Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghệ thuật tiểu thuyết việt nam giai đoạn 1955 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 110 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………..

….. 3

2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………….. 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………………. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….. 6
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………… 6
6. Kết cấu công trình……………………………………………………………………… 6
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng I: Khái quát tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975………7
1.1. Quá trình phát triển tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975…………………7
1.2. Những đặc điểm về nội dung tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975…… 15
Chƣơng II: Nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975….. 32
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật……………………………………………………… 32
2.2. Kết cấu………………………………………………………………………………. 41
2.3. Ngôn ngữ và giọng điệu tác giả……………………………………………………...49
Chƣơng III: Những đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn
1955 – 1975 qua một số tác phẩm tiêu biểu…………………………………………….57
3.1. Sự dung hợp giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết trong Dấu chân người lính của Nguyễn
Minh Châu……………………………………………………………………………….. 58
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng đa diện trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này
của Hoàng Văn Bổn………………………………………………………………….... 64
3.3. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan………. 80
3.4. Giọng điệu anh hùng ca trong tiểu thuyết Người người lớp lớp của Trần Dần…… 86
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………

95



PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………..105

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể loại tiểu thuyết là bộ phận quan trọng cấu thành một nền văn học. Nhưng
lâu nay, khi nói văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975, giới nghiên cứu
và giảng dạy văn học thường chỉ nhắc đến thơ và truyện ngắn. Nếu có nói đến tiểu
thuyết, người ta chỉ nhắc đến một vài tác phẩm trong khi tiểu thuyết giai đoạn này có
khoảng 170 tác phẩm. Bởi vậy, cần chú trọng nghiên cứu toàn diện hơn các tiểu
thuyết cách mạng Việt Nam thời chiến tranh.
Lâu nay, khi nói đến văn học cách mạng Việt Nam, giới nghiên cứu, phê bình
thường chỉ chú trọng khai thác mặt nội dung, tư tưởng, bỏ qua phần hình thức nghệ
thuật hoặc chỉ nhắc đến sơ sài. Trong thực tế, có nhiều tác phẩm có chất lượng nghệ
thuật cao nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà ít được nhắc đến. Bởi vậy, nên phải đầu
tư nghiên cứu, chỉ rõ những đặc sắc nghệ thuật của nó, vì chính yếu tố này sẽ quyết
định sức sống lâu bền của một nền văn học.
Chiến tranh đã kết thúc hơn 35 năm, đất nước đã đổi thay nhiều, đời sống vật
chất ngày càng phát triển thì tư duy nghiên cứu khoa học xã hội cũng không được
phép giẫm chân tại chỗ. Người ta cũng đã có cái nhìn mới về các tác phẩm thơ và
truyện ngắn trong thời kỳ 1955 – 1975 nhưng vẫn chưa có sự nhìn nhận thấu đáo về
lĩnh vực tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao đang chờ đợi được
nhìn nhận lại. Điều đó cho thấy cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu tiểu thuyết
bằng nhãn quan mới.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề
tài “Nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975”


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975,
chúng tôi hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
- Phác họa một bức tranh tổng thể về tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 –
1975.
- Xác định những đặc điểm chung về mặt nghệ thuật. Chỉ ra những giá trị nghệ
thuật đặc sắc của một số tác phẩm tiêu biểu.
- Khẳng định vai trò, sức sống của tiểu thuyết cách mạng Việt Nam thời chiến
tranh.

3


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong hơn nửa thế kỷ nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết cách
mạng Việt Nam. Nét chung phổ biến của các công trình này là chủ yếu đề cập đến
nội dung, tư tưởng tác phẩm. Điều này xuất phát từ quan niệm xem tác phẩm văn
chương là vũ khí tuyên truyền cách mạng. Có một thời, các nhà nghiên cứu phê bình
chỉ đánh giá tác động tuyên truyền chính trị của tác phẩm. Nếu có nói đến nghệ thuật,
họ chỉ nói lướt qua. Bởi vậy, ít có công trình khoa học quy mô nào chuyên nghiên
cứu hình thức nghệ thuật các tác phẩm văn xuôi cách mạng. Trong số những công
trình có nhắc đến hình thức nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975,
ta thấy có những tác phẩm đáng chú ý sau:
Công trình có quy mô đầu tiên và lớn nhất trong lĩnh vực này là Tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại của Phan Cự Đệ (NXB ĐH & THCN, H. 1974 – 1975). Đây là công
trình mang tính lý luận về thể loại tiểu thuyết nói chung, tác giả có ứng dụng các lý
thuyết về thể loại để phân tích tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX chứ không chuyên về
giai đoạn 1955 – 1975. Sau đó, Phan Cự Đệ có viết hàng loạt bài báo khác cũng cùng
quan điểm với cuốn tiểu luận này. Tiêu biểu là Mấy vấn đề phương pháp luận khi
nghiên cứu thể loại tiểu thuyết (VNQĐ, số 2 / 2011), Tiểu thuyết sử thi trong thế kỷ

XX (T/c Nhà văn, số 4 – 2003)...
Phong Lê cũng chuyên viết về văn xuôi cách mạng Việt Nam. Ông là chủ biên
bộ sách Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại (NXB KHXH, H. 1977). Đặc biệt, ông
có một bài viết chuyên nghiên cứu về hình thức nghệ thuật tiểu thuyết là Mấy nhận
xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật văn xuôi (TCVH, số 4 – 1963). Nghệ thuật tiểu
thuyết cách mạng Việt Nam 1955 - 1975 cũng được nhắc lướt qua trong nhiều cuốn
giáo trình như: Văn học Việt Nam 1954 – 1965 của Mã Giang Lân & Lê Đắc Đô
(Trường ĐHTH, H. 1990), Văn học Việt Nam 1965 – 1975 của Nguyễn Bá Thành &
Bùi Việt Thắng (Trường ĐHTH, H. 1990), Văn học Việt Nam 1945 – 1975 do
Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (NXB Giáo dục, H. 1988 – 1990), Lịch sử văn học Việt
Nam, tập 3 (NXB ĐHSP, H. 2010)… Ngoài ra còn có nhiều sách giáo trình, giáo
khoa và tài liệu tham khảo khác.
Ở mảng phê bình văn học trên báo chí, cũng có nhiều tác phẩm đề cập tới nghệ
thuật tiểu thuyết: Một số vấn đề đáng quan tâm trong việc thể hiện nhân vật anh
hùng (Lê Đình Kỵ - TCVH, số 9 / 1967), Vai trò sáng tạo của người viết khi thể hiện
các nhân vật anh hùng (Lại Giang – TCVH, số 11 / 1968), Nhìn lại một chặng đường
tiểu thuyết - Nguyễn Văn Long (VNQĐ, số 6 – 1977), Văn xuôi viết về chiến tranh

4


và hình thức sử thi (Lại Nguyên Ân – VNQĐ, số 11 / 1979), Cần xem xét lại giá trị
của một số tác phẩm văn học (Hà Minh Đức – VNQĐ, số 11 / 1998), Một hình dung
về quá trình phát triển của tiểu thuyết sử thi từ 1945 đến nay (Nguyễn Thanh Tú –
VNQĐ, số 5 / 2007)… Những bài viết này mặc dù chỉ đề cập đến một vài khía cạnh
nhỏ của tiểu thuyết nhưng cũng góp phần giúp chúng ta có thêm nhiều tư liệu để
nghiên cứu toàn diện nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam.
Chúng ta cũng ghi nhận những công trình nghiên cứu của một số tác giả đã làm
luận án về lĩnh vực này như: Khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết hiện thực XHCN
Việt Nam - Nguyễn Văn Nam (Luận án PTS, Trường ĐHTH Hà Nội, 1987), Tiểu

thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 - 1975 nhìn từ góc độ thể loại - Nguyễn Đức Hạnh
(NXB Giáo dục, H. 2008), Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam
1945 – 1975 - Hoàng Mạnh Hùng (TCVH, số 3 – 2003), Đặc điểm tiểu thuyết
Nguyễn Khải (Trần Thanh Phương – Luận án TS, H. 2000), Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan, NXB KHXH. H. 2002)... Ngoài ra, còn phải
kể đến một chuyên luận công bố ở Sài Gòn thời chiến tranh là Tiểu thuyết Miền Bắc
của Hoàng Ngọc Thành (Phong trào văn hóa, S. 1969).
Phạm Ngọc Hiền - tác giả của đề tài nghiên cứu này cũng đã từng công bố nhiều
bài viết liên quan tới tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975 như: Tiểu thuyết
Trên mảnh đất này của Hoàng Văn Bổn (T/c Nhà văn, số 10 – 2002), Yếu tố kỳ ảo
trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn (Báo Văn nghệ TP.
HCM, số 19 - 8 - 2004), Tiểu thuyết sử thi, mấy vấn đề đặc trưng thể loại (T/c
KHXH, số 8 – 2006), Chất sử thi và chất tiểu thuyết trong Dấu chân người lính của
Nguyễn Minh Châu (TCVH, số 2 – 2007)… Gần đây nhất là chuyên luận Tiểu thuyết
Việt Nam 1945 – 1975 (tiểu thuyết cách mạng xuất bản ở miền Bắc) – NXB Văn học
2010, tái bản năm 2012. Mặc dù chuyên luận này có nghiên cứu toàn diện cả nội
dung và nghệ thuật của các tiểu thuyết giai đoạn này nhưng vẫn chưa phải là công
trình chuyên sâu về hình thức nghệ thuật.
Nhìn lại quá trình nghiên cứu tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975, ta
thấy có hiện tượng sau: phần lớn các công trình chỉ chú trọng nội dung tư tưởng tác
phẩm. Một số công trình có nhắc đến nghệ thuật thì cũng chưa có điều kiện chuyên
sâu về lĩnh vực này. Vả lại, cùng khai thác hình thức nghệ thuật của một tác phẩm,
mỗi người cũng có một phát hiện khác nhau. Bởi vậy, việc nghiên cứu hình thức
nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam trên tinh thần Đổi mới vẫn luôn là điều
cần thiết.

