Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện trung ương quân đội 108 từ năm 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG CÚC PHƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG CÚC PHƯƠNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1 DS. Kiều Thị Tuyết Mai
2 ThS. Nguyễn Đức Trung
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
2. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108



HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai người thầy
là ThS. Nguyễn Đức Trung – Phó chủ nhiệm khoa dược bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 và DS. Kiều Thị Tuyết Mai – Giảng viên bộ môn Quản lý và kinh tế
Dược. Mặc dù điều kiện công tác bận rộn, thầy và cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị cán bộ khoa Dược
bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu
thập số liệu.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo Trường
Đại học Dược Hà Nội đã dành tâm huyết giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm nghề nghiệp cũng như cuộc sống cho chúng em trong suốt 05 năm qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình và những người bạn
đã luôn sát cánh, động viên và giúp đỡ em cả trong học tập và trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015.
Sinh viên
Hoàng Cúc Phương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN. ...................3


1.1.1.

Nguồn gốc xuất xứ của thuốc sử dụng tại các bệnh viện. ......................3

1.1.2.

Về vấn đề sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. .....................................4

1.1.3.

Về vấn đề sử dụng thuốc theo nhóm điều trị. .........................................4

1.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC. .........................6

1.2.1.

Phân tích ABC. .......................................................................................6

1.2.2.

Phân tích VEN ........................................................................................7

1.2.3.

Phân tích nhóm điều trị. ..........................................................................9

1.2.4.


Liều xác định trong ngày DDD (Difined Daily Dose). ..........................9

1.2.5.

Ứng dụng phân tích ABC và VEN. ......................................................10

1.3.

GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108............13

1.3.1.

Giới thiệu về bệnh viện. ........................................................................13

1.3.2.

Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc tại bệnh viện TƯQĐ 108. ..........13

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................15
2.1.

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.....15

2.2.

PHƯƠNG PHÁP. ........................................................................................15

2.2.1.

Thiết kế nghiên cứu: .............................................................................15


2.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu: ..............................................................15

2.2.3.

Phương pháp phân tích xử lý số liệu. ...................................................15

2.2.3.1.

Phương pháp phân tích ABC. ........................................................15

2.2.3.2.

Phương pháp phân tích VEN. ........................................................16

2.2.3.3.

Phương pháp phân tích ma trận ABC / VEN. ................................16

2.2.3.4.

Phân tích theo nhóm điều trị. .........................................................17

2.2.3.5.

Phương pháp liều xác định trong ngày DDD. ...............................17

2.2.3.6.


Các chỉ tiêu nghiên cứu. ................................................................18


3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ TIỀN THUỐC SỬ DỤNG TẠI
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 GIAI ĐOẠN 2012 - 2014. .......20
3.1.1.

Tỷ trọng giá trị tiền thuốc sử dụng. ......................................................20

3.1.2.

Số hoạt chất, số khoản mục thuốc sử dụng. ..........................................21

3.1.3.

Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm điều trị. .............................21

3.1.4.

Cơ cấu và giá trị tiền thuốc nhóm kháng sinh. .....................................25

3.1.4.1.

Cơ cấu số thuốc sử dụng nhóm kháng sinh. ..................................25

3.1.4.2.

Cơ cấu giá trị tiền thuốc nhóm kháng sinh. ...................................27


3.1.5.

Kết quả phân tích DDD nhóm kháng sinh. ...........................................29

3.1.6.

Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng. ...........................................32

3.1.7.

Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ. .................................33

3.1.8.

Cơ cấu và giá trị tiền thuôc phân loại theo biệt dược/ generic. ............34

3.2. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
ABC VEN. .............................................................................................................35
3.2.1.

Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp phân tích ABC .................35

3.2.2.

Phân tích các thuốc A theo nhóm điều trị. ............................................36

3.2.3.

Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại VEN........................................39


3.2.4.

Phân tích ma trận ABC VEN ................................................................40

BÀN LUẬN ..............................................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................50


