Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

40 câu kèm lời giải Ancol phản ứng thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.95 KB, 18 trang )

Ancol Phản ứng thế

Câu 1. Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác
dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 2. Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol rượu no X với 0,02 mol rượu no Y rồi cho hỗn hợp tác
dụng hết với Na đc 1,008 lít H2
Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol rượu X với 0,015 mol rượu Y rồi cho hỗn hợp tác dụng với Na đc
0,952 lít H2
Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp rượu như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất
cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21
gam. Biết thể tích các khí đo ở đkc. Công thức 2 rượu là
A. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2
B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3
C. CH3OH và C2H5OH
D. Không xác định được
Câu 3. Cho 4,65 gam rượu no đa chức Y tác dụng với Na dư sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). MY ≤ 70
đvC. Công thức phân tử của Y là
A. C3H5(OH)3.
B. C2H4(OH)2.
C. C4H8(OH)2.
D. C3H6(OH)2.
Câu 4. Cho 100 gam dung dịch ancol đơn chức mạch hở X có nồng độ 46%. Thêm vào dung
dịch này 60g ancol Y là đồng đẳng kế tiếp của X được dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A
tác dụng hết với Na thu được 56 lít H2 ở đktc. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là
A. C4H9OH và C5H11OH.
B. CH3OH và C2H5OH.
C. C2H5OH và C3H7OH.


D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 5. Đun nóng ancol no, đơn chức A với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y
(chứa C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,4% về khối lượng. Công thức phân tử của A là


A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. C3H7OH.
D. C4H9OH.
Câu 6. Cho 10,1 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng (X1
chiếm 80% về số mol và MX1 < MX2 ) tác dụng hết với 6,9 gam Na kết thúc phản ứng thu được
16,75 gam chất rắn. Công thức của X1, X2 lần lượt là
A. C2H5OH và C3H7OH.
B. CH3OH và C4H9OH
C. CH3OH và C2H5OH.
D. C2H5OH và C4H9OH.
Câu 7. Cho 1,24 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml
khí H2 (đktc). Hỗn hợp các chất rắn chứa Na được tạo ra có khối lượng bao nhiêu ?
A. 1,90 gam.
B. 1,585 gam.
C. 1,93 gam.
D. 1,57 gam.
Câu 8. Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức X tác dụng với Na dư, sau phản
ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). X là ancol nào sau đây?
A. CH3OH.
B. CH3CH2OH.
C. CH3CH(OH)CH3.
D. CH2=CHCH2OH.
Câu 9. X, Y là hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6
gam X và 2,3 gam Y tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (đktc). X, Y có công thức phân tử

lần lượt là
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 10. Cho 1,52 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na
vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,18 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.


Câu 11. Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X
tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3OH.
B. CH3CH2OH.
C. HOCH2CH2OH.
D. HOCH2CH(OH)CH2OH
Câu 12. Cho 16,6 gam hỗn hợp X gồm etanol và propan-1-ol tác dụng hết với Na thu được 3,36
lít khí H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của etanol và propan-1-ol trong hỗn hợp X lần
lượt là
A. 44,48% và 55,52%.
B. 36,50% và 63,50%.
C. 27,71% và 72,29%.
D. 25,52% và 74,48%.
Câu 13. Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Khi hóa hơi hoàn toàn 0,38 gam X
thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,16 gam oxi đo trong cùng điều kiện. Mặt khác,
cho 0,57 gam X tác dụng hết với Na thấy thoát ra 168 ml khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X


A. C3H5(OH)3.
B. C3H6(OH)2.
C. C4H8(OH)2.
D. C2H4(OH)2.
Câu 14. Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết
với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 15. 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy
A có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. C3H6(OH)2.
D. C3H5(OH)3.
Câu 16. Có hai thí nghiệm sau :
TN 1: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam


H2.
TN 2: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới
0,1 gam H2.
A có công thức là
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. C3H7OH.
D. C4H7OH.
Câu 17. Cho 9,2 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức X tác dụng với Na dư, sau
phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). X là ancol nào sau đây ?

