Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đai cao trên 700m tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 83 trang )

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TẠ MẠNH CƯỜNG

THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ
VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở ĐAI CAO
TRÊN 700M TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO,
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO DUY TRINH

HÀ NỘI, 2013


-2-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TẠ MẠNH CƯỜNG

THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ
VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở ĐAI CAO
TRÊN 700M TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO,


TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2013


-3-

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
TS. Đào Duy Trinh, người thầy ngay từ đầu đã định hướng và tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện nghiên cứu của
Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh – KTNN, phòng Sau đại học, các Giáo sư, Tiến sĩ
và cán bộ của bộ môn Động vật học của trường ĐHSP Hà Nội 2 ngôi trường
mà tôi đang học và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn Ban
Giám Đốc, cán bộ, nhân viên VQG Tam Đảo đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung
cấp thông tin cần thiết cho tôi trong thời gian nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn
tới 2 em Nguyễn Văn Đạt và em Hoàng Thị Hiền sinh viên lớp K35C
trường ĐHSP Hà Nội 2 cũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu, tách
lọc mẫu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gia đình, vợ, con của tôi,
Ban Giám Hiệu cùng các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện giúp
tôi về thời gian, động viên về tinh thần để tôi hoàn thành tốt chương trình học
đúng thời hạn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Tác giả luận văn

Tạ Mạnh Cường



-4-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên cứu
trong luận văn này đều do tôi nghiên cứu, số liệu hoàn toàn trung thực, không
trung lặp với các đề tài khác và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kì luận văn
nào.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều
chính xác và được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc
thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Tác giả luận văn

Tạ Mạnh Cường


-5-

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT
Viết tắt

STT

Kí hiệu

1

0


Tầng thảm lá

2

+1

Tầng rêu

3

-1

Độ sâu tầng đất từ 0 – 10cm

4

-2

Độ sâu tầng đất từ 11 – 20cm

5

C

Chung cả tầng A1 và A2

6

ĐCT


Đất canh tác

7

ĐHSP

Đại học Sư phạm

8

GS

Giáo sư

9

H’

Chỉ số đa dạng loài

10

J’

Chỉ số đồng đều

11

MĐTB


12

RNT

Rừng nhân tác

13

RTN

Rừng tự nhiên

14

S

Số lượng loài theo tầng phân bố

15

S1

Số lượng loài theo đai cao

16

TCCB

17


TS

18

VQG

Vườn quốc gia

19

VQN

Vườn quanh nhà

Mật độ trung bình

Trảng cỏ cây bụi
Tiến sĩ


-6-

MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các kí hiệu, viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng

Danh mục các hình
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4.1. Đối tượng nghiên cứu

3

4.2. Phạm vi nghiên cứu

3

5. Giả thuyết khoa học


3

5.1. Ý nghĩa khoa học

3

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

4

6. Đóng góp mới
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4
5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

5

1.2. Tổng quan tài liệu

5

1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới

5

1.2.1.1.Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida


5


-7-

1.2.1.2.Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida

6

1.2.2.Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam

7

1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida

7

1.2.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida

8

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

10
10

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu


10

2.1.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu

11

2.2. Vật liệu nghiên cứu

11

2.3. Đặc điểm tự nhiên của VQG Tam Đảo

12

2.3.1. Vị trí địa lý và địa hình

12

2.3.2. Khí hậu và thuỷ văn

14

2.3.2.1. Khí hậu

14

2.3.2.2. Thủy văn

14


2.3.3. Thổ nhưỡng
2.3.4. Tài nguyên thực vật và động vật

15
15

2.3.4.1. Tài nguyên thực vật

15

2.3.4.2. Tài nguyên động vật

16

2.3.5. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế

17

2.3.5.1. Đặc điểm dân sinh

17

2.3.5.2. Đặc điểm sản xuất kinh tế

18

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Xác định thành phần loài bằng các phương pháp


18
18

2.4.2. Xác định sự tương đồng thành phần loài và cấu trúc
quần xã Oribatida

24

2.4.3. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu

24


-8-

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) theo đai cao
trên 700m ở VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

