Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Khuynh hướng thế sự đời tư trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1955 1964

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.37 KB, 116 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1955 - 1964 nhìn dưới góc độ văn học
sử mang một đặc điểm chung là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đây là khuynh hướng chủ đạo có thể nói bao trùm toàn bộ sự vận động và
phát triển ở nhiều thể loại. Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ ta vẫn có thể thấy bên
cạnh khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ấy, sự tồn tại của một mạch
ngầm chảy song song với dòng chủ lưu là khuynh hướng thế sự đời tư.
Khuynh hướng này từ khi xuất hiện đã được coi như một hiện tượng dị biệt và
chẳng phải ngẫu nhiên nó bị đối xử khá lạnh nhạt, trong đó có một số tác giả
và tác phẩm của họ từng bị đông đảo bạn đọc và giới cầm bút lúc bấy giờ lên
án, phê phán mạnh mẽ.
1.2. Sau năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, hòa bình đã lập lại, con
người trở về với đời sống thực tại thường ngày, phải đối diện với bao cam go
thử thách vì yêu cầu của cuộc sống mới, thị hiếu của công chúng thay đổi,
khuynh hướng thế sự đời tư đã trở lại như một nhu cầu tất yếu của văn học,
được đông đảo công chúng đón nhận và giới nghiên cứu đề cao. Thái độ đối
xử khác nhau giữa hai giai đoạn văn học cho cùng một đối tượng khiến nhu
cầu tìm hiểu, thẩm định lại các tác phẩm từng là nghi án văn học thuộc
khuynh hướng nói trên thuộc giai đoạn 1955 - 1964 đã trở nên cần thiết.
Chính vì vậy, chúng tôi muốn vận dụng một số lí thuyết mới trong việc
đọc lại tiểu thuyết mang khuynh hướng thế sự đời tư chặng 1955-1964 với
mục đích cố gắng tạo một cái nhìn khách quan trên cả hai bình diện đóng góp
cũng như hạn chế của hiện tượng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những ý kiến tranh luận


Có thể khẳng định những tác phẩm viết theo khuynh hướng thế sự đời
tư trong giai đoạn 1955 - 1964 ngay từ khi ra đời đã gây một hiệu ứng nhiều
chiều từ công chúng thưởng thức cũng như giới cầm bút. Người khen thì ít mà


kẻ lên án thì nhiều. Cụ thể, trong bài viết của Như Phong về “Vấn đề cuốn
tiểu thuyết Mười năm – Tô Hoài” (1959) đã đề cập trực diện đến nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm. Nhà phê bình đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi ra
đời tác phẩm, nêu ra những mặt thành công mà Tô Hoài đã làm được. Tuy
nhiên bên cạnh đó, điều mà Như Phong muốn nhấn mạnh ở cuốn Mười năm
đó chính là “Vấn đề của một chủ trương sáng tác sai lầm, một khuynh hướng
nghệ thuật lệch lạc” mà ông đã phân tích khá kĩ lưỡng ở bài viết trên. Cùng
với đó, Trần Hữu Tá, Vân Thanh cũng đã phê phán những “sai lầm” của tác
giả Mười năm. Theo các nhà nghiên cứu, tác phẩm chưa nêu được những nét
chủ yếu của hiện thực như: Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu tội
ác của bọn phong kiến thực dân, phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Về tiểu thuyết Sắp cưới của Vũ Bão, Nguyễn Khải với quan niệm lúc
bấy giờ “Viết văn là một công tác cách mạng” đã từng ra bài phê phán mang
nhan đề: “Trách nhiệm của người viết qua cuốn Sắp cưới của Vũ Bão” (81958). Trong bài viết, tác giả đã bộc lộ một thái độ khá gay gắt với cuốn tiểu
thuyết này. Ông cho rằng, khi đọc xong truyện, cái mà người đọc thấy ở đây
đó chỉ là một sự phản động, một sự bịa đặt: té ra cải cách ruộng đất chỉ là
chuyện bịa đặt, ta lại đấu ta, toàn những "Chuyện đau thương đang theo thời
gian lùi dần vào dĩ vãng". Nguyễn Khải còn khẳng định Vũ Bão nằm trong
số người thiển cận, bảo thủ trong cách nhìn, và vô trách nhiệm, cẩu thả trong
cách làm việc. Sau khi đưa ra một loạt nhận định như vậy, ông đi vào phân
tích tỉ mỉ tác phẩm và chỉ ra một cách cụ thể cũng như khá khắc nghiệt về
những hạn chế trong bố cục cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ông cho


rằng đứng về phía người viết với nhau mà nhận định truyện Sắp cưới thì phải
nói tác giả cuốn sách đó là một người viết không có lý tưởng cách mạng,
không thấy được cái nghiêm trang trong công việc mình làm, viết ra dưới sự
xúi giục của những kẻ phá hoại trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm. Tài liệu,
sự việc, cho đến nhân vật, cách bố cục đều phục vụ cho những ý định độc ác

của tác giả một cách tùy tiện. Tác giả lộ rõ mặt là một tên hề khả ố, bỡn cợt cả
những công việc nghiêm trang nhất của quần chúng, của cách mạng, khiến
khó ai có thể nén nổi sự căm phẫn. Vũ Bão sở dĩ mắc sai lầm lớn là vì anh
hoàn toàn thiếu những lo lắng cần có ở một người viết của giai cấp công
nhân.
Ở cuốn Vào đời – Hà Minh Tuân, nhà phê bình Nguyễn Phan Ngọc
trong bài viết: “Vào đời, một quyển truyện đầy rẫy tư tưởng tư sản phản
động, một khuynh hướng nghệ thuật suy đồi” in trên Tạp chí văn học số 2/
1963 cũng đã phê phán khá mạnh mẽ Hà Minh Tuân khi sa vào “Khách quan
chủ nghĩa”, trực tiếp tấn công vào phong trào thanh niên xung phong tình
nguyện đi sản xuất, đi khai hoang. Mặt khác, nhà phê bình còn cho rằng, tác
giả Vào đời đã cố tình gợi lại những thành kiến sai lầm đối với cuộc đấu tranh
cải cách ruộng đất. Ông còn phân tích và chỉ ra khá kĩ lưỡng khi nội dung
truyện chỉ tập trung moi móc, bêu riếu và bơm to một vài thiếu sót của cách
mạng. Ông khẳng định Hà Minh Tuân đã trắng trợn xuyên tạc hiện tượng xã
hội trong những năm 1957 - 1960 ở nước ta. Và Phan Ngọc cho rằng đó là
một quyển truyện xấu, chống lại nhiều nghị quyết, nhiều chính sách của Đảng
và Nhà nước, đả kích vào cán bộ thuộc nhiều bộ máy của nền chuyên chính
vô sản. Nó reo rắc một khuynh hướng nghệ thuật xấu.