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ tại các tuyến bệnh viện
năm 2010 [2] ...............................................................................................................3
Bảng 1.2: Chi phí bệnh viện cho kháng sinh năm 2009 [19]. .....................................4
Bảng 1.3: Phân loại Chi phí thuốc tại bệnh viện theo nhóm điều trị [2] ....................5
Bảng 1.4: Một số hướng dẫn cụ thể về phân loại VEN [8]. ........................................8
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu nghiên cứu. ................................................................................ 18
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh phí khám chữa bệnh .................................................................. 20
Bảng 3.2: Số hoạt chất và số khoản mục thuốc. .......................................................21
Bảng 3.3: Cơ cấu số thuốc sử dụng theo nhóm điều trị. ...........................................22
Bảng 3.4: Giá trị tiền thuốc sử dụng theo nhóm điều trị. ..........................................24
Bảng 3.5: Cơ cấu số lượng thuốc sử dụng nhóm kháng sinh....................................26
Bảng 3.6: Cơ cấu giá trị tiêu thụ thuốc nhóm kháng sinh. ........................................28
Bảng 3.7: Tổng số DDD tiêu thụ. .............................................................................29
Bảng 3.8: Chỉ số DDD/ 100 ngày gường bệnh của từng nhóm kháng sinh. .............30
Bảng 3.9: Tổng số DDD và chi phí/ DDD của từng nhóm kháng sinh. ...................31
Bảng 3.10: Cơ cấu số lượng thuốc sử dụng theo đường dùng. .................................32
Bảng 3.11: Cơ cấu giá trị tiêu thụ thuốc theo đường dùng .......................................33
Bảng 3.12: Cơ cấu số lượng thuốc theo nguồn gốc xuất xứ .....................................33
Bảng 3.13: Cơ cấu giá trị tiêu thụ theo nguồn gốc xuất xứ. .....................................34
Bảng 3.14: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại generic/ biệt dược.....................34
Bảng 3.15: Cơ cấu giá trị tiền thuốc theo phân loại generic/ biệt dược. ...................34

Bảng 3.16: Cơ cấu số lượng thuốc sử dụng theo phân tích ABC. ............................35
Bảng 3.17: Cơ cấu giá trị tiêu thụ thuốc sử dụng theo phân tích ABC.....................35
Bảng 3.18: Cơ cấu giá trị tiêu thụ nhóm A theo nhóm điều trị. ................................36
Bảng 3.19: Cơ cấu nhóm thuốc A theo nhóm điều trị. .............................................38
Bảng 3.20: Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại VEN .........................................39
Bảng 3.21: Kết quả phân tích ABC/VEN theo số lượng thuốc sử dụng. .................40
Bảng 3.22: Kết quả phân tích ABC/ VEN theo giá trị sử dụng. ...............................41


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu kinh phí bệnh viện. .......................................................................21
Hình 3.2: Cơ cấu giá trị tiền thuốc nhóm kháng sinh ...............................................27
Hình 3.3: Giá trị nhóm thuốc VE và N giai đoạn 2012 - 2014. ................................40


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.
Chữ viết tắt

TƯQĐ
DMT
HĐT & ĐT
DDD
IMS
FDA
USD
BMI
ATC
WHO
PSTƯ
DALY

NSAID
CP/DDD

Nghĩa tiếng Anh

Difined daily dose
IP Multimedia Subsystem
Food and Drug Administration

Nghĩa Tiếng Việt
Trung ương
Trung ương Quân đội
Danh mục thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị
Liều xác định trong ngày
Đô la Mỹ

Business Monitor International
Anatomical Therapeutic
Chemical
World Health Organization
Phụ sản Trung ương
Disability-adjusted life year
Nonsteroidal antiinflammatory drugs
Chi phí cho một DDD


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thị trường dược phẩm Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng. Tăng
trưởng ổn định ở mức 16%/năm, giá trị tiêu thụ toàn thị trường đã đạt ngưỡng 3,3 tỷ
USD vào năm 2013 [24]. Cùng với những biến đổi của đời sống kinh tế xã hội, nhu
cầu sử dụng thuốc của người dân ngày càng lớn, không chỉ yêu cầu đủ về số lượng
mà còn đặt ra yêu cầu sử dụng thuốc có chất lượng đảm bảo, được sử dụng hợp lý, an
toàn và có hiệu quả. Trong những kênh phân phối thuốc ở Việt Nam thì phân phối
thuốc qua hệ thống bệnh viện là chủ yếu, hơn 70% doanh thu thuốc Việt Nam đến từ
các bệnh viện [7]. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà tình sử dụng thuốc
tại các bệnh viện còn tồn tại nhiều bất cập: sử dụng quá nhiều thuốc nhập khẩu đặc
biệt là ở các bệnh viện tuyến trung ương, theo một khảo sát tại của Bộ Y tế thuốc sản
xuất trong nước chỉ chiếm 11,9% tổng giá trị tiêu thụ thuốc tại 34 bệnh viện tuyến
TƯ năm 2010 [2]. Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc bị lạm dụng trong kê đơn như:
kháng sinh, vitamin, thuốc bổ trợ,... Tất cả những yếu tố đó không chỉ làm tăng gánh
nặng kinh tế cho người bệnh và xã hội mà còn làm giảm chất lượng công tác chăm
sức khỏe người bệnh.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện tuyến cuối của Quân đội,
bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia, quy mô 1.260 giường bệnh [6], đối tượng phục
vụ đa dạng: bộ đội, bảo hiểm y tế và bệnh nhân thu một phần viện phí, bạn Lào,
Campuchia, đặc biệt Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ cao cấp
của Đảng và Nhà nước. Với quy mô lớn và tính chất đặc biệt như vậy, nhu cầu sử
dụng thuốc của bệnh viện là rất lớn, vì vậy công tác quản lý, kiểm soát hoạt động sử
dụng thuốc tại bệnh viện TƯQĐ 108 là hết sức phức tạp đòi hỏi công tác dược bệnh
viện phải được quan tâm, chấn chỉnh thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng, đảm
bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, sử dụng tốt các nguồn kinh phí.
Từ năm 2012 đến nay, còn thiếu hụt những đề tài nghiên cứu hoạt động sử
dụng thuốc, phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện.


