Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phát triển du lịch tỉnh tây ninh trong bối cảnh việt nam kinh tế quốc tế luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐỖ MINH HUY

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐỖ MINH HUY

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Hà Văn Hội



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu
và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực.Kết quả nghiên cứu
của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình
nào.
Hà nội, ngày tháng 6 năm 2015
Tác giả Luận văn

Đỗ Minh Huy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............ 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến vị trí và vai trò của du lịch
5
1.1.2. Các nghiên cứu về sự cần thiết, tiềm năng và chính sách phát triển
du lịch
10
1.1.3. Các nghiên cứu về phát triển du lịch

11
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh....... 16
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển du lịch
16
1.2.2. Vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh
19
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh
21
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số tỉnh, thành của Việt Nam và
quốc tế
31
CHƯƠNG 2. KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................. 36
2.1. Khung khổ phân tích ........................................................................... 36
2.1.1. Doanh thu, quy mô hoạt động và số lượng khách du lịch hàng năm 36
2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh
36
2.1.3. Các nội dung phát triển du lịch cụ thể
37
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
40
2.2.2. Phương pháp thống kê
42
2.2.3. Phương pháp so sánh
43
2.2.4. Phương pháp case - study
45
2.2.5 Phương pháp kế thừa

46
2.2.6 Phương pháp phân tích SWOT
46
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NINH TRONG
THỜI GIAN QUA........................................................................................ 48
3.1. Thực trạng của ngành du lịch Tây Ninh trong thời gian qua ........... 48
3.1.1. Doanh thu du lịch
48


3.1.2. Về số lượng du khách
51
3.1.3. Về số ngày khách lưu trú trung bình
54
3.1.4. Số lượng tổ chức/cá nhân kinh doanh du lịch
55
3.2. Tiềm năng phát triển Du lịch Tây Ninh ............................................. 56
3.2.1. Vị trí địa lý và địa hình
56
3.2.2. Tài nguyên du lịch
61
3.3. Phân tích, đánh giá hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Tây Ninh
thời gian qua ....................................................................................... 72
3.3.1. Thực trạng đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch
72
3.3.2. Về chất lượng dịch vụ du lịch
73
3.3.3. Về phát triển du lịch bền vững
77
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NINH

TRONG TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ79
4.1. Phân tích SWOT du lịch tỉnh Tây Ninh ............................................. 79
4.1.1. Cơ hội và thách thức của phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh
79
4.1.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Tây Ninh
90
4.2. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh........................... 94
4.2.1. Quy hoạch và khai thác du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng
94
4.2.2. Quy hoạch hoạt động du lịch núi Bà Đen
97
4.2.3. Khai thác thế mạnh ẩm thực du lịch
98
4.2.4. Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển du lịch Tây Ninh
99
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................ 100
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch
100
4.3.2. Kiến nghị với Chính quyền địa phương
103
KẾT LUẬN................................................................................................ 106
5.1. Các kết quả nghiên cứu chính ........................................................... 106
5.2. Những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu ................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108
A. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................ 108
B. Tài liệu tiếng Anh ................................................................................ 110


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu

1

APEC

Nguyên nghĩa
Asia-Pacific Economic Cooperation/ Diễn đàn hợp
tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

2

ASEAN

3

DL

Association of Southeast Asian Nations/Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á
Du lịch

4

GDP

Gross Domestic Product/ Tổng sản phẩm quốc nội

5

DTLSVHDT&DL Di tích Lịch sử Văn hóa Danh thắng và Du lịch


6

KHKT

Khoa học kỹ thuật

7

KH-CN

Khoa học công nghệ

8

MTV

Một thành viên

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

9

NXB

Nhà xuất bản

10


NC & PT

Nghiên cứu và phát triển

11

QP-AN

Quốc phòng an ninh

12

TP.

