BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TIỂU LUẬN
Chuyển hóa ở thận
Sinh viên thực hiện
:
Ngành
Khóa
:
:
Châu Văn Toàn
Nguyễn Hoàng Mỹ Tiên
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Công Nghệ Sinh Học
6
TP. Hồ Chí Minh - 2011
TIỂU LUẬN
Chuyển hóa ở thận
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Lòng biết ơn xin chân thành gửi đến :Ban Giám Hiệu và quý thầy cô trường Cao Đẳng Kinh Tế
- Công Nghệ TP. HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, những
kinh nghiệm quý báu cho tôi. Đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Khang đã tận tình giúp đỡ tôi
rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi, cho tôi những ý kiến bổ
ích trong luận văn này. Vô cùng biết ơn người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình khi tôi thực hiện đề tài này.
Do lần đầu làm báo cáo nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và bạn
bè đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÓM TẮT
Đề tài “chuyển hóa ở thận” được tiến hành tại nhà, thời gian thực hiện là 6 tuần.
Trong quá trình làm bài báo cáo chúng tôi đã thu được một số kết quả về chuyên đề này như
sau:
Biết được lịch sử phát triển của thận
Cấu tạo trong và ngoài của quả thận, cấu tạo đại thể và cấu tạo vi đại thể
Biểu hiện cuả bênh thận
Chức năng của thận
Cơ chế hoạt động của thận
Biết được loại thực phẩm nào tốt và không tốt cho thận
Và cuối cùng là một số bệnh tiêu biểu liên quan đến thận: sỏi thận, suy thận (suy
thận mạn, suy thận cấp), thận ứ nước, viêm thận, viêm thận bể thận mạn, viêm thận bể thận
cấp, hồi chứng thận hư,…
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn........................................................................................................................1
Tóm tắt tiểu luận...............................................................................................................2
Mục lục.............................................................................................................................3
Dang sách các sơ đồ..........................................................................................................5
Danh sách các hình...........................................................................................................5
Phần I: Mở đầu..................................................................................................................6
1.1.Đặt vấn đề.............................................................................................................6
1.2. Nội dung báo cáo.................................................................................................6
1.3. Ý nghĩa chuyên đề...............................................................................................6
Phần II: Tổng quan tài liệu................................................................................................7
2.1.Khái quát về thận..................................................................................................7
2.1.1. Quá trình phát triển của thận........................................................................7
2.1.2. Cấu tạo ngoài của thận.................................................................................8
2.1.3. Cấu tạo trong của thận..................................................................................8
2.1.4. Chức năng của thận....................................................................................11
2.2. Cơ chế hoạt đọng của thận.................................................................................12
2.2.1. Tái hấp thu của thận...................................................................................12
2.2.2. Bài tiết ở ống thận......................................................................................13
2.2.3. Hoạt động nội tiết của ống thận..................................................................13
2.2.3.1. Các hormone bài tiết của thận..........................................................13
2.2.3.2. Sản xuất Erythropoetin....................................................................13
2.2.3.3. Sản xuất Kallikrein-kinin.................................................................15
2.3. Sơ lược về suy thận............................................................................................15
2.3.1. Biểu hiện của bệnh suy thận.......................................................................15
2.3.2. Nguyên nhân của suy thận..........................................................................16
2.4. Một số bệnh liên quan đến thận.........................................................................17
2.4.1. Sỏi thận.......................................................................................................17
2.4.2. Suy thận......................................................................................................18
2.4.3. Thận ứ nước................................................................................................18
2.4.4. Viêm thận...................................................................................................19
2.5. Dinh dưỡng cho bệnh thận.................................................................................21
2.6. Phương cách phòng trị bệnh thận......................................................................22
2.7. Một số cách điều trị bệnh thận...........................................................................23
Phần III: Ứng dụng của thận...........................................................................................26
3.1. Ứng dụng trong y học........................................................................................26
3.1.1. Thận nhân tạo.............................................................................................26
3.2. Ứng dụng trong dược phẩm...............................................................................29
3.2.1. Thuốc lợi tiểu.............................................................................................29
Phần IV: Kết luận và kiến nghị.......................................................................................34
4.1. Kết luận..............................................................................................................34
4.2. Kiến nghị............................................................................................................34
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................34
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Cấu tạo của thận...................................................................................................7
Hình 2: Thận bổ dọc.........................................................................................................8
Hình 3: Đơn vị thận..........................................................................................................9
Hình 4: Chức năng của thận............................................................................................11
Hình 5: Bệnh nhân bị dị ứng thuốc dẫn đến suy thận.....................................................16
Hình 6: Sỏi thận..............................................................................................................17
Hình 7: Suy thận.............................................................................................................18
Hình 8: Thận ứ nước.......................................................................................................18
Hình 9: Viêm thận...........................................................................................................19
Hình 10: Viêm thận bể thận mạn ...................................................................................20
Hình 11: Viêm thận bể thận cấp.....................................................................................20
Hình 12: Viêm cầu thận cấp............................................................................................21
Hình 13: Những thực phẩm tốt cho thận.........................................................................22
Hình 14: Chạy bộ giúp máu lưu thông tốt......................................................................23
Hình 15: Tự lọc máu.......................................................................................................24
Hình 16: Chạy thận nhân tạo..........................................................................................25
Hình 17: Phẩm phân phúc mạc.......................................................................................26
Hình 18: Ghép thận.........................................................................................................26
Hình 19: Thận nhân tạo sinh học....................................................................................29
Hình 20: Máy lọc máu....................................................................................................29
Hình 21: Thuốc Furosemid.............................................................................................32
.............................................................................................................................................
