Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề hà nội luận văn ths kinh tế 62 31 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

***********

NGUYỄN THỊ KIM THU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

***********

NGUYỄN THỊ KIM THU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phí mạnh Hồng

HÀ NỘI - 2012




DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHLB Đức

:

Cộng hòa Liên bang Đức

CĐN

:

Cao đẳng nghề

Ctr-TU

:

Chương trình – Trung ương

GDP


:

Tổng sản phẩm quốc nội

GV

:

Giáo viên

HDI

:

Chỉ số phát triển con người

ILO

:

Tổ chức Lao Động Quốc tế

NNL

:

Nguồn nhân lực

NNLCLC


:

Nguồn nhân lực chất lượng cao

SL

:

Số lượng

TB

:

Trung bình

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

Viện IFABTP

:

Viện đào tạo luân phiên về xây dựng
và công trình công cộng

WTO


:

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2001 - 2011 ...................... 44

Bảng 2.2:

Mạng lưới các trường Cao đẳng nghề thành phố Hà Nội
hiện nay...……………………………………………………...48

Bảng 2.3: Số lượng GV các trường CĐN Hà Nội được chia theo trình độ . 52
Bảng 2.4: Số lượng học sinh đang theo học tại các
trường cao đẳng nghề Hà Nội ..................................................... 53
Bảng 2.5:

Số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên tại một số trường
cao đẳng nghề Hà Nội ................................................................. 54

Bảng 2.6:

Đánh giá của các doanh nghiệp Hà Nội về chất lượng kiến thức
chuyên môn kỹ thuật của người lao động được đào tạo ............. 55

Bảng 2.7: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo thực hành ..... 56

Bảng 2.8: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng giáo dục ý thức và
tác phong lao động của người lao động ...................................... 57
Bảng 2.9: Tổng hợp mức độ đánh giá của các cán bộ quản lý và giáo viên
của 7 trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội về vấn đề công tác
đào tạo nghề trong nhà trường hiện nay ..................................... 59
Bảng 2.10: Tổng hợp mức độ đánh giá của học sinh của 7 trường cao đẳng
nghề thành phố Hà Nội về thực trạng đào tạo nghề
trong nhà trường hiện nay ........................................................... 60
Bảng 2.11: Bảng tương quan đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh về
thực trạng công tác đào tạo nghề tại các nhà trường hiện nay ... 61
Bảng 2.12: Kết quả số học sinh xin được việc làm sau khi tốt nhiệp từ
năm 2009 đến năm 2011 ............................................................. 63


ỤC ỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1/ Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 4
2/ Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 6
3/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 9
4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10
5/ Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
6/ Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 11
7/ Kết cấu của luận văn ................................................................................ 11
Chương 1: CHẤT ƯỢNG NGUỒN NHÂN ỰC VÀ HOẠT ĐỘNG... 12
ĐÀO TẠO NGHỀ - MỘT SỐ KHÍA CẠNH CHUNG.............................. 12
1.1 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế ..... 12
1.1.1 Một số khái niệm liên quan ............................................................. 12
1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực......................................................... 12
1.1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao ................................ 14
1.1.1.3 Thước đo xác định nguồn nhân lực chất lượng cao .................. 15

1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện phát
triển kinh tế hiện đại ................................................................................. 21
1.1.2.1 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các nước đang
phát triển ................................................................................................ 21
1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao..... 24
1.2 Hoạt động đào tạo nghề và vai trò của nó trong việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao ............................................................................... 27
1.2.1 Khái niệm nghề, đào tạo nghề ......................................................... 27
1.2.2 Vị trí và vai trò của hoạt động đào tạo nghề nói chung và các trường
Cao đẳng nghề nói riêng trong hệ thống Giáo dục – đào tạo ................... 29
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề .............................. 31
1.4 Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nghề.................................................... 36
1.4.1 Công tác dạy nghề ở Cộng hòa Liên bang Đức ............................... 36

1


1.4.2 Công tác dạy nghề ở Nhật Bản ........................................................ 37
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 40
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG ......... 41
CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NỘI ....................................................................... 41
2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển công tác đào tạo nghề ở Việt
Nam .............................................................................................................. 41
2.2 Thực trạng đào tạo nghề tại các trường Cao đẳng nghề Hà Nội ........... 46
2.2.1 Thực trạng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nghề ở thành phố
Hà Nội ....................................................................................................... 46
2.2.1.1 Hệ thống các trường cao đẳng nghề trên địa bàn thành phố Hà
Nội ......................................................................................................... 46
2.2.1.2 Các nội dung trong quá trình đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
nghề Hà Nội ........................................................................................... 50