Thành phố

13



Trung ương

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VQG

Vườn quốc gia


WTO

World Trade Organization/ Tổ chức thương mại thế
giới

14

i


DANH MỤC BẢNG
STT Bảng
1

3.1

Tên bảng

Trang

Số lượng khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế

53

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Biểu đồ
1


3.1

Tên biểu đồ

Trang

Thu nhập từ khách DL quốc tế và nội địa lưu trú

49

(tỷ đồng)
2

3.2

GDP của tỉnh, GDP của DL và tỷ lệ đống góp

50

3

3.3

So sánh khách DL lưu trú và tham quan (triệu

52

người)
4


3.4

Tỷ lệ khách DL nội địa và quốc tế có lưu trú

52

5

3.5

So sánh số ngày lưu trú của khách DL quốc tế và

55

nội địa
6

3.6

Công suất sử dụng cơ sở lưu trú

73

7

3.7

Phân loại cơ sở lưu trú


74

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Tây Ninh với đặc điểm riêng có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều
kiện lịch sử nên có những lợi thế so sánh nhất định để phát triển kinh tế, đặc
biệt là lợi thế và tiềm năng rất lớn phát triển du lịch.
Trước hết, Tây Ninh là đầu mối, cửa ngỏ giao thông về đường bộ quan
trọng phía Tây Nam của đất nước; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng
hóa và dịch vụ thương mại du lịch của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê
Kông nhờ có vị trí địa lý nằm trong các trục không gian phát triển chính của
vùng: trục dọc là tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 - tuyến N2)
và trục ngang là tuyến đường Xuyên Á (Thành phố hồ Chí Minh – Cửa khẩu
Mộc Bài), Quốc lộ 22B (Gò Dầu – Cửa khẩu Xa Mát). Về đường thủy, Tây
Ninh có 2 con sông: một nằm ở phía đông (sông Sài Gòn) và một nằm ở phía
tây (sông Vàm Cỏ Đông).
Kế đến là, Tây Ninh chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh gần
100 km – một thị trường có nhu cầu lớn về nghỉ ngơi, giải trí, du lịch sinh
thái; Tây Ninh có lợi thế lớn trong việc thông thương và kết nối tour tuyến du
lịch với Campuchia và các nước ASEAN khác. Tây Ninh có đường biên giới
với 03 tỉnh của Campuchia dài 240 km với 14 cửa khẩu (gồm 02 cửa khẩu
quốc tế, 04 cửa khẩu chính, 08 cửa khẩu phụ), trong đó 02 cửa khẩu quốc tế
Mộc Bài và Xa Mát là những nguồn cung cấp khách du lịch quốc tế cho Tây
Ninh. Tây Ninh chỉ cách Thủ đô Phnom Penh khoảng 170 km, cách Siem
Reap nơi có di sản văn hóa thế giới Angkor Vat khoảng 300 km.
Ngoài ra, Tây Ninh còn có những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng
mang tính tâm linh như: Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Miền Nam và là nơi

đầu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo trong cả nước, Tòa Thánh Cao Đài
Tây Ninh là trung ương của tôn giáo Cao Đài với khu quần thể kiến trúc độc
đáo trên diện tích khoảng 100 ha; Khu di tích lịch sử Căn cứ cách mạng
Trung ương cục Miền Nam đây là điểm tham quan du lịch mang tính lịch sử,
là nơi các nhà lãnh đạo cách mạng lão thành đã sống, chiến đấu trong thời kỳ
1


