Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi thử THPT QG 2015 môn hóa có lời giải chi tiết chuyên hà giang lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.53 KB, 10 trang )

1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2014-2015
MÔN HÓA HỌC - LẦN 1
Ngày thi :
07 /02/2015
Thời gian làm bài: 90 phút;
Số câu trắc nghiệm: 50 câu

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, không sử dụng bảng HTTH , bảng tính tan)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137.
Câu 1: Lấy 9,9 gam kim loại M có hoá trị không đổi đem hoà vào HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít hỗn
hợp khí X ( ở ĐKTC) gồm hai khí NO và N2O, tỉ khối của khí X đối với H2 bằng 18,5. Vậy kim loại M là
A. Zn
B. Al
C. Mg
D. Ni
Câu 2: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?
A. Etylamin.
B. Propylamin.
C. Metylamin.

D. Phenylamin.


Câu 3: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Glucozơ.
B. Etyl axetat.
C. Saccarozơ.
D. Metylamin.
Câu 4: Cho biết các phản ứng xảy ra như sau:
2FeBr2 + Br2 
2NaBr + Cl2 
→ 2FeBr3 (1)
→ 2NaCl + Br2 (2)
Phát biểu đúng là:
A. Tính khử Cl- mạnh hơn của Br −
B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2
C. Tính khử của Br − mạnh hơn Fe2+
D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+
Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau
(1). Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AgNO3
(2). Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(3). Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4
(4). Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
(5). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là:
A. 2
B. 5
C. 3

D. 4

Câu 6: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các
chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X.
B. Z, T, Y, X.
C. T, X, Y, Z.
D. Y, T, X, Z.
Câu 7: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.
B. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.
C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
D. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.
Câu 8: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 8,2.
B. 12,3.
C. 10,2.
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + KCl + H2SO4 
K2SO4 + MnSO4 + Cl2 + H2O.
Hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng lần lượt là:
A. 4,5,8
B. 3,7,5.
C. 2,8,6

D. 15,0.

D. 2,10, 8
Trang 1/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
Câu 10: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với

hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:
A. 2,2,3,3-tetra metylbutan.
B. 3,3-đimetylhecxan.
C. 2,2-đimetylpropan.
D. isopentan.
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát
ra 6,72 lít khí (đktc).Hỏi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chât rắn:
A. 27,85
B. 28,95
C. 29,85
D. 25,89
Câu 12: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4).
Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1).
Câu 13: Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(etylen-terephtalat).
B. polietilen.
C. poli(vinyl clorua).
D. poliacrilonitrin.
Câu 14: Có bao nhiêu ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất ?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối.
Công thức của X là
A. H2N - CH2 - CH2 - COOH.
B. H2N - CH2 - COOH.
C. H2N - CH(CH3) - COOH.
D. H2N - CH2 - CH2 - CH2 - COOH.

Câu 16: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được
CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5.
B. HCOOC2H5.

C. CH3COOCH3.

D. C2H5COOH.

Câu 17: Các nguyên tố sau X(có điện tích hạt nhân z=11) , Y(z=12) ,Z(z=19) được sắp xếp theo chiều
bán kính nguyên tử giảm dần ( từ trái qua phải ) như sau :
A. Z,X ,Y
B. Y , Z ,X
C. Z, Y,X
D. Y,X,Z
Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong không khí thu được chất rắn là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe.
D. Fe2O3.
Câu 19: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2?
A. HCOO-C2H5.
B. CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. CH3-CHO.
Câu 20: : Cho cân bằng (trong bình kín):
CO (k) + H2O (k)

CO2 (k)
+ H2 (k)

∆H < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) Thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2 ;
(4) Tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.
Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (4), (5)
C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Câu 21: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 42,75 gam
kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là
94,2375 gam. Giá trị của x là
A. 0,4
B. 0,35
C. 0,45
D. 0,3
Câu 22: Một tripepit X cấu tạo từ các α–aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có
phần trăm khối lượng nitơ là 20,69%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Trang 2/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
Câu 23: Hấp thụ hoàn toàn V lit CO2(ở đktc) vào bình đựng 200ml dung dịch NaOH -1M và Na2CO3
-0,5M .Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị V là
A. 1,12

