Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tiểu thuyết marc levy luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HOÀNG LAN PHƯƠNG

TIỂU THUYẾT MARC LEVY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

HOÀNG LAN PHƯƠNG

TIỂU THUYẾT MARC LEVY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Nam

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU……………………………………………………………….............……2
CHƯƠNG 1: GIAO LƯU VĂN HÓA VÀ TIỂU THUYẾT MARC LEVY……..10
1.1. Những vấn đề chung của việc giao lưu văn hóa thế giới…………..…...…..10
1.2. Văn học dịch ở Việt Nam…………...………………………………..………17
1.3. Vài nét về tiểu thuyết Marc Levy và sự tiếp nhận ở Việt Nam……………21
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT MARC LEVY.27
2.1. Tiểu thuyết Marc Levy ngợi ca vẻ đẹp của tình người…………….………27
2.1.1. Tình yêu biến những điều không thể thành có thể......………...………………27
2.1.2. Tình cảm gia đình luôn thiêng liêng và gần gũi.....……………………….……50
2.1.3. Tình bạn đẹp và khăng khít…………………..……………………………………59
2.2. Tiểu thuyết Marc Levy là những bài ca đẹp về tình yêu cuộc sống……….64
2.2.1. Tình yêu thiên nhiên……………………..………………………………………….64
2.2.2. Niềm say mê công việc và tình yêu tự do….....................................................67
2.3. Những triết lý sâu sắc từ tiểu thuyết Marc Levy………….……….…...…..74
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT MARC LEVY……..79
3.1. Giọng điệu trần thuật………………………………………………….…….80
3.2. Yếu tố kỳ ảo………………………………..…………………………………84
3.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện…………….……………...………………….90
3.4. Chất thơ………………………………………………………………………96
KẾT LUẬN…...…………………………………………………………………..103
PHỤ LỤC……………………………………………...………………………….110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.…………………………………..……………………117

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học nƣớc ngoài xâm nhập vào Việt Nam là một tất yếu trong nhu
cầu mở rộng, kiếm tìm văn hóa của thế giới, bởi tri thức nhân loại luôn hội tụ

những tinh hoa sẽ tạo một thế giới mỹ cảm phong phú và đa dạng cho mỗi
ngƣời. Hẳn trong nhiều năm trở lại đây, bạn đọc trẻ không còn xa lạ với tên
tuổi các nhà văn nƣớc ngoài nhƣ Marquet, Larry Berman, Rowling,
Murakami… và Marc Levy. Văn học đã trở thành chiếc cầu nối hữu hiệu để
con ngƣời vƣợt qua mọi đƣờng biên quốc gia hiểu về nhau hơn. Trong số
những nhà văn này, Marc Levy giành đƣợc khá nhiều thiện cảm không chỉ
của độc giả Pháp mà còn của độc giả nhiều nƣớc trên thế giới, bao gồm cả
độc giả Việt Nam. Sinh năm 1961 với “tài sản” là mƣời hai đầu sách (trong
đó chín đầu sách đã đƣợc dịch và xuất bản tại Việt Nam), Marc Levy nhiều
năm liền luôn đứng đầu bảng xếp hạng nhà văn best-seller và đã trở thành một
hiện tƣợng đặc biệt của giới xuất bản Pháp. Nếu làm một phép so sánh với
những tác giả cùng thời của Việt Nam thì số lƣợng tác phẩm của ông chƣa
hẳn là con số quá kỷ lục nhƣng điều gì đã khiến Marc Levy đƣợc công chúng
đón đợi ở hơn bốn mƣơi quốc gia trên thế giới?
Sức hút, hay nhiều ngƣời còn gọi là “thƣơng hiệu”, phong cách của
Marc Levy là ở những câu chuyện nhẹ nhàng, lãng mạn, ngọt ngào và dí dỏm
về tình yêu. Giữa những âm thanh ồn ã và dữ dội của xu hƣớng văn học dịch
hiện nay về những cái tôi mâu thuẫn, bế tắc hay đầy dục vọng thì những tác
phẩm của Marc Levy đi theo hƣớng ngƣợc lại, nó là những nốt trầm xao
xuyến, những giai điệu trữ tình không sục sôi nhƣng cũng đủ sức lay động trái
tim của triệu triệu con ngƣời. Ngƣời ta thấy dƣờng nhƣ cả thế giới đang yêu
qua lăng kính lãng mạn của ngƣời đàn ông lãng mạn nhất nƣớc Pháp này. Có

2


thể nói, Marc Levy đã đem đến một thứ văn chƣơng trong lành, nhẹ nhàng
trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đầy dữ dằn và đƣợc độc giả trẻ Việt Nam
nhiệt tình đón nhận. Những câu chuyện của Marc Levy có cái gì đó rất đặc
biệt, giản dị và gần gũi với những giá trị truyền thống Á Đông. Đọc chúng,

đôi khi ta có cảm giác đang đọc những câu chuyện cổ tích dành cho ngƣời
lớn, trong đó phản ánh ƣớc mơ, niềm tin và tôn vinh sự bất tử của tình yêu
cùng bao ý nghĩa nhân văn tốt đẹp về tình ngƣời, tình yêu công việc, yêu cuộc
sống. Ở Marc Levy, ngƣời đọc bị cuốn hút với cách kể chuyện dí dỏm, nhẹ
nhàng và du dƣơng nhƣ đang lắng nghe những bản ballad đắm say từ ngƣời
nghệ sĩ này.
Tìm hiểu tiểu thuyết Marc Levy trong tổng thể các nét đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật, bởi vậy, ngƣời viết cho là một vấn đề khá thú vị. Đề tài sẽ
góp phần vào việc phân tích, tìm hiểu, đánh giá phong cách sáng tác của một
tác giả văn chƣơng nƣớc ngoài đã và đang có sức ảnh hƣởng lớn tới độc giả
Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới, đồng thời qua đó phản ánh một xu
hƣớng trong sáng tác văn chƣơng đƣơng đại cũng nhƣ thị hiếu thẩm mĩ của
độc giả yêu văn chƣơng hiện nay. Những bản tình ca lãng mạn và trong sáng
nhƣ Nếu em không phải một giấc mơ, Em ở đâu… của Marc Levy (Pháp), hay
Nếu em thấy anh bây giờ, Sức mạnh tình yêu… của Cecelia Ahern (Ireland)
dƣờng nhƣ không trở nên lỗi thời, lạc hậu, không bị chê là “sên sến”, là viển
vông mà kỳ lạ thay vẫn mê hoặc ngƣời đọc nhƣ chính sự mê hoặc của tình
yêu trong cuộc sống chúng ta. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu tiểu thuyết Marc
Levy sẽ phần nào chứng minh đƣợc ý nghĩa, vị trí của dòng văn học vẫn bị
coi là “văn học thị trƣờng”, “văn học giải trí” đối với bạn đọc. Đồng thời cũng
phản ánh về sự giao thoa, tiếp xúc của văn học Pháp và văn học Việt Nam
đƣơng đại.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhƣ ngƣời viết đã trình bày, Marc Levy là một cây bút trẻ và theo
khuynh hƣớng dòng văn học giải trí, thị trƣờng hơn là mang tính hàn lâm,
chính thống. Mặc dù cây bút này có số lƣợng tác phẩm đƣợc xuất bản – phát

