Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở việt nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện luận văn ths luật 60 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.52 KB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Minh Hiếu


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHỐN

6

CƠNG TY

1.1.

Chứng khốn cơng ty


6

1.1.1.

Khái niệm chứng khốn cơng ty

6

1.1.2.

Đặc điểm của chứng khốn cơng ty

8

1.1.3.

Các loại chứng khốn cơng ty

11

1.2.

Phát hành chứng khốn cơng ty

18

1.2.1.

Khái niệm về phát hành chứng khốn cơng ty


18

1.2.2.

Bản chất phát hành chứng khốn cơng ty

20

1.2.3.

Các hình thức phát hành chứng khốn cơng ty

21

1.2.4.

Bảo lãnh phát hành chứng khốn cơng ty

22

1.3.

Quy định về hoạt động phát hành chứng khốn cơng ty ở
một số nước trên thế giới

24

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT PHÁT HÀNH CHỨNG

30


KHỐN CƠNG TY Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.

Các quy định pháp luật về phát hành chứng khốn cơng ty

30

2.1.1.

Chủ thể phát hành chứng khốn cơng ty

30

2.1.2.

Điều kiện, trình tự và thủ tục chào bán chứng khốn ra cơng chúng

34

2.1.2.1. Phát hành cổ phiếu

34

2.1.2.2. Phát hành trái phiếu

41

2.1.3.


Quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành chứng khốn
cơng ty

45


2.2.

Thực trạng hoạt động phát hành chứng khốn cơng ty

48

2.2.1.

Phát hành chứng khốn riêng lẻ

48

2.2.2

Chào bán chứng khốn ra cơng chúng

49

2.2.2.1. Khả năng tham gia của các tổ chức nước ngồi vào hoạt động
chứng khốn và phát hành chứng khốn công ty ở Việt Nam

49


2.2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện, thủ tục trong
hoạt động phát hành chứng khốn cơng ty

52

2.2.2.3. Một số vấn đề khác trong thực tiễn phát hành chứng khốn
cơng ty ở Việt Nam

57

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT

75

HÀNH CHỨNG KHỐN CƠNG TY Ở VIỆT NAM

3.1.

Cơ sở hồn thiện pháp luật phát hành chứng khốn cơng ty

75

3.2.

Phương hướng hồn thiện pháp luật về phát hành chứng khốn
cơng ty ở Việt Nam hiện nay

78

3.2.1.


Hoàn thiện một số nội dung cơ bản về pháp luật phát hành
chứng khốn cơng ty

78

3.2.2

Hồn thiện văn bản pháp luật liên quan đến phát hành chứng
khốn cơng ty

87

KẾT LUẬN

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

96


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, thị trường chứng khốn Việt Nam đã
khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong việc phát triển thị trường và xem thị trường chứng khoán là kênh huy
động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. So
với lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng

khốn Việt Nam cịn mới và quy mơ nhỏ bé, song chúng ta đã tạo dựng được
một thể chế thị trường chứng khốn và vận hành nó theo những ngun tắc cơ
bản của thị trường từ khuôn khổ pháp luật đến cách thức vận hành, tạo cho thị
trường chứng khoán phát triển theo đúng tinh thần văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX: "Phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn, nhất là
thị trường vốn dài hạn và trung hạn. Tổ chức vận hành thị trường chứng
khoán, thị trường bảo hiểm an tồn, hiệu quả. Hình thành đồng bộ thị trường
tiền tệ, tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam" [1].
Thông qua thị trường chứng khoán (kênh huy động vốn trung và dài
hạn), các doanh nghiệp có cơ hội và mơi trường huy động vốn cho hoạt động
của mình bằng việc phát hành chứng khốn cơng ty. Việc phát hành chứng
khốn được thực hiện thơng qua hai phương thức là chào bán chứng khốn ra
cơng chúng và phát hành chứng khoán riêng lẻ. Văn bản pháp luật hiện nay
chủ yếu quy định về chào bán chứng khốn ra cơng chúng vì đây là hình thức
phát hành phổ biến, công khai của các công ty trong "chiến dịch" chiếm lĩnh
thị trường vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
Bằng việc ban hành Luật Chứng khốn số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006
cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến hoạt động của thị trường
chứng khốn. Tiếp theo đó là một loạt văn bản hướng dẫn Luật Chứng khốn
ra đời góp phần hình thành một hệ thống các văn bản pháp luật về chứng

1


khoán đồng bộ, điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật về chứng khoán.
Tuy nhiên hoạt động phát hành chứng khốn vẫn cịn là đề tài, một lĩnh vực
rất mới với nhiều công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, trong điều
kiện chuyển đổi sang cổ phần và trước xu thế hội nhập của đất nước. Thời
điểm nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh
dấu sự hội nhập sâu rộng của các doanh nghiệp trên trường quốc tế. Một số

doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng trong việc thực thi pháp luật về phát
hành chứng khốn và áp dụng có hiệu quả các quy định pháp lý để phục vụ
mục đích kinh doanh của cơng ty mình.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khốn cũng cần phải tạo tính thanh
khoản cao cho các loại chứng khoán được niêm yết, tạo điều kiện cho các mã
chứng khoán mới phát hành phát huy được tiềm năng của nó, tạo "sân chơi"
bình đẳng cho các nhà đầu tư và các công ty phát hành chứng khoán, hạn chế
và loại bỏ những hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia. Điều này đòi hỏi, pháp luật về phát
hành chứng khốn phải khơng ngừng được hoàn thiện để tăng cường về số
lượng cũng như chất lượng chứng khốn phát hành đáp ứng lịng mong mỏi
của các tổ chức phát hành và những người tham gia trên thị trường chứng khoán.
Từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài "Pháp luật về phát hành
chứng khốn cơng ty ở Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện"
làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu thực tiễn và đóng
góp ý kiến để xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các quy định về phát hành
chứng khốn cơng ty.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Trước hết, cần nhận định rằng đề tài về "chứng khốn" nói chung và
"Phát hành chứng khốn" nói riêng là những đề tài rất mới trong điều kiện
nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện
nay. Luật Chứng khốn 2006 có hiệu lực được hơn 1 năm, do đó hệ thống các