B. 4,48
C. 2,24
D. 3,36
Câu 24: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X (có điện tích hạt nhân Z = 26), X
thuộc nhóm
A. VIIIB.
B. IIA.
C. VIB.
D. IA.
Câu 25:
Cho dãy biến hoá:
X  Y  Z  T  Na2SO4.
Các chất X, Y, Z, T có thể là:
A. S, SO2,SO3, NaHSO4
C. FeS2, SO2, SO3, H2SO4

B. Tất cả đều đúng
D. FeS, SO2, SO3,NaHSO4

Câu 26: Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH - COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat.
B. propyl fomat.
C. etyl axetat.
D. metyl acrylat.
Câu 27: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. etanol, fructozơ, metylamin.
B. glixerol, glyxin, anilin.
C. metyl axetat, glucozơ, etanol.
D. metyl axetat, alanin, axit axetic.
Câu 28: Cho 2 anken tác dụng H2O xúc tác dung dịch H2SO4 loãng chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai

anken đó là
A. eten và but-2-en .
B. eten và but-1-en .
C. propen và but-2-en .
D. 2-metylpropen và but-1-en
Câu 29: Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 21,6.
C. 32,4.

D. 16,2.

Câu 30: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện
A. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.
B. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
C. kết tủa màu xanh.
D. kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm etylen và propylen với tỷ lệ thể tích tương ứng là 3:2. Hiđrat hoá hoàn toàn một
thể tích X thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó tỷ lệ về khối lượng các ancol bậc 1 so với ancol bậc hai
là 28:15. Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol iso-propylic trong hỗn hợp Y là :
A.11,63%
B. 43,88%
C. 44,88%
D. 34,88%
Câu 32: Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là:
A. Mg, Na.
B. Cu, Mg.
C. Zn, Cu.
D. Zn, Na.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 thu khí SO2 , toàn bộ khí đó được hấp thu hết vào 100 ml dung
dịch chứa NaOH - 1 M và Ba(OH)2 - 1 M thu được 21,7 g kết tủa . Giá trị của m là :
A. 14 gam
B. 6,0gam
C. 12 gam
D. 6,0 hoăc 12 gam
Câu 34: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam
kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3 và không có khí H2 bay ra.
A. 6,4
B. 2,4
C. 3,2
D. 1,6
Câu 35: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:
A. Cu, Mg, Zn.
B. Mg, Cu, Zn.
C. Cu, Zn, Mg.
D. Zn, Mg, Cu.
Câu 36: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp
gồm Fe và Cu có tỷ lệ mol tương ứng 1 : 1 (biết rằng phản ứng tạo sản phẩm khử duy nhất là NO) là
A. 1 lit
B. 0,6 lit
C. 0,8 lit
D. 1,2 lit

Trang 3/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
Câu 37: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất . Đốt cháy hoàn
toàn 8,9g X thu được 0,3mol CO2; 0,35mol H2O và 1,12 lít khí N2 (đktc). Khi cho 4,45g X phản ứng với

một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, đun nóng thu được 4,85g muối khan. Công thức cấu tạo đúng của X
A. H2N-CH2-COOCH3
B. H2N-CH2 – CH2-COOH
C. CH3-COO-CH2- NH2
D. CH3-CH2 –COONH4
Câu 38: Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Fe, Mg, Al vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất kết tủa và
dung dịch X . Cho NH3 dư vào dung dịch X , lọc kết tủa nhiệt phân không có không khí được 9,1 gam
chất rắn Y. Giá trị m là :
A. 48,6
B. 10,8
C. 32,4
D. 28,0
Câu 39: Nhỏ từ từ 350 ml dung dịch NaOH -1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 thì thu được 3,9 gam kết
tủa.Nồng độ mol của AlCl3 là:
A. 1,0 M hoặc 0,5 M
B. 0,5 M
C. 1,5M
D. 1,0 M
Câu 40: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X gồm
Al , Fe , FeO , Fe3O4 , Al2O3 . Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được 0,15 mol khí H2 và m
gam muối. Giá trị của m là
A. 41,97
B. 32,46
C. 32,79
D. 31,97
Câu 41: Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại
A. Zn.
B. Ag.
C. Cu.
D. Au.