2.2.1.3 Chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng nghề Hà Nội (đánh
giá có số liệu qua khảo sát ý kiến nhận xét của các doanh nghiệp có sử
dụng lao động được đào tạo) ................................................................. 54
2.2.2 Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
nghề trên địa bàn Hà Nội.............................................................................. 64
2.2.2.1 Những thành tựu đạt được ......................................................... 64
2.2.2.2 Những tồn tại chủ yếu................................................................ 65
2.2.2.3 Nguyên nhân .............................................................................. 65
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 68
Chương 3: QUAN ĐIỂ

VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT ƯỢNG

ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ
NỘI ................................................................................................................. 69
3.1 Bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động
dạy nghề hiện nay ........................................................................................ 69
3.1.1 Bối cảnh quốc tế .............................................................................. 69
3.1.2 Bối cảnh trong nước......................................................................... 70

2


3.1.3 Thời cơ và thách thức ...................................................................... 71
3.2 Quan điểm, định hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các
trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội ..................................................... 72
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề............................................... 72
3.2.2 Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề .................................. 75
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề
thành phố Hà Nội ......................................................................................... 76

3.3.1 Nhóm giải pháp chung ..................................................................... 76
3.3.1.1 Nâng cao nhận thức về phát triển dạy nghề .............................. 76
3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đổi mới quản lý nhà
nước trong lĩnh vực đào tạo nghề .......................................................... 77
3.3.1.3 Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia ................................... 78
- Xây dựng khung chương trình đào tạo để áp dụng có hiệu quả vào các
trường cao đẳng nghề ............................................................................ 78
3.3.2 Nhóm giải pháp từ phía các trường cao đẳng nghề thành phố Hà Nội
................................................................................................................... 79
3.3.2.1 Đề ra mục tiêu đào tạo cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng cơ
sở đào tạo và từng trình độ của người học nghề.................................... 79
3.3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ..................................... 80
3.3.2.3 Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo ................................... 81
3.3.2.4 Hoàn thiện tổ chức – bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo quản lý của các trường Cao đẳng nghề .............................. 82
3.3.2.5 Quản lý công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học . 83
3.3.2.6 Đổi mới công tác tuyển sinh ...................................................... 83
3.3.2.7 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy và học tập ...... 84
3.3.2.8 Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá................... 85
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO ..................................................... 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96

3


MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất

của mỗi quốc gia. Điều đó bắt nguồn từ vai trò của con người trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu
của sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt, trong điều kiện hiện nay khi lợi thế
phát triển đang chuyển dần từ yếu tố tài nguyên thiên nhiên sang nguồn nhân
lực ổn định và có chất lượng. Hơn thế nữa, việc phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
một chiến lược quốc gia trong toàn bộ chiến lược phát triển giáo dục và đào
tạo. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo nghề có vai trò hết sức quan trọng
trong việc phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm là việc nâng cao chất lượng
được đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động chưa
qua đào tạo. Tính đến năm 2010 tỷ lệ lao động ở Việt Nam đã qua đào tạo
mới chỉ chiếm khoảng 22,5% trong tổng số lao động cả nước. Đây là một hạn
chế rất lớn khi nền kinh tế đang ngày càng đòi hỏi người lao động phải có
trình độ tri thức và tay nghề cao để phù hợp với những dây chuyền công nghệ
tiên tiến, nâng cao năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy,
Đảng và Nhà nước luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu và Đảng
Cộng sản cũng xác định phải “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu
tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” với mục tiêu “nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” (Văn kiện đại hội VIII, Nxb
Chính trị Quốc gia). Trong đó có công tác đào tạo nghề cho người lao động,
đặc biệt là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Chính vì vậy, nhiệm
vụ đặt ra đối với đào tạo nghề là phải tạo ra được đội ngũ lao động kỹ thuật
đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt

4


Nam lần thứ VIII cũng đã viết: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai
trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực

vật chất còn hạn hẹp. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay
nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy
bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện
đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội
ngũ lao động cho khoa học công nghệ”. Với quan niệm này, Nhà nước chủ
trương coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển xã hội chứ không đơn
thuần là đầu tư cho phúc lợi xã hội. Sự phát triển nguồn lực con người là một
yêu cầu bức thiết của các quốc gia khi đứng trước xu thế toàn cầu hóa đang
ngày càng gia tăng, lôi cuốn các quốc gia vào dòng chảy hội nhập quốc tế
ngày càng sâu. Vì vậy để có được tốc độ phát triển mạnh, các quốc gia trên
thế giới đều rất quan tâm tới việc đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã
được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những giải pháp có tính
đột phá thực hiện được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là chủ yếu. Chính vì
vậy, công tác giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, trong đó có đào tạo nghề được
xem như là một trong những quốc sách hàng đầu để đào tạo ra nguồn nhân
lực có chất lượng cao đủ sức tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ, đi tắt
đón đầu, tạo tiền đề bứt phá rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước.
Ở Việt Nam có rất nhiều trường dạy nghề đang thực hiện đào tạo nghề
với quy mô tương đối lớn và cơ cấu ngành nghề phong phú. Tuy nhiên, chất
lượng đào tạo ở hầu hết các trường dạy nghề chưa cao. Mặt khác, đứng trước
những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của thực tiễn, đào
tạo nghề đang đứng trước những thách thức và bộc lộ những hạn chế nhất

5


định: chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề còn thấp, bất cập và chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo còn hạn chế, tình trạng thất nghiệp gây lãng phí cho Nhà
nước và xã hội. Thực tế những năm qua hầu hết các trường dạy nghề đặc biệt
ở các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội chưa thực sự chú trọng đến
đầu ra của đào tạo nghề mà chỉ cốt sao cho tuyển sinh được nhiều. Rất nhiều
người sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề vẫn không đáp ứng được yêu
cầu công việc hoặc thường ít vận dụng được những gì sau khi học hay muốn
làm việc được thì phải chấp nhận qua quá trình “đào tạo lại”. Điều này gây
lãng phí rất nhiều về tiền của và thời gian đối với người học. Những hạn chế
trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản chính là
xuất phát từ chất lượng đào tạo. Đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế.
Những bất cập đó đang được đặt ra cấp bách, cần phải có hướng mới để giải
quyết.
Chính vì vậy, việc phân tích đánh giá thực trạng đào tạo nghề nhằm
đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy nghề ở các
trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Với
lý do đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở các trường
cao đẳng nghề Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2/ Tình hình nghiên cứu
Đào tạo nghề là vấn đề đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của
các nhà khoa học và những người hoạch định chính sách. Đã có nhiều công
trình khoa học, các hội thảo khoa học, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của các nhà
khoa học không chỉ trong nước mà còn trên thế giới nghiên cứu về vấn đề đào
tạo nghề cho người lao động ở nhiều góc độ, phạm vi rộng hẹp khác nhau.
Những bài viết đó được nghiên cứu ở những mức độ, với các hình thức tổ

6



chức khác nhau, đề cập đến các khía cạnh tùy theo những điều kiện, quan
điểm ở từng vùng, từng khu vực…
Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu như: Ở CHLB Đức,
một nhà giáo dục tên là Heinrich Abel vào năm 1964 đã nghiên cứu vấn đề
“kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp sản xuất” đã đưa ra khái niệm
“đào tạo kép” (Dual System), ông nhấn mạnh rằng vấn đề đào tạo người lao
động không chỉ được dạy ở trường mà còn phải liên kết với các doanh nghiệp
sản xuất để đào tạo mới đem lại hiệu quả cao. Mô hình đào tạo này của
Heirnich Abel sau này đã được áp dụng rộng rãi trên khắp nước Đức vào
những năm 70 của thế kỷ XX. Còn ở Cộng hòa Pháp, nơi có nền giáo dục
phát triển cao, cũng áp dụng việc kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp
sản xuất, Viện IFABTP (Viện đào tạo luân phiên về xây dựng và công trình
công cộng) đã đưa ra mô hình đào tạo có tên là mô hình “luân phiên”
(Alternance). Ở Trung Quốc, quán triệt quan điểm “Ba kết hợp” (Đào tạo, sản
xuất, dịch vụ) có nghĩa là các trường dạy nghề phải gắn bó chặt chẽ với các
cơ sở sản xuất và dịch vụ. Ở Indonexia, mô hình kết hợp đào tạo nghề được
Bộ Văn hóa và giáo dục bắt đầu đề xuất năm 1993 có tên gọi là Pendidican
Sistem Ganda – Hệ thống đào tạo song hành được thực hiện bởi trường dạy
nghề và các bên tham gia đào tạo đại diện cho giới việc làm nhằm làm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề. Ở Ấn Độ, Chính phủ đã thực hiện “Dự án đường
tròn chất lượng”. Đây là sự vận dụng sáng tạo của quản lý chất lượng tổng thể
trong các trường đào tạo nghề kỹ thuật nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất
lượng cao.
Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí, hội
thảo, hội nghị về vấn đề đào tạo nghề tiêu biểu như:
Định hướng phát triển đào tạo nghề của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội xuất bản năm 2000

