Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============================

ĐẶNG NGỌC XUÂN
(DENG YUCHUN)

SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG TỪ HÁN
VIỆT TỰ TẠO VỚI CÁC TỪ HÁN TƯƠNG ĐƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============================

ĐẶNG NGỌC XUÂN
(DENG YUCHUN)

SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG TỪ HÁN VIỆT
TỰ TẠO VỚI CÁC TỪ HÁN TƯƠNG ĐƯƠNG

Chun ngành: Lí luận ngơn ngữ
MÃ SỐ: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:GS.TS.Trần Trí Dõi



Hà Nội, 2011


Mục lục.
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Quy định viết tắt
Mục lục..............................................................................................................1
Phần I : Mở đầu................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận văn..................4
3. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................5
4. Bố cục của luận văn.....................................................................................5
Phần II : Nội dung............................................................................................6
Chương I : Nhận diện từ Hán - Việt tự tạo trong lớp từ gốc Hán....................6
1.1. Từ gốc Hán...............................................................................................6
1.1.1 Sơ lược về quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán trong lịch sử..
........................................................................................................................6
1.1.2. Một số quan niệm liên quan đến từ gốc Hán.......................................8
1.2. Từ Hán Việt...........................................................................................17
1.2.1. Phân biệt từ , Hán - Việt cổ và gốc Hán địa phương.........................17
1.2.2. Từ đơn và từ ghép........................................................................... ..23
1.3. Từ Hán - Việt tự tạo................................................................................26
1.3.1. Yếu tố..................................................................................................26
1.3.2. Từ Hán - Việt tự tạo trong tiếng Việt..................................................27.
1.4. Tiểu kết...................................................................................................30
Chương II : Xác lập danh sách từ Hán - Việt tự tạo trong vốn từ tiếng Việt.....
........................................................................................................................31


1


2.1. Tiêu chí và cách thức khảo sát.................................................................31
2.1.1. Tiêu chí khảo sát..................................................................................31
2.1.2. Phương thức khảo sát..........................................................................32
2. 2. Nhận xét về các từ tự tạo.......................................................................33
2.2.1. Nhận xét 1: Về mơ hình cấu tạo...........................................................34
2.2.2. Nhận xét 2: Đặc điểm về ngữ âm.........................................................36
2.2.3. Nhận xét 3: Đặc điểm về ngữ nghĩa....................................................37
2.2.4. Nhận xét 4: Đặc điểm về hoạt động ngữ pháp....................................38
2.3. Tiểu kết...................................................................................................40
Chương III : Ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Việt...............................41
3.1. Sự phức tạp của từ Hán - Việt tự tạo khi người Trung Quốc dạy và học
tiếng Việt.......................................................................................................41
3.1.1. Nhận xét chung....................................................................................41
3.1.2. Những dạng thường gặp của từ Hán - Việt tự tạo................................42
3.1.3. Những dạng Hán - Việt tự tạo theo phương thức tắt từ vựng.............58
3.2 Tiểu kết....................................................................................................58
Phần III : Kết luận.........................................................................................61
Tài liệu tham khảo.........................................................................................63
Phụ lục...........................................................................................................67

2


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình phát triển lịch sử, tiếng Việt đã có những vay mượn quan

trong khác nhau làm phong phú thêm vốn từ vựng của mình. Trong số những
vay mượn góp phần hồn thiện tiếng Việt như thế, việc vay mượn từ gốc Hán
làm thành lớp từ Hán - Việt tự tạo chiếm một vị trí khá đặc biệt. Do tiếng Việt
và tiếng Hán đều là ngơn ngữ âm tiết tính, nên những vay mượn này thường
có tình trạng hiện nay vỏ ngữ âm gần nhau hoặc tương ứng với nhau. Nhưng
nghĩa của những đơn vị ngữ âm tương đương ấy không phải bao giờ cũng có
sự tương ứng trong sử dụng. Vì thế, những từ Hán - Việt tự tạo ấy ở tiếng Việt,
khi so sánh với từ tiếng Hán hiện đại có dạng thức ngữ âm tương tự, nghĩa
của có sự tương ứng khá phức tạp, đa dạng và phong phú.
Chính vì thế với tư cách là một người Trung Quốc học và dạy tiếng Việt
cho sinh viên Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy tình trạng thục tế nói trên một
mặt vừa tạo ra những thuận lợi, một mặt vừa gây ra những khó khăn riêng khi
sinh viên Trung Quốc tiếp nhận lớp từ vựng này. Trong đó khó khăn rõ nhất là
có những từ, về hình thức ngữ âm thì tương ứng với từ Hán hiện nay, nhưng
về nghĩa thì những đơn vị ấy khơng tương ứng với nhau. Chính sự tương tự
nhau hay gần nhau về hình thức ngữ âm nhưng lại khác biệt về nghĩa trong sử
dụng hiện nay làm cho người Trung Quốc học tiếng Việt, do thói quen của
tiếng mẹ đẻ chi phơi, nắm bắt khơng chính xác nghia của từ tiếng Việt. Từ đó
dẫn đến việc sử dụng khơng chính xác nghĩa của từ tiếng Việt.
Trong một thực tế như thế, tôi chọn đề tài “ So sánh sự khác biệt giữa
những từ Hán - Việt tự tạo và các từ Hán tương ứng ” để làm rõ những từ
tiếng Việt gốc Hán có sự tương đương về ngữ âm nhưng lại khác biệt về nghĩa
nhằm giúp cho người Trung Quốc học và dạy tiếng Việt đúng với nghĩa được

3


dùng trong tiếng Việt.
2. Mục đích và đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
a. Mục đích và đối tượng nghiên cứu.