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ chế hoạt động của thận...............................................................................12
Sơ đồ 2: Sản xuất Rinin..................................................................................................13
Sơ đồ 3: Sản Xuất prostaglandin thận.............................................................................14
Sơ đồ 4: Hệ Kalliknein-kinin..........................................................................................15
Sơ đồ 5: Tóm tắt sử dụng thuốc lợi tiểu..........................................................................33
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.
Đặt vấn đề
Hằng ngày cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt
động trao đổi chất của các tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng
nên gây hại cho cơ thể .Qúa trình đó gọi là bài tiết .
Thận thải tới 90% các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu ( Trừ CO2) , khoảng 10%còn lại do
da đảm nhiệm .Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi một lý do nào đó thì các chất thải
( CO2 , urê, axiturinic...) sẽ bị tích tụ nhiều trong máu , làm biến đổi tính chất của môi trường
trong cơ thể , lúc đó cơ thể bị nhiễm độc có các biểu hiện như mệt mỏi , nhức đầu , thậm chí tới
mức hôn mê và chết ....Tiếp đến là cơ thể bị suy thận. Ngày nay số lượng ngày càng tăng của
người dân bị ảnh hưởng bởi bệnh này.Chúng ta hiểu rõ thêm về bệnh để bảo vệ sức khỏe cho
bản thân và gia đình.
1.2.
Nội dung báo cáo
Giới thiệu chung về thận, các nguyên nhân gây ra bệnh thận,những bệnh thận phổ biến, một số
phương pháp phòng ngừa, chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bệnh thận, các biện pháp
điều trị về bệnh thận hiện nay, chức năng của bệnh thận, hệ bài tiết của thận.
1.3.
Ý nghĩa chuyên đề
Sỏi thận hay bệnh sỏi niệu, sỏi bàng quang v.v, dù tên gọi thế nào thì cũng có một nghĩa chung
là có sự hình thành chất khoáng cô đặc trong thận hay ở hệ tiết niệu. Phần lớn sỏi thận được
hình thành do giảm lượng nước tiểu hay do tăng lượng khoáng chất tạo thành sỏi trong nước
tiểu.
Sỏi tiết niệu có thể hình thành trong thận nơi tập hợp nước tiểu, được gọi là bể thận, bàng
quang (là nơi giữ nước tiểu trước khi được đưa ra ngoài cơ thể) hay niệu đạo (ống dẫn nước
tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Sỏi thận có nhiều kích cỡ khác nhau, nó có thể từ cỡ nhỏ
như những hạt cát và có sỏi lớn bằng quả bóng golf. Có những sỏi tự ra ngoài qua đường tiểu,
nhưng cũng có sỏi thận gây đau đớn và không thể tự ra ngoài qua đường tiểu nếu không có sự
can thiệp của thuốc men hay các phương pháp điều trị khác.
Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi
thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh
sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần
phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận triệt để nếu phát hiện ra sỏi.
Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những
người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với
bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.
Sinh lý học thận là môn khoa học nghiên cứu về chức năng thận, trong khi thận học là chuyên
khoa y học nghiên cứu các bệnh về thận. Bệnh thận rất đa dạng, nhưng các cá nhân mắc bệnh
thận thường thể hiện các đặc tính lâm sàng đặc trưng. Các điều kiện lâm sàng phổ biến liên
quan đến thận như: hội chứng thận và hội chứng thận hư, thận nang, tổn thương thận cấp tính,
bệnh thận mãn tính, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, và tắc nghẽn đường tiết niệu. Có
nhiều kiểu ung thư thận đã được phát hiện; ung thư thận phổ biến ở người lớn là ung thư biểu
mô tế bào thận. Ung thư, u nang, và một số tình trạng thận khác có thể được khống chế bằng
cách cắt bỏ thận. Khi chức năng thận, được đo bằng tỷ lệ lọc cầu thận, liên tục giảm, sự thẩm
tách và cấy ghép thận có thể là một trong các lựa chọn để điều trị.
