Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Người thanh hóa ở thăng long thời lê trịnh ( thế kỷ XVII XVIII ) luận văn ths lịch sử 60 22 54 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

VÕ THỊ PHƯƠNG THÚY

NGƯỜI THANH HÓA Ở THĂNG LONG
THỜI LÊ – TRỊNH (THẾ KỶ XVII – XVIII)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

VÕ THỊ PHƯƠNG THÚY

NGƯỜI THANH HÓA Ở THĂNG LONG
THỜI LÊ – TRỊNH (THẾ KỶ XVII – XVIII)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TSKH. NGUYỄN HẢI KẾ

HÀ NỘI - 2009



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: NGƯỜI THANH HÓA RA THĂNG LONG TRƯỚC THẾ KỶ XVII VÀ
BỐI CẢNH ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII-XVIII ........................................................ 10

1.1. Người Thanh Hóa ra Thăng Long trước thế kỷ XVII .......................... 10
1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII......... 15
Chương 2: CÁC THÀNH PHẦN DÂN CƯ THANH HÓA Ở THĂNG LONG THỜI
LÊ – TRỊNH ....................................................................................................................... 29

2.1. Chúa Trịnh ............................................................................................ 29
2.2. Vua Lê................................................................................................... 34
2.3. Tướng lĩnh, binh lính, quan lại ............................................................. 36
2.3.1. Quê quán của một số tướng lĩnh, quan lại người Thanh Hóa ........ 39
2.3.2. Chức tước của một số tướng lĩnh, quan lại người Thanh Hóa ....... 41
2.3.3. Một số nhân vật tiêu biểu ............................................................... 44
2.4. Các thành phần dân cư khác ................................................................. 49
2.4.1. Thợ thủ công .................................................................................. 49
2.4.2. Một số thành phần dân cư khác...................................................... 53
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THANH HÓA ĐỐI VỚI THĂNG LONG
THỜI LÊ – TRỊNH............................................................................................................ 59

3.1. Về chính trị ........................................................................................... 59
3.2. Về kinh tế .............................................................................................. 64
3.3. Về văn hóa ............................................................................................ 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 87
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 94


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình lịch sử Thăng Long – Hà Nội là một quá trình hội tụ tinh hoa
của cả đất nước. Tính chất “hội tụ” này có ý nghĩa cả về mặt thời gian và
không gian. Về mặt thời gian, trải qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Mạc là kinh
đô của đất nước, Thăng Long kết tinh trong mình nó những tinh hoa được hun
đúc qua mỗi triều đại. Về mặt không gian là sức hút của vùng đất trung tâm
này đối với các khu vực lân cận thuộc châu thổ sông Hồng và thậm chí cả
ngoài khu vực châu thổ. Dân cư của các vùng đất này luôn có xu hướng
chuyển cư về khu vực Thăng Long, và sự hội tụ của nhiều lớp cư dân đã
khiến cho Thăng Long có được những tinh hoa mà các vùng đất đó đem lại.
Thấy được sự hội tụ, kết tinh đó, nhưng để hiểu rõ xem nó thực chất
được hình thành từ những gì, hình thành như thế nào thì lại là một vấn đề
chưa có nghiên cứu cụ thể. Với mong muốn đóng góp một góc nhìn nhỏ trong
vấn đề lớn lao và ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài Người Thanh Hóa ở Thăng Long
thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII – XVIII) để làm luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu
này mong muốn tìm hiểu những đóng góp về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…
của các tầng lớp người Thanh Hóa – một bộ phận dân cư không nhỏ và có vai
trò quan trọng ở Thăng Long thời Lê – Trịnh – đối với sự tồn tại, phát triển
của Thăng Long thời kỳ này.
Thanh Hóa vốn là một vùng đất có vị trí và vai trò đặc biệt trong lịch sử
Việt Nam. Về địa lý, đây là vùng đất trung gian nối miền Bắc với miền Nam
của đất nước. Về văn hóa, Thanh Hóa là nơi chứng kiến sự giao lưu tiếp xúc
văn hóa vùng miền Bắc – Nam, là vùng đất tiếp nối những ảnh hưởng chính
trị từ kinh đô Thăng Long lan truyền vào những vùng đất phía Nam của tổ
quốc, và ngược lại. Ngoài ra, đây còn là đất “thang mộc” của cả hai triều đại:
Lê sơ và Lê – Trịnh trong lịch sử và luôn là vùng đất “căn bản” của các

vương triều ấy về nhân lực, vật lực.
2


Với vai trò đó, sự chuyển cư của người Thanh Hóa tới các vùng đất
khác có một ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lịch sử. Trên thực tế, sự
chuyển cư này đã đem lại cho các vùng đất mà người Thanh Hóa di cư đến
những đóng góp quan trọng về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội... Người
Thanh Hóa không chỉ “ tiến ra Bắc ” ra Thăng Long với nhiều thế hệ Nho
sinh, quan lại, được người đời đặt cho tên gọi “vùng đất học” mà họ còn có
một quá trình “Nam tiến” quy mô, đặc biệt là đợt di cư theo Nguyễn Hoàng
vào khai mở đất Đàng Trong giữa thế kỷ XVI.
Việc lựa chọn thời kỳ Lê – Trịnh để nghiên cứu giúp tôi có nhiều thuận
lợi. Đây là thời kỳ đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Thanh Hóa thời kỳ là vùng đất
“thang mộc” của cả hai dòng họ cùng trị vì đất nước trên 200 năm. Trong cuộc
chiến tranh Nam – Bắc triều, binh lực Nam triều (binh lực của chính quyền LêTrịnh) chủ yếu là người Thanh – Nghệ. Binh lính Thanh – Nghệ cũng là chủ lực
của ưu binh bảo vệ hoàng thành. Các quan lại là người Thanh Hóa có tiếng nói
quan trọng trong các vấn đề triều chính thời kỳ này. Do vậy, trong thời kỳ này,
việc chuyển cư của người Thanh Hóa ra Thăng Long ắt hẳn phải mang những
đặc tính khác biệt so với di cư của các vùng miền khác và ở thời kỳ khác.
Một lý do quan trọng khác đã thúc đẩy tôi quyết định chọn đề tài này là
bởi tôi là một người con của đất Thanh Hóa. Từ lâu, trong quá trình học tập
và nghiên cứu, tôi đã nhận thấy người Thanh Hóa đã có những đóng góp, vị
trí nhất định trong lịch sử dân tộc nói chung và trong lịch sử Thăng Long nói
riêng. Trong một số đề tài tập sự nghiên cứu khoa học, tôi đã chọn Thanh Hóa
là đối tượng để nghiên cứu. Những hiểu biết ban đầu thú vị về Thanh Hóa và
con người Thanh Hóa trong lịch sử đã thúc đẩy tôi tiếp tục chọn đề tài này
cho luận văn Thạc sỹ. Việc tìm hiểu những đóng góp cụ thể của người Thanh
Hóa trong thời Lê – Trịnh đối với sự phát triển của Thăng Long không những
giúp tôi hiểu hơn về lịch sử quê hương mình mà còn hiểu thêm về mảnh đất