5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của công trình là lĩnh vực hình thức nghệ thuật của tác
phẩm, bao gồm: nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ…
- Phạm vi nghiên cứu là tất cả tiểu thuyết cách mạng xuất bản ở miền Bắc Việt
Nam trong giai đoạn 1955 – 1975.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp văn hóa – lịch sử (đối với chương I)
Phương pháp hình thức (chương II, III)
Phương pháp loại hình
Thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh…

6. Kết cấu công trình
Ngoài phần mở đầu (4 trang) và kết luận (3 trang), nội dung chính của công
trình gồm 85 trang, chia làm ba chương:
Chương I: Khái quát tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955–1975

(25 trang)

Chương II: Nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam giai đoạn 1955–1975 (25 trang)
Chương III: Những đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975 qua
một số tác phẩm tiêu biểu
(35 trang)

Tài liệu tham khảo (180 tài liệu)
Phụ lục (danh mục 170 tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975)

6



CHƢƠNG I

KHÁI QUÁT TIỂU THUYẾT CÁCH MẠNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1955 – 1975
1.1. Quá trình phát triển tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 - 1975
1.1.1. Tiểu thuyết cách mạng Việt Nam thời kỳ 1955 – 1965
1.1.1.1. Bối cảnh văn học
Với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một nền văn học mới
cũng được khai sinh. Nền văn học cách mạng vô sản đã được manh nha từ thời Xô
viết Nghệ Tĩnh. Sau 1945, nó trở thành nền văn học chính thống dưới chính quyền
cách mạng. Trải qua cuộc chiến tranh Đông Dương 1946 – 1954, nền văn học này
được trưởng thành, tạo những tiền đề vững chắc cho giai đoạn sau.
Trong thời kỳ 1955 – 1975, đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai
thể chế chính trị đối lập nhau: Việt Nam dân chủ cộng hòa (Bắc Việt) và Việt Nam
cộng hòa (Nam Việt). Từ đó cũng hình thành hai nền văn hóa khác nhau. Nền văn
học Bắc Việt Nam phát triển theo quỹ đạo XHCN, nền văn học Nam Việt Nam phát
triển theo quỹ đạo TBCN.
Văn học cách mạng Việt Nam 1955 – 1975 được chia làm hai thời kỳ: 1955 –
1965 (ứng với thời kỳ hòa bình) và 1965 – 1975 (ứng với thời kỳ chiến tranh). Sở dĩ
lấy năm 1965 làm cái mốc để chia giai đoạn là do sự có mặt của quân đội Mỹ và
Đồng Minh ở miền Nam. Đối với văn học miền Nam, cái mốc này không làm thay
đổi tính chất văn học. Nhưng đối với văn học miền Bắc, cái mốc này đã làm thay đổi
một số nội dung trong văn học.
Trong thời kỳ 1955 – 1965, miền Bắc sống trong thời kỳ hòa bình. Chính phủ
lo khôi phục lại nền kinh tế bị thiệt hại khá nhiều trong chiến tranh. Năm 1956,
Chính phủ phát động cuộc cải cách ruộng đất với quy mô lớn và thừa nhận là gặp
nhiều sai lầm. Tuy nhiên, qua đó, cũng tạo được tiền đề để chuẩn bị tiến đến công
hữu hóa toàn bộ nền kinh tế. Năm 1960, diễn ra đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần
thứ III, xác định hai mục tiêu chiến lược là quyết tâm giải phóng miền Nam và xây

dựng CNXH ở miền Bắc. Từ đây, trong văn học cũng phổ biến một đề tài mới: đề tài
hợp tác hóa nông nghiệp và đấu tranh thống nhất nước nhà.

7


Chính phủ cũng lo cải tạo văn hóa tư tưởng nhưng buổi đầu gặp rất nhiều khó
khăn bởi miền Bắc là nơi mà hệ tư tưởng phong kiến và chủ nghĩa thực dân cắm rễ
lâu dài nhất. Cộng vào đó là tình hình phức tạp trong phe XHCN, tiêu biểu là chủ
nghĩa xét lại ở Liên Xô và phong trào Trăm hoa đua nở ở Trung Quốc. Trong khoảng
thời gian 1955 – 1957, nhiều trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc chủ trương tự do sáng tác,
“văn nghệ độc lập với chính trị”. Phong trào Nhân văn giai phẩm bị dập tắt. Năm
1958, Bộ Chính trị có nghị quyết giải tỏa các vướng mắc về tư tưởng văn nghệ, phát
động các văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế cuộc sống.
Chính phủ cũng sắp xếp lại các cơ sở văn hóa. Từ năm 1958 trở đi, các NXB và
báo chí tư nhân bị giải tán, thay vào đó là sự hình thành các NXB và báo chí do Nhà
nước trực tiếp quản lý. Ở Hội nhà văn Việt Nam, hai nhà văn tiền chiến nổi tiếng là
Nguyễn Công Hoan và Tô Hoài cũng thôi công tác quản lý, chuyển giao cho Nguyễn
Đình Thi. Phần lớn các văn nghệ sĩ lúc bấy giờ đều làm việc trong các cơ quan nhà
nước và sáng tác theo các chủ trương chính sách của Đảng.
Thời kỳ 1955 – 1965 được xem là thời kỳ “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc”.
Nhiều khuynh hướng văn học cũ vẫn tồn tại trong những năm đầu hòa bình. Chất thế
sự đời tư phát triển mạnh trong thời kỳ sửa sai cải cách ruộng đất và Nhân văn giai
phẩm. Phương pháp sáng tác hiện thực XHCN từng bước trở thành phương pháp
chính thống. Có thể xem đây là thời kỳ giao thoa giữa cái cũ và cái mới trong văn
học. Đời sống lý luận phê bình văn học sôi động, phản ánh sự phức tạp về tư tưởng
thẩm mỹ trong văn học cách mạng Việt Nam thời kỳ này.
1.1.1.2. Tình hình phát triển của tiểu thuyết
Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương 1946 – 1954, thể loại tiểu thuyết cách
mạng dường như không phát triển. Chỉ có ba truyện vừa mà người ta tạm xếp vào thể

loại tiểu thuyết là Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm và
Xung kích của Nguyễn Đình Thi. Người ta có thể lý giải nguyên nhân khan hiếm tiểu
thuyết là do hoàn cảnh chiến tranh.
Sau 1955, thể loại tiểu thuyết phát triển mạnh. Nguyên nhân là sau khi hòa bình
lập lại, các văn nghệ sĩ mới có điều kiện sáng tác để trả nợ quá khứ. Họ tích lũy được
nhiều vốn sống sau cuộc kháng chiến gian khổ, có nguồn tư liệu dồi dào để viết
những tác phẩm dài hơi. Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ sáng tác
bằng hình thức mở các trại viết văn, tài trợ kinh phí in ấn, dành nhiều thời gian để họ
thực tế cuộc sống và sáng tác văn học. Nhiều cuốn tiểu thuyết được in với số lượng
lớn và tái bản nhiều lần như Mùa hoa dẻ của Văn Linh, Vượt Côn Đảo của Phùng
Quán...

8


Trong thời kỳ này, diễn ra khá nhiều “vụ án văn học”, chủ yếu tập trung ở lĩnh
vực tiểu thuyết. Lý do, nhiều văn nghệ sĩ chưa nắm được đường lối văn nghệ của
Đảng Cộng sản và phương pháp sáng tác hiện thực XHCN. Họ vẫn sáng tác theo
quán tính cũ, chất thế sự đời tư vẫn đậm nét. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng từ chủ
nghĩa xét lại và cảm thấy nhu cầu tự do sáng tạo là cần thiết, nhiều nhà văn vẫn giữ
lập trường sáng tác cũ. Một lý do tế nhị nữa là trong giới trí thức văn nghệ sĩ lúc bấy
giờ có sự phức tạp, chia rẽ nội bộ và đố kỵ tài năng nên mượn danh nghĩa chính trị để
“chụp mũ” lẫn nhau. Điều đó khiến cho đời sống văn nghệ vừa phát triển sôi động,
vừa căng thẳng và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Sau vụ Chính phủ sửa sai trong cải cách ruộng đất, nhiều tác phẩm đã khai thác
đề tài này từ góc độ thế sự. Sắp cưới, Thôn Bầu thắc mắc, Những ngày bão táp... bị
uốn nắn vì lý do đã dám xoáy sâu vào mặt trái của cải cách ruộng đất, chưa cho thấy
được những thành tựu của phong trào. Tiểu thuyết Cái sân gạch cho thấy tâm trạng
dằn co của tầng lớp trung nông trong buổi đầu tập thể hóa. Trong hai năm 1959 –
1960, có khá nhiều bài viết và hội thảo tranh luận về tác phẩm này.

Trong mảng đề tài công nghiệp, cũng có nhiều tác phẩm gây sự chú ý của dư
luận. Tiểu thuyết Mùa mưa bị phê bình là nhân vật mang cá tính góc cạnh, chưa tiêu
biểu cho phẩm chất các cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Những người thợ
mỏ, Mở hầm bị chỉ trích vì khai thác quá nhiều mặt trái của chế độ mới, chưa cho
thấy vẻ đẹp và vai trò của giai cấp công nhân ở hầm mỏ. Tiểu thuyết Vào đời bị giới
phê bình Marxist công kích kịch liệt bởi đã dám phơi bày mặt trái của nền công
nghiệp cơ khí và sự thái hóa nhân cách của một bộ phận cán bộ kháng chiến cũ.
Đề tài kháng chiến chống Pháp cũng nở rộ trong văn xuôi. Nhiều nhà văn đã có
ý thức ngợi ca tấm gương anh dũng của các chiến sĩ cách mạng, tuy nhiên, nhiều tác
phẩm vẫn không làm hài lòng một số người. Tiểu thuyết Mùa hoa dẻ bị phê bình là
ru ngủ thanh niên bằng mối tình lãng mạn. Trong khi đó, các tiểu thuyết Trước giờ
nổ súng, Đất lửa, Phá vây miêu tả hiện thực quá gai góc cũng bị nhắc nhở. Tiểu
thuyết Sống mãi với thủ đô bị đánh giá là nhận thức mơ hồ về chiến tranh. Người
người lớp lớp (Trần Dần) và Vượt Côn Đảo (Phùng Quán) có nội dung tư tưởng khá
tốt nhưng vẫn bị cấm lưu hành do tác giả dính líu đến vụ Nhân văn giai phẩm.
Nguyễn Công Hoan và Tô Hoài là hai nhà văn tiền chiến hiếm hoi còn lại trong
làng tiểu thuyết cách mạng Việt Nam nhưng cả hai cây đại thụ này cũng bị uốn nắn.
Năm 1958, Tô Hoài công bố tiểu thuyết Mười năm và bị chỉ trích là nghiêng về chủ
nghĩa tự nhiên, chưa làm sáng tỏ vai trò của Đảng ở làng Hạ. Nguyễn Công Hoan
chuyên viết châm biếm mặt trái xã hội cũ. Nhưng cả ba tiểu thuyết của ông đều bị
đánh, từ Tranh tối tranh sáng đến Hỗn canh hỗn cư và nặng nhất là Đống rác cũ. Có

