Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tác dụng giải lo âu, an thần, chống trầm cảm thực nghiệm của loài stephania sinica dels và hoạt chất l tetrahydropalmati

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.77 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GIẢI LO Âu, AN THẦN, CHÓNG TRẦM CẢM
THựC NGHIỆM CỦA LOÀI STEPHANIA SINICA DIELS.
VÀ HOẠT CHÁT L-TETRAHYDROPALMATI
Lẽ Doãn Tri', Khổng Trọng Quân', Lê Thị Giang',
Mai Thị Huế', Đỗ Văn Quân', Đmh Đại Độ^
HDKH; TS. Nguyễn Hoàng Anh^, ThS. Nguyễn Thu Hằng^
^Sinh viên các khóa 63, 64, 65
^Bộ môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội
Từ khỏa: an thần, chổng trầm cảm, giải lo âu, L-tetrahydropalmatỉn,

s. sínica Diels.

Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đảnh giá tác dụng giải lo âu của dịch
chiết nước toàn phần từ củ loài Stephania sínica Diels. (SS) và hoạt chất Ltetrahydropalmatin (L-THP), tác dụng an thần và chống chống trầm cảm của LTHP trên các mô hĩnh dược lý thực nghiệm. Trên mô hình chữ thập nâng cao
(EPM), dịch chiết nước toàn phần của ss (liều 100 mg/kg đến 1000 mg/kg) có
tác dụng giải lo âu, trong đó liều 100 mg/kg còn thể hiện tác dụng này trên chuột
chịu stress do nuôi cô lập. L-THP (liều 0,1 mg/kg đến 1 mg/kg) thể hiện tác dụng
giải lo âu và tác dụng chổng rồi loạn hoảng sợ (dùng liều lặp lại 21 ngày) trên
mô hình EPMvà mô hình chữ T nâng cao (ETM) tương ứng. ở các mức liều giải
lo âu, L-THP không làm thay đổi hoạt động vận động tự nhiên của chuột (mô
hình môi trường mở, OFT) và không thể hiện tác dụng an thần (mô hĩnh kéo dài
thời gian ngủ do thiopental), ở các mức liều 0,1 mg/kg và 0,3 mg/kg, L-THP có
tác dụng chổng trầm cảm trên mô hình bơi cưỡng bức (FST). Các kết quả trên
góp phần tạo cơ sở cho định hướng nghiên cửu ứng dụng ss và L-THP trong
điều trị rối loạn tâm thần kinh bao gồm giải lo âu và chống trầm cảm, cũng như
cơ chế của các tác dụng dược lý này.
Đặt vấn đề
Rối loạn lo âu là tình trạng lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có
tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài, thưòng kết hợp với nhiều rối loạn khác như mất
ngủ, trầm cảm. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là phối họp liệu pháp tâm


lý với thuốc giải lo âu có nguồn gốc hóa dược. Hạn chế lớn nhất của các thuốc
này là tác dụng phụ, khả năng lệ thuộc thuốc và phản ứng cai thuốc. Vì vậy, sử
dụng các thuốc và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu hiện được coi là hướng tiếp
cận bổ sung và thay thế cho các thuốc có nguồn gốc hóa dược trong điều trị rối
loạn lo âu.


Tại Việt Nam, các loài của chi Stephania Lour, được nghiên cứu khá đây
đủ về hóa học và tác dụng an thần trên cơ sở chiết tách L-tetrahydropalmatin (LTHP) và kinh nghiệm sử dụng của nhân dân [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc
Huy và cộng sự cho thấy loài Stephania được tìm thấy ở Phong Nha - Kẻ Bàng
(Quảng Bình) được xác định là Síephanỉa sỉnica Diels. có tỷ lệ hoạt chất chính LTHP là 2,43% [2]. Nhằm tạo cơ sở cho việc phát triển dược liệu s. sinica và LTHP theo hướng tác dụng dược lý thần kinh và tâm thần, nghiên cứu được thực
hiện với 2 mục tiêu; (1) Đánh giá tác dụng giải lo âu thực nghiệm của dịch chiết
nước toàn phần của s. sinica-, (2) Đánh giá tác dụng giải lo âu, an thần, chống
trầm cảm thực nghiệm của hoạt chất L-THP.
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguyên liệu
Dược liệu
Củ của Stephania sinica Diels., họ Tiết dê (Menispermaceae) thu hái tại
vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình. Mau dược liệu được TS.
Nguyễn Quốc Huy định tên khoa học và lưu giữ tiêu bản.
Hóa chất
Diazepam (biệt dược Seduxen của Công ty Gedeon Richter, Hungari),
clomipramin (biệt dược Clomidep 25 mg của Công ty Sun Pharmaceutical
Industries, Ấn Độ), L-teừahydropalmatin chuẩn phân tích của công ty CP Tâm
Hiếu Đức (98,4%), thiopental natri của Rotexmedica (Đức).
Động vật thí nghiêm
Chuột nhắt trắng giống đực, chủng Swiss albino khỏe mạnh, trọng lượng
trung bình 18 - 22 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. Chuột cống
trắng giống cái, chủng Wistar, trọng lượng 150 - 200 g do Học viện Quân Y cung
cấp. Chuột được chia lô ngẫu nhiên 8 - 1 0 con/lô.