hành khá đáng kể và đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới nhƣng các tác
phẩm của ông không giành đƣợc sự đánh giá cao từ các nhà phê bình Pháp.
Cuộc đời cũng nhƣ các tác phẩm của tiểu thuyết gia này chủ yếu đƣợc đề cập
trên các phƣơng tiện truyền thông, báo chí chứ dƣờng nhƣ chƣa thấy đƣợc
nghiên cứu nhƣ một đối tƣợng văn học trong các công trình mang tính khoa
học chính thống. Theo một số nhà văn thì tác phẩm của Marc Levy chƣa thực
sự là tác phẩm văn học đỉnh cao. Bằng chứng là, đến nay dù Marc Levy đang
giữ kỷ lục về số lƣợng bản in tại Pháp và nhiều quốc gia thì ông vẫn chƣa
đƣợc một giải thƣởng nào về văn chƣơng. “Tác phẩm của Marc Levy còn
mang hơi hƣớng, yếu tố của thị trƣờng và thƣơng mại. Đánh giá một tác phẩm
có giá trị nghệ thuật chƣa hẳn là thông qua con số phát hành và lƣợng độc giả,
càng không phải vì cuốn sách đó bán chạy hay không [32].” Tuy vậy, không
thể phủ nhận rằng, “vài năm gần đây, Marc Levy đã là một hiện tƣợng của
giới xuất bản Pháp và thế giới khi tất cả tiểu thuyết của ông đều trở thành một
best-seller nóng bỏng trên kệ sách. Ngƣời ta đọc xong cuốn này lại chờ mong
cuốn khác [12, tr.303].”
Ở Việt Nam, chín cuốn sách lần lƣợt đƣợc giới thiệu đến bạn đọc
(thuộc bản quyền của Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam), hầu hết
chúng đều trở thành các “cơn sốt” và đƣợc xếp trong diện sách bán chạy với
đối tƣợng đọc chủ yếu là học sinh, sinh viên. Hiệu ứng này đƣợc khởi tạo từ
tác phẩm đầu tay của Marc Levy: Et si c'etait vrai - Và nếu như chuyện này là
có thật hay Nếu em không phải một giấc mơ – tiểu thuyết đã trở thành cuốn

4


sách best-seller và đƣợc Steven Spielberg dựng thành phim (lấy tựa Như ở
thiên đường, một tác phẩm nhận đƣợc nhiều lời khen từ báo chí và trên diễn
đàn các bạn trẻ Việt Nam. Họ nhìn thấy “một mối tình lãng mạn nhất thời
công nghệ ồn ã, khi con ngƣời ta đang mải miết lao vào những guồng máy

bận rộn đến nghiệt ngã”, và có những đồng cảm chân thành: “Cuốn tiểu
thuyết giống nhƣ một bài thơ sâu lắng. Vừa ngọt ngào, vừa đắng cay và ngƣời
đọc bƣớc qua những trải nghiệm khi chứng kiến mối tình bi ai đó. Có điều gì
tựa nhƣ một cuộc soi rọi vào đáy sâu tâm hồn của chính mình, để nghe nhịp
vọng lại từ bên trong [27] .”
Không li kì, lôi cuốn, bí ẩn nhƣ những tiểu thuyết của Dan Brown,
không mạnh mẽ, táo bạo, đầy bất ngờ nhƣ lối viết của Sidney Seldom, trong
hệ thống phong cách sáng tác của các tiểu thuyết gia đƣơng đại, truyện của
Marc Levy hấp dẫn ngƣời đọc bằng văn phong nhẹ nhàng, giản dị mà tinh tế
rất riêng. Marc Levy đã dẫn dắt ngƣời đọc lạc bƣớc vào thế giới nhân vật
muôn hình muôn vẻ của mình. Dƣờng nhƣ nhà văn luôn chọn tình yêu làm
thánh địa khai thác và phát huy sở trƣờng: “Khi thì chìm chắm trong thế giới
tình yêu huyền bí, nhƣ ảo nhƣ mộng của Arthur và Lauren trong Nếu em
không phải một giấc mơ. Lắm lúc lạc lối trong thứ tình yêu xa xăm, bí ẩn,
vƣợt qua cả sinh tử luân hồi, thách thức cả không gian thời gian giữa Jonathan
và Clara trong Kiếp sau. Khi lại khiến ngƣời ta hân hoan và ngây ngất với câu
chuyện tình yêu trong Bảy ngày cho mãi mãi - thứ tình cảm mạnh mẽ, dữ dội
có thể chiến thắng cả những cái xấu, cái ác, cái ti bỉ, thấp hèn… Đủ mạnh mẽ,
huyền bí, thừa lãng mạn nhƣng không bi luỵ, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Đọc tiểu
thuyết Marc Levy – có khi bạn sẽ tƣởng chừng nhƣ mình đang đi giữa màn
sƣơng giăng mắc, cứ đi mãi đi mãi, rồi bị cuốn hút lúc nào không hay [21]”.

5


Hầu hết các ý kiến nhận định về sáng tác của Marc Levy đều đề cập
đến một vài nét trong đặc điểm sáng tác của ông nhƣ: lối viết giản dị về
những câu chuyện đời thƣờng, những tình tiết giả tƣởng hay những triết lý
đầy thấm thía về cuộc sống, đƣa con ngƣời “lạc vào một giấc mơ đẹp với
nhiều thứ tình cảm đẹp của con ngƣời: tình yêu đôi lứa, tình mẫu tử, tình bạn,

tình thƣơng con ngƣời và những thông điệp sống đẹp [19]”. Hoặc số khác là
các bài cảm nhận riêng về một trong số các tiểu thuyết của ông mà ngƣời đọc
tâm đắc nhƣ:
“So với quyển một – Nếu em không phải một giấc mơ, có thể thấy Marc
Levy đã có sự tích luỹ dày dạn hơn trong những trang viết. Giọng điệu trong
Gặp lại pha chút hài hƣớc hóm hỉnh, khiến độc giả va đập giữa nhiều chiều
cảm xúc. Các tình tiết đƣợc xâu chuỗi chặt chẽ và đƣa ra lý giải thấu đáo.
Những tình tiết bất ngờ nối tiếp đƣợc trải tràn khắp cuốn sách khiến ngƣời
đọc, sau những phút bỡ ngỡ gặp lại, lập tức cuốn theo dòng phiêu lƣu đầy
sảng khoái [39].”
“Cuốn tiểu thuyết mở đầu bằng một trận bão và kết thúc cũng bằng một
trận bão, nhƣng ở mắt bão lại là những mối tình. (…) Em ở đâu? không đơn
thuần là một câu chuyện tình yêu, nó là câu chuyện của khát vọng đƣợc sống
là mình dẫu cho cuộc đời vốn chứa đựng nhiều nghịch lý. Những trang sách
lật giở trên tay ngƣời đọc, những con chữ bình thản hiện ra, chỉ có những suy
tƣ, cảm xúc là không ngừng lay trở [28].”
“Một cốt truyện hấp dẫn có sự hòa trộn của nhiều yếu tố: tâm linh, trinh
thám, lãng mạn. Một lối viết không dụng đến những ẩn dụ khó hiểu. Một
môtip đậm chất cổ tích. Có lẽ, những yếu tố ấy đã làm nên sự thành công cho
Kiếp sau [34].”

