Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nâng cao hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH kỹ thương việt nam chi nhánh TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.77 KB, 90 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới ngày nay ngày càng có xu hướng tiến tới sự hội nhập. Điều này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Việt
Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với
nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đã và đang tăng cường mối quan hệ
hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư,
khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là
hoạt động thanh toán quốc tế, một công cụ, cầu nối trong quan hệ kinh tế đối
ngoại và thương mại giữa các nước trên thế giới. Trong những năm vừa qua,
hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói
riêng của nước ta đã trải qua những bước thăng trầm nhưng đang ngày càng hoàn
thiện và phát triển. Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới,
sự giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các nước trên thế giới với khối lượng ngày
một lớn đã đòi hỏi quá trình thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu phải nhanh
chóng thuận tiện cho các bên.
Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của
thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương
mại. Đến khi thực tập tại Techcombank chi nhánh TP.HCM, em nhận thấy
TTQT đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt
động kinh doanh của mình, trong đó, phương thức tín dụng chứng từ được áp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

1




Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

dụng phổ biến nhất trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Bởi lẽ nó đáp
ứng được nhu cầu cả 2 phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiền, người mua
nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức tín dụng quốc tế
được áp dụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Tuy nhiên, trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế trong nước
và thế giới Techcombank đứng trước áp lực phải có những đổi mới nhằm cải tiến
hiệu quả quy trình thanh toán. Tập trung trong phạm vi những thông lệ quốc tế
áp dụng trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và những qui định có
hiệu lực thi hành tại Techcombank, đề tài chuyên đề thực tập “Giải pháp nâng
cao hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Kỹ Thương Việt
Nam chi nhánh TP.HCM” nhằm tìm hiểu thêm về tình hình và kết quả hoạt
động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Hồ Chí Minh – Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đây là đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động thanh
toán tín dụng chứng từ của chi nhánh nhằm đưa ra những biện pháp để nâng cao
và mở rộng thêm hoạt động TTQT nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói
riêng ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Từ đó, giúp ngân hàng ngày càng
khẳng định vị trí và vai trò của mình ở trong nước và các nước trong khu vực.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu và hoàn thành tốt chuyên đề của mình thì trong quá trình

thực hiện có sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và phương pháp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

thống kê cùng với việc tham khảo các sách và tài liệu có liên quan. Từ đó, xác
định bản chất của thực trạng thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh
Hồ Chí Minh.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Với phạm vi của một chuyên đề tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên cứu
và trình bày các cơ sở lý luận theo thông lệ quốc tế, các quy định liên quan của
Chính Phủ trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.

5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm có 4 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Chương 2: Giới thiệu chung về ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam - chi
nhánh TP.HCM
Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
Techcombank chi nhánh TP.HCM
Chương 4: Giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán tín dụng chứng
từ của Techcombank - chi nhaùnh TP.HCM


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương này đưa ra những vấn đề chính sau:
 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế
 Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
 Khái niệm
 Cơ sở pháp lý
 Đối tượng tham gia
 Nội dung thư tín dụng
 Phân loại thư tín dụng
 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
 Các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Mục tiêu: Làm nền tảng cho việc ứng dụng và áp dụng các quy định, pháp
luật của quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt
động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ

1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế

1.1.1. Khái niệm
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong
việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán thuộc lónh
vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay
là:
• Chuyển tiền bằng: điện chuyển tiền (TT – Telegraphic Transfer
Remittance) hoặc bằng thư chuyển tiền (MTR – Mail Transfer Remittance).
• Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D – Cast Against Document).
• Nhờ thu (Collection ).
• Tín dụng thư (L/C – Letter of Creadit).
1.1.2. Vai trò


Đối với nền kinh tế: hoạt động TTQT đóng vai trò quan trọng trong

việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với
chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải kết hợp
giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện
nay khi hầu hết các nước đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt

động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
đất nước thì vai trò của hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định. TTQT
là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối
quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy
nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động
TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông
hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia,
giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm
bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng
khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu
hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam


Đối với khách hàng: Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động

TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa
chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ

khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết
khấu bộ chứng từ. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám
sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách
hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng.


