Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển dịch vụ của việt nam sau khi việt nam gia nhập WTO luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 115 trang )

Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 1 --

Đoàn Thị Yến

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
-------------

ĐOÀN THỊ YẾN

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Thắng

Hà Nội, 2006

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 2 --


Đoàn Thị Yến

MỤC LỤC
Lời mở đầu ....................................................................................................... 1
Chương 1. Một số vấn đề về phát triển dịch vụ trong khuôn khổ WTO....... 6
1.1.Một số vấn đề chung về dịch vụ .................................................................. 6
1.1.1.Khái niệm dịch vụ và thương mại dịch vụ ....................................................... 6
1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ ........................................................................................ 9
1.1.3.Phân loại dịch vụ ............................................................................................ 10
1.1.4. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế ........................................................... 12
1.1.5. Dịch vụ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ........................................... 18

1.2.Dịch vụ trong WTO và các yêu cầu đặt ra cho các nước đang phát triển đi
sau ................................................................................................................... 22
1.2.1.Cách hiểu của WTO về dịch vụ ...................................................................... 22
1.2.2.Cách phân loại dịch vụ theo WTO ................................................................. 25
1.2.3.Những nguyên tắc pháp lí cơ bản của WTO điều chỉnh thương mại dịch vụ29
1.2.4.Những yêu cầu đặt ra cho các nước đang phát triển .................................... 38

Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ của Việt Nam kể từ sau đổi mới
đến nay............................................................................................................. 41
2.1.Quan niệm và môi trường pháp luật về dịch vụ của Việt Nam ................. 41
2.1.1.Quan niệm của Việt Nam về dịch vụ ............................................................. 41
2.1.2.Thực trạng môi trường pháp luật của Việt Nam về dịch vụ ......................... 42

2.2.Thực trạng phát triển dịch vụ của Việt Nam kể từ sau đổi mới đến nay .. 50
2.2.1.Tình hình phát triển chung............................................................................. 50
2.2.2.Thực trạng phát triển trong một số lĩnh vực dịch vụ cụ thể ......................... 54

Dich vụ viễn thông.......................................................................................... 54

Dịch vụ tài chính - ngân hàng và bảo hiểm ................................................... 58
Dịch vụ vận tải ................................................................................................ 64
Dịch vụ du lịch ................................................................................................ 69
Dịch vụ giáo dục đào tạo ............................................................................... 72

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 3 --

Đoàn Thị Yến

Dịch vụ kinh doanh ....................................................................................... 73
2.2.3.Những vấn đề đặt ra ....................................................................................... 76

Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ của Việt Nam sau
khi gia nhập WTO ............................................................................................ 83
3.1.Bối cảnh mới cho phát triển dịch vụ ở Việt Nam ..................................... 83
3.1.1. Chiều hướng phát triển mới của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới ........... 83
3.1.2. Toàn cầu hoá kinh tế và tiến trình tự do hoá thương mại dịch vụ diễn ra
mạnh mẽ ................................................................................................................... 84
3.1.3.Thế và lực của Việt Nam sau 20 năm đổi mới ............................................... 85
3.1.4.Những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển dịch vụ ở Việt Nam ..... 88

3.2.Định hướng phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO ... 91
3.2.1.Định hướng các giai đoạn phát triển khu vực dịch vụ ................................. 91
3.2.2. Lựa chọn và ưu tiên phát triển một số lĩnh vực dịch vụ mang tính đột
phá ............................................................................................................................ 92

3.2.3.Lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ cho phù hợp gắn với bối cảnh trong
nước và quốc tế ....................................................................................................... 95

3.3.Một số giải pháp phát triển dịch vụ của Việt Nam ................................... 96
3.3.1.Nhóm giải pháp đổi mới nhận thức về phát triển dịch vụ trong bối cảnh tự
do hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................ 96
3.3.2.Nhóm giải pháp xây dựng khung pháp luật đồng bộ, phù hợp về thương mại
dịch vụ ...................................................................................................................... 99
3.3.3.Cơ chế phối hợp và cơ quan đầu mối quản lý phát triển dịch vụ .............. 101
3.3.4.Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực dịch vụ .......... 102
3.3.5.Tăng cường xuất khẩu dịch vụ ..................................................................... 103
3.3.6.Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế ........................................................ 104

Kết luận......................................................................................................... 106
Danh mục tài liệu tham khảo

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


-- 4 --

Luận vănThạc sỹ kinh tế

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AFAS

Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ

ASEAN


Hiệp hội cỏc quốc gia Đụng Nam ỏ

ASEM

Diễn đàn Hợp tỏc ỏ - Âu

CIF

Chi phí, bảo hiểm, cước vận tải

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DWT

Tấn khối lượng tịnh

EU

Liên minh châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


FOB

Giao lên mạn tàu

GATS

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

Tổng thu nhập quốc dân

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

IT

Công nghệ thông tin

NIEs

Các nền kinh tế công nghiệp mới

R&D


Nghiên cứu triển khai

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới

WTTC

Hội đồng du lịch Thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Đoàn Thị Yến


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 5 --

Đoàn Thị Yến

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Toàn cầu hoá kinh tế đang là một hiện tượng thực tế đang ngày càng
hiển hiện và lan toả cả về chiều rộng và chiều sâu trong thế giới ngày nay. Hội

nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một yêu cầu tất yếu, cấp
bách đối với Việt Nam. Trong những năm qua,Việt Nam đã tích cực chuẩn bị để
hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới: đã gia
nhập ASEAN, ký với Mỹ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ... Tuy
nhiên, Việt Nam chỉ thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới khi trở thành
thành viên chính thức của WTO. Để trở thành thành viên chính thức của WTO,
Việt Nam phải lần lượt tham gia tất cả các Hiệp định đa biên của WTO, trong đó
có Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS).
Dịch vụ là lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến mọi mặt, mọi lĩnh vực sản
xuất kinh doanh và động chạm đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thương mại dịch vụ chiếm vị trí quan trọng trong WTO. Thương mại dịch vụ
ngày càng tỏ rõ ưu thế, thu hút sự quan tâm của WTO nói chung và của mỗi
quốc gia nói riêng trong đó có Việt Nam.
Mặc dù đạt mức tăng trưởng GDP cao nhưng khu vực dịch vụ của Việt
Nam vẫn còn lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp. Tỷ trọng khu vực dịch vụ chỉ
đạt chưa đến 40% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 50% của các
nước thu nhập thấp và 70% của các nước phát triển.
Các nghiên cứu tổng quan cho thấy, so với các nước trong khu vực, năng
lực cạnh tranh của khu vực dịch vụ Việt Nam còn rất thấp. Trong khi đó sức ép
từ các cam kết khu vực và song phương của Việt Nam cũng như sức ép tự do
hoá khu vực và song phương giữa các nước ngày càng gia tăng, chưa kể đến các
nỗ lực đàm phán của Việt Nam để gia nhập WTO. Hội nhập kinh tế quốc tế có
tác động trực tiếp đến khu vực dịch vụ, nhưng đồng thời cũng tạo ra những tác
động gián tiếp đến toàn bộ nền kinh thế thông các mối liên hệ giữa khu vực dịch
vụ với các hoạt động kinh tế khác. Một ví dụ điển hình là giá cả và chất lượng
của các dịch vụ như Viễn Thông và Điện lực đóng vai trò rất quan trọng đối với
năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu cũng như
đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ở Việt Nam hiện nay nhiều vấn đề về dịch vụ còn chưa được hiểu một
cách thấu đáo và sự phát triển của khu vực này chưa thực sự được quan tâm


Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 6 --

Đoàn Thị Yến

đúng mức. Mặc dù trong những năm qua, một số bộ ngành đã xây dựng chiến
lược phát triển cho một vài phân ngành dịch vụ cụ thể nhưng trên thực tế các
chiến lược đó đã không theo kịp với thực tiễn do sự thay đổi nhanh chóng của
bối cảnh bên trong cũng như bên ngoài. Các chiến lược đó vẫn chưa tính đến các
cam kết hội nhập khu vực và song phương, cũng như những cam kết trong đàm
phán gia nhập WTO của Việt Nam và đây là một trong những nguyên nhân dẫn
tới sự không nhất quán trong việc xây dựng những chiến lược đó. Hơn thế nữa,
ở Việt Nam vẫn chưa có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa các chiến lược
phát triển của các phân ngành dịch vụ cũng như chưa có định hướng phát triển
cho khu vực dịch vụ nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ tầm quan trọng của khu vực dịch vụ đối với nền kinh tế nói
chung và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, tác giả quyết định
chọn đề tài "Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập
WTO" với mong muốn góp phần đưa ra khái niệm và hướng tiếp cận phát triển
dịch vụ thích ứng với tự do hoá trong khuôn khổ WTO, góp phần đánh giá thực
trạng khu vực dịch vụ của Việt Nam từ đó đề xuất một số định hướng và giải
pháp nhằm phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập
WTO.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này.

Có thể dẫn ra một số công trình sau:
1."Định hướng tổ chức và quản lí dịch vụ thương mại ở Việt Nam" - Đề
tài khoa học cấp Bộ - Nguyễn Lương Thanh - Viện Nghiên cứu Thương mại Bộ Thương mại.
Công trình này đi từ việc đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại ở Việt
Nam và phân tích xu hướng phát triển của dịch vụ thương mại trên thế giới cũng
như của Việt Nam để đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lí dịch vụ thương
mại ở Việt Nam.
2. “Cơ sở khoa học xây dựng định hướng mục tiêu và giải pháp đẩy
mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001-2005, tầm nhìn đến
2010” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Vụ đa biên - Bộ thương mại.
Công trình đưa ra những nghiên cứu về hiện trạng của ngành dịch vụ của
Việt Nam giai đoạn 1996-2000, phân tích xu hướng phát triển của dịch vụ và từ
đó đưa ra các phương án và đề xuất cơ bản về phát triển ngành dịch vụ nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 7 --

Đoàn Thị Yến

3. " Cở sở khoa học cho sự lựa chọn giải pháp và bước đi nhằm đẩy
mạnh tiến trình mở cửa về dịch vụ thương mại" - Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ - GS.TS. Nguyễn Thị Mơ - Trường Đại học Ngoại Thương.
Công trình tập trung đánh giá thực trạng mở cửa thị trường dịch vụ
thương mại của Việt Nam, chỉ rõ những bất cập trong chính sách và pháp luật có
tính cản trở Việt Nam hội nhập về thương mại dịch vụ, từ đó đề xuất bước đi,

giải pháp cụ thể phù hợp để mở cửa thị trường dịch vụ nhằm đẩy nhanh tiến
trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
4. “Phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam: Chìa khoá cho tăng trưởng
bền vững” - Báo cáo thuộc Dự án VIE/02/009 của UNDP - PGS.TS. Nguyễn
Xuân Thắng (Trưởng nhóm). Nghiên cứu này đã phân tích chi tiết về năng lực
cạnh tranh của ngành dịch vụ Việt Nam, đưa ra các phương án nhằm khắc phục
các điểm yếu, phát huy các điểm mạnh và tận dụng các cơ hội, đưa ra các đề
xuất cho chiến lược quốc gia về phát triển ngành dịch vụ và cho đàm phán quốc
tế cũng như các đề xuất để củng cố hệ thống thống kê về thương mại dịch vụ.
Ngoài ra còn có một số các bài viết trên các tạp chí về dịch vụ và thương
mại dịch vụ, các công trình nghiên cứu có liên quan đến dịch vụ một cách gián
tiếp và trực tiếp.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển
dịch vụ, phân tích các quy định có tính ràng buộc của GATS đối với các nước
thành viên, đặc biệt là các nước thành viên đang phát triển trong việc mở cửa thị
trường dịch vụ và đánh giá thực trạng khu vực dịch vụ của Việt Nam từ sau đổi
mới đến nay, đề tài đề xuất những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát
triển dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích như trên, đề tài có nhiệm vụ :
- Làm rõ một cách cô đọng nhất cách hiểu, quan niệm mới về dịch vụ,
gắn với quan niệm dịch vụ trong khuôn khổ GATS.
- Khẳng định vai trò, vị trí của dịch vụ trong nền kinh tế và thương mại
toàn cầu.
- Phân tích những nguyên tắc pháp lý cơ bản của WTO trong việc điều
chỉnh thương mại dịch vụ, trên cơ sở đó, nêu bật những yêu cầu có tính bắt buộc

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO



Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 8 --

Đoàn Thị Yến

mà Việt Nam phải tuân thủ để mở cửa thị trường dịch vụ nếu muốn trở thành
thành viên của WTO.
- Đánh giá thực trạng chính sách, pháp luật Việt Nam về thương mại
dịch vụ, từ đó chỉ rõ những bất cập trong chính sách và pháp luật có tính cản trở
Việt Nam hội nhập về Thương mại dịch vụ.
- Trên cơ sở những đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ Việt
Nam thời gian qua, đi sâu vào phân tích thực trạng của một số lĩnh vực dịch vụ
cụ thể.
- Đề xuất những định hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp với quy định của
WTO về thương mại dịch vụ cũng như phù hợp với thực tiễn thể chế chính trịpháp lý - kinh tế của Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Việt
Nam sau khi gia nhập WTO.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về dịch vụ của
Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.


Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

o

Các nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại dịch vụ.

o Những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về dịch vụ và

thương mại dịch vụ.
o
đến nay.