27

3.1.1. Thành phần loài quần xã Oribatida theo đai cao trên
700m ở VQG Tam Đảo

27

3.1.2. Thành phần phân loại học quần xã Oribatida theo đai

cao trên 700m ở VQG Tam Đảo

43

3.1.3. Đặc điểm cấu trúc của quần xã Oribatida theo các tầng
thẳng đứng theo đai cao trên 700m ở VQG Tam Đảo

44

3.1.4. Sự tương đồng thành phần loài giữa 2 đai cao theo đai
cao trên 700m ở VQG Tam Đảo
3.1.5. Bàn luận và nhận xét

46
48

3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida theo đai cao trên 700m ở vườn
Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc

49

3.2.1. Đa dạng thành phần loài

50

3.2.2. Mật độ trung bình

51

3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H’


51

3.2.4. Chỉ số đồng đều J’

52

3.2.5. Các loài Oribatida ưu thế theo đai cao trên 700m ở VQG
Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
3.2.6. Bàn luận và nhận xét

52
59

3.3. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong
hệ sinh thái đất theo đai cao trên 700m ở VQG Tam Đảo, Vĩnh
60

Phúc
3.3.1. Đa dạng thành phần loài

60

3.3.2. Mật độ trung bình

61

3.3.3. Chỉ số đa dạng loài H’

61



-9-

3.3.4. Chỉ số đồng đều J’

62

3.3.5. Các loài Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng trong
hệ sinh thái đất theo đai cao trên 700m ở VQG Tam Đảo
3.3.6. Bàn luận và nhận xét

62
63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

64

Kết luận

64

Kiến nghị

65

Danh mục công trình của tác giả

66


Tài liệu tham khảo

67

Phụ lục

72


-10-

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Nội dung

1

Bảng 2.1. Số lượng mẫu thu ở đai cao trên 700m tại VQG Tam
Đảo

2

11

Bảng 3.1. Thành phần loài Oribatida theo các tầng phân bố ở
đai cao trên 700m của VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

3


Trang

28

Bảng 3.2. So sánh tính đa dạng của các Taxon họ, giống, loài
của khu hệ ve giáp ở đai cao trên 700m vủa VQG Tam Đảo
với các khu hệ ve giáp khác được nghiên cứu trước đây

4

43

Bảng 3.3. Một số chỉ số định lượng cấu trúc của Oribatida theo
tầng phân bố ở 2 đai cao trên 700m ở VQG Tam Đảo, Vĩnh
Phúc

5

Bảng 3.4. Các loài Oribatida ưu thể trong đai cao 700-900m ở
VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

6

57

Bảng 3.6. Chỉ số định lượng quần xã của Oribatida theo độ sâu
đất của đai cao trên 700m ở VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

8


54

Bảng 3.5. Các loài Oribatida ưu thể trong đai cao 900-1252m
ở VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

7

51

60

Bảng 3.7. Các loài Oribatida ưu thế theo độ sâu đất ở vùng
nghiên cứu

62


-11-

DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

STT

Trang

1

Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu


10

2

Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc

13

3

Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida

20

4

Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo của các cơ quan
Oribatida bậc cao

5

Hình 3.1. Sự tương đồng về thành phần loài Oribatida giữa 2
đai cao

6

47

Hình 3.2. Cấu trúc ưu thế của Oribatida ở đai cao 700 - 900m

của VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

7

21

55

Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của Oribatida ở đai cao 900 - 1252m
của VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

58


-12-

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu cấu trúc của quần xã Oribatida đất có ý nghĩa quan trọng
trong chỉ thị sinh học, các diễn thế của hệ sinh thái, là cơ sở cho việc quản lý
và khai thác bền vững nguồn tài nguyên môi trường đất. Do có số lượng cá
thể phong phú, dễ thu lượm, dễ nhận dạng, lại rất nhạy cảm với những biến
đổi của các điều kiện môi trường sống, đặc biệt cấu trúc của quần xã
Oribatida bị ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, ở các độ cao khác nhau cấu
trúc quần xã có sự thay đổi rõ rệt nên việc nghiên cứu sự thay đổi trong cấu
trúc quần xã Oribatida ở các đai cao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
nghiên cứu mẫu, phục vụ công tác quản lý, kiểm tra đánh giá chất lượng đất
và sự ô nhiễm, thoái hoá đất rừng.
VQG Tam Đảo là một trong những địa điểm có tính đa dạng sinh học
cao. Tại đây, hệ sinh thái rừng tự nhiên và thảm thực vật còn giữ được khá