Phần II: Tổng quan tài liệu
2.1. Khái quát về thận
Hình 1 : cấu tạo của thận – sưu tầm internet
2.1.1. Qúa trình phát triển của thận
•
Thận là cơ quan lọc máu để tạo nước tiểu và bài tiết nước tiểu, nhờ đó cân bằng nội môi
trong cơ thể.
•
Thận được hình thành từ lá trung bì. Trong quá trình phát triển chủng loại và cá thể,
thận phát triển qua 3 giai đoạn:
Nguyên thận (pronephros) là giai đoạn thấp nhất. Một số loài cá, lưỡng cư
nguyên thận hoạt động ở giai đoạn ấu trùng.
Trung thận (mesonephros) xuất hiện trong hầu hết bào thai của động vật có
xương sống, khi trưởng thành trung thận chỉ tồn tại ở động vật có xương sống bật thấp.
Hậu thận hay là thận thứ cấp (metanephros) tồn tại và hoạt động ở động vật bậc
cao và con người. Trong bào thai người, hậu thận hình thành vào cuối tháng thứ hai và đầu
tháng thứ ba.
2.1.2. Cấu tạo ngoài của thận
Thận là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của con người.
Hình dáng: Trong cơ thể, thận gồm có hai quả hình dáng giống như hạt đậu, to bằng
nắm tay.
Vị trí: thận nằm ở 2 bên cột sống, ngang mức đốt sống ngực cuối đến đốt thắt lưng 2,
xung quanh có đám mỡ quanh thận bao bọc. Thận phải nằm dưới gan, thường nhỏ và
nằm thấp hơn thận trái một đốt sống.
Kích thước: thận có màu đỏ, chắc, dài 10 -12cm, rộng 5 - 7cm, dày 3 - 4cm, nặng 135
-145 gam.
Thận được bọc bởi mô liên kết sợi và thường có lớp mỡ dày bao phủ. Trên đầu mỗi quả
thận có có một tuyến nhỏ, gọi là tuyến trên thận làm nhiệm vụ nội tiết. Thận có 2 bờ, bờ
ngoài cong, bờ trong lõm là bờ rốn thận. Rốn thận là nơi đi vào của cuống thận. Cuống
thận gồm có động mạch thận, tĩnh mạch thận, niệu quản và thần kinh thận. Thận gồm
nhiều thuỳ. Mỗi thuỳ là một khối tổ chức hình tháp. Giữa các tháp là cột thận. Đỉnh
tháp có hình núm. Các núm này có nhiều lỗ đổ vào đài thận. Đài thận đổ vào bể thận.
Mỗi thận nặng khoảng 120g. Thận có tác dụng lọc máu, giữ lại dịch và các chất cần
thiết, thải bỏ cặn bã và dịch dư thừa, giúp điều hòa huyết áp và số lượng hồng cầu. Các
đơn vị làm việc của thận là nephrons (có khoảng 500.000 nephrons trong thận), trong
một phút được 1200 ml máu chảy qua thận.
2.1.3. Cấu tạo trong của thận
Hình 2 : Thận bổ dọc – sưu tầm internet
•
Cấu tạo đại thể:
trắng, dai.
Bổ dọc quả thận, quan sát thấy cấu tạo trong gồm: Ngoài là bao thận, màu
Rốn
thận gồm: Tĩnh mạch thận nằm phía trước, động
mạch thận nằm ở giữa, bể thận nằm phía sau.
Bể thận nối tiếp ở phía trên với các đài thận và ở phía dưới với niệu quản.
Phần giáp rốn thận là xoang rỗng, màu trắng gọi là bể thận, chứa nước tiểu từ
các ống thận đổ vào. Đi vào rốn thận có các mạch máu lớn và dây thần kinh.