9


điều bất hợp lý là, người ta chỉ chú ý đến mặt nội dung và chưa thấy được những
thành tựu nghệ thuật đặc sắc của Đống rác cũ.
Tuy nhiên, số lượng tác phẩm lệch chuẩn không nhiều so với 83 tiểu thuyết
xuất bản ở miền Bắc thời kỳ này. Việc một số tác phẩm còn rơi rớt lối viết cũ là điều
không tránh khỏi trong buổi giao thời của văn học. Bởi lẽ, những nguyên lý sáng tác

cũ vẫn còn, những nguyên lý sáng tác mới chưa được quán triệt đầy đủ. Nhất là đối
với những nhà văn tài năng, việc thay đổi phong cách sáng tác diễn ra rất khó khăn.
Người ta xem đây là thời kỳ “nhận đường” lần thứ hai của các văn nghệ sĩ.
1.1.1.3. Đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 - 1965
Trong thời kỳ 1955 – 1965, tiểu thuyết cách mạng Việt Nam phát triển rất sôi
động, đa dạng về cảm hứng thẩm mỹ. Mặc dù vậy, vẫn có những chuẩn mực chung
được đại đa số nhà văn quán triệt đầy đủ. Sau đây là những đặc điểm chung phổ biến
trong tiểu thuyết miền Bắc:
Đề tài rất đa dạng, bao gồm nhiều nhóm: đề tài xã hội Việt Nam trước 1945; đề
tài kháng chiến chống Pháp; đề tài xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà. So với tiểu thuyết Tiền chiến, tiểu thuyết cách mạng bổ sung
vào bức tranh tiểu thuyết nước nhà hai đề tài mới: đề tài chiến tranh cách mạng và đề
tài miền núi. Trước 1945 cũng có một vài truyện về đề tài miền núi nhưng chưa thực
sự tạo thành một mảng đề tài lớn.
Tiểu thuyết thời kỳ này cũng dung hợp cả thể tài sử thi lẫn thế sự, đời tư (trên
cơ sở sử thi). Nó khác với thời kỳ trước 1945 chỉ phổ biến đề tài thế sự đời tư hoặc
sau 1965 chỉ chấp nhận thể tài sử thi. Tuy nhiên, thời kỳ 1955 – 1965 như là thời kỳ
thử nghiệm thể tài sử thi cách mạng trong tiểu thuyết. Một số tác phẩm đã chưa xử lý
mối tương quan giữa ba thể tài này theo quy định chung.
Tiểu thuyết thời kỳ này cũng dung hợp nhiều sắc màu thẩm mỹ và cảm hứng tư
tưởng khác nhau, có cả cái bi - cái hài, cái cao cả - thấp hèn, cái đẹp – cái xấu.
Những tác phẩm có sự dung hợp hài hòa nhiều sắc thái thẩm mỹ là Sống mãi với thủ
đô, Vào đời, Đống rác cũ... Nếu như hai thời kỳ 1945 – 1955 và 1965 – 1975 chỉ
chấp nhận miêu tả cái đẹp, cái cao cả thì thời kỳ 1955 – 1965 chấp nhận mọi yếu tố
thẩm mỹ.
Ở thời kỳ này, mô hình con người mới đã bước đầu được định hình rõ nét hơn
so với thời kỳ trước. Nhiều nhà văn đã xây dựng thành công mẫu con người mới
XHCN như: chính ủy Trần (Người người lớp lớp), Đinh Núp (Đất nước đứng lên),
chị Tư Hậu (Một chuyện chép ở bệnh viện), Môn (Xung đột), Quang (Nhật ký người
ở lại)... Ngoài ra, thời kỳ này cũng phổ biến loại hình nhân vật anh hùng đa diện,


10


chứa trong mình những bi kịch của lịch sử, vừa tốt, vừa xấu. Tiêu biểu là Ba Râu
(Trên mảnh đất này), Nhật Tân (Sống mãi với thủ đô), Sơn Linh (Bên kia biên giới),
Chánh (Trước giờ nổ súng), Bảy Thâm (Đất lửa)... Người ta cho rằng, cách xây dựng
nhân vật mang tính nhân loại phổ quát và có “chất Cô dắc” ảnh hưởng từ chủ nghĩa
xét lại. Loại nhân vật này chỉ là sản phẩm của thời kỳ 1955 – 1965 và không còn
được phổ biến ở giai đoạn sau.
Đặc biệt, ở thời kỳ này, xuất hiện thể loại tiểu thuyết sử thi (theo mô hình của
các nhà nghiên cứu Xô viết đề ra). Đó là các tiểu thuyết có dung lượng lớn, kết hợp
trong mình cả hai phẩm chất sử thi và tiểu thuyết. Tiêu biểu là Vỡ bờ, Cửa biển, Sống
mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng... Nhà nghiên cứu Niculin cho rằng: “Cuối
những năm 50 – đầu những năm 60, văn học của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
bước vào giai đoạn trưởng thành. Bằng chứng hiển nhiên cho điều đó là sự xuất hiện
nổi bật của những bộ tiểu thuyết và thậm chí, tiểu thuyết sử thi; người ta cảm nhận
được nhu cầu bức thiết sáng tạo những tác phẩm có quy mô lớn, giàu sức khái quát
trong thể loại văn xuôi. Đã ra đời những bộ anh hùng ca về bước chuyển biến cách
mạng vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam” [110].
Nhìn chung, xét trong dòng chảy của tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 30 năm
(1945 – 1975), tiểu thuyết thời kỳ 1955 – 1965 có nhiều thành tựu hơn cả. Nó phát
triển trong thời kỳ hòa bình và tương đối có sự tự do sáng tác nên cũng dung hợp
nhiều cảm hứng thẩm mỹ. Nhiều tiểu thuyết có giá trị nghệ thuật cao như: Mười năm
(Tô Hoài), Cái sân gạch (Đào Vũ), Trước giờ nổ súng (Phan Tứ), Sống mãi với thủ
đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai), Trên mảnh đất này
(Hoàng Văn Bổn), Đất lửa (Nguyễn Quang Sáng), Đống rác cũ (Nguyễn Công
Hoan)...
1.1.2. Tiểu thuyết cách mạng Việt Nam thời kỳ 1965 – 1975
1.1.2.1. Bộ phận tiểu thuyết cách mạng miền Nam

 Bối cảnh sáng tác
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập năm 1960 và
nhanh chóng mở rộng quy mô đấu tranh. Thêm vào đó, còn có sự hỗ trợ của bộ đội
miền Bắc. Nhắm thấy chính quyền Sài Gòn không thể đơn thương chống đỡ, năm
1965, Mỹ và Đồng Minh cũng nhảy vào tham chiến tại miền Nam. Mỹ leo thang ném
bom miền Bắc, chiến tranh lan rộng cả hai miền. Năm 1975, chính quyền Nam Việt
Nam sụp đổ, đất nước được thống nhất, chuyển sang thời kỳ hòa bình.

11


Từ năm 1961, nhiều văn nghệ sĩ từ Bắc đã bí mật vào Nam với nhiều tên gọi
khác nhau. Trong lĩnh vực tiểu thuyết có Phan Tứ (tên cũ là Lê Khâm), Nguyễn
Trung Thành (Nguyên Ngọc), Anh Đức (Bùi Đức Ái), Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc
Tấn)... Cũng trong năm 1961, Hội văn nghệ giải phóng Miền Nam ra đời. Cơ quan
tuyên truyền của Hội là các báo Văn nghệ Quân giải phóng ở trung ương và đại
phương, Đài phát thanh giải phóng, nhà xuất bản Giải phóng (đặt tại Hà Nội).
Đa số các nhà văn cách mạng miền Nam cũng kiêm nhiều công việc của thời
chiến như cán bộ tuyên huấn, phóng viên, sĩ quan, bộ đội, cán bộ địa phương, giao
liên, văn công… Họ cũng lo tăng gia sản xuất để tự túc lương thực... Mặc dù điều
kiện sáng tác khó khăn nhưng nhiều nhà văn vẫn thai nghén viết tiểu thuyết. Khi viết
xong, phải gửi bản thảo ra Bắc in. Nhiều tác phẩm văn xuôi “Từ tuyến đầu Tổ quốc”
được công chúng miền Bắc đón nhận nồng nhiệt như: Đường chúng ta đi, Mẫn và
tôi, Hòn Đất, Người mẹ cầm súng, Sống như anh...
Các văn nghệ sĩ miền Nam tập trung ở hai địa điểm chính: Tây Ninh (Nam
Bộ) và Quảng Nam (Trung Bộ). Ở Nam Bộ, có các nhà văn viết tiểu thuyết như: Anh
Đức (Hòn Đất), Trần Hiếu Minh (Rừng U Minh, Áo Trắng), Nguyễn Thi (Ở xã Trung
Nghĩa), Nguyễn Quang Sáng (Mùa gió chướng, Đất trong làng). Ở Trung Bộ, có các
nhà văn viết tiểu thuyết như: Phan Tứ (Mẫn và tôi, Gia đình má Bảy, Trại S.T. 18),
Nguyễn Trung Thành (Đất Quảng), Thu Bồn (Chớp trắng, Dưới đám mây màu cánh

vạc), Hà Khánh Linh (Thúy), Tô Nhuận Vỹ (Dòng sông phẳng lặng)... Đa số các nhà
văn có mặt ở chiến trường Trị Thiên thuộc diện “B ngắn”, tức là đi vào Nam thực tế
ngắn ngày lấy chất liệu rồi ra Bắc sáng tác. Như Xuân Thiều (Thôn ven đường),
Dũng Hà (Sao Mai), Nguyễn Minh Châu (Dấu chân người lính)...
 Những đặc điểm chung
Tiểu thuyết cách mạng miền Nam cũng có những đặc điểm chung giống như
tiểu thuyết miền Bắc nhưng có một vài nét đáng chú ý như sau:
Về đề tài, hầu hết đều viết về cuộc chiến tranh miền Nam (1955 – 1975). Đó là
cuộc chiến tranh du kích không có giới tuyến rõ rệt về không gian giữa hai phe. Xung
đột chính trị diễn ra trong mỗi xóm làng, thậm chí trong gia đình nên rất phức tạp. Sự
kiện lịch sử lớn được nhắc tới nhiều nhất là phong trào Đồng Khởi. Một số tác phẩm
viết về vùng Trị Thiên đề cập đến những trận đánh quy mô lớn giữa quân đội chính
quy miền Bắc và quân đội quốc gia miền Nam.