Tình hình phát triển dịch vụ của Việt Nam trong thời gian từ 1986

6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá, phân tích, tổng hợp,
so sánh, sử dụng số liệu thực tế với vận dụng lý thuyết để làm rõ vấn đề nghiên
cứu.
7. Những đóng góp mới của Luận văn
- Luận giải và làm rõ các khái niệm về dịch vụ và chỉ rõ được tầm quan
trọng của dịch vụ trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ của Việt Nam, trên cơ sở phân
tích từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể để thấy được điểm mạnh, điểm yếu đồng thời
nêu rõ những cơ hội và thách thức, các vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển
dịch vụ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 9 --

Đoàn Thị Yến

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch
vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
8. Bố cục của Luận văn

Luận văn bao gồm ba chương chính:
Chương 1. Một số vấn đề về phát triển dịch vụ trong khuôn khổ WTO
Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ của Việt Nam kể từ sau đổi
mới đến nay
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ của Việt Nam
sau khi gia nhập WTO

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 10 --

Đoàn Thị Yến

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
TRONG KHUÔN KHỔ WTO
1.1. Một số vấn đề chung về dịch vụ
1.1.1.Khái niệm dịch vụ và thương mại dịch vụ
Cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tính
vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch
vụ làm cho việc nêu ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn
nữa các quốc gia có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau, phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ngay cả Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) của Tổ
chức thương mại thế giới WTO cũng không nêu khái niệm về dịch vụ mà chỉ liệt
kê dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau nằm trong phạm vi
điều chỉnh của Hiệp định. Cuốn "Balance of Payment Manual" fifth edition BPM5 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hướng dẫn cách phân loại và thống kê số

liệu về xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đã liệt kê dịch vụ thành 3 nhóm lớn
là vận tải, du lịch và các dịch vụ thương mại khác. Mỗi nhóm này lại được chia
thành các mục nhỏ.
Nhiều công trình nghiên cứu đã nghiên cứu và tiếp cận khái niệm dịch
vụ trên nhiều khía cạnh nhằm đi đến sự thống nhất về khái niệm và nội hàm của
dịch vụ, trên cơ sở đó có thể đi sâu phân tích những vấn đề có tính lý luận và
những khía cạnh thực tiễn về thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại. Dù có
nhiều cách tiếp cận nhưng cách định nghĩa kinh điển dựa trên tính chất của dịch
vụ là định nghĩa chuyển tải được những nội dung cơ bản và đầy đủ nhất về dịch
vụ: Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được. Định nghĩa
này nêu lên được hai đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Thứ nhất, dịch vụ là một
“sản phẩm”, là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thỏa mãn một
nhu cầu nào đó của con người. Thứ hai, khác với hàng hóa là cái hữu hình, dịch
vụ là vô hình, phi vật chất và không thể lưu trữ được. Dịch vụ không trực tiếp
sản xuất ra của cải vật chất dưới dạng những sản phẩm hữu hình nhưng chúng
lại tạo ra giá trị thặng dư do có sự khai thác sức lao động, tri thức, chất xám của
con người. Dịch vụ kết tinh các hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như tài
chính, vận tải, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán, tư vấn pháp lý...v.v. Khác với hàng
hóa là cái hữu hình, dịch vụ là vô hình và phi vật chất. Chính điểm khác nhau cơ

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 11 --

Đoàn Thị Yến

bản này giữa sản phẩm hàng hóa hữu hình với sản phẩm dịch vụ vô hình đã ảnh

hưởng mạnh mẽ tới cách thức tiến hành các hoạt động thương mại hàng hóa và
hoạt động thương mại dịch vụ ở phạm vi từng quốc gia cũng như ở phạm vi
quốc tế. Vì dịch vụ là vô hình nên các quốc gia cũng đã tốn không ít công sức và
thời gian để xây dựng được các quy chuẩn pháp lý điều chỉnh các hoạt động
cung ứng dịch vụ nói chung và các hoạt động thương mại dịch vụ nói riêng.
Một trong những vấn đề quan trọng khi nghiên cứu dịch vụ là làm rõ
khái niệm thương mại dịch vụ. Trước đây người ta cho rằng dịch vụ là các hoạt
động bổ trợ cho sản xuất hàng hoá. Do vậy, dịch vụ không gắn với thương mại
do hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá đã bao trùm tất cả. Trên thực tế dịch vụ
ngày càng được trao đổi trên cơ sở thương mại. Hay nói cách khác giữa người
cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ có sự thoả thuận trước về việc
người tiêu dùng dịch vụ phải trả tiền cho người cung cấp dịch vụ khi tiêu dùng
dịch vụ.
Chẳng hạn, bác sỹ có thể chữa bệnh cho bệnh nhân trên cơ sở từ thiện.
Khi đó, bác sỹ đã cung cấp dịch vụ chữa bệnh, bệnh nhân tiêu thụ dịch vụ này,
nhưng việc cung cấp và tiêu thụ dịch vụ này không được tiến hành trên cơ sở
thương mại và bệnh nhân không phải trả tiền chữa bệnh cho bác sỹ. Tuy nhiên,
trong xã hội hiện đại thì thông thường dịch vụ chữa bệnh được cung cấp trên cơ
sở thương mại. Giữa bác sỹ và bệnh nhân có sự thoả thuận về việc chữa bệnh:
bệnh nhân phải trả tiền cho bác sỹ theo giá thị trường về dịch vụ chữa bệnh do
bác sỹ cung cấp.
Như vậy, thương mại dịch vụ là khái niệm rộng dùng để chỉ tất cả các
hành vi cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Trong cách hiểu này cần chú ý rằng chỉ các dịch vụ được đem ra mua bán, trao
đổi nhằm thu lợi nhuận thì các hành vi trao đổi đó mới được coi là mang tính
chất thương mại và nằm trong khái niệm thương mại dịch vụ.
Ở những nước kém phát triển, những nước mà người ta chưa thực sự coi
trọng giá trị thương mại của các ngành dịch vụ nên người ta cũng không quan
tâm mấy đến vai trò của thương mại dịch vụ. Không chỉ ở những nước phi thị
trường, mà về mặt lịch sử, vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các nhà kinh tế học thế

giới cũng chỉ coi ngành dịch vụ như một tổng thể các hoạt động “phi thương”,
chỉ có tác dụng làm tăng thêm việc làm là chính chứ không làm tăng năng suất là
bao nhiêu. Còn tại các nước đang phát triển, việc phát triển ngành dịch vụ chỉ
được xem như những ngành không chính thức, và, ở nhiều nước này còn có
quan niệm cho rằng, sự phát triển hay mở rộng ngành dịch vụ được coi là “sự đô

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 12 --

Đoàn Thị Yến

thị hóa một cách hỗn loạn và là sự bành trướng của khu vực công”. Với thực tiễn
như vậy, về mặt lý luận, cũng ít có tài liệu phân tích sâu về khía cạnh thương
mại của các hoạt động cung cấp dịch vụ. Ngày nay, cách nhìn nhận như trên về
dịch vụ đã thay đổi. Đặc biệt người ta ngày càng nhận thấy vai trò năng động
của dịch vụ trong tiến trình phát triển gắn liền với những thành tựu do công nghệ
đem lại. Đổi mới công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội để ngành dịch vụ phát triển
mạnh, đặc biệt là đã tạo điều kiện để cho việc trao đổi, lưu thông dịch vụ mở
rộng và vượt khỏi biên giới quốc gia của các nước và trở thành sản phẩm có giá
của thị trường quốc tế như các phần mềm, internet, băng hình .v.v. Do tác động
của công nghệ, ở các nước phát triển, ngành dịch vụ được coi là bộ phận tăng
trưởng nhanh nhất của nền thương mại trong nước: ví dụ ở Mỹ, dịch vụ tạo ra
80% việc làm; 3/4 tổng sản phẩm quốc nội và 30% giá trị xuất khẩu. Vì vậy các
nước phát triển đã sớm xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động
cung ứng dịch vụ theo hướng coi các hoạt động này là một trong những ngành
thương mại đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền thương mại quốc gia trong