Phần còn lại là phần tổ chức gồm miền vỏ (màu đỏ nâu) và miền tủy (màu sáng
hơn).
o Miền tủy: Gồm từ 15 – 20 tháp thận (còn gọi là tháp Manpighi) nằm gần sát
nhau, đáy tháp quay ra phía ngoài, đỉnh hướng về bể thận, làm thành các gai thận. Bao quanh
đầu các gai thận là các đài thận. Các đài thận tập trung đổ vào bể thận. Các tháp Manpighi
được cách nhau bởi các cột thận (gọi là cột Bectin).
o Miền vỏ: Gồm 2 phần, phần tháp pherin và phần mêlộ nằm chen giữa các tháp
pherin. Mỗi tháp Malpighi có khoảng 400 – 500 tháp pherin. Ở đây có nhiều mao mạch và các
cấu trúc hình hạt là cầu thận.
•
Cấu tạo vi thể thận (đơn vị thận).
Đơn vị thận là những cấu trúc thực hiện chức năng lọc máu để tạo thành nước
tiểu. Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận gồm có cầu thận, ống thận
và hệ thống mao mạch.
Hình 3 : Đơn vị thận – sưu tầm từ internet
Cầu thận (quản cầu Manpighi) là 1 búi mao mạch hình cầu, có đường kính 0,2
mm, nằm trong nang Bowman, (khoảng 50 nang Bowmann). Nang Bowmann là một túi kín
gồm 2 thành được lót phía trong một lớp tế bào biểu mô dẹt. Nang này thông với ống sinh niệu.
Mỗi quản cầu có khoảng 50 mao mạch phân nhánh song song từ tiểu động mạch đến và tập
trung vào tiểu động mạch đi. Tổng diện tích mao mạch toàn thận là 1,7m2
Ống thận bao gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Thành ống thận
chỉ có một lớp tế bào biểu mô. Các tế bào biểu mô ở những đoạn khác nhau của ống thận có
hình dáng và cấu trúc khác nhau.
Ống lượn gần thông với nang Bowman, nằm ở vùng vỏ thận, có hình uốn khúc,
dài 14 mm, đường kính 0,05 mm.
Quai Henle nối với ống lượn gần, đi sâu vào vùng tủy thận, dài khoảng 16 mm,
hình chữ U gồm 2 nhánh thẳng song song làm cho dịch chảy trong lòng 2 nhánh ngược chiều
nhau.
Ống lượn xa tiếp nối với quai Henle, nằm ở vùng vỏ thận, có hình uốn khúc và
đổ vào ống góp nước tiểu.
Ống góp nhận nước tiểu từ các đơn vị thận đổ tới. Nhiều ống góp nhỏ đổ vào
ống góp chung và nhiều ống góp chung hợp lại tạo thành bó tháp thận, đổ nước tiểu vào bể
thận.
Bao bọc xung quanh ống lượn gần, quai Hellê và ống lượn xa là mạng lưới mao
quản dày đặc được xuất phát từ 1 tiểu động mạch đi.
Hệ thống mạch máu của thận.
Động mạch thận xuất phát từ động mạch chủ bụng ngay dưới động mạch, mạch
treo tràng trên, qua rốn thận phân thành nhiều nhánh chạy giữa các đài thận. Vào nhục thận,
động mạch chạy giữa các tháp, gọi là động mạch liên thuỳ. Tại ranh giới vỏ và tuỷ thận, động
mạch liên thuỳ uốn vòng cung sát đáy tháp. Các động mạch vòng cung này không nối với nhau
mà tách thành nhiều nhánh chạy thẳng ra lớp ngoài vỏ thận gọi là tiểu động mạch liên phân
thuỳ. Các động mạch liên phân thuỳ cho nhiều nhánh ngang, mỗi nhánh chảy vào một cầu thận
và được gọi là động mạch đến. Tiểu động mạch đến chia thành các xoang và tạo thành cuộn
mao mạch cầu thận. Khi ở cầu thận ra, cuộn mao mạch này hợp lại thành tiểu động mạch rồi đi
phân thành một lưới mao mạch nuôi dưỡng hệ thống ống thận. Lưới mao mạch này cuối cùng
đổ vào tĩnh mạch liên phân thuỳ, tĩnh mạch vòng cung, tĩnh mạch liên thuỳ rồi tĩnh mạch thận.
Như vậy hệ thống mạch máu ở cầu thận và ống thận là một hệ thống gánh vì có hai mạng lưới
mao mạch.
Ngoài ra, quanh thận còn có một vòng động mạch và tĩnh mạch để nuôi dưỡng
thận (hệ mao mạch chính thức).
2.1.4. Chức năng của thận
Hình 4 : Chức năng của thận – sưu tầm từ internet
•
Loại bỏ các chất độc hại trong máu: Một chức năng quan trọng của thận là lọc tất cả các
chất độc hại và nước dư thừa từ máu. Thận làm việc như một hệ thống lọc nước, khử các tạp
chất để đưa lại nước tinh khiết. Máu “sạch” sẽ ở lại trong cơ thể và các chất độc hại sẽ loại bỏ
ra ngoài qua nước tiểu.
