứa một đầu mối nào để có thể đoán ra câu trả lời.
19. Câu dẫn nên là câu trọn vẹn, không đòi hỏi học sinh đọc các câu chọn mới
biết đợc hỏi về vấn đề gì ?
Ví dụ: Nguyên tử Na và nguyên tử Cl có các lớp e nh sau: (Na) 2/8/1; (Cl) 2/8/7.
Để đạt đợc cấu hình bền vững với 8e ở lớp ngoài cùng thì :
A. Hai nguyên tử góp chung electron .
B. Nguyên tử Na nhờng 1e cho nguyên tử Cl để cho lớp electron ngoài cùng
của nguyên tử Na và Cl đều có 8e.
C. Nguyên tử Cl nhờng 7e cho nguyên tử Na để cho lớp electron ngoài cùng
của nguyên tử Na và Cl đều có 8e .
D. Tùy điền kiện của phản ứng mà nguyên tử Na nhờng e hoặc nguyên tử Cl
nhờng e.

18


Nhận xét: Nh vậy học sinh phải đọc các câu chọn mới biết mình đang đợc hỏi
vấn đề gì. Nên sửa lại câu dẫn trên nh sau:
" Nguyên tử Na và Cl có các lớp electron nh sau: (Na) 2/8/1; (Cl)2/8/7. Trong
phản ứng hóa học các nguyên tử Na và Cl đạt đợc cấu hình bền với 8e ở lớp ngoài
cùng bằng cách nào sau đây?"
20. Không đặt câu lựa chọn đúng ở một vị trí cố định, thờng xuyên (A hoặc B,
C,...).

1.3. Một số quan điểm về tiêu chí cho một câu trắc
nghiệm hay, có chất lợng
1.3.1. Một số quan điểm về tiêu chí cho một câu trắc nghiệm hay có chất lợng
Quan điểm của thầy Trần Quốc Chính (GV Hóa, trờng THPT Hà Huy Tập):
- Sự phù hợp với chơng trình môn học.
- Tính chính xác hay tính đúng đắn của kiến thức đợc trắc nghiệm (tính đúng đắn
của vấn đề hoặc câu hỏi cũng nh tính chính xác của câu trả lời).
- Khảo sát đợc khả năng nắm vững kiến thức (biết, nhớ, hiểu) và khả năng vận
dụng kiến thức, khả năng t duy của học sinh. Hay nói cách khác câu trắc nghiệm
đó đo đợc những điều cần đo, định đo, muốn đo.
- Các câu nhiễu có độ hấp dẫn với câu đúng.
Quan điểm của TS. Cao Cự Giác:
Một bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn có chất lợng tốt cần đợc hiểu là
ngoài phơng án đúng thì các phơng án sai (câu nhiễu) phải tiệm cận với phơng án
đúng, phản ánh các phơng pháp t duy khác nhau của ngời giải nhng cha dẫn đến
kết quả đúng vì thiếu chính xác. Từ đó suy ra một số câu trắc nghiệm có chất lợng kém đó là các phơng án gây nhiễu không có mối quan hệ nào với phơng án
đúng, dẫn đến không phản ánh các phơng pháp giải nhầm của học sinh, có nghĩa
là học sinh tìm đợc phơng án đúng hoặc là không bao giờ tìm đợc những phơng
án sai. Điều này dễ nhận thấy ở những bài tập trắc nghiệm đợc xây dựng một
cách tuỳ tiện, thờng gặp khi tác giả chuyển đổi một bài tập ở dạng tự luận sang
dạng trắc nghiệm nhng chỉ quan tâm tới phơng án đúng mà thiếu đầu t cho phơng
án nhiễu. Nh vậy chất lợng của một bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn không

19


những phụ thuộc vào phơng án đúng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phơng án
gây nhiễu (Tạp chí Giáo dục tháng 12/2007).
Xét theo tiêu chuẩn đo lờng - đánh giá: Câu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây
đợc xếp vào câu hỏi tốt:

- Độ khó nằm trong khoảng 0,4 k 0,6.
- Có độ phân biệt p 0,3.
- Câu nhiễu có tính hiệu nghiệm, tức là có độ phân biệt âm [22].
1.3.2. Vai trò và ý nghĩa của câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan
Trong việc biên soạn câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thì việc
biên soạn câu nhiễu là khó nhất. Câu nhiễu phải "có vẻ đúng hay hợp lí" để thu
hút học sinh kém, buộc học sinh khá phải băn khoăn, suy xét... Chính vì vậy việc
biên soạn câu nhiễu quyết định đến khả năng phân loại học sinh, và ảnh hởng đến
độ khó của câu trắc nghiệm. Câu trắc nghiệm có chất lợng nhất thiết phải đảm
bảo tính hiệu nghiệm của các câu nhiễu, đánh giá chính xác mức độ hiểu biết
thực sự của học sinh về vấn đề đợc hỏi, hạn chế xác suất đánh trúng khi mà kiến
thức vẫn còn mơ hồ, cha chuẩn xác.
Các phơng án nhiễu chính là các phơng án phản ánh sai lầm của học sinh.
Chính vì vậy ngoài tác dụng " đánh giá " thì các phơng án nhiễu còn có tác dụng
phát hiện những sai lầm, lệch lạc để từ đó có tác dụng điều chỉnh (trong quá trình
dạy học). Đối với giáo viên, kết quả bài trắc nghiệm sẽ cho biết những điểm sai
lầm mà học sinh của mình thờng mắc phải, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp
thời, luyện tập và bồi dỡng kiến thức cho học sinh (điều chỉnh bên ngoài). Đối
với học sinh, bài tập trắc nghiệm có tác dụng tự học rất lớn, học sinh nhận biết đợc những sai lầm thiếu sót của mình và tự điều chỉnh một cách tích cực (điều
chỉnh bên trong). Nh nhà toán học G. Polia đã nói "Con ngời phải biết học ở
những sai lầm và thiếu sót của mình" [37]. Những câu trắc nghiệm khách quan
có các câu nhiễu có độ hấp dẫn tốt với câu đúng thì sẽ làm tăng hứng thú tìm tòi
khám phá, phát triển năng lực t duy của học sinh.
Nh vậy mỗi giáo viên khi sử dụng hay biên soạn câu trắc nghiệm đều phải ý
thức đợc vai trò và tầm quan trọng của câu nhiễu, từ đó chú trọng đúng mức đến
việc sáng tạo những câu nhiễu có hiệu quả.

20



1.4. Thực trạng về việc sử dụng Và BIÊN SOạN câu hỏi trắc
nghệm khách quan ở các trờng phổ thông
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
của giáo viên ở các trờng trung học phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành
thăm dò, điều tra một số GV và HS ở các trờng THPT trong tỉnh Nghệ An nh: Trờng THPT Phan Bội Châu, Trờng THPT Hà Huy Tập, Trờng THPT Thanh Chơng
III. Qua kết quả điều tra cho thấy :
Phần lớn các giáo viên đều cho rằng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm
khách quan trong giảng dạy, kiểm tra - đánh giá kiến thức của học sinh là rất cần
thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình dạy học nên áp dụng
hình thức kiểm tra TNKQ phối hợp với tự luận.
Nhìn chung việc sử dụng phơng pháp TNKQ vẫn cha đợc thờng xuyên, bởi
ngoài những nhợc điểm nội tại của nó thì còn có những lí do chính nh sau :
- Việc ra đề TNKQ là một việc làm rất khó và đòi hỏi nhiều thời gian, trí lực.
- Nếu chỉ sử dụng các bài tập trong các sách tham khảo để kiểm tra mà không
biết cách biến nó thành bài của mình thì e rằng không đánh giá sát khả năng của
học sinh, bởi có thể vi phạm tính khách quan và tính bảo mật.
Giáo viên chủ yếu sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong sách giáo khoa và
sách tham khảo mà cha có phơng pháp để thiết kế và xây dựng một cách đa dạng
và phong phú các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Vì quá lệ thuộc vào các bài
tập có sẵn nên nội dung bài tập dần trở nên nhàm chán, giáo viên rất ngại ra đề,
mất tính chủ động trong ra đề, bỏ phí khả năng sáng tạo của mình.
Dù đã đợc tập huấn xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm nhng mới chỉ
mang tính chất phổ biến hình thức thi tuyển bằng TNKQ và trình bày một số yêu
cầu cơ bản trong khi biên soạn câu trắc nghiệm mà cha có một định hớng có tính
phơng pháp nào về cách biên soạn câu trắc nghiệm khách quan.
Nhiều giáo viên cha ý thức đợc hết ý nghĩa và tầm quan trọng của những câu
gây nhiễu.
Khi đợc hỏi về những khó khăn khi biên soạn câu trắc nghiệm khách quan đa số
giáo viên đều cho rằng: Tìm đợc ý tởng hay cho nội dung đã khó, việc biên soạn
các câu nhiễu có hiệu quả, tạo nên câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoàn chỉnh