Từ trước đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về từ Hán - Việt.
Những cơng trình nghiên cứu này chủ yếu xoay quanh một số vấn đề như truy
tìm nguồn gốc của các từ Hán - Việt, cách đọc từ Hán - Việt, phân loại từ Hán
- Việt, giải nghĩa từ Hán - Việt .v.v. Tuy nhiên, trong thực tế có những từ Hán
- Việt mà nghĩa của nó có khác biệt so với nghĩa của từ Hán hiện đại có ngữ
âm tương đương. Điều này dễ khiến cho người Trung Quốc học tiếng Việt bị
nhầm lẫn, dẫn tới việc sử dụng sai. Vì vậy, mục đích của đề tài này là khảo sát
những từ Hán - Việt đó rồi lập ra một danh sách khả dĩ so sánh chúng với các
từ Hán có vỏ ngữ âm tương đương để giúp cho người Trung Quốc học tiếng
Việt có phương tiện đối chiếu, giúp cho việc học và dạy tiếng Việt được thuận
lợi hơn.
Như vậy, đối tượng của luận văn là những từ Hán - Việt tự tạo trong tiếng
Việt. Những từ này thường có vỏ ngữ âm tương ứng với từ tiếng Hán hiện nay.
Đồng thời, giữa từ Hán - Việt và từ tiếng Hán hiện nay ấy có sự khác biệt về ý
nghĩa trong sử dụng.
b, Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi sử dụng phương pháp truyền thống
của ngôn ngữ học là phương pháp miêu tả. Thông qua miêu tả những từ Hán Việt tự tạo trong tiếng Việt, trên cơ sở phân tích và lý giải, chúng tơi sẽ nêu
lên những nhận xét của mình về đối tượng này. Đây là cách làm việc xuyên
suốt các tiểu mục của luận văn.
Để hỗ trợ cho phương pháp nghiên cứu chính nói trên, trong luận văn
chúng tơi cũng sử dụng thêm một vài thao tác nghiên cứu. Thao tác phụ trợ
thứ nhất là thao tác thống kê nhằm tập hợp danh sách những từ Hán - Việt tự

4


tạo trong tiếng Việt. Thao tác phụ trợ thứ hai là thao tác đối chiếu nhằm so
sánh những đơn vị gốc Hán trong tiếng Việt với những đơn vị tương đương
trong tiếng Hán, qua đó nhận diện sự khác nhau và giống nhau giữa chúng.

3. Ý nghĩa của đề tài.
Giúp cho người Trung Quốc dạy và học tiếng Việt có một cơ sở nhất định
để sử dụng các từ Hán - Việt tự tạo được chuẩn xác hơn, tránh sự nhầm lẫn do
thói quen sử dụng tiếng Hán.
4. Bố cục của luận văn.
Bố cục của luận văn gồm những phần sau:
- Phần Mở đầu : Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích, đối tương khảo sát,
ý nghĩa nghiên cứu của đề tài và bố cục của luận văn.
- Chương I : Nhận diện từ Hán - Việt tự tạo trong lớp từ gốc Hán.
- Chương II : Xác lập danh sách từ Hán - Việt tự tạo trong vốn từ tiếng
Việt.
- Chương III : Ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Việt.
- Phần Kết luận.
- Phần Tài liệu tham khảo
- Phần Phụ lục

5


NỘI DUNG
Chương I
Nhận diện từ tự tạo trong lớp từ gốc Hán.
1.1 Từ gốc Hán trong tiếng Việt.
“Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng 6800 ngơn ngữ và
dường như khơng có ngơn ngữ nào mà trong hệ thống từ vựng lại khơng có
hiện tượng vay mượn. Nói cách khác, vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ
biến của mọi ngơn ngữ … Theo Ed.Sapir thì “ nhu cầu giao lưu đã khiến cho
những người nói một ngơn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với
những người nói những ngơn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hóa. Sự
giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên bình

diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay bn bán, hoặc có thể là
một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học,
tôn giáo. Như vậy, sự xuất hiện của từ nước ngồi trong một ngơn ngữ có thể
được xem là hiện tượng tất nhiên, khó tránh khỏi, dù muốn hay khơng“ [21,9].
Tiếng Việt , vì thế, cũng khơng phải là một trường hợp ngoại lệ.
Điều đó có nghĩa là, ngồi những từ có nguồn gốc khác, từ gốc Hán trong
tiếng Việt là một bộ phận góp phần làm phong phú thêm vốn từ của tiếng Việt.
Chính vì thế, hiểu rõ thêm về lớp từ này trong vốn từ tiếng Việt sẽ giúp ích
cho việc học và sử dụng chúng.
1.1.1. Sơ lược về quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán trong
lịch sử.
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngơn ngữ có lịch sử lâu đời. Sự tiếp
xúc giữa hai ngôn ngữ này bắt đầu khi phong kiến Trung Hoa bắt đầu thời kì
đơ hộ ở phương Nam, trong đó có phần lãnh thổ mà người Việt cư trú và xây