•
Điều tiết lượng nước trong cơ thể: Lượng nước trong cơ thể cần phải được cân bằng
không quá nhiều mà cũng không quá ít. Thận sẽ giúp cơ thể giữ một lượng nước vừa đủ. Cơ
thể có quá nhiều nước thì thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu, khi ít nước thì lượng nước tiểu sẽ ít đi.
•
Kiểm soát huyết áp: Thận giúp cơ thể kiểm soát huyết áp bằng cách tạo ra Enzyme
Renin. Khi huyết áp giảm, thận không nhận đủ máu, Renin sẽ được phóng thích, làm cho các
mạch máu thu nhỏ lại; khi mạch máu khít lại thì huyết áp sẽ tăng lên.
•
Tạo hồng cầu: Thận sản sinh ra một loại hóc-môn là erythropoietin, là tín hiệu để tuỷ
tạo ra hồng cầu. Hồng cầu mang ô-xy đến khắp các tế bào của cơ thể, điều đó rất quan trọng vì
cơ thể luôn cần ô-xy để sống.
•
Cân bằng lượng Axit và các khoáng chất: Thận là một “nhà hoá học lỗi lạc” giúp cần
bằng lượng axit và các khoáng chất trong cơ thể, bao gồm muối Natri, canxi, Kali và Magne
trong máu. Không có sự cân bằng khoáng chất này, xương có thể trở nên yếu và dễ gãy. Nó
cũng giúp nhịp tim đập đều.
2.2. Cơ chế hoạt động của thận
Sơ đồ 1 : Cơ chế hoạt động của thận ,đây là một sơ đồ minh họa khả năng của thận với các hạt
riêng biệt trong máu để duy trì cơ thể tối ưu hóa học. Máu đi vào thận qua các động mạch
thận. Trong thận, lọc máu và lọc máu trải qua để tách các hạt sẽ được lấy ra khỏi cơ thể (qua
niệu quản đến bàng quang) từ những người mà sẽ được trả lại cho máu lưu thông (thông qua
các tĩnh mạch thận).
2.2.1. Tái hấp thu của ống thận:
•
Nhằm chỉ sự vận chuyển của một số chất từ lòng ống thận trở vào tổ chức kẽ quanh ống
thận rồi vào máu. Quá trình này được thực hiện có thể theo cơ chế khuếch tán thụ động do
chênh lệch nồng độ hoặc chủ động do chênh lệch thế năng điện hoá có tiêu hao năng lượng.
•
Các chất được tái hấp thu được xếp vào hai nhóm:
Nhóm các chất không có ngưỡng tái hấp thu.
Nhóm các chất có ngưỡng tái hấp thu. Nhóm này lại chia làm 2 loại:
o Loại các chất có ngưỡng tái hấp thu tối đa (Tm) như aminoacid, glucose, a.uric.
o Loại các chất mà khả năng tái hấp thu phụ thuộc vào nồng độ của chúng trong
dịch lọc cầu thận như Bicarbonat.
2.2.2. Bài tiết của ống thận:
Nhiều chất được tế bào ống thận bài tiết thêm vào nước tiểu như PSP, PAH, đỏ phenol,
diodrast, hippuran, penicillin.
2.2.2. Hoạt động nội tiết của thận.
2.2.3.1. Các hormon bài tiết tại thận.
•
Renin:
Sơ đồ 2: Sản xuất Rinin
Renin có bản chất là protein do các tế bào hạt của bộ máy cận cầu thận tiết ra. Renin được tiết
ra khi giảm dòng máu qua thận, giảm cung lượng tim vì vậy có vai trò quan trọng trong điều
hoà huyết áp qua hệ renin - angiotensin II.
2.2.3.2. Sản xuất erythropoetin
•
Được tiết ra từ thận, gan. Trong đó, thận sản xuất 90% ở vỏ thận, do các tế bào
nội mạch của lưới mao mạch quanh ống thận. Erythropoetein kích thích tuỷ xương tạo hồng
cầu. Khi suy thận sẽ thiếu máu. Nhưng những năm gần đây người ta sử dụng Epoetin được sản
xuất bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN để điều trị thiếu máu trong suy thận.