lại càng khó hơn.

21


Thiết nghĩ nếu có nhiều hơn những t liệu nghiên cứu về phơng pháp biên
soạn câu trắc nghiệm khách quan thì sẽ có ích cho rất nhiều giáo viên, chủ động
hơn trong việc ra đề trắc nghiệm khách quan, khơi dậy và phát huy khả năng
sáng tạo của họ, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sẽ ngày càng đa dạng, phong phú
và có chất lợng.

Chơng 2. Kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn hoá Học
2.1. Những kỹ thuật biên soạn câu nhiễu có độ hấp dẫn với
câu đúng
Để thuận tiện trong việc phân tích các kĩ thuật biên soạn câu nhiễu cho câu
trắc nghiệm khách quan chúng tôi phân loại câu trắc nghiệm thành 4 dạng với
những nét đặc trng riêng, xem xét đặc điểm của mỗi loại và nắm bắt một số lỗi
sai thờng gặp của học sinh trong khi xử lí các câu trắc nghiệm dạng đó, làm cơ sở
cho việc tạo nên những kĩ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách
quan.
2.1.1. Bài tập trắc nghiệm về tính toán hoá học
Mục đích kiểm tra các kĩ năng tính toán thực hành hóa học, cách lựa chọn
các phơng pháp giải nhanh ngắn gọn, nhanh, chính xác.
Để giải một bài trắc nghiệm dạng toán, học sinh phải vận dụng những kiến
thức lí thuyết liên quan, kĩ năng tính toán để xử lí những dữ kiện đã cho ở phần
dẫn, đi đến một đáp số hay một kết luận, đối chiếu với các phơng án đã cho của
câu trắc nghiệm để chọn phơng án mà học sinh cho là đúng.
Sau đây là một số kĩ thuật biên soạn câu nhiễu cho câu trắc nghiệm dạng
toán hoá học:

2.1.1.1. Sử dụng các đáp số sai bắt nguồn từ cách giải sai của học sinh để làm
phơng án nhiễu

22


Trong khi giải toán, những sai sót mà học sinh có thể mắc phải là rất đa
dạng, nhng trong đó có những lỗi sai thuộc loại có hệ thống, tức là những lỗi
sai mà nhiều học sinh thờng mắc phải, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, và những lỗi
sai đó giáo viên có thể dự đoán trớc đợc. Đối với mỗi bài toán giáo viên cần nắm
bắt đợc các lỗi sai có thể có để từ đó xây dựng các phơng án nhiễu.
Trong mỗi bài toán hoá, giáo viên có thể khai thác các lỗi sai của học sinh
trên các phơng diện khác nhau:
Sai lầm liên quan đến kiến thức lí thuyết.
Sai lầm liên quan đến kĩ năng giải toán.
Sai lầm liên quan trong việc áp dụng phơng pháp giải toán.
Trớc hết ngời biên soạn giải để tìm đáp án đúng, sau đó phân tích những
điểm mấu chốt về mặt kiến thức hay kĩ năng giải toán... mà học sinh có thể nhầm
lẫn, sai sót, lần theo các sai lầm đó để đi đến các kết quả sai, các kết quả đó
chính là các phơng án nhiễu.
Dới đây là một số kiểu sai lầm thờng gặp của học sinh trong xử lí bài tập
trắc nghiệm toán hóa :
[1]. Một số ví dụ về sai lầm liên quan đến kiến thức lí thuyết
Ví dụ 1: Cho 28 gam bột Fe vào dung dịch AgNO 3 d, giả sử phản ứng xảy ra
hoàn toàn thì khi Fe tác dụng hết sẽ thu đợc bao nhiêu gam Fe?
A. 54 (g)
B. 108 (g)
C. 162 (g)
D. 270 (g)
Giải:

Dung dịch AgNO3 d nên oxi hoá hoàn toàn Fe thành Fe(NO3)3 :

2AgNO3 + Fe
Fe(NO3)2
+
2Ag (1)
AgNO3

+ Fe(NO3)2

3AgNO3 + Fe
nAg = 3. nFe = 3.