6


dựng nhà nước của mình.
Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một
khối lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của
mình. Hiện tượng này diễn ra khơng giống nhau trong các thời kì lịch sử. Nếu
như trong giai đoạn đầu Công nguyên, hiện tượng tiếp nhận từ ngữ Hán của
tiếng Việt chỉ có tính chất rời rạc, lẻ tẻ và chủ yếu bằng con đường khẩu ngữ
qua sự tiếp xúc trực tiếp với người Việt với người Hán thì đến đời Đường,
tiếng Việt đã tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống bằng con đường
sách vở và chính thức.
Thời nhà Đường, các trường lớp dạy chữ ở Việt Nam được mở ra ở nhiều
nơi. Vì vậy mà tiếng Hán đời Đường đã du nhập vào Việt Nam một cách có
hệ thống: các từ Hán đã nhập vào Việt Nam từ trước dưới dạng ngữ âm cổ thì

nay lại được nhập lại một lần nữa nhưng dưới dạng ngữ âm Hán đời Đường.
Thời kì sau đó, Việt Nam giành được quyền độc lập, thốt khỏi sự đô hộ
của phong kiến phương bắc. Các triều đại phong kiến Việt Nam mặc dù vẫn
lấy chữ Hán làm ngơn ngữ chính thức của Nhà nước, vẫn phát triển học hành,
thi cử bằng chữ Hán, song vì khơng quan hệ trực tiếp với tiếng Hán như trước
nữa cho nên trong khi bản thân tiếng Hán, trải qua các triều đại Tống, Nguyên,
Minh, Thanh đã biến đổi rất nhiều, nhưng ở Việt Nam chữ Hán vẫn được đọc
như dạng ngữ âm của tiếng Hán đời nhà Đường. Cách đọc này vẫn tồn tại cho
đến nay và được người ta gọi là cách đọc Hán - Việt. Do đó, có thể hiểu cách
đọc Hán - Việt là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của người Việt Nam dựa theo
cách đọc tiếng Hán đời Đường
Từ khi xuất hiện cách đọc Hán - Việt thì tất cả các từ Hán được tiếng Việt
tiếp nhận bằng con đường sách vở đều có thể đọc theo âm Hán - Việt. Do
người Việt có thể đọc tất cả các chữ Hán (cổ đại cũng như hiện đại) theo cách
đọc Hán - Việt nên cần phân biệt trong số những từ gốc Hán của tiếng Việt

7


đâu là những từ vừa có thể đọc theo âm Hán - Việt, vừa có thể đọc theo cách
khác. Sự phân biệt này là rất quan trọng.
Mặt khác, không phải tất cả các chữ Hán tiếng Việt mượn ở thời nhà
Đường được đọc theo âm Hán - Việt. Vì được dạy ở Việt Nam thời Đường
cũng như vào thời các triều đại phong kiến ở Trung Hoa sau đấy nên nhiều từ
gốc Hán lại bị ngữ âm của tiếng Việt làm cho biến đổi khác đi. Các nhà
nghiên cứu cho những từ này là những từ Việt hóa. Như vậy, chỉ được phép
coi là từ Việt hóa những từ gốc Hán nào thực sự nhập vào hệ thống từ vựng
tiếng Việt, chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm tiếng Việt, tham gia vào hệ
thống ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập, do là những quốc gia bên cạnh

nhau, nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục quan hệ giao lưu với Trung Quốc. Việc
giao lưu này cũng dẫn đến sự tiếp xúc và vay mượn ngôn ngữ.
1.1.2. Một số quan niệm liên quan đến từ gốc Hán
Về mặt lý thuyết người ta có thể phân chia vốn từ tiếng Việt theo nguồn
gốc thành một bên là các từ ngữ Việt ( hay còn quen gọi là thuần Việt ) và một
bên là các từ gốc ngoại. Các từ ngữ gốc Hán thuộc các từ ngữ gốc ngoại được
tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán.
Trước hết, để hiểu đầy đủ về khái niệm từ gốc Hán trong tiếng Việt,
chúng ta không thể không nhắc tới một loạt các khái niệm quan trọng trong
tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán. Những khái niệm này cần được phân biệt rõ
ràng vì nó giúp chúng ta hiểu đúng bản chất của từ . Những khái niệm đó là
cách đọc Hán - Việt, yếu tố gốc Hán, âm Hán - Việt, âm Hán - Việt cổ, âm
Hán - Việt Việt hoá, từ Hán - Việt
1.1.2.1. Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn.
Theo quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn trong cơng trình nghiên cứu

8


“Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán - Việt” thì dường như " nói
đến cách đọc Hán - Việt là nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt gán cho hệ
thống văn tự Hán, bất luận những chữ được đọc đó là những chữ như thế nào:
những chữ ghi những tiếng đã được du nhập vào trong tiếng Việt như : tuyết

(雪), học(学), cao(高), tuy(虽), hay những chữ khơng liên quan
gì với tiếng Việt như : chẩm(怎), giá(架) [7, 20].
Từ quan niệm về cách đọc Hán - Việt như trên cũng có thể hiểu, cách
đọc Hán - Việt là cách xử lý về ngữ âm mà người Việt dùng để đọc mọi chữ
Hán, bất kể là những chữ gì, có nghĩa hay khơng có nghĩa trong tiếng Việt.
Phần ngữ âm cụ thể của cách đọc Hán - Việt đó được gọi là âm Hán - Việt.