A. CH3OH.
B. CH3CH2OH.
C. CH3CH(OH)CH3.
D. CH2=CHCH2OH.
Câu 18. Cho 1,0 lít cồn 95o tác dụng với Na dư. Biết rằng rượu nguyên chất có khối lượng riêng
D = 0,8 g/ml. Thể tích H2 tạo ra ở đktc là
A. 432,3 lít.
B. 370 lít.
C. 216,2 lít.
D. 185 lít.
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no X cần 15,68 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng
thu được 26,4 gam CO2 và 14,4 gam nước. Mặt khác,cho 23 gam Na vào 2m gam ancol trên
thấy thoát ra a mol khí H2. Giá trị của a là
A. 1,2
B. 1,0
C. 0,4
D. 0,5
Câu 20. Cho Na dư vào một dung dịch cồn (C2H5OH + H2O), thấy khối lượng H2 bay ra bằng
3% khối lượng cồn đã dùng. Dung dịch cồn có nồng độ phần trăm là
A. 72,57%.
B. 70,57%.
C. 75,57%.
D. 68,57%.
Câu 21. Cho 0,1 mol ancol X phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Số nhóm
chức -OH của ancol X là
A. 3.


B. 1.
C. 4.

D. 2.
Câu 22. Cho 9,2 gam ancol X (nhóm -OH không quá 2) vào bình đựng Na dư. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn ta thấy khối lượng của bình đựng Na tăng 9,0 gam. Vậy X là
A. C2H6O
B. CH4O
C. C4H10O
D. C2H6O2
Câu 23. Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm C2H5OH và một ancol đơn chức X tác dụng với Na dư ta
thu được 2,24 lít H2 (đktc). Vậy công thức ancol X là
A. C3H7OH
B. C4H9OH
C. CH3OH
D. CH2= CHCH2CH2OH
Câu 24. Cho 16,6 gam hỗn hợp ancol etylic và propylic tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lit
khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng ancol etylic trong hỗn hợp là
A. 27,7 %
B. 72,3 %
C. 13,85 %
D. 86,15 %
Câu 25. X là một ancol no đa chức mạch hở có n nguyên tử cacbon và m nhóm -OH trong cấu
tạo phân tử. Cho 7,6 gam ancol trên phản ứng với lượng dư natri, thu được 2,24 lít khí (ở đktc).
Cho n = m + 1. Công thức cấu tạo của ancol X là:
A. C2H5OH
B. C2H4(OH)2
C. C3H6(OH)2
D. C3H5(OH)2
Câu 26. Một hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CHCH2OH, CH3CH2OH, C3H5(OH)3.Cho 25,4 gam
hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 25,4
gam hỗn hợp X thu được m gam CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của m là
A. 61,6 gam.

B. 52,8 gam.
C. 44 gam.
D. 55 gam.


Câu 27. Cho 13,80 g hỗn hợp X gồm glixerol và một ancol đơn chức Y tác dụng với Na dư thu
được 4,48 lít khí hiđro ở đktc. Lượng H2 do Y sinh ra bằng 1/3 lượng hiđro do glixerol sinh ra.
Tên của Y là
A. metanol
B. etanol
C. propan-1-ol
D. butan-1-ol
Câu 28. Một ancol hai chức X tác dụng hết với kim loại kali thu được muối Y mà mY = 2mX thì
X có công thức là
A. C2H4(OH)2
B. C3H6(OH)2
C. C4H8(OH)2
D. C4H6(OH)2
Câu 29. Cho 4,6 gam ancol đơn chức no mạch hở tác dụng vừa đủ với Na thu được 6,8 g muối
khan. Công thức của ancol là
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C4H9OH
Câu 30. Cho 16,6 gam một hỗn hợp 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của methanol
phản ứng với Na (dư) được 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo và % khối lượng của 2
ancol trong hỗn hợp đầu là
A. C2H5OH 27,7%; C3H7OH 72,3%
B. C2H5OH 35,5%; C3H7OH 64,5%
C. C3H7OH 27,7%; C4H9OH 72,3%

D. C3H7OH 35,5%; C4H9OH 64,5%
Câu 31. Hóa hơi hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai ancol no Y, Z thu được 1,568 lít hơi ở
81,9oC và 1,3 atm. Nếu cho hỗn hợp ancol này tác dụng với Na dư thì giải phóng được 1,232 lít
H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 7,48 gam CO2. Biết rằng Z chứa
nhiều hơn Y một nhóm chức. Công thức của hai ancol là
A. C2H5OH và C3H6(OH)2
B. C2H5OH và C2H4(OH)2
C. C3H7OH và C2H4(OH)2
D. C3H7OH và C3H6(OH)2