Phương pháp nghiên cứu
Mô hình gây stress cho chuột bằng phương pháp nuôi cô lập
Triển khai theo mô tả của Ojima và cộng sự [8 ]. Gây stress cô lập cho
chuột bằng cách nuôi tách riêng 1 con/lồng. Các thí nghiệm được tiến hành sau 5
tuần gây stress.
Mô hình chữ thập năng cao (elevatedplus maze, EPM)
Theo mô tả của Lister [7], Chuột nhắt được đặt vào vùng trung tâm, mặt
hướng về tay mở, sau đó được tự do di chuyển khám phá trong 5 phút. Ghi nhận
số lần vào và thời gian liru lại ở tay hở của mỗi chuột.
Mô hình chữ T nâng cao (elavated T maze, ETM)


Theo mô tả của Graeff và cộng sự [4]. Chuột cống được đặt vào cuối tay
kín, mặt hướng về vùng trung tâm. Ghi nhận thời gian chuột rời tay kín bằng cả 4
chân (tiềm tàng nền), sau đó ghi nhận lại thời gian này trong 2 lần tiếp theo đặt
chuột vào mô hình (né tránh 1 và né ừánh 2). Sau huấn luyện né tránh, chuột
được đặt lại vào phần cuối tay hở bên phải và ghi nhận thời gian chuột rời tay hở
này bằng cả 4 chân (chạy ừốn).
Mô hình môi trường mở (open - field test, OFT)
Theo mô tả của Todd và cộng sự [10], Chuột nhắt được đặt vào chính giữa
mô hình, thực hiện thử nghiệm trong 5 phút. Ghi nhận số đường kẻ đi qua, số lần
đứng bằng 2 chân của mỗi chuột.
Mô hình kéo dài thời gian ngủ do thiopental
Theo mô tả của Đỗ Trung Đàm [1]. Chuột nhắt được tiêm tĩnh mạch
thiopental liều 40 mg/kg. Đặt chuột nằm ngửa, thời gian ngủ do thiopental được
tính từ khi chuột bắt đầu ngủ đến khi chuột có phản xạ lật mình trở dậy.
Mô hình bơi cưỡng bức (forced swim test, FST)
Theo mô tả của Slattery và Cryan [9]. Chuột cống được thả bơi tự do và
quan sát trong 5 phút. Ghi nhận thời gian chuột trèo, bơi và bất động.
Xử lỷ sổ liệu

Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 và được biểu diễn dưới
dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn (X ± SE). Sử dụng Mann - Whitney u test
để so sánh sự khác biệt giữa các lô và có sự khác biệt khi p<0,05.
Kết quả nghiên cửu
Đánh giá tảc dụng giải lo âu của dịch chiết nước toàn phần s. sínica

'ỉ.

S'"

S »0
'ĩ ■

ạ„0

.V iCI

D iazepam

D ịcb rb i^ t

nuởt loàit ph àn s . sm ica

.VaCi

DlaK«pazn

300
ịOOp
e b i^ t nư<>< loáit p h ân S .sluic«


Hình 1. Tác dụng giải lo âu của diazepam và dịch chiết nước toàn phần của s.
sinica trên mô hình EPM ờ chuột không chịu stress, * p< 0,05; ** p<0,01 so với
nhóm chứng.


iOO
=■

sa

3E

60

**«>

1

c_]
C h u ộ t n u ô i <ô lậ p
azepani

C h u ộ t UMÓi có lậ p
D ịch c h ie ? nuó-c
toãin p L ẩ n S .s iu ỉc i

D ịc ỉi r h í ế r nuKỹc
t o á p p h í a s . s ín ic a


Hình 2. Tác dụng giải lo âu của diazepam và dịch chiết nước toàn phần s. sínica
trên mô hình EPM ở chuột chịu stress do nuôi cô lập, *^'^p < 0,05 so với nhóm
chứng bầy đàn,
< 0,05;
< 0,01 so với nhóm chứng nuôi cô lập.