12


Loại nhân vật phổ biến nhất trong tiểu thuyết cách mạng miền Nam là các
chiến sĩ du kích. Ngoài ra, còn có loại nhân vật quần chúng và bộ đội chính quy...
Phần lớn các tiểu thuyết đều xây dựng thành công nhân vật trung tâm là các nữ du
kích: Chị Sứ (Hòn Đất), Út Hảo (Rừng U Minh), Sáu Linh (Mùa gió chướng), Mẫn
(Mẫn và tôi), Út Sâm (Gia đình má Bảy), Sáu Thắm (Đất Quảng), o Lành (Thôn ven
đường), Tâm (Dưới đám mây màu cánh vạc), Cúc (Dòng sông phẳng lặng)... Chân
dung nhân vật phản diện cũng được miêu tả khá sắc nét, có cả ưu lẫn nhược điểm:
trung úy Xăm (Hòn Đất), đại diện Hiếm, cảnh sát Âu (Ở xã Trung Nghĩa), Hứa Min
(Đất Quảng), cảnh sát Tư Hiền (Thôn ven đường)...
Về ngôn ngữ, các nhà văn đều miêu tả khá sinh động lời ăn tiếng nói của nhân
vật. Đó là phương ngữ Nam Bộ trong Hòn Đất, Rừng U Minh, Mùa gió chướng, Ở xã
Trung Nghĩa. Đó là phương ngữ Trị Thiên – Quảng Nam trong Gia đình má Bảy, Đất
Quảng, Chớp trắng, Dưới đám mây màu cánh vạc, Thôn ven đường, Dấu chân người

lính... Nói chung là các nhà văn đã tạo dựng thành công không khí miền Nam qua
ngôn ngữ, tính cách nhân vật, thiên nhiên...
Mặc dù số lượng không nhiều nhưng tiểu thuyết cách mạng miền Nam đã tạo
được dấu ấn khá đậm nét. Sở dĩ có được thành công đó là do các nhà văn trực tiếp
tham gia chiến tranh, hiểu sâu sắc đất và người Nam Bộ. Hiện thực miền Nam cũng
chứa đựng nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn bạn đọc. Và một nguyên nhân nữa là do tài
năng và tâm huyết của nhà văn trước thời cuộc. Tiểu thuyết cách mạng miền Nam đã
đóng góp cho tiểu thuyết dân tộc nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như: Hòn
Đất, Dưới đám mây màu cánh vạc, Mẫn và tôi, Mùa gió chướng...
1.1.2.2. Tiểu thuyết miền Bắc
 Bối cảnh sáng tác
Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, không quân Mỹ mang bom ra ném miền Bắc. Chính
quyền cách mạng vừa lo sơ tán dân, vừa bắn trả các đợt oanh tạc của địch và tăng
cường đưa quân vào Nam chiến đấu với phương châm “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả
để chiến thắng”. Chính phủ miền Bắc còn phát động các phong trào thi đua yêu nước
rộng khắp trong các thành phần dân chúng. Mỗi người làm việc bằng hai, vừa sản
xuất xây dựng CNXH vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và chi viện cách
mạng miền Nam.
Lúc bấy giờ, Đảng siết chặt quản lý văn nghệ, tránh tình trạng phân tán và
thiếu chuẩn mực như trước. Sau những đợt học tập, chỉnh huấn, các văn nghệ sĩ cũng

13


thấm nhuần chủ nghĩa Marx và phương pháp sáng tác hiện thực XHCN. Bởi vậy,
không còn tác phẩm lệch chuẩn, không còn những vụ tranh cãi ồn ào. Các văn nghệ
sĩ tự nguyện lên đường đi thâm nhập thực tế: vào Nam, vào khu IV, lên Tây Bắc… Ở
đâu Đảng cần là văn nghệ sĩ có mặt, Đảng phát động phong trào nào là văn nghệ sĩ có
ngay tác phẩm hưởng ứng phong trào đó.
Do tình hình chiến tranh, đời sống kinh tế khó khăn nên nhiều sinh hoạt văn

hóa bị gián đoạn. Nhu cầu đọc tiểu thuyết của thời kỳ này không cao bằng thời kỳ
trước. Tình hình xuất bản tiểu thuyết bị chững lại từ năm 1965 đến 1970. Mỗi năm
không quá năm cuốn tiểu thuyết ra đời, đặc biệt, hai năm 1965, 1966 không có cuốn
tiểu thuyết mới nào được công bố. Phải từ năm 1973 trở đi, khi Mỹ rút về nước, tình
hình xuất bản văn hóa phẩm mới trở lại mức bình thường.
Từ những năm 1960 trở đi, văn học Liên Xô và các nước XHCN bắt đầu được
phổ biến mạnh mẽ ở Việt Nam. Điều này xuất phát từ sự chỉ đạo của Đảng và một
phần do lúc bấy giờ, Việt Nam đã có được một đội ngũ dịch giả tiếng Nga tương đối
hùng hậu. Những tác phẩm lý luận về đường lối văn nghệ của các lãnh đạo Liên Xô,
Trung Quốc... được các văn nghệ sĩ học tập nghiêm túc. Nhiều nhà văn Việt Nam đã
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tác phẩm văn học Xô viết như Người mẹ, Thép đã tôi
thế ấy, Đất vỡ hoang, Đội cận vệ thanh niên....
Từ năm 1966, Chính phủ mở nhiều cuộc hội thảo và tập huấn về công tác văn
hóa trong thời kỳ mới. Đảng kêu gọi các văn nghệ sĩ học tập cách thể hiện nhân vật
anh hùng qua các tiểu thuyết Xô viết để tạo ra nền văn học anh hùng ca: “Xây dựng
hình tượng nhân vật anh hùng là vấn đề trung tâm của nghệ thuật chúng ta” (Hoàng
Việt) [178]. Mục đích của việc xây dựng nhân vật anh hùng là để giáo dục thanh
thiếu niên, cổ vũ chiến đấu, phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam.
 Những đặc điểm chung
Nếu như ở thời kỳ trước, đề tài khá đa dạng và phát triển đồng bộ thì ở thời kỳ
này, tiểu thuyết chỉ ưu tiên cho đề tài lao động sản xuất và chiến đấu. Trong lĩnh vực
xây dựng, đề tài hợp tác hóa nông nghiệp được đề cập nhiều nhất. Nếu như ở thời kỳ
trước còn có vấn đề vướng mắc trong việc vào – ra hợp tác xã thì nay đã giải quyết
ổn thỏa, muôn người như một, cùng phấn đấu lao động gia tăng sản suất. Đề tài thanh
niên xung phong ở khu IV cũng được nhắc tới khá nhiều. Tiếp theo là đề tài chiến
tranh cách mạng, thể hiện ở hai dạng: chống chiến tranh phá hoại miền Bắc và chiến
đấu ở miền Nam.

14



Nếu như ở thời kỳ trước, ta thấy xuất hiện nhiều tiểu thuyết về thể tài thế sự
đời tư thì đến thời kỳ này chỉ thuần thể tài sử thi. Nghĩa là tiểu thuyết thời kỳ này
không còn xuất hiện nhiều cái bi, cái hài, giọng điệu buồn thương, suồng sã. Nó chỉ
còn một giọng anh hùng ca hùng tráng, trang trọng, thiên về cái đẹp, cái cao cả. Đến
thời kỳ này, tiểu thuyết miền Bắc mới hoàn thành công cuộc khắc họa chân dung
mẫu mực của con người mới XHCN. Ta có thể thấy mô hình con người mới qua các
nhân vật: Lữ (Dấu chân người lính), Huy (Chiến sĩ), Tiệp (Bão biển), Quỳnh – Hảo
(Vùng trời), Thảo (Đất mặn), Pả Sua (Pả Sua)... Ta cũng thấy những tập thể con
người mới XHCN điển hình trong Sao Băng, Đường trong mây, Con đường mòn ấy,
Thung lũng Cô Tan, Ra đảo, Giáp trận...
So với tiểu thuyết cách mạng miền Nam, phần lớn tiểu thuyết miền Bắc thời
kỳ này ít có những xung đột gay cấn (ngay cả kịch cũng vậy). Lý do, nhiều người
quan niệm chế độ XHCN không còn bất công nên không có xung đột. Kịch tính yếu
làm cho tác phẩm kém hấp dẫn. Mặt khác, nhiều tiểu thuyết có cốt truyện na ná như
nhau, theo một số mô típ nhất định. Điểm nhìn cũng đơn điệu, muôn người như một.
Điều đó có thể lý giải vì sao ít có những tác phẩm gây chú ý của dư luận. Phần lớn
những tác phẩm được ca ngợi lúc bấy giờ đều từ miền Nam gửi ra.
Xét một cách đại thể, tiểu thuyết miền Bắc thời kỳ 1965 – 1975 không có
nhiều thành tựu như ở thời kỳ trước. Nhưng cũng có một số tác phẩm bứt phá vượt
lên trên chuẩn và gặt hái được nhiều thành tựu như Bão biển, Dấu chân người lính...
So với ba thời kỳ phát triển trong thời kỳ chiến tranh thì tiểu thuyết thời kỳ 1965 –
1975 chứa trong mình đầy đủ nhất những đặc điểm của tiểu thuyết cách mạng. Muốn
biết đặc điểm văn học cách mạng thế nào thì chỉ cần nghiên cứu văn học thời kỳ
1965 – 1975 là đủ. Trước đây nhiều nhà phê bình Marxist vui mừng cho rằng, đây là
thời kỳ đỉnh cao của văn học cách mạng. Bởi nó mang tính Đảng cao, có tác dụng cổ
vũ chiến đấu mạnh mẽ, quán triệt phương pháp sáng tác hiện thực XHCN... Thực ra,
cách nhìn nhận này chỉ chú ý đến nội dung tư tưởng chứ chưa chú ý đúng mức hình
thức nghệ thuật tác phẩm.
1.2. Những đặc điểm về nội dung tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 1955 – 1975

1.2.1. Mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực
1.2.1.1. Hệ thống đề tài đa đạng
So với văn học Tiền chiến, đề tài trong văn học cách mạng mở rộng hơn nhiều.
Một phần do Chính phủ có chủ trương kêu gọi văn nghệ sĩ đi thực tế cuộc sống mới,