Câu 32. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na
dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị
của a là
A. 4,4
B. 8,8
C. 17,6
D. 13,2
Câu 33. Cho m gam ancol metylic vào K dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 6,4
B. 3,2
C. 6,6
D. 5,8
Câu 34. X là hỗn hợp chứa hai ancol đơn chức. Cho Na dư vào m gam X thì thấy thoát ra 2,016
lít khí đktc thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên thu được 0,3 mol CO2 và 0,4
mol H2O. Biết X không có khả năng làm mất màu dung dịch brom và tổng số nguyên tử H có
trong phân tử của các ancol trong X là 12. Tổng số nguyên tử C có trong phân tử các ancol
trong X là
A. 7.
B. 8.

C. 5.
D. 6.
Câu 35. X là ancol đơn chức, mạch hở. Cho X tác dụng với dung dịch HBr dư, đun nóng thu
được dẫn xuất Y. Phân tích Y thấy mC : mH : mBr = 6 : 1 : 20. Công thức phân tử của X là
A. C4H10O
B. C4H8O
C. C4H6O
D. C2H6O
Câu 36. Cho 10 ml ancol etylic 920 (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml) vào ống
nghiệm đựng 15 ml benzen. Lắc thật kĩ ống nghiệm và để yên. Sau đó cho 8,19 gam K vào ống
nghiệm trên. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là:
A. 1,12 lít
B. 1,68 lít
C. 1,792 lít
D. 2,285 lít
Câu 37. Cho glixerol tác dụng với HCl thu được sản phẩm X chứa 32,1% clo về khối lượng.
Công thức của X là


A. CH2OCl-CHO-CH2Cl
B. CH2Cl-CHOH-CH2OH
C. CH2Cl-CHCl-CH2Cl
D. CH2Cl-CHOH-CH2OH và CH2OH-CHCl-CH2OH
Câu 38. Cho 15,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu
được 21,8 gam chất rắn và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 39. Cho 2,84 gam hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X, Y tác dụng vừa đủ với Na. Sau phản

ứng thu được 4,6 gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (ở đktc)?
A. 0,896 lít.
B. 1,12 lít.
C. 1,792 lít.
D. 2,24 lít.
Câu 40. Cho 30 gam ancol đơn chức X tác dụng hết với natri tạo ra 5,6 lít khí H2 (đktc). X là
A. C2H5OH.
B. C3H7OH.
C. C3H5OH.
D. CH3OH.

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án: D


Theo BTKL: mH2 = 15,6 + 9,2 - 24,5 = 0,3 gam → nH2 = 0,15 mol.
→ nhh ancol = 0,3 mol → Mancol = 15,6 : 0,3 = 52
→ hh ancol gồm C2H5OH (M = 46) và C3H7OH (M = 60)
Câu 2: Đáp án: B
Gọi số nhóm chức của X và Y là a,b

0, 015a + 0, 02b = 0, 09

Ta có : 0, 02a + 0, 015b = 0, 085
a = 2
⇒

b = 3
loại A và D
Ở thí nghiệm 3: khi đốt cháy ta đc 6,21g H 2O


Câu 3: Đáp án: B
MY < 70 → Y có 1 chức hoặc hai chức.
• TH1: Y có 1 chức.
nH2 = 0,075 mol → nY = 0,15 mol → MY = 4,65 : 0,15 = 31 → loại.
• TH2: Y có 2 chức.
nY = 0,075 mol → MY = 4,65 : 0,075 = 62 → C2H4(OH)2
Câu 4: Đáp án: C

Như vậy trong dd A có:

46 gX

60 gY
54 gH O

2

Cả 3 chất đều td vs Na tạo H 2 .
56
54
.2 −
=2
22,
4
18
số mol X và Y là:

46 + 60
= 53

2
khối lượng mol trung bình của X và Y là :