2


Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại
bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2012 đến 2014” với 2 mục tiêu:
1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện TƯQĐ 108 giai
đoạn 2012 – 2014.
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng bằng phương pháp ABC VEN.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN.
1.1.1. Nguồn gốc xuất xứ của thuốc sử dụng tại các bệnh viện.
Năm 2010, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát 900
bệnh viện ở cả 3 tuyến: trung ương, tỉnh, huyện về tình hình nguốn gốc xuất xứ của
thuốc sử dụng, kết quả sơ bộ được trình bày ở bảng 1.1.
Tỷ lệ phần trăm tiền chi cho thuốc nhập ngoại/ tổng tiền chi cho thuốc ở 3
tuyến bệnh viện có sự khác biệt rất rõ ràng. Ở các bệnh viện tuyến TƯ, tỷ trọng giá
trị của các thuốc nhập khẩu rất cao (88,1%). Trong khi đó, ở tuyến tỉnh tỷ lệ này là
66,8%, tuyến huyện là 48,5%. Ngược lại, giá trị thuốc sản xuất trong nước sử dụng
tại tuyến trung ương chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 11,9%, giá trị tăng dần ở các tuyến
tỉnh (33,2%) và tuyến huyện (51,5%).
Nguyên nhân có thể là do các công ty trong nước mới chỉ sản xuất được các
thuốc điều trị thông thường, dạng bào chế đơn giản, chưa sản xuất được các thuốc
chuyên khoa sâu có giá trị lớn – các loại thuốc này được dùng chủ yếu ở tuyến trung
ương – tuyến cuối cùng, nơi có bệnh nhân bệnh nặng.
Bảng 1.1: Cơ cấu tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ tại các tuyến bệnh
viện năm 2010 [2]
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Stt
1

2
3

Bệnh viện
tuyến
Trung ương
Tỉnh
Huyện

Thuốc nhập khẩu
Giá trị
2.808,9
4.356,4
1.818,5

Thuốc sản xuất trong nước

Tỷ trọng %
88,1
66,8
48,5

Giá trị
378,5
2.232,4
2.902,7

Tỷ trọng %
11,9
33,2

51,5

Mặt khác, người dân và thầy thuốc đặc biệt ở các tuyến cao vẫn còn có thói
quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản xuất
tại Việt Nam là tương đương. Theo thống kê chính thức của Bộ Y tế, bác sĩ Việt
Nam chỉ kê 20 – 30% thuốc nội trong tổng số thuốc kê cho bệnh nhân [7]. Chính


4

những thói quen này gây tốn kém, lãng phí, vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành
đắt hơn nhiều. Trong khi đó, thuốc sản xuất tại Việt Nam có giá thành rẻ hơn nhưng
chưa được quan tâm đúng mức.
1.1.2. Về vấn đề sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.
Bộ Y tế đã tiến hành thu thập báo cáo về sử dụng thuốc tại bệnh viện. Theo
thống kê từ các báo cáo này, kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng chi phí cho thuốc
và hoá chất (khoảng giới hạn từ 3% đến 89%) [19].
Bảng 1.2: Chi phí bệnh viện cho kháng sinh năm 2009 [19].
Stt

Phân loại bệnh viện

Số lượng
bệnh viện

Chi phí kháng
sinh/ tổng chi phí
cho thuốc (%)

Trung

bình
(%)