kháng chiến chống Mỹ, là nơi quân giải phóng Miền Nam đã đặt Bộ chỉ huy
để chỉ đạo, điều hành cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam Việt nam; hồ
Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam, do con người chế ngự
thiên nhiên để phục vụ sản xuất với với sức chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước; rừng
Quốc gia Lò Gò – Xa mát là điểm du lịch tìm hiểu khám phá thiên nhiên với
sự phong phú về động, thực vật đặc trưng như cây nấp ấm,…
Với những điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên và lịch sử nói trên, tiềm
năng phát triển du lịch của Tây Ninh là rất lớn, có thể trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, tạo ra “cú hích” cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên, nhiều năm nay ngành du lịch Tây Ninh cứ ì ạch phát triển, chỉ khai
thác và tận dụng những điều kiện đã sẳn có từ lâu nay như: Khu du lịch Núi
Bà, Tòa Thánh Tây Ninh, Căn cứ TƯ Cục Miền Nam,….Thậm chí, còn bỏ
phí (không khai thác) những nơi có thể tạo thành những điểm thu hút khách
du lịch mà chỉ riêng có ở Tây Ninh như: Hồ Dầu Tiếng, rừng quốc gia Lò Gò
Xa Mát,…
Với cơ sở hạ tầng du lịch chậm phát triển và tự phát: hệ thống khách
sạn cũ, số lượng ít, không có những khách sạn đủ tiêu chuẩn tiếp những đối
tượng khách du lịch có thu nhập cao; hệ thống giao thông phục vụ du lịch rất
hạn chế, chủ yếu chỉ dựa vào hệ thống giao thông công cộng của địa phương;
ngoài những điểm tham quan du lịch sẳn có không có gì để giữ chân du khách
lưu trú qua đêm; các tour tham quan du lịch trong tỉnh nghèo nàn, phát triển
tự phát theo yêu cầu của khách du lịch, chưa khai thác được các tour du lịch

quốc tế, các tour du lịch đến Tây Ninh, đến Campuchia chủ yếu do các công
ty Du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận tổ chức, đặc biệt
đối với các tour du lịch đến Campuchia thì Tây Ninh chủ yếu chỉ là địa bàn
cho họ quá cảnh,…
Trước thực tế đó, để có thể phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh, góp
phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, việc nghiên cứu đề
tài: “Phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế”. là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với tỉnh Tây Ninh
trong bối cảnh hiện nay.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khai thác du lịch tại
tỉnh Tây Ninh, cũng như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du
lịch của Tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, từ
đề xuất một số giải pháp phát triển ngành du lịch Tây Ninh phù hợp với tiềm
năng hiện có của Tỉnh, phù hợp với đường lối mở cửa, hội nhập KTQT của
Việt Nam.
 Câu hỏi nghiên cứu:
1) Tại sao cần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh? Những
nhân tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch Tây Ninh trong bối cảnh
Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế thế giới?
2) Thực trạng ngành du lịch của Tây Ninh hiện nay như thế nào?
3) Để khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch,
Chính quyền và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh Tây Ninh cần
phải làm gì?
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch nói chung và phát triển

du lịch của tỉnh Tây Ninh nói riêng, trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng
hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới.
- Phân tích thực trạng du lịch Tây Ninh giai đoạn 2007-2014. Từ đó rút
ra nhận xét về những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong
việc phát triển Du lịch Tây Ninh giai đoạn 2007-2014.
- Những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
du lịch Tây Ninh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực
trạng và khả năng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh, gắn với bối cảnh Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế.
 Phạm vi nghiên cứu

3


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về phát triển du lịch
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014.
Năm 2007 là mốc đánh dấu sự hội nhập KTQT sâu rộng nhất của Việt Nam.
Đó là Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của WTO.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới sau:
- Luận giải và làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
tỉnh Tây Ninh.
- Làm rõ những tiềm năng du lịch cần được khai thác. Phân tích thực
trạng du lịch Tây Ninh, từ đó rút ra những tồn tại cần khắc phục trong việc
phát triển Du lịch Tây Ninh giai đoạn 2007 - 2014.
- Đề xuất quy hoạch phát triển du lịch Tây Ninh cũng như một số kiến
nghị với nhà nước và Tổng cục du lịch.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 04 chương như sau:
Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
của phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế
Chương 2. Khung khổ phân tích và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng phát triển du lịch Tây Ninh giai đoạn 2007-2014
Chương 4. Một số giải pháp phát triển du lịch Tây Ninh trong trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về du lịch,
kinh tế du lịch và phát triển du lịch. Liên quan đến các nội dung này, dưới
dạng các công trình nghiên cứu, các công trình là đề tài khoa học, luận án tiến
sĩ đã có các công trình chủ yếu sau:
1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến vị trí và vai trò của du lịch
Thứ nhất, về khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch đã có nhiều công
trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ tập trung nghiên cứu:
Tác giả Susan A.Weston trong Công trình: “Commercial Recreation &
Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation” (Giải trí Thương
mại và Du lịch - Sự giới thiệu về giải trí định hướng kinh doanh), Nxb. Brown
& Benchmark, xuất bản năm 1996 đã đưa ra khái niệm và phân tích nguồn
gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch, trong đó tác giả nêu ra các tên
gọi đa dạng được sử dụng để miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch;
miêu tả nhiệm vụ quan trọng của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản

phẩm và dịch vụ; giới thiệu những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch
có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp
ngành này. Bên cạnh đó, tác giả quyển sách cũng đề cập đến vấn đề quản lý
và tổ chức sự kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ uống, vấn đề quản lý
nghề nghiệp, đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các ngành công nghiệp
có tính chất tương đồng.
- Du lịch và kinh doanh – NXB Văn hóa Thông tin, 1995 (Trần Nhạn),
tác giả đã trình bày một cách đầy đủ về hiện tượng, bản chất, khái niệm du
lịch. Nguồn lực phát triển du lịch, các thể loại, kinh doanh du lịch. Chân dung
các chủ doanh nghiệp du lịch, quản lý Nhà nước. Vị trí của văn hóa du lịch
với hoạt động du lịch.

5


- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008 (Đinh
Trung Kiên) đã trình bày những khái niệm về du lịch và du khách. Đưa ra các
giai đoạn hình thành và phát triển du lịch, nhu cầu du lịch, các loại hình du
lịch và tính thời vụ của du lịch. Những điều kiện phát triển du lịch và các tác
động của du lịch cũng được đề cập.
- Thị trường du lịch – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009 (Nguyễn Văn
Hưu) đã đưa ra lý luận tổng quan về thị trường du lịch bao gồm: khái niệm,
bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch: thị trường du
lịch thế giới, thị trường du lịch Asean và thị trường du lịch Việt Nam. Ngoài
ra còn một số luận án nghiên cứu, phân tích về du lịch quốc tế nhưng ở những
khía cạnh khác nhau.
Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam nêu quan niệm: “Du lịch là hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Với quan niệm này, du lịch là

hoạt động liên quan đến nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu cầu đều là du
lịch. Chỉ có hoạt động nào dẫn đến thỏa mãn nhu cầu về tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định mới được gọi là du lịch.
Thứ hai, về sản phẩm du lịch. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang
tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người,
do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Theo Luật Du
lịch,“sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trong quá trình đi du lịch, du
khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đa dạng đó. Không chỉ thỏa mãn
những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu
cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu
tố quốc gia, dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe,
khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lý khác… Do vậy, để thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được
nhiều tiêu chí hết sức cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất
và nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng
6


miền, hoạt động Du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa
đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những
sản phẩm du lịch.
Từ thực tế hoạt động du lịch, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: “Sản
phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang
tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục
vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với
những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những
giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu
kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra
các hoạt động kinh doanh du lịch”.

Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng
hóa đặc biệt, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất,
có người tiêu dùng... như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang
những đặc trưng văn hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách.
Đó có thể là một chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau.
Sản phẩm du lịch thể hiện trong các tour du lịch này chính là việc khai thác
các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kết
hợp những tiềm năng, nguồn lực này theo những thể thức riêng của từng cá
nhân hay một công ty nào đó. Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể của các địa phương vào hoạt động du lịch như việc đưa
các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực hay các hình thức
hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình diễn, diễn xướng
dân gian… vào phục vụ du khách. Những hoạt động như vậy giúp cho du
khách trực tiếp thẩm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có
nhu cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào…? Sản
phẩm du lịch còn là những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, các
dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân
hàng… tiện lợi, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho du khách.