thế kỷ 20 và 21. Mục đích của các nước phát triển là thương mại hóa các dịch vụ
nói chung và các sản phẩm dịch vụ, ngành dịch vụ nói riêng. Chính vì vậy, ở
những nước này, người ta đi thẳng vào thương mại dịch vụ thông qua các quy
chuẩn từ chính sách phát triển thương mại dịch vụ đến xây dựng hệ thống pháp
luật về thương mại dịch vụ.
Tình hình này đã không xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các
nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Ở những nước này, người ta phản đối
quan điểm thương mại hóa các ngành dịch vụ. Các dịch vụ như sức khỏe, nhà ở,
giáo dục và thậm chí cả dịch vụ tài chính, ngân hàng được coi là một bộ phận
trong chiến lược phát triển quốc gia và chỉ được xem xét dưới góc độ an ninh
quốc gia với mục tiêu là để duy trì cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế thương mại khác. Với cách quan niệm này, Chính phủ thường đứng ra tự mình
đảm nhận vai trò chủ yếu trong việc cung cấp dịch vụ và do đó, dịch vụ được
cung cấp dưới dạng phi thương mại.
Ngày nay, mặc dù ở một số nước đang phát triển, tỷ trọng đóng góp của
các ngành dịch vụ trong GDP đã tăng đáng kể (ví dụ, ở Hàn Quốc là 60%, ở
Braxin: 60%, ở Zambia: 50%, ở Uganda: 40%...) nhưng, các nước này cũng
đang rất thận trọng với việc phổ cập quan điểm thương mại hóa các ngành dịch
vụ, kể cả các dịch vụ được coi là lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển
như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ du lịch. Do có truyền thống là các dịch
vụ này được Chính phủ cung cấp phi thương, cho nên, việc thương mại hóa các

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 13 --

Đoàn Thị Yến


dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục ở các nước đang phát triển, các nước có nền kinh
tế chuyển đổi hiện đang bị chỉ trích mạnh mẽ cả về lý luận lẫn thực tế.
Để có cơ sở phân biệt dịch vụ với hàng hóa, phân biệt thương mại hàng
hoá và thương mại dịch vụ, chúng ta sẽ phân tích những đặc trưng của sản phẩm
dịch vụ so với sản phẩm hàng hóa.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ
Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ được thừa nhận rộng rãi gồm:
* Thứ nhất dịch vụ là vô hình nên rất khó xác định
Quá trình sản xuất hàng hóa tạo ra những sản phẩm hữu hình có tính chất
cơ, lý, hoá học, ... nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản
xuất theo tiêu chuẩn hóa. Khác với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ không tồn tại
dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, không cầm nắm được, không
nhìn thấy được và do đó không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng
những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Chính vì vậy, các công tác lượng hoá,
thống kê, đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ của một công ty, nếu
xét ở tầm vi mô và của một quốc gia, nếu xét ở tầm vĩ mô, trở nên khó khăn hơn
so với hàng hoá hữu hình rất nhiều.
* Thứ hai quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ
thường xảy ra đồng thời.
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất hàng hóa tách khỏi lưu thông và
tiêu dùng. Do đó hàng hóa có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi
nơi khác theo cung cầu của thị trường. Khác với hàng hóa, quá trình cung ứng
dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, với dịch vụ tư vấn đầu tư, khi
chuyên gia về đầu tư cung cấp dịch vụ tư vấn cũng là lúc người sử dụng dịch vụ
tiếp nhận và tiêu dùng xong dịch vụ tư vấn do người chuyên gia này cung ứng.
Thông thường, việc cung ứng dịch vụ đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người
cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.
* Thứ ba dịch vụ không lưu trữ được.
Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản
xuất dịch vụ hàng loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng. Với cách hiểu

đó, dịch vụ là sản phẩm không lưu trữ được và trong cung ứng dịch vụ không có
khái niệm tồn kho hoặc dự trữ sản phẩm dịch vụ. Đây là những đặc điểm cơ bản
để phân biệt sản phẩm dịch vụ vô hình với sản phẩm hàng hóa hữu hình. Tuy
nhiên cần phải thấy rằng sẽ không tồn tại một sự phân biệt tuyệt đối. Chẳng hạn,

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 14 --

Đoàn Thị Yến

một số loại hình dịch vụ, khi kết thúc quá trình cung ứng sẽ tạo ra sản phẩm có
hình thái vật chất như bản photocopy (đối với dịch vụ photocopy). Hệ thống
dịch vụ trả lời điện thoại tự động không đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người
cung ứng và người tiêu dùng và, về một khía cạnh nào đó, có thể coi đó là sản
phẩm “lưu trữ” được. Hầu như trong mọi hoạt động cung ứng dịch vụ đều có sự
xuất hiện của các sản phẩm hữu hình như là các yếu tố phụ trợ. Cũng như vậy,
khi tiến hành mua bán trao đổi bất kỳ hàng hoá hữu hình nào cũng đều cần đến
các dịch vụ hỗ trợ. Người ta thấy rằng sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các
hoạt động kinh tế cũng như tính phức tạp của chúng làm cho việc phân biệt giữa
các ngành kinh tế trở nên thực sự khó khăn. Điều này cũng giải thích rằng sự
phân biệt giữa dịch vụ và hàng hóa chỉ mang tính chất tương đối. Dịch vụ và
hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình hình thành và phát triển
dịch vụ gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và của sản xuất
hàng hóa. Sản xuất hàng hoá càng phát triển và phân công lao động diễn ra ngày
càng sâu rộng thì các ngành dịch vụ cũng sẽ được hình thành và phát triển nhiều
hơn, đa dạng hơn. Nếu như trước đây, nói đến một nền kinh tế, người ta chỉ nói

đến hai lĩnh vực then chốt là nông nghiệp và công nghiệp thì ngày nay, lĩnh vực
được quan tâm đến nhiều cũng như chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP của các
quốc gia lại là lĩnh vực dịch vụ- ngành kinh tế thứ ba của nền kinh tế.
1.1.3. Phân loại dịch vụ
Có nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu:
Dịch vụ mang tính thương mại và dịch vụ không mang tính thương mại
Căn cứ theo tính chất thương mại của dịch vụ, người ta phân biệt dịch vụ
mang tính chất thương mại và dịch vụ không mang tính chất thương mại.
Dịch vụ mang tính chất thương mại là những dịch vụ được thực hiện,
được cung ứng nhằm mục đích thu lợi nhuận và vì mục tiêu là kinh doanh. Ví dụ
dịch vụ quảng cáo để bán hàng, dịch vụ môi giới.
Dịch vụ không mang tính chất thương mại (dịch vụ phi thương mại) là
những dịch vụ được cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh, không vì mục
đích thu lợi nhuận. Những dịch vụ này bao gồm các dịch vụ công cộng thường
do các đoàn thể, các tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng hoặc do các cơ quan
nhà nước cung ứng khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Ví dụ dịch vụ chăm sóc người già, người tàn tật.
Cách phân loại này giúp chúng ta xác định mục tiêu, đối tượng và phạm
vi của thương mại dịch vụ. Không phải tất cả các loại dịch vụ đều có thể được