Câu 42: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni
thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom
(dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là:
A. 8,0.
B. 16,0.
C. 32,0.
D. 3,2.
Câu 43: Người ta thu O2 bằng cách đẩy nước là do tính chất
A. khí oxi tan tốt nước
B. khí oxi khó hoá lỏng
C. khí oxi ít tan trong nước
D. khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 44: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1
mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và
tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
B. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
D. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều
kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì
thu được 0,04 mol Ag. X là
A. anđehit no, mạch hở, hai chức.
B. anđehit fomic.
C. anđehit axetic.
D. anđehit không no, mạch hở, hai chức.
Câu 46: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà
phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với
X?
A. 5.

B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 47: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và
7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH2OOCH.
B. HCOOCH2CH2OOCCH3.
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCH
D. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
Trang 4/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
Câu 48: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?
A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.
B. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
C. Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng
D. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).
Câu 49: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết
tủa. Chất X là
A. CaCO3.
B. Ca(HCO3)2.
C. AlCl3.
D. BaCl2.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no A mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng thể tích
gấp 5 lần thể tích hơi ancol A đã dùng (ở cùng điều kiện). Vậy số công thức cấu tạo của A là
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
----------- HẾT ----------

PHẦN LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Chọn đáp án B
 NO : 0,1 BTE

→ n e = 0,1.3 + 0,1.8 = 1,1
Ta có : n X = 0, 2 
 N 2 O : 0,1
Vậy M =

9,9
.n = 9n
1,1

n = 3
→
 M = 27

→ Al

Câu 2: Chọn đáp án D
Câu 3: Chọn đáp án D
Câu 4: Chọn đáp án D
Dạng câu hỏi này khá hay nhưng cũng “diễm xưa” rồi.Thực chất là sự so sánh tính khử và tính oxi hóa
dựa vào quy tắc “chất khử mạnh tác dụng với chất oxi hóa mạnh tạo chất khử và chất oxi hóa yếu hơn”.
Do đó,với (1) tính khử của Fe2+ lớn hơn Br − và tính oxi hóa của Br2 lớn hơn của Fe3+
Với (2) tính khử của Br − lớn hơn Cl− và tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn Br2
Câu 5: Chọn đáp án A

(1). Không có vì Ag(OH) tạo phức tan trong NH3 dư.
(2). Có SO2 + 2H 2S → 3S ↓ + H 2 O
(3). Không vì Ag3PO4 tan trong HNO3
(4). Có kết tủa trắng AgCl
(5). Không vì Al(OH)3 tan trong NaOH dư.
Câu 6: Chọn đáp án A
Khi các chất hữu có có M tương đương nhau thì người ta dựa vào liên kết H để so sánh nhiệt độ sôi.
Axit > ancol > ete Vậy X > Y > Z > T
Câu 7: Chọn đáp án C
Câu 8: Chọn đáp án C
Dễ thấy X là HCOOCH3 → m HCOONa =

9
.68 = 10, 2(gam)
60

Câu 9: Chọn đáp án D


+
2+
Ta sử dụng phương trình ion : 2MnO 4 + 10Cl + 16H → 2Mn + 5Cl 2 + 8H 2O

Điền hệ số vào phương trình phân tử ta có :
Trang 5/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
2KMnO4 + 10KCl +8 H2SO4 
Câu 10: Chọn đáp án C

Ta có : M = 75,5.2 = 151

5K2SO4 + 2MnSO4

→ M ankan = 151 + 1 − 80 = 72

+ 5Cl2 + 8H2O.

C5 H12

Câu 11: Chọn đáp án B
 H 2 : 0,3(mol) 
→ n Na

Ta có :  H 2SO 4 : 0, 05(mol)
 HCl : 0,1(mol)

BTE

 Na + : 0, 6
= 0, 6
 2−
SO : 0, 05
BTDT

→ Dung dÞch  −4
Cl : 0,1
OH − : 0, 4



BTKL

→ m = 28,95(gam)