2


văn bản dưới Luật về chứng khoán đang trong quá trình được hình thành,
những văn bản quy phạm pháp luật trước đó đã có nhiều thay đổi kể từ khi
ban hành Luật Chứng khốn 2006.
Trước kia đã có một số luận văn tốt nghiệp đề cập đến đề tài về chứng

khốn, tuy nhiên chưa có luận văn đề cập sâu về vấn đề phát hành chứng
khốn cơng ty, ví dụ như:
- Đề tài "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán tập trung theo Luật Chứng khoán ở Việt Nam" của tác
giả Trần Thị Yến;
- Đề tài "Một số vấn đề pháp luật phát hành chứng khoán riêng lẻ của
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" của tác giả Vũ Thị Quỳnh Hương
Có thể nhận định rằng, đề tài của luận văn này là rất rộng và khó có
thể đề cập hết tất cả các khía cạnh của hoạt động "phát hành chứng khốn
cơng ty", nhất là trong tình hình các văn bản pháp luật mới về chứng khoán
đang được ban hành và hoàn thiện, các văn bản cũ đã hết hiệu lực, các văn
bản mới về chứng khoán, cụ thể là phát hành chứng khốn cơng ty cịn nhiều
điểm bất cập, chưa hợp lý.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, tôi muốn chọn đề tài "Pháp
luật về phát hành chứng khốn cơng ty ở Việt Nam - Thực trạng và phương
hướng hoàn thiện" để làm luận văn tốt nghiệp nhằm giúp người đọc hiểu rõ
hơn các quy định hiện hành về phát hành chứng khốn cơng ty, thấy được các
bất cập của các văn bản pháp luật và tôi cũng xin đề xuất một số ý kiến nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài luận văn là nhằm giúp cho người đọc nhận thức
được toàn cảnh pháp luật về phát hành chứng khốn cơng ty, cụ thể là chào

3


bán chứng khốn ra cơng chúng của cơng ty ở Việt Nam, giúp người đọc nắm
được thực tiễn áp dụng pháp luật này và thực tiễn điều chỉnh của nó trên thực
tế, đồng thời từ đó có thể đề xuất thêm những giải pháp hiệu quả hơn nhằm

hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát hành chứng khốn cơng ty ở Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trước hết, luận văn nêu và phân tích các khái niệm cơ bản về chứng
khốn, phát hành chứng khốn cơng ty, quy định về pháp luật phát hành
chứng khốn cơng ty... Trong phần này, xin đề cập và so sánh với các quy
định của pháp luật nước ngồi về phát hành chứng khốn cơng ty, đặc biệt là
chào bán chứng khốn ra cơng chúng.
- Phân tích thực trạng pháp luật phát hành chứng khốn cơng ty, trong
đó có đưa ra các số liệu, dữ liệu thực tiễn từ các nguồn khác nhau, các hành vi
vi phạm trong lĩnh vực này... Phần này chủ yếu tập trung vào những quy định
bất cập của pháp luật hiện hành khi áp dụng vào thực tiễn, có những phần mà
pháp luật chưa điều chỉnh tới và ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng
khốn như thế nào.
- Trên cơ sở thực tiễn pháp luật hiện hành về phát hành chứng khốn
cơng ty, đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài đối với pháp luật phát hành
chứng khoán cũng như các quy định pháp luật có liên quan nhằm tạo ra một
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán hiệu quả, khách
quan, đảm bảo sự công bằng, minh bạch của thị trường chứng khốn trong đó
có phát hành chứng khốn.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Như đã đề cập ở trên, Phát hành chứng khốn cơng ty gồm có hai loại
là chào bán chứng khốn ra cơng chúng và phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Đối với chào bán chứng khoán ra cơng chúng, chúng ta đã có nhiều văn bản
pháp luật quy định về vấn đề này từ văn bản Luật như Luật Chứng khốn
2006 đến nghị định và thơng tư hướng dẫn. Về phát hành chứng khoán riêng

4


lẻ, đến nay vẫn chưa có văn bản cụ thể nào quy định về loại phát hành này.

Trong thời gian tới sẽ có nghị định của Chính phủ điều chỉnh phát hành chứng
khoán riêng lẻ tuy nhiên những quy định đó sẽ được kiểm nghiệm trong thực
tiễn và từ thực tiễn chúng ta sẽ có chính sách điều chỉnh cho phù hợp.
Trong phạm vi đề tài của luận văn này, tôi xin tập trung nghiên cứu
pháp luật về chào bán chứng khốn ra cơng chúng của cơng ty ở Việt Nam
hiện nay; phần pháp luật về phát hành chứng khoán riêng lẻ chỉ đề cập ở mức
độ nhất định. Mục đích của việc này là nhằm nghiên cứu sâu về phát hành
chứng khốn ra cơng chúng từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn
nữa hệ thống văn bản pháp quy về vấn đề này, tránh nghiên cứu dàn trải,
nhiều về nội dung nhưng không đảm bảo chất lượng nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận nền tảng của thực tiễn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mọi vấn đề nghiên cứu luôn phải xem xét trong
trạng thái vận động biến đổi không ngừng, luôn đặt trong quan hệ tổng thể tác
động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng khác. Các hiện
tượng luôn phải được xem xét trong cả quá trình từ sự hình thành đến sự phát
triển qua các giai đoạn khác nhau. Luận văn được nghiên cứu bằng phương
pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngồi ra, cịn sử dụng một số phương
pháp cụ thể được áp dụng như: So sánh, phân tích, tổng hợp...
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái qt chung về phát hành chứng khốn cơng ty.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phát hành chứng khoán ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về phát hành chứng
khốn cơng ty ở Việt Nam hiện nay.