7



Hội nghị toàn quốc về đào tạo nghề và tạo việc làm do Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội tổ chức tháng 3 năm 2002
Giải pháp tạo việc làm ở nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Nguyễn Sinh Cúc. Tạp chí thông tin lý luận số 7 năm 1999
Thực trạng lao động việc làm ở Việt nam do Nhà xuất bản Thống kê
xuất bản năm 2003…
Các công trình nghiên cứu này đã lột tả được bức tranh toàn cảnh về
đào tạo nghề ở Việt Nam và đã phân tích được một số nguyên nhân dẫn đến
hạn chế trong đào tạo nghề. Nhưng nhìn chung, các vấn đề khi lý giải vẫn
chung chung và ở tầm vĩ mô nên sẽ gặp khó khăn khi áp dụng vào thực tế.
Mặt khác, một số công trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực thông qua hoạt động đào tạo nghề được nghiên cứu ở những
phương diện khác nhau như:
Đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thức tổ chức đào tạo nghề kết
hợp tại trường và tại cơ sở sản xuất”. Đề tài: “ Nghiên cứu các giải pháp nhằm
tăng cường mối quan hệ giữa trường Trung học Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội
với các đơn vị sản xuất”. Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng ở Thủ đô Hà Nội”. Đề tài
nghiên cứu khoa học: “Các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ
thống dạy nghề Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng” Hầu hết các đề tài đã nêu
lên kinh nghiệm trên thế giới về gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ
thống dạy nghề, điển hình là hệ thống đào tạo song hành của Đức và hình
thức đào tạo luân phiên của Pháp, các đề tài đã đưa ra một số mô hình tổ chức
đào tạo nghề cơ bản và đưa ra một số giải pháp để gắn đào tạo với sử dụng.
Tuy nhiên, các công trình chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của đào tạo
nghề ở nước ta trong những năm gần đây nói chung và thực trạng đào tạo

8



nghề ở các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội nói riêng, do vậy những
giải pháp đề xuất còn chưa cụ thể.
- Đề tài “Đầu tư cho con người với vấn đề giải quyết việc làm” của
nhóm tác giả Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hà Nội 1995 đã giới
thiệu về đặc điểm nguồn nhân lực và những người cần đào tạo lại để tạo cơ
hội giải quyết việc làm, đồng thời giới thiệu khái niệm mô hình đào tạo giải
quyết việc làm cho người lao động ở một số nước. Tuy nhiên khi đề cập đến
những nguyên nhân hạn chế của vấn đề này vẫn rất chung chung.
- Giáo sư Vũ Văn Tảo với bài “Đào tạo gắn với việc làm”, Tạp chí
Xuân 2000
- Nguyễn Minh Đường (1996) với đề tài “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội
ngũ nhân lực trong điều kiện mới”, Đề tài KX.07-14, Hà Nội
- TS. Đặng Thị Thanh Huyền (2001) với đề tài “Giáo dục phổ thông
với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, những bài học thực tiễn từ Nhật
Bản”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
- “Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh
nghiệm Đông Á” của Lê Thị Ái Lâm (2003), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên khai thác vấn đề đào tạo
nghề ở từng khía cạnh, từng mảng khác nhau. Nhưng cho đến nay, việc đi sâu
nghiên cứu đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề trên địa bàn Hà Nội
chưa có công trình nghiên cứu nào riêng.
3/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
nghề trên địa bàn Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề này trong thời gian
tới.