Câu 5: Đáp án: B
Giả sử A là RCH2OH
+ KBr , H 2 SO4 d
→ RCH2Br
RCH2OH 

MY =

80
= 109 ⇒ C2 H 5 Br ⇒ C2 H 5OH
0, 734

Câu 6: Đáp án: B

Câu 7: Đáp án: A
• nH2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol → nNa = 0,015 x 2 = 0,03 mol.
Theo BTKL: mhh chất rắn = 1,24 + 0,03 x 23 - 0,015 x 2 = 1,9 gam
Câu 8: Đáp án: A
Phân tử khối trung bình:

M=

9, 2
= 46
2.0,1


Do ancol propylic có M=60 > 46 nên X phải có M <46.
Như vậy X là CH3OH

Câu 9: Đáp án: A
nancol = 2nH 2 = 0,1 ⇒ M ancol =

1, 6 + 2,3
= 39
0,1

Như vậy, 2 ancol là CH3OH và C2H5OH.
Câu 10: Đáp án: B


2,18 − 1,52
1,52
= 0, 03 ⇒ M =
= 50, 67
23 − 1
0, 03

nancol =

Như vậy, 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH
Câu 11: Đáp án: C
0,15.2
9,3
nX =
⇒ MX =
= 31a

a
0,3 : a
Ta thấy, chỉ có a=2 thỏa mãn
Công thức cấu tạo của X sẽ là CH2OH-CH2OH
Câu 12: Đáp án: C
46a + 60b = 16, 6  a = 0,1
⇒
⇒
a + b = 0,3
b = 0, 2
⇒ % me tan ol =

0,1.46
= 27, 71% ⇒ % mpropan−1−ol = 72, 29%
16, 6

Câu 13: Đáp án: B
0, 38
MX =
= 76
0,16 : 32

Ta có:

nX =

0,57
= 0, 0075 = nH2
74


Như vậy, trong X có 2 nhóm OH
CTPT của X: C3H6(OH)2
Câu 14: Đáp án: B
7,8 + 4, 6 − 12, 25
nancol = 2nH 2 = 2.
= 0,15
2
⇒M =

7,8
= 52
0,15


Như vậy, 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH
Câu 15: Đáp án: D
2nH 2 0, 45
⇒ nA =
=
n
n
⇒ MA =

13,8 92n
=
0, 45
3
n

TA thấy, chỉ có n=3 thỏa mãn

Công thức của A là C3H5(OH)3
Câu 16: Đáp án: D
⇒ 0, 075 ≤ nancol < 0,1 ↔ 0, 075 ≤

6
< 0,1
M

⇒ 60 < M < 80 ⇒ M = 72 ⇒ C4 H 7OH

Câu 17: Đáp án: D
• 9,2 gam hh ancol propylic và ancol đơn chức X + Na dư → 0,1 mol H2
→ nhh ancol = 0,2 mol → Mancol = 9,2 : 0,2 = 46
→ hh ancol là CH3OH (M = 32) và C3H7OH (M = 60)
Câu 18: Đáp án: C
VC2H5OH nguyên chất = 1 x 95% = 0,95 lít
→ mC2H5OH = 0,95 x 0,8 = 0,76 kg → nC2H5OH = 16,52 mol.
VH2O = 0,05 lít → mH2O = 50 gam → nH2O = 2,78 mol.
C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2H2
16,52--------------------------------8,26
Na + H2O → NaOH + 1/2H2


2,78-------------------------1,39
→ ∑nH2 = 8,26 + 1,39 = 9,65 mol → VH2 = 9,65 x 22,4 = 216,16 lít
Câu 19: Đáp án: D
nO2 = 0,7 mol; nCO2 = 0,6 mol; nH2O = 14,4 : 18 = 0,8 mol.
nX = nH2O - nCO2 = 0,8 - 0,6 = 0,2 mol.
Theo BTNT O: nO trong ancol = 0,6 x 2 + 0,8 - 0,7 x 2 = 0,6 mol → Ancol có 3 chức.
• 1 mol Na + 0,4 mol R(OH)3

R(OH)3 + 3Na → R(ONa)3 + 1,5H2
---------------1--------------------0,5
→ a = 0,5
Câu 20: Đáp án: C
Giả sử có 100 gam cồn → mH2 = 3 gam.
Gọi x, y lần lượt là số mol của C2H5OH và H2O trong cồn.