kinh đô – nơi tôi đang sống và làm việc.
3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, những nghiên cứu về Thăng Long đã có nhiều song
những nghiên cứu cụ thể về sự đóng góp của cư dân các vùng đất đối với
Thăng Long thì hầu như vắng bóng.
Nghiên cứu về vùng đất Thanh Hóa phải kể đến một số công trình địa
chí do các địa phương xuất bản như: Địa chí Thanh Hóa, Địa chí văn hóa
Hoằng Hóa, Địa chí Hậu Lộc, Hoằng Lộc đất hiếu học… Trong các cuốn địa
chí này, có nhắc đến một số nhân vật người Thanh Hóa nổi tiếng trong lịch
sử, họ ra làm quan và sinh sống ở đất Thăng Long, qua đó cho thấy được
những đóng góp của họ đối với đất nước và cả Thăng Long. Tuy nhiên, những
thông tin đó rất ít ỏi và cũng chỉ là những thông tin gián tiếp, sơ lược.
Nghiên cứu về thời kỳ Lê – Trịnh có không ít công trình. Trước hết
phải kể đến Hội thảo khoa học Chúa Trịnh – vị trí và vai trò lịch sử được in
thành kỷ yếu do Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa ấn hành
năm 1995. Trong Hội thảo này, nhiều vấn đề về các chúa Trịnh cũng như về
thời kỳ Lê – Trịnh đã được nghiên cứu và bàn luận khá kỹ lưỡng. Qua Hội
thảo này, vai trò của họ Trịnh trong lịch sử đã được ghi nhận, song những
đóng góp của họ Trịnh và con cháu, với vai trò là những người gốc Thanh
Hóa đối với kinh đô Thăng Long lại gần như chưa được chú ý tới. Tác giả
Trịnh Bỉnh Di với bài viết Một số danh sư lương y người quê Thanh Hóa dưới
thời Lê Trung hưng đã đề cập đến đóng góp của những người quê Thanh Hóa
trong thời kỳ này song cũng chỉ giới hạn là những danh sư và những đóng góp
chỉ là trong lĩnh vực y học.
Ngoài ra, Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa còn còn tổ
chức một hội thảo khoa học về Thanh Hóa thời Lê với kỷ yếu hội thảo xuất
bản năm 1998. Trong Hội thảo này, nhiều vấn đề về vùng đất Thanh Hóa thời

Lê đã được nghiên cứu, song chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về những
đóng góp của người Thanh Hóa đối với Thăng Long thời Lê Trung hưng.
4


Ngoài ra, nghiên cứu về họ Trịnh còn phải kể đến luận án tiến sĩ Cải
cách của Trịnh Cương của Nguyễn Đức Nhuệ. Luận án này cung cấp cho ta
cái nhìn đầy đủ về cuộc cải cách của chúa Trịnh Cương, từ đó thấy được
những đóng góp của Trịnh Cương – một người gốc Thanh Hóa – đối với đất
nước nói chung và với Thăng Long nói riêng.
Một số cuốn sách như Họ Trịnh và Thăng Long của Trịnh Bỉnh Di,
Quang Vũ xuất bản năm 2000, Họ Nguyễn Gia Miêu của Nguyễn Văn Thành
thuộc tủ sách của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam…
cũng giúp hiểu được phần nào đóng góp của các dòng họ phát tích từ Thanh
Hóa với Thăng Long về một số mặt. Song đây chỉ là nghiên cứu về dòng họ,
lại chỉ là một cuốn sách mỏng với những thông tin khá sơ lược.
Những nghiên cứu về sự chuyển cư trong lịch sử trung đại lại chủ yếu
tập trung vào hướng chuyển cư “Nam tiến”. Sự chuyển cư ra Bắc, đặc biệt là
ra Thăng Long thì hầu như chưa thấy có một công trình chuyên khảo nào.
Trước tiên phải kể đến công trình Việt sử xứ Đàng Trong: 1558-1777.
Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam của Phan Khoang xuất bản năm
1969. Đây gần như là công trình nghiên cứu đầu tiên về lịch sử di dân trung đại
ở Việt Nam. Song ở công trình này, tác giả Phan Khoang chỉ tập trung vào quá
trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam khi đi khai mở vùng đất Đàng Trong.
Năm 1987, tập thể tác giả do Huỳnh Lứa chủ biên đã xuất bản công
trình Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ. Tác phẩm này cũng tập trung chủ
yếu vào nghiên cứu công cuộc Nam tiến của đất nước.
Năm 1994, tập thể tác giả của Trung tâm nghiên cứu Dân số và Phát
triển, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, đứng đầu là
Giáo sư Đặng Thu đã thực hiện công trình Di dân của người Việt từ thế kỷ X

đến giữa thế kỷ XIX. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện
quá trình di dân của dân tộc Việt Nam từ quá khứ tới cận đại, từ Bắc vào Nam