Cùng quan điểm với Nguyễn Phan Ngọc, nhà phê bình Trung Ngôn
trong bài viết “Sai lầm của Hà Minh Tuân trong quyển Vào đời là sai lầm về
lập trường tư tưởng” in trên Tạp chí văn học số 2/1963. Ông nhận định rằng,
Vào đời là một tác phẩm xấu, có hại và non yếu về mặt nghệ thuật.
Từ những bài viết phê bình của các cây bút trên ta thấy được quan điểm
nghệ thuật, cách thẩm định giá trị tác phẩm văn học của một thời đại. Chính
vì những cách nhìn máy móc, khiên cưỡng mang màu sắc lập trường ấy mà
nhiều tác phẩm viết theo khuynh hướng thế sự đời tư phải chịu một sự phán
xét, đánh giá thiếu khách quan; thậm chí, không ít trường hợp, cả tác phẩm

lẫn tác giả của nó phải chịu một sự trừng phạt khá nặng nề.
2.2. Những ý kiến bênh vực
Cho đến nay chưa có công trình nào đề cập trực diện khuynh hướng thế sự
đời tư trong những tác phẩm thuộc giai đoạn 1955 - 1964. Nhưng chúng tôi đã
thu thập được một nghiên cứu quan tâm tới vấn đề trên đó là bài viết của Giáo
sư Hà Minh Đức với tựa đề: "Cần xác định lại giá trị của Mười năm và Đống
rác cũ" được in trong báo Giáo viên nhân dân, số 27, 28, 29, 30, 31 tháng 71989. Trong bài viết này, tác giả đã đề cao sức tạo mới ở ngòi bút Tô Hoài.
Qua đó, tác phẩm cũng thể hiện được sâu sắc hiện thực đang vận động cách
mạng, đang đổi thay theo cách nhìn và cách đánh giá mới với cảm quan nghệ
thuật mới mẻ.
Bên cạnh đó, ta còn thấy một số công trình nghiên cứu đề cập trực diện tới
nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Mười năm - Tô Hoài như:
Phong cách tiểu thuyết Tô Hoài của Văn Thị Mai (2007), Màu sắc tự truyện
trong tiểu thuyết Tô Hoài của tác giả Mạc Thị Nga (2011). Ngoài những công
trình trên còn có một số bài nghiên cứu khác cũng tìm hiểu đến vấn đề này mà
ở đây người viết chưa có điều kiện đề cập tới.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khuynh hướng thế sự đời tư trong
tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1955 - 1964.
3.2. Phạm vi ngiên cứu
Luận văn tập trung khai thác vấn đề về mặt nội dung và những đặc sắc
về nghệ thuật trong một số tiểu thuyết thuộc giai đoạn văn học 1955 – 1964
như: Mười năm của Tô Hoài (1958), Nxb Hội Nhà văn; Sắp cưới của Vũ Bão
(1957), Nxb Hội Nhà văn; Nhãn đầu mùa của Xuân Tùng- Trần Thanh
(1958), Nxb Phụ nữ; Vào đời của Hà Minh Tuân (1961 – 1962), Nxb Văn
học.
Từ đó luận văn chỉ ra được tài năng cũng như sự đóng góp của các tác

giả trong một giai đoạn văn học nói riêng và tổng thể nền văn học Việt Nam
nói chung.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến việc khẳng định và minh chứng cho
giá trị của các tác phẩm nêu trên qua hai bình diện về nội dung và những đặc
sắc nghệ thuật. Trên cơ sở đó, chúng tôi đối sánh với các sáng tác trong tổng
thể nền văn học 1945 - 1975 và cả sau 1975 để thấy được giá trị của các tác
phẩm trên. Từ đó, luận văn góp phần thay đổi cách nhìn, cách tư duy cho bạn
đọc và giới nghiên cứu khi tiếp xúc với các tác phẩm này.
4.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích nghiên cứu đã nêu trên, luận văn hướng tới các nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Chỉ ra được bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội và vị trí của khuynh
hướng thế sự đời tư trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1955- 1964;


- Làm sáng rõ khuynh hướng thế sự đời tư trong tiểu thuyết nhìn từ góc
độ nội dung;
- Phát hiện những điểm nhấn trong nghệ thuật tiểu thuyết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp loại hình
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để làm nổi bật loại hình tiểu
thuyết thế sự đời tư cùng với những đặc trưng cơ bản cũng như các đặc điểm
riêng của nó.
5.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này có tác dụng cung cấp những dữ liệu chính xác tạo cơ
sở cho những kết luận của luận văn. Trên cơ sở đó, người viết sẽ đi phân tích

những dữ liệu tiêu biểu. Cụ thể là những đặc sắc trong cách xây dựng nhân
vật, việc sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết đời tư 1955 - 1964; đồng thời
tiến hành phân tích các ý kiến tranh luận trong một bài viết và rộng hơn nữa là
những công trình nghiên cứu khoa học.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm so sánh đối chiếu một số
tiểu thuyết đời tư nêu trên với các tiểu thuyết trong cùng giai đoạn 1945 1975 và sau 1975 để thấy rõ được những giá trị đặc sắc mà các tác phẩm trên
mang lại.
5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng mà chúng tôi sử dụng nhằm mục đích
tập trung vào tìm hiểu các đặc điểm của tiểu thuyết, đồng thời phân tích các ý
kiến tranh luận trong các bài viết về những tác phẩm trên sau đó tổng hợp lại,
đi tới những kết luận cần thiết theo yêu cầu của luận văn.


6. Những đóng góp mới của đề tài
Thế sự đời tư vốn là một hướng sáng tác được nhiều nhà văn quan tâm
khai thác. Nó cũng là một trong những khuynh hướng chủ đạo của tư duy tiểu
thuyết. Tuy nhiên, trong nền văn nghệ cách mạng, với định hướng đường lối
của Đảng, văn nghệ phải phục vụ kháng chiến, phải xây dựng những tác
phẩm, những nhân vật mang tầm vóc sử thi để kịp thời cổ vũ cho tinh thần
đấu tranh. Chính vì lẽ đó, khuynh hướng đời tư dường như được tạm thời gác
lại. Thậm chí, để hạn chế nó, có không ít tác phẩm trong giai đoạn này bị lên
án gay gắt. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ cố gắng tìm một hướng tiếp
cận mới nhằm khảo sát, phân tích, đánh giá lại xu hướng thế sự đời tư trong
tiểu thuyết giai đoạn 1955 - 1964.
Việc nghiên cứu của chúng tôi mang ý nghĩa khái quát của văn học sử
trên cơ sở minh chứng qua nhiều tác phẩm và có đối chiếu với các tác phẩm
khác trong tổng thể nền văn học 1945 - 1975 và sau 1975 nhằm góp phần cho
bạn đọc thấy được cái nhìn toàn diện về cả chặng đường của một giai đoạn

văn học. Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm rõ hơn về mối quan hệ giữa
văn học với hiện thực trên bước đường phát triển của tiểu thuyết Việt Nam.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 3
chương, cụ thể:
Chương 1:
Bối cảnh lịch sử- văn hóa- xã hội và vị trí của khuynh hướng thế sự
đời tư trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1955- 1964
Chương 2:
Khuynh hướng thế sự đời tư trong tiểu thuyết 1955-1964 nhìn từ góc
độ nội dung
Chương 3:


Khuynh hướng thế sự đời tư trong tiểu thuyết 1955-1964 nhìn từ nghệ
thuật
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ - VĂN HÓA – XÃ HỘI VÀ VỊ TRÍ CỦA
KHUYNH HƯỚNG THẾ SỰ ĐƠI TƯ TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1964
1.1. Những biến động trong đời sống xã hội, tư tưởng và văn hóa miền Bắc
giai đoạn 1955-1964.
1.1.1. Những biến động trong đời sống, kinh tế, xã hội miền Bắc giai đoạn
1955-1964
Có thể nói, chặng đường 1955 - 1964 đã mở ra một giai đoạn mới trong
tiến trình cách mạng Việt Nam. Kháng chiến chống Pháp đã kết thúc sau trận
chiến Điện Biên Phủ vang dội. Hiệp định Giơnevơ được kí kết, công nhận nền
độc lập và sự toàn vẹn của chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau
khi hiệp định Giơnevơ đươc kí kết (7 - 1954), đất nước ta tạm chia cắt làm hai

miền. Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực
hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà. Hoàn
cảnh đó đã mở ra cho cách mạng Việt Nam những nhiệm vụ mới như sau:
Miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới trong điều kiện hòa bình,
từ nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển bỏ qua con đường tư bản mà lựa
chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. “Hòa bình chưa phải là hòa bình”
lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về lại thủ đô như một lời báo trước
miền Bắc bước vào thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ hết sức
khó khăn: phải hoàn thành cách mạng ruộng đất, giải phóng sức sản xuất của


11 triệu dân lao động, phải băng bó những vết thương chiến tranh đã mang
lại, phải thiết lập những cơ sở sản xuất mới, xây dựng cả một xã hội mới, một
trật tự mới. Mặt khác, miền Bắc còn phải làm cơ sở nền tảng, căn cứ địa vững
chắc cho cách mạng Việt Nam.
Ở miền Nam, đế quốc Mĩ đang âm mưu dập tắt phong trào cách mạng,
biến nơi này thành thuộc địa kiểu mới làm căn cứ để tấn công miền Bắc và hệ
thống xã hội chủ nghĩa, nhằm ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc đang
lan mạnh trên toàn thế giới. Đế quốc Mĩ đã dùng đô la để viện trợ quân sự và
kinh tế để thắt chặt quan hệ giữa chủ và tớ mới. Ngô Đình Diệm, tên tay sai
đắc lực của địch, đã trắng trợn mang Tổ quốc bán đứng cho đế quốc Mĩ,
nhằm biến Việt Nam thành bàn đạp quân sự, xô đẩy nhân dân vào vòng chiến
tranh. Miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp để tiến tới thống nhất
đất nước, đưa cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Ngày 8, 9 tháng 6 năm 1956,
Bộ chính trị Trung ương Đảng họp và ra nghị quyết về “Tình hình và nhiệm
vụ cách mạng Miền Nam”. Nghị quyết xác định: “Tính chất của cách mạng
nước ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ. Nhiệm vụ cách mạng miền Nam
là phản đế và phản phong” [48, 158].
Như vậy, vấn đề chống xâm lược vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu
của cách mạng, của đời sống chính trị trong cả nước. Trong điều kiện đó,

Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc xây dựng cuộc sống mới và thu được
những thắng lợi bước đầu.
Công cuộc cải cách ruộng đất (1953 - 1956) đã tác động mạnh mẽ đến
đời sống xã hội. Xóa bỏ chế độ phong kiến - một nhiệm vụ chiến lược và cơ
bản của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được nhanh chóng hoàn thành ở
trung du và đồng bằng. Miền Bắc phá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất, đem lại
ruộng đất và ưu thế chính trị ở nông thôn cho nhân dân, thực hiện “Người cày
có ruộng”. Ước vọng sâu xa của nông dân trong bao thế kỉ đã trở thành hiện


thực, nông dân thực sự làm chủ nông thôn. Đó là sự kiện chưa từng có trong
lịch sử nước ta. Tuy nhiên trong quá trình cải cách ruộng đất, ta đã phạm phải
những sai lầm nghiêm trọng “Sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính
phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc; địch phá hại điên cuồng; một
số cán bộ chưa nắm vững chính sách, chưa thật đi đúng đường lối quần
chúng” [48, 32]. Nguyên nhân sai lầm là không nắm vững những biến đổi về
sở hữu ruộng đất về giai cấp địa chủ và chế độ phong kiến ở nông thôn. Mặt
khác, do không nắm vững đường lối độc lập tự chủ, áp dụng máy móc những
kinh nghiệm của nước ngoài, cường điệu tính chất đấu tranh giai cấp nên
đụng nhầm vào nội bộ nông dân. Đứng trước tình hình ấy Đảng phải lãnh đạo
sửa sai, ngày 08/08/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào nông
thôn và cán bộ, nói rõ thắng lợi và những sai lầm của cải cách ruộng đất.
Người nhấn mạnh: “Trung Ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm
điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy có kế hoạch, kiên quyết sửa chữa, nhằm
đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn đẩy mạnh sản xuất” [48, 159 - 160].
Với những thành tựu đã đạt được như trên, miền Bắc cơ bản đã khắc
phục được hậu quả chiến tranh. Đây là thời đoạn lịch sử quá độ chuẩn bị cho
miền Bắc bước vào thời kì lịch sử mới.
Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 111958) đã vạch chủ trương cải tạo thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với
các thành phần kinh tế tư bản tư doanh, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công và

nông dân cá thể. Đi đôi với quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị xác
định phải ra sức xây dựng, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
Trong kế hoạch 3 năm lần thứ hai, nhiệm vụ cải tạo nông nghiệp có vị
trí trọng tâm, quan trọng nhất. Phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa trong
nông nghiệp là đưa nông dân vào làm ăn tập thể. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đã


làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc, đưa thành phần kinh tế
toàn dân và tập thể thành vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III (tháng 9 - 1960) đã phân
tích tình hình trong nuớc và quốc tế, vạch ra nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng cả nước cũng như nhiệm vụ cụ thể của hai miền Nam - Bắc. Đại hội chỉ
rõ vị trí, mối quan hệ giữa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc với
sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Sau khi phân
tích đặc điểm kinh tế, xã hội miền Bắc, Đại hội khẳng định phải đưa miền Bắc
“Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng chủ trương phải tiến hành công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
một cách hợp lí. Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất (1961-1965) là: “Phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất, kĩ
thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa và hoàn thiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa”.
Sau 10 năm xây dựng, nhất là ở thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng của miền Bắc đã đổi khác
nhiều so với thời kì mới giải phóng. Trong hội nghị chính trị đặc biệt tháng 31964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta
đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã
hội, con người đều đổi mới”[ 48,54].
Tuy nhiên trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm, chúng ta đã
phạm phải một số những sai lầm, khuyết điểm do tư tưởng chủ quan giáo
điều, nóng vội, thể hiện ở việc đề ra chỉ tiêu quá cao, không tính đến khả năng

và điều kiện cụ thể đất nước.
Cùng với xây dựng đời sống kinh tế, đời sống văn hóa có nhiều thay
đổi, trình độ văn hóa được nâng lên. Văn hóa giáo dục đang trên đà phát triển,


nạn mù chữ dần được thanh toán. Các lớp đào tạo đại học, trung học chuyên
nghiệp được mở rộng và nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân, báo chí
thời kì này đã trở thành món ăn tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân.
Đây cũng là điều kiện để văn nghệ sĩ có cơ hội nhận thức đầy đủ hơn về mọi
hiện tượng trong đời sống và dẫn đến mong muốn nhận thức ngày càng đúng
đắn, hoàn chỉnh về con người và xã hội.
1.1.2. Những biến động trong đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa miền Bắc
và thế giới
Những năm đầu hòa bình ở miền Bắc Việt Nam cũng là những năm thế
giới có nhiều biến động trong đời sống chính trị văn hóa xã hội.
Trong những năm 1953 - 1957, được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản và
đông đảo quần chúng nhân dân, Chính phủ quốc dân các nước đã thi hành
nhiều chính sách tiến bộ. Năm 1955, Inđônêxia là một trong những nước và
lãnh đạo Hội nghị Á-Phi. Tháng 4/1956, Chính phủ Inđônêxia đã hủy bỏ hiệp
ước Lahay. Đầu năm 1957, sắc lệnh quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản Hà
Lan đã được công bố và một số các xí nghiệp, tài sản của bọn tư bản lũng
đoạn Hà Lan đã bị tịch thu và quốc hữu hóa. Đảng Cộng sản đã giành lại
được quyền hoạt động hợp pháp và giữ địa vị xứng đáng của mình trong công
cuộc lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản cách mạng. Từ năm 1957, Tổng thống Xucacno đã thực hiện “Chế độ
dân chủ có lãnh đạo”. Trong những năm 1955-1964, Chính phủ Inđônêxia do
tổng thống Xucacno cầm đầu đã thi hành nhiều chính sách đối nội và đối
ngoại làm cho địa vị của nước Inđônêxia không ngừng được nâng cao trên
trường quốc tế và phong trào cách mạng Inđônêxia cũng mạnh mẽ hơn bao
giờ hết.

Tháng 10/1955, Đảng Cộng sản Ăng-gôla ra đời và trở thành người tổ
chức lãnh đạo cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ănggôla. Tháng


12/1956, tổ chức “Phong trào giải phóng nhân dân Ănggôla” (MPLA) được
thành lập bao gồm Đảng Cộng sản và người Phi. Ngày 4/2/1961, những người
yêu nước trong tổ chức MPLA đã nổ súng tấn công vào các nhà tù của chính
quyền thực dân ở Luanđa. Cuộc tấn công này đã mở ra bước ngoặt cách mạng
từ đấu tranh hòa bình sang đấu tranh vũ trang.
Cũng trong giai đoạn này phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1954 - 1960 là giai đoạn do tác động của chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, phong trào đấu tranh lên cao ở các nước Bắc
Phi, Tây Phi và châu Phi xích đạo. Trong thời gian này, nhiều nước ở châu
Phi đã giành lại được độc lập ở những mức độ khác nhau và chủ nghĩa thực
dân cũ ở châu Phi đã bước đầu bị sụp đổ. Từ năm 1960 trở đi là giai đoạn
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, hầu hết các nước lục địa ở
châu Phi đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau và chủ nghĩa thực
dân cũ đã hoàn toàn bị sụp đổ ở châu Phi.
Đại hội Đảng lần thứ XX của Liên Xô diễn ra (từ 14/2 đến 25/2 năm
1956) đã luận bàn về những vấn đề hết sức quan trọng về đường lối cách
mạng của nước Nga Xô Viết, trong đó một vấn đề nóng bỏng nhất là chống
sùng bái cá nhân. Đại hội đưa ra ánh sáng những sai lầm của Stalin đó là sự
độc tài, bóp nghẹt, thủ tiêu tự do của những ai chống lại đường lối của mình,
khiến người ta nhận ra mặt trái của chế độ theo kiểu Stalin và điểm yếu của
những nước Xã hội chủ nghĩa. Ngày 25/2/1956 trong một phiên họp bất
thường vào ngày bế mạc đại hội, Nikita Khrushchev đã đọc bản báo cáo mang
tên “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó” để nghiêm khắc lên
án cái tệ sùng bái cá nhân, đặt chủ trương đường lối giải phóng tư tưởng bảo
đảm pháp lí xã hội chủ nghĩa, triệt để dân chủ hóa tổ chức… những nghị
quyết lịch sử của Đại hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Xã hội chủ

nghĩa anh em.


Nối tiếp những sự kiện chính trị ở Liên Xô, Hà Lan cũng có những biến
cố quan trọng, đáng chú ý là ngày 28/6/1956, Hà Lan nổi dậy “Công nhân
xưởng Stalin đã đình công và kéo về trung tâm thành phố”. Khẩu hiệu của họ
là “Chúng tôi đòi bánh mì”. Công nhân các nhà máy khác đã nhanh chóng
hưởng ứng cuộc biểu tình. Cuộc đối đầu giữa công nhân và nhà cầm quyền đã
nổ ra trên đường phố Pozman, có hơn 100 ngàn người đã xuống đường cùng
công nhân các nhà máy tập trung ở quảng trường Lâu đài và họ hô to các chữ
“Tự do”, “Công bằng”, “Đả đảo Liên Xô”. Những người biểu tình đã vào
các trụ sở Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa BaLan ở Poznan và xé những lá
cờ đỏ… công cuộc biểu tình sau đó trở thành cuộc bạo động. Sử gia Lukaz
Jastrzab đánh giá rằng: “Người biểu tình thời đó tuy đã bộc lộ ý thức phản
kháng dân sự vô cùng to lớn nhưng cuộc biểu tình đã xuất phát từ chính
nguyên nhân xã hội chứ không phải là một cuộc nổi dậy nhằm chống chính
quyền cộng sản” [47, 26].
Thời kì này ở Hungari cũng nhiều biến động. Ngày 10/11/1956,
Hungari nổi dậy chống chính quyền đương thời vì chế độ này đã không bảo
đảm được quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Chính trong quá trình biểu tình,
cuộc tấn công vũ trang vào những cứ điểm chiến lược quan trọng, cuộc bạo
động vũ trang được chuẩn bị trước và nhằm chống lại nền dân chủ nhân dân
đã nổ ra.
Như vậy, năm 1956 có thể coi là năm bản lề đối với toàn bộ khối chủ
nghĩa xã hội. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vốn được coi là thành trì
của chủ nghĩa xã hội đang phải đương đầu với những cơn sóng gió. Liên Xô
được xem là anh cả, là niềm tin, là mẫu hình lí tưởng của chủ nghĩa xã hội
nhưng bây giờ lại hiện ra những nhược điểm, những cực đoan, sai lầm dẫn
đến niềm tin vào Đảng Cộng sản có chỗ bị chao đảo lung lay. Đại hội Đảng
Cộng sản Liên Xô với “báo cáo mật” của Khrushchev về tội trạng của Stalin