7


Đề tài cấp Bộ (2008):“Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ
vùng du lịch Bắc Trung Bộ” do PGS, TS. Phạm Trung Lương chủ nhiệm,
Viện NC & PT Du lịch chủ trì. Nội dung của đề tài hướng vào những vấn đề:
+ Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và
trong phát triển du lịch EWEC.
+ Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên
quan đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc
Trung Bộ, xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với
phát triển du lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
+ Đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo bền vững,
bao gồm các nhóm giải pháp sau:
(i) Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiểu biết của du lịch đảo;
(ii) Nhóm giải pháp về chính sách;
(iii) Nhóm giải pháp về quy hoạch;
(iv) Nhóm giải pháp về đầu tư;
(v) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm - thị trường du lịch biển đảo;
(vi) Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch biển đảo;
(vii) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực;
(vii) Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển - đảo;
(viii) Nhóm giải pháp phát triển du lịch biển gắn với đảm bảo QP - AN.
- Đề tài cấp Bộ (2011) “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du
lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, do Viện NC & PT Du lịch
chủ trì, TS. Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm.
Các tác giả của đề tài đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về
du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia. Nêu khái niệm mới về sản
phẩm du lịch của khu du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là tập hợp tất cả
các cảm xúc đơn lẻ đem lại cho du khách ấn tượng đặc trưng nhất về một khu
du lịch biển.

8


Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số khu du lịch biển
quốc gia nước ngoài, đề tài đã đưa ra được 10 bài học kinh nghiệm sau:
(i) Tổ chức phát triển và quản lý khu du lịch phải nằm trong chiến lược
phát triển du lịch bền vững của đất nước;

(ii) Xác định một cách rõ ràng về thị trường, đối tượng và nhu cầu du
lịch của hệ thống các khu du lịch;
(iii) Lựa chọn vị trí phù hợp để thu hút khách du lịch;
(iv) Tổ chức hình thành khu du lịch phải gắn với mạng lưới giao thông
đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt, đường không và gắn với các
thị trường lớn về du lịch;
(v) Hệ thống các khu du lịch có chung thị trường lưu trú, từ đó đề nghị
phải ứng dụng những công nghệ, thành tựu khoa học trong việc tổ chức, quản
lý khách sạn trong khu du lịch;
(vi) Các khu du lịch có quy luật vòng đời của sự hấp dẫn, muốn kéo dài
vòng đời hấp dẫn của khu du lịch phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp
khác nhau, phải có kế hoạch khai thác đúng mức, liên tục ứng dụng KH - CN,
liên tục hoàn thiện, đổi mới sản phẩm du lịch, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của
thị trường.;
(vii) Hình thành và phát triển các khu du lịch không mùa để khai thác
quanh năm ;
(viii) Phải tổ chức nghiên cứu thị trường riêng cho hệ thống các khu du
lịch;
(ix) Phải biết gắn kết hợp giữa khu du lịch với các điểm, khu tham
quan, khu vui chơi giải trí công cộng;
(x) Hình thành và phát triển các khu du lịch đều có tính hai mặt, nên
cần phải quan tâm giải quyết yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường xã
hội.
Từ những bài học kinh nghiệm đó, nhóm tác giả đã tập trung phân tích,
đánh giá thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
trong phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ; đề xuất

9



các định hướng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng
Bắc Trung Bộ đến năm 2020.
1.1.2. Các nghiên cứu về sự cần thiết, tiềm năng và chính sách phát triển
du lịch
Các công trình nghiên cứu về nội dung này gồm :
- Công trình “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước
đang phát triển) của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, được
Nxb. International Thomson Business Press xuất bản vào năm 1997. Cuốn
sách này đã khái quát về tiềm năng du lịch của một số nước đang phát triển
như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia..., đồng thời cũng phân tích, đánh giá
chính sách vĩ mô của các nước này trong việc phát triển ngành du lịch.
- Hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz trong Công trình:“The
Business of Rural Tourism International Perspectives” (Quan điểm quốc tế về
việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn), do Nxb
International Thomson Business Press xuất bản năm 1997 đã đề cập đến
những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu
về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó tác giả phân tích
về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn,
đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung
Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại
hình du lịch tại khu vực này.
- Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt
Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”, của nhóm tác giả do TS. Đỗ
Cẩm Thơ làm chủ nhiệm, Viện NC & PT Du lịch chủ trì. Đề tài đã phân tích
có chọn lọc những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận
trên quan điểm quản lý Nhà nước và kinh tế vĩ mô.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt
Nam : Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo
hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các
loại hình du lịch.