5


và cả di dân nội tại giữa các vùng miền. Tuy nhiên, công trình này cũng chỉ
tập trung nghiên cứu sự di dân mở mang đất đai, không chỉ là công cuộc Nam
tiến mà còn là quá trình khai hoang mở đất lấn biển của cư dân vùng ven biển
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; sự di dân và hòa nhập giữa những tù binh người
Chăm và dân tộc Việt; sự chuyển cư từ nông thôn tới thành thị… Như vậy là,
ở công trình này, quá trình di cư của người Việt được nghiên cứu từ nhiều
chiều hơn, đề cập đến nhiều khía cạnh của di cư hơn. Tuy nhiên, trong công
trình này, sự di cư mang tính “hội tụ” ở khu vực Thăng Long lại hầu như chưa
được đề cập tới.
Năm 1999, tác giả Li Tana đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ về xứ
Đàng Trong và xuất bản công trình với tên gọi Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh
tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII. Công trình này không trực tiếp
nghiên cứu tới vấn đề di dân nhưng trên thực tế, lịch sử xứ Đàng Trong là lịch
sử của quá trình di dân, khai mở đất dần dần từ Bắc tới Nam, từ Đông sang
Tây. Do đó, trong công trình nghiên cứu này, tác giả Li Tana có gián tiếp đến
đề cập tới một số vấn đề di cư Nam tiến, sự hòa nhập cuộc sống xã hội giữa
người Việt và người Thượng…
Như vậy, chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu chuyên biệt nào về
vấn đề sự đóng góp của người Thanh Hóa đối với Thăng Long thời Lê –
Trịnh. Có chăng chỉ là những thông tin rải rác nằm trong các chuyên khảo về
các lĩnh vực khác. Với nghiên cứu nhỏ này, tôi mong muốn góp một góc nhìn
cụ thể đối với quá trình chuyển cư của một bộ phận dân cư đã góp phần làm
nên diện mạo của Thăng Long – người Thanh Hóa, tìm hiểu những đóng góp
cụ thể của bộ phận dân cư đó đối với sự tồn tại, phát triển của Thăng Long.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài này là người Thanh Hóa.
Người Thanh Hóa từ trước thời kỳ Lê – Trịnh đã trở thành một bộ phận dân

6


cư không nhỏ và có những đóng góp nhất định vào quá trình hình thành và
phát triển của vùng đất Thăng Long văn hiến. Đến thời Lê – Trịnh, sự chuyển
cư của người Thanh Hóa ra Thăng Long đã trở thành một xu hướng chuyển
cư nổi trội và có nhiều nét đặc biệt. Thanh Hóa là vùng đất phát tích của cả
vua Lê và chúa Trịnh, lại là vùng đất căn cứ của nhà Lê trong sự nghiệp trung
hưng, vì thế, thời kỳ này, Thanh Hóa trở thành vùng đất căn bản, đặc biệt
quan trọng của cả triều đình vua Lê lẫn chúa Trịnh. Các công thần, tướng
lĩnh, quan lại, binh lính người Thanh Hóa cùng gia quyến, thân tộc chuyển cư
ra Thăng Long với các vua Lê và chúa Trịnh thời kỳ này chiếm số lượng đông
đảo. Họ cũng để lại nhiều dấu ấn và có những đóng góp không nhỏ đối với sự
tồn tại và phát triển của Thăng Long thời kỳ này.
Về mặt thời gian, thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII – XVIII) là một thời kỳ
đặc biệt trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Nó đặc biệt không chỉ bởi “thể chế
lưỡng đầu” vua Lê – chúa Trịnh người Thanh Hóa cùng nắm quyền cai trị đất
nước mà còn bởi nhiều yếu tố chính trị, xã hội khác. Trong giai đoạn này,
người Thanh Hóa giữ vai trò đặc biệt trong hệ thống chính quyền. Cả vua Lê
và chúa Trịnh đều có xu hướng muốn sử dụng những người thân cận bên
mình là những người đồng tộc, đồng hương. Ưu binh có nhiệm vụ bảo vệ
hoàng thành, hoàng tộc đều là những người tuyển chọn từ Thanh Hóa và
Nghệ An. Cả vua Lê và chúa Trịnh đều cho xây lăng của mình ở đất “thang
mộc” Thanh Hóa… Còn rất nhiều yếu tố khác cho thấy sự quan trọng của
Thanh Hóa trong thời kỳ này.
Từ thực tế trên, đề tài này mong muốn tìm hiểu sự chuyển cư của từng

bộ phận dân cư có gốc gác Thanh Hóa ở Thăng Long thế kỷ XVII – XVIII.
Đó là họ hàng thân tộc vua Lê, chúa Trịnh, là các quan lại, tướng lĩnh, binh
lính trong hệ thống chính quyền đương thời, là các bộ phận dân cư khác như
thợ thủ công, người đi học, người buôn bán… Tất cả những bộ phận dân cư

7


đó đều góp phần làm nên quá trình chuyển cư nổi trội của người Thanh Hóa
đến Thăng Long, họ đều có những đóng góp đáng kể vào quá trình tồn tại và
phát triển của Thăng Long thời kỳ này.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu chúng tôi sử dụng chủ yếu trong luận văn này trước hết
là các bộ chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương
mục. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các tác phẩm của các tác giả thời phong
kiến như: Kiến văn tiểu lục, Phủ biên tạp lục và Đại Việt thông sử của Lê Quý
Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỷ của
Ngô Cao Lãng… Từ những tài liệu này, chúng tôi đã có được những thông
tin, những nguồn sử liệu quý báu, chân thực về những con người Thanh Hóa
và cả bối cảnh xã hội thời Lê – Trịnh.
Nguồn tài liệu quan trọng nữa mà chúng tôi sử dụng là các tài liệu sử
địa phương, tư liệu gia phả của các dòng họ… Những nguồn tài liệu này cung
cấp nhiều thông tin quan trọng về các dòng họ, về các nhân vật Thanh Hóa đã
di cư ra Thăng Long trước và trong thời Lê – Trịnh, từ đó, bổ khuyết cho
những thiếu sót của nguồn tài liệu chính sử.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nguồn tài liệu tổng hợp được trong quá
trình điền dã thực địa, tại các địa điểm, thôn làng ở Thăng Long đã từng có
người Thanh Hóa di cư đến sinh sống. Nguồn tài liệu này đã cung cấp cho
chúng tôi những thông tin chân thực, góp cho nghiên cứu của chúng tôi toàn
diện hơn.