đã mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến
những biến động quan trọng trong các nước xã hội chủ nghĩa.
Ở Trung Quốc thời kì này đã có những sự kiện tác động mạnh mẽ đến
đời sống xã hội, văn nghệ Việt Nam. Ngày 26/5/1956 Mao Trạch Đông đã
phát động phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Phong trào
này ra đời với chủ trương làm cho “Công tác văn học nghệ thuật và công tác
nghiên cứu khoa học có tự do suy nghĩ độc lập, tự do biện luận, tự do phát
biểu ý kiến của mình, bênh vực và bảo vệ ý kiến của mình”[5, 69]. Mặt khác
chính sách này cũng phản đối những quan niệm phiến diện, gò bó văn nghệ
trong khuôn khổ nhỏ hẹp nhất định. Văn nghệ và khoa học có mối quan hệ
đấu tranh giai cấp nhưng không vì thế mà cho rằng văn nghệ, khoa học và
chính trị phải rập khuôn như nhau. Chính sách trăm hoa đua nở, trăm nhà đua
tiếng cũng tăng cường sự đoàn kết hợp tác giữa các nhà công tác văn nghệ và
khoa học trong, ngoài Đảng hoặc theo những học thuyết khác nhau. Nó phản
đối tư tưởng hẹp hòi, tông phái chủ nghĩa của một số đảng viên có khuynh
hướng muốn độc chiếm lĩnh vực triết học và khoa học xã hội, tự cao tự đại,
coi thường và không chịu tìm hiểu sở trường của những người ngoài Đảng.
Ngoài ra, nó còn khuyến khích các nhà văn nghệ và nghiên cứu khoa học phải
phát huy tự động tính, sáng tạo tính và mạnh dạn tiến bước.
Những sự kiện nước ngoài trên đã được đưa tin trên các báo chí, tác
động đến nhận thức của đông đảo công chúng. Văn nghệ sẽ được học tập thảo
luận, Đảng ta đưa ra chính sách chống sùng bái cá nhân, lãnh đạo tập thể phải
tiến hành phê bình và tự phê bình, nghị quyết được phổ biến đến từng cơ sở
Đảng. Tháng 8/1956, Hội Văn nghệ Việt Nam đứng ra tổ chức một lớp học 18
ngày học tập chủ trương văn nghệ, học tập đường lối cải cách chống tệ sùng
bái cá nhân. Việc học tập đó rõ ràng giúp cho những người nghệ sĩ nâng cao
trách nhiệm, suy nghĩ độc lập giúp cho họ có cơ hội nhìn nhận lại một cách



khách quan hơn và nhận ra thần tượng đã bị hao khuyết, và họ muốn thể hiện
tinh thần đấu tranh cho sự tự do dân chủ qua những sáng tác của mình.
1.2. Vị trí xu hướng thế sự đời tư trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn
1955-1964
1.2.1. Vài nét về đặc điểm văn xuôi mười năm sau kháng chiến chống thực
dân Pháp
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, hòa bình được lập lại,
văn xuôi miền Bắc có bước phát triển mạnh mẽ và khá toàn diện. Sự mở rộng
phạm vi phản ánh hiện thực đời sống là phương diện biến đổi dễ nhận ra trước
tiên ở văn xuôi thời kì này so với giai đoạn trước. Cuộc kháng chiến chống
Pháp vẫn là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều cây bút và đã có được nhiều tác
phẩm thành công ngay từ những năm đầu hòa bình: các tiểu thuyết Đất nước
đứng lên của Nguyên Ngọc, Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, Một chuyện
chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, Bên kia biên giới và Trước giờ nổ súng của
Lê Khâm, Phá vây của Phù Thăng, Nhãn đầu mùa của Xuân Tùng và Trần
Thanh... nhiều truyện ngắn của Bùi Hiển, Nguyễn Kiên, Hữu Mai, Nguyễn
Đình Thi và những tập kỉ niệm sâu sắc trong đời bộ đội của nhiều chiến sĩ,
cán bộ. Những sáng tác này đã làm sống lại hình ảnh của cuộc kháng chiến
trường kì và anh dũng của toàn dân ở nhiều địa phương trên nhiều mặt trận,
trong những hoàn cảnh đầy khó khăn, những thử thách nghiệt ngã, những
chiến công to lớn và cả sự hi sinh nhiều khi thầm lặng. Nhiều tác phẩm đã xây
dựng được những hình tượng đẹp và có giá trị điển hình về nhiều tầng lớp, thế
hệ con người Việt Nam kháng chiến mà tiêu biểu là các nhân vật: anh hùng
Núp trong Đất nước đứng lên, chị Tư Hậu trong Một chuyện chép ở bệnh
viện.
Trong các tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các
biến cố và sự kiện dù trọng đại đến đâu cũng không che lấp các nhân vật mà