Câu 12: Chọn đáp án D
PH càng lớn thì tính bazo càng lớn và ngược lại PH càng bé thì tính axit các mạnh.
Vậy về PH : H2SO4 < HCl < KNO3 < Na2CO3
Câu 13: Chọn đáp án A
dong trung ngung
A. Tơ láp san : HOOC − C 6 H 4 − COOH + HO − [ CH 2 ] 2 − OH → lapsan
xt ,t , p
B. nCH2=CH2 
→ ( CH2 - CH2 )n
trung hop
→ [ −CH 2 − CHCl − ] n
C. Tơ PVC : CH 2 = CHCl 

trung hop
→  −CH 2 − CH ( CN ) −  n
D. Tơ nitron hay olon: nCH 2 = CH − CN 
Câu 14: Chọn đáp án C
Các ancol C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất là :
(1) CH3 − CH 2 − CH 2 − CH 2 − CH 2 − OH

(2) CH3 − CH 2 (CH3 ) − CH 2 − CH 2 − OH
(3) HO − CH 2 − CH 2 (CH 3 ) − CH 2 − CH 3
Chú ý : Với ancol CH3 − CH 2 − CH 2 (OH) − CH 2 − CH 3 có đồng phân Cis – trans
Câu 15: Chọn đáp án B
4,85 − 3, 75
BTKL

→ nX =
= 0, 05 → M X = 75 → Gly
Ta có : 
23 − 1
Câu 16: Chọn đáp án C
Câu 17: Chọn đáp án A
Z = 11 nên X là Na thuộc chu kì 3.
Z = 12 nên Y là Mg thuộc chu kì 3.
Z = 19 nên Z là K thuộc chu kì 4 (bán kính lớn nhất).Vậy Z > X > Y
Câu 18: Chọn đáp án D
Câu 19: Chọn đáp án B
Câu 20: Chọn đáp án A
Nhận thấy số phân tử khí ở hai vế phương trình như nhau nên áp suất không ảnh hưởng tới chuyển dịch
cân bằng.Vậy các yếu tố ảnh hưởng là :
(1) tăng nhiệt độ; (2) Thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2 ;
Câu 21: Chọn đáp án C
Chú ý :
(1). Trong bài toán này người ta không vớt kết tủa lần đầu ra mà cứ để yên rồi đổ thêm Ba(OH)2 vào.
Trang 6/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
(2). Để mò ra đáp án nhanh bài toán này các bạn cần tư duy nhanh xem lượng kết tủa ở lần 1 và 2 có bị
tan phần nào không.Điều này khá đơn giản.
+Nhìn nhanh qua đáp án cũng khẳng định được ở lần 1 muối sunfat có dư.
+Khi đổ thêm Ba(OH)2 dễ thấy Al(OH)3 bị tan vì khi x = 0,45 vẫn bị tan.
BT.SO4
→ BaSO 4 : 0, 75x
 Al3+ : 0,5x
 

Ba(OH)2 :0,35(mol)
→ 
Khi đó ta có:  2 −

BT.OH
→ 0,5x.3 + (0,5x − n Al(OH)3 ) = 0, 7
 
SO4 : 0, 75x
2−

→ 0,5x.3 + (0,5x − n Al(OH)3 ) = 0, 7

→ n Al(OH)3 = 2x − 0, 7

BaSO4 : 0, 75x
BTKL

→ 233.0, 75x + 78(2x − 0, 7) = 94, 2375 → x = 0, 45
Vậy 94, 2375 
n
:
2x

0,
7
 Al(OH)3
Bài này các bạn cũng có thể dùng thủ đoạn truyền thống “thử đáp án”
Câu 22: Chọn đáp án B
14.3
= 0, 2069 → 2R1 + R 2 = 239 → 2.75 + 89 = 239

Ta có :
2R1 + R 2 − 18.2
Vậy X tạo bởi 2 phân tử Gly và 1 phân tử Ala.Các CTCT có thể là :
Gly − Gly − Ala
Gly − Ala − Gly
Ala − Gly − Gly
Câu 23: Chọn đáp án A
 NaOH : a
 NaOH : 0, 2

Tr­ êng­hîp­1
→
→19,9  BTNT.Na
Ta có : 
0, 2 − a
→ Na 2 CO3 : 0,1 +
 Na 2 CO3 : 0,1
 