1

Bệnh viện Đa khoa tuyến TƯ

12

10 - 45

26

2

Bệnh viện chuyên khoa tuyến TƯ

21

5 - 89

28

3

Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

52

6 - 88


43

4

Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh

15

3 - 66

34

Trong số 100 bệnh viện chọn ngẫu nhiên, bệnh viện tuyến trung ương (12%)
chi khoảng 26% (giới hạn 10 – 45%) cho thuốc kháng sinh trong tổng kinh phí cho
thuốc nói chung. Tỉ lệ cao nhất được báo cáo tại bệnh viện Nhi thành phố Hồ Chí
Minh (89%). Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đầu ngành về bệnh
truyền nhiễm, chi 35% cho thuốc kháng sinh. Bệnh viện tâm thần có mức chi phí cho
kháng sinh thấp nhất (3%) [19].
1.1.3. Về vấn đề sử dụng thuốc theo nhóm điều trị.
Kết quả thu thập được của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về tình hình sử dụng
thuốc tại 1.018 bệnh viện trên cả nước trong hai năm 2009, 2010 cho thấy nhóm
kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị thuốc tiêu thụ tại các bệnh viện.
Các nhóm thuốc tiếp theo có tỷ trọng giá trị tiêu thụ lớn là nhóm giảm đau, chống
viêm, nhóm dịch truyền, nhóm vitamin và corticoid.


5

Bảng 1.3: Phân loại Chi phí thuốc tại bệnh viện theo nhóm điều trị [2]

(Đơn vị tính 1.000 đồng)
Stt

Năm 2009
(1.018 bv)

Diễn biến qua các năm

Năm 2010
(1.018 bv)

Giá trị tiêu thụ

%

Giá trị tiêu thụ

%

1

Kháng sinh

4.160.923.799

38,4

5.178.820.866

37,7


2

Thuốc giảm đau, chống
viêm không steroid

1.240.587.200

11,4

2.495.777.610

18,2

3

Dịch truyền

892.487.187

8,2

1.122.417.724

8,2

4

Vitamin


705.212.468

6,5

645.924.159

4,7

5

Corticoid

307.291.784

2,8

371.084.542

2,7

6

Thuốc khác

3.531.964.786

32,6

6409525161


28,5

7

Tổng

10.838.467.224 100,0

13.727.772.452 100,0

Một phân tích khác được tiến hành ở 38 bệnh viện khu vực phía Bắc cũng cho
kết quả tương tự. Trong đó, tỷ trọng kháng sinh của tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến
trung ương lần lượt là: 43,1%; 32,0% và 25,7%. Sở dĩ vậy là do các bệnh nhiễm
khuẩn chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật của Việt Nam, mặt khác do thói quen
lạm dụng kháng sinh trong điều trị của bộ phận không nhỏ nhân dân và cán bộ y tế.
Cũng theo kết quả phân tích này thì cả ba tuyến có chung một số nhóm điều trị có giá
trị sử dụng nhiều nhất là kháng sinh, tim mạch, tiêu hóa, NSAID, dịch truyền,
hocmon – nội tiết tố và vitamin [12].


6

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC.
Để giải quyết các vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý, việc đầu tiên cần làm là
điều tra ban đầu để nhận định những vấn đề lớn trong sử dụng thuốc. Có hai phương
pháp chính để tiến hành:


Phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc: số liệu thường sử dụng với mục


đích khác nhưng sau khi tổng hợp lại mang lại bức tranh toàn cảnh về sử dụng thuốc
và hữu ích trong việc quản lý danh mục thuốc. Để phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng
thuốc có 4 phương pháp chính là phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích
VEN và phương pháp tính liều xác định trong ngày.


Phương pháp nghiên cứu chỉ số: số liệu thu thập trên từng bệnh nhân

nhằm cung cấp thông tin điều tra về tình hình sử dụng thuốc [20].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu
tổng hợp sử dụng thuốc.
1.2.1.

Phân tích ABC.
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu

thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong
ngân sách cho thuốc của bệnh viện [20].
Vai trò và ý nghĩa:
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí
thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử dụng để: lựa
chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra những liệu pháp điều
trị thay thế, thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng
cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu của
bệnh viện.



7

- Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ một
năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho một hoặc nhiều đợt
đấu thầu [20].
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A cần phải
được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và
thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương
nhưng có giá thành rẻ hơn [20].
1.2.2.

Phân tích VEN
Trong trường hợp nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ tất cả các loại

thuốc như mong muốn, phương pháp phân tích VEN là một công cụ có ích để xác
định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ trong bệnh viện.
Trong phân tích VEN có 3 nhóm thuốc:


Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu

hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện.


Thuốc E (Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít

nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của
bệnh viện.