Đối với ngân hàng: TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài

sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới
TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho
ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân
hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh
của ngân hàng trong cơ chế thị trường.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt
động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt
động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng XNK, phát
triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương,
tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác. Hoạt động
TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ

TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của
các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các
khoản ký quỹ chờ thanh toán.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân
hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện
nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng
quy mô và mạng lưới ngân hàng.
Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân
hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của
mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân
hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng
nhu cầu về vốn của ngân hàng.
 Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TTQT

của NHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng.
1.2. Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

2.2.1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó, theo
yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C
(Letter of creadit), theo yêu cầu của công ty xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ


vụ, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho bên thứ
ba, trong thời gian nhất định, khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.

2.2.2. Cơ sở pháp lý
Sơ lược về ICC-UCP 500
Nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo
bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCPUniform Customs and Practice for Documentary Credits) do Phòng Thương
Mại Quốc Tế (ICC- International Commercial of Chamber) ban hành. Văn
bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 sau đó được sửa đổi và bổ sung qua
các năm 1951,1962,1974,1983 (thường gọi là UCP 400) và năm 1993 (UCP
500) có giá trị hiệu lực kể từ ngày 1/1/1994. Gần đây nhất là ngày
25/10/2006 ICC đã công bố UCP 600 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007.
UCP là một văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắt buộc các
bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Do đó nếu áp dụng UCP thì phải dẫn
chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình. Đến nay đã có hơn 160 nước
trên thế giới công nhận và tuyên bố áp dụng UCP. Điều đáng lưu ý là các
văn bản ra đời sau không hủy bỏ các văn bản trước đó, cho nên các văn
bản đều có giá trị thực hành trong thanh toán quốc tế.
Ngoài ra UCP 500 còn nhấn mạnh đến việc thanh toán chỉ dựa vào
chứng từ, đồng thời đa dạng hóa việc sử dụng thư tín dụng (L/C) ngoài việc
dùng chủ yếu trong thương mại, nay còn có thể sử dụng các hoạt động phi
thương mại như: đầu tư, dịch vụ,ï du lịch…UCP 500 chỉ áp dụng trong thanh
toán quốc tế không áp dụng trong thanh toán nội địa

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

Nội dung của UCP 500 gồm 49 điều khoản chia ra làm 7 phần:


Phần A gồm 5 điều (1-5) các quy định chung và định nghóa



Phần B gồm 7 điều (6-12) quy định các hình thức và thông báo thư tín
dụng



Phần C gồm 7 điều (13-19) quy định nghóa vụ và trách nhiệm của ngân
hàng, các trường hợp miễn trách.



Phần D gồm 19 điều (20-38) quy định về các loại chứng từ, chủ yếu là
chứng từ vận tải, bảo hiểm, hóa đơn thương mại.



Phần E gồm 9 điều (39-47) các quy định khác như thời hạn hiệu lực, dung
sai, số lượng, số tiền, thời gian xuất trình.




Phần F gồm 1 điều (48) quy định về việc chuyển nhượng số tiền thu được
của người hưởng lợi.



Phần G gồm 1 điều (49) quy định nhượng tiền thu được
Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ cần tham khảo thêm:
Bản Quy tắc thống nhất hoàn trả liên bang theo tín dụng chứng từ (The
Uniform Rules For Bank-To-Bank Reimbursement Under Documentary
Credits-URR 525-1995-ICC) có giá trị từ 1/7/1996.
Phụ bản của UCP: bao gồm UCP 500.1 và UCP 500.2
UCP 500.1 hay còn gọi là eUCP (The Supplement To The Uniform And
Practice For Documentary Credits For Electronic Presentation) xuất bản
1/2002 áp dụng cho xuất trình chừng từ điện tử theo L/C. eUCP co 12 điều
khoản.
UCP 500.2 hay còn gọi là ISBP 645 (The International Standard
Banking Pratice For Examination For Documents Under Documentary
Credits). Thực hành nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm
tra chứng từ theo L/C xuất bản 10/2002

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ


• Một số điểm khác nhau cơ bản giữa UCP 500 và UCP 600:
Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so
với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghóa và giải
thích thuật ngữ mới để làm rõ nghóa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong
bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghóa) của UCP 600 đã
nêu ra một loạt định nghóa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary,
Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour,
Negotiation, Presentation…
Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp
nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc
ngân hàng” (five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy
định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không
chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất
hợp lệ.
Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu
mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất
trình đúng như trong L/C.
Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ
và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp
nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.