Tuy nhiên, cũng theo Nguyễn Tài Cẩn, quan niệm về cách đọc như thế là một
quan niệm không đầy đủ. Về bản chất nó phức tạp hơn nhiều và liên qua đến
những khái niệm khác, trong đó có khái niệm yếu tố gốc Hán [7, 20] .
Khái niệm yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt dùng để chỉ những yếu tố có
nguồn gốc từ tiếng Hán. Mỗi yếu tố này, trong tiếng Hán là một tự vuông,
trong tiếng Việt là một chữ ( một âm tiết ). Đây là một số lượng hữu hạn chứ
khơng phải tồn bộ hệ thống những chữ Hán được sử dụng trong tiếng Việt.
Như vậy, khi nói về cách đọc Hán - Việt là nói về ngữ âm, cịn khi nói về yếu
tố gốc Hán là nói về từ vựng.
Cũng theo Nguyễn Tài Cẩn, khi đối chiếu hai khái niệm cách đọc Hán Việt và yếu tố gốc Hán, hai khái niệm này được chia làm ba khu vực [7, 20]:
a/ Khu vực I : là những chữ có thể đọc theo cách đọc Hán - Việt nhưng
khơng liên quan gì đến tiếng Việt như : chẩm(怎), giá(架), ma (吗)….
Cách nói khơng liên quan gì đến tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn có thể hiểu là
những yếu tố này không tham gia vào vốn từ của tiếng Việt. Nói một cách

9


khác, nếu những yếu tố này xuất hiện thì người Việt có thể đọc nhưng khơng
sử dụng như một yếu tố từ vựng.
b/ Khu vực II : là những yếu tố người Việt mượn từ tiếng Hán, nhưng
không trực tiếp liên quan đến cách đọc Hán - Việt. Có thể có ba loại khác
nhau:
- Loại mượn trước cách đọc Hán - Việt như : mùa ( 务 ), mùi(味),
buồng(房), buồm(帆)…
- Loại mượn từ đời Đường cùng với cách đọc Hán - Việt, nhưng sau có
cách đọc khác với cách đọc Hán - Việt như : gan ( 肝 ), gần ( 近 ), vốn ( 本 ),
vẽ ( 画 )…
- Loại mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán như : mì chính (味


精), ca la thầu(卡啦头), vằn thắn(云吞), xá xíu(叉烧)…
c/ Khu vực III : là những yếu tố mượn từ tiếng Hán thông qua cách đọc
Hán - Việt. Khu vực này gồm hai loại: loại chỉ là tiếng (tức chỉ tương đương
với một âm tiết), nhưng không là từ, không dùng độc lập như : quốc(国),
gia(家), sơn(山), thuỷ(水)… và loại vừa là tiếng vừa là từ, có thể
dùng độc lập như : cao(高), thành(成), học(学), xã(社)…
Căn cứ vào cách phân chia và giải thích nói trên của Nguyễn Tài Cẩn,
chỉ những yếu tố gốc Hán thuộc khu vực thứ ba này mới thuộc vào lớp từ .
Như vậy, qua cách giải thích này có thể hiểu từ Hán - Việt là những từ gốc
Hán có cách đọc . Những từ này có thể do ghép hai yếu tố gốc Hán có cách

10


đọc mà mỗi yếu tố trong đó khơng được dùng “độc lập” trong tiếng Việt;
những từ này cũng có thể chỉ là một yếu tố gốc Hán có cách đọc và yếu tố
đó được dùng “độc lập” trong tiếng Việt. Có thể nói qua cách giải thích như
trên, Nguyễn Tài Cẩn đã giúp chúng ta hiểu rõ các khái niệm cách đọc Hán Việt, yếu tố gốc Hán, âm Hán - Việt, từ Hán - Việt mà chúng ta đang quan
tâm.
1.1.2.2. Quan niệm của những nhà nghiên cứu khác ở Việt Nam.
Theo quan điểm của Nguyễn Văn Thạc trong “ “Về vấn đề lạm dụng từ
Hán - Việt ”, Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ” [30] thì có thể chia
lớp từ mượn tiếng Hán trong tiếng thành ba nhóm: nhóm Hán- Việt cổ, nhóm
Hán - Việt và nhóm từ mượn qua tiếng địa phương.
Các tác giả Hoàng Văn Hành và Hồ Lê trong “Bàn về cách dùng thuật
ngữ thuần Việt thay từ ngữ Hán - Việt”, Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt “ [17] lại cho rằng theo cách hiểu thông thường từ ngữ Hán - Việt là
những từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt. Cũng theo cách hiểu của các
tác giả này, trong thực tế hầu như tất cả các từ Hán - Việt một âm tiết đều đã
được Việt hố hồn tồn và được coi như từ thuần Việt.

Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” [34] thì xem
xét các đơn vị từ vựng Hán du nhập vào tiếng Việt tương ứng với các thời kì
lịch sử, và có thể chia làm những loại như sau :
- Từ Hán cổ là những từ vào tiếng Việt trước đời Đường như :
buồng(房), buồm(帆), chén (杯), ngựa(mã chữ Hán?), xe(车),
vua(王)… đó là những từ đã ăn sâu vào khẩu ngữ tiếng Việt, không thể
thiếu trong tiếng nói hàng ngày, đến mức đơi khi người Việt đã quên mất gốc
gác của chúng.