tốt. Đã có những nghiên cứu về hệ động vật ở đây như: thú, chim, bò sát,
lưỡng cư,...
Chúng tôi nghiên cứu ở 2 đai cao đặc trưng cho các kiểu khí hậu
khác nhau.
Đai khí hậu á chí tuyến gió mùa hơi ẩm đến ẩm trên núi từ 600 đến
2600m. Ở đai cao này cũng có đặc tính thống nhất chung là mùa hạ dưới
250C. Ngoài ra, đai cao á chí tuyến gió mùa trên núi cũng có sự biến động địa
phương hơn là đai cao nội chí tuyến gió mùa chân núi, nhất là từ 1600m trở
lên, đồng thời cũng có tương quan nhiệt - ẩm kiểu khô hoặc hơi khô(Vũ Tự
Lập, 2006) [5]. Ở đai khí hậu này chúng tôi nghiên cứu 2 đai cao.
Á đai 600-900m: Á đai này còn mang nhiều tính chất chuyển tiếp, do
số tháng trên 200C chiếm đa số(Vũ Tự Lập, 2006) [5].


-13-

Á đai >900-1600m : Miền Bắc đây là á đai á chí tuyến điển hình, mùa
đông dưới 100C(Vũ Tự Lập, 2006) [5].
Cho đến nay nghiên cứu về nhóm Microathropoda ở VQG Tam Đảo đã
có một số tác giả nghiên cứu. Đáng chú ý là luận văn thạc sĩ của Cao Bá
Thuật (1988) về Microathropoda ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam trong đó
gồm cả vùng núi Tam Đảo, hai công trình nghiên cứu của tác giả người
Hungari là S. Mahunka (1987,1988), công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ
của Vương Thị Hòa (1996) về Microathropora ở vùng rừng thị trấn Tam Đảo.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đồng bộ về cấu trúc quần xã
Oribatida ở các đai cao trên 700m.
Với tất cả lí do trên, xuất phát từ những nhận thức về vai trò, vị trí của
Oribatida, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:
“ Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đai cao
trên 700m tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida, liên
quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính, bao gồm sinh cảnh, đai
cao, và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất đai cao trên 700m ở VQG
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó, đề tài có thể bổ sung cơ sở khoa học
cho việc phân tích cấu trúc quần xã Oribatida, như yếu tố chỉ thị sinh học
trong quản lý bền vững hệ sinh thái đất rừng của VQG Tam Đảo, cũng như
của Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Phát hiện đa dạng thành phần loài và lập danh sách đầy đủ các loài
Oribatida và phân bố của chúng theo sinh cảnh đai cao, và chiều sâu thẳng
đứng trong hệ sinh thái đất ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu phân tích cấu trúc quần xã Oribatida về đặc điểm phân bố,
mật độ quần thể và tương đồng thành phần loài theo yếu tố tự nhiên: (1) 2 đai


-14-

cao ( 700-900m và 900-1252m trên mặt biển) và (2) chiều sâu thẳng đứng
trong đất (0-10 và 11-20cm), ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda), của giới Động vật (Animalia) ở đai cao trên
700m của VQG Tam Đảo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida,
được thực hiện ở đai cao trên 700m tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, liên
quan đến 4 nhóm yếu tố tự nhiên và nhân tác chính, bao gồm: 1 loại sinh

cảnh, 2 đai cao và 2 chiều sâu thẳng đứng trong đất.
5. Giả thuyết khoa học
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida
ở VQG Tam Đảo. Đặc biệt cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao trên 700m
của VQG Tam Đảo lần đầu tiên được nghiên cứu chi tiết về đặc điểm, đa
dạng thành phần loài, cấu trúc…. theo một số đặc điểm tự nhiên và nhân tác
chính của vùng nghiên cứu.
Luận văn cung cấp dẫn liệu về đặc điểm phân bố và đặc trưng định
lượng của quần xã Oribatida ở VQG Tam Đảo. Cấu trúc quần xã Oribatida về
đặc điểm phân bố, mật độ quần thể và tương đồng thành phần loài ở VQG
Tam Đảo được nghiên cứu và phân tích đồng bộ, 2 đai cao (700-900m và
900-1252m trên mặt biển) và chiều sâu thẳng đứng trong đất.