0.2.3. Đối tượng tham gia

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

10


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

Ngân hàng phát hành L/C (issuing bank): là ngân hàng theo yêu cầu

của người nhập khẩu, phát hành một L/C cho người hưởng.


Người xin mở L/C (Applicant for L/C.): là nhà nhập khẩu, yêu cầu

ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về
việc trả tiền cho ngân hàng để trả tiền cho nhà xuất khẩu theo L/C.


Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): ngưởi thụ hưởng thường là nhà

xuất khẩu, là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã
chấp nhận thanh toán.


Ngân hàng thông báo (Adving bank): là ngân hàng được ngân hàng

phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng. Ngân hàng thông báo
thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành.


Ngoài ra trong một số trường hợp cần một ngân hàng khác xác nhận

về L/C hay chiết khấu L/C ở ngân hàng khác, thì còn xuất hiện:



Ngân hàng xác nhận (confirming bank): trong trường hợp nhà xuất

khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của L/C, một ngân hàng khác có thể
đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác
nhận thường là ngân hàng lớn, có uy tín.


Ngân hàng thanh toán (paying bank) là ngân hàng được ngân hàng

mở L/C chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi. Ngân
hàng thanh toán có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác.


Ngân hàng chiết khấu (negotiating bank): là ngân hàng được ngân

hàng mở cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C. Ngân hàng
chiết khấu có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác.

1.2.4. Nội dung thư tín duïng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

11


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ


Số hiệu mở L/C:Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó.

Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến
việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ
có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C.


Địa điểm mở L/C:Là nơi ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho

người hưởng lợi. Địa điểm này có liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp
dụng, giải quyết xung đột, bất đồng xảy ra (nếu có).


Ngày mở L/C:Là ngày bắt đầu phát sinh vá có hiệu lực về sự cam

kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng, là ngày ngân hàng mở
chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, là ngày bắt đầu
tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra
xem người nhâp khẩu có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn như trong hợp
đồng không.


Loại thư tín dụng: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác

nhau, quyền lợi và nghóa vụ của những người liên quan cũng rất khác nhau.
Do đó khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư
tín dụng cần mở.


Tên và địa chỉ của những người liên quan:Người yêu cầu mở L/C,


người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C…


Số tiền của thư tín dụng: Là một nội dung rất quan trọng. Vì vậy

việc quy định nó trong L/C cũng rất chặt chẽ, thể hiện qua việc vừa ghi bằng
số vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ
ràng, cụ thể. Theo điều 39 UCP 500 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ
chừng” được hiểu là cho phép dung sai 10%.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

12


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam

kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ
thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong
L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết
hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý,
ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.



Thời hạn trả tiền của L/C: Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy

định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của
L/C (nếu trả ngay) hoặc có thề nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả
chậm).


Thời hạn giao hàng: Được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp

đồng thương mại quy định. Đấy là thời hạn quy định bên bán phải chuyển
giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng
liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lục của thư tín dụng.


Điều khoản về hàng hóa: Gồm có tên hàng, số lượng và trọng

lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký hiệu…


Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Điều kiện, cơ sở

giao hàng (FOB, CIF, C&F), nơi gởi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển và
cách giao hàng…cũng được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng
tùy thuộc vào khả năng cung ứng hàng của nhà xuất khẩu, khả năng nhận
hàng của nhà nhập khẩu, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải. Nếu
nhận thấy những điều kiện giao hàng ghi trong L/C không thể thực hiện được
thì người xuất khẩu có thể đề nghị điều chỉnh L/C.


Các chứng từ phải xuất trình:Yêu cầu về việc ký phát các loại


chứng từ cần phải được nêu rõ ràng cụ thể và chặt chẽ trong L/C. Các yêu cầu

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

này xuất phát từ đặc điểm của hàng hóa, của phương thức vận tải, của công
tác thanh toán và tín dụng, của tính chất hợp đồng và các nguồn pháp lý có
liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó.


Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Là nội dung cuối

cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C
này.


Những điều kiện đặc biệt khác như: Phí ngân hàng được tính cho

bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn
chiếu số UCP áp dụng…
• Chữ ký của ngân hàng mở L/C: L/C thực chất là một khế ước

dân sự. Do đó người ký L/C cũng phải là người có năng lực hành vi, năng lực

pháp lý để tham gia vào thực hiện một quan hệ dân luật. Nếu gởi bằng Telex,
Swift thì không có chữ ký, khi đó căn cứ vào mã khóa (textkey).

1.2.5. Phân loại thư tín dụng
Trên thực tế trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tuỳ
theo từng điều kiện cụ thể để lựa chọn loại thư tín dụng cho phù hợp.
 Phân theo loại hình:

- L/C không thể huỷ ngang (irrevocable L/C): là loại L/C sau khi đã được
ngân hàng mở thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực
của nó nếu chưa có sự thoả thuận của các bên tham gia. Sử dụng thư tín dụng
này đảm bảo quyền lợi cho các bên nên được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong
thanh toán.
- L/C có thể huỷ ngang (revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc
huỷ bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi. Loại này chứa đựng nhiều

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

rủi ro đối với nhà xuất khẩu. Vì vậy, mà L/C này hầu như không được sử dụng,
nó chỉ được sử dụng trong trường hợp: việc giao hàng giữa công ty mẹ và công ty
con, hoặc quan hệ tín dụng giữa hai bên rất tốt.
 Phân theo thời gian thanh toán:


- L/C trả ngay (L/C payable by Draft at sight): là loại L/C không thể huỷ
ngang và phải thanh toán ngay khi hối phiếu được xuất trình.
- L/C trả chậm (L/C available by deffered payment): là loại L/C trong đó
ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín
dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau khi
giao hàng.
 Phân loại theo phương thức sử dụng:
- L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau
khi sử dụng xong hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì nó tự động có giá trị như
cũ mà không cần mở L/C mới, cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng. Loại L/C
tuần hoàn thường được sử dụng trong trường hợp hai bên có quan hệ mua bán
thường xuyên, quen biết có uy tín với nhau, khối lượng hàng hóa chia làm nhiều
lần. Nhà nhập khẩu sẽ không bị ứ đọng vốn, tiết kiệm được chi phí và thời gian
mở L/C. Còn nhà xuất khẩu có thể nhanh chóng nhận được tiền hàng sau khi
giao hàng.
- L/C chuyển nhượng (Transferable letter of credit): là loại L/C không huỷ
ngang trong đó cho phép người hưởng lợi (nhà xuất khẩu là người hưởng lợi đầu
tiên) yêu cầu ngân hàng thanh toán chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị
L/C cho một hay nhiều người (người hưởng lợi thứ hai). Mỗi L/C chỉ được
chuyển nhưởng một lần và chi phí phát sinh liên quan trong viêc chuyển nhượng
do người hưởng lợi đầu tiên trả. L/C chuyển nhượng được sử dụng trong trường
hợp mua bán trung gian cung cấp hàng hoá cho nhà nhập khẩu. Trong nghiệp vụ
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ


L/C chuyển nhượng thì người thụ hưởng thứ hai chịu nhiều rủi ro hơn cả. Vì họ
chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi thứ nhất được người mua thanh toán.
- L/C với điều khoản đỏ (Red clause document credit): là loại L/C trong
đó có một điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ
chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng thông báo (ngân hàng xác nhận, ngân
hàng chiết khấu) để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định
trước khi giao hàng, thông thường số tiền ứng trước tính theo phần trăm so với
giá trị L/C.
- L/C giáp lưng (Back to back L/C ): là loại L/C được mở trên cơ sở L/C
mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng (được gọi là L/C gốc), để
thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình mở L/C cho nhà cung cấp hưởng với nội dung gần giống nhau, L/C mở
sau này được gọi là L/C giáp lưng. L/C giáp lưng được áp dụng trong trường hợp
là mua bán trung gian, giống như L/C chuyển nhượng. Nhưng khác với L/C
chuyển nhượng, L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau, ngân
hàng phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng
từ hợp lệ của L/C giáp lưng. Vì vậy, người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi
L/C giáp lưng) có thể yên tâm về mặt thanh toán.
- L/C dự phòng (Standby L/C): là loại L/C được mở nhằm đảm bảo quyền
lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C, nhưng lại
không có khả năng giao hàng. Ngân hàng mở L/C cam kết với nhà nhập khẩu sẽ
được thanh toán lại cho họ trong trường hợp nhà xuất khẩu không hoàn thành
nghóa vụ giao hàng và bồi thường các khoản thiệt hại do mình gây cho nhà nhập
khẩu, nếu như nhà nhập khẩu ứng trước tiền hàng, tốn phí chi phí mở L/C …