5



Chương 1
KHÁI QT CHUNG
VỀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHỐN CƠNG TY

1.1. CHỨNG KHỐN CƠNG TY

1.1.1. Khái niệm chứng khốn cơng ty
Lịch sử chứng khoán bắt nguồn từ năm 1453. Vào thời điểm này một
thương gia người Bỉ là Van De Buerzo đã có sáng kiến tổ chức một cái chợ
tại tư dinh của mình ở Bruges là nơi trao đổi các thương phiếu cho các thương
nhân cần vàng và tiền mặt trong các chuyến đi bn của họ. Sau đó vào năm
1531 chợ này dời về Artwerpas và phát triển sôi động. Nhiều thương nhân từ
nhiều nước đã đến trao đổi các loại giấy tờ có giá. Đến năm 1531 đã triển khai
các nghiệp vụ trao đổi về chứng khoán là các khoản nợ của Chính phủ Hà
Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Anh tại Artwerpas. Đến cuối thế kỷ
XVI, Tây Ban Nha xâm chiếm và cướp đoạt Artwerpas thì thị trường chứng
khốn sụp đổ. Nhưng sau đó thì các thị trường chứng khốn Lion ra đời năm
1545, thị trường chứng khoán London ra đời năm 1566 và thị trường chứng
khoán Amsterdam ra đời năm 1608 mà ngày nay gọi là Stock Exchange. Đến
thế kỷ thứ XVIII thị trường chứng khoán Paris (Pháp), Berlin (Đức) và Viên
(Áo) mới ra đời. Đến giữa thế kỷ thứ XIX thì các thị trường chứng khoán ở
Châu Âu rất hưng thịnh. Vào thế kỷ XX thị trường chứng khốn New York
đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp theo là các thị trường chứng khoán Tokyo,
rồi đến Paris và Frankfukt.
Khi thị trường mới bắt đầu hoạt động, các hợp đồng mua bán chỉ là
những mẫu giấy nhỏ (ngày nay vẫn còn dùng trên sàn) do các nhà môi giới
viết và các em nhỏ giúp việc chạy giao. Vào năm 1867, bộ máy ghi chứng
khoán (Stock tickers) được đưa vào hoạt động để ghi lại các diễn biến mua
bán. Hình ảnh quen thuộc ký hiệu các cổ phần, giá sau cùng, lên xuống và số


6


lượng trao tay chạy từ phải sang trái ở Quảng trường Thời Đại (Time Squares),
các trung tâm tài chính, các chương trình về thị trường chứng khốn trên
tivi... là hình ảnh băng giấy chạy từ stock ticker.
Như vậy chứng khoán ra đời từ thế kỷ XVI, sự ra đời của chứng
khốn là địi hỏi tất yếu của thị trường khi mà nhu cầu huy động vốn trở nên
cấp thiết nhằm huy động nhiều nguồn tiền nhỏ để cung cấp cho một nhu cầu
tiền lớn cùng một lúc.
Theo quan điểm của Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) thì chứng khốn là:
+ Quyền hưởng lãi hay lợi nhuận đối với vốn, tài sản, lợi ích thu nhập
của Chính phủ, cơng ty hoặc quỹ đầu tư do đóng góp cổ phần hoặc vay nợ.
+ Quyền lựa chọn, quyền bảo chứng (Warrant), quyền mua các chứng khốn.
+ Mọi thỏa thuận mà theo đó lợi ích của mỗi bên được đánh giá theo
mục đích phát hành, chuyển nhượng hay chuyển nhượng lại quy chiếu với giá
trị của lợi nhuận, tỷ lệ thuận trong tổng lượng kỳ phiếu của tài sản hay trong
số lượng tiêu chuẩn của tiền tệ hay hàng hóa.
+ Một hợp đồng đầu tư mà theo đó nhà đầu tư có phần vốn trong tài
sản hay phần vốn này có thể được sử dụng chung với các khoản vốn khác
hoặc theo đó người góp vốn được kỳ vọng về khoản lợi nhuận, tiền thuê hay
thu nhập do nỗ lực của những người thúc đẩy hợp đồng đầu tư hoặc của một
bên thứ ba.
Nhằm phục vụ cho mục đích quản lý và nghiên cứu về chứng khoán,
các nhà nghiên cứu pháp luật phân chia chứng khoán thành nhiều loại khác
nhau tùy thuộc vào căn cứ mà nó áp dụng:
- Căn cứ vào tính chất của chứng khốn: Có chứng khốn vốn, chứng
khốn nợ và chứng khoán phái sinh (chứng quyền, bảo chứng quyền...).
- Căn cứ vào hình thức của chứng khốn chúng ta phân chia chứng khốn
thành: Chứng khốn vơ danh, chứng khốn ghi danh và chứng khoán hỗn hợp.


7


- Căn cứ vào lợi tức thu được từ chứng khốn: Chúng ta phân chia
thành chứng khốn có lợi tức cố định, chứng khốn khơng có lợi tức cố định
(lợi tức bất định).
- Căn cứ vào chủ thể phát hành chứng khốn: Chúng ta phân chia thành
chứng khốn chính phủ; chứng khốn của chính quyền địa phương; chứng
khốn cơng ty,....
Theo quy định của Luật Chứng khốn 2006 có hiệu lực ngày 01/1/2007,
thì chứng khốn là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Khái niệm nêu trong Luật Chứng khoán 2006 là khá súc tích, khái
qt được đầy đủ bản chất của chứng khốn, giúp cho những người nghiên
cứu về chứng khoán hiểu và vận dụng trong thực tiễn phát hành chứng khốn
cơng ty.
1.1.2. Đặc điểm của chứng khốn cơng ty
Chứng khốn cơng ty là một loại chứng khốn vì thế nó mang đầy đủ
đặc điểm của chứng khốn nói chung giúp phân biệt nó với những giấy tờ có
giá khác trên thị trường tài chính, bên cạnh đó chứng khốn cơng ty cịn có
những đặc trưng khác, nói lên bản chất của nó trong mọi hoạt động giao dịch
của thị trường. Trước hết, chứng khốn cơng ty có những đặc điểm chung của
chứng khốn đó là: tính thanh khoản, tính sinh lời và tính rủi ro:
- Đặc điểm nổi bật là tính thanh khoản cao. Nhờ có thị trường chứng
khốn mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khốn họ sở hữu thành
tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh toán là
một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khốn đối với nhà đầu tư. Đây là
yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an tồn của vốn đầu tư. Thị trường chứng
khốn hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các

chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. Với đặc điểm nổi bật này nên
trong thời gian qua, thị trường chứng khốn ln là điểm nóng và thu hút