Trên chuột không chịu stress, trên mô hình EPM, diazepam (2 mg/kg) và
dịch chiết nước toàn phần s. sínica ở các mức liều 100 mg/kg, 300 mg/kg, 1000
mg/kg tính theo dược liệu khô thể hiện tác dụng giải lo âu rõ rệt, làm tăng có ý
nghĩa thời gian lưu tại tay hở, tăng số lần ra tay hở so với nhóm chứng (p<0,05)
(hình 1). Mức liều 100 mg/kg được chọn cho thử nghiệm tiếp theo.
Trên chuột chịu stress do cô lập biểu hiện trạng thái lo âu rõ rệt, thể hiện ở
sự giảm có ý nghĩa số lần vào tay hở và ứiời gian lưu lại tay hở so với nhóm bầy
đàn (p<0,05). Diazepam (2 mg/kg) và dịch chiết nước toàn phần s. sinica (100
mg/kg) vẫn thể hiện tác dụng rõ rệt giải lo âu, làm tăng có ý nghĩa số lần và thời
gian lưu lại ở tay hở so với nhóm chứng chịu stress (p<0,05) (hình 2).
Đánh giá tác dụng giải lo âu của L-tetrahydropalmatin
Mô hình EPM: Trên mô hình EPM, diazepam (2 mg/kg) và L-THP (0,1
mg/kg, 0,3 mg/kg, 1 mg/kg và 10 mg/kg) thể hiện tác dụng giải lo âu rõ rệt, làm
tăng có ý nghĩa thời gian lưu lại tay hở so với nhóm chứng (p<0,05); trong đó
diazepam và L-THP (0,1 mg/kg) còn làm tăng có ý nghĩa số lần vào tay hở so với
lô chứng (p<0,05) (hình 3). Mức liều 0,1 mg/kg, 0,3 mg/kg và 1 mg/kg được
chọn cho thử nghiệm tiếp theo.

I

'I

S




'S‘ i

50


.5 „

_L
0 03

mg^kg

01

lủ
100

L -te tr* liỴ d ro p « Im « tÌD

mì.-ks

L -te tra h y d ro p a lm a tin

Hình 3. Tác dụng giải lo âu của diazepam và L-THP trên mô hình EPM, DZP:

diazepam, * p<0,05 so với nhóm chứng.



OBsSltr!«

a A v Q ld s r c e l

BAvoidsi-iceS MEscBpe

|:
L -te lra h y d ro p a lu ia tiii

L -t« { ra h T d ro p a im a tln

Hình 4. Tác dụng giải lo âu của L-THP và Clomipramin ừên mô hình ETM
A: liều đầu tiên, B: 21 ngày uống thuốc
* p<0,05 và ** p<0,01 so sánh với lô chứng.
Mô hĩnh ETM: Clomipramin (25 mg/kg) và L-THP (liều từ 0,1 mg/kg đến 1
mg/kg) làm tăng có ý nghĩa thời gian tiềm tàng của đáp ứng chạy trốn (escape) (p
< 0,05) sau khi dùng liều lặp lại ữong 2 1 ngày nhưng không thay đổi thời gian
tiềm tàng của đáp ứng này sau liều đầu tiên so với lô chứng. Tuy nhiên,
Clomipramin (25 mg/kg) và L-THP (liều 0,1 mg/kg đến 1 mg/kg) không thay đổi
ửiời gian tiềm tàng khám phá tay mở tại thời điểm ban đầu (baseline) và đáp úng
né tránh (avoidance) sau liều đầu tiên và dùng liều lặp lại ( 2 1 ngày) so với lô
chứng (hình 4).
Ảnh hưởng trên hoạt động vận động tự nhiên của L-tetrahydropalmatin
Mô hình OFT: L-THP và diazepam không làm thay đổi có ý nghĩa số
đường kẻ đi qua, số lần đứng bằng 2 chân của chuột ở cả sau uống liều đầu tiên
và sau 5 ngày uống thuốc so với lô chứng (hình 5).