 46 x + 18 y = 100  x ≈ 1, 64
→

x
+
y
=
3

 y ≈ 1,36
Ta có hpt:
→ mC2H5OH = 1,64 x 46 = 75,44 gam → C% C2H5OH = 75,44 : 100 = 75,44%
Câu 21: Đáp án: D
Giả sử ancol X có dạng R(OH)n
R(OH)n + nNa → R(ONa)n + n/2H2
n
=1
Ta có: nR(OH)n = 0,1 mol; nH2 = 0,1 mol → 2
→ n = 2.
→ X có 2 nhóm -OH


Câu 22: Đáp án: A

• mH2 = mX - mbình tăng = 9,2 - 9,0 = 0,2 gam → nH2 = 0,1 mol.
• TH1: X có 1 nhóm -OH → nX = 0,2 mol → MX = 46 → C2H6O.
• TH2: X có 2 nhóm -OH → nX = 0,1 mol → MX = 9,2 : 0,1 = 92 → không thỏa mãn.

Câu 23: Đáp án: C
nH2 = 0,1 mol → nhh ancol = 0,2 mol.
→ Mhh ancol = 7,8 : 0,2 = 39 → hh gồm C2H5OH (M = 46) và CH3OH (M = 32)
Câu 24: Đáp án: A
Giả sử số mol của C2H5OH và C3H7OH lần lượt là x, y.

46 x + 60 y = 16, 6  x = 0,1
→

x
+
y
=
0,15.2

 y = 0, 2
Ta có hpt:



%C2 H5OH =

0,1.46
≈ 27, 7%
16, 6


Câu 25: Đáp án: C
Giả sử ancol có dạng Cm + 1H2m + 4Om

M ancol =
nH2 = 0,1 mol → nancol = 0,2/m mol →

7, 6
= 38m = 30m + 16
0, 2
m
→m=2

→ X là C3H6(OH)2
Câu 26: Đáp án: B
25,4 gam hhX + Na dư → 0,25 mol H2
→ n-OH = 0,25 x 2 = 0,5 mol.
Theo BTNT: mX = mC + mH + mO → mC = 25,4 - 0,5 x 16 - 27 : 18 x 2 = 14,4 gam


→ nC = 1,2 mol → nCO2 = 1,2 mol → m = 1,2 x 44 = 52,8 gam
Câu 27: Đáp án: B
Giả sử ancol đơn chức là R-OH và số mol của glixerol và Y lần lượt là x, y.
nH2 = 1,5x + 0,5y = 0,2 (*)
VH2 do Y = 1/3 VH2 do glixerol → 0,5y = 1/3 x 1,5x → x = y (**)
Từ (*), (**) → x = y = 0,1 mol.
mR-OH = 13,8 - 0,1 x 92 = 4,6 → MR-OH = 4,6 : 0,1 = 46 → C2H5OH
Câu 28: Đáp án: B
Câu 29: Đáp án: B
Giả sử ancol đơn chức là R-OH


Theo tăng giảm khối lượng:

nROH =

6,8 − 4,6
= 0,1
22
mol → MR-OH = 46 : 0,1 = 46 → C2H5OH

Câu 30: Đáp án: A
Giả sử CTC của hai ancol là R-OH
Ta có: nR-OH = 0,15 x 2 = 0,3 mol → MR-OH = 16,6 : 0,3 ≈ 55,33 → Hai ancol là C2H5OH (M = 46)
và C3H7OH (M = 60)
Giả sử số mol của C2H5OH và C3H7OH lần lượt là x, y

 x + y = 0,3
 x = 0,1
→

Ta có hpt: 46 x + 60 y = 16, 6  y = 0, 2



%C2 H5OH =

0,1.46
≈ 27, 7%
16, 6

Câu 31: Đáp án: C



Ta có:

nX =

1,568.1,3
≈ 0, 07 mol
0, 082.(81,9 + 273)