8


được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư. Có những nhà đầu
tư mặc dù chưa hiểu rõ về bản chất của chứng khốn, chưa có khái niệm về
chứng khoán nhưng vẫn lợi dụng thị trường đang lên mà đầu cơ kiếm lợi. Với
đặc tính thanh khoản nên chứng khốn được xem là cơng cụ "siêu lợi nhuận"
khi thị trường đang nóng lên nhưng ngược lại nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ
rớt giá khơng thể lường trước được và điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
của thị trường cũng như năng lực thực sự của các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch hoặc trên thị trường OTC.
- Đặc điểm thứ hai là tính sinh lợi, chứng khốn có thể tạo ra lợi nhuận
sau một thời gian tham gia (là trái phiếu) hoặc có cổ tức (cổ phiếu) - trên cơ
sở hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niêm yết hoặc sinh lợi thông
qua khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Các nhà đầu tư chứng khoán
nhận biết được đặc tính này nên khi họ tham gia vào thị trường chứng khốn
trong thời gian dài và đầu tư có nghiên cứu thì họ sẽ kiếm được lợi nhuận.
Việc kiếm lợi được nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của nhà đầu tư (ví
dụ: có nhà đầu tư khi mua cổ phiếu muốn bán ngay khi giá lên để hưởng
khoản chênh lệch và không quan tâm đến việc giá sau đó có thể tiếp tục tăng đây được gọi là đầu tư nóng và như vậy khoản lợi nhuận họ thu được có thể
rất nhỏ, ngược lại nhà đầu tư nào đã nghiên cứu kỹ lưỡng về một công ty và
quyết định đầu tư dài hạn để kiếm nhiều lợi nhuận của cơng ty đó, đồng thời
họ cịn được chia cổ tức thì khoản tiền lãi do đầu tư chứng khốn của họ có
thể là rất lớn). Cùng với đặc tính thanh khoản cao, tính sinh lời là đặc tính hấp
dẫn cho những nhà đầu tư tài chính. Khi tham gia mua hoặc bán chứng khốn,
tính sinh lời là động lực làm cho thị trường chứng khốn ln sơi động và
tiềm ẩn những yếu tố gây bất ngờ.

- Cuối cùng là tính rủi ro, có thể nói sự "hấp dẫn" của chứng khốn là
tính sinh lời và thanh khoản thì sự "e ngại" của các nhà đầu tư nằm ở đặc tính
này. Khi tham gia thị trường chứng khốn, khi trao đổi chứng khốn, các nhà
đầu tư ln ý thức được tính rủi ro của chứng khốn. Nếu như lợi nhuận của

9


việc tham gia "chơi chứng khoán" mang lại cho nhà đầu tư bao nhiêu thì
"nguy cơ" nhà đầu tư bị mất khoản tiền tương đương (hoặc cao hơn) lợi nhuận
mà họ mong muốn nhận được là bấy nhiêu, tức là khi tham gia thị trường
chứng khoán, tham gia "chơi chứng khốn" thì nhà đầu tư ln ý thực được
rằng lợi nhuận và rủi ro là tỷ lệ thuận với nhau (tức là khả năng sinh lợi càng
cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại khả năng sinh lợi càng thấp thì rủi ro càng
ít). Có ba loại rủi ro trong chứng khốn là: Rủi ro khơng thanh tốn tức là
nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư do phá sản của tổ chức phát
hành chứng khoán; Rủi ro thị trường là loại rủi ro bị chi phối bởi yếu tố giá cả
tác động đến, việc giá cả lên xuống của thị trường sẽ tạo nên rủi ro thị trường,
mà việc thay đổi giá cả là xuất phát từ sự kiện chính trị, thay đổi, ban hành
chính sách kinh tế; Rủi ro lạm phát là rủi ro bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát,
tức là nền kinh tế bị lạm phát và khơng thể kiểm sốt nổi giá trị của đồng tiền,
rủi ro lạm phát có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chứng khoán và thị trường
chứng khốn, nó có thể gây ra tổn thất to lớn cho các nhà đầu tư chứng khốn.
Ngồi những đặc điểm chung của chứng khốn, chứng khốn cơng ty
cịn mang trong mình những đặc trưng riêng biệt giúp chúng ta phân biệt rõ
ràng giữa chứng khốn cơng ty với các loại chứng khoán khác trong nền kinh
tế. Những đặc trưng này ln đi kèm với chứng khốn cơng ty và nếu thiếu
một trong các đặc trưng đó thì khơng thể coi là chứng khốn cơng ty mà nó sẽ
biến thể thành một loại chứng khoán khác.
- Đặc trưng về chủ thể: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm

2005 thì mơ hình doanh nghiệp chỉ hạn chế ở một số mơ hình nhất định, trong
đó Cơng trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên
không được phát hành cổ phần; công ty cổ phần được phát hành tất cả các loại
chứng khốn; Cơng ty tư nhân và công ty hợp danh không được quyền phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Luật Chứng khoán quy định cơng ty chứng
khốn và cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn được tổ chức dưới hình
thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của