15


hầu như lĩnh vực, vùng miền nào cũng được các nhà văn thâm nhập sáng tác. Một lý
do nữa là vốn sống của nhà văn cũng được mở rộng sau thời gian kháng chiến chống
Pháp. Các văn nghệ sĩ gốc miền Nam cũng góp mặt vào văn đàn miền Bắc những
mảng nội dung mới lạ, mở rộng phạm vi phản ánh của văn học. Có nhiều cách để
phân loại đề tài trong tiểu thuyết. Ta có thể chia làm các nhóm đề tài như sau:
 Nhóm đề tài chia theo thời gian và các sự kiện nổi bật
Đề tài lịch sử thời phong kiến: Chiếm số lượng không nhiều, ngoài một số
truyện viết cho thiếu nhi, chỉ có ba tiểu thuyết: Quận He khởi nghĩa, Bóng nước Hồ
Gươm, Tổ quốc kêu gọi. Lý do có lẽ nhiều người không mặn mà lắm với “chế độ
phong kiến thối nát bất công”. Mặt khác, các nhà văn ưu tiên cho các đề tài hiện tại
để phục vụ cho các mục tiêu cách mạng trước mắt. Nó trái ngược với tư duy hoài cổ
trong văn học nửa đầu thế kỷ - thời kỳ mà tiểu thuyết lịch sử nở rộ chưa từng thấy.
Đề tài lịch sử xã hội thời Pháp thuộc: Miêu tả những bất công thối nát của xã
hội cũ để cho thấy tính tất yếu của cách mạng và sự ưu việt của chế độ mới: Một
luồng gió mới, Một nhà đại thiện xạ, Phất, Đống rác cũ, Bất khuất, Trời sắp sáng,
Muối lên rừng, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Vòm trời biên giới... Cái mốc kết thúc tác
phẩm thường là cuộc Cách mạng tháng Tám: Tranh tối tranh sáng, Mười năm, Màu
hoàng yến, Quãng đời niên thiếu, Hỗn canh hỗn cư, Cửa biển, Vỡ bờ, Trong lòng Hà
Nội, Cá bống mú… Một số tác phẩm viết về lịch sử xã hội Việt Nam vắt qua cả hai
thời kỳ trước và sau 1945 cũng được xếp vào mảng đề tài này như: Những người Côn
Hươn, Đất chuyển, Xuân về trên rẻo cao, Vùng cao, Lưu lạc – Hoa lửa – Dải lụa…
Đề tài kháng chiến chống Pháp: Được ưu tiên miêu tả nhiều nhất, ta có thể

chia ra các vùng miền như sau: Miền Nam: Đất rừng phương Nam, Bông hường
bông cúc, Có những lớp người, Một chuyện chép ở bệnh viện, Hoa hướng dương,
Bám đất, Trên mảnh đất này, Đất lửa, Vượt Côn Đảo... Miền Trung: Con trâu, Đất
nước đứng lên, Mùa hoa dẻ, Ngược đường số 9, Bên kia biên giới, Trước giờ nổ
súng, Nắng... Miền Bắc: Xung kích, Vùng mỏ, Thanh niên Hà Nội, Gặp lại người bạn
nhỏ, Lửa than, Chiến đấu sau hỏa tuyến, Cuộc đời một đôi dép cao su, Xuân về trên
rẻo cao, Nhãn đầu mùa, Suối gang, Sống mãi với thủ đô, Những người cùng làng,
Một chặng đường, Làng tề, Phá vây, Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Lưu lạc –
Hoa lửa – Dải lụa... Một số tác phẩm kết thúc bằng sự kiện chiến dịch Điện Biên
Phủ: Người người lớp lớp, Dòng sông, Thồ lên Điện Biên, Truyện một người bị bắt,
Bốn năm sau, Cao điểm cuối cùng, Trong này Điện Biên…
Đề tài cải cách ruộng đất: Chính phủ cách mạng thực hiện cải cách ruộng đất
ở cả hai giai đoạn trước và sau 1954. Trong các năm 1953, 1954, cải cách ruộng đất
diễn ra với quy mô nhỏ, trong vùng do Việt Minh quản lý. Những tác phẩm viết về sự

16


kiện này chủ yếu mang cảm hứng ca ngợi: Người người lớp lớp, Bếp lửa đỏ, Truyện
anh Lục, Đất chuyển, Cao điểm cuối cùng, Vùng cao… Cải cách ruộng đất các năm
1955, 1956 diễn ra với quy mô lớn, kết thúc trong sự sửa sai. Những tác phẩm viết về
sự kiện này chủ yếu mang cảm hứng phê phán: Sắp cưới, Thôn Bầu thắc mắc, Những
ngày bão táp. Ngoài ra, còn có một số tiểu thuyết có nhắc lướt qua hậu quả của cải
cách ruộng đất như: Xung đột, Cái sân gạch, Đi lên, Hòn đá cõi, Vào đời...
Đề tài hợp tác hóa nông nghiệp: Trong ba năm 1958, 1959, 1960, Chính phủ
đã tạo bước đệm để chuẩn bị công hữu hóa toàn bộ nền sản xuất. Từ năm 1961, miền
Bắc chính thức đi theo mô hình kinh tế XHCN. Có thể thấy phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp trong các tiểu thuyết: Đi lên, Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm, Xung đột,
Hòn đá cõi, Mãi cùng bến đò, Miền Tây, Cửa sông, Hai người du kích cũ, Bão biển,
Ngày và đêm hậu phương, Giáp trận, Chủ tịch huyện, Trên dòng Păng Pơi, Lưu lạc –

Hoa lửa – Dải lụa, Quê cũ quê mới, Vùng quê yên tĩnh, Ao làng, Đất mặn, Người ở
nhà, Đất làng... Ngoài ra, nội dung này cũng được nhắc tới trong rất nhiều tiểu thuyết
khác. Cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp là đề tài mới mẻ chưa từng có
trong văn học Việt Nam trước đó.
Đề tài chống chiến tranh phá hoại miền Bắc: Các tác phẩm này thường có
hai nội dung: lao động sản xuất và trực chiến bắn máy bay Mỹ: Bầu trời và dòng
sông, Mặt trận trên cao, Cửa sông, Bão biển, Ngày và đêm hậu phương, Vùng trời,
Giáp trận, Đi lên đi, Dòng sông phía trước, Những tầm cao, Trước lửa, Làng cao,
Bến sông Son, Ngôi sao sông Lam, Nơi anh sẽ đến, Gương xanh, Đất mặn, Người ở
nhà, Đất làng… Nhiều tác phẩm nằm trên lằn ranh giới giữa các loại đề tài nông
nghiệp, công nghiệp và quân đội...
Đề tài đấu tranh thống nhất nƣớc nhà: Thể hiện ở nỗi đau chia cắt tình
duyên giữa các đôi trai gái ở hai miền Nam Bắc: Đôi bờ, Biển động, Nhật ký người ở
lại, Hòn Đất… Nó cũng thể hiện qua những cuộc biểu tình của nhân dân miền Nam
đòi hiệp thương tổng tuyển cử: Gia đình má Bảy, Ở xã Trung Nghĩa, Rừng U Minh,
Không chịu sống quỳ… Hoặc nỗi lòng nhung nhớ miền Nam của các chiến sĩ bộ đội
tập kết trên đất Bắc: Mùa mưa, Mở đất, Trận địa mới... Ngoài ra, đề tài này cũng
được nhắc đến như một nội dung phụ trong rất nhiều tác phẩm khác.
Đề tài chiến tranh miền Nam (1955 – 1975): Chiến tranh bắt đầu diễn ra ở
miền Nam từ khi có phong trào Đồng Khởi (1960). Tuy nhiên, nhiều tác phẩm đã lùi
về trước đó vài năm để miêu tả nguyên nhân dẫn đến phong trào này: Nhật ký người
ở lại, Gia đình má Bảy, Rừng U Minh, Không chịu sống quỳ... Ngoài ra, đề tài chiến
tranh du kích ở miền Nam cũng được miêu tả rất tỉ mỉ trong Hòn Đất, Kan Lịch, Đất
Quảng, Thôn ven đường, Mẫn và tôi, Đất trong làng, Mùa gió chướng, Dưới đám

17


mây màu cánh vạc... Một số miêu tả hoạt động chiến đấu của bộ đội chính quy: Chớp
trắng, Sao Mai, Dòng sông phẳng lặng... Cá biệt có Trại ST. 18 viết về trại tù binh

Mỹ ở Quảng Nam.
 Nhóm đề tài chia theo không gian sự kiện
Đề tài đô thị miền Bắc: Được nhắc tới nhiều nhất là thủ đô Hà Nội: Trong
lòng Hà Nội, Thanh niên Hà Nội, Gặp lại người bạn nhỏ, Xoáy nước, Phất, Sống mãi
với thủ đô, Vỡ bờ, Đống rác cũ, Vào đời, Vùng trời, Thung lũng Cô Tan, Những tầm
cao, Hoa hồng trắng, Nơi anh sẽ đến... Tiếp theo là các thành phố và thị trấn khác
như Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh... Thồ lên Điện Biên, Màu hoàng yến, Hai trận
truyến, Cửa biển, Nhận biển, Xi măng, Đằng sau phía trước, Xóm thợ Trường Thi...
Phạm vi phản ánh bao gồm cả trước và sau 1945. Ngoài ra, các đô thị này cũng được
nhắc đến như một nội dung phụ trong nhiều tác phẩm khác.
Đề tài nông thôn miền Bắc: Đây là một trong những đề tài được nhắc tới
nhiều nhất. Ở đây, chúng tôi phân biệt hai thuật ngữ “nông thôn” (nơi cư trú) và
“nông nghiệp” (nghề làm ruộng). Có một số tác phẩm viết về nông thôn nhưng không
chú trọng miêu tả nông nghiệp: Mười năm, Đôi bờ, Sắp cưới, Thôn Bầu thắc mắc,
Nhãn đầu mùa, Đi bước nữa, Những người cùng làng, Một chặng đường, Làng tề,
Đống rác cũ, Huệ, Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Ngày và đêm hậu phương,
Nắng, Chủ tịch huyện, Bến sông Son, Dòng sông... Các tác phẩm vừa viết về nông
thôn vừa viết về nông nghiệp là Bếp lửa đỏ, Truyện anh Lục, Đất chuyển, Những
ngày bão táp, Xung đột, Hỗn canh hỗn cư, Hòn đá cõi, Mãi cùng bến đò, Cửa sông,
Hai người du kích cũ, Bão biển, Giáp trận, Làng cao, Vùng quê yên tĩnh, Ao làng,
Gương xanh, Đất mặn, Người ở nhà, Đất làng...
Đề tài miền núi: Trước Cách mạng, rất ít tiểu thuyết viết về đề tài miền núi.
Chỉ có một vài truyện đường rừng chuyên khai thác những chuyện ly kỳ, giật gân, có
sự thêm thắt của tác giả, chủ yếu để giải trí. Sau 1955, do có thời gắn bó với miền núi
nên các nhà văn đã khai thác đề tài này rất nhiều: Những người Côn Hươn, Chiến
đấu sau hỏa tuyến, Xuân về trên rẻo cao, Quê mới, Trong này Điện Biên, Muối lên
rừng, Miền Tây, Vùng cao, Vòm trời biên giới, Trên dòng Păng Pơi, Lưu lạc – Hoa
lửa – Dải lụa, Quê cũ quê mới, Làng cao, Xẻ núi, Bạch đàn, Rừng động... Số lượng
tác phẩm viết về đề tài miền núi ở miền Nam ít hơn: Đất nước đứng lên, Ngược
đường số 9, Kan Lịch, Dấu chân người lính, Chớp trắng...

