Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nợ xấu tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam luận văn ths tài chính ngân hàng 60 34 20 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

ĐẶNG THỊ THANH NGA

NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------------

ĐẶNG THỊ THANH NGA

NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong các công


trình khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Đặng Thị Thanh Nga

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU TRONG HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................... 8
1.1.

Một số khái niệm, phân loại, chỉ tiêu phản ánh nợ xấu ............................ 8

1.1.1. Khái niệm về nợ xấu ....................................................................................... 8
1.1.2. Phân loại nợ xấu .............................................................................................. 9
1.1.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu ........................................................ 12
1.2.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu .................................................................. 13

1.2.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................................. 13

1.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng .................................................................... 14
1.2.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng .................................................................. 15
1.3.

Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu .................................................................... 16

1.3.1. Ảnh hƣởng của nợ xấu tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng........... 16
1.3.2. Xử lý nợ xấu là một quá trình tất yếu............................................................ 17
1.4.

Dấu hiệu nhận biết và phƣơng thức xử lý các khoản nợ xấu .................. 17

1.4.1. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu ............................................................................. 17
1.4.2. Phƣơng thức ngân hàng xử lý các khoản nợ xấu phát sinh ........................... 19
1.5.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số quốc gia ........................................... 20

1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................... 20
1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .......................................................................... 23
1.5.3. Châu Âu trong cuộc khủng hoảng 2008 đến nay .......................................... 26
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu ............... 29

ii


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƢƠNG VIỆT NAM ............................................................................... 38
2.1.


Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ..................... 38

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 38
2.1.2. Một số nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng .................... 39
2.2.

Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ....... 47

2.2.1. Khái quát tình hình nợ xấu toàn ngành ngân hàng ....................................... 47
2.2.2. Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ............................. 51
2.2.3. Các phƣơng thức xử lý nợ xấu đƣợc áp dụng tại Ngân hàng ........................ 63
2.3.

Đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng trong thời gian qua ....... 69

2.3.1. Những mặt đạt đƣợc ...................................................................................... 69
2.3.2. Những mặt còn tồn tại ................................................................................... 72
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XỬ LÝ VÀ HẠN CHẾ NỢ
XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNGVIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................... 74
3.1.

Định hƣớng phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn tới ..................... 74

3.1.1. Định hƣớng phát thành tập đoàn tài chính .................................................... 74
3.1.2. Định hƣớng trong hoạt động xử lý và hạn chế nợ xấu .................................. 75
3.2.

Một số giải pháp nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu ...................................... 76


3.2.1. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh ................................................... 76
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh .......................................... 80
3.3.

Một số kiến nghị .......................................................................................... 83

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các ngành chức năng liên quan ........................ 83
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nƣớc ......................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 94

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

KÝ HIỆU

TIẾNG VIỆT

TIẾNG NƢỚC NGOÀI

1

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu


2

AMC

Công ty Quản lý nợ và Khai AMC Asset Management
thác tài sản

3

AFTA

Asia Commercial Bank
Company Ltd

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Free Trade Area
ASEAN

4

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát Vietnam Bank for Agriculture
triển nông thôn Việt Nam

5

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Association of Southeast Asian

Nam Á

6

BIDV

and Rural Development
Nations

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Bank

for

Investment

phát triển Việt Nam

Development of Vietnam
Credit Information Center

7

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

8

DATC


Công ty mua bán Nợ và Tài sản Debt
tồn đọng

and

Assets

and

trading

Company

9

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

10

DPRR

Dự phòng rủi ro

11

DPRRTD

Dự phòng rủi ro tín dụng


12

EU

Liên minh Châu Âu

13

EURO

Đồng tiền chung Châu Âu

14

EXIMBANK

Ngân hàng TMCP Xuất nhập Vietnam

European Union
Export

Import

khẩu Việt Nam

Commercial Joint Stock Bank

15


FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Foreign direct investment

16

FED

Cục dự trữ liên bang

Federal Reserve System

17

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross domestic product

18

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

International Money Fund


iv


19

KAMCO

Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc Korean

Assent

Management

Corporation
20

M&A

Mua bán và sáp nhập

Mergers and acquisitions

21

MB

Ngân hàng TMCP Quân đội

Military


Commercial

Joint-

Stock Bank
22

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

23

NHTM

Ngân hàng Thƣơng Mại

24

NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng

25

ROAE

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn Return On Equity
chủ sở hữu


26

SAMCOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Saigon Thuong Tin
Thƣơng Tín