10


Luật doanh nghiệp và cơng ty đầu tư chứng khốn được tổ chức dưới hình
thức cơng ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đầu tư chứng
khoán. Nhìn chung các chủ thể phát hành chứng khốn là trên cơ sở Luật
Doanh nghiệp 2005 và những quy định nêu trong Luật Chứng khoán 2006.
Đặc trưng cơ bản của chứng khốn cơng ty đó là chứng khốn do cơng ty phát
hành nên yếu tố chủ thể được nêu ra ở đây là rất quan trọng và cần thiết.
- Về thời điểm hồn trả: Chứng khốn cơng ty có đặc điểm về thời
điểm hồn trả khác biệt với chứng khốn của các loại chủ thể khác, đối với
trái phiếu thì thời điểm hoàn trả được xác định trước trong trái phiếu, với cổ
phiếu thì thời điểm hồn trả được xác định là lúc công ty giải thể hoặc phá
sản. Thời điểm hồn trả của chứng khốn do các chủ thể khác phát hành được
xác định trước.
1.1.3. Các loại chứng khoán công ty
* Cổ phiếu
Cổ phiếu ra đời cùng với sự ra đời của cơng ty cổ phần. Cổ phiếu
chính là hình thức ghi nhận quyền sở hữu đối với phần vốn cổ phần của công
ty. Thông qua hoạt động đầu tư vào cổ phiếu, các nguồn vốn nhỏ, vốn nhàn
rỗi trong dân được tập hợp lại để cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị phát hành.

Cổ phiếu thường được hiểu là loại giấy tờ có giá chứng nhận cổ phần
do công ty cổ phần chuyển nhượng cho nhà đầu tư và người sở hữu có quyền
được hưởng lợi ích, đồng thời cũng phải gánh chịu trách nhiệm cùng với
những rủi ro của công ty. Khi một công ty cổ phần gọi vốn để thành lập hoặc
mở rộng, hiện đại hóa sản xuất, thì số vốn đó được chia thành nhiều phần nhỏ
bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng
nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Có quan niệm cho rằng, cổ phiếu là một
chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể
đối với tài sản của công ty cổ phần.

11


Theo quy định của Luật Chứng khốn 2006 thì cổ phiếu là loại chứng
khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần
vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Khái niệm trong Luật Chứng khoán 2006 quy định chủ thể phát hành
là "tổ chức phát hành" nói chung, như vậy tất cả các tổ chức có hoạt động
phát hành cổ phiếu đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Chứng khốn 2006.
Chính cơng ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu và chỉ có cơng ty cổ
phần mới được phát hành cổ phiếu. Các cổ đông - người mua cổ phiếu của
công ty - là người hùn vốn cùng công ty hoạt động, là người chủ sở hữu cơng
ty. Vì vậy, cổ phiếu cịn được gọi là chứng khốn vốn.
Cổ phiếu là loại chứng khoán chủ yếu được giao dịch trên thị trường,
là kênh huy động vốn hữu hiệu nhất mà đơn vị phát hành muốn thơng qua đó
thu hút vốn tối đa. Cổ phiếu có 4 đặc điểm chính sau:
+ Là chứng chỉ có giá, phản ánh quan hệ góp vốn vào công ty giữa
nhà đầu tư và công ty phát hành được pháp luật công nhận và bảo hộ;
+ Là văn bản ghi nhận sự góp vốn vào cơng ty do đó cổ phiếu là cơ sở
xác lập quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ góp vốn, là căn cứ quan

trọng để các bên thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Là chứng chỉ có giá nên có thể được coi là hàng hóa và được phép
mua bán, chuyển nhượng trên thị trường (trừ các loại cổ phiếu bị hạn chế
chuyển nhượng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận được ghi
trong Điều lệ của cơng ty phát hành).
+ Là loại chứng khốn có thời hạn khơng xác định, nó tồn tại cùng với
sự tồn tại của cơng ty cổ phần.
Tùy vào tính chất, căn cứ mà cổ phiếu được chia thành các loại khác nhau:
- Căn cứ vào hình thức phát hành: Cổ phiếu chia thành cổ phiếu ghi
danh và cổ phiếu vô danh;

12


- Căn cứ vào mục đích huy động vốn: Cổ phiếu phân chia thành cổ
phiếu sơ cấp và cổ phiếu thứ cấp;
- Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông: Cổ phiếu được chia thành cổ phiếu
thường (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ưu đãi (cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ
phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi.
* Trái phiếu
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhu cầu huy động vốn ngắn
hạn và trung hạn để bổ sung vốn lưu động của các công ty là thường xuyên và
lặp đi lặp lại theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó, cơng ty lựa chọn giải
pháp đi vay để tăng vốn lưu động (phát hành trái phiếu) chứ không huy động
tăng vốn điều lệ (phát hành cổ phiếu). Phát hành trái phiếu là hình thức vay
vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư và mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và đơn vị
phát hành: tổ chức phát hành có thể giảm bớt được chi phí đi vay (khơng phải
trả lãi trung gian) cịn nhà đầu tư thì có thể chuyển khoản cho vay thành tiền
mặt khi cần mà không phải chờ đến thời điểm đáo hạn.
Có rất nhiều khái niệm về trái phiếu. Trái phiếu được hiểu là một

chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở
hữu trái phiếu (trái chủ), trong đó cam kết sẽ trả số tiền gốc kèm với số tiền
lãi trong một thời hạn nhất định.
Theo quy định của Luật Chứng khốn 2006 thì trái phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần
vốn nợ của tổ chức phát hành.
Về cơ bản, khái niệm trái phiếu và cổ phiếu trong Luật Chứng khoán
2006 có cách tiếp cận khá giống nhau, mặc dù bản chất của hai loại chứng
khoán này là khác nhau.
Phát hành trái phiếu là một phương thức huy động vốn trung và dài
hạn mang hiệu quả cao. Các loại trái phiếu đa dạng hình thành trên cơ sở nhu