2
0, 2 − a
BTKL

→ 40a + 106(0,1 +
) = 19,9 → a = 0,1(mol) → V = 1,12(lit)
2
 NaHCO3 : a

Tr­ êng­hîp­1
BTKL
→19,9  BTNT.Na

→ a < 0 (Vô lý)
0, 4 − a 


Na
CO
:
2
3

2
CO2

Câu 24: Chọn đáp án A
6
2
Cấu hình của Fe (Z = 26) là : [ Ar ] 3d 4s

Câu 25: Chọn đáp án B
Cho dãy biến hoá:
X  Y  Z  T  Na2SO4.
O2
O2
NaOH
NaOH
S → SO 2 → SO3 
→ NaHSO 4 
→ Na 2SO 4
1:1
1:1

O2
O2
H2O
NaOH
FeS2 
→ SO 2 
→ SO3 
→ H 2SO 4 
→ Na 2SO 4
1:2
O2
O2
H2O
NaOH
FeS 
→ SO 2 
→ SO3 
→ H 2SO 4 
→ Na 2SO 4
1:2

Câu 26: Chọn đáp án D
Câu 27: Chọn đáp án D
A loại vì cả 3 chất đều không tác dụng.
B loại vì glixerol, anilin không tác dụng.
C loại vì glucozơ, etanol không tác dụng
D đúng CH3COOCH3, CH 2 − CH(NH 2 ) − COOH , CH3COOH đều tác dụng với NaOH.
Câu 28: Chọn đáp án A

Trang 7/10 - Mã đề thi 132



1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
CH 2 = CH 2
Nhận thấy 
cộng nước mỗi chất chỉ cho 1 ancol tương ứng.
CH 3 − CH = CH − CH 3
Câu 29: Chọn đáp án B
18
AgNO3 / NH3
= 0,1 
→ n Ag = 0, 2 → m Ag = 21, 6(gam)
Ta có : n Glu =
180
Câu 30: Chọn đáp án B
Câu 31: Chọn đáp án A
CH 3CH 2OH : 3
 n CH2 =CH 2 = 3(mol)

H2O

→ CH 3CH 2CH 2OH : a
Ta có : 
 n CH2 =CH −CH3 = 2(mol)
CH CH(OH)CH : b
3
 3
a + b = 2
a = 1,5
0,5.60


→  46.3 + 60b 28 → 
→ %CH3CH(OH)CH 3 =
= 11, 63%
b
=
0,5
3.46
+
2.60
=

 60a
15
Câu 32: Chọn đáp án A
Điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại mạnh (kiềm, kiềm thổ, nhôm)
Chú ý : Người ta không điện phân nóng chảy AlCl3 vì chất này rất dễ thăng hoa (bay hơi)
Câu 33: Chọn đáp án khác
 n NaOH = 0,1

Ta có :  n Ba (OH)2 = 0,1 khi đó BTNT.S dễ thấy khi 0,1 ≤ n SO2 ≤ 0, 2 thì lượng kết tủa vẫn không thay đổi

 n BaSO3 = 0,1
và vẫn là 21,7 gam.Vì sau khi S chui hết vào NaHSO3 nếu sục tiếp thì SO2 mới hòa tan kết tủa.
Như vậy,đáp án đề bài ra không hợp lý.
BTNT.S
→ 0, 05.120 ≤ m FeS2 ≤ 0,1.120
→ 6 ≤ m FeS2 ≤ 12
Đáp án chính xác phải là 
Câu 34: Chọn đáp án D

 H + : 0, 2


→ n NO = 0, 05(mol)
Ta có :  NO3 : 0, 2
 +

 4H + NO3 + 3e → NO + 2H 2O
Cl − : 0, 2


 NO3 : 0, 2 − 0, 05 = 0,15 BTDT

→ 2a + 0, 2 = 0,15 + 0, 2 → a = 0, 075(mol)
Khi đó dung dịch có :  2 +
 Fe : 0,1
Cu 2+ : a

BTNT.Cu

→ m = (0,1 − 0, 075).64 = 1, 6(gam)

Câu 35: Chọn đáp án C
Theo dãy điện hóa.
Câu 36: Chọn đáp án C
HNO3 ít nhất khi muối là Fe2+
 n Fe = 0,15 BTE
BTNT.N

→ n NO = 0, 2 

→ n HNO3 = 0,15.4 + 0, 2 = 0,8(mol)
Ta có : 
 n Cu = 0,15
Trang 8/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
→ V = 0,8(lit)
Câu 37: Chọn đáp án A
Có thể nhận xét nhanh M X = 89 .
4, 45
4,85
= 0, 05 → M RCOONa = R + 44 + 23 =
= 97 → R = 30 H 2 N − CH 2 −
89
0, 05
Vậy X là : H2N-CH2-COOCH3
Do đó n X =