Thuốc N (Non – Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp

bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn
chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm
sàng của thuốc [1].
Việc phân loại thuốc vào nhóm ‘N’ khá dễ dàng nhưng để phân biệt các thuốc
nhóm ‘V’ và các thuốc nhóm ‘E’ lại khó khăn. Vì vậy, người ta thường phân loại
thuốc theo hai nhóm thiết yếu hay không thiết yếu.
Phân tích VEN là công cụ giúp cho nhà quản lý bệnh viện đưa ra ưu tiên trong
mua sắm và dự trữ thuốc:


8

-

Trong mua sắm thuốc, các thuốc V và E nên được ưu tiên lựa chọn, đặc

biệt là khi ngân sách hạn hẹp.
-

Trong mua sắm thuốc, tăng cường kiểm soát và đảm bảo dự trữ thường

xuyên các thuốc V và E, giảm dự trữ các thuốc không cần thiết. Khi ngân sách hạn
hẹp việc sử dụng phân tích VEN đảm bảo ưu tiên mua đầy đủ các thuốc V và E trước
tiên. Bên cạnh đó, sau khi tiến hành phân tích VEN, nhà quản lý cần lựa chọn những
nhà cung cấp có uy tín cho các thuốc thiết yếu, đối với thuốc không thiết yếu thì có
thể sử dụng các nhà cung cấp mới.
Bảng 1.4: Một số hướng dẫn cụ thể về phân loại VEN [8].

STT

Đặc tính của thuốc và điều kiện
mục tiêu

Thuốc V

Thuốc E

Thuốc N

1

Tần suất bệnh lý

2

% số người mắc bệnh

>5%

1 - 5%

<1%

3

Số bệnh nhân điều trị trung bình
một ngày tại cơ sở khám chữa bệnh


>5

1-5

<1

4

Mức độ nặng của bệnh

5

Đe dọa tính mạng



Đôi khi

Hiếm

6

Tàn tật



Đôi khi

Hiếm


7

Hiệu quả điều trị của thuốc

8

Phòng ngừa bệnh nặng



không

Không

9

Điều trị được bệnh nặng





Không

10

Điều trị bệnh nhẹ, làm giảm triệu
chứng bệnh

Không


Có thể



11

Hiệu quả đã được chứng minh

Luôn luôn

Thường
xuyên

Có thể hoặc
không

12

Hiệu quả điều trị không rõ ràng

Không bao
giờ

Hiếm khi

Có thể


9


-

Trong sử dụng thuốc, kết quả phân tích VEN giúp đưa ra các kiến nghị sử

dụng theo các thuốc V và E, đánh giá lại việc sử dụng các thuốc không thiết yếu.
-

Trong dự trữ thuốc, tránh hết các thuốc V và E trong kho [8].
Phân tích nhóm điều trị.

1.2.3.

Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:
-

Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí

nhiều nhất.
-

Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng

thuốc bất hợp lý.
-

Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ

không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể, VD: sốt rét và sốt xuất huyết.
-


HĐT & ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong

nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
-

Tương tự phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị chiếm phần lớn chi phí.

Có thể tiến hành các phân tích cụ thể cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác định
những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao [20].
1.2.4.

Liều xác định trong ngày DDD (Difined Daily Dose).
Phương pháp này được thông qua bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ những

năm 1970 với mục đích chuẩn hóa những nghiên cứu về sử dụng thuốc giữa các quốc
gia khác nhau. DDD (Defined Daily Dose), là liều trung bình duy trì giả định mỗi
ngày cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn. Liều DDD thường dựa
trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong điều trị nhiều hơn là trong dự
phòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau, DDD có thể được
tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉ dành được cho những thuốc đã có mã ATC và
được định kỳ đánh giá lại [26].


10

DDD là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các
khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. DDD có thể
được áp dụng để tính lượng tiêu thụ thuốc trong bất kỳ một khoảng thời gian nào.
Mặc dù vậy, phương pháp DDD cũng có những hạn chế như: liều DDD không có ý

nghĩa đối với sử dụng thuốc ở trẻ em và hiện cũng không có một liều DDD nào được
xác định cho bệnh nhân có suy giảm chức năng thận [26].
1.2.5.

Ứng dụng phân tích ABC và VEN.
Phân tích ABC là một công cụ có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn mua, cấp

phát và sử dụng thuốc hợp lý giúp cho bệnh viện có thể tiết kiệm chi phí một cách
đáng kể.
Gần đây, năm 2014, phân tích ABC đã được tiến hành tại một bệnh viện quân
đội của Ấn Độ, danh mục thuốc tiến hành bao gồm 1.536 đầu thuốc. Kết quả phân
tích chỉ ra rằng nhóm A chỉ có 104 đầu thuốc nhưng chiếm tới 70,30 % ngân sách
dành cho thuốc, nhóm B với 296 đầu thuốc chiếm khoảng 19,98% kinh phí. Các
thuốc nhóm C dù chiếm đến 73,90% số thuốc nhưng chỉ chiếm 10,00% về kinh phí.
Các thuốc nhóm A cần được kiểm soát chặt, dự đoán nhu cầu chính xác, thường
xuyên kiểm kê, có chính sách tồn trữ, thu mua phù hợp. Ngược lại, các thuốc nhóm C
có thể được quản lý ở các cấp độ thấp hơn nhằm tiết kiệm các nguồn lực cũng như
thời gian [25].
Tại Việt Nam, những năm gần đây phân tích ABC cũng được áp dụng trong
nhiều nghiên cứu về phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại các bệnh viện.
Trong đề tài nghiên cứu: “Phân tích một số hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011” PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà và các cộng
sự đã chỉ ra rằng nhóm A với 69 thuốc (tỷ lệ 14,2%) nhưng chiếm 80,0% kinh phí.
Nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng (24,6%) và kinh phí
(45,2%) trong tổng số thuốc nhóm A. Qua đó, tác giả kiến nghị bệnh viện hàng năm