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 15 --

Đoàn Thị Yến

trao đổi hay mua bán. Rất nhiều dịch vụ không thể được thương mại hóa, ví dụ

như những dịch vụ công cộng. Một số dịch vụ khác rất khó thương mại hóa, ví
dụ như dịch vụ giáo dục. Nói đến thương mại là nói đến mục đích thu lợi nhuận,
cho nên, có thể thấy rằng, chỉ những dịch vụ đã được thương mại hóa và mang
tính chất thương mại mới nằm trong phạm vi của thương mại dịch vụ. Các hoạt
động giáo dục đơn thuần do các trường quốc lập thực hiện bằng ngân sách của
Nhà nước với mục tiêu phổ cập giáo dục, dù đó là các hoạt động cung ứng dịch
vụ, nhưng không phải là thương mại dịch vụ vì ở đây không tồn tại mục tiêu của
thương mại. Chỉ khi nào một hoạt động giáo dục được thực hiện nhằm “phục
vụ” một nhóm “khách hàng” để thoả mãn “nhu cầu” của họ với mục tiêu thu lợi
nhuận thì hoạt động đó mới được coi là thương mại dịch vụ và là thương mại
dịch vụ trong giáo dục. Nói cách khác, chỉ khi nào dịch vụ trở thành một “hàng
hoá” thực sự (hàng hoá vô hình), được mua bán, trao đổi (cung cấp) trên thị
trường theo đúng quy luật cung- cầu và các quy luật của thị trường như các hàng
hoá hữu hình khác thì lúc đó, dịch vụ mới trở thành đối tượng của thương mại
dịch vụ.
Dịch vụ về hàng hoá và dịch vụ về tiêu dùng
Dựa vào mục tiêu của dịch vụ, người ta có thể chia dịch vụ thành 4 nhóm
như sau:
- Dịch vụ phân phối (distributive services): vận chuyển, lưu kho, bán
buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới...
- Dịch vụ sản xuất (producer services): ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,
các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ
pháp lý...
- Dịch vụ xã hội (social services): dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục, dịch
vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ
xã hội khác.
- Dịch vụ cá nhân (personal services): dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách
sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch...
Dịch vụ phân phối và dịch vụ sản xuất còn được gọi là “dịch vụ về hàng
hoá” (goods- oriented services) trong ý nghĩa rằng các hoạt động này gắn kết

chặt chẽ với việc sản xuất, trao đổi, buôn bán các sản phẩm- hàng hoá từ ngành
nông- công nghiệp như phục vụ cho việc cung cấp đầu vào cho sản xuất hay
phục vụ cho việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các dịch vụ
này còn được gọi là dịch vụ trung gian (intermediate services). Dịch vụ xã hội

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 16 --

Đoàn Thị Yến

và dịch vụ cá nhân được xếp vào các “dịch vụ về tiêu dùng” (consumptionoriented services) là các dịch vụ được tiêu dùng trực tiếp bởi các cá nhân, tổ
chức nhằm phục vụ các nhu cầu xã hội và thường không liên quan đến thương
mại hàng hóa nhưng vẫn mang tính thương mại. Các dịch vụ này còn được gọi
là dịch vụ cuối cùng (final services). Bằng cách phân loại trên, chúng ta phân
biệt được dịch vụ về hàng hóa mang tính chất thương mại với các dịch vụ về
tiêu dùng mang tính chất thương mại và không mang tính chất thương mại (dịch
vụ cá nhân và xã hội). Dịch vụ thương mại bao gồm các dịch vụ về hàng hoá
(dịch vụ phân phối và dịch vụ sản xuất) như phân loại ở trên, nghĩa là bao gồm
các dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hoá trên thị
trường như vận chuyển hàng hóa, lưu kho hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo,
môi giới, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công
trình, dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ pháp lý...v.v. Dịch vụ tiêu dùng mang
tính chất thương mại như dịch vụ khách sạn, dịch vụ du lịch. Dịch vụ tiêu dùng
không mang tính chất thương mại như dịch vụ văn hóa, dịch vụ giải trí, dịch vụ
vệ sinh môi trường v.v.
1.1.4. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế

Hãy thử tưởng tượng trong một nền kinh tế sơ cấp (chưa phải là nền kinh
tế hàng hoá), việc trao đổi mua bán hàng hoá diễn ra như thế nào. Các thương
nhân sử dụng phương tiện chuyên chở của mình đưa hàng hoá từ nơi cung cấp
đến nơi tiêu thụ, tự tìm kiếm khách hàng và việc mua bán, thanh toán được diễn
ra trực tiếp. Trong một nền kinh tế như vậy, khối lượng hàng hoá được trao đổi
và giao dịch là rất nhỏ, tốc độ lưu thông hàng hoá chậm và hiệu quả hoạt động
trao đổi hàng hoá thấp. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của lưu thông và
trao đổi hàng hoá đã diễn ra quá trình phân công lao động ở đó một số công
đoạn trong quá trình phân phối đã được tách riêng bằng việc hình thành các
thương nhân chuyên phục vụ chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng
các phương tiện chuyên dùng, các thương nhân làm môi giới giữa người bán và
người mua,... Để tăng hiệu quả kinh doanh, các hãng kinh doanh đều có xu
hướng chuyển dịch từ việc sử dụng các dịch vụ nội bộ (in-house provision of
services) sang sử dụng các dịch vụ bên ngoài do các nhà cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp cung cấp (external suppliers). Các loại hình dịch vụ đã được hình
thành và phát triển trong một quá trình như vậy.
C.Mác cho rằng: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa,
khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy,
thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 17 --

Đoàn Thị Yến

vụ phát triển”1. Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, C.Mác đã chỉ

ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ.
Dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đó là:

Dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng
hoá, thúc đẩy thương mại hàng hoá phát triển trong phạm vi quốc gia cũng
như quốc tế.
Dịch vụ chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá
trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Buôn bán quốc tế, đặc biệt là buôn
bán hàng hóa sẽ vận hành như thế nào nếu không có các dịch vụ vận tải, dịch vụ
thanh toán? Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường
bộ, đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý,
đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng
hóa từ quốc gia này tới quốc gia kia, từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý
khác. Trong quá trình chuyên chở hoặc lưu thông, hàng hóa luôn bị đe dọa bởi
những rủi ro có thể gây thiệt hại về vật chất, các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa sẽ
gánh đỡ bớt những rủi ro đó và làm cho thương mại quốc tế trở nên an toàn hơn,
ít tổn thất hơn. Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn
ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục
đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có vai trò
hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra
quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ kinh tiêu như dịch vụ đại
lý, bán buôn, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người
tiêu dùng đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn
thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để
đầu tư tái sản xuất. Như vậy dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động
thương mại hàng hóa. Điều này càng thể hiện rõ nét trong thương mại quốc tế.
Như đã phân tích ở trên, các dịch vụ về vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc tế là
một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lưu thông và buôn bán hàng
hoá trên phạm vi quốc tế.


sản xuất.