9



Nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, các thước đo xác
định nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề đào tạo nghề và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
- Làm rõ vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực
ở Việt Nam
- Khảo sát, nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
trên địa bàn Hà Nội từ đó làm rõ những điểm mạnh, yếu của công tác đào tạo
nghề trong những năm gần đây
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả và chất lượng đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề trong thời gian tới
4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Công tác đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
nghề và vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực của
nước ta.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu lĩnh vực đào tạo nghề trong những năm qua;
Phạm vi không gian nghiên cứu: Khảo sát một số trường Cao đẳng nghề trên
địa bàn Hà Nội; Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề
chủ yếu như: vai trò của đào tạo nghề trong sự phát triển nguồn nhân lực nước
ta, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, các chính sách của Nhà
nước liên quan đến đào tạo nghề. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề.
5/ Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết trên cơ
sở phương pháp duy vật biện chứng. Ngoài những phương pháp đã sử dụng,


10


luận văn thiên về phương pháp đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp phỏng vấn.
6/ Đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng
trên địa bàn Hà Nội
- Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
đào tạo nghề ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới
7/ Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương

11


Chương 1
CHẤT ƯỢNG NGUỒN NHÂN ỰC VÀ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO NGHỀ -

ỘT SỐ KHÍA CẠNH CHUNG

1.1 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển
kinh tế
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Năng lực sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào các nguồn lực sản
xuất mà nó sở hữu như tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ,
con người… Nhưng trong các nguồn lực đó thì nguồn nhân lực là quan trọng

nhất, có tính chất quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của
mọi quốc gia. Theo Giáo trình kinh tế lao động thì nguồn nhân lực được hiểu
là nguồn lực con người tồn tại bên cạnh các nguồn lực khác của quá trình sản
xuất của cải của xã hội. NNL khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực công nghệ,…) là ở chỗ: trong quá trình
vận động nguồn nhân lực chịu tác động của các yếu tố tự nhiên (sinh, tử) và
yếu tố xã hội (việc làm, thất nghiệp… ). Chính vì vậy, nguồn nhân lực là một
khái niệm khá phức tạp, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo
Thuyết lao động xã hội thì nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo
nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã
hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực
bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp,
nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực trực tiếp được
sử dụng cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ
tuổi lao động, có tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là toàn bộ các cá nhân
cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí
lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Khi xem xét NNL dưới góc
12


độ kinh tế học, một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra NNL là
nguồn lực chủ yếu tạo động lực cho sự phát triển. Vì vậy việc cung ứng đầy
đủ và kịp thời nguồn nhân lực theo yêu cầu của nền kinh tế là yếu tố đóng vai
trò quyết định đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Do đó, bất cứ hiện
tượng thiếu hoặc thừa sức lao động đều gây ra những khó khăn cho sản xuất
xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Còn thuyết về
vốn con người (Human capital) lại quan niệm đầu tư cho nguồn lực con người
cũng là một hoạt động đầu tư nhằm hình thành và phát triển một nguồn vốn
sản xuất như các loại hình vốn khác chẳng hạn như vốn vật chất (nhà xưởng,
máy móc, thiết bị…), vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn đất đai… Vốn đầu tư

cho nguồn lực con người cũng đem lại thu nhập trong tương lai cho người đầu
tư. Theo quan điểm này, Ngân hàng thế giới cho rằng NNL là toàn bộ vốn con
người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như
vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các
loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Do đó,
đầu tư cho con người là đầu tư quan trọng nhất trong các loại đầu tư và được
coi là cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững. Theo UNDP thì NNL là
tổng thể những năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động
vào quá trình sản xuất, nguồn năng lực – nội lực đó của con người cũng chính
là nội lực xã hội của một quốc gia. Đối với những nước đang phát triển như
Việt Nam, với dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào đang trở thành một trong
những nguồn nội lực quan trọng nhất và nếu biết khai thác nguồn nội lực đó
một cách hiệu quả sẽ tạo ra một động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam theo ý kiến của các nhà khoa học tham gia chương trình
khoa học công nghệ cấp Nhà nước năm 2007 do Giáo sư, tiến sỹ khoa học
Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm thì nguồn lực con người được hiểu là số
lượng và chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và