ngược lại, chính hoàn cảnh đã tác động và làm bộc lộ chiều sâu của tính cách
nhân vật và quy định những diễn biến trong trong số phận của họ. Những đau
thương mất mát dồn dập đến với chị Tư Hậu, hoàn cảnh nghiệt ngã trên
đường trở về khu căn cứ của đội trinh sát do đại đội trưởng Lương chỉ huy
(Trước giờ nổ súng), những ngày đầu của cuộc kháng chiến ở Hà Nội (Sống
mãi với thủ đô), cuộc chiến đấu kiên trì của làng Kông Hoa với gần mười lần
rời làng để chống Pháp (Đất nước đứng lên)… là những hoàn cảnh thử thách
gay gắt, đã tôi luyện và hình thành nên tính cách và phẩm chất cao đẹp của
những anh hùng - con người Việt Nam kháng chiến. Các tác giả cũng không
chỉ chú trọng làm nổi bật hình tượng tập thể quần chúng nhân dân mà còn
quan tâm xây dựng những hình tượng điển hình, tính cách điển hình. Con
người không bị hòa tan trong đám đông mà đã có những nhân vật được chú ý
khắc họa với một diện mạo riêng, tính cách riêng rõ nét và làm nổi rõ số phận,
con đường đi của mỗi cá nhân trong các biên cố lịch sử-xã hội ở mỗi tác
phẩm.
Cùng với đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều tác phẩm văn
xuôi lại trở về tái hiện quá khứ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc
biệt là khoảng thời gian mười năm 1935-1945, một giai đoạn rất quan trọng
trong lịch sử cách mạng của đất nước với những biến cố to lớn và dồn dập, tác
động mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam thời ấy.
Nhiều tiểu thuyết và bộ tiểu thuyết tái hiện bức tranh lịch sử giai đoạn này
như Mười năm của Tô Hoài, Tranh tối tranh sáng và Đống rác cũ của
Nguyễn Công Hoan, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Một luồng gió mới của
Hồng Chương… Viết về hiện thực trước cách mạng tháng Tám, nhiều tác
phẩm đặc biệt là những bộ tiểu thuyết dài đã làm sống lại những bức tranh xã
hội- lịch sử với quy mô rộng lớn và những xung đột dân tộc, giai cấp gay gắt
mà trung tâm của sự vận động lịch sử là phong trào đấu tranh cách mạng của


đông đảo quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Các tác phẩm ấy

thể hiện con đường đi và số phận của nhiều nhân vật đại diện cho những tầng
lớp xã hội trong sự vận động mạnh mẽ của lịch sử với nhiều biến cố to lớn và
dữ dội.
Hướng vào đời sống hiện tại, phản ánh những đổi thay của đất nước và
con người trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới và đấu tranh thống nhất
nước nhà là đề tài đã thu hút nhiều cây bút văn xuôi và đã có những tác phẩm
thành công, gây được tiếng vang trong công chúng văn học đương thời. Cuộc
cải cách ruộng đất diễn ra ở nông thôn miền Bắc trong những năm 1954-1956
với những kết quả và những sai lầm, ấu trĩ, cực đoan của nó, tiếp đó là chủ
trương sửa sai, tất cả đã tạo nên những biến động, xáo trộn ghê gớm trong
cuộc sống và các quan hệ ở nông thôn, để lại những dấu ấn sâu đậm, lâu dài
trong bộ mặt đời sống tinh thần và đời sống nông thôn ở nước ta. Hiện thực
phức tạp ấy còn được phản ánh khá mờ nhạt trong văn học giai đoạn này.
Những sáng tác hồi đầu thiên về cái nhìn một chiều - hướng vào việc tố cáo
tội ác của giai cấp địa chủ phong kiến, đề cao tinh thần đấu tranh, khẳng định
những thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất- thường không tránh khỏi tình
trạng công thức, sơ lược (truyện dài Truyện anh Lục cuả Nguyễn Huy Tưởng,
Bếp đỏ lửa của Nguyễn Văn Bổng, tập truyện ngắn Nông dân với địa chủ của
Nguyễn Công Hoan...). Trong văn xuôi viết về cải cách ruộng đất và sửa sai,
đáng kể hơn cả là một số tác phẩm ít nhiều có cái nhìn chân thực, phản ánh sự
phức tạp của hiện thực ấy, với những thắng lợi và cả sai lầm mất mát (Những
ngày bão táp của Hữu Mai, Sắp cưới của Vũ Bão, Xung đột của Nguyễn
Khải…). Từ năm 1958, nhiều tác phẩm viết về nông thôn trong phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp và xây dựng hợp tác xã như tiểu thuyết Xung đột
(phần 2), các truyện Tầm nhìn xa, Người trở về, Chủ tịch huyện của Nguyễn
Khải; Cái sân gạch và vụ lúa chiêm của Đào Vũ; Bão biển của Chu Văn….


Cũng viết về công cuộc xây dựng cuộc sống mới nhưng nhiều tác phẩm lại
tập trung thể hiện sự thay đổi số phận của những người lao động bình thường,

nêu lên những vấn đề về mối quan hệ lớn giữa người với người, những quan
niệm đạo đức mới trong xã hội, đáng chú ý hơn cả trong phương hướng này là
tập truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải, một số truyện ngắn của Nguyễn
Kiên, tiểu thuyết Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương.
Văn xuôi trong khoảng mười năm sau cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp không chỉ phát triển về dạng thể tài, phong phú về số lượng tác giả,
tác phẩm mà đã đem lại những biến đổi và phát triển đáng kể về các thể loại
đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết.
Từ những đặc điểm của văn học sau kháng chiến kể trên là bằng chứng
thực tiễn hóa đường lối văn nghệ kháng chiến, chứng tỏ rằng: Nền văn học
Việt Nam sau kháng chiến đã dần thay đổi diện mạo của mình theo một
hướng tiếp cận mới. Một số tác phẩm đã đề cập trực tiếp tới đề tài đời tư, về
tình yêu và về đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của mỗi cá nhân.
Như vậy, tất cả những thay đổi trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội
cùng với nhu cầu đổi mới tự thân của văn học là nguồn mạch trực tiếp hoặc
gián tiếp đến nhận thức của mỗi nghệ sĩ đó chính là cội nguồn cho sự phát
sinh quan niệm, sáng tác của nghệ sĩ cho khuynh hướng thế sự đời tư giai
đoạn 1955-1964.
1.2.2. Quan niệm về con người giai đoạn 1955-1964
Như chúng ta biết, xét về tổng thể, nền văn học giai đoạn 1945-1975
phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc chiến tranh vệ quốc, do đó,
không thể không bị chi phối bởi những quy luật bất thường. Theo sát nhiệm
vụ chính trị, tự ý thức mình như một vũ khí tư tưởng, văn học đã tập trung
mọi cố gắng vào việc giáo dục, đào tạo, xây dựng “Con người mới”. Phát
hiện “Con người cộng đồng” trong mỗi cá nhân, con người như sản phẩm


hoàn hảo của hiện thực cách mạng là cống hiến của văn học với tư cách một
mặt trận tư tưởng. Nhà văn thông qua con người để biểu hiện lịch sử, con
người trở thành phương tiện để khám phá lịch sử. Sự ưu tiên cho lịch sử, cho