Các dịch vụ đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình

Nhu cầu về dịch vụ xuất phát ở chính các nhà sản xuất khi họ nhận thấy
rằng, để có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường nội địa và thị
1

Handbook on .Liberalizing international Transactions in Services. of the United Nations and the World

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 18 --

Đoàn Thị Yến

trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào trong quá trình
sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng. Các dịch vụ như nghiên cứu và
phát triển, thiết kế, tiếp thị, phân phối... đã thâm nhập sâu vào quá trình sản xuất
hàng hóa và có những đóng góp đáng kể trong việc tạo ra các giá trị gia tăng đối
với các sản phẩm hàng hóa. Ngày nay, ranh giới giữa sản phẩm hàng hóa và sản
phẩm dịch vụ chỉ mang một ý nghĩa tương đối. Sản phẩm hàng hóa ngày càng
có hàm lượng dịch vụ cao kết tinh trong đó. Ví dụ như ngành công nghiệp sản
xuất máy tính sẽ không thể tồn tại nếu như không có các dịch vụ cung cấp phần
mềm để vận hành được tích hợp vào trong máy. Các nhà sản xuất ô tô, máy
móc, thiết bị nhà xưởng khó có thể cung cấp cho khách hàng mà không có các
dịch vụ bảo hành, bảo trì hay các giải pháp hỗ trợ đi kèm. Các phần mềm này,

các giải pháp hỗ trợ đi kèm này chiếm đến một nửa tổng giá thành, thậm chí hai
phần ba tổng giá thành, đặc biệt trong công nghiệp sản xuất máy tính. Trong
những năm vừa qua, hơn một nửa doanh thu của hãng cung cấp máy tính IBM
hay hãng cung cấp đồ điện gia dụng General Electric là từ các hoạt động cung
cấp dịch vụ. Các dây chuyền thiết bị toàn bộ theo hình thức BOT (xây dựng- vận
hành- chuyển giao) được bàn giao theo kiểu chìa khóa trao tay cho khách hàng
cũng chứa đựng rất nhiều dịch vụ thương mại và đầu tư, từ lập kế hoạch, thiết
kế, cấp tài chính, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng... Các ngành dịch vụ có vai trò
rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Chẳng hạn,
theo ước tính của một số chuyên gia nước ngoài, để đưa một sản phẩm trị giá
100 USD tới tay người tiêu dùng, nhà sản xuất phải chi tới 10 USD cho dịch vụ
vận tải, 10 USD cho dịch vụ viễn thông, 10 USD cho dịch vụ quảng cáo, 30
USD cho các dịch vụ liên quan tới sản xuất và chỉ có 20 USD cho nguyên vật
liệu và còn lại là các chi phí khác như tiền lương, quản lý, v.v... Như vậy, giá trị
dịch vụ trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị của hàng hoá và tỷ lệ này
ngày càng có xu hướng gia tăng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự
xuất hiện các phương thức kinh doanh mới.


Dịch vụ có tác động tích cực đối với phân công lao động xã hội

Dịch vụ hình thành và phát triển gắn liền với phân công lao động xã hội.
Hay nói cách khác, phân công lao động xã hội là tiền đề cho sự ra đời và phát
triển của dịch vụ. Ngược lại, sự phát triển của dịch vụ cũng góp phần làm phân
công lao động trở nên sâu rộng hơn. Đặc biệt trong sản xuất và thương mại diễn
ra sự chuyên môn hoá ngày càng cao. Các nhà sản xuất tận dụng được lợi thế
nhờ quy mô bằng việc chỉ chuyên môn hoá trong một lĩnh vực sản xuất cụ thể và
sử dụng một cách hiệu quả các dịch vụ do các nhà cung ứng dịch vụ cung cấp.
Ngay trong các hoạt động cung cấp dịch vụ cũng diễn ra sự chuyên môn hoá


Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 19 --

Đoàn Thị Yến

nhằm phục vụ các nhu cầu về dịch vụ ngày càng đa dạng của các nhà sản xuất,
của các thương nhân... Nền kinh tế càng phát triển thì dịch vụ càng phong phú
và đa dạng. Hiện nay, sự phát triển của dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng trình độ phát triển kinh tế của một nước
càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế của nước đó càng
lớn. Bởi dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên
môn hóa, tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất khác phát triển.


Sự tăng trưởng của dịch vụ là động lực cho sự phát triển kinh tế.

Ngành dịch vụ tồn tại trong tất cả các nền kinh tế bởi vì chúng là nhân tố
thúc đẩy các hoạt động kinh tế và góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Các dịch vụ hạ tầng cơ sở (các ngành dịch vụ tiện ích,
xây dựng, giao thông, viễn thông và tài chính) hỗ trợ tất cả các loại hình doanh
nghiệp. Giáo dục, y tế và các dịch vụ giải trí có ảnh hưởng đến chất lượng lao
động, các dịch vụ kinh doanh và chuyên nghiệp giúp tạo ra khả năng chuyên
môn nhằm nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng các dịch vụ chính phủ có vai
trò quyết định đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu được tiến hành trong 20 năm qua đã chỉ ra mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển các ngành dịch vụ chủ chốt, trong

đó đáng chú ý nhất là ngành viễn thông, dịch vụ chuyên môn và dịch vụ kinh
doanh. Nói chung, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, một số ngành dịch vụ
hay các phân ngành dịch vụ nhất định sẽ trở nên quan trọng hơn và là động lực
thúc đẩy phát triển. Thông thường, trong việc tạo dựng cơ sở cho nền kinh tế,
dịch vụ tiện ích và xây dựng là 2 ngành quan trọng đầu tiên. Vận tải và viễn
thông là hai ngành quan trọng tiếp theo trong cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế.
Tiếp theo đó, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ tài chính sẽ trở nên phức tạp hơn,
hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng liên tục và tạo ra chuyên môn hoá. Đồng thời,
cũng có sự di chuyển từ các ngành công nghiệp kỹ năng thấp và dịch vụ tiêu
dùng (ví dụ như các dịch vụ bán lẻ) sang các ngành công nghiệp kỹ năng cao
được hỗ trợ bởi các dịch vụ trung gian (ví dụ, dịch vụ kinh doanh). Mức độ sẵn
có của các dịch vụ đầu vào chất lượng cao góp phần làm tăng giá trị gia tăng của
hàng công nghiệp và tạo ra các việc làm kỹ năng cao hơn. Thông thường, khi
nền kinh tế trở thành nền kinh tế phát triển, phần lớn quá trình sản xuất trung
gian sẽ bao gồm các dịch vụ cung ứng cho các công ty dịch vụ khác.
Khu vực dịch vụ đóng góp trung bình khoảng 68% tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) toàn cầu, với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập quốc dân

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


-- 20 --

Luận vănThạc sỹ kinh tế

Đoàn Thị Yến

(GNI) tính theo đầu người. Ngay cả ở phần lớn các nền kinh tế kém phát triển
nhất, khu vực dịch vụ cũng chiếm trung bình khoảng hơn 40% GDP.