Để sử dụng những nguồn tài liệu này vào trong nghiên cứu, chúng tôi
đã tiến hành các phương pháp thống kê, phân loại. Từ đó, có được những
thông tin, những lập luận và những nhận xét xác đáng từ nguồn tư liệu thu
thập được.

8


5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi chia luận văn thành 3
chương chính như sau:
Chương 1: Người Thanh Hóa ra Thăng Long trước thế kỷ XVII và
bối cảnh Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII
Chương 2: Các thành phần dân cư Thanh Hóa ở Thăng Long thời
Lê – Trịnh
Chương 3: Tác động của người Thanh Hóa đối với Thăng Long thời
Lê – Trịnh

9


Chương 1:
NGƯỜI THANH HÓA RA THĂNG LONG
TRƯỚC THẾ KỶ XVII VÀ BỐI CẢNH ĐÀNG NGOÀI
THẾ KỶ XVII-XVIII
1.1. Người Thanh Hóa ra Thăng Long trước thế kỷ XVII
Thanh Hóa và Nghệ An từ lâu đã là vùng đất trọng yếu ở miền Trung
của đất nước. Từ trước thế kỷ XVII, khi đất nước ta còn chưa trải dài tới cực
Nam là mũi Cà Mau như ngày nay, Thanh Nghệ là vùng đất phên dậu ở phía
Nam đất nước. Và sau này, khi đất nước đã mở rộng và dài, Thanh – Nghệ là

“khúc ruột” miền Trung tiếp nối giữa miền Bắc và miền Nam tổ quốc. Sự tiếp
nối này không chỉ mang tính chất địa lý mà còn mang tính lịch sử, văn hóa.
Các triều đại phong kiến, từ thời Lê sơ trở về trước đều xem Thanh Nghệ nói
chung và Thanh Hóa nói riêng như vùng đất căn bản đối với sự hưng vong
của đất nước, của triều đại.
Từ đời Trần, triều đình đặt ra Kinh Trạng nguyên và Trại Trạng nguyên
là có ý phân biệt Thanh – Nghệ với các vùng đất khác. Đây là một minh
chứng cho thấy việc học hành, thi cử, đỗ đạt của những Nho sinh vùng Thanh
Nghệ đã trở thành một xu hướng quan trọng khiến triều đình phải quan tâm,
định rõ chính sách. Truyền thống đỗ đạt này của học trò Thanh – Nghệ trên
thực tế còn được tiếp nối mạnh mẽ trong các giai đoạn sau. Và đây cũng
chính là một luồng di cư quan trọng của người Thanh Hóa ra Thăng Long, di
cư với mục đích học hành, khoa cử.
Từ thời Lý, Trần một số nhân vật người Thanh Hóa cũng đã được sử
sách ghi chép lại những công lao đóng góp đối với đất nước như Đào Cam
Mộc – một công thần có công lớn trong việc lên ngôi của Lý Công Uẩn [54],
Lê Phụng Hiểu với công lao phò vua trong “loạn Tam vương” được Lý Thái
Tông ban cho ruộng ném đao (Thác đao điền), hay Sử gia Lê Văn Hưu với
10


công trình Đại Việt sử ký… Những nhân vật này ra làm quan và ở kinh thành
Thăng Long, vậy nên những đóng góp của họ đối với đất nước ít nhiều cũng
để lại những dấu ấn trên đất Thăng Long văn vật.
Sau khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), luồng chuyển cư của người
Thanh Hóa ra Thăng Long trở nên rõ nét hơn với việc nhà Lê được thành lập
và định đô tại Thăng Long. Cùng với Lê Lợi ra định cư ở Thăng Long, một bộ
phận đông đảo các công thần, tướng lĩnh, thân tộc, binh lính... Đại Việt sử ký
toàn thư ghi: tháng 2 năm 1428, “định mức khen thưởng cho những hỏa thủ
và quân nhân của quân Thiết đột có công lao siêng năng khó nhọc ở Lũng

Nhai gồm 121 người:
Công hạng nhất, được ban quốc tính là bọn Lê Vấn, Lê Quy, Lê Dịch,
Lê Ê 52 người làm Vinh lộc đại phu, tả Kim ngô vệ đại tướng quân, tước
Thượng trí tự.
Công hạng hai, được ban quốc tính là bọn Lê Bồ, Lê Liệt, Lê Khảo 72
người, làm Trung lượng đại phu, Tả Phụng thần Vệ tướng quân, tước Đại trí tự.
Công hạng ba, được ban quốc tính là bọn Lê Lễ… 94 người, làm Trung
vũ đại phu Câu kiềm vệ tướng quân, tước Trí tự” [28, tr.93].
Tháng 5 năm 1429, vua lại “ban hiển ngạch công thần cho 93 viên…
Ra lệnh chỉ rằng những văn võ hào kiệt nào còn bị bỏ sót, hoặc bị chìm đắm
chưa có chức tước gì, không được ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén,
vùi dập, thì đến ngay chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến” [28, tr.95].
Những công thần mà sử chép lại chỉ là con số rất ít trong tất cả những
người đã có công phò Lê Lợi giành chiến thắng trong khởi nghĩa Lam Sơn.
Chắc chắn, với những công trạng ấy, một bộ phận không nhỏ trong số họ đã
theo Lê Thái Tổ chuyển cư ra Thăng Long.
Ngoài ra còn hàng vạn binh lính Thanh – Nghệ đã trung thành chiến
đấu cùng nghĩa quân trong suốt cuộc kháng chiến. Sách Lịch triều hiến

11


chương loại chí, mục Bính chế chí ghi: “Thời Lê sơ, Thái Tổ khởi nghĩa,
tuyển đinh tráng ở các xứ Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa làm
binh, nhà nào có 3 người thì 1 người làm quân, thuế khóa giao dịch đều miễn
trong 3 năm. Sau khi dẹp giặc Minh mới tuyển dân các lộ sung quân” [6,
tr.336]. Khi Lê Lợi lên ngôi, một bộ phận những binh lính này đã trở thành
chỗ dựa cho triều đình và chuyển cư cùng gia đình ra sinh sống tại Thăng
Long. Sự chuyển cư này hầu như không được sử sách ghi chép song chắc
chắn nó chiếm số lượng đáng kể và có những đóng góp nhất định đối với sự

phát triển của Thăng Long lúc bấy giờ.
Sau khi đã định đô tại Thăng Long, vùng đất “thang mộc” Thanh Hóa
luôn được các vua Lê chú trọng. Thống kê từ Đại Việt sử ký toàn thư cho
thấy, số lần vua về bái yết Sơn Lăng không ít và các vua Lê sau khi mất cũng
được đưa về an táng tại Thanh Hóa.
Bảng1.1: Vua Lê với Thanh Hóa thời Lê sơ
Stt Năm

Nội dung sự kiện

1.