-15-

Phân tích số liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và sử dụng cấu
trúc của quần xã Oribatida như yếu tố chỉ thị sinh học, trong quản lý bền vững
hệ sinh thái đất.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn bổ sung tư liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần đánh
giá tài nguyên đa dạng động vật đất của Việt Nam, và khảo sát cấu trúc quần
xã Oribatida như yếu tố chỉ thị sinh học, góp phần dự đoán ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên và nhân tác tác động đến hệ sinh thái đất nói chung và đến
quần xã Oribatida nói riêng.
Số liệu thu được của đề tài luận văn góp phần cung cấp tư liệu, phục vụ
giảng dạy và nghiên cứu động vật học, đặc biệt theo hướng chuyên sâu về khu
hệ và sinh thái động vật đất nói chung và Oribatida ở hệ sinh thái đất nói
riêng.

6. Đóng góp mới
Cung cấp số liệu liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida ở
VQG Tam Đảo. Đặc biệt cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao trên 700m của
VQG Tam Đảo.
Luận văn cung cấp dẫn liệu về đặc điểm phân bố và đặc trưng định
lượng của quần xã Oribatida đai cao tên 700m ở VQG Tam Đảo. Cấu trúc
quần xã Oribatida về đặc điểm phân bố, mật độ quần thể và tương đồng thành
phần loài ở VQG Tam Đảo được nghiên cứu và phân tích đồng bộ, 2 đai cao
(700- 900m và 900-1252m trên mặt biển) chiều sâu thẳng đứng trong đất.


-16-

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Việc nghiên cứu phân tích sự thay đổi các đặc trưng định lượng của
Oribatida (số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’, mức
độ tương đồng về thành phần loài) theo dạng sinh cảnh, theo đai cao và theo
độ sâu đất lần đầu tiên được áp dụng ở đai cao trên 700m của VQG Tam Đảo
làm cơ sở khoa học chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các
nhân tố môi trường đến hệ sinh vật đất.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Khu hệ Oribatida của Canada là một trong những khu hệ được nghiên
cứu khá kỹ, từ rất sớm. Nhưng theo Behan- Pelletier et al., 1999[27], mặc dù
các dẫn liệu về sinh thái, phân bố của chúng có nhiều, nhưng về khu hệ, số
loài được biết chỉ chiếm khoảng ¼ số loài có trong thực tế.
Trong khoảng 20 năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu của Oribatida
đã diễn ra mạnh mẽ và nhiều kết quả được công bố. Trên cơ sở các kết quả

nghiên cứu của các tác giả khác, cùng với kết quả nghiên cứu của riêng mình.
Schatz, 2002 một chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố
bản mục lục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách
gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng
Oribatida đã được thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc
Trung Mỹ như: Cuba (225 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài)...
(Schatz, 2002)[36]. Hiện tại 498 loài Oribatida đã được ghi nhận (gồm 300
loài đã xác định tên, 198 loài còn ở dạng sp., cf...). Số lượng loài Oribatida
của Trung Mỹ, bao gồm cả Mexico là 978 loài Schatz, 2002) [36].


-17-

1.2.1.2.Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Độ dốc theo đai cao của hệ thống núi tự nó có thể được xem là những thí
nghiệm thực địa mang tính tự nhiên. Những nghiên cứu thực địa theo 1 tuyến
chạy dọc từ chân núi lên đỉnh núi là rất cần thiết để hiểu thêm về sự thay đổi
khí hậu toàn cầu trong quá khứ và dự đoán sự thay đổi đó trong tương lai. Khí
hậu là nhân tố chính kiểm soát những kiểu cấu trúc thực vật, năng xuất thành
phần loài động, thực vật toàn cầu (Shen Jing et al., 2005)[33].
Zaitsev et al., 2006 đã thực hiện các đợt điều tra thu mẫu Oribatida theo
một lát cắt ngang Châu Âu, từ Hà Lan đến Matxcơva (liên bang Nga) trong
cùng một kiểu sinh cảnh (rừng rụng lá theo mùa) với mục đích đánh giá tác
động của khí hậu lục địa đến cấu trúc và độ đa dạng quần xã Oribatida. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Khí hậu đã có ảnh hưởng nhất định đến độ phong
phú và sinh khối của quần xã Oribatida. Đồng thời, khí hậu lục địa có ảnh
hưởng rõ ràng đến cấu trúc chức năng và độ đa dạng của các quần thể
Oribatida như làm gia tăng độ phong phú (mật độ trung bình) của các loài
sống trên bề mặt thảm lá, theo chiều từ phía Tây sang phía Đông và làm giảm
độ phong phú của các loài sống trong lớp thảm. Mặt khác, cũng có những dấu