Commercial Joint Stock Bank

27

TCTD

Tổ chức tín dụng

28

TMCP

Thƣơng mại Cổ phần

29

TSĐB

Tài sản đảm bảo

30

VAMC


Công ty quản lý tài sản của các Vietnam
TCTD Việt Nam

31

VIETCOMBANK

Ngân

hàng

VIETINBANK

Management

Company

TMCP

Ngoại Joint stock commercial bank for

thƣơng Việt Nam
32

Asset

foreign trade of Viet Nam

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Vietnam Jont Sotck

Việt Nam

Commercial bank for industry
and trade

33

VEPR

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Vietnam Centre for Economic
và Chính sách

and Policy Research

34

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

World Trade Organization

35

WB

Ngân hàng thế giới

Word Bank


v


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1:

Khối lƣợng nợ xấu của Trung Quốc .................................................... 21

Bảng 1.2:

Số liệu về nợ xấu và lƣợng nợ xấu KAMCO đã mua .......................... 25

Bảng 1.3:

Xếp hạng tín dụng một số quốc gia ..................................................... 29

Bảng 1.4:

Một số AMC tiêu biểu các nƣớc .......................................................... 35

Bảng 1.5:

Cấp vốn ban đầu và nợ xấu của một số nƣớc ...................................... 36

Bảng 2.1:

Nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 .................. 48

Bảng 2.2.


Tình hình nợ xấu Vietcombank 2008 – 2012 ...................................... 52

Bảng 2.3:

Tỷ trọng nợ xấu tại Vietcombank ........................................................ 55

Bảng 2.4:

Tình hình trích lập quỹ DPRR cho vay của Vietcombank .................. 58

Bảng 2.5:

Biện pháp thu hồi nợ xấu ..................................................................... 64

Bảng 2.6:

Kết quả thu hồi nợ theo phân loại ........................................................ 69

Bảng 2.7:

Kết quả thu hồi nợ theo biện pháp ....................................................... 70

BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1:

Quy mô vốn hoạt động và tổng tài sản của Vietcombank ................... 40

Biểu 2.2:


Kết quả kinh doanh của Vietcombank ................................................. 41

Biểu 2.3:

Huy động vốn của Vietcombank ......................................................... 42

Biểu 2.4:

Tăng trƣởng cho vay Vietcombank ..................................................... 44

Biểu 2.5:

Chứng khoán đầu tƣ ............................................................................. 45

Biểu 2.6:

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống .................................................................. 49

Biểu 2.7:

Tỷ lệ nợ xấu Vietcombank so với một số ngân hàng niêm yết cuối
năm 2012.............................................................................................. 50

Biểu 2.8:

Giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Vietcombank ........................................ 53

Biểu 2.9:

Nợ có khả năng mất vốn của Vietcombank so với các ngân hàng

khác năm 2012 ..................................................................................... 56

Biểu 2.10:

Cơ cấu nợ theo đối tƣợng khách hàng ................................................. 57

Biểu 2.11:

Tài sản thế chấp của ngân hàng ........................................................... 60
vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
nhƣ hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính tiền tệ trở lên khốc liệt hơn bao
giờ hết. Để không bị „„lép vế‟‟ và „„tụt hậu”, thời gian qua các ngân hàng thƣơng
mại (NHTM) Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách, đổi mới toàn diện.
Thế nhƣng khi mà công cuộc cải cách của các ngân hàng Việt Nam mới đi đƣợc
bƣớc đầu thì „„cơn bão khủng hoảng‟‟ ập đến.
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hệ thống ngân hàng
đã làm bộc rõ những yếu kém nội tại của hệ thống ngân hàng, đƣợc biểu hiện ở
những biến động cao về lãi suất, tỷ giá, giá vàng, các giao dịch vốn trên thị trƣờng
tiền tệ kém thông suốt, chất lƣợng đầu tƣ hiệu quả chƣa cao, năng lực quản trị, năng
lực tài chính ngân hàng kém lành mạnh. Mức độ hoạt động an toàn của hệ thống
ngân hàng rất thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện tƣợng dồn vốn vay cho một khách
hàng vƣợt giới hạn an toàn cho phép của luật vẫn xảy ra, dƣ nợ cho vay một số
ngành nhạy cảm nhƣ kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng dƣ nợ cho vay của một ngân hàng....Những rủi ro tiềm ẩn
này trở thành mối đe dọa cho ngân hàng khi nền kinh tế có biến động.

Thực tế cho thấy trong vài năm trở lại gần đây, những khoản nợ có khả năng
mất vốn cả gốc và lãi ngày cảng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng nhất là trong
lĩnh vực tín dụng bất động sản có lúc đe doạn tới tính thanh khoản của hệ thống
ngân hàng. Đầu năm 2013 đã có rất nhiều ngân hàng xin sáp nhập do không đáp
ứng đƣợc yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh với tiêu chuẩn quản trị tốt, nợ
xấu ít. Tình trạng đó là hậu quả của một quá trình dài thiếu hoặc ít quan tâm đến
công tác quản lý và xử lý các khoản nợ xấu. Hơn bao giờ hết, nợ xấu đang đƣợc các
NHTM đặt lên hàng đầu.
Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần (TMCP) Ngoại thƣơng Việt Nam, từ đó nhằm đề xuất các giải pháp giúp ngân
1