Bảng 1.1: Tỷ trọng dịch vụ trong GDP ở một số nền kinh tế trên thế giới,
phân loại theo trình độ phát triển: 1998-2003
Các nền kinh tế được xem xét
Phân loại
theo thu
nhập

% dịch
vụ trong
GDP
(trung
bình)

Thu nhập
thấp

50

Thu nhập
trung bình
thấp

48

Thu nhập
trung bình
cao

61


Thu nhập
cao

71

Nền kinh
tế

GNI trên
đầu
người
2003
(USD)

% dịch
vụ trong
GDP
2003

Tăng
Tăng
trưởng
trưởng
dịch vụ
GDP
hàng năm hàng năm
(%)
(%)

Việt Nam


480

38

6,8

9,5

ấn Độ

530

52

12,5

9,3

Inđônêxia

810

40

16,1

16,7

Philípin


1.080

53

4,8

4,4

Trung
Quốc

1.100

32

7,3

8,0

Thái Lan

2.190

50

-1,0

-1,0


Malaixia

3.780

42

8,7

7,7

Hungari

6.330

65

14,4

12,6

Hàn Quốc

11.830

61

9,1

7,6


Singapo

21.230

65

1,3

1,3

Nguồn: Báo cáo "Khung khổ chung cho chiến lược quốc gia phát triển
khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến năm 2020" , Dự án VIE/02/009
Trên thực tế, không phải tỷ trọng tuyệt đối của khu vực dịch vụ trong
GDP của một nền kinh tế đang phát triển hay chuyển đổi sẽ tạo ra sự khác biệt
về phát triển kinh tế, mà là tốc độ tăng trưởng tương đối của cả ba khu vực
(nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ). Ngành dịch vụ tiếp tục dẫn đầu về tăng
trưởng trong các nền kinh tế ở tất cả các trình độ phát triển, một phần là do sự
thay đổi nhanh chóng trong công nghệ thông tin và viễn thông đã hỗ trợ quá

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


Luận vănThạc sỹ kinh tế

-- 21 --

Đoàn Thị Yến

trình cung cấp dịch vụ. Trong giai đoạn 1998- 2003, tốc độ tăng trưởng ngành
dịch vụ toàn cầu đạt trung bình khoảng 7%/năm, so với tăng trưởng GDP trung

bình toàn cầu là 4,7%/năm.
Một nhận thức sai lầm khá phổ biến là tốc độ tăng trưởng của khu vực
dịch vụ thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế là điều bình
thường ở các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp và thiếu lợi thế cạnh tranh
trong ngành dịch vụ. Trên thực tế, chính sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ sẽ
thúc đẩy có hiệu quả nhất sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tất cả các nền
kinh tế đang chuyển đổi có tốc độ tăng trưởng hai chữ số kể từ năm 1998 đều có
tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Các
đầu vào dịch vụ đóng góp một tỷ lệ giá trị gia tăng ngày càng lớn (từ 30% đến
70%) vào sản xuất hàng hoá. Các dịch vụ duy trì và hỗ trợ toàn bộ quá trình sản
xuất bằng cách cung cấp dịch vụ đầu vào “thượng nguồn” (ví dụ như nghiên cứu
và phát triển, các nghiên cứu khả thi, thiết kế sản phẩm, đào tạo nhân viên), và
các dịch vụ đầu vào “trung nguồn” (ví dụ như các dịch vụ kế toán, luật pháp, kỹ
thuật, kiểm nghiệm, các dịch vụ máy tính, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, tài
chính, viễn thông), và các dịch vụ đầu vào “hạ nguồn” (như quảng cáo, phân
phối, vận tải, kho hàng). Sẽ không thể phát triển một nền công nghiệp cạnh tranh
nếu không có các dịch vụ đầu vào có chất lượng cao. Điều này có nghĩa là, một
khi các thị trường hội nhập, chất lượng và mức độ sẵn có của đầu vào dịch vụ sẽ
trở nên quan trọng hơn đối với năng lực cạnh tranh.
Một điều làm đau đầu nhiều nhà kinh tế tại các nước đang phát triển là
các giải pháp phát triển kinh tế trở nên khó khăn hơn nhiều khi các dịch vụ
thương mại như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông... còn
yếu kém. Ngược lại, ở các nước phát triển, sự hoàn thiện của hệ thống tài chính
ngân hàng, sự thông suốt của mạng viễn thông là một trong những tiền đề đẩy
nhanh quá trình phát triển thương mại và kinh tế.


Dịch vụ góp phần tạo việc làm

Lĩnh vực dịch vụ ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều lao động. Trong

xu thế kinh tế tăng trưởng khá cao và vững chắc, mức độ tạo công ăn việc làm
trong các ngành dịch vụ tăng cả về giá trị tương đối và tuyệt đối. Kể từ giữa thập
kỷ 1990, các công ty dịch vụ đã tạo ra một khối lượng lớn việc làm, chiếm tới
hơn 90% việc làm mới trên toàn cầu. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các
quốc gia phát triển, tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ so với toàn bộ lực
lượng lao động chiếm khoảng 60 - 70%. Chẳng hạn, ngành du lịch thu hút 204

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


-- 22 --

Luận vănThạc sỹ kinh tế

Đoàn Thị Yến

triệu lao động trên toàn thế giới (hay cứ 9 lao động thì có 1 người làm việc trong
lĩnh vực du lịch).
Đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong các nền kinh tế chuyển đổi và
đang phát triển, các công ty dịch vụ đã tạo ra nhiều loại hình công việc khác
nhau rất phù hợp cho các cử nhân đại học (do vậy, xuất phát của từ “chảy máu
chất xám” là từ các thị trường kém phát triển hơn) cũng như đối với những
người tốt nghiệp phổ thông - những người thường gặp khó khăn khi tìm kiếm
việc làm, kể cả phụ nữ. Trong số các nền kinh tế này, số lượng các nền kinh tế
có tỷ trọng việc làm do khu vực dịch vụ tạo ra lớn hơn tỷ trọng việc làm trong
khu vực công nghiệp đang tăng lên.
Với trường hợp ngoại lệ của Trung Quốc, bảng sau cho thấy rằng việc
làm được tạo ra trong ngành dịch vụ vượt quá số lượng được tạo ra trong ngành
công nghiệp.
Bảng 1.2: Tỷ trọng việc làm theo ngành đối với một số nền kinh tế chọn

lọc (xếp theo GNI trên đầu người): 2001
Nền kinh tế

Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản

Công nghiệp*

Dịch vụ*

Việt Nam

66,1%

12,9%

21%

Ấn §é

4,9%

35,4%

59,7%

Inđônêxia

43,8%


18,7%

37,5%

Philipin

37,4%

15,6%

47%

Trung Quốc

60,1%

23%

16,9%

Thái Lan

46%

18,8%

35,2%

Malaixia


15,8%

32,4%

51,8%

Nguồn: ESCAP, Niên giám thống kê Châu Á và Thái Bình Dương 2002
*Tỷ trọng ngành dịch vụ tính theo phân loại của Ngân hàng Thế giới, loại trừ ngành
xây dựng và tiện ích.