13


trí tuệ, năng lực và phẩm chất [20, tr. 328]. Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Chí Bảo
lại cho rằng : nguồn lực con người là sự kết hợp thể lực và trí lực cho thấy
khả năng sáng tạo, chất lượng – hiệu quả hoạt động và triển vọng mới phát
triển của con người [2, tr. 14]– tức là kết cấu bên trong của nguồn nhân lực
bao gồm sức mạnh thể lực, trí tuệ và sự kết hợp hai yếu tố đó tạo thành năng
lực sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên.
Từ các quan niệm trên có hai cách hiểu về NNL, theo nghĩa rộng thì
NNL được hiểu là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp
nguồn lực con người cho sự phát triển. Còn theo nghĩa hẹp thì NNL là khả

năng lao động của xã hội, là nguồn lực trực tiếp được sử dụng cho sự phát
triển kinh tế xã hội. Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp thì NNL được hiểu như một
nguồn lực, còn theo nghĩa rộng NNL được hiểu như một nguồn vốn. Trong
luận văn này NNL được tiếp cận dưới góc độ là một nguồn lực trực tiếp được
sử dụng bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có tham gia vào nền
sản xuất xã hội.
1.1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
Ở Việt Nam cụm từ nguồn nhân lực chất lượng cao mới được đề cập
nhiều từ khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất cũng như những tiêu chí cơ bản để
xác định thế nào là NNLCLC. Liên quan đến vấn đề này, C.Mác đã từng quan
niệm: “Vậy thì nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể và
có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện,
đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất” [38, tr. 474]. Từ đó ông phân
biệt“lao động giản đơn” và “lao động phức tạp” và đi đến kết luận: lao động
phức tạp (lao động được đào tạo) là bội số của lao động giản đơn. Các nhà
kinh tế học cũng cho rằng: Nguồn nhân lực mà hạt nhân của nó là lao động kĩ
thuật với toàn bộ thể lực, trí lực với trình độ chuyên môn, kĩ năng cao cấp mà

14


con người tích luỹ được sẽ có khả năng đem lại thu nhập vượt trội trong
tương lai. Theo đó, có ba loại nhân lực chủ yếu quyết định sự phát triển, đó là:
người lao động giản đơn; chuyên gia lành nghề và những người có ý tưởng
sáng tạo.
NNLCLC là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên
môn kĩ thuật cao; có kĩ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh
với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khoẻ và
phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kĩ năng

đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuât nhằm đem lại năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao. Các lý thuyết về tăng trưởng gần đây cũng chỉ ra rằng
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất 3
trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của
sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là NNLCLC, tức
là con người được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh
nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn – vốn con người hay vốn
nhân lực”. Như vậy, NNLCLC phải là những con người phát triển cả về trí
lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về
phẩm chất đạo đức và lòng nhiệt thành với công việc. Trong thế giới hiện đại,
khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn
cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là NNLCLC đang
ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó.
1.1.1.3 Thước đo xác định nguồn nhân lực chất lượng cao
Thứ nhất: Thước đo về thể lực của nguồn nhân lực
Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực. Sức
khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong
hiến chương của tổ chức y tế thế giới cũng khẳng định: “Sức khỏe là một

15


trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải
là không có bệnh hay thương tật” [3, tr. 24]. Nếu con người có thể lực tốt thì
mới phát huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong phát triển kinh tế xã hội
và ngược lại. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ,
là phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn. Do đó, sức khỏe
là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực và nó trở thành một chỉ tiêu quan
trọng trong việc phát triển NNLCLC. Tình trạng sức khỏe được phản ánh

bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: chiều cao, cân nặng,
tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và
các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể chất của nguồn
nhân lực phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, vào quá trình phân
phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài của mỗi quốc
gia. Nếu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng không được giải
quyết tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực cả về thể
lực lẫn trí tuệ. Mặt khác, để có NNLCLC không thể không đề cập đến phát
triển y tế, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Thể lực tốt thể hiện ở sự
nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong công việc.
Thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Trình độ kinh tế - xã hội
càng phát triển càng đòi hỏi cao yếu tố thể lực của nhân lực, bởi nếu không có
thể lực và tinh thần tốt người lao động khó có thể chịu được sức căng thẳng
của công việc, nhịp độ cuộc sống trong thế giới hiện đại, không thể tìm tòi,
sáng tạo ra những tri thức mới và vật hóa các tri thức đó thành sản phẩm có
ích. Theo nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: “Trí tuệ là tài sản quý giá nhất trong
mọi tài sản nhưng chính sức khỏe là một tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đó.
Cần cải thiện, phát triển nòi giống, nâng cao thể lực tầm vóc và thể trạng
nhằm phát triển cân đối, hài hòa giữa thể lực và trí lực con người Việt Nam’’
[27, tr. 18]. Chính vì vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hưởng rất lớn đến NNLCLC