n ig .k g

mg^kg


Di&z«pain

L-t et rabydropainiatin

L-te(rabydropaỉmatin

Hình 5. Ảnh hưởng tới hoạt động vận động tự nhiên của diazepam và L-THP
ữên mô hình OFT, ** p< 0,01 so với nhóm chứng.
Đánh giả tác dụng chổng trầm cảm của L-tetrahydropalmatin


Bảng 1. Ảnh hưởng trên thời gian ngủ do
thiopental của diazepam và L-THP,
** p < 0 ,0 1 so với nhóm chứng.

Lô chuột (n=10)

Thòi gian
ngủ do
thiopental

p so vói lô
chứng

(phút)
NaCl

4,96 ± 0,68


Diazepam 2 mg/kg

22,20 ± 4,72

0.000

L-THP 0,03 mg/kg

5,27 ± 0,72

0,905

L-THP 0,1 mg/kg

6,70 ± 1,13

0,400

L-THP 0,3 mg/kg

4,34 ±0,41

0,661

L-THP 1 mg/kg

4,32 ± 0,36

0,400


L-THP 3 mg/kg

6,28 ± 0,78

0,447

L-THP lOmg/kg

9,13 ± 1,06

L-THP 100 mg/kg

11,32± 1,61

0,002
0,000

N iC l

Clofflipramin

L-mrahydropilnarin

Hình 6 . Tác dụng chống trầm cảm của
Clomipramin và L-THP trên mô hình
chuột bơi cưõng bức (FTS), * p<0,05,
** p< 0 ,0 1 so với nhóm chứng.

Mô hình FST: Tác dụng chống trầm cảm của L-THP phụ thuộc liều: liều
0,1 mg/kg, 0,3 mg/kg, thuốc làm tăng có ý nghĩa thời gian bơi và giảm có ý nghĩa

thời gian bất động của chuột (p<0,05) so với lô chứng, tuy và tác dụng này không
còn thể hiện rõ rệt khi tăng liều lên Img/kg. Clomipramin (25 mg/kg) thể hiện tác
dụng chống trầm cảm rõ rệt hon L-THP, làm tăng có ý nghĩa thời gian trèo và lặn
của chuột, đồng thời làm giảm có ý nghĩa thời gian bất động của chuột (p<0,05)
so với chứng (hình 6 ).
Đánh giá tác dụng an íhần của L-tetrahydropalmatin
Tác dụng an thần của L-THP phụ thuộc liều: ở các mức liều thấp hơn 10
mg/kg, L-THP không làm thay đổi thời gian ngủ do thiopental so với lô chứng.
Trong cùng điều kiện thí nghiệm, diazepam (2 mg/kg) và L-THP ở các mức liều
cao ( 1 0 mg/kg và 10 0 mg/kg) thể hiện rõ tác dụng an thần, làm tăng có ý nghĩa
thời gian ngủ với thiopental (p<0,05) so vói lô chứng (bảng 1).
Bàn luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết nước toàn phần của s. sinica Diels.
có tác dụng giải lo âu trên mô hình EPM tưong tự diazepam và tác dụng này phụ
thuộc vào liều, ở liều tối thiểu có tác dụng, trên chuột chịu stress do cô lập, s.
sinica vẫn thể hiện tác dụng giải lo âu. Chuột chịu stress do cô lập thể hiện trạng
thái lo âu rõ rệt hơn nhóm chuột nuôi bầy đàn. Sự thay đổi về hành vi của chuột
chịu stress, được giả thuyết liên quan đến hoạt hóa hệ noradrenergic trung ương
và yếu tố giải phóng corticotrophin (CRF) ở vùng dưới đồi hay giảm khả năng