6


“Bảy ngày cho mãi mãi có thể coi là một câu chuyện tình yêu theo đúng
nghĩa, dựa trên một nền tảng tƣởng nhƣ khô cứng có phần hơi lạ lùng. Vẻ
lãng mạn, sự thiết tha, nồng cháy là điểm nhấn bứt ra từ chính những toan tính
khô khan [30].”
Trong các sáng tác về sau, Marc Levy cũng dần dần có những cách tân,
phá cách có lẽ để tránh sự đơn điệu, sự lặp lại chính mình, cũng là để mang

đến những cảm xúc mới cho bạn đọc:
Bạn tôi, tình tôi lại đƣợc đánh giá là “tác phẩm thấm đẫm hơi thở của
cuộc sống trần thế, những điều nhỏ nhặt, những va chạm trong đời sống đã
thể hiện một cách chân thực và phù hợp với lô-gíc tâm lý của con ngƣời…
Tác phẩm này cũng bộc lộ khiếu hài hƣớc tinh tế của tác giả, những mâu
thuẫn “vừa hợp lý vừa không đâu” giữa hai ông bố, giữa cha và con, sự vụng
về của những ngƣời đã trƣởng thành trƣớc tình yêu và cả vẻ tinh quái của hai
đứa trẻ... đã đƣợc Marc Levy miêu tả rất tài tình [33].”
Mọi điều ta chưa nói thì “đƣợc ví nhƣ sƣ̣ trở về với dòng văn học lãng
mạn - kì ảo sở trƣờng từng mang đến danh tiếng cho Marc Levy . Sau nhƣ̃ng
cuộc phiêu lƣu trong thế giới thƣ̣c , cuốn sách đã cho thấy bƣớc tiến vƣợt bậc
của Marc Levy so với chính mình khi viết

Nếu em không phải giấc mơ .

Nhƣng cũng ở đó, yếu tố kì ảo đã đƣợc tiết chế hợp lí giúp câu chuyện có một
kết thúc đẹp và các tì nh tiết đƣợc biến hóa ngày một thông minh hơn [39].”
Thể hiện rõ nhất sự cách tân là tiểu thuyết Những đứa con của tự do,
“mục đích phá cách của tác giả thể hiện rõ nét để không đi vào lối mòn của
các tác phẩm trƣớc. Không còn sự huyền bí vô hình, không đem đến cho con
ngƣời những mộng ảo xa xôi, tác phẩm thể hiện độ gai góc, phản ảnh hiện
thực trần trụi với tiết tấu nhanh, làm độc giả đôi lúc phải biết chấp nhận sự
phũ phàng, mất mát [30]”. “Ở đây, chúng ta không nhận ra nhà tiểu thuyết

7


quyến rũ và nhẹ nhàng của Nếu em không phải một giấc mơ hay của Bạn tôi
tình tôi. Có thể các nữ độc giả trẻ sẽ lạc lối vì đột nhiên phải đắm chìm trong
nỗi khiếp sợ. Một sự táo bạo đáng khen khi dẫn dắt độc giả đến với điều mà

họ không hề mong đợi [31].”
Và tác phẩm của Marc Levy đƣợc xuất bản gần đây nhất ở Việt Nam là
Ngày đầu tiên là tiểu thuyết thuộc thể loại “phiêu lƣu kỳ ảo”, khá giống với
dạng “tiểu thuyết diễm tình” pha lẫn với kỳ bí, vốn là sở trƣờng của Marc
Levy từ trƣớc đến giờ, nhƣng có một số đặc điểm mới hơn bởi sự lô-gíc của
nó phải đạt đến đỉnh cao trong cách bố cục truyện, phân loại và hệ thống các
chi tiết để quyển tiểu thuyết đạt đến sự hoàn hảo.
Thực ra, khó có thể khẳng định ngay rằng đây là thành công mới mẻ,
một Marc Levy mới mẻ, thế nhƣng với những ai đã bắt đầu "bội thực" với
mô-tip "yêu yêu, thơ thơ, lãng mạn, ngọt ngào, mơ mộng" quen thuộc của tác
giả best-seller ngƣời Pháp này, thì đây là cách để họ khám phá một thử
nghiệm mới và chờ xem Marc Levy sẽ có những sáng tạo tiếp theo nào để tên
tuổi ông không bị nguội đi trong lòng ngƣời mến mộ. Tuy vậy, cũng có khá
nhiều ý kiến tỏ ra không hứng thú với những tiểu thuyết mới về sau này của
ông. Nhìn chung, các nhận định về tác phẩm hay phong cách sáng tác của
Marc Levy vẫn dừng lại ở những bài viết ngắn, những nhận xét riêng lẻ về
một hay một vài khía cạnh nhỏ. Ở luận văn này, ngƣời viết sẽ đi tìm hiểu tiểu
thuyết Marc Levy một cách hệ thống, tổng hợp và chi tiết các yếu tố nổi bật
về nội dung và nghệ thuật qua các tiểu thuyết của ông đã đƣợc xuất bản tại
Việt Nam. Hy vọng qua đây, ngƣời viết có thể góp phần làm rõ và giúp bạn
đọc hiểu hơn về sáng tác của nhà văn Pháp lãng mạn đã và đang rất đƣợc bạn
đọc yêu mến này.

8


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Luận văn nghiên cứu chủ yếu là các nét đặc sắc về nội
dung, nghệ thuật trong tác phẩm Marc Levy.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ bản dựa trên chín tác

phẩm của Marc Levy đã đƣợc dịch và xuất bản trên thị trƣờng Việt Nam gồm:
Nếu em không phải một giấc mơ, Gặp lại, Em ở đâu, Kiếp sau, Bảy ngày cho
mãi mãi mãi, Bạn tôi tình tôi, Mọi điều ta chưa nói, Những đứa con của tự do
và Ngày đầu tiên.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này nhằm phác họa những đặc điểm, những nét đặc sắc,
thành công hay hạn chế trong sáng tác của một tiểu thuyết gia Pháp đang
đƣợc quan tâm trên thị trƣờng xuất bản thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng hiện nay. Quan trọng hơn là qua đó phản ánh phần nào sự giao lƣu, tiếp
xúc văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới qua hiện tƣợng Marc Levy, cũng
nhƣ tâm lý, nhu cầu tiếp nhận văn chƣơng của độc giả trẻ Việt Nam qua “cơn
sốt Marc Levy”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn của ngƣời viết gồm ba phần, ngoài phần mở đầu và
kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chƣơng chính:
Chƣơng 1: Giao lƣu văn hóa và tiểu thuyết Marc Levy.
Chƣơng 2: Cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết Marc Levy.
Chƣơng 3: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Marc Levy.