16


chính là yếu tố thể lực. Do đó, cần phải tăng cường thể lực cùng với việc cải
thiện về hình thể mà trước hết là chiều cao và trọng lượng cho người lao động
là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng NNL.
Thứ hai: Thước đo về trí lực của nguồn nhân lực
Chất lượng NNL được phản ánh chủ yếu thông qua sức mạnh trí tuệ,
đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn nhân lực, đặc

biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động hiện nay. Trí lực của NNL biểu hiện
ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của
người lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn hóa, dân trí, học vấn trung
bình của một người dân; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng
đào tạo; mức độ lành nghề (kỹ năng, kỹ xảo…) của người lao động; trình độ
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất, chất lượng hiệu quả của
người lao động…
Trước hết xét về trình độ học vấn – Đây là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí
lực của NNL, bởi lẽ nó thể hiện sự hiểu biết của người lao động về tự nhiên
và xã hội, là kỹ năng để có thể thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc
sống. Trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính
quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Trình
độ học vấn của NNL được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu thứ nhất là tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở
lên tham gia hoạt động kinh tế: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15
tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là số % những người từ 15 tuổi trở lên
tham gia hoạt động kinh tế có thể đọc, viết và hiểu những câu đơn giản của
tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước ngoài so với tổng số dân số 15 tuổi trở lên tham
gia hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa
ở mức tối thiểu của nguồn nhân lực. Các thống kê lao động và việc làm trong
nước sử dụng chỉ tiêu này.

17


Chỉ tiêu thứ hai là tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động
kinh tế có trình độ học vấn tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: là
số % dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế có trình độ học vấn
tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông so với dân số từ 15
tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này đánh giá một cách đầy đủ

trình độ học vấn của NNL.
Chỉ tiêu thứ ba tính đến số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi
trở lên tham gia hoạt động kinh tế: là số năm trung bình một người từ 15 tuổi
trở lên tham gia hoạt động kinh tế dành cho học tập. Đây là một trong những
chỉ tiêu được Liên hiệp quốc sử dụng để đánh giá chất lượng NNL của các
quốc gia.
Chỉ tiêu thứ tư là tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: Tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông: là số % trẻ em đi học cấp tiểu học (trung học cơ
sở, trung học phổ thông) đủ độ tuổi của các em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu
học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) hay không trong tổng dân số ở độ
tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi, cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi; cấp trung
học phổ thông từ 15-17 tuổi). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ phát
triển giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia.
Thứ hai xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chất lượng của nguồn
nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn mà quan trọng hơn là trình độ
chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua
đào tạo. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để
người lao động đảm đương được các nhiệm vụ trong quản lý, kinh doanh và
các hoạt động nghề nghiệp. Ở Việt Nam, lao động có chuyên môn kỹ thuật
được hiểu là những công nhân từ bậc 3 trở lên (có bằng hoặc không có bằng)
cho tới những người có trình độ trên đại học. Họ được đào tạo ở các Trường

18


kỹ thuật, trường Cao đẳng, Đại học. Họ được trang bị cả về lý thuyết lẫn kỹ
năng thực hành về một công việc nào đó.
Thứ ba xét về năng lực sáng tạo: Trong thời đại ngày nay, việc trang bị
những kiến thức học vấn phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp là chưa đủ mà
cần phải tạo lập cho mỗi con người Việt Nam có tư duy năng động, sáng tạo,

dám mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng và thích ứng cao trong một thế giới đầy
biến động và cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và
khu vực. Cho nên trí lực còn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt,
nhanh nhẹn, sắc bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng
nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và
công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và
thực hiện phát triển kinh tế. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực
trí tuệ của NNL trong quá trình CNH, HĐH rút ngắn và tiếp cận kinh tế tri
thức hiện nay.
Thứ tư: Chỉ số phát triển con người (HDI-Human Development Index)
Chất lượng NNL còn được thể hiện gián tiếp thông qua chỉ số phát triển con
người. Theo Liên hiệp Quốc, sự phát triển nhân lực của các quốc gia và vùng
lãnh thổ khác nhau có thể so sánh với nhau bằng một thước đo chung, đó là
chỉ số phát triển con người (HDI). HDI là một thước đo tổng quát về sự phát
triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập. Nó là căn
cứ để so sánh, đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia qua các thời kỳ
khác nhau. Chỉ số HDI đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo 3 tiêu
chí: một là sức khỏe: một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh được đo bằng tuổi
thọ trung bình; hai là tri thức được đo bằng tỷ lệ số người lớn biết chữ và tỷ lệ
nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học); ba là thu nhập: mức
sống được đo bằng GDP bình quân đầu người. Theo quy ước quốc tế chỉ số
HDI mang giá trị từ 0 đến 1 gồm: chỉ số trình độ học vấn, chỉ số thu nhập, chỉ số
tuổi thọ. Nước nào có giá trị HDI càng gần đến 1 thì trình độ phát triển con