1429 Vua về Tây Đô bái yết Sơn Lăng.

2.

1433 Rước vua Lê Thái Tổ về táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Các quan theo
về Lam Kinh, dựng điện ở Lam Kinh.

3.

1434 Sai Hữu bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu thờ Thái mẫu.

4.

1438 Sai dân chúng 4 đạo đào các kênh Trường Yên, Thanh Hóa, Nghệ An.

5.

1442 Táng vua Lê Thái Tông ở phía bên tả Vĩnh Lăng ở Lam Sơn gọi là

Hựu Lăng.

6.

1448 Vua ngự về Lam Kinh, Thái hậu và các vươn đều đi theo.

7.

1448 Sai Thái úy Lê Khả đốc suất xây dựng miếu điện ở Lam Kinh.

8.

1456 Vua ngự về Lam Kinh.

9.

1459 Táng vua Lê Nhân Tông vào Mục Lăng ở Lam Sơn.

12


10. 1461 Vua ngự về Lam Kinh bái Sơn Lăng
11. 1464 Vua ngự về Tây Kinh bái yết Sơn Lăng.
12. 1467 Vua ngự về Tây Kinh, khi trở về tập trận ở sông Thiên Phái.
13. 1467 Mở rộng kênh sen ở Thuận Hóa và các kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An.
14. 1468 Các quan theo hầu vua về Lam Kinh.
15. 1470 Vua ngự về Tây Kinh.
16. 1471 Trên đường đi đánh Chiêm Thành về, vua đến sông Phi Lai (xã Phi
Lai, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) rồi cùng Hoàng thái hậu và Thái tử
về hành điện ở Thiên Phái. Dâng thủ cấp của chúa Chiêm Thành là

Trà Toàn ở Lam Kinh.
17. 1473 Vua ngự về Tây Kinh bái yết lăng miếu.
18. 1476 Vua ngự về Lam Kinh. Sau đó đi thuyền nhẹ ra cửa Linh Trường (nay
là cửa Lạch Trường), làm thơ Linh Trường hải khẩu và bài tự.
19. 1482 Vua ngự về Tây Kinh.
20. 1492 Vua vốn thích thơ văn, ngự thuyền đến Lam Sơn làm thơ nhớ lại cơ
nghiệp của thánh tổ.
21. 1496 Vua đề thơ ở miếu Hoằng Hựu (nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh
Hóa).
22. 1498 Táng Lê Thánh Tông ở bên tả Vĩnh Lăng ở Lam Sơn, gọi là Chiêu
Lăng.
23. 1501 Vua ngự về Tây Kinh.
24. 1504 Vua ngự về Tây Kinh, sau ngự về Lam Kinh.
25. 1504 Táng vua Lê Hiến Tông ở Dụ Lăng.
26. 1505 Táng vua Lê Túc Tông ở Kính Lăng.
27. 1511 Vua đi bái yết Lam Kinh.
(Nguồn: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học Xã hội, 1993)

13


Như vậy, dưới thời Lê sơ, từ khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428) đến khi
Mạc Đăng Dung chiếm ngôi (1527) trải qua 100 năm, có ít nhất 27 lần được
chép đến các Lê chính thức về Thanh Hóa, bái yết, xây lăng miếu, được táng
hoặc chỉ là đi vãn cảnh. Cứ vài năm nhà vua lại ngự về đất “thang mộc” một
lần. Điều này cho thấy sự quan tâm thường trực của các vua Lê đối với vùng
đất trọng yếu này.
Thời Lê sơ, người Thanh Hóa ra Thăng Long không chỉ bằng con đường
hoạn lộ, binh nghiệp mà còn bởi mục đích học hành, thi cử. Theo thống kê, có
tới 46 tiến sĩ là người Thanh Hóa thời Lê sơ trong tổng số 1005 tiến sĩ cả nước

thời kỳ này, chiếm gần 4,6%. Con số này không phải là nhỏ so với 7 tiến sĩ
người Thanh Hóa thời Trần và 7 thời Mạc. Người Thanh Hóa cùng người Nghệ
An từ lâu đã được xem là những con người chăm chỉ học hành và đỗ đạt cao
trong các khoa thi. Bởi thế mà dân gian vẫn gọi đây là “vùng đất học”. Một số
nhân vật khoa bảng đất Thanh Hóa nổi tiếng phải kể đến như Phò mã Trịnh
Thiết Trường đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh khoa Mậu Thìn năm
1468 đời Lê Nhân Tông, Lương Đắc Bằng đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ
nhị danh khoa Kỷ Mùi năm 1499 đời Lê Hiến Tông…
Một luồng chuyển cư khác cũng cần được quan tâm là luồng chuyển cư
của các cá nhân, kéo theo sự phát sinh của cả một dòng họ gốc Thanh Hóa
trên đất Thăng Long. Gia phả họ Bùi ở Định Công, Thanh Trì, Hà Nội
[77][78] cho biết, dòng họ này có gốc từ làng Cát Xuyên, huyện Hoằng Hóa,
Thanh Hóa di cư tới làng này từ thời Hồ. Dòng họ Trương ở Như Quỳnh, Gia
Lâm, Hà Nội còn lưu giữ gia phả [79] cho biết dòng họ này có ông tổ là
Trương Lôi – một khai quốc công thần thời Lê Thái Tổ. Ngoài ra còn một số
dòng họ khác ở khu vực Thăng Long vẫn còn lưu giữ gia phả cho biết nguồn
gốc chuyển cư từ Thanh Hóa [xem bảng 3 và 4 phần Phụ lục]. Như vậy, các
tài liệu gia phả này cho biết, nguồn gốc di cư của nhiều dòng họ vùng Thăng