11

tiến hành nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh

để tăng cường hoạt động sử dụng thuốc hợp lý [5].
Áp dụng phương pháp phân tích ABC, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hoạt
động xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện E năm 2009” đã chỉ ra rằng các thuốc
nhóm A gồm 79 thuốc dù chỉ chiếm 13% về số lượng nhưng lại chiếm đến 70% về
giá trị sử dụng. Trong khi đó, các thuốc nhóm C dù số lượng gấp 5 lần nhóm A (433
thuốc) nhưng chỉ bằng 1/7 so với nhóm A về giá trị sử dụng. Tuy nhiên, trong số các
thuốc nhóm A có một số thuốc không thiết yếu: vitamin, thuốc đông y, thuốc tăng
cường miễn dịch. Hai tác giả đánh giá danh mục thuốc bệnh viện E năm 2009 mới
chỉ đáp ứng được nhu cầu điều trị và phù hợp với tình hình kinh phí của bệnh viện
chứ chưa tìm ra được các thuốc lạm dụng năm 2008, các thuốc cần loại bỏ hay cần
ưu tiên mua sắm năm 2009. Những hạn chế này sẽ được khắc phục nhờ vào phương
pháp phân tích danh mục thuốc ABC/VEN [13].
Khi phân tích VEN đã được thực hiện thì việc sử dụng kết hợp phân tích ABC
và VEN tạo thành ma trận ABC/VEN là một công cụ hiệu quả của các nhà quản lý
bệnh viện giúp kiểm soát việc lựa chọn và mua thuốc, đặc biệt với những thuốc có
giá cao nhưng lại nhằm trong nhóm N sẽ bị hạn chế hay loại bỏ.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Ấn Độ - Nagpur vào
năm 2003 áp dụng phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN, cho thấy kết quả khả
quan. Theo nghiên cứu này nếu chỉ phân tích ABC thì sẽ chỉ quản lý tốt đối với 23
thuốc thuộc nhóm A nhưng lại có nguy cơ đối với sự sẵn có của các thuốc thiết yếu
thuộc nhóm B (12 thuốc) và C (29 thuốc). Tương tự như thế, phân tích VEN độc lập
sẽ rất lý tưởng cho việc kiểm soát các thuốc V và E nhưng lại để lộ khoảng trống là 7
thuốc N thuộc nhóm A. Nếu kiểm soát tất cả các thuốc nhóm A và V tức là AV, AE,
AN, BV, CV thì số lượng thuốc là 64. Mặt khác, nếu sử dụng ma trận ABC/VEN và
chỉ tập trung vào nhóm thuốc quan trọng thì số lượng sản phẩm cần giám sát sẽ chỉ
còn 56, như vậy việc giám sát, quản lý sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn [29].