9


CHƢƠNG 1: GIAO LƢU VĂN HÓA VÀ TIỂU THUYẾT MARC LEVY
1.1. Những vấn đề chung về giao lƣu văn hóa thế giới
Thuật ngữ “giao lƣu văn hóa” đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành
khoa học xã hội. Khái niệm này dịch từ những thuật ngữ nhƣ cultural
contacts, cultural exchanges..., để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát
triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tƣợng xảy ra khi những nhóm ngƣời

(cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lƣu tiếp xúc với nhau tạo nên
sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. “Giao lƣu văn hóa vừa là
kết quả của trao đổi, vừa chính là bản thân sự trao đổi [18].” Ở đó có sự kết
hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển
văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.
Do giao lƣu văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nƣớc ngoài bởi dân tộc chủ
thể cho nên quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện
chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh"… mà nói theo cách của Thomas
L.Friedman thì: “Một đất nƣớc không có rặng cây ô liu khỏe khoắn (biểu
trƣng gốc rễ dân tộc) sẽ không bao giờ có đƣợc cảm giác nguồn gốc đƣợc duy
trì hay an tâm để hội nhập với thế giới. Nhƣng một đất nƣớc chỉ có rặng cây ô
liu không thôi, chỉ lo cội rễ mà không có xe Lexus (biểu trƣng tính hiện đại)
thì sẽ không bao giờ tiến xa đƣợc. Giữ cân bằng hai yếu tố trên là cuộc vật lộn
triền miên [16].”
Nhìn ngƣợc lại sự ra đời của loài ngƣời cách đây hàng triệu năm với
những giá trị văn hóa và tinh thần đã sáng tạo ra, chúng ta sẽ thấy quá trình
giao lƣu văn hóa bắt đầu từ khá sớm. Trong tiến trình tồn tại và phát triển của
mình, không có dân tộc nào đứng biệt lập, tách rời mà ít nhiều đều có sự giao
lƣu, tiếp xúc với các nền văn hóa thế giới. Minh chứng cho mối liên kết này là

10


sự ra đời khá sớm của các nền văn minh lớn ngay từ thời Cổ Đại: nền văn
minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn
minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh
Maya và nền văn minh Andes… Những thành tựu văn hóa mà mỗi nền văn
minh có đƣợc đều là kết quả chung mà loài ngƣời đã sáng tạo qua bao thế hệ,
là kho tàng tri thức chung của mọi cộng đồng, đƣợc tích lũy trong suốt tiến
trình lịch sử lâu dài. Cho nên, mỗi dân tộc dù ở châu lục nào, quốc gia nào

cũng muốn tiếp thu và vận dụng nó vào đời sống thƣờng ngày. Đặc biệt, cùng
với sự phát triển của xã hội loài ngƣời thì việc giao lƣu văn hóa từ tự phát
hoặc bị ép buộc (thƣờng diễn ra tại các khu vực lân cận, các nƣớc đi xâm
chiếm, đô hộ các nƣớc thuộc địa) đã chuyển sang tự giác, chủ động nhƣ một
nhu cầu cần thiết của quá trình phát triển.
Các bình diện văn hóa mà các quốc gia thƣờng xuyên diễn ra sự giao
lƣu là: văn chƣơng, điện ảnh, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, ẩm thực... Ngày
nay thật không khó để chúng ta bắt gặp một món ăn truyền thống của quê
hƣơng mình trên đất nƣớc bạn xa xôi; các bức tranh, ảnh của các danh họa nổi
tiếng ở châu Âu cũng đƣợc giới thiệu trên khắp mọi miền thế giới. Hay thậm
chí bật một kênh vô tuyến trong gia đình, ta cũng dễ dàng bắt gặp ngay một số
bộ phim, ca nhạc hay kênh truyền hình nƣớc ngoài đang đƣợc phát sóng…
Quá trình giao lƣu văn hóa này diễn ra hết sức phong phú, rộng rãi và ngày
càng làm đa dạng đời sống của con ngƣời. Một “thế giới mở” trên nhiều bình
diện kinh tế, văn hóa xã hội đã thực sự đem lại cho con ngƣời khắp năm châu
cơ hội học hỏi, giao lƣu, tiếp nhận và không ngừng phát triển.
Trong các mặt của văn hóa thì giao lƣu về văn chƣơng là một trong
những giao lƣu phổ biến nhất, xuất hiện từ sớm và phát triển khá nhanh. Các
nền văn học xuất hiện và phát triển sớm từ thời Cổ đại (ở phƣơng Đông đó là

11


các nền văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Arập, Do Thái) tạo ra sức hấp dẫn tự
nhiên đối với các cộng đồng cƣ dân có mối liên hệ địa – văn hóa gần gũi với
chúng, đƣợc gọi là các nền văn học kiến tạo vùng. Do đặc điểm lịch sử - xã
hội, Việt Nam chịu ảnh hƣởng sớm và sâu sắc từ văn hóa nƣớc láng giềng
Trung Hoa. “Ở giai đoạn đầu của nền văn học viết, văn học Trung Quốc có
ảnh hƣởng toàn diện và to lớn đến nƣớc ta. Ảnh hƣởng đó bộc lộ trên tất cả
các tiêu chí định tính của nền văn học: lý luận và quan niệm văn học; chủ đề,

đề tài và hình tƣợng; thủ pháp nghệ thuật và cảm hứng, thị hiếu; ngôn ngữ và
thể loại [17].” Sự thịnh vƣợng của Hán học thời kỳ nƣớc Việt giành đƣợc
quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính chất trang trọng, thâm
trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nƣớc phong kiến và ý
thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trƣờng học, khoa thi đều dùng chữ
Hán nhƣ một "phƣơng tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý
chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua - tôi và các tầng lớp nho sĩ. Chữ Hán hay
còn gọi là chữ Nho, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ
Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nƣớc lân cận trong vùng
bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán
đƣợc vay mƣợn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng
nƣớc. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, với chính sách Hán hóa của nhà Hán,
tiếng Hán đã đƣợc giảng dạy ở Việt Nam. Tuy ngƣời Việt tiếp thu tiếng Hán
và chữ Hán nhƣng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ HánViệt. Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ học tại Việt Nam, từ Hán Việt
chiếm tỉ lệ 60%- 70% trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt, là một bộ phận
quan trọng trong hệ thống từ tiếng Việt. Từ Hán Việt đƣợc phát triển dựa trên
từ vựng tiếng Hán, từ Hán Việt và từ tiếng Hán có mối quan hệ rất chặt chẽ
với nhau, mà từ đó có thể tìm ra những điểm tƣơng đồng cũng nhƣ những
khác biệt thể hiện trên các mặt nhƣ ngữ âm, ngữ pháp và từ tính. Về mặt thể

12


loại, hình thức, văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu là thơ với hai loại: cổ thể và
cận thể, tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca Trung Quốc. Cuối thế kỷ
XIV trở đi, khi chữ Nôm hình thành thì văn học viết có vài chuyển biến trong
sáng tác: văn học từ chiếu cung đình dần thâm nhập vào đời sống thƣờng nhật
(văn chƣơng bình dân) và cái tôi cá nhân bắt đầu đƣợc đề cập đến. Thời đại
thứ hai trong lịch sử văn học Việt Nam đƣợc dấy lên bắt đầu từ cuộc tiếp xúc,
va chạm Đông – Tây, dẫn đến sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ văn học