•
Sản xuất prostaglandin:
Sơ đồ 3 : Sản xuất Prostaglandin thận
•
Sự tổng hợp, hoạt động và phân huỷ prostaglandin xảy ra tại thận. Nó được tổng hợp từ
oxy hoá arachidonic acid và các acid béo không bão hoà khác (sơ đồ). Hình như prostaglandin
do thận sản xuất chỉ tác dụng điều hoà tại chỗ. Prostaglandin được chia làm 2 nhóm, một nhóm
có tác dụng dãn mạch, lợi tiểu, chống đông và nhóm kia có tác dụng ngược lại.
2.2.3.3. Sản xuất Kallikrein – Kinin
Sơ đồ 4 : Hệ Kallikrein - kinin
Kallikrein và bradykinin là một chất dãn mạch được tìm thấy ở vỏ thận. Nó có tác
dụng:
Giảm sức cản mạch máu.
Tăng bài tiết Na+ và nước.
Tăng tổng hợp prostaglandin và đóng vai trò liên đới với các chất điều hoà khác.
2.3. Sơ lược về suy thận
Hầu hết các bệnh thận tấn công nephrons, khiến chúng mất khả năng lọc.Thiệt hại cho các
nephrons có thể xảy ra nhanh chóng, thường là kết quả của chấn thương hoặc nhiễm độc.Bệnh
thận tiêu diệt các nephrons từ từ và âm thầm. Chỉ sau nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ
sẽ thiệt hại trở nên rõ ràng. Hầu hết các bệnh thận đồng thời tấn công cả hai thận.
2.3.1. Biểu hiện của
suy thận
•
Những thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu
có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước
tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...
•
Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng
tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.
•
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin,
hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng,
chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên
các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể
điều trị được.
•
Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự
tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
•
Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải
trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có
mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
•
Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê
huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
•
Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi. và
chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và sinh ra chứng thở nông.
•
Cảm thấy ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh,
thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
•
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung
cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
•
Đau chân/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay
sườn. bệnh nhân đan nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây
đau.
Hình 5 : Bệnh nhân bị dị ứng thuốc dẫn đến suy thận
2.3.2. Nguyên nhân gây suy thận
•
Hai nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận là bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
Những người có tiền sử gia đình của bất kỳ loại vấn đề về thận cũng có nguy cơ mắc bệnh
thận.
Tiểu đường là một bệnh mà giữ cho cơ thể từ việc sử dụng glucose, một dạng
đường, như nó phải. Nếu vẫn glucose trong máu thay vì phá bỏ, nó có thể hành động như một
liều thuốc độc. Thiệt hại cho các nephrons từ chưa sử dụng glucose trong máu được gọi là bệnh
tiểu đường bệnh thận. Giữ lượng đường trong máu xuống có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa bệnh
thận tiểu đường. Sử dụng các loại thuốc gọi là men chuyển (ACE) Các chất ức chế thụ thể
angiotensin hoặc thuốc chẹn (ARB) để điều trị huyết áp cao cũng có thể làm chậm hoặc trì
hoãn sự tiến triển của bệnh thận tiểu đường.
Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong thận. Các tàu bị hư hỏng
không thể lọc chất thải khỏi máu khi họ có nghĩa vụ phải.
Nguyên nhân khác: chất độc và tổn thương, như một cú đánh trực tiếp và mạnh
mẽ đến thận, có thể dẫn đến bệnh thận.
2.4. Một Số Bệnh Liên Quan Tới Thận:
•
Sỏi thận:
Hình 6 : Sỏi thận – sưu tầm từ internet.
Bệnh sỏi thận biểu hiện các triệu chứng khác thường về đường tiết niệu như đái
khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (đục, đỏ...), lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt
lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt... Sỏi đường tiết niệu thường gây ra những cơn đau
quặn thận, có thể nhìn thấy hình sỏi khi chụp phim Xquang.
Nguyên nhân gây ra sỏi thận - niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất
trong cơ thể, đặc biệt là lượng calci trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa calci, rối loạn
chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng.
Một nguyên nhân phổ biến nữa gây sỏi thận là do viêm nhiễm đường tiết niệu.
Để hạn chế phát sinh ra sỏi cần uống nhiều nước, bình thường từ 1,5-2 lít mỗi ngày. Cần thận
trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các muối như calci
cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng calci oxalat gây sỏi thận. Một số thuốc như
vitamin C nếu dùng liều cao kéo dài cũng có thể gây ra sỏi thận.