12


Tại Việt Nam, hoạt động của HĐT & ĐT đã nâng cao chất lượng của danh
mục thuốc bệnh viện nhưng vẫn chưa đạt được những yêu cầu cần thiết [1]. Hoạt
động lựa chọn thuốc trong bệnh viện mặc dù vẫn đảm bảo cung ứng thuốc cho bệnh
viện nhưng vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thiếu phương pháp khoa học [23].
Cho đến năm 2012, việc nghiên cứu áp dụng phân tích ABC/VEN vào phân tích danh
mục thuốc trong bệnh viện vẫn còn rất hạn chế. Theo một nghiên cứu của vào năm
2009 Vũ Thị Thu Hương thì chỉ có 1/28 bệnh viện tiến hành phân tích ABC/VEN
trong khi phân tích danh mục thuốc [12].
Nghiên cứu danh mục thuốc bệnh viện Hữu Nghị năm 2008 – 2010 đã chỉ ra
rằng trong nhóm thuốc A của bệnh viện có cả các thuốc N (không thiết yếu). Các
thuốc N chiếm từ 13 – 27% về khối lượng tiêu thụ và từ 2 – 5% về giá trị tiêu thụ của
nhóm thuốc A. Qua đó, tác giả đã khuyến cáo HĐT & ĐT can thiệp các vấn đề về sử
dụng thuốc như giám sát hạn chế kê đơn, giảm ngân sách các thuốc nhóm N [9].
Nghiên cứu của Huỳnh Hiền Trung tại bệnh viện Nhân dân 115 đã áp dụng
một số biện pháp can thiệp để cải thiện chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện, tác
giả đã sử dụng phép phân tích ABC và VEN để đánh giá danh mục thuốc trước và
sau can thiệp. Kết quả đã loại bỏ: 9 hoạt chất nhóm A, 13 hoạt chất nhóm B và đặc
biệt là 145 hoạt chất nhóm C bị loại khỏi danh mục. Nhóm N, sau can thiệp, 86 hoạt
chất bị loại khỏi danh mục. Giá trị tiền thuốc của nhóm N giảm từ 8,4 tỷ (10,8%)
xuống còn 6,5 tỷ (7,0%). Kết hợp phân tích ma trận ABC/VEN: Nhóm I là nhóm cần
đặc biệt quan tâm, trước can thiệp, chiếm 14,8% (80 hoạt chất) về chủng loại; sau can
thiệp chỉ còn 9,1% và 14 hoạt chất bị loại khỏi danh mục tương ứng 2,6%. Nghiên
cứu đã đưa ra những kết quả có ý nghĩa với bệnh viện, giúp loại bỏ những thuốc
không cần thiết giúp bệnh viện tiết kiệm, cân đối chi phí dành cho thuốc [23].


13

1.3. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108.
1.3.1.


Giới thiệu về bệnh viện.
Bệnh viện TƯQĐ 108 có lịch sử 64 năm hình thành và phát triển. Hiện nay

bệnh viện có quy mô 1.260 gường bệnh, bao gồm 14 khoa nội, 10 khoa ngoại và
chuyên khoa, 19 khoa cận lâm sàng, 03 viện, 04 trung tâm, một số bộ phận trực thuộc
khác. Với vị trí là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối của ngành Quân y
và là bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia, đối tượng phục vụ của bệnh viện đa
dạng: bộ đội, bảo hiểm y tế và bệnh nhân thu một phần viện phí, bạn Lào,
Campuchia, đặc biệt Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ cao cấp
của Đảng và Nhà nước.
1.3.2.

Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc tại bệnh viện TƯQĐ 108.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, một số nghiên cứu về quản lý và sử dụng thuốc

đã được tiến hành tại bệnh viện, các nghiên cứu này đã chỉ ra một số điểm hạn chế
trong công tác quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện.Từ đó đưa ra các kiến nghị để
bệnh viện tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thuốc.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Mai năm 2010 về sử dụng thuốc tại bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 bên cạnh việc đánh giá đảm bảo chất lượng thuốc sử dụng
tại khoa dược còn tiến hành phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhiều tiêu
chí. Phân tích ABC cho thấy nhóm A có 149 mặt hàng trên tổng 1.151 mặt hàng tiêu
thụ tương ứng với 79,87% về giá trị tiêu thụ. Nhóm C giá trị tiêu thụ ít (5%) nhưng
số lượng mặt hàng lớn (70,72%). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này phương pháp phân
tích VEN chưa được thực hiện [16].
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trung Hà đánh giá một số giải pháp can thiệp lên
hoạt động cung ứng thuốc đã được bệnh viện triển khai năm 2011 đồng thời xây
dựng, triển khai và đánh giá một số giải pháp năm 2011 – 2012 [6].
Các can thiệp mà bệnh viện triển khai năm 2011 chỉ tập trung vào 3 nhóm

thuốc: kháng sinh, ung thư, vitamin và thuốc bổ trợ; vì vậy mặc dù kết quả phân tích


14

sử dụng thuốc chung như ABC/VEN cho thấy sự thay đổi sau can thiệp nhưng không
giải thích sâu được nguyên nhân của sự thay đổi đó [6].
Đối với các can thiệp mà nghiên cứu xây dựng và triển khai trong hoạt động
xây dựng kế hoạch thầu, chấm thầu đặt hàng, quản lý tồn trữ, do thời gian hạn chế và
phương pháp tính toán còn thủ công nên mới chỉ dừng lại ở 30 hoạt chất đại diện cho
các nhóm thuốc [6].
Luận văn thạc sĩ của Lương Thị Thanh Huyền đã tiến hành phân tích cơ cấu
thuốc sử dụng năm 2012 của bệnh viện theo cả hai phương pháp ABC & VEN. Kết
quả phân tích ma trận ABC/VEN chỉ ra rằng kinh phí thuốc tập trung chủ yếu ở
nhóm I (nhóm thuốc thiết yếu và nhiều kinh phí) với 73,8%. Mặt khác, nhóm sử dụng
ít kinh phí, không thiết yếu chiếm tỷ lệ nhỏ 1,5%. Cơ cấu kinh phí tập trung chủ yếu
ở các nhóm kháng sinh, chống ung thư, tim mạch, tiêu hóa, kết quả này phù hợp với
đặc thù bệnh viện [14].