mới, chữ Quốc ngữ. Khi chủ nghĩa tƣ bản ở phƣơng Tây phát triển thì các nhà
thám hiểm, các giáo sĩ thuộc các giáo đoàn truyền đạo Thiên chúa và các
thƣơng nhân bắt đầu có những tác động đến văn hóa, tôn giáo, tín ngƣỡng
nƣớc Đại Việt. Đặc biệt là kể từ lúc thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt
Nam, tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đều có sự biến đổi to
lớn; về phƣơng diện lịch sử văn học có bƣớc ngoặt đáng chú ý nhất là việc tạo
ra và sử dụng chữ Quốc ngữ. Có thể nói, ngƣời Việt tiếp xúc và trở nên quen
thuộc với nền văn minh phƣơng Tây nói chung, văn minh, văn hóa Pháp nói
riêng trƣớc hết qua con đƣờng thực chứng, qua những sản phẩm của kỹ thuật,
rồi tiến rất chậm chạp tới những sản phẩm và tri thức khoa học, tiếp theo mới
đến những tri thức và thành tựu mang tính xã hội – nhân văn. Nghệ thuật nói
chung, văn học Pháp nói riêng có những tác động muộn hơn đến nƣớc ta. Chỉ
khi hệ thống trƣờng học Pháp - Việt đào tạo đƣợc những lớp học sinh đầu
tiên, báo chí, nhất là những tờ báo có mục văn học dịch, rồi muộn hơn là các
nhà xuất bản, các thƣ quán… xuất hiện thì việc quảng bá văn học, nghệ thuật
“mẫu quốc” vào cƣ dân bản xứ mới có những kết quả rõ rệt.
Văn học Pháp vốn là một trong những nền văn học lớn, có nhiều thành
tựu giữa các nền văn học phƣơng Tây. Quá trình hiện đại hóa trong lịch sử
văn học Việt Nam bắt đầu bằng việc xác lập một đội ngũ chủ thể sáng tạo
kiểu mới, là các nhà văn theo Tân học, từng bƣớc tách rời những truyền thống

13


cựu học của khu vực, học rồi sáng tác theo mô thức của văn học châu Âu mà
trƣớc hết là văn học Pháp. Tuy thế, ở Việt Nam, vào thời kỳ quá độ của công
cuộc giao thoa Âu - Á, do tình trạng dân tộc bị nô dịch nên không thể chủ
động quy hoạch tƣơng lai cho một nền văn học mới. Văn học mới chủ yếu ra
đời ở thành thị trong môi trƣờng hợp pháp nhƣng không đi kèm một đội ngũ
trí thức mới có tầm cỡ, thực sự đƣợc trang bị một nền học vấn mới cao cấp,

có thể kế thừa đƣợc những giá trị tích cực trong nền học vấn và nền văn
học truyền thống. Số lƣợng tác giả viết văn song ngữ thời đại mới (vừa viết
bằng chữ Pháp vừa viết bằng chữ Quốc ngữ) là rất ít. Tuy thị hiếu thẩm mỹ đã
đổi thay ở công chúng văn học thành thị, nhƣng không dẫn đến sự đổi thay
đáng kể ở tầng sâu hơn, tầng nhận thức thẩm mỹ. Chữ Quốc ngữ sau khi đƣợc
các nhà nho chí sĩ “thông quan”, đã phát triển tăng tốc, rồi đƣợc các cây bút
chủ yếu trên hai tờ Đông Dƣơng tạp chí và Nam Phong tạp chí tập dƣợt cho
đến độ thành thục. Rồi thập kỷ kế theo đó đã chứng kiến sự thăng hoa của chữ
Quốc ngữ với tƣ cách là một ngôn ngữ văn học mới đạt tới trình độ thành thục
uyển chuyển đáng ngạc nhiên. Hệ thống thể loại của nền văn học mới cũng đã
kịp đƣa văn xuôi tự sự (chủ yếu là truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết quy
mô trung bình) vào vị trí trung tâm của nền văn học; phong trào Thơ mới
đƣợc phát động và chỉ trong không tới năm năm các chủ tƣớng đã tự tin công
bố về một thắng lợi hoàn toàn; văn học sân khấu mà chủ yếu và trƣớc hết là
kịch nói còn xuất hiện và nhận đƣợc sự tán thƣởng ồn ào trƣớc đó khá lâu – từ
đầu thập kỷ thứ hai. Cấu trúc của hệ thống thể loại của nền văn học mới đã
thực sự Âu hóa, gom đủ diện mạo của những thể loại và thể tài chính yếu: tự
sự, trữ tình, kịch.
Trong nửa đầu của thế kỉ XX, văn học Pháp đƣợc giới thiệu ở Việt
Nam với một khối lƣợng tác phẩm khá lớn. Thơ ngụ ngôn của La Fontaine,
các vở kịch Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng (Molière), tiểu

14


thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ (A. Dumas), Những người khốn khổ (V.
Hugo), Miếng da lừa (H. Balzac)... đã lần lƣợt đƣợc đăng trên các tờ Nam
phong tạp chí, Đông dương tạp chí và nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng đóng
một vai trò quan trọng. Các nhà văn lớn thời kì này phần lớn đƣợc đào tạo từ
các trƣờng Pháp-Việt và một số đã du học từ Pháp trở về nhƣ Hoàng Ngọc

Phách, Vũ Đình Liên, Khái Hƣng, Chế Lan Viên, Nhất Linh, Nguyễn Mạnh
Tƣờng... Đội ngũ này một mặt chịu ảnh hƣởng khá mạnh mẽ tƣ tƣởng Tây
học, mặt khác là lực lƣợng cơ bản góp phần quảng bá văn học Pháp ở Việt
Nam đầu thế kỉ. Cũng thời gian này, văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực và
phong trào Thơ mới chịu ảnh hƣởng sâu sắc văn học phƣơng Tây. Các nhà thơ
mới và các nhà văn Tự lực văn đoàn là những ngƣời tiên phong đổi mới theo
tƣ tƣởng phƣơng Tây trong nhận thức và phản ánh. Các nhà văn trong Tự lực
văn đoàn nhƣ Khái Hƣng, Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ đã
“đem phƣơng pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chƣơng An Nam”. Trong
sáng tác của họ, dấu ấn của Chateaubriand, V. Hugo, A. Musset, Lamartine,
A. Gide... thể hiện khá rõ. Viết về đề tài tình yêu của những cặp trai gái có
cảnh ngộ éo le, đặc biệt, Nhất Linh và Khái Hƣng chịu ảnh hƣởng của A.
Gide. Nếu nhƣ Bản giao hưởng đồng quê (A. Gide) miêu tả tình yêu của một
giáo sĩ với một cô gái mù xinh đẹp thì ở Gánh hàng hoa (Khái Hƣng và Nhất
Linh), tác giả xây dựng mối tình lãng mạn giữa cô gái bán hoa với một văn sĩ
mù, còn Nắng thu (Nhất Linh) lại đƣa ngƣời đọc đến với tình yêu của một cậu
học sinh trung học với một cô gái câm mồ côi. Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách, tác phẩm mở đƣờng cho trào lƣu lãng mạn trong văn học Việt Nam
đầu thế kỷ cũng chịu ảnh hƣởng của văn học Pháp về cách kể chuyện, tả cảnh.
Tác phẩm Hồn bướm mơ tiên của Khái Hƣng (1933), chịu ảnh hƣởng nhiều
mặt của tiểu thuyết phƣơng Tây. Về chủ đề Hồn bướm mơ tiên gần với chủ đề
lãng mạn trong Atala (1801) của Chateaubriand và Jocelyn (1836) của