hiệu chỉ thị cho sự thay đổi cấu trúc khu hệ dần dần, dọc theo lát cắt từ Tây
sang Đông. Theo 2 tác giả trên, MĐTB của Oribatida ở sinh cảnh rừng rụng lá
theo mùa của Hà Lan là từ 57139 cá thể/m2 đến 28194 cá thể /m2; ở Đức:
40313 cá thể/ m2; ở Ba Lan 78092 cá thể/m2 và ở Nga: 6424 cá thể/m2. Độ
giàu loài (số lượng loài/ 1 diện tích mẫu) lần lượt là 19,0 loài/ mẫu (Hà Lan);
24,6 loài/ mẫu (Đức); 35,1 loài/mẫu (Ba Lan) và 12,3 loài/mẫu (Nga).
Va’squez et al., 2007 khi nghiên cứu đa dạng của các nhóm ve bét
(Acari: Prostigmata, Mesotigmata, Astigmata) sống trong đất ở 2 sinh cảnh
đất cây bụi và đất rừng rụng lá theo mùa ở Nam Mỹ có nhận xét: Ve bét sống
ở đất rừng rụng lá theo mùa có các giá trị của chỉ số định lượng số lượng loài,


-18-

chỉ số đa dạng loài H’, chỉ số đồng đều J’ (S=43; H’=2,67; J’= 0,69) đều cao
hơn so với đất cây bụi (S=36, H’= 2,12, J’= 0,52).
1.2.2.Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Sau giải phóng việc nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam mới được các tác
giả trong và ngoài nước nghiên cứu chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài như Golosova L., 1983, 1984; Mahunka (1987,
1988, 1989); Behan-Pelletier, 1999[27]; Pavlitchenco P., 1991) Nghiên cứu
của tác giả Stary, 1993, nghiên cứu của hai tác giả người Nhật là Ohkubo et
al., 1995 và Krivolutsky, 1997[31].
Krivolutsky et al., 1997 đã phát hiện thấy, khu hệ vùng núi cao
Phanxipăng gồm có 7 họ không những là đại diện đặc trưng của miền Bắc
Việt Nam mà còn là đặc trưng của hệ động vật mang tính Ấn Độ - Mã Lai,
với yếu tố khí hậu ôn đới (Krivolutsky et al., 1997)[31].
Một số công trình của các tác giả nước ngoài cộng tác với Việt Nam
như công trình của Vũ Quang Mạnh và cs., 1985, 1987 nghiên cứu về

Oribatida bậc thấp ở miền Bắc Việt Nam; đã đưa ra được thành phần loài
Oribatida ở khu vực nghiên cứu (Tsonev. I. N. et al., 1987; Vũ Quang Mạnh
và cs., 1985, 1987)[8].
Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva (1987) đã giới thiệu đặc điểm phân bố và
danh pháp phân loại học của 11 loài ve giáp mới cho khu hệ ve giáp của Việt
Nam và 1 loài mới cho khoa học (Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva, 1987) [8] .
Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật (1990)

xác định được 24 loài

Oribatida ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu cấu
trúc định lượng của nhóm chân khớp bé ở 7 kiểu sinh thái, ở 5 dải độ cao khí
hậu và 3 loại đất. Theo 2 tác giả này, trong nhóm chân khớp bé, Oribatida


-19-

luôn chiếm số lượng chủ yếu từ 70 – 80% tổng số lượng, còn nhóm
Collembola chỉ chiếm 10% (Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật, 1990) [10].
Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh (1995) đã giới thiệu danh sách 146
loài và phân loài Oribatida ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành phần loài
của chúng (Vương Thị Hòa, Vũ Quang Mạnh, 1995) [10] .
Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu Ve giáp
trong cấu trúc của nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) ở các đai cao địa lý
của vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của thời
tiết lên lên sự phân bố của nhóm Chân khớp bé theo tầng là rất cao và phát
hiện được 8 họ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [12].
Vũ Quang Mạnh và cs, (2010) đã mô tả 2 loài ve giáp(Acari: Oribatida)
mới cho khoa học là Aokiella xuansoni Vu, Ermilov et Dao (Carabodidae) và
Papillacarus benenensis Vu, Ermilov et Dao (Lohmanniidae)Vũ Quang Mạnh