11


- Từ gốc Hán mượn của đời Đường là những từ thường được gọi là từ
như : án ngữ (chữ hán), chế độ (chữ hán), thương khách (chữ hán)… đây là
những từ cần cho việc giao tế lúc đó, nhất là trong ngôn ngữ viết.
Bàn về hệ thống , Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt” [8] cũng phân các từ Hán du nhập vào tiếng Việt theo hai thời kì :
- Thời kì trước cuộc đơ hộ của nhà Đường : các từ Hán được phát âm
theo hệ thống ngữ âm Hán cổ. Những từ này đã hồ lẫn vào các từ thuần Việt.
Ví dụ: cải( 界 ), cá( 个 ), chén(杯), chúa( 主 ), buồm( 帆 )
- Thời kì sau cuộc đơ hộ của nhà Đường: các từ Hán được phát âm căn
bản như âm Hán - Việt hiện nay. Trong số này có một bộ phận đã bị Việt Hoá
về ngữ âm, ngữ nghĩa như : gương (kính), vạch (hoạch), sức (lực)…cịn đại
bộ phận các yếu tố gốc Hán khác chưa được Việt hoá : vẫn giữ cách phát âm
cũ, ý nghĩa cũ (tuy đã bị thu hẹp trong tiếng Việt). đây mới thực sự là yếu tố
Hán - Việt. Ví dụ : ái(爱) - yêu, ấu(幼) - nhỏ, sơn(山) – núi …
Theo Phan Văn Các trong “Từ ngữ gốc Hán với việc giữ gìn tính trong
sáng của tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ” [2]
thì cần phân biệt rõ khái niệm từ gốc Hán và từ mượn Hán và chỉ nên coi là
đơn vị gốc Hán những yếu tố đã thực sự đi vào tiếng Việt. Theo tác giả, từ

mượn Hán là những đơn vị từ vựng còn mang cái vỏ " âm Hán bác học ". Ví
dụ : âm vị, từ vị, khối chá …
Cịn từ gốc Hán là những từ đã có sự biến đổi ở hai phương diện sau đây :
a/ biến đổi ở ngữ âm. Ví dụ : gan < can; bằng < bình …
b/ biến đổi ở ngữ pháp. Ví dụ :
- Những từ đơn tiết và đơn tiết hoá như : áo, quần, bảng ( đơn tiết ) và

12


trạng trong ( trạng lợn, trạng Quỳnh ) ( đơn tiết hố ).
- Những đơn vị có thể kết hợp với những đơn vị thuần Việt hoặc có dấu
hiệu hố về ngữ âm như : áo ( áo xống), bạc (bạc bẽo) …
Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” [15] cho rằng: cần
phân biệt từ gốc Hán trong tiếng Việt và các từ Hán đọc theo âm Hán - Việt.
Từ gốc Hán trong tiếng Việt gồm hai bộ phận chính sau đây:
a/ Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt ( các từ Hán - Việt ) gồm:
- Những từ ngữ Hán - Việt được tiếp nhận từ đời Đường đến nay ( gồm
một loại là những từ tiếng Việt trực tiếp tiếp nhận từ tiếng Hán (chiếm đa số).
Ví dụ: anh hùng(英雄), cáo trạng(告状), công nghiệp(工业), văn
chương(文章) … và một loại khác là những từ tiếng Việt tiếp nhận của các
ngôn ngữ khác, thông qua tiếng Hán. Ví dụ : câu lạc bộ ( tiếp nhận từ tiếng
Anh )
- Những từ ngữ Hán - Việt được cấu tạo ở Việt Nam - những từ ngữ do
người Việt sử dụng các yếu tố gốc Hán để tạo ra các từ mới khơng có trong
tiếng Hán, gồm có hai loại:
* Những đơn vị được tạo ra do kết hợp với các yếu tố gốc Hán. So sánh:
an trí(安知), náo động(闹动), tiểu đồn(小团), đại đội(大队) … .
Tuy nhiên, trong số các ví dụ nêu trên có trường hợp không phản ánh đúng
với quan niệm của tác giả. Chẳng hạn hai từ : an trí(安知), đại đội(大


队) đều có trong tiếng Hán, tức chúng thuộc loại " những từ tiếng Việt tiếp
nhận trực tiếp từ tiếng Hán “ như các từ : anh hùng(英雄), công nghiệp

13


(工业), văn chương(文章) … mà tác giả đã nêu
* Những đơn vị được tạo ra do một yếu tố gốc Hán + một yếu tố thuần
Việt. Ví dụ: binh (兵)lính, cướp đoạt(夺), đói khổ(苦), súng trường

(长) …
b/ Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán - Việt. Bao gồm ba loại:
- Những từ Hán - Việt vào Việt Nam trước đời Đường, gọi là từ Hán cổ.
Những từ Hán này, đến đời Đường lại nhập vào Việt Nam lần nữa và được
đọc theo âm Hán - Việt, nên tạo thành những cặp từ gốc Hán đồng nghĩa,
cùng gốc nhưng có cách đọc khác nhau. Ví dụ: cả (giá)(嫁), chén (trản)