14


Long bắt nguồn từ Thanh Hóa, di cư ra Thăng Long từ trước thời Lê – Trịnh.
Những dòng họ này đến Thăng Long trước thời Lê – Trịnh và tới thời Lê –
Trịnh thì đã có một quá trình định cư tại Thăng Long lâu dài, chắc chắn họ
cũng có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển và hưng thịnh của
mảnh đất mà họ sinh sống.
Như vậy, đến trước thế kỷ XVII, sự chuyển cư của người Thanh Hóa ra
Thăng Long đã chiếm một số lượng đáng kể. Sự chuyển cư này đặc biệt tăng
về số lượng sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi. Thành phần chuyển cư

không chỉ là các công thần, tướng lĩnh, binh lính mà còn là các quan lại
chuyển cư theo con đường học hành khoa cử, và chắc chắn không thể thiếu
các tầng lớp bình dân đã tạo lập thành các dòng họ định cư đông đúc ở Thăng
Long – họ mới chính là thành phần đông đảo, góp phần quan trọng tạo nên
diện mạo của Thăng Long thời Lê – Trịnh.
1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII
Thế kỷ XVII, XVIII chứng kiến sự biến động sâu sắc và phức tạp của
lịch sử dân tộc, đặc biệt là ở Đàng Ngoài. Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội ở
Đàng Ngoài thời kỳ này có ảnh hưởng lớn tới sự chuyển cư của người từ
Thanh Hóa ra Thăng Long.
Vào những năm cuối của thế kỷ XVI, cuộc chiến giành lại kinh thành
giữa nhà Mạc – Bắc triều và nhà Lê trung hưng – Nam triều với sự phò giúp
của họ Trịnh đã đi vào giai đoạn cuối cùng. Năm 1592, quân Nam triều đã
mở cuộc tiến công quyết định vào thành Thăng Long và giành thắng lợi. Con
cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng lập căn cứ, tiếp tục hoạt động chống lại
nhà Lê cho đến năm 1677 mới chấm dứt hoàn toàn. Họ Trịnh cùng các
tướng lĩnh phò vua Lê trở về kinh thành Thăng Long. Trịnh Tùng lên ngôi
vương và dựng vương phủ ngay bên ngoài cung vua. Từ đây, lịch sử Việt
Nam chứng kiến sự hình thành một cục diện chính trị đặc biệt: “thể chế

15


lưỡng đầu”, vua Lê – chúa Trịnh cùng nắm quyền bính nhưng thực chất
quyền quyết định thuộc về phủ Chúa. Năm 1599, vua Lê Thế Tôn sai đem
kim sách phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng
phụ Bình An Vương. Từ đây, trong gần 2 thế kỷ (XVII và XVIII), vua Lê –
chúa Trịnh cùng nắm quyền cai quản Đàng Ngoài, trải 12 đời vua Lê và 10
đời chúa Trịnh:
Vua Lê


Chúa Trịnh

1. Lê Thế tông (1537-1599)
2. Lê Kính tông (1600-1619)

1. Bình An vương Trịnh Tùng
(1570-1623)

3. Lê Thần tông (1619-1643)
(1649-1662)

2. Thanh Đô vương Trịnh Tráng
(1623-1657)

4. Lê Chân tông (1643-1649)
5. Lê Huyền tông (1663-1671)
6. Lê Gia tông (1672-1675)

3. Tây vương Trịnh Tạc
(1657-1682)

7. Lê Hy tông (1679-1705)

4. Định vương Trịnh Căn
(1682-1709)

8. Lê Dụ tông (1706-1729)

5. An vương Trịnh Cương

(1709-1729)

9. Lê Duy Phường (1729-1732)

6. Toàn vương Trịnh Giang
(1729-1740)

10. Lê Thuần tông (1732-1735)
11. Lê Ý tông (1735-1740)
12. Lê Hiển tông (1740-1786)

7. Minh vương Trịnh Doanh
(1740-1767)
8. Thịnh vương Trịnh Sâm
(1767-1782)
9. Điện Đô vương Trịnh Cán (1782)
10. Đoan Nam vương Trịnh Khải
(1782-1786)

16


Sự di dời từ Thanh Hóa ra Thăng Long của triều đình Lê – Trịnh sau khi
đánh thắng nhà Mạc đã khiến cho diện mạo của luồng chuyển cư từ Thanh Hóa
ra Thăng Long có nhiều nét khác biệt so với các thời kỳ khác. Từ đây, sự
chuyển cư từ Thanh Hóa ra Thăng Long không chỉ có dòng họ của vua Lê mà
còn có cả dòng họ của chúa Trịnh. Điều này có nghĩa là, luồng di cư của người
Thanh Hóa ra Thăng Long thời kỳ này đã mạnh mẽ hơn, đông đảo hơn, bao
gồm nhiều thành phần dân cư hơn. Nếu như trước đây chỉ là những tướng lĩnh,
công thần có công với nhà vua di cư theo vua ra Thăng Long thì đến thời kỳ

này, cùng hộ giá vua Lê hồi Kinh không chỉ là những công thần, tướng lĩnh mà
còn thân tộc của nhà vua, thân thích, họ tộc của họ Trịnh cũng di cư theo.
Tuy nhiên, quyền lợi của hai thế lực: vua Lê và chúa Trịnh vẫn không
thể tách rời. Cả hai vẫn phải tập trung đối đầu với nhiều thử thách. Một mặt,
vua Lê – chúa Trịnh phải đối phó với Đàng Trong – dưới sự trị vì của các
chúa Nguyễn đã ngày càng lớn mạnh và trở thành lực lượng đối đầu với chính
quyền Đàng Ngoài. Một mặt, triều đình này còn phải tập trung tiêu diệt hết đồ
đảng của nhà Mạc còn hoạt động khá mạnh ở vùng núi phía Bắc. Bên cạnh
đó, nhiều cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra liên tiếp trong thời
kỳ này khiến cho chính quyền Lê – Trịnh phải nhiều phen lao đao, đáng kể
phải kể đến khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770), khởi nghĩa Hoàng Công
Chất (1739-1769), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751), khởi nghĩa
Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751)…
Những biến động về chính trị còn dẫn tới hệ lụy đối với đời sống xã hội
thời kỳ này. Thế kỷ XV là thế kỷ chứng kiến sự hưng khởi của hệ tư tưởng
Nho giáo ở Việt Nam. Sang đến thế kỷ XVII – XVIII, chính quyền Lê – Trịnh
vẫn tiếp tục sử dụng và đề cao hệ tư tưởng Nho giáo để gây dựng lòng
“trung”, dùng Nho học để tuyền lựa người trong bộ máy chính quyền. Song,
sự suy yếu của chính quyền trung ương, sự đấu tranh của các phe phái chính