và cs)[13].
Năm 2012, Đào Duy Trinh và cs(2012) nghiên cứu về sự biến động
thành phần loài ve giáp ở đai cao rừng Kim Giao VQG Cát Bà, kết quả đã ghi
nhận có 21 họ, 34 giống, 53 loài. Kết quả cũng đã ghi nhận sự phân bố khác
nhau về thành phần loài Oribatida ở các đai cao có sự khác nhau về số loài và
sự phân bố(Đào Duy Trinh và cs)[22]
1.2.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Đa số các nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về cấu trúc quần xã
Oribatida đều được Vũ Quang Mạnh và cộng sự thực hiện từ đầu những năm
1980, sau đó đã có rất nhiều những nhà khoa học của Việt Nam đã có các
công trình nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc quần xã Oribatida ở các vùng
lãnh thổ khác nhau của Việt Nam .
Năm 2004, nhận định Ve giáp trong cấu trúc quần xã Acari trong hệ
sinh thái rừng VQG Ba Vì, Việt Nam cũng đã xác định được mối liên hệ giữa


-20-

đai cao khí hậu ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã Oribatida. Mật độ quần thể ve
bét ở các sinh cảnh như RTN và RNT tương ứng gặp 3090 và 2200 cá thể/ m2
mặt đất là nhỏ hơn so với sinh cảnh nhân tác, như đất TCCB và ĐCT, tương
ứng gặp 8247 và 7580 cá thể/ m2.
Năm 2008, các tác giả Vũ Quang Mạnh và cs, đã nghiên cứu cấu trúc
quần xã Chân khớp bé trong đó có Oribatida, về ảnh hưởng và vai trò của
chúng đối với các loại đất và đặc điểm của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng
Sông Hồng. Thành phần loài Oribatida xác định được phong phú nhất ở sinh
cảnh bãi cỏ hoang, với 15 loài. Số lượng loài Oribatida giảm dần từ sinh cảnh
RTN và VQN, đều có 9 loài; đến RNT và đất trồng cây gỗ lâu năm, với 7
loài; thấp nhất ở ruộng lúa cạn, với 2 loài (Vũ Quang Mạnh và cs., 2008)[16].
Đến những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu rất kĩ về

cấu trúc quần xã Oribatida ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. Năm 2010, các
tác giả Đào Duy Trinh và cs, đã nghiên cứu về đặc điểm phân bố và địa động
vật khu hệ Oribatida ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ xác định ở RTN có 90 loài,
phân bố ở 3 đai cao khác nhau (Đào Duy Trinh và cs)[20]. Năm 2012 Đào
Duy Trinh và cs tiếp tục công bố về cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa khô
và mùa mưa ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ. Xác định khi chuyển từ mùa mưa
sang mùa khô các giá trị số lượng loài đều giảm (Đào Duy Trinh và cs)[22].


-21-

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành theo 2 đai cao 700- 900m và
900-1252m(Tài liệu VQG Tam Đảo)[1] ở VQG Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Vị trí lấy mẫu

Tỉ lệ: 1: 185000

Nguồn

Đơn vị thực hiện

Bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc VN.2000

Phân viện ĐTQHR Đông Bắc Bộ[19]


Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu


-22-

2.1.2. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 1 năm 2012
Tháng 1/2012 tôi tìm hiểu, xác định nội dung nghiên cứu, xây dựng đề
cương, khảo sát thực địa, thống nhất với giáo viên hướng dẫn về thời gian thu
mẫu, địa điểm thu mẫu, phương pháp tiến hành.
Tháng 3/2012 tiến hành thu mẫu đợt 1 với sự hướng dẫn, giám sát trực
tiếp của TS. Đào Duy Trinh, sự hỗ trợ , giúp đỡ của nhóm nghiên cứu. Tiến
hành tách lọc, sử lý mẫu, soi và định loại mẫu từ 12/3/2012
Tháng 7/2012 tiến hành thu mẫu đợt 2 với sự giám sát của TS. Đào
Duy Trinh, sự giúp đỡ của nhóm nghiên cứu. Tiến hành tách lọc, sử lý mẫu,
soi và định loại mẫu từ 15/7/2012.
Tiến hành phân tích đồng bộ các số liệu thu được phục vụ nội dung
luận văn từ tháng 9/2012.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu thu ở đai cao trên 700m tại VQG Tam Đảo
Sinh cảnh