Fe(NO3)3



Fe(NO3)3

28
= 1,5 (mol).
56

mAg = 162 (g).

Phơng án đúng là C.
Phân tích:


23

+
+

Ag
3Ag

(2)


Thờng học sinh chỉ dừng ở phản ứng (1) và tính toán, vì không biết hoặc quên
rằng AgNO3 d, có thể oxi hoá tiếp Fe(NO3)2 thành Fe(NO3)3.
Fe
+ 2AgNO3 Fe(NO3)2 +
2Ag
(1)
nAg = 2. nFe = 2.

28
= 1 (mol)
56

mAg = 108 (g).

Phơng án nhiễu B.
Ví dụ 2: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol Fe2(SO4)3. Giả sử phản
ứng xảy ra hoàn toàn, số gam chất rắn thu đợc là:
A. 7,46 g
B. 2,4 g

C. 5,6 g
D. 11,2 g
Giải:
Mg +
(mol p/)

2Fe3+

0,1



0,2

Mg (d)

+

2Fe2+

+ Mg2+

0,2

Fe2+

Fe

+


Mg2+

(mol p/) 0,1
0,1
0,1
Khối lợng chất rắn thu đợc sau phản ứng là Fe : mFe = 0,1.56 = 5,6 g
Phơng án đúng là C.
Phân tích:
Sự khử của Mg diễn ra theo từng nấc: Fe 3+ Fe2+ Fe, phản ứng (1) xảy ra
hoàn toàn rồi mới xảy ra phản ứng (2). Khi học sinh không nắm đợc điều đó thì
thờng cho rằng Mg khử ngay Fe3+ về Fe, dẫn đến cho kết quả sai:
- Khả năng sai 1 (KNS 1):
Mol ban đầu :
Mol phản ứng:

3Mg +

2Fe3+

0,2
0,2

0,2
0,4/3



Khối lợng chất rắn thu đợc là Fe: m =

3Mg2+

0,2

+

2Fe
0,4/3

0,4
. 56 = 7,46 g
3

Phơng án nhiễu A.
- Khả năng sai 2 (với học sinh khá hơn ):

24


3Mg +
0,2
Fe

2Fe3+



0,4/3
+

3Mg2+


+

2Fe

0,2

0,4/3

2Fe2+

Fe3+

0,1/3
0,1/3
Chất rắn còn lại sau phản ứng là Fe : m = (0,4/3 - 0,1/3 ).56 = 11,2g
Phơng án nhiễu D.
[2]. Một số ví dụ sai lầm liên quan đến kĩ năng giải toán
Thiếu kĩ năng giải, dẫn đến giải một cách bản năng và thiếu tầm nhìn khái
quát (không định hình phơng pháp giải, không chú ý đến tỉ lệ lợng chất d, thiếu
hay vừa đủ, phản ứng xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn, không xét hết trờng
hợp có thể xảy ra,).
Ví dụ 3: Sục 2,24 lít khí CO 2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lợng
muối thu đợc sau phản ứng là:
A. 8,40 g
B. 7,95 g
C. 9,5 g
D. 10,60 g.
Giải:
nNaOH
nCO2


0,15
= 0,1 = 1,5 ( 1< 1,5 < 2) Phản ứng tạo ra hai muối NaHCO3 và

Na2CO3.

CO2 + NaOH
NaHCO3
x
x
x
Na2CO3 + H2O
CO2 + 2NaOH
y
2y
y
Ta có: x + y = 0,1
x = 0,05
x + 2y = 0,15
y = 0,05
Khối lợng muối : m = 0,05. 84 + 0,05. 106 = 9,5g.
Phơng án đúng là C.
Phân tích:

25

(1)
(2)



×