13


cầu, sở thích của cả nhà đầu tư và nhu cầu huy động, sử dụng vốn của công ty
phát hành, tạo cơ hội cho cả nhà đầu tư và công ty phát hành đạt được mục
đích của mình. Việt Nam đang khuyến khích và mở rộng các loại trái phiếu
cơng ty được phép lưu hành để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường
vốn trung và ngắn hạn.
* Một số loại chứng khoán phái sinh
Trên thị trường chứng khoán, bên cạnh các giao dịch mua bán chứng
khoán vốn, chứng khốn nợ, cịn có giao dịch mua bán các chứng từ tài chính
khác như chứng quyền, chứng khế… Các chứng từ tài chính này được ra đời
từ các giao dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán
qua mua bán. Do đó, người ta gọi chúng là chứng từ có nguồn gốc tài chính
hoặc các chứng khốn phái sinh.
- Chứng quyền
Chứng quyền hay còn gọi là quyền đặt mua là một chứng thư do công ty
cổ phần phát hành cho cổ đông, xác nhận quyền của cổ đông được mua một số

lượng cổ phiếu nhất định và trong một thời hạn nhất định. Các cổ đơng là người
góp vốn vào cơng ty, vì vậy họ là thành viên của cơng ty, có quyền nhất định
đối với cơng ty như quyền sở hữu tài sản, quyền biểu quyết, quyền hưởng cổ tức.
Những quyền đó nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của cổ đơng
đối với cơng ty. Để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, thông
thường, khi một công ty cổ phần muốn tăng thêm vốn bằng cách phát hành
thêm cổ phiếu mới, công ty thường dành cho các cổ đông hiện hữu quyền ưu
tiên mua trước một lượng cổ phiếu mới tỷ lệ với số cổ phiếu mà họ đang nắm
giữ. Mỗi cổ đông được hưởng ưu đãi này sẽ nhận được một tờ chứng quyền,
nó thể hiện chính xác số lượng quyền mua trong một thời hạn xác định theo
một giá ấn định.
Số quyền mua của một chứng quyền bằng chính số cổ phần hiện hữu
mà một cổ đông nắm giữ trong tổng toàn bộ số cổ phần hiện hữu của công ty.

14


Số cổ phiếu dành cho một quyền mua tùy thuộc vào số cổ phiếu mới phát
hành so với số cổ phiếu hiện hữu. Thông thường, giá cả của cổ phiếu phát
hành thêm thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu khi chưa tăng nhằm bù đắp
thiệt hại cho các cổ đơng do "hiệu ứng pha lỗng" gây ra (thị giá cổ phiếu sau
khi phát hành cổ phiếu bổ sung sẽ giảm so với trước lúc phát hành).
Các chứng quyền thường có thời hạn ngắn, có thể chỉ từ 1 tuần đến
6 tuần. Trong thời hạn này, người nắm giữ chứng quyền có thể sử dụng chúng
để mua cổ phiếu mới của đợt phát hành đó hoặc bán chứng quyền cho người
khác trên thị trường chứng khoán. Quá hạn, chứng quyền mất tác dụng và coi
như hủy bỏ, có nghĩa là nó khơng cịn giá trị.
Nếu một cổ đơng muốn thực hiện quyền của mình, họ sẽ điền một tờ
chứng quyền và gửi đến cơng ty. Họ cũng có thể gửi séc hoặc ngân phiếu theo
giá trị của những cổ phiếu muốn mua thêm. Ngược lại, nếu họ không muốn

thực hiện quyền của mình, họ có thể bán lại chứng quyền trên thị trường
chứng khoán theo giá thị trường hiện hành để hưởng một phần chênh lệch giá
và phải chấp nhận "hiệu ứng pha loãng" đối với phần tài sản thuộc sở hữu của
họ trong công ty.
Giá chứng quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giá trị của chứng
quyền, thời hạn còn lại của chứng quyền, xu hướng biến động về mệnh giá
của cổ phiếu ấn định trong chứng quyền.
Luật Chứng khoán 2006 quy định chứng quyền là loại chứng khoán
được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho
phép người sở hữu chứng khốn được quyền mua một số cổ phiếu phổ thơng
nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định.
- Hợp đồng quyền lựa chọn
Hợp đồng quyền lựa chọn là hợp đồng được ký kết giữa một bên là
"người ký phát" và một bên là người mua hợp đồng, trong đó cho phép người
mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một số

15


lượng chứng khoán, với giá cả nhất định và trong một thời hạn quy định của
tương lai.
Quyền lựa chọn có hai loại:
(1) Quyền chọn mua: cho phép người mua hợp đồng được quyền mua
một số lượng chứng khoán nhất định với giá cả nhất định, trong một thời hạn
quy định của tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng
một khoản phí gọi là phí chọn mua.
(2) Quyền chọn bán: cho phép người mua được quyền bán một số lượng
chứng khoán nhất định, với giá cả nhất định, trong một thời hạn quy định
trong tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một
khoản phí gọi là phí chọn bán.

Thơng thường, người mua quyền chọn mua là người đang dự đoán giá
của chứng khốn trên thị trường có xu hướng tăng và họ là người kỳ vọng giá
lên; còn người ký phát thì đóng vai trị là người mong đợi giá xuống. Ngược
lại, đối với quyền chọn bán, người mua quyền chọn bán là người kỳ vọng giá
chứng khoán sẽ xuống.
Hợp đồng quyền lựa chọn cung cấp quyền cho người sở hữu nó chứ
khơng phải là nghĩa vụ mua hoặc bán. Vì vậy, người chủ của quyền lựa chọn
có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp
đồng quyền lựa chọn. Nếu không muốn thực hiện quyền, người chủ của
quyền có thể bán quyền lựa chọn đó trên thị trường chứng khốn, nghĩa là
chuyển quyền sở hữu cho người khác. Vì vậy, hợp đồng quyền lựa chọn cũng
được coi là một loại chứng khoán của thị trường chứng khoán.
- Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa người bán và người mua, trong
đó người bán cam kết giao một số lượng chứng khoán (nhóm chứng khốn
hoặc chỉ số chứng khốn) nhất định và người mua sẽ trả tiền khi nhận số