hàng tăng cƣờng xử lý các khoản nợ xấu góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính,
tăng năng lực cạnh trạnh cho ngân hàng trong quá trình hội nhập, tác giả chọn chủ đề
‘‘NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
Nhìn chung, trong việc nghiên cứu về nợ xấu ở Việt Nam, các tài liệu chính
chủ yếu là các bài báo hoặc tạp chí đƣợc trình bày dƣới dạng nêu vấn đề và sự việc,
cũng có một số ít đề tài nghiên cứu về nợ xấu ở Việt Nam, nổi bật:
 Luận án tiến sĩ kinh tế (2007): “Analysis of the Vietnamese Banking
Sector with special reference to Corporate Governance” của tác giả TRẦN BẢO
TOÀN bảo vệ thành công tại trƣờng Đại học Kinh tế St. Gallen Thụy Sĩ. Nghiên
cứu này đã đặt trọng tâm vào phân tích quản trị ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Trong đó tại chƣơng 3, tác giả đã đề cập đến vai trò thị trƣờng thứ cấp để xử lý nợ
xấu. Đó là nguồn để xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc lấy thị trƣờng nuôi thị
trƣờng bằng cách tạo ra thị trƣờng nợ thứ cấp để sử dụng đồng bộ các thiết chế quản
trị nợ sẵn có nhƣ các Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (AMC) ở các Ngân

hàng thƣơng mại, Công ty mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng (DATC) của Bộ Tài
chính, thị trƣờng chứng khoán…, các công cụ tài chính phi tiền tệ, công cụ tiền tệ
và cả phƣơng tiện phi vật chất nhƣ không gian, thời gian, kinh nghiệm và uy tín để
tạo nguồn xử lý nợ xấu.
 Báo cáo của ngân hàng Standard Chartered (2013): "VietnamNavigating the macro landscape‟‟ ngày 26/2/2013 trong đó tập trung phân tích về
vấn đề nợ xấu cùng các kịch bản tác động, cũng nhƣ phác thảo về các kênh tài trợ
giải quyết nợ xấu. Báo cáo cho rằng quy trình phải đƣợc thực hiện theo bốn bƣớc
chính để có thể giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả: Một là ghi nhận nợ xấu; Hai là
trích lập dự phòng đầy đủ; Ba là tái cấp vốn; Bốn là kiểm soát rủi ro.
 Báo cáo của Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) (2013):
"TakingStock_Presentation_Dec2013_VN‟‟ trong đó có để cập đến vấn đề cải
2


cách khu vực ngân hàng. Báo cáo cũng nêu rõ những rào cản khiến cho khu vực
ngân hàng còn mong manh. Đó là: nợ xấu còn cao do quan ngại về công khai tài
chính và minh bạch; phân loại nợ chƣa theo kịp chuẩn mực quốc tế; Nhà nƣớc còn
nắm giữ cổ phần lớn trong các ngân hàng; cần quan tâm các quy định về phá sản, vỡ
nợ và quyền của ngƣời cho vay.
 Bài phát biểu của Ông Sanjay Kalra, đại diện Thƣờng trú của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) Việt Nam tại hội nghị "VietNam Development Partner Ship
Forum‟‟ ngày 5/12/2013 đã đề cập đến vấn đề cải cách cơ cấu còn chậm mà đặc
biệt cải cách ngành ngân hàng vẫn là một ƣu tiên hàng đầu. Nếu trì hoãn cải cách có
thể sẽ làm xói mòn niềm tin, khả năng làm tăng nợ dự phòng có thể sẽ nhiều hơn.
Giải quyết những điểm yếu liên quan đến chất lƣợng tài sản có, nợ xấu, trích lập dự
phòng và mức vốn là việc rất quan trọng để tạo ra một môi trƣờng mà trong đó các
ngân hàng làm trung gian chuyển tiết kiệm của quốc gia tới đầu tƣ hiệu quả. Những
vấn đề này cần đƣợc giải quyết ở tất cả các ngân hàng lớn và nhỏ, nhà nƣớc hay cổ
phần. Để khôi phục sức khoẻ của hệ thống ngân hàng, các Giám đốc đã khuyến
nghị nên thực hiện các biện pháp cấp vốn bổ sung các ngân hàng, tăng cƣờng thanh

tra và quản lý ngân hàng và thực hiện giải kế hoạch giải quyết nợ xấu.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), gia
nhập Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á năm 1995, tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) và ký hiệp điện thƣơng mại Việt - Mỹ…. Đây là những cột mốc
quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa hội nhập của Việt Nam.
Do ngân hàng là một trong những mắc xích quan trọng của nền kinh tế, nó có
tính nhạy cảm rất cao, có ảnh hƣởng to lớn đến sự tăng trƣởng và phát triển của toàn
bộ nền kinh tế. Trong mối quan hệ và tầm quan trọng đó, thời gian qua đã có một số
công trình nghiên cứu có nội dung có liên quan đến vấn đề nợ xấu tại các NHTM.
Ví dụ nhƣ:
 Luận văn thạc sỹ (2012): “Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng Thương mại Việt Nam” của tác giả NGUYỄN THỊ
3