17


trị liên miên vào nửa cuối thế kỷ XVIII đã tác động xấu tới ảnh hưởng của hệ
tư tưởng này trong xã hội, mà rõ rệt nhất được phản ánh trong thực trạng giáo
dục, khoa cử thời kỳ này.
Trên thực tế, chính quyền Lê – Trịnh cũng như những chính quyền
phong kiến khác đều chú trọng, chăm lo tới việc giáo dục, khoa cử, bởi đây là
một trong những con đường chính để tuyển người phục vụ cho bộ máy hành
chính của triều đình. Tuy nhiên, sự tác động của những khủng hoảng về chính

trị, suy yếu về kinh tế, đã làm cho giáo dục, khoa cử thời Lê – Trịnh, đặc biệt
từ nửa sau thế kỷ XVIII trở nên hỗn loạn và biến dạng. Mục đích ban đầu của
giáo dục và khoa cử là giáo dục con người, tuyển chọn người hiền tài đã bị lợi
dụng để trở thành công cụ tiến thân, mua bán trao đổi của không ít quan lại,
dân thường. Tình hình khoa cử trở nên hỗn loạn cực điểm khi triều đình định
lệ thi khảo hạch năm 1750. Theo lệ thi này, để qua được kỳ thi khảo hạch, vào
thẳng kỳ thi hương thì chỉ cần nộp đủ 3 quan tiền, gọi là “tiền thông kinh”.
Năm 1750, “tháng 11, mùa đông. Bắt đầu thu tiền thông kinh (…). Đến nay,
vì dùng quân đánh dẹp, chi phí mất nhiều, tài dụng trong nước không đủ.
Năm nào gặp khoa thi hương, thì hạ lệnh cho mỗi người nộp 3 quan tiền, sẽ
miễn phải khảo hạch và đều cho đi thi” [46, tr.605]. Nếu trước đây, việc gửi
gắm tiền bạc để lọt qua các vòng thi là chuyện làm không hề công khai thì
nay đã được triều đình cho phép làm một cách ngang nhiên, thành lệ. Đến
mức, dân gian thời ấy gọi là “sinh đồ ba quan”, là những sinh đồ do có tiền
mà mua được chứ không phải do học hành. Sự sa sút của chất lượng giáo dục,
khoa cử thời kỳ này là một phản ánh đồng thời cũng là một nguyên nhân dẫn
tới sự suy yếu, lỏng lẻo của bộ máy quan lại của chính quyền Lê – Trịnh.
Trong tình hình chính trị rối ren đó, kinh tế Đàng Ngoài ở hai thế kỷ
XVII, XVIII chịu ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt. Trong đó, kinh tế nông nghiệp
chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những biến động chính trị này.

18


Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài thời kỳ này là một bức
tranh ảm đạm. Sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của ruộng đất tư hữu đã khiến
cho chính quyền Lê – Trịnh không kiểm soát nổi và dần đi vào thế chấp nhận.
Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay một số ít người. Thời kỳ này đã ghi
nhận những trường hợp sở hữu đất tư với diện tích cực lớn, như trường hợp
bà Bổi ở Tứ Kỳ, Hải Dương, năm 1720 đã sở hữu tới 1000 mẫu ruộng [34,

tr.142]. Quá trình tập trung ruộng đất đã dẫn tới sự hình thành các trang trại
phong kiến tư nhân. Sự phát triển của ruộng đất tư hữu nhanh chóng tới mức,
năm 1722, chúa Trịnh Cương đã cho ban hành luật thuế mới. Trong luật thuế
này, ruộng tư cũng bị đánh thuế. Song sự rệu rã của bộ máy hành chính đã
khiến cho luật pháp không ngăn cản nội sự chiếm ruộng đất diễn ra tràn lan.
Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất đó đã dẫn tới những ảnh
hưởng lớn đối với xã hội. Ruộng đất tập trung vào tay một số ít người, khiến
cho ruộng đất công ngày càng ít ỏi. Sự phân hóa trong sở hữu ruộng đất
ngày càng lớn. Những người nông dân nghèo hèn ngày càng có ít ruộng hơn
để canh tác. Họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ để canh tác. Hoa lợi họ
thu được phần lớn thuộc về địa chủ, trong khi đó, họ còn phải chịu sưu thuế
đóng cho nhà nước. Cộng thêm nạn cường hào lý dịch của các làng xã thời
bấy giờ, cuối cùng những gì người nông dân nhận được từ canh tác là vô
cùng ít ỏi. Và đối với nhiều người, con đường cuối cùng của họ là phải bỏ
làng, bỏ xóm đi tới nơi khác kiếm ăn. Như vậy, một cách gián tiếp, sự phát
triển của chế độ ruộng đất tư hữu là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến sự di cư, rời bỏ làng quê của không ít dân cư, trong đó có nông dân ở
miền trung Thanh – Nghệ.
Trong chiến tranh, vùng đất Thanh Nghệ là đất căn bản của nhà Lê –
Trịnh nên sự huy động sức người, sức của chủ yếu từ đây. Do đó, đây cũng là
vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến tranh. Dân nghèo xiêu

19


tán từ vùng Thanh – Nghệ với số lượng lớn là điều dễ hiểu. Khâm định Việt
sử thông giám cương mục đã ghi chép lại rất nhiều lần cảnh đói nghèo, xiêu
tán của những người dân khốn cùng vùng Thanh – Nghệ cũng như cả nước
trong cuộc nội chiến kéo dài liên miên suốt thời Lê – Trịnh.
Bảng1.2: Thống kê thiên tai, nạn đói ở Thanh Hóa thời Lê – Trịnh

Stt Năm
1.