19


người càng cao, nếu nước nào có giá trị HDI dưới 0,4 thì trình độ phát triển
con người của nước đó được coi là thấp. Như vậy có thể thấy rằng chỉ số HDI
tuy không phản ánh trực tiếp chất lượng NNL song nó cho biết khá rõ môi

trường xã hội mà ở đó nuôi dưỡng và phát triển NNLCLC. Ví dụ như ở Việt
Nam, trong Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 thì HDI của
Việt Nam là 0,728 đưa Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát
triển con người trung bình và xếp thứ 128/187 các nước được khảo sát. Như
vậy HDI của Việt Nam đã tăng 11,8% so với mức 0,651 trong báo cáo phát
triển con người của Việt Nam năm 2001. Bà Setsuko Yamazaki – Giám đốc
UNDP đã nhận xét “những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong từng chỉ số
thành phần của HDI cho thấy tiến bộ chung về phát triển con người chủ yếu
do tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên những tiến bộ và phát triển xã hội của Việt
Nam bao gồm y tế và giáo dục lại diễn ra chậm” [30, tr. 4]. Từ đó giám đốc
UNDP cũng đưa ra những minh chứng cụ thể về chỉ số HDI của Việt Nam
những năm qua, chẳng hạn từ năm 1999 đến năm 2008 chỉ số thu nhập của
người Việt Nam tăng 29,9% trong khi đó chỉ số tuổi thọ tăng 10,1% còn chỉ
số giáo dục chỉ tăng 3,4%. Nói cách khác chỉ số thu nhập đóng góp 55,7%
vào tăng trưởng HDI trong giai đoạn 1999 – 2008 trong khi chỉ số tuổi thọ
trung bình đóng góp 31,8% và chỉ số giáo dục đóng góp 12,6%. Và bà đi đến
kết luận “Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày
càng toàn cầu hóa cao và khó tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu không
cải thiện các kết quả giáo dục và trình độ, kỹ năng một cách bền vững” [30, tr.
7]. Từ ví dụ minh họa trên có thể thấy rằng chỉ số HDI có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng NNLCLC của mỗi quốc gia. HDI là căn cứ để đánh giá trình
độ phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy bất cứ quốc gia nào muốn phát triển
bền vững đều phải quan tâm đến chỉ số này.
Thứ năm: Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất
đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người lao động

20


Nhiều nhà nghiên cứu lý luận nước ta cho rằng, khi nói tới NNL thì

ngoài thể lực và trí lực của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống,
năng lực hiểu biết thực tiễn và nắm bắt nhu cầu thị trường của họ. Bởi vì,
ngoài thể lực và trí lực, cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống,
đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người. Khi một
người lao động trực tiếp tiếp xúc với quá trình sản xuất thì ở họ sẽ đúc kết
được nhiều kinh nghiệm sống và làm việc. Đồng thời ở họ cũng hình thành
những phảm chất đạo đức, tác phong làm việc và lòng nhiệt thành với công
việc. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay đang đòi hỏi
người lao động phải có những phẩm chất cần thiết như: có ý thức tổ chức kỷ
luật; tự giác trong lao động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tác
phong làm việc nhanh nhẹn, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp…Tuy
nhiên trong thực tế ở nước ta lực lượng lao động vẫn còn hạn chế về ý thức,
tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực
hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động,
nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động không tìm kiếm được việc làm thích hợp
hoặc làm không đúng với trình độ và nghề được đào tạo. Do đó đây cũng là
một tiêu chí khá quan trọng cần được bồi dưỡng cho người lao động để nâng
cao hơn nữa chất lượng NNL.
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong điều kiện
phát triển kinh tế hiện đại
1.1.2.1 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các nước đang
phát triển
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng thể
hiện vai trò quan trọng của nó.

21



×