Câu 38: Chọn đáp án A
Chú ý : vì AgNO3 dư nên dung dịch có Fe3+ mà không có Fe2+
9,1 − 5,5
BTKL
oxit
BTE
→ n Trong
=
= 0, 225 
→ n e = n Ag = 0, 45 → m = 48, 6(gam)
Ta có : 

O
16
Câu 39: Chọn đáp án D
 n ↓ = 0, 05
n −
→ n ↓ < OH nên kết tủa đã max rồi lại bị tan.
Nhân thấy 
3
 n OH− = 0,35
Chú ý : Đáp án A là cái bẫy cho những bạn nào cẩu thả,hấp tấp.
Câu 40: Chọn đáp án D
Một câu hỏi được đặt ra ngay là .H trong HCl đi đâu ?
Hỏi vớ vẩn ...biến thành nước và H2 ...Đừng hỏi O ở đâu kết hợp với H trong HCl thành nước nhé.
BTNT.O
 
→ n H2O = 0, 04.4 = 0,16 BTNT.H

→ n HCl = 0, 62(mol)
Rồi ok 
n
=
0,15
 H2
m = 0,12.27
1 4 44+20,404.3.56
4 43 + 0, 62.35,5 = 31,97(gam)

Fe,Al

Câu 41: Chọn đáp án A

Câu 42: Chọn đáp án B
C4 H 4 : 0,1 Ni
→ M Y = 29
Ta có : X 
 H 2 : 0,3

BTKL

→ nY =

0,1.52 + 0,3.2
= 0, 2(mol)
29

Ph¶n­øng
= n X − n Y = 0, 4 − 0, 2 = 0, 2(mol)
Vậy ∆n ↓= n H2
BTLK.π
Ph¶n­øng
Ph¶n­øng
→
3.n C4 H4 = 3.0,1 = n HPh¶n­øng
+ n Br
→ n Br
= 0,1→ m = 16(gam)
2
2
2

Câu 43: Chọn đáp án C

Câu 44: Chọn đáp án A
Thủy phân X thu được Val – Phe nên loại D
Thủy phân X thu được Gly-Ala-Val nên lại B.Với A và C chỉ có A hợp lý.
Câu 45: Chọn đáp án B
X cháy cho thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước nên X là andehit no đơn chức.
Lại có : n X : n Ag = 1: 4 nên X chỉ có thể là HCHO.
Câu 46: Chọn đáp án A
Ta có : M X = 3,125.32 = 100 .Vậy các CTCT có thể có của X là:
(1) CH3 − CH 2 − COOCH = CH 2
(2) CH3 − COOCH = CH − CH 3
(3) HCOOCH = CH − CH 2 − CH 3
(4) HCOOCH = CH(CH 3 ) − CH 3
Trang 9/10 - Mã đề thi 132


1000 đề thi môn Hóa có lời giải chi tiết tại website
Câu 47: Chọn đáp án C
Z phải là ancol có các nhóm – OH kề nhau.
7, 6
= 76
→ Z : HO − CH 2 − CH(CH 3 ) − OH
Ta có : M Z =
0,1
Câu 48: Chọn đáp án C
A. Fe 2 O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H 2O
B. 2Fe(OH)3 + 3H 2SO 4 → Fe 2 (SO 4 )3 + 6H 2O
HNO3
Fe
C. Fe 
→ Fe3+ 

→ Fe 2+
HNO3
D. FeO 
→ Fe3+

Câu 49: Chọn đáp án B
X có thể tác dụng với HCl → Loại C và D
X + Ca(OH) 2 sinh ra kết tủa nên X là Ca(HCO3)2.
Câu 50: Chọn đáp án B
 nCO 2
O2
→
→ n + n +1 = 5 → n = 2
Ta có : C n H 2n + 2 O x 
(n + 1)H 2O
Vậy A có thể là : C 2 H5 − OH hoặc HO − C2 H 4 − OH
----------- HẾT ----------

Trang 10/10 - Mã đề thi 132



×