THU HƢƠNG đi sâu vào phân tích những vấn đề pháp lý trong hoạt động cho vay
của NTHM hiện nay. Qua đó, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn
thiện quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
trong hoạt động cho vay của NHTM.
 Luận văn thạc sỹ kinh tế (2009): “Quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở
giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” của tác giả PHẠM
THU TRANG. Luận văn đã tập trung nghiên cứu những nội dung sau; Thứ nhất,
làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề nợ xấu đối với việc phát triển hệ thống ngân
hàng Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập. Thứ hai,
nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Đầu tƣ và
phát triển Việt Nam cũng nhƣ phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự
phát triển của ngân hàng. Thứ ba, xác định rõ phƣơng hƣớng trong công tác quản
lý nợ xấu của ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam. Tuy nhiên đề tài này chỉ
đƣa ra một số giải pháp chung chung về quản lý nợ xấu mà chƣa đƣa ra đƣợc giải

pháp cụ thể để giải quyết triệt để nợ xấu của ngân hàng trong thời gian tới.
 Luận văn thạc sỹ (2006): “Hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại
hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” của tác giả TRẦN THỊ THU
TÂM. Đề tài nghiên cứu với mục đích hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ
thống Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam . Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề
tài trên là tƣơng đối xa do đó các số liệu cho đến thời điểm hiện tại đã lạc hậu
không mang tính thời sự cao .
 Hội thảo khoa học (2012): “Phát triển thị trường mua bán nợ Việt
Nam: Rào cản chính sách và định hướng hoàn thiện” do Viện Chiến lƣợc và
Chính sách tài chính phối hợp với Trƣờng Đại học Tài chính Marketing miền
Nam. Hội thảo tập trung đánh giá thực trạng thị trƣờng mua bán nợ ở Việt Nam
hiện nay; Khuôn khổ pháp lý đối với thị trƣờng mua bán nợ và những định hƣớng
sửa đổi bổ sung; Phân tích những cơ chế xử lý nợ hiện nay nhƣ xóa nợ, cơ cấu lại
nợ, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), cổ phần hóa, hóa đổi nợ thành vốn chủ
sở hữu v.v…
4


 Hội thảo khoa học công bố Báo cáo Thƣờng niên Kinh tế Việt Nam
(2013): “Trên đường gập ghềnh tới tương lai” do Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ
chức ngày 27/5/2013. Nội dung cuộc hội thảo đề cập đến vấn đề nghiên cứu nợ
xấu quốc tế... Từ kinh nghiệm thế giới đến thực tiễn Việt Nam, nhóm nghiên cứu
đã cung cấp một tập hợp các kinh nghiệm quốc tế đa dạng về xử lý nợ xấu trong
hệ thống ngân hàng trong vài chục năm qua trên nhiều vùng lãnh thổ, chế độ kinh
tế khác nhau, từ đó chia sẻ về phƣơng án xử lý nợ xấu của Việt Nam hiện nay và
gợi ý các chính sách tăng cƣờng hiệu quả của chính sách này.
Tóm lại, các đề tài nghiên cứu về nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng
Việt Nam chƣa có nhiều hoặc có thì hầu hết lấy số liệu cũ, chƣa có sự cập nhật mới.
Các đề tài trong nƣớc và nƣớc ngoài nêu trên khi đề cập đến vấn đề nợ xấu, mỗi nhà

khoa học có cách tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau. Theo quan điểm của tác giả
để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu ngoài vấn đề phải xây dựng hệ thống ngân hàng
vững mạnh, một yếu tố quan trọng trong quá trình xử lý nợ xấu đó là phải xác định
rõ nguồn gốc xâu xa dẫn đến nợ xấu và coi vấn đề nợ xấu là hệ lụy của cả nền kinh
tế chứ không chỉ của riêng ngành ngân hàng và phải có lộ trình xử lý nợ xấu cụ thể.
Do đó không chỉ riêng ngành ngân hàng mà tất cả các bộ ngành liên quan phải cùng
nhau ngồi lại để tìm ra hƣớng đi chung xử lý “cục máu đông” này. Vì thế việc
nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách quan và rất khẩn trƣơng nhằm giúp các
nhà hoạch định chính sách có một cách nhìn cụ thể và hệ thống để đƣa ra những giải
pháp đúng đắn nhất nhằm góp phần thành công cho quá trình xử lý nợ xấu tại ngân
hàng. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài „„Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam” để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau đây:
- Một là: Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến nợ xấu trong hệ
thống NHTM và kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số nƣớc trên thế giới. Trên cơ sở
đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu tình hình nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam.
5