Để điều trị bệnh sỏi thận, hiện nay dùng một số thuốc có tác dụng làm co thắt cơ
trơn đường tiết niệu để tống sỏi ra ngoài hoặc làm tan sỏi, tăng thải trừ acid uric. Một số thuốc
cũng có tác dụng sát khuẩn đường niệu. Một số bệnh viện lớn đã có máy chuyên dụng để làm
tan sỏi. Trên thị trường cũng có một số loại thuốc đông y có tác dụng điều trị sỏi thận như kim
tiền thảo, bài thạch...
Sỏi thận tiết niệu là một bệnh thường gặp và dễ gây suy thận, tử vong nhất trong
số các bệnh thận tiết niệu. Các loại sỏi thường gặp:
o Sỏi có Ca, sỏi oxalate Ca, CaMg Oxalat, phos-phate, sỏi có lớp ngoài là oxalate
Ca lớp trong là amoni oxalate, sỏi CaMg phosphate, oxalate và carbonat.
o
có Ca.
Sỏi acid uric ít cản quang, sỏi xanthin, sỏi struvit, sỏi cystin là những sỏi không
•
Suy thận:
Hình 7 : Suy thận – sưu tầm từ internet.
Suy thận là khi thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã, khiến các chất độc hại và
dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Những dấu hiệu bất thường về tiết niệu, bệnh tăng huyết áp,
tiểu đường đều có thể gây suy thận. Nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của thận bằng cách
xét nghiệm máu và nước tiểu. Người ta căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein...
để chẩn đoán tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể suy thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy
thận giai đoạn cuối. Suy thận cấp tính phần lớn do giảm thể tích máu làm cho thận không thực
hiện được chức năng bài tiết và điều hòa nước. Một số loại thuốc kháng sinh, chẳng hạn như
gentamycin thuộc nhóm aminoglycosid có thể gây nhiễm độc cho thận, cần tránh dùng cho
những người suy thận. Trong lâm sàng, để đề phòng suy thận cấp cần phục hồi lượng dịch để
cân bằng acid-base, bảo đảm lượng nước tiểu bài xuất từ 60ml/giờ trở lên và xử trí tích cực các
trạng thái nguy cơ khác để tránh tai biến nặng.
Suy thận mãn khi độ thanh thải creatinin xuống dưới 40ml/phút. Đây là những
bệnh ống thận - mô kẽ mạn tính. Các chế độ điều trị căn cứ vào tình trạng kiểm tra creatinin
máu thường xuyên. Chế độ dùng thuốc và ăn uống tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên
khoa. Một số trường hợp bệnh nặng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Có hai dạng bệnh thận suy, một dạng mãn tính và một dạng cấp tính. Ở dạng
cấp tính triệu chứng ban đầu là đi tiểu ít và có hiện tượng sưng ở mặt nhất là ở vùng dưới mí
mắt. Dần dần sau đó, triệu chứng càng nặng thêm, huyết áp trong máu lên cao hoạt giảm, tinh
thần thay đổi, suy sụp hoặc nôn mữa, kém ăn, hay chóng mặt, lưng đau, có khi co giật hoặc hôn
mê. Trong bệnh thận mãn tính tính cách suy yếu xãy ra bất thần cho tất cả các chức năng trong
một thời gian ngắn và nghiêm trọng.
Đối với dạng suy thận dương: tắm nước nóng hai đến ba lần mỗi ngày, liên tiếp
trong hai hay ba tuần lễ. Giảm ăn muối trong thời kỳ này.
Đối với dạng suy thận âm : tránh không tắm nước nóng, tăng thêm dần dần từ chút muối trong
khẩu phần ăn và tránh tình dục trong thời kỳ chữa bệnh
•
Thận ứ nước:
Hình 8 : Thận ứ nước – sưu tầm từ internet
Thận ứ nước là do tình trạng tắc nghẽn đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận
làm cho thận to lên, chứa đầy nước tiểu. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ làm
cho thành thận giãn mỏng, dẫn đến tình trạng suy thận mạn tính và nhiều biến chứng nguy
hiểm khác... Dấu hiệu điển hình là đau khởi phát vùng hạ sườn hoặc hông lưng, sau đó lan
xuống phía dưới hoặc ra sau. Có thể xuất hiện tình trạng tăng huyết áp nên làm người bệnh
thấy đau đầu, do thận tăng tiết renin, khi loại bỏ được nguyên nhân ứ nước ở thận thì huyết áp
trở lại bình thường. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bị thận ứ nước lâu này còn có biểu hiện rối
loạn khả năng cô đặc nước tiểu, tỷ trọng nước tiểu thấp.