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

16



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

1.2.6. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
(3)
(7)

NH mở L/C

NH thông báo L/C

(8)
(2)

(11)

(10)

Người nhập khẩu

(1)

(9)

(5)
(1)

(6)


(4 )

Người xuất khẩu

Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký hợp đồng thương mại.

(2) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho
người xuất khẩu thụ hưởng.
(3) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển
L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết.
(4)

Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C
đã mở.

(5)

Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập
khẩu.

(6) Người xuất khẩu sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào
ngân hàng thông báo để được thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng
mở L/C xem xét trả tiền.
(8)

Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì
trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ
hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán.


(9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

(10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhâp khẩu.

(11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao
bộ chứng từ để người nhâp khẩu có thể nhận hàng.

1.3. Các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ


Đối với nhà nhập khẩu:

Việc thanh toán L/C của ngân hàng chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuất
trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Vì vậy, nếu một nhà xuất
khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (bề ngoài hợp với
L/C). Như vậy, sẽ không đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng
như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu
vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành
Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và nhà
xuất khẩu phải tiến hành nhiều thủ tục, sửa đổi bổ xung L/C làm kéo dài thời

gian giao hàng, tăng chi phí.
Ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sai lầm
khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát
hành. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, thì ngân
hàng phát hành có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số
trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho ngân hàng
phát hành ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do ngân hàng phát hành chỉ định .
Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ định mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đã ghi nợ
cho ngân hàng phát hành, nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Vì để
được bồi hoàn ngân hàng phát hành phải giao dịch với một ngân hàng ở rất xa
và tại một quốc gia khác, hơn nữa ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa; thậm chí cuối cùng thì ngân
hàng phát hành cũng được bồi hoàn, những phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ
và tranh cãùi, chi phí có thể vượt giá trị của L/C.
Nhà nhập khẩu sẽ chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập
cảng. Vì bộ chứng từ gồm vận đơn, mà vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hoá,
nếu thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà nhập khẩu cầân gấp
hàng hoá, thì phải thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo
lãnh gửi hàõng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu
phải trả một khoản phí cho ngân hàng.

Nếu không quy định “bộ chứng từ đầy đủ” (full set of bills of lading), thì
một người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ
chứng từ, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu.


Đối với nhà xuất khẩu:

Vì phương thức L/C luôn đòi hỏi sự chính xác về chứng từ xuất trình nên
nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi điều
khoản thanh toán hay chấp nhận có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử
lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm
người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải
chịu các chi phí như: lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng
hoá… trong khi đó, không rõ được lập trường của nhà nhập khẩu sẽ đồng ý hay từ
chối nhận hàng vì lý do sai sót bộ chứng từ.
Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mất
khả năng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không
được thanh toán.
Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành
(không gửi thông qua ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả. Nhaø
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

xuất khẩu phải yêu cầu một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được

ngân hàng phục vụ mình xác minh L/C là thật.
• Đối với ngân hàng:
Phương thức thanh toán chứng từ không phải là phương thức đảm bảo an
toàn tuyệt đối, thực tế vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu người mua - người bán cố
tình lừa đảo. Mặt khác, nếu ngân hàng còn non yếu về trình độ và sự hiểu biết
về ngoại thương, sẽ dẫn tới sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách
hàng…
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng L/C
ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hoàn trả hoặc không có khả
năng hoàn trả. Vì vậy, mà rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là hiện
hữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm định khách
hàng một cách chặt chẽ.
Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà
không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi,
nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được.
Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu ngân hàng
phát hành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ
chứng từ. Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người
nhập khẩu về việc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng
từ có sai sót, nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không
truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu.