Mà nH2 = 0,055 mol → n-OH = 0,11 mol → hhX gồm 1 ancol 1 chức CnH2n + 2O và 1 ancol hai
chức CmH2m + 2O2.
Giả sử số mol của hai ancol lần lượt là x, y

 x + y = 0, 07
 x = 0, 03
→

Ta có hpt:  x + 2 y = 0,11  y = 0, 04
nCO2 = 7,48 : 44 = 0,17 mol → 0,03n + 0,04m = 0,17.
Biện luận → n = 3, m = 2 → Hai ancol là C3H7OH và C2H4(OH)2
Câu 32: Đáp án: C
Giả sử số mol của CH3OH và C2H4(OH)2 lần lượt là x, y mol.
Ta có: nH2 = 0,5x + y = 0,2 → x + 2y = 0,4 mol.
CH3OH → 1CO2
x---------------x
C2H4(OH)2 → 2CO2
y---------------2y
→ ∑nCO2 = x + 2y = 0,4 mol → m = 0,4 x 44 = 17,6 gam
Câu 33: Đáp án: A

nCH3OH = nH2 x 2 = 0,1 x 2 = 0,2 mol.
→ m = 0,2 x 32 = 6,4 gam
Câu 34: Đáp án: B
6 1 20
→ C : H : Br = 12 : 1 : 80 = 0,5 : 1: 0,25 = 2 : 4 : 1


→ Công thức của Y là (C2H4Br)n( với n là số chẵn)
Luôn có (4+1)n ≤ 4n+ 2 → n ≤ 2→ n = 2
Vậy Y có công thức là C4H8Br2
Vì X là ancol đơn chức, mạch hở khi tham gia phản ứng với HBr sẽ thế 1 nhóm OH bằng 1
nhóm Br mà Y trong Y lại có 2 nguyên tử Br chứng tỏ X có 1 nối đôi
Vậy X có công thức C4H8O
Chú ý ở đây vừa xảy ra phản ứng thế OH bằng HBr, vừa xảy ra phản ứng cộng HBr vào nối đôi
Ví dụ : CH2=CH-CH2-CH2-OH + 2HBr → CH3-CHBr-CH2-CH2-Br + H2O.

Câu 35: Đáp án: B
6 1 20
C : H : Br = 12 : 1 : 80 = 0,5 : 1: 0,25 = 2 : 4 : 1
→ Công thức của Y là (C2H4Br)n( với n là số chẵn)
Luôn có (4+1)n ≤ 4n+ 2 → n ≤ 2→ n = 2
Vậy Y có công thức là C4H8Br2
Vì X là ancol đơn chức, mạch hở khi tham gia phản ứng với HBr sẽ thế 1 nhóm OH bằng 1
nhóm Br mà Y trong Y lại có 2 nguyên tử Br chứng tỏ X có 1 nối đôi
Vậy X có công thức C4H8O
Chú ý ở đây vừa xảy ra phản ứng thế OH bằng HBr, vừa xảy ra phản ứng cộng HBr vào nối đôi
Ví dụ : CH2=CH-CH2-CH2-OH + 2HBr → CH3-CHBr-CH2-CH2-Br + H2O
Câu 36: Đáp án: A
Giả sử CTC của hai ancol là R-OH



Theo tăng giảm khối lượng:

nROH =

4, 6 − 2,84
= 0, 08mol
22

→ nH2 = 0,04 mol → V = 0,04 x 22,4 = 0,896 lít
Câu 37: Đáp án: D
Giả sử X có dạng C3H8 - xO3 - xClx
%Cl =

35, 5 x
= 32,1%
92 + 18,5 x
→ x = 1 → X là C3H7O2Cl

→ X là CH2Cl-CHOH-CH2OH và CH2OH-CHCl-CH2OH
Câu 38: Đáp án: C
Giả sử CTC của hai ancol là R-OH

Theo tăng giảm khối lượng:

nROH =

21,8 − 15, 2
= 0,3mol
22


→ nH2 = 0,15 mol → V = 0,15 x 22,4 = 3,36 lít
Câu 39: Đáp án: A
Giả sử CTC của hai ancol là R-OH

Theo tăng giảm khối lượng:

nROH =

4, 6 − 2,84
= 0, 08mol
22

→ nH2 = 0,04 mol → V = 0,04 x 22,4 = 0,896 lít
Câu 40: Đáp án: B
nR-OH = 2 x nH2 = 2 x 0,25 = 0,5 mol.
→ MR-OH = 30 : 0,5 = 60 → C3H7OH



×