Đề tài miền biển: Tiểu thuyết về đề tài này rất ít, có lẽ do cư dân miền biển
không nhiều và nhà văn cũng ít am hiểu về lĩnh vực này. Viết về đề tài miền biển
miền Bắc, có: Biển động, Cửa biển, Nhận biển, Bất khuất, Cửa sông, Bão biển, Ra

18


đảo, Vùng trời... Viết về đề tài miền biển ở miền Nam, có: Vượt Côn Đảo, Một
chuyện chép ở bệnh viện, Dưới đám mây màu cánh vạc...
Đề tài đô thị miền Nam: Các đô thị miền Nam ít được nhắc tới bởi lẽ các nhà
văn ít hoạt động ở khu vực này, tư liệu hiếm hoi và các thể do né tránh các vấn đề
nhạy cảm về chính trị. Viết về tiền khởi nghĩa, có Một luồng gió mới (Quảng Trị Huế). Thời chống Pháp, có Ngẩng lên (Sài Gòn). Thời kỳ 1955 – 1975, có Áo trắng
(Sài Gòn), Thúy (Huế - Đà Nẵng), Dòng sông phẳng lặng (Huế)…
Đề tài nông thôn miền Nam: Đề tài này thường ghép với đề tài chiến tranh du
kích. Có thể chia làm hai khu vực, viết về Trung Bộ: Đôi bờ, Đất Quảng, Thôn ven
đường, Mẫn và tôi, Gia đình má Bảy, Dưới đám mây màu cánh vạc... Viết về Nam
Bộ: Cá bống mú, Bông hường bông cúc, Đất rừng phương Nam, Hoa hướng dương,
Bám đất, Nhật ký người ở lại, Đất lửa, Hòn Đất, Ở xã Trung Nghĩa, Rừng U Minh,
Không chịu sống quỳ, Đất trong làng, Mùa gió chướng...
Đề tài nƣớc ngoài: Một số tiểu thuyết cách mạng Việt Nam có viết về nước
ngoài, nhiều nhất là nước Lào: Mùa hoa dẻ, Ngược đường số 9, Bên kia biên giới,
Trước giờ nổ súng, Hương cam Nậm Bạc, Pả Sua, Đường về cánh đồng Chum... Một
số tác phẩm có nhắc đến xã hội Trung Quốc (Lưu lạc, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ), Mỹ
(Thung lũng Cô Tan, Trại S.T. 16), Pháp (Cao điểm cuối cùng)… Dẫu sao, so với
trước 1945, đây cũng là một sự mở rộng phạm vi phản ánh của văn học cách mạng.
 Nhóm đề tài chia theo lĩnh vực cuộc sống
Đề tài nông nghiệp: Ở đây, ta muốn nói đến nghề nông theo nghĩa rộng, bao
gồm Nông – Lâm – Ngư. Vì trong thực tế, nghề đi rừng và đi biển thường kết hợp
với nghề trồng trọt, chăn nuôi. Người dân Việt Nam chủ yếu sống bằng nghề nông,
bởi vậy, lĩnh vực này cũng được nhắc đến khá nhiều trong văn học: Con trâu, Cá

bống mú, Bếp lửa đỏ, Truyện anh Lục, Đất chuyển, Tranh tối tranh sáng, Bốn năm
sau, Đi lên, Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm, Xung đột, Hỗn canh hỗn cư, Bám đất,
Quê mới, Trận địa mới, Hòn đá cõi, Mãi cùng bến đò, Miền Tây, Cửa sông, Hai
người du kích cũ, Bão biển, Ngày và đêm hậu phương, Giáp trận, Chủ tịch huyện,
Lưu lạc – Hoa lửa – Dải lụa, Mở đất, Làng cao, Vùng quê yên tĩnh, Bến sông Son,
Ao làng, Gương xanh, Đất mặn...
Đề tài công thƣơng nghiệp: Chủ yếu nói về công thương nghiệp miền Bắc,
hiện diện ở cả thành phố, nông thôn, miền biển và miền núi. Có thể chia thành một số
lĩnh vực sau: Năng lượng: Vùng mỏ, Lửa than, Quãng đời niên thiếu, Những người
thợ mỏ, Mở hầm, Vỡ bờ, Nhận biển, Bất khuất, Đi lên đi... Cơ khí: Suối gang, Một
luồng gió mới, Vòm trời Tĩnh Túc, Vào đời, Trước lửa, Xóm thợ Trường Thi... Giao
thông vận tải: Chiến đấu sau hỏa tuyến, Thồ lên Điện Biên, Dưới mái lều tranh,

19


Goòng, Như cánh chim bay, Đống rác cũ, Đằng sau phía trước, Bến sông Son, Ngôi
sao sông Lam... Các lĩnh vực khác: Mười năm, Mùa mưa, Cửa biển, Phất, Xi măng,
Vùng trời, Những tầm cao, Bạch đàn, Nơi anh sẽ đến...
Đề tài quân đội: Ta hiểu quân đội ở đây là bộ đội chính quy, không tính du
kích và thanh niên xung phong. Bao gồm cả hoạt động trong thời chiến (chiến đấu)
và thời bình (lao động). Viết về quân đội cách mạng thời kỳ 1945 – 1954, có các tác
phẩm: Xung kích, Người người lớp lớp, Dòng sông, Thanh niên Hà Nội, Gặp lại
người bạn nhỏ, Truyện một người bị bắt, Mùa hoa dẻ, Ngược đường số 9, Bên kia
biên giới, Trước giờ nổ súng, Sống mãi với thủ đô, Bám đất, Cao điểm cuối cùng,
Trên mảnh đất này, Nắng giữa đồng, Phá vây... Viết về quân đội cách mạng thời kỳ
1955 – 1975, có: Bầu trời và dòng sông, Mặt trận trên cao, Kan Lịch, Đường trong
mây, Ra đảo, Con đường mòn ấy, Vùng trời, Mẫn và tôi, Dấu chân người lính, Dòng
sông phía trước, Chớp trắng, Những tầm cao, Mở đất, Hương cam Nậm Bạc, Bến
sông Son, Sao Mai, Dòng sông phẳng lặng, Đường về cánh đồng Chum, Mùa mưa,

Bốn năm sau, Quê mới, Trận địa mới... Đây là đề tài được nói đến nhiều nhất và là đề
tài mới mẻ so với tiểu thuyết trước 1945.
Đề tài an ninh: Viết về ngành công an, có các tác phẩm: Mũi tên 17, “Nhóm
rắn lục”, Trên dòng Păng Pơi, Thiếu tá đặc nhiệm, Biển động, Bầu trời và dòng
sông... Viết về hoạt động tình báo trong lòng địch, có: Trong lòng Hà Nội, Ngẩng
lên, Áo trắng, Thúy, Dòng sông phẳng lặng, Hoa hồng trắng, Xóm thợ Trường Thi...
Ngoài ra, cũng có thể xếp các tác phẩm sau vào đề tài an ninh: Vượt Côn Đảo, Có
những lớp người, Hai trận tuyến, Trại S.T. 18...
Đề tài thanh niên xung phong, dân công: Đây là đề tài mới mẻ chưa từng có
trước đó và cũng không có trong văn học quốc gia miền Nam. Ba tác phẩm viết về
dân công thời chống Pháp: Thồ lên Điện Biên, Chiến đấu sau hỏa tuyến, Đằng sau
phía trước. Một tác phẩm viết về thanh niên xung phong thời bình ở sông Đà (Như
cánh chim bay). Phần lớn tác phẩm viết về đề tài thanh niên xung phong ở khu IV
thời kỳ 1960 - 1975: Sao Băng, Đường trong mây, Con đường mòn ấy, Nước nguồn,
Những người mở đường, Giữ đường, Ở một cung đường, Dấu chân người lính,
Thung lũng Cô Tan, Những người cùng tuyến, Đám cháy trước mặt, Xẻ núi... Ngoài
ra, đề tài này cũng được nhắc đến như một nội dung phụ trong nhiều tác phẩm khác.
Đề tài giáo dục: Giáo dục là đề tài khá quen thuộc trong văn học nhưng rất ít
tiểu thuyết cách mạng giai đoạn này nhắc đến. Đặc biệt là không miêu tả tình yêu
tuổi học trò – một nội dung bị xem là tiểu tư sản. Đề tài giáo dục trong tiểu thuyết
cách mạng thường ghép với nội dung chính trị. Những tiểu thuyết có nhắc đến nhà
trường thời Pháp thuộc và dưới chính quyền Việt Nam cộng hòa là Màu hoàng yến,

20


Trong lòng Hà Nội, Quãng đời niên thiếu, Vòm trời biên giới, Áo trắng, Thúy... Viết
về giáo dục cách mạng, chỉ có Huệ, Cửa sông, Vùng trời, Đám cháy trước mặt...
Đề tài tôn giáo: Trong chế độ cộng sản, tôn giáo thuộc đề tài nhạy cảm nên
nhiều nhà văn tránh né. Chỉ có một vài tác phẩm khai thác những vấn đề gai góc của