10


+ Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong
thị trường du lịch khu vực và quốc tế : Phân tích và đánh giá hệ thống sản
phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia,
Singapo, Trung Quốc, Inđônexia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc
độ tiêu dùng. Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.
+ Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam : đánh
giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định
sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm
như: Sản phẩm du lịch biển đảo; Sản phẩm du lịch văn hoá; Sản phẩm du
lịch sinh thái;
+ Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế
+ Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của
thị trường du lịch Việt Nam
+ Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối
với sản phẩm du lịch Việt Nam
+ Đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của
sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại
+ Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho giai đoạn
đến 2015.
1.1.3. Các nghiên cứu về phát triển du lịch
Đề án: “Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền
Trung - Tây Nguyên” (2001) của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Nội dung đề án đã phác họa bức tranh về đặc điểm chung của các tỉnh
Miền Trung - Tây Nguyên; chỉ rõ vai trò và vị trí của du lịch Miền Trung Tây Nguyên; nêu ra các cơ sở để đề xuất chủ trương và giải pháp như: tiềm
năng và lợi thế phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; thực trạng phát
triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; những cơ hội và thách thức của du

lịch Miền Trung - Tây Nguyên.
Từ đó, đề án đã đưa ra những giải pháp phát triển mạnh du lịch Miền
Trung - Tây Nguyên, cụ thể:

11


i, Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các điểm du lịch
trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên;
ii, Về đầu tư phát triển du lịch: cần huy động các nguồn lực phát triển
du lịch Miền Trung – Tây Nguyên;
iii, Về tài chính: cần tạo nguồn vốn phát triển du lịch như cho phép phát
hành trái phiếu, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng quỹ đất, “đổi đất lấy
hạ tầng”, tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu của địa phương;
iv, Về xúc tiến, quảng bá du lịch và đa dạng hóa sản phẩm: tăng cường
công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế; đa dạng hóa sản
phẩm du lịch là công việc xuyên suốt trong quá trình thực hiện chiến lược
phát triển du lịch của Miền Trung - Tây Nguyên;
v, Phát triển nguồn nhân lực du lịch;
vi, Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp;
vii, Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội Du lịch: thành lập được
Hội du lịch của các doanh nghiệp và nhà quản lý trong vùng Miền Trung Tây Nguyên nhằm ngày càng xây dựng và quảng bá, xúc tiến thương hiệu du
lịch “Con đường di sản”, “Thành phố Xanh” v.v…
- Báo cáo: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc
Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (2013) của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Nội dung Báo cáo đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu:
+ Một là, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch
vùng Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch
của vùng.

+ Hai là, quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đưa ra quan điểm, mục tiêu và dự
báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, đã đưa ra một số định hướng phát triển về
các mặt như: sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, xây dựng hình ảnh,
phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá, tổ chức không gian phát triển du
lịch, đầu tư phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vùng.

12


+ Ba là, các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó, bao
gồm các giải pháp: nhóm giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư, giải pháp
phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ chức, quản lý; ứng dụng KH
- CN; liên kết vùng và hợp tác quốc tế; bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch
vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), “Thị trường
du lịch tỉnh Hà Tây”, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội v.v…
Nội dung luận án hướng vào phân tích hàng hóa, cung, cầu và các bộ
phận cấu thành, cơ chế vận hành thị trường du lịch.
Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển thị trường du
lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây, chỉ rõ những mặt yếu kém và nguyên nhân, tác
giả luận án đã đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển thị trường du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong thời gian tới.
Ngoài ra, trên diễn đàn nghiên cứu khoa học trong nước còn có một số
bài viết liên quan đến du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu
biểu là:
- “Phát triển du lịch khu vực Bắc Trung Bộ: Những vấn đề đặt
ra”(2010) của PGS, TS. Phạm Trung Lương, tại Hội thảo “Định hướng phát
triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, tổ chức tại Vinh - Nghệ An.