15


Lamartine. Mối tình đầy lãng mạn và phảng phất bi kịch của Lan và Ngọc
(Hồn bướm mơ tiên) có phần giống với câu chuyện tình giữa Atala và Chactas
(Atala). Nếu Atala từ chối tình yêu của Chactas để giữ vững lời nguyền tôn
thờ “Đức Mẹ Đồng trinh”, thì Lan chối từ tình yêu với Ngọc (mặc dù hai

ngƣời rất yêu nhau) chỉ vì làm theo một lời nguyền của bà mẹ trƣớc giờ phút
hấp hối. Những trang miêu tả thiên nhiên trong Hồn bướm mơ tiên gần với
những bức tranh thiên nhiên trong “Toute une Jeunesse” của F. Coppée. Một
số tiểu thuyết mang tính chất quái dị của Thế Lữ (Vàng và máu - 1934, Trại
Bồ Tùng Linh - 1941...) đã chịu ảnh hƣởng khá rõ một số truyện kể quái dị
của Hofmann và E.Poe. Khi tiếp thu những yếu tố mang tính chất huyễn
tƣởng trong truyện của E.Poe, tác phẩm Vàng và máu (Thế Lữ) đã thể hiện sự
đổi mới trong phong cách nghệ thuật thể hiện. Ngọn cỏ gió đùa của Hồ Biểu
Chánh thì lại đƣợc phỏng theo Những người khốn khổ của V.Hugo. Việc
phóng tác của Hồ Biểu Chánh đối với một số tác phẩm văn học phƣơng Tây
là nhằm tiếp thu kinh nghiệm văn học nƣớc ngoài để đổi mới thể loại tự sự
mới hình thành và phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XX. Ở đây, khi
phóng tác, nhà văn không “chuyển dịch” nhƣ một số tác giả khác, mà biến
thành riêng của mình để thể hiện cuộc sống và con ngƣời phức tạp của vùng
Nam Bộ. Đặc biệt, phong trào Thơ mới 1932 là biểu hiện rõ nhất của sự tiếp
nhận văn học Pháp. Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã tiếp thu và chịu
ảnh hƣởng của các nhà thơ lãng mạn Pháp nhƣ Chateaubriand, Lamartine,
Musset, Hugo, Baudelaire... Hầu hết các nhà thơ mới với mong muốn đổi mới
thi ca nhƣ Xuân Diệu, Lƣu Trọng Lƣ, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận...
đã tìm về với thơ ca phƣơng Tây và chịu ảnh hƣởng khá mạnh mẽ thơ ca
Pháp. Có thể nói rằng, thơ ca phƣơng Tây, đặc biệt thơ ca Pháp hiện đại là
nguồn mạch quan trọng làm đổi mới thơ ca Việt Nam hiện đại trong những
thập niên đầu thế kỷ XX. Thơ Thế Lữ chịu ảnh hƣởng của trƣờng phái lãng

16


mạn Pháp nhƣ Chateaubriand. Nhiều nhà thơ nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế
Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Bích Khê ở các mức độ đậm nhạt khác nhau đều chịu
ảnh hƣởng của Baudelaire…

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của lịch sử - xã hội, quá trình
giao lƣu, tiếp nhận văn chƣơng nƣớc ngoài vào Việt Nam ngày càng mở rộng,
chủ động và trở thành một nhu cầu tất yếu trong phát triển đời sống tinh thần
của con ngƣời. Song song với các sáng tác trong nƣớc, số lƣợng các tác phẩm
văn chƣơng du nhập và chuyển ngữ vào Việt Nam ngày càng đông đảo, thậm
chí đƣợc công chúng ƣa chuộng, lấn át cả văn học trong nƣớc mà ngày nay
ngƣời ta thƣờng gọi đó là mảng văn học dịch.
1.2. Văn học dịch ở Việt Nam
Trong quá trình giao lƣu văn hóa với các nƣớc phát triển, chúng ta đã
tiếp nhận nhiều tác phẩm tiêu biểu và nhiều kinh nghiệm sáng tạo. Các tác
phẩm nghệ thuật nƣớc ngoài, nhất là các tác phẩm cổ điển là những "sứ giả"
có công nhất trong việc truyền bá văn hóa nƣớc ngoài đến với trong nƣớc.
Chúng mang những giá trị nhân văn cao đẹp, mẫu mực về ngôn ngữ, cách tân
về thi pháp miêu tả. Văn chƣơng Pháp cũng vậy, thâm nhập vào đời sống văn
chƣơng Việt Nam sớm cũng qua con đƣờng dịch thuật. “Nếu tính theo ngày
xuất hiện bản dịch thì La Fontaine đƣợc dịch sớm nhất, lần đầu tiên năm 1884
do Trƣơng Minh Ký; Beaudelaire năm 1917 do Phạm Quỳnh dịch ra văn xuôi
ba bài thơ trong tập Fleurs du Mal là Spleen (U uất), La Rançon (Chuộc
mình) và Recueillement (Bình tĩnh), đăng trong Nam Phong số 5, 1917.
Chateaubriand, một nhà thơ lãng mạng nổi tiếng đƣợc dịch năm 1921 qua bài
Nuit chez les sauvages de l'Amérique (Ðêm vắng ở khoảng giã bên Tân Thế
Giới) do một học sinh năm thứ 3 Quốc Tử Giám, đăng ở Nam Phong số 47.
Cùng năm 1921, Lamartine đƣợc dịch ra 5 lần, bốn lần với bài Le lac (Cái

17


hồ), một lần với bài L'Automne (Mùa thu), tất cả đều xuất hiện trên Nam
Phong số 48, 49 và 51. Ronsard, một tác giả ở thế kỷ 16, phải chờ đến 1923
với bài Sonnet (sur la mort de Marie) (Một người con gái từ trần); Sully

Prudhomme năm 1923 với bài Le vase brisé (Cái bình vỡ); Musset năm 1924
với bài L'étoile du soir (Hỏi sao hôm), bài Lorsque le laboureur... (Nhà sét
đánh cháy) đều đăng trong Nam Phong số 88 và sau cùng là Victor Hugo,
năm 1925, với bài Hymne [Mort pour la patrie] (Vị quốc vong thân), Nam
Phong số 91, và bài Oceano Nox (Những kẻ đắm tàu), Nam Phong số 93. Về
truyện và tiểu thuyết Pháp dịch ra tiếng Việt thì dịch giả đầu tiên cũng là
Trƣơng Minh Ký với cuốn Tê-lê-mạc phiêu lưu ký, Sài-gòn, 1887; nguyên
bản Pháp văn là của Fenelon, Les aventures de Télémaque (1699). Sách này
đƣợc Trƣơng Minh Ký diễn ra bằng tiếng Việt theo thể thơ lục bát và khởi
đăng ở Gia Ðịnh báo, kể từ 20.6.1885… [37].”
Còn để các tác phẩm văn học của các quốc gia có thể giao lƣu một cách
sôi nổi, rõ ràng về xuất xứ, bản quyền thì chúng ta không thể không nhắc đến
công ƣớc Bern (năm 1886), sự kiện này đã giúp các đơn vị xuất bản thuộc các
quốc gia khác nhau có đƣợc sự chủ động để tìm kiếm và giao dịch bản thảo.
Việc Việt Nam gia nhập công ƣớc Bern (năm 2004) cũng tạo ra bƣớc ngoặt
cho sự phát triển mảng sách dịch nƣớc ngoài trong đó có tiểu thuyết. Độc giả
Việt Nam, đặc biệt là độc giả trẻ đƣợc tiếp cận với dòng tiểu thuyết mới
phong phú và đa dạng trên khắp thế giới. Ngƣời đọc Việt Nam không còn xa
lạ với những cái tên nhƣ Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Tào Đình, Vệ Tuệ (Trung
Quốc), Murakami, Banana (Nhật), Rowling (Anh) hay Marc Levy (Pháp)…
Từ đây, các xu hƣớng tiểu thuyết trong thị trƣờng Văn học Việt Nam cũng đa
dạng hơn với mảng tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết kì ảo, tiểu thuyết tâm
lý… Đáng chú ý là khá nhiều tác phẩm đều mạnh dạn khai thác cái tôi mâu
thuẫn, phức tạp với những ẩn ức về tình dục. Chính điều này đã tạo nên không