Các nước và vùng lãnh thổ NIEs đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển mạnh dịch vụ, tập trung phát triển dịch vụ tài chính, cảng
biển, du lịch, hàng không..., nhờ đó lao động ở khu vực dịch vụ có xu hướng
tăng nhanh, đóng góp của dịch vụ vào GNP ngày càng lớn.
1.1.5. Dịch vụ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


-- 23 --

Luận vănThạc sỹ kinh tế

Đoàn Thị Yến

* Tỷ trọng thương mại dịch vụ trong thương mại quốc tế ngày càng tăng:
vị trí của thương mại dịch vụ được thể hiện qua việc tỷ trọng thương mại dịch vụ
trong thương mại quốc tế ngày càng tăng. Ở các nước phát triển, giá trị sản
lượng kinh tế của nhiều ngành dịch vụ đã vượt xa những ngành công nghiệp
truyền thống như năng lượng, chế tạo. Trong thương mại thế giới, giá trị và tỷ

trọng của thương mại dịch vụ cũng liên tục gia tăng, năm 2002 đạt 2.900 tỷ
USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị thương mại thế giới.
* Xuất khẩu dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng
tăng trong thương mại thế giới.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của xuất khẩu dịch vụ luôn vượt
tốc độ phát triển bình quân hàng năm của xuất khẩu hàng hóa. Tính chung cả
giai đoạn 1980-2002, hàng năm thương mại dịch vụ trên thế giới tăng trung bình
9%, cao hơn tốc độ 6% của thương mại hàng hoá.
Khi Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) bắt đầu có hiệu lực
năm 1995, thương mại dịch vụ trên thế giới chỉ đạt hơn 1.200 tỷ USD. Đến năm
2003, thương mại dịch vụ thế giới đã tăng lên hơn 1.800 tỷ USD, chiếm 20%
tổng giá trị thương mại thế giới. Bộ phận tăng trưởng nhanh nhất trong thương
mại thế giới tiếp tục là khu vực “các dịch vụ khác” - đó chính là nhóm các dịch
vụ kinh doanh (kế toán, thiết kế công trình, tư vấn, dịch vụ máy tính, R&D
..v.v), các dịch vụ truyền thông, dịch vụ xây dựng, dịch vụ giáo dục và y tế, dịch
vụ tài chính, và các dịch vụ giải trí/văn hoá/thể thao. Ngày nay, ngành dịch vụ
đang phát triển trong một môi trường toàn cầu hoá cao độ.
Bảng 1.3:Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thế giới: 1995 và 2003
(%)
Tỷ trọng trong xuất khẩu
toàn cầu
1995

2003

Tốc độ tăng
trưởng hàng năm
1995-2003

Hàng hoá


80,6

80,0

4,9

Dịch vụ
Vận tải
Du lịch
Các dịch vụ khác

19,4
4,7
6,2
7,7

20,0
4,4
5,7
9,4

5,3
3,9
3,8
7,6

Tổng

100


100

4,9

Ngành hàng xuất
khẩu

Nguån: B¸o c¸o “Khung khổ chung cho chiến lược quốc gia phát triển
khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến năm 2020” , Dự án VIE/02/009

Phát triển dịch vụ của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO


-- 24 --

Lun vnThc s kinh t

on Th Yn

* u t trc tip nc ngoi (FDI) vo khu vc dch v ngy cng tng
trờn th gii.
Vai trũ ca u t trc tip nc ngoi (FDI) trong khu vc dch v khỏc
vi trong lnh vc ch to, vi s lng vic lm to ra ớt hn v giỏ tr gia tng
cng ớt hn. Sỏp nhp v thụn tớnh (M&A) l nhng hỡnh thc thõm nhp th
trng nhanh nht v thc tin nht. c bit, trong cỏc dch v kinh doanh, cỏc
hỡnh thc u t phi c phn l khỏ ph bin - u thỏc c quyn, hp ng
qun lý, quan h i tỏc, xõy dng-vn hnh-chuyn giao (BOT), xõy dngchuyn giao-vn hnh (BTO).
Bng 1.4: Phõn b tng ngun vn FDI dch v, xột theo nn kinh t v
dch v: 2002

Nn kinh t
Hỡnh thc u t
Phỏt trin

ang phỏt trin

Th gii

Dịch vụ tài chính

31

22

29

Dịch vụ kinh doanh

23

40

26

Thương mại

20

14


18

Giao thông liên lạc

11

10

11

Tiện ích công cộng

3

4

3

Xây dựng

1

3

2

Các dịch vụ khác

12


7

11

100%

100%

100%

Dịch vụ tài chính

35

22

34

Dịch vụ kinh doanh

34

54

36

Thương mại

10


7

11

Giao thông liên lạc

11

12

11

Dòng đầu tư vào:

Tổng FDI chảy vào
Dòng đầu tư ra:

Phỏt trin dch v ca Vit Nam sau khi Vit Nam gia nhp WTO


-- 25 --

Lun vnThc s kinh t

on Th Yn

Tiện ích công cộng

2


0

2

Xây dựng

1

2

1

Các dịch vụ khác

7

3

6

100%

100%

100%

Tổng FDI chảy vào

Nguồn: UNCTAD, Báo cáo đầu tư Thế giới năm 2004: Xu hướng chuyển
dịch vào khu vực dịch vụ

Sự tăng trưởng FDI dịch vụ ngày càng được tiếp sức bởi sức ép cạnh
tranh ở thị trường trong nước, dẫn đến việc các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
phải tìm kiếm các thị trường mới và phát huy lợi thế cạnh tranh của họ. Những
điều kiện hấp dẫn các TNCs dịch vụ là: khả năng tiếp cận nguồn thông tin và cơ
sở hạ tầng vận tải tốt, các thể chế công nghiệp phát triển vững mạnh và nguồn
nhân lực có kỹ năng với chi phí cạnh tranh. Một xu hướng tăng trưởng nữa là
thuê ngoài hay tách rời một số chức năng dịch vụ nhất định để ký hợp đồng
với nước ngoài. Sự tăng trưởng của dòng FDI trong dịch vụ kinh doanh vào các
nền kinh tế đang phát triển trong tổng lượng vốn FDI từ 7% năm 1990 lên 38%
năm 2002 là một ví dụ cụ thể của xu hướng thuê ngoài.
Các xu hướng phát triển kể trên đã khiến cho các công ty dịch vụ xuyên
quốc gia chiếm tới 52% trong tốp 100 (Top 100) công ty lớn nhất trên thế giới
tính theo doanh thu năm 2003. Các công ty này thậm chí còn vượt các nhà sản
xuất hàng hoá về mặt doanh thu, lợi nhuận, tài sản và vốn tự có tính theo đầu
nhân công. Năm 2003, 52 công ty hàng đầu trong các công ty xuyên quốc gia
kinh doanh dịch vụ đều có mức doanh số cao hơn GDP của Việt Nam. Điều này
có nghĩa là, các doanh nghiệp dịch vụ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với với
các công ty dịch vụ xuyên quốc gia khổng lồ khi tham gia hội nhập quốc tế.
Trong số Top 100 công ty dịch vụ xuyên quốc gia trên thế giới, một nửa có trụ
sở tại châu - Thỏi Bỡnh Dng, trong ú cú mt cụng ty ca Trung Quc. K
t nm 1996, M ó tng gn gp ụi s lng cỏc cụng ty dch v hng u,
cũn Nht Bn ó khụng cũn chim v trớ chi phi khu vc chõu - Thỏi Bỡnh
Dng na. Nm 1996, 8 trong s 10 cụng ty dch v ln nht l ca Nht Bn,
cũn nm 2003, con s ny ch l 1. Trong 7 nm qua, c cu ngnh ngh ca
Top 100 cụng ty dch v ln trờn th gii cng ó cú nhiu thay i. S chi phi
ca cỏc dch v ti chớnh ó gim xung, cũn cỏc dch v mỏy tớnh (Microsoft),
gii trớ, sc kho v bỏn l ó ni lờn chim u th.

Phỏt trin dch v ca Vit Nam sau khi Vit Nam gia nhp WTO



×