(盏), buồng (phòng)(房), xe (xa)(车) …
- Những từ Hán - Việt được Việt hoá: là những từ Hán - Việt sau khi
vào tiếng Việt, đã có những biến đổi do quy luật ngữ âm tiếng Việt chi phối
nên không cịn giống dạng ngữ âm ban đầu. Ví dụ: (can) gan(干); (bổn)
vốn(本); ( đao ) dao ( 刀 )…
- Những từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ, qua cách phát
âm địa phương.
Trương Chính lại quan niệm từ Hán - Việt là những từ Hán được dùng
trong tiếng Việt, đọc theo âm Hán - Việt, và theo nghĩa người Việt dùng.
Trong [ 9 ] tác giả cho rằng, cần phân biệt tám loại từ Việt gốc Hán như sau :
1, Những từ mượn tiếng Hán từ thời thượng cổ (thời Hán). Đây là
những từ đọc theo âm Hán cổ và đã được Việt hố hồn tồn như : cải (giới)


14


(界), chén ( trản)(盏) …
2, Những từ mượn tiếng Hán qua con đường bình dân, hồn tồn mơ
phỏng âm Hán (âm Quảng Đông, Phúc Kiến, tuỳ nguồn gốc). Loại này khơng
gây một sự lẫn lộn nào vì hình thức ngoại lai rất rõ. Ví dụ: tạp pí lu(打边

炉), mì chính(味精), vằn thắn(云吞) …
3, Những từ mượn tiếng Hán, đọc theo âm Hán - Việt khác với âm của
nó trong tiếng Hán là "âm bạch thoại". Đây là những từ nhập theo con đường
bác học, được đọc theo âm đời Đường.
4, Những từ nêu trên khi vào tiếng Việt lại đổi âm lần nữa, do người
dân không biết chữ Hán nên đọc trại/chệch đi. Ví dụ: cảm ân(感恩) > cảm ơn,
phù trì(扶持) > bù trì, phản ánh(反映) > phản ảnh.
5, Những từ được người Việt ghép bằng hai yếu tố Hán, thống qua có
thể nhầm với từ Hán, nhưng khơng phải mượn từ tiếng Hán. Ví dụ : hoạ sĩ,
báo thù (Việt) tương đương với hoạ sư(画师), báo cừu (报仇)(Hán) …
6, Những từ Hán sau khi nhập vào tiếng Việt vẫn giữ nguyên ý nghĩa
như trong tiếng Hán. Đó là những từ thuộc lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố,
giáo dục.
Theo Nguyễn Văn Khang trong “Từ Hán - Việt và vấn đề dạy – học từ
Hán - Việt trong nhà trường phổ thơng” [20] thì từ Hán - Việt " Trước hết
những từ Hán được đồng hoá về mặt ngữ âm - chúng là những từ Hán có cách
đọc Hán - Việt được nhập vào tiếng Việt và trở thành yếu tố của hệ thống từ
vựng tiếng Việt". Tác giả đã nhận diện từ Hán - Việt qua ba bước sau:

15



- Tất cả từ Hán có cách đọc Hán - Việt được nhập vào tiếng Việt trở
thành yếu tố của hệ thơng từ vựng Hán - Việt thì đều là từ Hán - Việt.
- Những truờng hợp mà một từ Hán nhập vào và hoạt động trong tiếng
Việt cịn có cách đọc khác, ngồi cách đọc phiên thiết thì phải được xem xét
từng trường hợp cụ thể. Sẽ chấp nhận là từ Hán - Việt nếu nó tồn tại ít nhất
trong một tổ hợp Hán - Việt ( với một yếu tố kia là Hán - Việt ). Ví dụ như :
ảo(幻), chánh(正) …
- Tuỳ mục đích mà quy định đối tượng, nghĩa là tuỳ theo mục đích
nghiên cứu và sử dụng cụ thể để giới hạn phạm vi từ Hán - Việt.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo âm thanh của đối tượng, Nguyễn Đức Tồn
trong “Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt với từ Hán - Việt” [31] đã
nhận diện từ Hán - Việt qua ba loại như sau:
Loại 1/ Các cấu tạo âm thanh chỉ có ở tiếng Hán - Việt. Ví dụ :
Uyên (ngọai lệ, trừ : chuyền, nguyền, chuyện), duyên(缘), truyện

(传) …
Uyết: quyết(决), thuyết(说), tuyệt(绝), tuyết(雪)…
Loại 2/ Các cấu tạo âm thanh có ở cả tiếng Hán - Việt lẫn thuần Việt.
Gần đây nhất, La Văn Thanh [31] trong luận án Tiến sỹ của mình cũng
đã bàn những vấn đề liên quan đến những khái niệm nói trên. Trong chương 2
của luận án, khi bàn về “bức tranh tổng quát về tổ hợp song tiết ”, tác giả này
cũng đã bàn về từ Hán Việt, các yếu tố Hán Việt. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra
những khái niệm bổ sung như “tổ hợp gốc thuần Hán”, khái niệm “tổ hợp gốc
không thuần Hán”. Trong tổ hợp loại thứ hai, La Văn Thanh đã nói đến khái

16


niệm “tổ hợp song tiết Việt tạo” và lập nên một danh sách của mình.