15

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

2.1.
-

Đối tượng:


Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108 giai đoạn 2012- 2014, với đầy đủ dữ liệu về số
lượng tiêu thụ và giá trị mỗi sản phẩm thuốc.

-

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

-

Thời gian nghiên cứu: Năm 2015.
PHƯƠNG PHÁP.

2.2.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Hồi cứu hồ sơ, báo cáo tổng kết số liệu công tác dược Bệnh viện TƯQĐ 108
năm 2012 – 2014. Danh mục thuốc bệnh viện, báo cáo tổng kết số liệu sử dụng
thuốc, báo cáo của phòng kế hoạch tổng hợp năm 2012 – 2014 tại bệnh viện. Qua đó
trích thông tin về:
-

Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện.

-

Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại bệnh viện.


-

Danh mục phân loại VEN của bệnh viện.

2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu.
2.2.3.1.

Phương pháp phân tích ABC.

Các bước tiến hành:


Bước 1: Liệt kê và điền thông tin cho mỗi thuốc gồm: đơn giá và số lượng;



Bước 2: Tính giá trị thành tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số

lượng thuốc. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi thuốc;


Bước 3: Tính giá trị phần trăm của mỗi thuốc bằng cách lấy số tiền của mỗi

thuốc chia cho tổng số tiền;


16




Bước 4: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần;



Bước 5: Tính giá trị phần trăm tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi thuốc, bắt đầu

với thuốc số 1, sau đó cộng với thuốc tiếp theo trong danh sách;


Bước 6: Phân hạng thuốc như sau :
o Hạng A: gồm những thuốc chiếm 75 – 80% tổng giá tiền.
o Hạng B: gồm những thuốc chiếm 15 – 20% tổng giá tiền.
o Hạng C: gồm những thuốc chiếm 5 – 10% tổng giá tiền.

2.2.3.2.

Phương pháp phân tích VEN.

Các bước của phân tích VEN:


Bước 1: Chuẩn bị DMT sử dụng tại bệnh viện TƯQĐ 108 năm 2012 – 2014.



Bước 2: Tiến hành phân loại các thuốc trong danh mục thành hai nhóm thuốc

thiết yếu (VE) và thuốc không thiết yếu (N) trên cơ sở danh mục VEN do khoa Dược
bệnh viện TƯQĐ 108 xây dựng.



Bước 3: Thực hiện tính toán số khoản mục thuốc, giá trị tiêu thụ của từng

nhóm, tỷ trọng từng nhóm trên tổng thuốc tiêu thụ.
2.2.3.3.

Phương pháp phân tích ma trận ABC / VEN.

Là phương pháp phân tích kết hợp phân tích ABC và VEN, ma trận
ABC/VEN sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về phần lớn kinh phí thuốc được dành cho các
thuốc thiết yếu hoặc không thiết yếu.
Nhóm
VE
N

A

B

C

AVE

BVE

CVE

AN

BN


CN

Cách tính: tính tỷ lệ % theo số lượng và giá trị của từng tiểu nhóm AVE, AN,
BVE, BN, CVE, CN.


17

Phân tích theo nhóm điều trị.

2.2.3.4.


Bước 1: Liệt kê và điền thông tin cho mỗi thuốc:


Đơn giá của thuốc (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu thuốc
có giá thay đổi theo thời gian);




Số lượng thuốc.

Bước 2: Tính tiền và giá trị phần trăm cho mỗi thuốc theo công thức tính ở

phương pháp ABC;



Bước 3: Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc;



Bước 4: Sắp xếp lại danh mục theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm

của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn
nhất.
2.2.3.5.

Phương pháp liều xác định trong ngày DDD.

Các bước tiến hành:


Bước 1: Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong một năm

theo đơn vị số lượng tối thiểu (viên, nang, ống...) và hàm lượng (mg, g, UI);


Bước 2: Tổng lượng thuốc tiêu thụ trong năm = số lượng × hàm lượng;



Bước 3: Tra cứu DDD từng thuốc theo ATC/DDD của WHO.



Bước 4: Tổng số DDD tiêu thụ trong năm = Tổng lượng thuốc tiêu thụ trong


năm / DDD của thuốc;


Bước 5: Số liều xác định trong 100 ngày giường bệnh = tổng số DDD tiêu thụ

trong năm × 100 / số ngày nằm viện.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft excel 2010.


×