điều biến của GABA trong việc mở kênh c r, có thể thay đổi tác diing giải lo âu
của các thuốc [8 ],
Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định tác dụng giải lo âu của L-THP tt-ên mô
hình EPM tương tự diazepam và tác dụng này thể hiện rõ rệt ở liều thấp (từ 0,1
mg/kg đến 1 mg/kg) và giảm dần tác dụng khi tăng liều, thay thế vào đó là tác
dụng an thần. Cơ chế giải lo âu của L-THP chứng minh có thể thông qua tương
tác với vị trí gắn của benzodiazepin trên receptor GABAa [5]. Trên mô hình
ETM, L-THP (0,1 mg/kg đến 1 mg/kg) thể hiện tác dụng chống rối loạn hoảng sợ
tương tự Clomipramin sau khi dùng liều lặp lại 21 ngày, nhưng không thế hiện tác

dụng chống rối loạn lo âu lan tỏa. Trong khi đó, L-THP và Clomipramin liều đơn
có xu hướng làm gia tăng rối loạn lo âu lan tỏa và hoảng sợ trên chuột. Kết quả
này tương ứng với các bằng chứng lâm sàng cho thấy rằng các thuốc chống trầm
cảm ở những liều đầu tiên làm gia tăng sự lo lắng và tác dụng giải lo âu sẽ xuất
hiện dần khi sử dụng thuốc kéo dài [6 ]. ở mức liều giải lo âu, L-THP không ảnh
hưởng đến hoạt động vận động tự nhiên (mô hình OFT) cũng như không thể hiện
tác dụng an thần trên kéo dài thời gian ngủ do thiopental. Khi tăng mức liều lên
hơn 10 mg/kg, L-THP thể hiện tác dụng an thần rõ rệt. Tác dụng an thần của LTHP cũng đã được chứng minh có liên quan đến kliả năng hoạt hóa receptor
GABAa [5]. Trên mô hình FST, L-THP thể hiện tác dụng chống trầm cảm ở mức
liều giải lo âu; hướng tới giả thuyết về cơ chế tác dụng của L-THP có thể liên
quan tới dẫn truyền serotonin tưoTig tự cơ chế chống rối loạn hoảng sợ và chống
trầm cảm của thuốc chống trầm cảm 3 vòng [3],
Kết luận
Dịch chiết toàn phần s. sínica Diels, (liều từ 100 mg/kg đến 1000 mg/kg)
thể hiện tác dụng giải lo âu trên mô hình EPM ở cả chuột bình thưòmg và chuột
chịu stress. L-THP (liều từ 0,1 mg/kg đến 1 mg/kg) thể hiện tác dụng giải lo âu
(mô hình EPM) và tác dụng chống rối loạn hoảng sợ (mô hình chữ ETM) nhưng
không ảnh hưởng hoạt động vận động tự nhiên của chuột (mô hình OFT) và
không thể hiện tác dụng an thần (kéo dài thời gian ngủ do thiopental); đồng thời
cũng thể hiện tác dụng chống trầm cảm (mô hình FST).


Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Trung Đàm, Đỗ Thị Phượng (2006), Tác dụng an thần của senin, bột
alcaloid lá sen, Tạp chí Dược Học, 368, tr. 19-22.
2. Nguyễn Quốc Huy (2010), Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học, một
số tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Stephania Lour, ở Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Dược học.
3. Cryan JF, Markou A, Lucki I. (2002), Assessing antidepressant activity in
rodents: recent developments and future needs, TRENDS in Pharmacological

Sciences, vol. 23 (5), pp. 238-245.
4. Graeff F.G., Netto C.F., Jr H.l.z. (1998), The elevated T-maze as an
experimental model of anxiety, Neuroscience and Biobehavioral Reviews,
23, pp. 237-246.
5. Halbsguth c., Meibner o., Haberlein H. (2003), Positive cooperation of
protoberberine type 2 alkaloids from Corydalis cava on the GABAa binding
site, Planta Med, 69, pp. 305-209.
6 . Liebowitz (1989), Antidepressants in panic disorders, Psychiatry, 155, pp.
46-52.
7. Lister RG (1987), The use of a plus-maze to measure anxiety in the
mouse, PsychopharmacoL, 92, pp. 180-185.
8 . Ojima K., Matsumoto K., Tohda M.,Watanabe H. (1995), Hyperactivity of
central noradrenergic and CFR systems is involved in social isolationinduced
decrease in pentobarbital sleep, Brain Res., 684, pp. 87-94.
9. Slattley DA & Cryan JF (2012), Using the rat forced swim test to assess
antidepressant-like activity in rodents, Nature protocol, vol. 7(6), pp. 10091014.
10. Todd D. Gould, David T. Dao, Colleen E. Kovacsics (2009), The open field
test, Anxiety and related phenotypes in Mice - Characterization using
behavioral tests - Neuromethods, pp. 1-20.



×