Qua ý kiến của các tác giả nêu trên, có thể rút ra ba điểm tương đối
thống nhất về vấn đề từ ngữ gốc Hán như sau:
a/ Coi những đơn vị có nguồn gốc từ tiếng Hán đang hoạt động trong
tiếng Việt là từ gốc Hán.
b/ Coi những từ gốc Hán có cách đọc Hán - Việt là từ Hán - Việt
c/ Những từ gốc Hán khơng có cách đọc Hán - Việt đều khơng được gọi
là từ Hán - Việt.
Từ những phân tích các ý kiến của các học giả nói trên, chúng tơi cho
rằng họ vừa có những điểm riêng, vừa có những điểm chung nhau khi thảo
luận về từ gốc Hán. Với mục đích là tìm hiểu về từ (mà cụ thể là từ tự tạo)
chúng tơi nhận thấy các học giả nói trên đã có điểm chúng là các từ gốc Hán
có thể chia ra thành các nhóm sau:
- Từ Hán - Việt.
- Từ Hán - Việt cổ.
- Từ gốc Hán tiếng Việt vay mượn từ địa phương.
Việc phân biệt rõ những khái niệm có liên quan đến gốc Hán như đã
nói ở trên là rất quan trọng trong nghiên cứu yếu tố gốc Hán nói chung, cũng
như nghiên cứu những đơn vị gốc Hán khác trong tiếng Việt nói riêng như
thành ngữ, từ tự tạo. Và đây chính là nhiệm vụ của những phần tiếp theo dưới
đây của luận văn.
1.2. Từ Hán Việt.
Để góp phần hiểu đúng từ, chúng ta phân biệt rõ những khái niệm có
liên quan đến nó như sau.
1.2.1. Phân biệt từ , Hán - Việt cổ và gốc Hán địa phương.

17


1.2.1.1. Từ Hán - Việt
Như cách giải thích của Nguyễn Tài Cẩn đã được nói ở trên, tất cả các

từ Hán Việt đều là những từ gốc Hán về mặt ngữ âm được đọc theo cách đọc .
Đây là cách đọc được biến đổi hàng loạt theo một quy luật ngữ âm thống nhất.
Quy luật này được thể hiện qua khả năng đọc tất cả các từ mượn Hán bằng
cách đọc Hán Việt, dù cho chúng có nguồn gốc như thế nào.
Theo Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc Hán - Việt “là một cách đọc bắt nguồn
từ tiếng Hán đời Đường và cụ thể là Đường âm dạy học ở Giao Châu vào giai
đoạn thế kỉ VIII, IX nhưng … đã bị biến dạng đi dưới tác động của quy luật
ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để
trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu
vực văn hóa Việt “ [7,19]
Cách đọc Hán - Việt là một sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và
tiếng Hán, là một sáng tạo của người VIệt trong cách thức tác động làm biến
đổi hàng loạt các từ mượn Hán về mặt ngữ âm.
Về cơ bản, hệ thống ngữ âm Hán - Việt vẫn mang những nét chung của
hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường nhưng những bộ phận không phù hợp
với ngữ âm tiếng Việt đã bị biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra ở hệ thống phụ
âm, hệ thống vần và thanh điệu Hán.
Đặc điểm nổi bật nhất về ngữ âm của các từ Hán - Việt là chúng biến
đổi một cách có hệ thống và nhất quán. Các từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán
đọc theo âm Hán - Việt là bộ phận chủ yếu trong các từ ngoại lai của tiếng
Việt. Nó được chia ra :
a. Những từ Hán - Việt được tiếp nhận từ đời Đường và các triều đại
tiếp theo cho đến ngày nay.
Do có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp một cách lâu dài với tiếng Hán
nên tiếng Việt đã tiếp nhận có hệ thống một khối lượng to lớn các từ ngữ của

18


tiếng Hán thuộc đủ mọi lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn như :

- Chính trị : thượng đế(上帝), hồng thượng (皇上), chế độ(制

度), triều đình(朝廷), giám sát(监察), trị vì(持位), truy bức(追
逼), áp chế(压制), bá chủ(霸主), bá quyền(霸权), bá tước(霸
爵), cách mạng(革命), dân chủ(民主), xã hội chủ nghĩa(社会主
义)…
- Kinh tế : công nghiệp(工业), nông nghiệp(农业), thương mại

(商卖), nội thương(内商), ngoại thương(外商), xuất khẩu(出口),
nhập khẩu(进口) , năng xuất(能出), thặng dư(剩余), giá trị(价

值), lợi nhuận(利润)…
- Văn hóa giáo dục : khoa cử(科举), văn chương(文章), âm luật

(音律) , thất ngôn (七言) , bát cú (八句) , trạng nguyên (状元) ,
bảng nhãn (榜眼) , thủ khoa (首科) , cử nhân (举人) , tú tài (秀

才)…
- Quân sự : chiến trường(战场), anh dũng(英勇), cảnh giới(警戒),
xung phong(冲锋), xung đột(冲突), đô đốc(都督), chỉ huy(指挥),
tác chiến(作战), ấn ngữ(印语)…
- Tư pháp : nguyên cáo(原告), bị cáo(被告), cáo trạng(告状),

19


trạng sư(状师), xử tử(处死), án sát(案杀), án tử(案死), thẩm
phán(审判), truy tầm(追寻), áp giải(押解), ân xá(恩舍)…
- Y học : viêm nhiệt (炎热) , thương hàn (伤寒) , thời khí (时气) ,
chướng khí(胀气), thương tích(伤迹), bệnh nhân(病人), bệnh viện


(病院)…
Đối với các từ tiếp nhận kiểu này cần phân biệt hai loại nhỏ :
a.1. Những từ tiếng Việt trực tiếp nhận của tiếng Hán.
Loại từ này chiếm tuyệt đại đa số các từ Hán - Việt, và nghĩa của những
từ Hán - Việt này có quan hệ với nghĩa gốc của các từ Hán tương ứng.
Chẳng hạn như :
+) anh là chúa các loài hoa, hùng là chúa các loài thú => anh hùng cũng
có nghĩa là người hào kiệt xuất chúng.
+) bá là kẻ xưng hùng, quyền là cầm đầu một nước => bá quyền có
nghĩa là quyền lực mà một nước tự cho là mình có thể đi thoogns trị
nước khác.
a.2. Những từ tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác thông qua
tiếng Hán.
Một số từ của ngôn ngữ khác khi du nhập vào Việt Nam có sự biến
chuyển về âm đọc theo cách đọc của tiếng Hán.
Ví dụ như :
Mátcơva => Mạc Tư Khoa.
Montesquieu => Mạnh Đức Tư Cưu.
Italia => Ý Đại Lợi.
Philippin => Phi Luật Tân.