Những nguyên nhân hay gặp là sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu làm
đường niệu bị chít hẹp. Một số dị dạng bẩm sinh như có van niệu đạo, hiện tượng trào ngược
bàng quang - niệu quản cũng có thể gây ra bệnh. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như u
xơ tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, các khối u ở vùng chậu, hông,
tình trạng có thai... cũng gây khả năng chèn ép, làm tắc nghẽn đường niệu dẫn đến nhiều rối
loạn ở hệ thống tiết niệu và một số cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh không có tính di truyền.
Điều trị bệnh thận ứ nước trước hết phải loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh.
•
Viêm thận
Hình 9 : Viêm cầu thận – sưu tầm từ internet
Viêm thận là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm độc nội sinh
(ngộ độc thuốc, hóa chất). Phải xét nghiệm ngay máu và nước tiểu để tìm vi khuẩn gây
bệnh và các thành phần bất thường gây nhiễm độc cho thận. Vi khuẩn gây bệnh thường
là Enterobacter, E.Coli, Proteur... nên chọn thuốc tiêu diệt bằng các chất kháng sinh như
sulfonamid, nitrofurantoin hoặc các betalactam phù hợp thuộc nhóm ampicillin hoặc
cephalosporin. Trong điều kiện các thuốc trên bị kháng hoặc không có hiệu quả, có thể
dùng tobramycin hoặc gentamycin nhưng phải rất thận trọng, cân nhắc về liều và
khoảng cách đưa thuốc để tránh gây độc cho thận. Đối với phụ nữ mang thai cần cân
nhắc chọn lựa thuốc thích hợp sao cho có hiệu quả điều trị mà không ảnh hưởng đến sự
phát triển của thai. Có thể cho bệnh nhân truyền dịch và uống nhiều nước để hỗ trợ tích
cực với dùng thuốc kháng sinh.
Có hai loại viêm thận: viêm thận bể thận mạn và viêm thận bể thận cấp
o Viêm thận bể thận mạn là một bệnh do hậu quả của
các
trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài, tái phát nhiều lần,
điều trị không dứt điểm. Là một bệnh thường gặp, chiếm 30%
các bệnh mạn tính thường gặp. Phải điều trị tốt các đợt kịch
phát bằng kháng sinh thích hợp. Tốt nhất là điều trị theo
kháng sinh đồ. Không dùng penicillin khi chưa có kháng sinh
đồ vì nó nhạy với liên cầu nhưng đa số các trường hợp là
nhiễm khuẩn gram (-). Khi có suy thận dùng kháng sinh phải
lựa chọn cẩn thận, không dùng các kháng sinh gây độc cho
thận. Hạ quyết áp để làm giảm nguy cơ suy thận nhanh.
Hình 10: Viêm thận bể thận mạn – sưu tầm internet
o Viêm thận bể thận cấp là bệnh viêm tổ chóc kẽ của thận do nguyên nhân
nhiễm khuẩn. Bệnh có thể tiến triển mạn tính hoặc cấp tính. Điều trị bằng cách dùng kháng
sinh nhóm Quinolon là tốt nhất, gentamicin cũng là những kháng sinh có tác dụng tốt với
trực khuẩn Gram (-). Tuyệt đối không dùng penicillin khi chưa có kháng
sinh đồ. Khi suy thận thì tránh dùng các kháng sinh độc với
thận như tetracycline, gentamicin,…
Hình 11: Viêm thận bể thận cấp – sưu tầm internet
Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 đến 15
tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện
vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Để điều trị cần dùng kháng sinh nhóm
betalactam kết hợp với truyền dịch và điều trị các triệu chứng đi kèm.
Hình 12: Viêm cầu thận cấp- sưu tầm internet
Ngoài ra có các bệnh thận nguy hiểm như ung thư thận, thận đa nang, lao thận...
là các bệnh chuyên khoa riêng biệt, cần điều trị theo phác đồ chung của bệnh ung thư, bệnh
lao... Nhìn chung bệnh về thận rất nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cần phải được điều trị
tích cực tại các cơ sở y tế. Trong cộng đồng, cần phổ biến kiến thức y học phổ thông để mọi
người có ý thức bảo vệ sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sớm
phát hiện bệnh về thận và có hướng điều trị tích cực.
2.5. Dinh dưỡng dành cho bệnh thận
•
Hạn chế protein :cơ thể của bạn cần protein mỗi ngày tăng trưởng, xây dựng cơ bắp, và
sửa chữa mô cơ thể. Protein thực phẩm bao gồm trứng, thịt, cá và gia cầm. Sau khi cơ thể của
bạn sử dụng các protein trong các loại thực phẩm bạn ăn, một chất thải gọi là urê sản phẩm