- Hai là: Đánh giá một cách đúng đắn và khách quan nhất thực trạng nợ xấu
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012.
- Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tổng quát trên, mục tiêu của
luận văn đƣợc thể hiện thông qua giải quyết các câu hỏi sau đây:
- Những công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề nợ xấu của hệ thống
NHTM Việt Nam? (Mở đầu)
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc tập trung chủ yếu vào những

vấn đề nào? (Mở đầu)
- Lý thuyết về nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam đƣợc xây dựng nhƣ thế
nào? (Chƣơng 1)
- Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong
giai đoạn 2008-2012 có những biểu hiện nhƣ thế nào? Những biện pháp xử lý nợ
xấu đƣợc áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam? Đánh giá những
mặt đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế. Từ đó tìm hiểu những nhân tố tác động
gây ra những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam (Chƣơng 2)
- Để Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam giải quyết nợ xấu có hiệu
quả thì cần có những giải pháp gì? (Chƣơng 3)
- Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đƣa ra cho
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc? (Chƣơng 3).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Do khuôn khổ luận văn có hạn nên đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu tình hình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012.
6


- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Giai đoạn 2008-2012 là thời kỳ chứng
kiến sự giảm sút của nền kinh tế Việt Nam trên tất cả cả lĩnh vực của đời sống kinh
tế xã hội. Đây cũng là khoảng thời gian mà hệ thống NHTM nói chung và Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam nói riêng có những bƣớc thăng trầm trong
hoạt động nên việc đánh giá công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng trong bối cảnh
nhƣ vậy sẽ có đƣợc những đánh giá khách quan và đầy đủ hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng
các phƣơng pháp chủ yếu sau đây:
- Phƣơng pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận cơ bản về nợ
xấu tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận văn.
- Phƣơng pháp thống kê: sử dụng để thu thập số liệu về tổng quan tình hình
hoạt động, thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
- Các chỉ tiêu định tính và định lƣợng đo lƣờng nợ xấu: Các chỉ tiêu định tính
chỉ là những căn cứ để đánh giá chất lƣợng các khoản vay của Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam một cách khái quát. Để có những kết luận chính xác hơn
cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lƣợng cụ thể bao gồm các chỉ tiêu
lên quan đến hoạt động cho vay nợ của ngân hàng nhƣ: chỉ tiêu về dƣ nợ, chỉ tiêu về
thu nợ, các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn, chỉ tiêu đánh giá nợ xấu... Thực
tế, xử lý nợ xấu là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến rất nhiều các chủ thể:
ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Do đó để công tác xử lý nợ xấu mang lại
hiệu quả thì cần phải có sự kết hợp linh hoạt cả hai phƣơng pháp trên.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia
thành 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về nợ xấu trong hệ thống NHTM.
- Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.
- Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới.

7


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Một số khái niệm, phân loại, chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

1.1.1. Khái niệm về nợ xấu
Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho
ngân hàng nhƣng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, trong đó một trong
những chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro của hoạt động tín dụng chính là nợ xấu. Có nhiều
khái niệm khác nhau về nợ xấu:
1.1.1.1. Khái niệm nợ xấu theo thông lệ quốc tế
Theo Ngân hàng Trung ƣơng Liên minh Châu Âu, nợ xấu các NHTM bao gồm:
 Những khoản nợ không thể thu hồi đƣợc:
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc không có căn cứ đòi bồi thƣờng
- Ngƣời mắc nợ bỏ trốn hoặc mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ nhƣng
vẫn còn lại không thể đền bù, hoặc những khoản nợ đƣợc thanh toán bằng cách bán
tài sản thế chấp nhƣng vẫn chƣa trang trải toàn bộ nợ.
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ cấm dứt hợp đồng kinh doanh hoặc
thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
 Những khoản nợ có thể không thanh toán toàn bộ cho ngân hàng:
- Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ
hoặc không thể tìm đƣợc ngƣời mắc nợ.
- Những khoản nợ mà ngƣời trả nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu sắp xếp lại
lịch trả nợ nhƣng không đền bù đƣợc nợ trong thời gian thoả thuận.
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ và hoàn trả khi đến
hạn, hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không hợp pháp và hợp đồng kinh doanh của
ngƣời mắc nợ bị thua lỗ trong một vài năm, hoặc việc kinh doanh bị chấm dứt, hoặc
8


đang trong quá trình thanh lý tài sản và điều đó cho thấy khách hàng không thể trả
nợ cho ngân hàng đầy đủ.
- Những khoản nợ mà toà án tuyên bó ngƣời mắc nợ bị phá sản và ngân hàng
đã yêu cầu trả nợ và cho rằng phần bồi hoàn sẽ ít hơn dƣ nợ.