20


b. Những từ Hán - Việt được cấu tạo ở Việt Nam.
Nhiều từ Hán - Việt du nhập vào Việt Nam từ rất lâu nên chúng đã trở
thành một phần của từ vựng tiếng Việt. Người Việt đã dùng những từ này làm
chất liệu để cấu tạo nên những từ mới theo cách của họ. Do đó sẽ khơng thể
tìm được từ tương ứng với nó trong vốn từ vựng của tiếng Hán hiện nay.

Trong những từ tạo này có thể phân làm 2 loại nhỏ sau :
b.1. Những đơn vị đều do các yếu tố gốc Hán tạo thành.
Ví dụ :
Tiếng Hán

Tiếng Việt
An trí 安置

Câu cấm 拘禁

Đại đội 大队

Liên

Náo động 闹动



Tao động 骚动

b.2. Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán và các yếu tố thuần Việt tạo
thành. Trong những đơn vị này một yếu tố gốc Hán (), một yếu tố thuần Việt.
Ví dụ : binh ( 兵 ) lính, cướp đoạt (夺) , đói khổ (苦) , kẻ địch

(敌), súng trường(长), tàu hỏa(火), tàu thủy(水) ….
1.2.1.2. Từ Hán - Việt cổ.
Từ Hán - Việt cổ hay cũng được gọi là cổ Hán - Việt. Trong tiếng Việt
có một số từ gốc Hán du nhập vào Việt Nam trước đời Đường và người Việt
đã đọc những từ này theo âm tiếng Hán thuộc giai đoạn ấy. Vì thế có thể hiểu
rằng từ Hán - Việt cổ là những từ gốc Hán được người Việt đọc theo cách đọc

tiếng Hán trước đời Đường. Vì vay mượn thời ấy khơng nhiều, khơng hệ
thống nên những từ này có số lượng ít, lẻ tẻ nên khơng làm thành hệ thống

21


như các loại từ Hán - Việt về sau này. Ví dụ :



Hẹn 限

Bụa 餐

Hịm 含

Buồm 帆

Kéo 交

Bia

Buồn 痒

Kim 金

Buồng 房

Lìa 理


Cả 嫁

Lừa 驴

Cải 改

Mả 摸

Chè 茶

Mạng 命

Chém 斩

Ngà

Chén 杯



Ngói 瓦

Chìm 沉

Ngựa 马

Chúa 主

Nộp 纳


Chng 钟

Thua 透

Chuộng 重

Tựa 自

Chứa 盛

Vua 王

Cởi 解

Xe 车

22


Đũa 筷

Xét 察

Đục 铸
Đuổi

Xưa 初




Giải thích của Nguyễn Tài Cẩn về những từ này là như sau: “Những
cách đọc này hiện nay còn lưu lại ảnh hưởng trong tiếng Việt, nhưng lưu lại
ảnh hưởng hết sức lẻ tẻ.
Một ví dụ về phụ âm đầu : phụ âm d ( Đ Quốc ngữ ) trong đìa vốn là
phụ âm bắt nguồn từ cách đọc của chữ 池 giai đoạn từ thế kỷ VI trở về trước
( so sánh với cách đọc trì bắt nguồn từ thế kỷ VIII, IX ).
Một ví dụ về vần : vần oŋ trong gông vốn là vần bắt nguồn từ cách đọc
của chữ 杠 giai đoạn Sơ Đường trở về trước ( so sánh với cách đọc giang bắt
nguồn từ Vãn Đường ).
Những kiểu ví dụ như trên không nhiều, không tạo thành hệ thống,
không thuộc phạm vi cách đọc Hán - Việt, mà thuộc phạm vi trường hợp
người ta thường gọi là Cổ Hán - Việt. Sở dĩ khơng nhiều là vì hễ nói đến tồn
bộ hệ thống thì khi hệ thống ngữ âm của người Trung Quốc từ Hán sang Nam
Bắc Triều, từ Nam Bắc Triều sang Đường đã thay đổi thì ở Việt Nam cũng
phải thay đổi theo, hệ thống sau sẽ thay thế hệ thống học được từ trước. Chỉ
những cách đọc nào đã vào được khẩu ngữ của nhân dân, được nhân dân Việt
Nam chấp nhận như là những yếu tố của tiếng Việt, khơng cịn coi đó là
những cách đọc chữ Hán nữa ( ví dụ như đìa, gơng trên đây ) thì những cách
đọc đó mới có khả năng thoát được khỏi phạm vi tác động của lịch sử tiếng
Hán, chuyển sang quỹ đạo tiếng Việt và truyền lại đến ngày nay “ [7,46]

23


×