16


chứng khốn đó với một giá nhất định, tại một ngày nhất định trong tương lai,
được xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tương lai được xác định
trước, được quy định cụ thể theo các nguyên tắc giao dịch và thống nhất về số
lượng, chất lượng chứng khoán phải giao, địa điểm giao hàng và nhiều quy
định cụ thể khác. Để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được tôn trọng,
vào lúc ký kết hợp đồng, cả hai bên đều được yêu cầu ký quỹ. Số tiền này còn
được gọi là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Tại khoản 8, Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 quy định: "Hợp đồng
tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khốn, nhóm chứng khốn

hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với số lượng và mức giá nhất định vào
ngày xác định trước trong tương lai" [12].
Xét về bản chất của hợp đồng thì hợp đồng tương lai được bắt nguồn
từ hợp đồng giao hàng. Hợp đồng tương lai có những đặc điểm riêng biệt
nhằm phân biệt nó với các loại hợp đồng khác, bao gồm:
Một hợp đồng giao hàng không được chuyển nhượng, người mua buộc
phải trả tiền để nhận hàng và người bán phải giao hàng để nhận tiền. Còn hợp
đồng tương lai được tiến hành trên cơ sở trao đổi, tức là nó cũng trở thành hàng
hóa, được mua bán trên một thị trường riêng biệt thị trường chứng khốn.
Phí hoa hồng mua bán các hợp đồng tương lai thường rất cao, có khi
gấp 8 đến 9 lần phí hoa hồng mua bán chứng khoán. Việc thanh toán mua bán
các hợp đồng tương lai thường được thực hiện ngay qua tài khoản mở tại
Trung tâm thanh tốn bù trừ, khơng được mua bán chịu.
- Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận mua bán một loại tài sản ở một
thời điểm chắc chắn trong tương lai với mức giá nhất định. Tuy nhiên, không
giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường,

17


không định giá hàng ngày. Hợp đồng này không phải theo tiêu chuẩn của thị
trường riêng biệt, ngày chuyển giao được xác định theo từng hợp đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các chứng từ có nguồn gốc chứng
khoán là: Giá của chứng khoán gốc; giá thực hiện; sự dao động giá của các
chứng từ có nguồn gốc chứng khốn; thời gian cịn lại cho đến khi đáo hạn;
sự sẵn có của chứng từ thay thế tương tự; các lãi suất tương đối và các chi phí
để giữ các chứng từ có nguồn gốc chứng khốn.
1.2. PHÁT HÀNH CHỨNG KHỐN CƠNG TY


1.2.1. Khái niệm về phát hành chứng khốn cơng ty
Trước hết, chúng ta cần hiểu chứng khốn cơng ty là một loại chứng
khốn vì thế nó mang đầy đủ đặc điểm, tính chất của chứng khốn nói chung.
Luật Chứng khoán 2006 và các văn bản liên quan khơng quy định khái
niệm thế nào là chứng khốn cơng ty. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất
thì chứng khốn cơng ty là chứng khốn do cơng ty phát hành theo quy định
của pháp luật. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng chứng khốn cơng ty "là
chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu chứng khoán với tài sản hoặc vốn của cơng ty phát hành".
Chứng khốn cơng ty bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán
khác (chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng quyền...).
Theo một cách tiếp cận khác thì phát hành chứng khốn là việc "thò
tay" vào túi nhà đầu tư để "rút tiền" nhưng làm sao để khơng bị nói là "ăn
cắp". Khái niệm này chỉ đúng khi xem xét ở góc độ nhất định, các nhà đầu tư
"bỏ tiền" để đầu tư vào hoạt động chứng khốn là nhằm mục đích sinh lời
nhưng xét ở góc độ của cơng ty phát hành thì việc phát hành chứng khốn
thực chất là nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc
huy động vốn này ít nhiều cũng làm lợi cho cơng ty dưới hình thức được hợp
lý hóa là phát hành chứng khoán.

18


Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát hành chứng khốn cơng ty:
Có quan niệm cho rằng, phát hành chứng khốn cơng ty là hoạt động
phát hành các loại giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) của các tổ chức phát
hành nhằm xác nhận sự góp vốn hoặc vay nợ để huy động vốn trực tiếp từ các
nhà đầu tư cho mục đích phát triển sản xuất kinh doanh nhất định của cơng ty.
Ngồi ra, một khái niệm khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu chấp
nhận là: Phát hành chứng khốn cơng ty là hình thức phân phối chứng khốn

của cơng ty phát hành cho nhà đầu tư theo các trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định. Trong đó có hai hình thức phát hành là phát hành chứng khoán
riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra cơng chúng.
Pháp luật phát hành chứng khốn cơng ty là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên liên quan trong quá trình phát hành
chứng khốn cơng ty như phát hành chứng khốn, bảo lãnh chứng khoán,
thanh toán, giải quyết tranh chấp phát sinh... nhằm đảm bảo sự quản lý của
Nhà nước đối với hoạt động phát hành chứng khoán, đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của nhà đầu tư, các chủ thể tham gia quan hệ trên.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật phát hành chứng khốn cơng
ty, các cơng ty cần nghiên cứu cụ thể và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định. Các công ty khi cần huy động để tăng vốn cho các hoạt
động của cơng ty mình, họ sẽ tiến hành phát hành chứng khốn và việc phát
hành chứng khốn đó là phát hành chứng khốn cơng ty. Việc phát hành
chứng khốn cơng ty phải đáp ứng yêu cầu về chủ thể phát hành thì mới được
phát hành.
Khi cơng ty phát hành chứng khốn, bản chất của quan hệ phát hành
chứng khốn chính là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu vốn. Cụ thể,
quan hệ phát hành cổ phiếu là quan hệ hợp đồng góp vốn, trong đó cơng ty
phát hành và nhà đầu tư là các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
dân sự này. Ngoài ra, trong quan hệ trái phiếu thì các bên tham gia vào quan