1.1.1.2. Khái niệm nợ xấu theo chuẩn mực của Việt Nam
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành
“Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (TCTD), Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 493 thì nợ xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đƣợc quy định tại Điều 6
hoặc Điều 7.

1.1.2. Phân loại nợ xấu
Ngoài cách phân loại nợ theo phƣơng pháp “định lƣợng” tƣơng tự nhƣ các
quy định trƣớc đây, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống
đốc ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) còn cho phép các TCTD có đủ khả năng và điều
kiện đƣợc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phƣơng pháp “định
tính” nếu đƣợc NHNN chấp thuận bằng văn bản.
9


1.1.2.1. Phân loại nợ xấu theo phương pháp định lượng
Theo quy định tại Điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày
22/4/2005 thì những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 là nợ xấu.
 Nợ nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b
Khoản này
- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

 Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
Điều này.
 Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
10


1.1.2.2. Phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính
Lần đầu tiên, phƣơng pháp định tính đƣợc Quyết định 493 cho phép áp dụng
đối với các TCTD. Theo phƣơng pháp này, nợ xấu cũng đƣợc phân thành 3 nhóm
nhƣng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chƣa thanh toán nợ, mà căn cứ
trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của TCTD
đƣợc NHNN chấp nhận. Các nhóm nợ xấu gồm:
- Nợ nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: nợ đƣợc đánh giá là không có
khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.
- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: nợ đƣợc đánh giá là có khả năng tổn
thất cao.
- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: nợ đƣợc đánh giá là không

còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Bên cạnh đó ngày 21 tháng 1 năm 2013, NHNN Việt Nam ban hành Thông
tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp
trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 1/6/2013. So với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết
định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN, điểm khác biệt
chính của Thông tƣ là sự vận dụng phƣơng pháp đánh giá đồng nhất, việc phân loại
nợ của khách hàng sẽ đƣợc áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hiện các
TCTD vẫn đang phân loại nợ theo tiêu chuẩn riêng của họ, dựa trên các thông tin
liên quan đến khách hàng. Điều này có thể dẫn đến việc các TCTD khác nhau có
cách xếp hạng tín dụng khác nhau cho cùng một khách hàng. Với Thông tƣ
02/2013, các TCTD sẽ phải phân loại nợ dựa vào các tiêu chí phân loại nợ đƣợc đƣa
ra bởi Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. CIC sẽ phân loại nợ cho
khách hàng dựa trên chuẩn phân loại nợ cao nhất do các TCTD báo cáo. Trên cơ sở
đánh giá tác động của Thông tƣ 02, ngày 27/05/2013, Thống đốc NHNN đã ban
hành Thông tƣ số 12/2013/TT-NHNN về việc sửa đổi một số điều của Thông tƣ 02.
11


Theo đó, thời hạn hiệu lực của Thông tƣ 02 đƣợc sửa đổi từ ngày 01/6/2013 sang
ngày 01/6/2014.
Việc điều chỉnh thời gian có hiệu lực thi hành của Thông tƣ 02 nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng, hỗ trợ thúc
đẩy tín dụng cho nền kinh tế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất, kinh doanh, đồng thời giúp cho TCTD có thêm thời gian để chủ
động xây dựng lộ trình thực hiện và chuẩn bị các điều kiện áp dụng đầy đủ
Thông tƣ 02. Vì vậy trong chuyên đề nghiên cứu này, tác giả chủ yếu nghiên cứu
dựa trên Quyết định 493.
1.1.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu

1.3.1.1. Tổng số dư nợ xấu
Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu
của ngân hàng. Chỉ tiêu này chƣa cho biết trong tổng số nợ đó, nợ không có khả
năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu. Và nhƣ vậy, nó
chƣa phản ánh một cách chính xác số dƣ nợ cho vay không có khả năng thu hồi của
ngân hàng.
1.3.1.2. Tỷ lệ giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này cho
biết với 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà
ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc thu hồi không đƣợc đúng hạn tại
thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao.
1.3.1.3. Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ xấu
Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tƣơng đối của nợ khó đòi – một cấu phần
quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và
nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của
ngân hàng càng cao.
1.3.1.4. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu
Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro (DPRR) có khả năng bù đắp bao
nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ
12


lệ này cao có nghĩa là khả năng quỹ DPRR đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra
trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngƣợc lại.
Ngoài ra cũng tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc quốc gia
trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực
trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.
1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Nợ xấu phát sinh khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết ban đầu với ngân hàng. Việc tìm hiểu

nguyên nhân khiến nợ xấu tăng nhanh trong thời gian qua phải bắt đầu tƣ ba nguyên
nhân chính:

1.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Môi trƣờng kinh tế xã hội:
+ Thứ nhất: Với những nền kinh tế nhỏ bé, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu
chủ yếu là thành phẩm đơn giản nhƣ dầu thô, may gia công, chế biến thực phẩm…
thì rất dễ bị tổn thƣơng khi nền kinh tế thế giới biến có những biến động mạnh. Nếu
thế giới ít biến động thì hoạt động của các doanh nghiệp cũng đƣợc đảm bảo, khả
năng kinh doanh tốt do đó họ có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng. Còn thế thới
biến động mạnh mẽ nhƣ giá cả, tỷ giá, thuế, hạn ngạch xuất khẩu… thì hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong nƣớc sẽ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hƣởng đến
khả năng lƣu thông vốn từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
+ Thứ hai: Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nƣớc, để tăng trƣởng
13


kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc đƣợc
ƣu ái khi vay vốn, có những dự án lớn chỉnh phủ đứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu
tƣ, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng.
- Môi trƣờng tự nhiên: Đối với nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào sản xuất nông
nghiệp thì rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, của môi trƣờng tự nhiên mà điển
hình là Việt Nam. Nếu thời tiết thuận lợi, cây trồng đạt năng xuất, vật nuôi không bị
dịch bệnh, khoẻ mạnh…thì khả năng thu hồi vốn từ ngƣời đi vay là rất lớn. Nhƣng
ngƣợc lại nếu môi trƣờng tự nhiên không thuận lợi, chịu ảnh hƣởng của thiên tai, lũ
lụt thì dự án sẽ thất bại không thu hồi đƣợc vốn và từ đó nợ xấu phát sinh.
- Môi trƣờng pháp lý:
+ Thứ nhất là hành lang pháp lý: Hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi và đủ
mạnh sẽ góp phần làm minh bạch quy trình tín dụng, lành mạnh hoạt động của
doanh nghiệp và ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Còn ngƣợc lại, hành

lang pháp lý chƣa phù hợp, thiếu sự đồng bộ nhất quán sẽ tạo điều kiện cho những
khuất tất trong hoạt động tín dụng
+ Thứ hai là hiệu quả hoạt động của cơ quan pháp luật địa phƣơng trong việc
triển khai khi áp dụng các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và NHNN
vào thực tế hoạt động. Luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động
thì ngân hàng lại hết sức chậm chạp và còn gặp nhiều vƣớng mắc nhƣ một số văn
bản về việc cƣỡng chế thu hồi nợ. Điều đó là gia tăng nợ xấu, làm giảm doanh thu
cho ngân hàng.
1.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Thứ nhất là cơ chế quản lý tín dụng: Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn đi
kèm với rủi ro có thể xảy ra. Nếu các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lên quá cao
trong khi chƣa hoàn thiện đƣợc các chính sách tín dụng hoặc chính sách tín dụng
không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ thì sẽ làm nợ xấu gia tăng.
- Thứ hai là cơ cấu cho vay: Đó là tỷ trọng cho vay trong từng ngành, từng
lĩnh vực, từng loại doanh nghiệp. Tỷ trọng các khoản cho vay giữa ngắn hạn và
14


trung, dài hạn; giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với những doanh nghiệp lớn; giữa tổ
chức và cá nhân….nếu hợp lý, phù hợp với thực tế nền kinh tế, với chủ trƣơng của
Chính phủ, của NHNN thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao.
Ngƣợc lại, cơ cấu cho vay bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và của cả nền kinh tế.
- Thứ ba là đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ tín
dụng: Đạo đức của cán bộ tín dụng là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết
vấn đề hạn chế rủi ro phát sinh. Đội ngũ cán bộ tín dụng vừa có đạo đức, phẩm chất
vừa có trình độ chuyên môn trong đánh giá, thẩm định các khoản vay thì khả năng
xảy ra nợ xất là rất thấp. Một cán bộ yếu kém về năng lực có thể bồi dƣỡng thêm
nhƣng một cán bộ tha hoá về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì vô cùng nguy
hiểm khi đƣợc bố trí trong công tác thẩm đi tín dụng và cho vay.

- Thứ tƣ là công tác thanh tra, giám sát nội bộ ngân hàng: Sự lơi lỏng trong
công tác thanh kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay làm cho ngân hàng không
phát hiện kịp thời vốn vay đã sử dụng sai mục đích.
- Thứ năm là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến các ngân
hàng chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm
đến chất lƣợng khoản vay.
- Thứ sáu là công nghệ ngân hàng. Hệ thống công nghệ rất quan trọng trong
công tác điều hành phát triển ngân hàng và đem lại lợi ích cho ngân hàng. Dƣới góc
độ quản lý, nhờ có công nghệ và việc quản lý nội bộ trong ngân hàng sẽ chặt chẽ và
hiệu quả hơn, quản trị rủi ro tốt hơn và từ đó làm hạn chế nợ xấu. Nếu công nghệ
ngân hàng lạc hậu, không theo kịp các ngân hàng khác thì sẽ làm giảm hiệu quả
hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đó cũng là nguyên nhân phát sinh nợ xấu.
1.2.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều doanh nghiệp đầu tƣ vào nhiều
lĩnh vực vƣợt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh phình to so với tƣ duy quản
lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phƣơng án kinh doanh khả thi lẽ ra nó
phải thành công trong thực tế.
15


- Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Qui mô
vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có đƣợc khi lập các
bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp không chính
xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xảy ra là đƣơng nhiên.
1.3. Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu
1.3.1. Ảnh hƣởng của nợ xấu tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
Nợ xấu tác động hầu hết tới các hoạt động của NHTM, thậm chí số dƣ nợ
xấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng.
- Trƣớc hết, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của của ngân hàng. Lợi nhuận đƣợc
hình thành từ những khoản thu của ngân hàng mà những khoản thu này chủ yếu thu

từ lãi cho vay. Nếu những khoản cho vay không thu hồi đƣợc thì nợ xấu của ngân
hàng sẽ càng cao. Khi đó, ngân hàng sẽ phải trích lập RPRR cho khoản vay đó tức
làm tăng chi phí của ngân hàng đồng thời làm giảm lợi nhuận.
- Thứ hai, nợ xấu ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng. Các khoản vay của khách hàng không đƣợc thanh toán đúng
hạn hay khi chuyển sang quá hạn thì việc thu nợ đã không đúng theo kế hoạch của
ngân hàng gây ra thiết hụt so với dự tính ban đầu. Sự việc này chỉ trong một giới
hạn nhất định song nếu vƣợt qua giới hạn cho phép thì ngân hàng sẽ rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán.
- Thứ ba, nợ xấu làm mất uy tín của ngân hàng. Những ảnh hƣởng của nợ
xấu dẫn đến lợi nhuận giảm, khả năng thanh toán giảm...nó có tác động sâu sắc đến
tâm lý khách hàng. Điều này là rất nguy hiểm vì trong lĩnh vực ngân hàng uy tín là
tuyệt đối quan tọng, nó quyết định sự sống còn, tồn tại và phát triển của ngân hàng.
- Thứ tƣ, nợ xấu có thể cản trở quá trình hội nhập của các NHTM. Nợ xấu
tác động trực tiếp tới khả năng tài chính của các NHTM khi phân tích đánh giá tình
hình tài chính hoạt động ngân hàng. Đây là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong
quá trình hội nhập và phát triển.
16


1.3.2. Xử lý nợ xấu là một quá trình tất yếu
Thế giới hiện này là thế giới của toàn cầu hoá và hội nhập hoá, Việt Nam
cũng không nằm ngoài quy luật này. Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập
WTO, sự kiện này đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam khi bƣớc
vào một sân chơi mới đồng thời cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức. Cải cách
khu vực NHTM là một trong những chủ trƣơng cải cách hàng đầu mà Chính phủ
luôn theo đuổi với mục tiêu từng bƣớc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Bởi vậy, vấn đề nợ xấu trong các NHTM là một thách thức lớn trên con đƣờng hội
nhập. Xử lý đƣợc vấn đề này, năng lực cạnh tranh của các NHTM mới đƣợc cải
thiện. Đặc biệt kể từ sau năm 2010, các hạn chế và sự phân biệt giữa ngân hàng

trong nƣớc và ngoài nƣớc bị xoá bỏ, chấm dứt sự bảo hộ của nhà nƣớc do đó giải
quyết những tồn tại, hạn chế trong hệ thống NHTM là rất cần thiết đặc biệt là vấn
đề xử lý nợ xấu cần đƣợc quan tâm, chú ý hơn.
1.4. Dấu hiệu nhận biết và phƣơng thức xử lý các khoản nợ xấu
1.4.1. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu
Nợ xấu làm giảm doanh thu của ngân hàng đồng thời làm giảm hình ảnh
cũng nhƣ uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, tác dộng tiêu cực đối với hoạt
động của cả hệ thống. Việc kịp thời phát hiện ngăn ngừa nợ xấu là một trong những
nội dung quan trọng trong các hoạt động của một NHTM nhất là trong bối cảnh nền
kinh tế hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, công tác về giám sát nợ xấu, đặc biệt là
phát hiệm sớm những dấu hiệu của nợ xấu trở nên rất cần thiết, quan trọng để các
NHTM kịp thời có biện pháp ứng phó, giảm thiểu nợ xấu cũng nhƣ tác hại của nợ
xấu đối với hoạt động của ngân hàng.
1.4.1.1. Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía ngân hàng
Nếu là rủi ro do ngân hàng gây ra thì có thể nhận thấy thông qua một số các
dấu hiệu nhƣ sau:
- Đánh giá không chính xác về tiềm năng cũng nhƣ khó khăn của khách hàng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo
17


×