đạo Thiên chúa giáo như Cửa biển, Một chặng đường, Xung đột, Bão biển, Nắng,
Quê cũ quê mới, Đất mặn, Dưới đám mây màu cánh vạc... Viết về đạo Cao đài, có
Bám đất và viết về đạo Hòa Hảo có Đất lửa. Không có tiểu thuyết nào viết về Phật
giáo với tư cách là đề tài chính.
Nhìn vào hệ thống đề tài như trên, ta thấy rằng, những đề tài được nhiều nhà
văn đề cập nhất là đề tài chiến tranh (bao hàm cả đề tài quân đội – Thanh niên xung
phong). Một số đề tài tương đối mới mẻ so với trước 1945 là đề tài miền núi, đề tài
nước Lào, đề tài cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp... Riêng đề tài công
thương nghiệp, trước 1945 cũng có nhưng số lượng tác phẩm không nhiều như giai
đoạn sau Cách mạng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc hình thành các đề tài mới, mở rộng số lượng các đề
tài cũ, chúng ta cũng ghi nhận sự thu hẹp đề tài lịch sử thời phong kiến, đề tài giáo
dục, đề tài đô thị... Còn đề tài muôn thuở là tình yêu cũng không phát triển. Nghĩa là
không có cuốn tiểu thuyết nào chuyên miêu tả tình yêu thuần túy. Nội dung tình yêu
nam nữ cũng có mặt trong đại đa số tác phẩm nhưng chỉ giữ vai trò phụ. Mặc dù ngôi
vị các đề tài có sự thay đổi nhưng không thể không thừa nhận rằng, tiểu thuyết cách
mạng Việt Nam thời chiến tranh có sự mở rộng đề tài hơn so với giai đoạn trước đó.
1.2.1.2. Dung nạp nhiều thể tài và cảm hứng thẩm mỹ
Trong văn học, có ba thể tài chính: lịch sử dân tộc (sử thi – anh hùng ca), thế
sự và đời tư. Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, ta thấy mỗi loại
tiểu thuyết chuộng một thể tài nhất định. Tiểu thuyết lịch sử chuộng thể tài lịch sử
dân tộc. Tiểu thuyết hiện thực (tả chân) chuộng thể tài thế sự. Tiểu thuyết lãng mạn
(tình cảm xã hội) chuộng thể tài đời tư. Đôi lúc, có sự tranh luận, phủ nhận lẫn nhau
giữa hai phái vị nghệ thuật và vị nhân sinh. Tuy nhiên, ta thấy tiểu thuyết cách mạng
sau 1954 có khả năng dung hợp rất lớn và cách xử lý mối tương quan giữa ba thể tài
trên cũng có nhiều nét khác biệt.
Trước hết, ta vẫn thấy nhiều tiểu thuyết cách mạng thiên về thể tài thế sự:
Tranh tối tranh sáng, Hỗn canh hỗn cư, Đống rác cũ, Sắp cưới, Thôn Bầu thắc mắc,
Những ngày bão táp, Cái sân gạch, Mùa mưa, Một nhà đại thiện xạ, Phất, Những
người thợ mỏ, Mở hầm, Đất lửa, Vào đời, Nắng... Cảm hứng thế sự được đặt trên

nhiều phong nền khác nhau. Một số tác phẩm lùi về quá khứ miêu tả những xấu xa

21


của xã hội cũ, có tác phẩm được giới phê bình khen như Cửa biển, Vỡ bờ... Nhưng đa
số bị chê. Nhiều nhà văn chỉ sử dụng thể tài thế sự như là một nội dung phụ khi miêu
tả chế độ phong kiến – thực dân hoặc Việt Nam cộng hòa.
Thể tài đời tư vẫn xuất hiện trong tiểu thuyết cách mạng nhưng nó đã được đặt
trên một phông nền mới là bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1945: Mùa hoa dẻ, Có
những lớp người, Biển động, Bốn năm sau, Đi bước nữa, Như cánh chim bay, Nhật
ký người ở lại, Huệ, Thúy... Một số mang cảm hứng lãng mạn cách mạng như: Vùng
trời, Áo trắng, Chiến sĩ, Thung lũng Cô Tan... Nói đến thể tài đời tư, người ta thường
nghĩ đến đề tài tình yêu nhưng trong văn học cách mạng, nội dung tình yêu thường
được lồng ghép vào nội dung lịch sử dân tộc. Thông thường, trong tiểu thuyết cách
mạng, thể tài đời tư chỉ được xem như là nội dung phụ.
Trong nền văn học cách mạng, thể tài lịch sử dân tộc giữ vai trò chủ đạo và
chiếm số lượng áp đảo so với hai thể tài thế sự và đời tư. Trước hết, phải kể đến ba
tiểu thuyết về đề tài lịch sử xã hội Việt Nam thời trung đại: Quận He khởi nghĩa,
Bóng nước Hồ Gươm, Tổ quốc kêu gọi. Đại đa số tiểu thuyết cách mạng Việt Nam
đều viết theo thể tài lịch sử dân tộc. Nhưng chiếm dung lượng đậm đặc nhất là trong
các tác phẩm: Trên mảnh đất này, Người người lớp lớp, Sao Mai, Cao điểm cuối
cùng, Đất nước đứng lên, Kan Lịch, Mùa gió chướng, Xung kích, Vào lửa, Mặt trận
trên cao, Hai trận tuyến, Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi...
Trong tiểu thuyết cách mạng Việt Nam, có mặt cả ba thể tài lịch sử dân tộc,
thế sự, đời tư. Mức độ xuất hiện của ba thể tài này cũng khác nhau trong mỗi thời kỳ.
Trong thời kỳ 1955 – 1965, thể tài thế sự, đời tư xuất hiện khá nhiều, tuy nhiên, xét
theo tỷ lệ tác phẩm, vẫn không nhiều bằng thể tài lịch sử dân tộc. Đến thời kỳ 1965 –
1975, thể tài lịch sử dân tộc ở vị trí áp đảo và hầu như không còn tác phẩm nào
nghiêng về thể tài thế sự đời tư nữa. Các nhà văn đều thấy rằng, việc xóa bỏ hẳn hai

thể tài thế sự, đời tư là không thích hợp nên cần chấp nhận nó ở một mức độ chừng
mực. Việc “chế biến” ba thể tài này để làm vừa khẩu vị của thời đại cách mạng là rất
khó khăn.
Nhiều tác phẩm dung nạp cả ba thể tài nhưng nhờ nhà văn biết cách nhào nặn
chất liệu mà thuận buồm xuôi gió. Theo nguyên tắc chung, thể tài lịch sử dân tộc
phải luôn được nhấn mạnh và giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thể tài khác. Ta có thể
lấy ví dụ hai tác phẩm có dung lượng lớn là Cửa biển và Vỡ bờ. Ở đầu tác phẩm, hai
tiểu thuyết này nghiêng về thể tài thế sự đời tư. Thể hiện qua việc miêu tả đời sống
riêng tư của tầng lớp tiểu tư sản và thủ đoạn làm giàu bất chính của giới tư sản, địa

22


chủ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, những hạt nhân của yếu tố lịch sử dân tộc đã xuất
hiện qua hình ảnh các chiến sĩ cộng sản. Phong trào cách mạng ngày càng mạnh,
nghĩa là yếu tố sử thi mạnh dần. Cuối tác phẩm là cuộc Cách mạng tháng Tám thành
công, thể tài lịch sử dân tộc trở thành chủ nhân, quét sạch thể tài thế sự đời tư.
Nhà văn cách mạng vẫn được dung nạp ba thể tài với điều kiện phải để cho thể
tài lịch sử dân tộc chiếm ưu thế. Chẳng hạn, Cái sân gạch là một câu chuyện thế sự
về cuộc đấu tranh giữa công hữu và tư hữu. Nhưng cuối cùng, những xung đột ở làng
Cầu Quay bị giảm dần khi lão Am đồng ý vào hợp tác xã. Nghĩa là thể tài lịch sử dân
tộc đã thắng thế. Tiểu thuyết Đi bước nữa dành khá nhiều trang miêu tả cuộc tình
riêng tư của cô Hoan và anh Cần. Họ không lấy được nhau, Cần bỏ làng ra đi, để lại
sau lưng cái thai của Hoan. Tác phẩm lại kết thúc có hậu, một tương lai tươi sáng mở
ra khi anh cán bộ Viên nhận định: để tránh được những bi kịch như vậy, cả làng Đoài
phải “đi bước nữa” để tiếp cận đời sống mới do chế độ cách mạng mang đến. Nghĩa
là những rắc rối của thể tài đời tư sẽ được tháo gỡ bằng chìa khóa vạn năng của thể
tài lịch sử dân tộc.
Việc dung nạp nhiều thể tài như vậy cũng kéo theo sự dung nạp nhiều cảm
hứng thẩm mỹ. Chúng ta có thể chia các phạm trù thẩm mỹ thành các cặp đối lập như

sau: cái đẹp – cái xấu, cao cả - thấp hèn, cái bi – cái hài.... Các phạm trù này có thể
xuất hiện trong cả ba thể tài nói trên. Chẳng hạn, viết về các chiến sĩ cách mạng, nhà
văn có thể khắc họa bằng các màu sắc đẹp hoặc xấu, cao cả hoặc thấp hèn, bi hoặc
hài... Các nhà văn xử lý như sau: đối với các anh hùng cách mạng vô sản, chỉ được
miêu tả bằng những đường nét đẹp đẽ và cao cả. Còn những sắc thái xấu xa, thấp hèn
chỉ dành cho kẻ địch. Cái bi và cái hài có thể xuất hiện ở cả hai bên. Nhưng đối với
phe cách mạng, chỉ dùng cái hài có tính chất bông đùa, giải trí, còn cái hài châm
biếm phải dùng cho phe địch. Phe cách mạng có thể có cái bi nhưng đó là cái bi có
lối thoát, còn cái bi bế tắc dành cho phe địch. Nhìn chung, thể tài lịch sử dân tộc
thường đi kèm với cái đẹp và cái cao cả. Thể tài thế sự đời tư thường đi kèm với cái
xấu xa, thấp hèn.
Nhân vật chị Sứ trong Hòn Đất có ngoại hình xinh đẹp và phẩm chất cao cả.
Nội tâm của chị cũng chứa đựng cái bi vì phải chọn cái chết trong khi rất muốn sống.
Nhưng đó là “bi kịch lạc quan” vì chị chọn cái chết để cho đồng đội chiến thắng.
Trong khi đó, cái chết của Xăm là một bi kịch không lối thoát vì nó kéo theo sự thất
bại của phe quốc gia. Chân dung phe địch thường được miêu tả bằng đường nét xấu
xa, thấp hèn và buồn cười. Cái hài xuất hiện nhiều ở phe địch nhưng cũng có cả ở
quần chúng cách mạng (thím Ba Ú). Ở mảng đề tài xây dựng cũng vậy, trong Bão