phương diện cộng đồng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cách mạng và tâm lí
thời đại. Chiến tranh đặt ra vấn đề sống còn cho dân tộc, mọi quyền lợi, mọi
ứng xử phải nhìn theo quan điểm “địch - ta”, sự thống nhất muôn người như
một trở thành nguyên tắc tối thượng. Cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng
đồng: “Con đường giải quyết mọi bi kịch, mọi vướng mắc cá nhân là hướng
về cách mạng, về cộng đồng” [38, 46]. Con người được nhận thức và đánh
giá chủ yếu theo tiêu chí giai cấp. Từ những mối quan hệ xã hội chung nhất
đến bản ngã cá nhân đều được nhìn nhận theo chuẩn mực định sẵn. Hiện thực
về con người là cái “Có thể biết trước”. Mặc dù lúc đó văn học cũng đề cao
hiện thực khách quan nhưng có phương diện hiện thực được thừa nhận, có
phương diện bị coi là chủ nghĩa khách quan tư sản. Lợi ích giai cấp và dân tộc
bắt buộc nhà văn phải lựa chọn lập trường miêu tả như vậy.
Tuy nhiên, văn học mười năm từ sau cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp - những năm tạm thời có hòa bình ở miền Bắc từ 1955-1964 đã có
những bước phát triển mới cả về bề rộng và bề sâu. Sau cuộc kháng chiến
thắng lợi, một nửa đất nước được giải phóng, nhân dân ta bước vào khôi phục
đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề và từ nền kinh tế còn kém phát triển,
lựa chọn con đường đi theo chủ nghĩa xã hội. Văn học đứng trước những yêu
cầu đa dạng của xã hội: Một mặt là những nhu cầu tất yếu của con người
trong cuộc sống hòa bình sau hàng chục năm chiến tranh, mặt khác phải tiếp
tục cuộc đấu tranh cho những mục tiêu cách mạng: Thống nhất Tổ Quốc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan niệm về con người trong văn học thời kì này
cũng trở nên đa dạng hơn và không tránh khỏi có cả những khác biệt, trái
ngược giữa những quan niệm khác nhau.


Trung tâm quan niệm con người trong văn học thời kì này là khái niệm
Con người mới. Nếu như văn học những năm chống thực dân Pháp dừng lại ở
quan niệm con người tập thể, chưa chú ý đến những tính cách riêng, nhân vật
chưa tách khỏi những đám đông mà hòa tan vào trong tập thể thì văn học

những năm hòa bình đã chú ý đến những tính cách cá nhân và ngày càng coi
trọng giá trị của những điển hình. Trong một số tác phẩm, nhất là ở đề tài về
cuộc kháng chiến chống Pháp và đề tài cách mạng, đã xuất hiện những nhân
vật được xem là những điển hình văn học của thời kì này. Có thể kể đến Núp
trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, chị Tư Hậu trong Một truyện
chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái… Nhìn chung, trong tiểu thuyết lúc này,
nhân vật đã có một dáng dấp riêng, một bề dày về đời sống nội tâm, có quá
trình vận động, biến đổi của số phận và tính cách qua những biến cố xã hội
lịch sử. Văn xuôi thời kì này quan tâm tái hiện những biến cố lịch sử trọng
yếu, những bức tranh xã hội rộng lớn theo khuynh hướng tiểu thuyết sử thi,
nhưng cũng không coi nhẹ xây dựng nhân vật, sáng tạo điển hình và phi điển
hình. Điển hình ở thời kì này, cả trong lí luận và trong thực tiễn sáng tác,
chúng ta có thể thấy là còn chưa coi trọng đúng mức phương diện cá tính, nét
riêng độc đáo của điển hình; nhân vật điển hình trong văn học chủ yếu là loại
điển hình cho tầng lớp giai cấp, xã hội, nhiều khi còn chưa có sự phân biệt
trong quan niệm giữa điển hình văn học và điển hình xã hội. Chính vì vậy mà
cuộc thảo luận xung quanh các tác phẩm Cái sân gạch, Vỡ bờ, việc phê phán
các tác phẩm Đống rác cũ, Mười năm, Vào đời là những ví dụ nổi bật, cho
thấy sự hạn chế những quan niệm trên trong lí luận, phê bình văn học ở thời
kì này.
Nét đặc trưng cơ bản trong quan niệm văn học của thời kì này là con
người trong sự thống nhất riêng chung. Văn học thời kì kháng chiến chống
Pháp hầu như chưa đặt vấn đề cái riêng của một con người hoặc nếu có nói


đến đời sống riêng, số phận của một cá nhân nào đó thì cũng là để cụ thể hóa
cái chung dân tộc, giai cấp.
Hòa bình lập lại, văn học không thể không quan tâm đến cuộc sống
thường nhật và những vấn đề về hạnh phúc, về cuộc sống riêng của mỗi con
người. Tuy nhiên, cái riêng lúc này được quan niệm là phải thống nhất với cái

chung, nằm trong cái chung.
Nhìn chung, văn học của mười năm sau cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp đã thể hiện một kiểu quan niệm về con người được hình thành trong
môi trường xã hội - lịch sử của thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo
mô hình còn giản đơn và mang màu sắc lí tưởng hóa. Từ con người quần
chúng với những hình tượng tập thể trong văn học thời kháng chiến chống
thực dân Pháp đến những hình tương nhân vật mang tính đại diện cho một
tầng lớp, một tập thể mà ở chiều sâu của nó là sự thống nhất riêng chung, là tư
tưởng và lối sống hết mình vì tập thể, vì sự nghiệp chung, đó là bước vận
động của quan niệm nghệ thuật về con người qua hai chặng đường văn học.
Về mặt nghệ thuật thể hiện, văn học những năm 1955-1964 cũng có
nhiều nét mới trong xây dựng hình tượng, tính cách. Nổi lên là hai kiểu hình
tượng nhân vật: Con người riêng tư, nhỏ bé được lớn lên nhờ cách mạng, đi
tới sự hòa nhập đến cuộc đời chung, với tập thể và kiểu nhân vật đại diện cho
những phẩm chất, cho số phận và con đường của giai cấp, dân tộc, thế hệ.
Kiểu xây dựng hình tượng con người mới đã mang lại cho văn học
mười năm sau cách mạng những diện mạo mới mẻ. Ở đây cái riêng tư đã
được đề cập tới mặc dù số lượng còn ít ỏi nhưng cũng đã phần nào làm thay
đổi cách nhìn nhận trong mối liên cảm với hiện thực khách quan của nhà văn.
1.2.3. Khuynh hướng thế sự đời tư và vị trí của nó trong tiểu thuyết giai đoạn
1955-1964