18


ít sự tranh cãi, khen – chê mạnh mẽ từ các nhà phê bình và độc giả; đặc biệt,
các cây bút phƣơng Đông lại thẳng thừng đƣa vào tác phẩm nhiều yếu tố sex

nhƣ một sự thách thức, một xu hƣớng mới của văn học (Giả Bình Ao,
Murakami, Banana, Vệ Tuệ…). Cũng khó có thể phủ nhận sự ảnh hƣởng của
mảng văn học dịch này đối với các cây bút trẻ trong nƣớc. Dễ nhận thấy trong
sáng tác của một bộ phận ngƣời cầm bút trẻ Việt Nam yếu tố sex cũng đƣợc
đề cập và khai thác mạnh mẽ nhƣ sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn
Ngọc Tƣ, Đỗ Hoàng Diệu, Lê Kiều Nhƣ…
Văn học dịch hiện nay rất đa dạng, có văn học nghiêm túc, giải trí, văn
học tuổi teen… và trong sự phát triển của dòng văn học này không thể không
kể đến đội ngũ dịch giả mỗi lúc một đông đảo. Cùng với sự phát triển của
giáo dục và một nền tri thức mở, vốn ngoại ngữ của ngƣời Việt cũng đƣợc
phát triển rộng rãi hơn. Nếu nhƣ trƣớc đây, độc giả quen thuộc và gắn bó với
phong cách của những tên tuổi: “uyên bác và điêu luyện nhƣ Dƣơng Tƣờng
với Đồi gió hú, Cái trống thiếc…; chính xác và cẩn trọng nhƣ Hoàng Hƣng
với Người sói, Người đàn bà lạ lùng…; tài hoa và đầy xúc cảm nhƣ Trịnh Lữ
trong Rừng Nauy, Biển…; chỉn chu và thơ trẻ nhƣ Hƣơng Lan với Charlie
Bone, Harry Potter… Tên tuổi của họ là những “bảo tín” để độc giả vứt bỏ
mọi ngờ vực, tự tin khám phá đời sống văn hóa ngoại lai qua những bản dịch
các tác phẩm văn học nổi tiếng. Không đơn thuần là chuyển ngữ, các dịch giả
đã đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp trong công việc tƣởng chừng nhƣ chỉ đơn
giản là chuyển từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác [28]” thì trong mấy
năm gần đây, công việc dịch gần nhƣ đã đƣợc chuyển giao cho lớp trẻ, những
gƣơng mặt mới nhƣ Lƣơng Việt Dũng, Cao Việt Dũng, Trần Tiễn Cao Đăng,
Nguyễn Lệ Chi, Trang Hạ, Trịnh Lữ… với những cuốn sách hay và bản dịch
chất lƣợng về tiếng Âu Mỹ, Trung, Nhật và một vài thứ tiếng chúng ta ít biến
tới.

19


Có thể lý giải nguyên nhân lớn tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của mảng

văn học dịch trong thị trƣờng sách Việt Nam hiện nay là sự ra đời, phát triển
và cạnh tranh của các đơn vị làm sách tƣ nhân. “Theo thống kê của Cục xuất
bản, khi Việt Nam gia nhập Công ƣớc Bern, số tác phẩm văn học dịch có xu
hƣớng áp đảo văn học trong nƣớc. Các nhà xuất bản, công ty sách tƣ nhân
luôn "chạy đua" mua bản quyền đầu sách ngoại văn ăn khách [35].” Nắm bắt
nhu cầu của độc giả trong nƣớc muốn đọc các tác phẩm mới, tác phẩm đoạt
giải thƣởng văn học uy tín, tác phẩm best- seller… thuộc nhiều thể loại tâm lý
- xã hội, trinh thám, kinh dị…, các nhà xuất bản, các công ty sách tƣ nhân đã
nhanh chóng khai thác, tìm kiếm nguồn bản thảo, mua bản quyền, tiến hành
công tác dịch thuật và giới thiệu đến độc giả Việt Nam. Chính vì thế, dạo
quanh thị trƣờng sách hiện nay, chỉ tính riêng mảng sách văn học nƣớc ngoài,
độc giả cũng dễ dàng bị choáng ngợp bởi hàng loạt các tiểu thuyết, truyện
ngắn khắp các nƣớc từ Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc…) đến châu Âu
(Pháp, Anh, Đức...) hay châu Mỹ (Mỹ…). Các đầu sách mới dƣờng nhƣ cũng
liên tục đƣợc cập nhật với các chiêu thức quảng cáo rầm rộ và đa dạng. Có thể
nói những ngƣời làm sách hôm nay đã hết sức chú ý đến cách thức truyền
thông, nhằm giới thiệu một cách rộng rãi nhất cuốn sách đến tay bạn đọc nhƣ
tổ chức các buổi ra mắt sách, tọa đàm, tặng sách, giao lƣu tác giả - bạn đọc…
Các tiểu thuyết Marc Levy cũng nằm trong dòng văn học thị trƣờng nhƣ thế.
Công ty Văn hóa truyền thông Nhã Nam là đơn vị mua và giữ bản quyền
tiếng Việt các sáng tác của tiểu thuyết gia ngƣời Pháp này. Sau thành công
vang dội của cuốn tiểu thuyết đầu tiên Nếu em không phải một giấc mơ, đơn
vị này đã liên tiếp giới thiệu tám tác phẩm tiếp theo của ông và hầu nhƣ luôn
đƣợc độc giả chờ đợi, đón nhận. Hiện tƣợng Marc Levy là một trong những
trƣờng hợp chứng minh sức hấp dẫn và sự phát triển của mảng văn học dịch
đối với nƣớc ta hiện nay.