- “Phát triển du lịch các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng”(2010) của TS. Nguyễn văn Dùng và Th.s Nguyễn Tiến Lực, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, số 10 v.v…
- ‘’ Du lịch tâm linh ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát
triển’’ Tham luận của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn tại Hội Nghị quốc
tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững (Ninh Bình, 21-22/11/2013)
- ’’Du lịch Việt Nam trước yêu cầu phát triển và hội nhập khu vực và
quốc tế’’ (2014) của Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch
tại Hội nghị triển khai công tác năm 2014.
- Luận án “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2010” của Chu Văn Yêm – Học viện Tài Chính (2004) đã góp phần
13


khẳng định vị trí kinh tế - xã hội của ngành du lịch, các hoạt động du lịch và
nhấn mạnh vai trò của tài chính đối với phát triển du lịch nói chung. Luận án
đã phân tích khách quan về du lịch Việt Nam và tập trung vào việc đề xuất
các giải pháp về tài chính nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động
du lịch Việt Nam đến năm 2010.
- Luận án “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà
Nội” của Lê Thị Lan Hương – Đại học Kinh tế Quốc dân (2005). Luận án đã
nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng chương trình du lịch.
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng chương trình du lịch. Tác giả cũng đề cập đến kinh nghiệm
của Thái Lan và Trung Quốc trong hoạt động này nhưng chưa tập trung phân
tích sâu các kinh nghiệm đó để rút ra bài học cho Việt Nam.
- Luận án “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị
du lịch ở Việt Nam” của Hồ Đức Phước – Đại học Kinh tế Quốc Dân (2009)
đã đánh giá được thực trong quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và

sự phát triển cơ sở hạ tầng tại các đô thị du lịch Việt Nam từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị
du lịch.
- Luận án “Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của
ngành du lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Đảng – Đại học Thương Mại
(2007) hệ thống hóa một số vấn đề lí luận mới về điểm đến du lịch, mô hình
điểm đến du lịch. Phân tích và khảo sát thực trạng công tác hoạch định chiến
lược và đánh giá hoạch định chiến lược. Xây dựng mô hình tổng quát hoạch
định chiến lược xúc tiến hỗn hợp điểm đến du lịch. Tuy nhiên theo như
nghiên cứu, tác giả chưa thấy có tài liệu nào tập trung nghiên cứu và phân tích
sâu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan để từ đó rút ra bài
học cho Việt Nam.
- Văn hóa du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất nước của nụ cười) – NXB
Thế Giới, 2007 (Vũ Thị Hạnh Quỳnh) đã mang lại cho người đọc một cái
nhìn tổng quan về Thái Lan, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và du lịch.
14


Cuốn sách thực sự là cẩm nang hữu ích cho khách du lịch tới Thái Lan. Tuy
nhiên sách chỉ dừng lại ở việc mô tả mà chưa tập trung nhiều vào phân tích
thực trạng du lịch Thái Lan, những điểm mạnh và yếu của Thái Lan.
- Vòng quanh các nước: Thái Lan – NXB Văn hóa Thể Thao, 2005
(Trần Vĩnh Bảo) phân tích tổng quan về Thái Lan ở nhiều khía cạnh trong đó
tập trung phân tích sâu về du lịch Thái Lan và các điều kiện tự nhiên phát
triển du lịch.
Thứ ba, nghiên cứu về kinh tế du lịch đã có các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước sau :
- Công trình: “Managing Tourism” (Quản lý du lịch) được giáo sư S.
Medlik viết vào năm 1991, được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd tái xuất
bản vào năm 1995. Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:

“Tương lai - Phân tích - Kế hoạch”, trong đó tác giả phân tích và trả lời các
câu hỏi về khả năng đóng góp của các cuộc nghiên cứu tương lai đối với
chính sách về du lịch, vòng đời của khu vực du lịch liệu có thể được kiểm
soát? Tác giả đã cho rằng: Trong du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết
hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian.
Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định
mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ
thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch
không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển
thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.
Ngoài ra, công trình còn đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh
trong ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du
lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch.
- Tác giả John Tribe trong Công trình nghiên cứu: “The Economics of
Leisure and Tourism” (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch) của, được Nxb
Butterworth - Heinemann Ltd xuất bản vào năm 1995 v.v… Nội dung nghiên
cứu của tác giả xoay quanh các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động Giải
trí và Du lịch; Giải trí và Du lịch tương quan với môi trường quốc tế; tác động

15


của Giải trí và Du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; Giải trí và Du lịch với các
vấn đề về môi trường, sự đầu tư về Giải trí và Du lịch.
- Luận án “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh
doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam” của Trịnh Xuân Dũng – Đại học Kinh tế
Quốc Dân (1989) trình bày một cách có hệ thống các nội dung, đặc điểm, vị
trí, vai trò của du lịch quốc tế, các yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát triển du
lịch trên thế giới và khu vực. Luận án còn đưa ra những cơ sở khoa học về tổ
chức và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Tuy nhiên, công trình

này chưa tập trung phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để từ
đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Luận án “Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các
doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội” của Phạm Hồng Chương – Đại
học Kinh tế Quốc Dân (2003) đã phân tích được bản chất các mối quan hệ
chủ yếu trong kinh doanh lữ hành và trên thị trường kinh doanh du lịch quốc
tế. Đưa ra được những khó khăn và thuận lợi, những điểm mạnh, điểm yếu và
thực trạng hoạt động khai thác thị trường quốc tế của các doanh nghiệp lữ
hành trên địa bàn Hà Nội.
Riêng về du lịch Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ có một số bài viết
sau:
- « Quy hoạch và định hướng đầu tư phát triển du lịch Tây Ninh và
vùng Đông Nam Bộ” của Hà Văn Siêu;
Tóm lại, mặc dù có tương đối nhiều công trình nghiên cứu về du lịch và
phát triển du lịch phạm vi cả nước nói chung và phát triển du lịch tại một số
địa phương như Khánh Hòa, Cần Thơ, Hà Nội, Huế…, Tuy nhiên nghiên cứu
về phát triển du lịch Tây Ninh thì hiện tại chưa có công trình nào đề cập đến.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển du lịch
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch
Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đề cập đến các khái niệm về du
lịch nhằm xây dựng các chính sách phát triển du lịch của quốc gia, địa
phương và doanh nghiệp. Khái niệm về du lịch được xem xét dưới các góc độ
16


khác nhau, đó là trên giác độ văn hoá, cốt lõi của hoạt động du lịch là văn
hoá, giác độ xã hội du lịch là một dạng nghỉ ngơi tích cực của con người, dưới
giác độ kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ..v.v. Nhiều nhà nghiên cứu đã
khẳng định rằng “ có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu

định nghĩa về du lịch”. Trên quan điểm của nhà kinh doanh, người ta xem xét
du lịch trên ba bộ phận cấu thành của nó đó là : khách du lịch, tài nguyên du
lịch và các hoạt động du lịch trên cơ sở của Pháp luật hiện hành.
Về khái niệm về du lịch, Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm
2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du
lịch sau:
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn.
- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và
nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc
làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm.
- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng
các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương.
1.2.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của
ngành du lịch. Các nhà nghiên cứu về du lịch đưa ra khái niệm sau: Mọi nhân
tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du lịch tận
dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du
lịch. Nói một cách khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể
thu hút được khách du lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một
khái niệm rất rộng và rất bao quát, rất thiết thực. Người ta cũng chia ra 3 loại
tài nguyên du lịch, đó là:

17



×