19


hệ này là những bên liên quan của hợp đồng vay nợ (cơng ty phát hành đóng
vai trị là "con nợ" phải cam kết nhận nợ và nhà đầu tư là "chủ nợ").
Luật Chứng khốn 2006 khơng quy định như thế nào là phát hành chứng
khốn cơng ty, chỉ nêu khái niệm Chào bán chứng khốn ra cơng chúng là
việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
- Chào bán chứng khoán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
- Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.
So với khái niệm cơ bản về phát hành chứng khốn cơng ty thì khái
niệm chào bán chứng khốn ra cơng chúng được thể hiện đầy đủ và chi tiết
hơn, trình bày các phương thức mà cơng ty phát hành có thể lựa chọn để chào
bán ra công chúng. Nếu không thực hiện theo một trong các phương thức đó
thì khơng được gọi là chào bán chứng khốn ra cơng chúng.
1.2.2. Bản chất phát hành chứng khốn cơng ty
Phát hành chứng khốn là hoạt động của cơng ty với mục đích tạo ra
một lượng vốn bổ sung cho vốn điều lệ và vốn lưu động của công ty để công
ty triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Cơng ty phát hành
giảm bớt được chi phí sử dụng vốn, khơng q lo lắng về thời gian hoàn trả (đối
với các khoản vay ngân hàng) và có thể chia sẻ rủi ro trong kinh doanh (đối với
trường hợp phát hành cổ phiếu). Đối với nhà đầu tư, thơng qua hoạt động phát
hành chứng khốn, có thể chuyển các khoản tiền tiết kiệm thành các khoản đầu
tư để có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi nhưng khi cần thiết
họ vẫn có thể chuyển đổi các chứng khốn cơng ty thành tiền mặt thông qua các
giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán (tập trung và phi tập trung).
Đồng thời, khi mua cổ phiếu của công ty, nhà đầu tư cịn có cơ hội tham gia
vào hoạt động kiểm sốt và quản lý cơng ty (chủ động trong đầu tư).

20


Trên thực tế, chủ thể của quan hệ phát hành chứng khốn cơng ty gồm
cơng ty phát hành và nhà đầu tư. Công ty cần vốn bổ sung cho hoạt động sản
xuất kinh doanh và nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào công ty để thu lợi nhuận. Do
vậy, về bản chất, có thể coi quan hệ phát hành chứng khốn cơng ty là hợp

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Cụ thể, bản chất quan hệ phát hành
cổ phiếu là hợp đồng góp vốn, trong đó các cổ đơng có vị trí nhất định, được
hưởng lợi nhuận và phải gánh chịu các khoản lỗ của công ty... tương ứng với
phần vốn góp của vào cơng ty. Cịn bản chất quan hệ phát hành trái phiếu
công ty là hợp đồng vay nợ, trong đó cơng ty phát hành là "con nợ" (cam kết
nhận nợ) và nhà đầu tư là "chủ nợ".
Trong từng loại quan hệ phát hành chứng khoán khác nhau, quyền và
nghĩa vụ của công ty phát hành cũng như nhà đầu tư được xác định khác
nhau. Tùy theo mục đích, nhu cầu và khả năng của mình, công ty phát hành
và nhà đầu tư lựa chọn loại quan hệ phát hành chứng khoán cho phù hợp.
1.2.3. Các hình thức phát hành chứng khốn cơng ty
Phát hành chứng khốn của cơng ty được thực hiện dưới hai hình thức sau:
- Phát hành chứng khốn riêng lẻ hay cịn gọi là phát hành chứng
khoán nội bộ là việc phát hành mà trong đó chứng khốn được bán trong
phạm vi một số nhà đầu tư nhất định (thông thường là các nhà đầu tư có mối
quan hệ quen biết với công ty) tương ứng với khối lượng phát hành hạn chế.
Việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thơng hiếm khi thực hiện dưới
hình thức này. Ngược lại chủ yếu việc phát hành trái phiếu được thực hiện
theo hình thức này vì xuất phát từ đặc thù cơ bản của trái phiếu là có thời hạn
hồn trả xác định và công ty phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong một
thời gian ngắn hạn. Các ngân hàng thương mại cũng có thể tham gia vào việc
phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Chứng
khốn trong phát hành chứng khốn riêng lẻ không thuộc đối tượng chào bán
trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

21


- Chào bán chứng khốn ra cơng chúng là việc phát hành trong đó
chứng khốn được bán rộng rãi ra công chúng với số lượng lớn các nhà đầu tư

và khối lượng phát hành phải đạt đến một mức nhất định, theo một trong ba
phương thức phát hành được quy định trong Luật Chứng khoán 2006 về
"Chào bán chứng khoán ra cơng chúng". Trong đó, phát hành lần đầu ra cơng
chúng là việc phát hành trong đó chứng khốn của công ty lần đầu được chào
bán rộng rãi ra công chúng.
Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng để xác
định những người phát hành rộng rãi ra cơng chúng phải là những cơng ty có
chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhằm bảo vệ cho
cơng chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết về
chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đồng thời đây cũng là điều kiện để
xây dựng một thị trường chứng khốn an tồn, cơng khai, hiệu quả.
1.2.4. Bảo lãnh phát hành chứng khốn cơng ty
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu thì bảo lãnh phát hành
chứng khốn là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các
thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khốn
và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên
thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh
phát hành. Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán
chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng
khoán để hưởng "hoa hồng".
Luật chứng khoán 2006 quy định: Bảo lãnh phát hành chứng khoán là
việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các
thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay tồn bộ
chứng khốn của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khốn cịn
lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát
hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.

22



×