Chiến tranh đã tạm thời đi qua, cuộc sống thời bình trở lại thì con
người cũng dần trở về với các mối quan hệ thế sự và nhu cầu của đời sống
riêng tư. Phản ánh đời sống trong các quan hệ hàng ngày cũng như đời sống
cá nhân của mỗi con người trở thành mối quan tâm lớn của văn học nói chung
cũng như của văn xuôi nói riêng. Khuynh hướng thế sự đời tư thực chất đã
xuất hiện rất sớm ngay từ những năm đầu của công cuộc hiện đại hóa văn học
qua một số tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, Nhất Linh, Khái Hưng... Tuy

nhiên, sau này do điều kiện chiến tranh nên khuynh hướng thế sự tạm thời gác
lại, nhường chỗ cho khuynh hướng sử thi hùng tráng. Nhưng không vì thế mà
nó bị mất đi trong dòng chảy chung của nền văn học dân tộc mà ngược lại,
vẫn âm ỉ chờ điều kiện để bừng sáng, để tái sinh. Vậy nên, ngay khi đất nước
tạm thời ngớt tiếng súng thì như một điều kiện tất yếu, khuynh hướng đời tư
đã dần nảy nở, trở lại với cuộc sống vốn có của nó và trở thành một khuynh
hướng riêng lẻ tồn tại song hành với khuynh hướng sử thi cách mạng.
Chúng ta biết rằng, chất đời tư thế sự luôn đi liền với thể loại tiểu
thuyết. Theo Bakhtin nhận định thì tiểu thuyết là một thể loại có thể phản ánh
số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu
tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng . Đặc điểm
dễ nhận thấy nhất ở tiểu thuyết đó chính là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời
tư. Viết theo lối tiểu thuyết, nhà văn có điều kiện bộc lộ những suy nghĩ của
mình và đặc biệt gửi gắm được dụng ý nghệ thuật của chính người viết tới độc
giả một cách đầy đủ nhất. Qua cách xây dựng hình tượng nhân vật, ta có thể
hình dung được đầy đủ con người, cuộc sống đương thời mà nhà văn đang
sống.
Xét tổng thể nền văn học nước ta từ giai đoạn 1945 đến 1975 thì bao
trùm lên nó là khuynh hướng sử thi lãng mạn cách mạng. Ở đó nhân vật được
phản ánh dưới cái nhìn lí tưởng hóa của nhà văn. Miêu tả nhân vật sao cho


phù hợp với tầm vóc lịch sử, phù hợp với tâm thế tiếp nhận- tầm đón đọc của
độc giả là xu hướng phổ quát trong nền văn nghệ cách mạng lúc bấy giờ.
Dưới sự định hướng, dẫn dắt đường lối của Đảng, văn nghệ phải phục vụ
kháng chiến; không xa rời tính Đảng là yêu cầu cấp thiết cho nền văn nghệ
lúc bấy giờ. Chính điều đó vô hình chung đã tạo nên một khung tri thức định
sẵn cho đường hướng sáng tác của các nhà văn. Người nghệ sĩ lúc ấy trở
thành người tuyên truyền, người phát ngôn cho mọi chủ trương chính sách
của Đảng. Và như vậy, nền văn học có mối quan hệ mật thiết với chính trị

hơn bao giờ hết. Nhà văn bắt buộc phải đi theo mô hình đã được rập khuôn
sẵn có. Vậy nên, nếu có một tác phẩm nào đó đi ngoài luồng thì sẽ bị lên án
gay gắt. Chính vì lẽ đó mà trong giai đoạn này ta thường bắt gặp những kiểu
hình tượng nhân vật sử thi như chị Sứ trong Hòn Đất của nhà văn Anh Đức,
chị Tư Hậu trong Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái, anh hùng
Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,…tất cả đều tái hiện lên bức
tranh lịch sử của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa văn học và hiện thực thì bản chất
của văn học là sáng tạo dựa trên nền hiện thực khách quan. Qua lăng kính của
nhà văn được khúc xạ dưới tác phẩm, ta như được đắm mình vào một thế giới
nhân sinh thu nhỏ mà ở đó con người được khai thác một cách tuyệt đối dưới
mọi khía cạnh của đời sống. Thông qua tác phẩm, những sinh hoạt hàng ngày
cho đến những khát khao thầm kín nhất cũng được nhà văn trân trọng nâng
niu. Trong văn học sử thi, ta không hề thấy hình tượng con người được khai
thác theo cái nhìn đa chiều như vậy. Họ bước ra tác phẩm trong một hoàn
cảnh ĐAU THƯƠNG rồi hướng tới ÁNH SÁNG dưới sự nhào nặn gọt giũa
của nhà văn. Ở đó, con người luôn là hiện thân của những lí tưởng cao đẹp,
họ sống với tình yêu của đất nước, của cộng đồng chứ không vì sống với
những tình cảm riêng tư. Chính vì lẽ đó mà nền văn nghệ kháng chiến đã


dựng nên được một lầu sử thi cách mạng nhưng cũng không vì thế mà khỏa
lấp đi được tính đơn giản xuôi chiều trong việc xây dựng- tái hiện bức tranh
đời sống và hình tượng con người trong tác phẩm.
Chiến tranh đã qua đi, cuộc sống thời bình luôn là khoảng thời gian tĩnh
lặng nhất để nhà văn chiêm nghiệm về cuộc đời, về lẽ sống. Họ không thể cứ
mãi viết theo những gì mà Đảng nói, làm theo những gì mà Đảng giao. Bằng
cách này hay cách khác, họ luôn bộc lộ tinh thần yêu nước của mình. Hơn thế
nữa, trong vai trò của một người nghệ sĩ chân chính, họ luôn muốn tìm tòi và
bứt phá những gì đang có sẵn để tạo ra một “dấu vân tay” riêng cho mình.

Trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học của
M.B.Khrapchenkô đã từng khẳng định rằng cái mới mà nhà văn đóng góp vào
kho tàng kinh nghiệm nghệ thuật cũng xác định những đặc điểm của bản sắc
sáng tạo của anh ta, ý nghĩa và vị trí của anh ta trong văn học. Cũng trong
cuốn sách này M.B.Khrapchenô dẫn lời của Lev Tônlxtôi để khẳng định ý
nghĩa của sự sáng tạo văn chương. Ông cho rằng thực ra khi chúng ta đọc
hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu hỏi chủ
yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng như sau: “Nào, anh là con người
như thế nào đây? Anh có khác gì với tất cả những người mà tôi biết, và anh
có thể nói cho tôi một điều gì mới về việc cần phải nhìn cuộc sống của chúng
ta như thế nào?”…Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc thì câu hỏi
không phải là “anh là người như thế nào”, mà sẽ là: “nào, anh có thể nói
cho tôi thêm một điều gì mới? Bây giờ anh sẽ lí giải cuộc sống cho tôi từ khía
cạnh nào?” [30, 90].
Trong cuốn Văn chương và hành động của Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều,
Lưu Trọng Lư viết từ những năm 1936 cũng đã khẳng định ngay trong lời nói
đầu: “…Cho hay những lí thuyết về văn chương có nghĩa lí gì, chẳng ăn thua
gì. Bởi vì điều cốt yếu trong văn chương là tinh thần sáng tạo là tự do, là


×