23


biển, nhân vật Tiệp, Vượng, Ái... có phẩm chất cao cả trong khi phe phản cách mạng
có những tính cách tầm thường, buồn cười. Cái bi xuất hiện ở cả hai phe: Thất (cách
mạng), Nhân (trung gian) và xơ Khuyên, bõ Sức (phản cách mạng). Việc Nhân dẫn
du kích rượt bắn chết chồng mình như là cách thức để giải quyết những bi kịch đời tư
và xã hội.
Nhìn chung, ta có thể chia các thể tài và các phạm trù mỹ học thành hai loại:
chất sử thi và chất tiểu thuyết. Chất sử thi chuộng thể tài lịch sử dân tộc và các phạm
trù cái đẹp, cái cao cả và một ít cái bi. Chất tiểu thuyết chuộng các thể tài thế sự đời

tư và các phạm trù cái xấu xa, tầm thường, cái bi, cái hài. Tiểu thuyết cách mạng nào
cũng chứa đựng đầy đủ cả hai phẩm chất đó nhưng mức độ đậm nhạt tùy vào từng
thời kỳ. Nhiều tiểu thuyết đã xử lý đúng mối tương quan này, tiêu biểu là Dấu chân
người lính.
1.2.2. Mô hình con ngƣời mới theo quan điểm cách mạng vô sản
Mỗi thời đại, dân tộc, thể chế chính trị đều có một mẫu người lý tưởng riêng.
Chế độ cộng sản cũng xây dựng một mô hình công dân lý tưởng mà người ta thường
gọi là con người mới XHCN. Mẫu người mới này có cơ sở từ lý thuyết về con người
của chủ nghĩa Marx – Lenin. Một số văn học Xô viết đã xây dựng thành công mẫu
con người mới và có ảnh hưởng lớn đến cách xây dựng con người mới trong văn học
cách mạng Việt Nam.
Quá trình hình thành con người mới trong văn học Việt Nam cũng trải qua
nhiều thời kỳ. Trong thời kỳ 1945 – 1955, hình ảnh con người mới đã bắt đầu xuất
hiện trong tiểu thuyết Xung kích nhưng vẫn chưa định hình rõ nét. Thời kỳ 1955 –
1965, văn xuôi Việt Nam đã xuất hiện hai kiểu loại nhân vật ảnh hưởng từ văn học
Nga – Xô viết. Đó là kiểu nhân vật đa diện, mang tính nhân loại phổ quát, có chất Cô
dắc, hảo hớn... Bên cạnh đó, mẫu con người lý tưởng theo quan niệm cách mạng vô
sản đã hình thành càng ngày càng nhiều. Trong thời kỳ 1965 – 1975, đa số tiểu thuyết
đã xây dựng thành công hình tượng con người mới XHCN.
Trong văn xuôi cách mạng, nhân vật thường được chia làm hai tuyến chính
diện và phản diện rất rạch ròi, ít có nhân vật trung gian. Ở nhiều tác phẩm, không có
nhân vật phản diện, chỉ có nhân vật chính diện mà ta gọi đó là tập thể con người mới
XHCN. Nó cũng không phổ biến loại hình nhân vật đa diện, chỉ phổ biến loại hình
nhân vật đơn diện, hoàn toàn tốt (phe ta), hoặc hoàn toàn xấu (phe địch). Loại nhân
vật tư tưởng và nhân vật tính cách cũng không phát triển, chỉ phổ biến kiểu nhân vật

24


loại hình và nhân vật chức năng. Nhân vật thường điển hình cho một loại người nào

đó. Loại nhân vật tập thể xuất hiện khá nhiều.
Có nhiều cách khái quát mô hình con người mới XHCN. Xét một cách tổng
thể, người anh hùng lý tưởng nào cũng có hai phẩm chất cơ bản nhất: “chất thép” và
“chất tình”. Đi vào chi tiết, ta thấy nhân vật trong tiểu thuyết cách mạng Việt Nam
1955 – 1975 có những đặc điểm chung như sau:
1.2.2.1. Cần cù trong lao động
Trong chế độ XHCN, giai cấp công – nông giữ vai trò nòng cốt. Họ là nhân
vật trung tâm của văn học cách mạng. Họ cần cù lao động, bất chấp khó khăn, phấn
đấu hết mình vì lợi ích tập thể, có tác phong giản dị. Như nhân vật Thảo (Đất mặn),
Môn, Nhàn, Thụy (Xung đột), Thùy (Cửa sông), Nhội (Ngày và đêm hậu phương),
Trần Bình Lục (Truyện anh Lục), Trọng, Chấm (Cái sân gạch), Đông, Mão (Đi lên),
Nghĩa, Mỵ (Miền Tây), Phấn (Giáp trận), Thức, Đảm (Vùng quê yên tĩnh), Mọc (Ao
làng)...
Các nhân vật Khái, Thoảng (Đất làng) điển hình cho những nhân tố tích cực
trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Họ không chỉ giỏi lao động tay chân mà
còn giỏi về công tác quản lý hợp tác xã. Suốt ngày, cán bộ Khái chạy như con thoi
giữa cánh đồng và các xóm làng để điều hành công việc sản xuất, chăn nuôi, đào
công trình thủy lợi… Ngoài ra, anh còn phải giải quyết vô vàn những vấn đề rối rắc
nảy sinh ở xã Trung Dũng. Cô đội trưởng sản xuất Mai (Mãi cùng bến đò) cũng là
con người chỉ biết công việc là trên hết. Quanh năm, cô mải mê cày cấy, gieo trồng,
chăn nuôi… với công suất gấp hai các xã viên ở làng Bùi. Cô được chọn báo cáo điển
hình ở Tỉnh hội phụ nữ Hà Nam.
Bên cạnh những con người mới trong lĩnh vực nông nghiệp, ta cũng gặp nhiều
con người mới trong các lĩnh vực khác như Hảo (Vùng trời), Đan (Đi lên đi), Dũng,
Kiên (Những tầm cao), Tùng (Ngôi sao sông Lam), Việt, Thư (Bạch đàn)... Đặc biệt
là tập thể con người mới XHCN trong những tác phẩm viết về thanh niên xung phong
khu IV. Các nữ thanh niên xung phong phải làm những công việc nặng nhọc như mở
đường qua núi cao, xây cầu, san lấp hố bom, trực chiến… Họ không chỉ cần cù lao
động mà còn sáng tạo, có tri thức khoa học kỹ thuật và dũng cảm.
Các chiến sĩ du kích miền Nam cũng xuất thân từ nông dân. Linh, Mẫn, Sâm,

Lành, Thắm... đều hăng hái lao động. Họ còn làm việc nhiều hơn những người khác.
Bởi, “có thực mới vực được đạo”, có cần cù lao động thì mới có ăn, vừa giúp mình

25


vừa giúp xóm làng và lôi cuốn được quần chúng tham gia cách mạng. Các chiến sĩ
này đều gánh nặng hai vai: gia đình và xã hội, đảm việc nước, giỏi việc nhà.
Người ta thông qua lao động để chọn lọc nhân tố điển hình nhưng cũng dùng
lao động để sàng lọc con người. Ngày và đêm hậu phương miêu tả mối tình bộ ba
Nhội – Viềng – Lượt. Kết quả, cô Viềng đã chọn anh Nhội (nhiệt tình công tác) mà
không chọn anh Lượt (lười lao động). Để có chỗ đứng vững vàng trong chế độ cách
mạng, người ta phải chứng minh mình xuất thân từ giai cấp cần lao. Trong Người
người lớp lớp, No xuất thân từ bần cố nông, nhờ siêng năng lao động và hăng hái
chiến đấu, anh thăng tiến rất nhanh. Trong khi đó, Vàng xuất thân từ gia đình địa
chủ, tư sản, không chịu nổi gian khổ nên đã đào ngũ và bị Sửu (xuất thân công nhân)
rượt theo bắn chết. Còn Đỗ (Có những lớp người) xuất thân từ tiểu tư sản thành thị
nhưng có ý thức “cố gắng chịu đựng gian khổ, đói khát để dày dạn với phong sương,
từng trải cuộc đời”. Nhờ vậy, anh đã được bình bầu là “chiến sĩ kiểu mẫu số 1” của
chiến dịch sản xuất tự cấp chiến khu D thời chống Pháp. Như vậy, thành phần xuất
thân cũng chưa hẳn là vấn đề mấu chốt để đánh giá con người, tiêu chí quan trọng
nhất là mức độ cần cù lao động và từng trải gian khổ của người đó trong hiện tại.
1.2.2.2. Dũng cảm trong chiến đấu
Trong thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”, phẩm chất dũng cảm rất được đề cao.
Phẩm chất này được bộc lộ trong nhiều lĩnh vực nhưng tiêu biểu nhất là trong chiến
đấu chống quân thù. Phẩm chất dũng cảm trong chiến đấu được thể hiện qua hành
động, lời nói của nhân vật và những lời khen của các nhân vật khác, qua các thành
tích, danh hiệu... Đặc biệt là qua cách mà nhân vật đón nhận cái chết.
Chúng ta có thể chia ra nhiều loại hình chiến đấu khác nhau, trước hết là hoạt
động cách mạng trong lòng địch. Tiểu thuyết Trong lòng Hà Nội miêu tả đôi trai gái

Minh và Lan bị địch bắt, trải qua nhiều đợt tra tấn dã man nhưng vẫn không chịu
khai. Nếu họ khai thì sẽ được sống tự do, hạnh phúc bên nhau nhưng Minh chấp nhận
bị chém đầu, còn Lan cắn lưỡi tự sát. Khắc (Vỡ bờ) cũng bị địch bắt và tra tấn sống
đi chết lại nhiều lần nhưng chấp nhận cái chết chứ không chịu khai báo những điều
bất lợi cho cách mạng.
Thứ hai là loại hình đấu tranh theo hình thức công khai trong lòng địch. Các
tiểu thuyết Hòn Đất, Gia đình má Bảy, Ở xã Trung Nghĩa, Thôn ven đường... có miêu
tả nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng. Mặc dù bị chính quyền Diệm đàn áp nhưng
phong trào vẫn đứng vững. Tiểu thuyết Nhật ký người ở lại đã miêu tả lòng dũng cảm
của một đoàn người biểu tình đòi thống nhất nước nhà. Quang bị bắt, anh cướp súng

26


×