Hiện tượng

1592 Thủy tai lớn

Hậu quả
Thanh Hoa mất mùa, miền Tây và Nam
phần nhiều đói kém

2.

1595 Mất mùa

Dân đói to, phát sinh chứng dịch, thây chết
chồng chất với nhau, trộm cướp nổi lên từng
đám, cướp của giết người, nhân dân không
được yên nghiệp làm ăn.

3.

1595 Đại hạn

4.

1595 Không mưa

Lúa má bị chết khô, dân bị đói.


5.

1596 Đại hạn

Lúa má chết khô, trộm giặc nổi lên nhiều,
nhân dân phần nhiều phải phiêu tán.

6.

1597 Đại hạn

Cây cối chết khô.

7.

1598 Đại hạn

Lúa má bị chết.

8.

1598 Đại hạn

9.

1600 Có thủy tai lớn

10. 1608 Đại hạn

Dân bị nạn đói to.


11. 1612 Thủy tai lớn
12. 1617 Mưa to gió lớn, Lúa đang chin bị ngập nước mặn, dân gần
nước

biển

tràn biển phần nhiều bị hại.

ngập

20


13. 1628 Đại hạn
14. 1630 Có thủy tai lớn, vỡ Nhiều người chết đuối, lúa thóc ngâm nước
đê

thối nát, nhân dân bị đói.

15. 1634 Đại hạn
16. 1657 Mưa to, gió lớn

Lúa ở các huyện Thanh Hoa và Sơn Nam bị
đổ hết.

17. 1667 Vỡ đê Thanh Hoa
18. 1669 Đại hạn
19. 1675 Đại hạn
20. 1679 Thanh


Hoa

bị Nhân dân Thanh Hoa bị nạn đói, phần nhiều

nước tràn ngập, phiêu tán.
hoàng trùng phá
hoại lúa.
21. 1695 Thanh Hoa có nạn Dân bị đói
thủy tai
22. 1702 Thanh Hoa có nạn Dân đói
thủy tai
23. 1703 Đại hạn

Dân bị đói

24. 1712 Không mưa

Dân bị đói to.

25. 1713 Nước lớn, vỡ đê

Các trấn Sơn Tây, Thanh Hoa, Sơn Nam
mấy vạn nhà bị nước cuốn đi mất, nhân dân
bị đói.
Thanh Hoa bị nạn đói.

26. 1724

27. 1728 Nhiều lần lụt lớn Dân Thanh Nghệ và tứ trấn bị đói.

và gió bão

21


28. 1741

Dân bị đói to

29. 1742

Dân Thanh Hoa bị đói

30. 1748 Mưa to

Lúa thóc thối nát.

31. 1749 Có thủy tai lớn

Đê bị vỡ, nước tràn ngập.

32. 1757 Có thủy tai lớn
33. 1759 Hạn hán, phát sinh Thanh Hoa và Nghệ An bị đói.
hoàng trùng
34. 1760 Thanh Hoa bị thủy
tai
35. 1764 Hạn hán
36. 1765 Hạn hán

Phát sinh chứng dịch.


37. 1768 Hạn hán

Dân bị đói to.

38. 1769 Thanh Hoa có thủy
tai lớn
39. 1773 Hạn hán

Có người bị chết nắng.

40. 1773 Thủy tai lớn
41. 1776 Hạn hán

Dân bị nạn đói.

42. 1778

Dân bị đói to

43. 1786

Dân bị nạn đói.

(Nguồn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục, HN, 1998)

Theo bảng thống kê trên, trung bình cứ 4.5 năm lại có một thiên tai,
mất mùa hoặc nạn đói xảy ra. Đặc biệt, có những năm cả hạn hán và thủy tai
cùng xảy ra hoặc thiên tai xảy ra nhiều lần trong một năm như năm 1595 với
1 lần mất mùa và 2 lần hạn hán, năm 1598 có 2 lần hạn hán, năm 1773 vừa

xảy ra thủy tai đã đến nạn hạn hán; hay có những năm, hạn hán, thủy tai, mất

22


mùa, đói kém xảy ra liên tục nhiều năm liền như từ năm 1595, 1596, 1597,
1598, 1600. Những năm này lại là những năm ngay sau chiến tranh Nam –
Bắc triều giữa vua Lê và nhà Mạc nên chắc chắn, tình hình đói kém, xiêu tán
của nhân dân lại càng nặng nề.
Là vùng đất miền Trung, nằm giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên về
mặt địa lý, có hai sự lựa chọn cho sự chuyển cư của người Thanh Hóa: một là
Nam tiến vào Đàng Trong với chúa Nguyễn đi khai phá những vùng đất mới
đầy tiềm năng; hai là Bắc tiến ra Đàng Ngoài với chúa Trịnh làm quan, hay
làm dân ngụ cư ở những xóm làng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Đến nay vẫn
chưa có sự thống kê nào đầy đủ cho thấy xu hướng di cư nào mạnh hơn, song
từ thực tế lịch sử cho thấy, luồng di cư vào Nam là rất lớn với hàng loạt làng
xóm được lập nên trong thời kỳ này có nguồn gốc từ Thanh – Nghệ vào; trong
khi đó, luồng di cư ra Bắc với vua Lê chúa Trịnh nổi bật hơn cả vẫn là để học
hành, tiến thân theo con đường hoạn lộ.
Bảng 1.3: Số lượng người Thanh Hóa đỗ Tiến sĩ so với cả nước qua
các thời kỳ
Triều đại

Số người đỗ Tiến sĩ
Thanh Hóa

Cả nước

Tỷ lệ (%)


Trần

7

41

17

Lê Sơ

46

1005

4.6

Mạc

7

484

1.5

108

774

14


Lê trung hưng

(Nguồn: Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919), Nxb Văn học, 2006)

Ở bảng trên, có thể thấy thời Trần và thời Lê trung hưng, số người đỗ
Tiến sĩ của Thanh Hóa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các thời kỳ khác. Qua
bảng này, phần nào chúng ta cũng thấy được mối liên hệ nào đó giữa các con

23


×