Mẫu lá

Mẫu rêu

Mẫu đất 0-10 Mẫu đất 11-20

Tổng

1


2

1

2

1

2

1

2

700-900m

6

6

6

6

6

6

6


6

48

900-1252m

6

6

6

6

6

6

6

6

48

12 12

12

12


12

12

12

12

96

Tổng
Trong đó:

1: Ngày lấy mẫu 4/3/2012
2: Ngày lấy mẫu 7/6/2012

2.2. Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5x5x10) cm. Túi nilong dựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ ghi chép,
dụng cụ đào đất … Máy xác định tọa độ địa lý GPS là thiết bị thu và sử lý tín


-23-

hiệu từ các vệ tinh địa tĩnh để xác định tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào
trên trái đất (Trần Đình Nghĩa, 2005)[18].
Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc,…).
Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính,

lamen, ống hút, bút tách mẫu, giấy thấm, bông...
Kính lúp Olympus SZ40; Kính hiển vi; Labomed Seme Plan Achro Lp:
40x/0,65 5121040.
Hoá chất sử dụng : Glixerol, Formaldehyt, Cồn 900...
2.3. Đặc điểm tự nhiên của VQG Tam Đảo
2.3.1. Vị trí địa lý và địa hình
VQG Tam Đảo nằm trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam có toạ độ đại lý từ 21021/ - 21042/ vĩ độ Bắc,
105023/ - 105044/ kinh độ Đông; trên địa giới hành chính 3 tỉnh: Vĩnh phúc,
Thái Nguyên và Tuyên Quang
Phía Bắc giới hạn bởi Quốc lộ 13A (từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang);
Phía Nam giới hạn bởi ranh giới các huyện: Tam Dương, Mê Linh
(Vĩnh Phúc), Phổ Yên, Đại Từ (Thái Nguyên);
Phía Đông Bắc giới hạn bởi đường ô tô, giáp chân núi từ xã Quân Chu
đến gặp đường Quốc lộ 13A, tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ


-24-

Tỉ lệ: 1:185000
Nguồn:
Bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia VN 2000

Đơn vị thực hiên:
Phân viện ĐTQHR Đông Bắc Bộ [19]

Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc [19]


-25-


2.3.2. Khí hậu và thuỷ văn
2.3.2.1. Khí hậu
Tam Đảo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất của
miền núi phía Bắc, chia làm hai mùa.
Mùa mưa từ tháng 4- 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm là 1600-2600mm, mưa phân bố không đều
theo vùng và theo mùa, tập trung vào tháng 7,8.
Có thể coi số liệu của Trạm Khí tượng Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc
trưng cho khí hậu sườn Tây-Nam; Trạm Đại Từ đặc trưng cho sườn Đông
Bắc; Trạm Tam Đảo ở độ cao gần 900m, đặc trưng cho vùng núi cao và Khu
nghỉ mát Tam Đảo.
Vùng thấp: Độ cao dưới 900m, dưới chân núi, khí hậu tương tự vùng
đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm 230C, lượng mưa 1600mm,
lượng bốc hơi 700-1040mm/năm.
Vùng cao: Độ cao trên 900m, bao gồm các vùng núi cao và Khu nghỉ
mát Tam Đảo, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm 180C, lượng mưa lớn
2.630,3mm/năm, lượng bốc hơi thấp 561,5mm/năm (Phân viện điều tra quy
hoạch rừng Đông Bắc Bộ, “Báo cáo chuyên đề dân sinh kinh tế xã hội VQG
Tam Đảo”) [19].
2.3.2.2. Thủy văn
Trong khu vực có 2 hệ thống sông chính là sông Phó Đáy ở phía Tây và
Sông Công ở phía Đông. Đường phân thuỷ của 2 hệ thống sông chính là dông
núi Tam Đảo chạy từ Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê (Bình Xuyên).
Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống các sông chính như chân
rết khá dày và ngắn, có cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu
lượng nước lớn, khi xuống tới các chân núi suối thường chảy dọc theo các
chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng. Tất



×