Ngoài ra còn có các rủi ro khác như: rủi ro đạo đức, rủi ro chính trị…

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

20



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ, đưa ra những kiến thức cơ bản về thư tín dụng,
phân loại, quy trình thư tín dụng và nội dung...
Bên cạnh đó chương cũng đưa ra những rủi ro thường gặp trong
thanh toán tín dụng chứng từ đối với nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và
ngân hàng.
Trên đây là cơ sở lý luận cho ta nhìn thấy một cách tổng quát về
phương thức tín dụng chứng từ.
Tiếp theo chương 2 sẽ giới thiệu cụ thể về ngân hàng Techcombank
cũng như chi nhánh của ngân hàng tại Tp.HCM trong quá trình hoạt
động từ naêm 2007 – 2009.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP.HCM
Chương này bao gồm các nội dung sau:

 Giới thiệu chung về ngân hàng Techcombank
 Lịch sử hình thành
 Quá trình phát triển và thành tựu
 Mô hình tổ chức
 Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank
 Giới thiệu về ngân hàng Techcombank chi nhánh TP.HCM
 Lịch sử hình thành và phát triển
 Các sản phẩm và dịch vụ
 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh TP.HCM
Mục tiêu: Chương này giới thiệu về ngân hàng trong quá trình hình thành
và phát triển, mô hình tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và chi nhánh từ đó rút ra được thực trạng hoạt động của ngân hàng.
Từ đó làm nền tảng cho việc phân tích từng nghiệp vụ hoạt động của ngân
hàng, cụ thể là hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong chương 3.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM TẠI CHI NHÁNH TP.HCM

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng Techcombank
Tên ngân hàng:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Technological And Commercial Joint
Stock
Tên viết tắt: TECHCOMBANK
Hội sở: 70 -72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: www.techcombank.com.vn
Logo:

Vốn điều lệ:
• Vốn điều lệ cũ: 4.337.014.710.000 đồng


Vốn điều lệ mới: 5.400.416.710.000 đồng (Năm nghìn bốn trăm

tỷ bốn trăm mười sáu triệu bảy trăm mười nghìn đồng). Tăng vốn điều lệ đợt
2 năm 2009 theo kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ngày thành lập: 27/09/1993

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

Giấy phép ngân hàng số: 0040/NH – GP ngày 6 tháng 8 năm 1993. Giấy
phép hoạt động ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp và có thời
hạn 20 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn hoạt động được gia hạn lên 99 năm theo

Quyết định số 330/QĐ – NH5 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
ngày 8 tháng 10 năm 1997.
2.1.1. Lịch sử hình thành
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất
nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ ban đầu là 20
tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Qua 14 năm liên tục phát triển, Techcombank đã đạt nhiều
thành công và trở thành một ngân hàng có vị thế tại Việt Nam, với số vốn lên
đến 2700 tỷ VNĐ.
Ngân hàng là thành viên của:


Hiệp hội ngân hàng Việt Nam



Hiệp hội ngân hàng châu Á



Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift



Tổ chức thẻ quốc tế Visa




Tổ chức thẻ quốc tế Master Card

Các hoạt động chính của Techcombank bao gồm huy động và nhận tiền
gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cung cấp tín dụng cho các
tổ chức và cá nhân; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch
vụ ngân hàng khác được NHNNVN cho phép; thực hiện góp vốn, mua cổ phần,
đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phan Thị Minh Huệ

2.1.2. Quá trình phát triển và thành tựu
Năm 1994 – 1995, tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng; thành lập Chi
nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh
chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
Năm 2002, là Ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ
đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 phòng giao
dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng.
Năm 2006, nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of
NewYorks, Citibank, Wachovia. Tháng 5/2006, nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã
hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao.
Năm 2007:
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD, trở thành ngân hàng có mạng lưới giao


dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng
giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.
- Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ

khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro,
hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights

công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị
trường.
- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lónh vực
Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ
Công thương trao tặng.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Anh

25


×