20



Tuy vậy, bên cạnh các mặt tích cực đã thấy rõ trong sự phát triển của
văn học dịch ở nƣớc ta thì chúng ta cũng không khó để nhận ra một số vấn đề
cần khắc phục trong đó nhƣ: “Phong trào dịch thuật hiện nay có sự lộn xộn,
chạy theo các best-seller. Do phải đua tranh về mặt thời gian nên nhiều
nguyên tác bị xé lẻ cho nhiều ngƣời dịch, dịch ẩu, dịch lấy lợi nhuận trƣớc
mắt” (Dịch giả Dƣơng Tƣờng) [23] hay bên cạnh yêu cầu giỏi ngoại ngữ,
ngƣời dịch đôi khi còn thiếu hoặc yếu sự am hiểu tiếng mẹ đẻ, vốn văn hóa
chƣa sâu rộng... Mặt khác, trong khi các tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc
chuyển ngữ sôi nổi vào thị trƣờng Việt Nam thì các sáng tác trong nƣớc gần
nhƣ chƣa đƣợc chú ý để giới thiệu ra nƣớc ngoài. Việc đƣa tác phẩm văn học
Việt trong nƣớc tiếp cận với cộng đồng ngƣời Việt hải ngoại chƣa có một
chiến lƣợc thực sự, chỉ là việc xuất theo nhu cầu cá nhân thông qua cá nhân.
Còn dịch tác phẩm văn học Việt ra tiếng nƣớc sở tại lại càng hiếm, gần nhƣ
chỉ có vài ngƣời với vài tác phẩm mà cũng lại từ quan hệ cá nhân mà có.
Văn học dịch nƣớc ta đang tồn tại và vận động với cả những mặt tích
cực lẫn tiêu cực, song trong xu hƣớng giao lƣu văn hóa thế giới đang ngày
càng diễn ra mạnh mẽ cùng sự phát triển của nền tri thức nhân loại thì đây
thực là một lĩnh vực đáng chú ý và hứa hẹn nhiều kết quả tốt hơn ở phía
trƣớc.
1.3. Vài nét về tiểu thuyết Marc Levy và sự tiếp nhận ở Việt Nam
Marc Levy sinh năm 1961, quốc tịch Pháp và là một trong những nhà
văn lãng mạn đƣơng thời nổi tiếng nhất của xứ Galois. Ông đƣợc mệnh danh
là “nhà văn của tình yêu”. Hầu hết các tác phẩm của ông đều là những câu
chuyện tình yêu lãng mạn, cảm động, dìu dịu vẻ đẹp và mênh mông cảm xúc.

21


Trí tƣởng tƣợng kỳ diệu của nhà văn đƣa ngƣời đọc vào những điều bí ẩn,
cùng khám phá và thăng trầm theo những bƣớc nghĩ suy của nhân vật.

Bắt đầu viết văn khi đã ở tuổi ba mƣơi bảy nhƣng Marc Levy nhanh
chóng giành đƣợc thành công ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay - If only it were
true (Nếu em không phải một giấc mơ) ra mắt năm 2000 và ngay lập tức trở
thành một cuốn sách best-seller. Cuốn tiểu thuyết còn đƣợc đạo diễn danh
tiếng Stephen Spielberg mua bản quyền dựng thành bộ phim mang tên Just
like heaven (năm 2005). Marc Levy không theo học khoa sáng tác hay văn
chƣơng. Ngay từ khi còn theo học ngành công nghệ thông tin tại Đại học
Paris-Dauphine, Levy đã cùng hai ngƣời bạn thành lập công ty đầu tiên
chuyên về nhập khẩu máy tính. Công ty sau đó mở rộng phạm vi hoạt động
sang đồ họa tin học và mở cả trụ sở ở Mỹ. Không lâu sau đó công ty ông bị
phá sản, ông trở thành ngƣời bố đơn thân. Bắt đầu lại từ con số không, ông và
những ngƣời bạn lại bắt tay mở công ty thứ hai, hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng. Khi đã ăn nên làm ra, Marc Levy bắt tay vào viết tiểu thuyết, không
phải để xuất bản, mà là viết cho cậu con trai lúc đó đã chín tuổi của mình.
Marc Levy đã từng chia sẻ: “Tôi viết If only it were true để chia sẻ với cậu
con trai của mình rằng: “Sai lầm lớn nhất của một ngƣời đàn ông trong đời là
không làm gì cả chỉ vì sợ phạm phải sai lầm”. Và ta có thể thấy rõ điều này
trong tác phẩm ấy khi ông dựng nên một bức tranh cuộc sống hƣ hƣ thực thực
vừa đẹp, vừa nhẹ nhàng, vừa cuốn hút đến mê hoặc. Trên bức tranh đó ông đã
khéo léo lồng vào những triết lý về cuộc sống, về tình yêu, về sự sống và cái
chết qua đoạn hội thoại giữa hai mẹ con Arthur, giữa Arthur và hồn ma của cô
gái Lauren. Đó chính là những suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm tới con trai
mình, với mục đích để con trai hiểu hơn về bố. Nhƣng có điều thú vị là từ
thành công vang dội ngoài sức tƣởng tƣợng mà sáng tác đầu tay ấy mang lại,

22


Marc Levy đã có một quyết định táo bạo: rời bỏ công ty để “liều mình viết
tiểu thuyết”. Với mƣời hai cuốn tiểu thuyết đƣợc dịch ra bốn mƣơi hai thứ

tiếng, tiêu thụ đƣợc hơn hai mƣơi mốt triệu bản, Marc Levy bảy năm liền giữ
vị trí số một trong danh sách những nhà văn ăn khách nhất tại Pháp.
Có đƣợc thành công nhƣ trên, Marc Levy đã luôn có ý thức về việc cầm
bút, nhà văn tiết lộ: "Mỗi khi viết, tôi viết mƣời bảy tiếng mỗi ngày, liên tục
trong bốn tháng rƣỡi” [41]. Và với ông thì tình yêu là một điều vĩ đại trong
cuộc sống mà văn chƣơng không bao giờ có thể khai thác cạn đƣợc. Bày tỏ về
quan niệm sáng tác, Marc Levy cho rằng văn chƣơng cần cởi mở, tự do và
ngƣời viết không nên khép mình trong một thế giới nào đó. Điều mà nhà văn
này tâm đắc nhất trong sáng tác là sự xúc động, tác phẩm phải tạo cho ngƣời
đọc sự xúc động và những tình cảm đẹp bởi cung bậc tình cảm của con ngƣời
rất thú vị. Chúng ta có thể bắt gặp một gã bỉ ổi nhất hay ngu ngốc nhất nhƣng
vào thời điểm hắn ta yêu, hắn trở nên rất con ngƣời và điều này đòi hỏi ngƣời
sáng tác cũng phải có những rung động chân thành và sự thấu hiểu sâu sắc.
Trong các tiểu thuyết của Marc Levy, ngƣời đọc luôn nhận thấy một cốt
truyện chặt chẽ, văn phong mạch lạc và đơn giản, những cung bậc cảm xúc
mạnh mẽ, cùng một cách nhìn đầy tính nhân văn về cuộc sống.
Năm 2004, khi cuốn sách đầu tiên của Marc Levy đƣợc xuất bản ở Việt
Nam với tên gọi Nếu em không phải một giấc mơ, ngay sau đó lập tức đã gây
ra đƣợc một hiệu ứng tốt, các độc giả đọc và truyền nhau giới thiệu, câu
chuyện còn đƣợc trích kể trên đài phát thanh và tạo nên sự xúc động cho
nhiều thính giả… để sau đó công ty sách Nhã Nam liên tiếp khai thác bản
quyền và xuất bản, tái bản tám tiểu thuyết khác của nhà văn này tại Việt Nam.
Không đƣợc đánh giá là một nhà văn lớn mà chỉ là một ngƣời kể chuyện tuyệt
vời theo “phong cách lãng mạn ngây thơ nhƣng hấp dẫn”, giới phê bình Pháp

23


×