Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Khắc phục HS yếu kém, tg: Đặng Minh Tuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.8 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU
KÉM
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lí do chọn đề tài:
Thực hiện cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục" đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục và giáo viên đánh giá
một cách nghiêm túc chất lượng dạy và học, cụ thể là chất lượng học sinh.
Việc hưởng ứng cuộc vận động "Hai không" ở trường Tiểu học Sông Đốc
2 huyện Trần Văn Thời tinh Cà Mau đã có tác dụng tích cực đến chất lượng
giảng dạy và học tập. Nhà trường đã nghiêm túc trong việc đánh giá xếp loại học
lực của học sinh vì thế tỉ lệ học sinh yếu kém sát với thực chất về kiến thức và
khả năng học tập của học sinh. Qua khảo sát chất lượng đầu năm , số học sinh
yếu của nhà trường ở mức báo động (Khoảng 17%).
TS
HS

MÔN TIẾNG VIỆT
MÔN TOÁN
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

130
110


101
100
441

24
12
15
8
59

18,4
10,9
14.8
8.0
13,3

44
32
38
32
146

33,8
29,1
37.7
32.0
33,1

36
48

37
47
168

27,6
43,6
36,7
47.0
38,0

26
18
11
13
68

20,0
16,3
10,8
13.0
15,4

37
21
15
2
75

28,4
19,0

14,8
2.0
17,0

43
38
24
25
130

33,0
34.5
23.7
25.0
29,4

28
37
42
46
153

21,5
33,6
41,6
46.0
34,6

22
14

20
27
83

Có thể khẳng định làm tốt cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đồng thời giúp đỡ tốt học sinh có học
lực yếu kém , chúng ta sẽ có được bước tạo đà , bước đột phá quan trọng để thực
hiện mục tiêu nâng cao chất lượng học sinh.
Trường tiểu học Sông Đốc 2 trong những năm vừa qua đã có nhiều cố
gắng để nâng cao chất lượng đào tạo nhưng thực tế vẫn còn số học sinh yếu ở
các khối lớp. Do đó việc rà soát , đánh giá để tìm ra nguyên nhân , và tìm ra
những giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém đối với cán bộ quản lý
và giáo viên trong nhà trường là việc làm quan trọng và cấp thiết hiện nay.
PHẦN THỨ HAI: QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh yếu - kém.
Qua tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu thì
nguyên nhân cơ bản nhất là do hổng kiến thức rồi mớ đến các nguyên nhân
khác. qua thu thập thông tin , quan sát, trò chuyện trực tiếp đối với giáo viên,
học sinh thì phát hiện ra một số nguyên nhân dẫn dến tình trạng học sinh yếu
như sau:
1. Do hổng kiến thức, yếu về kĩ năng làm bài, thiếu phương pháp học
tập tích cực.
Hầu hết giáo viên, học sinh được hỏi đều trả lời như vậy. Các em không
nắm được hay khó khăn lắm mới nắm bắt được khái niệm, kiến thức của bài và

16,9
12,8
19,9
27.0
18,8



tất nhiên gặp rắc rối khi làm bài tập do thầy cô giáo yêu cầu. Do vậy khi làm bài
thường sai hoặc không làm được bài nên phải dùng mọi cách để quay cóp bài
của bạn. Trong giờ học không có hứng thú học. Nếu giáo viên để ý thì thấy ngay
hững em này có biểu hiện là không muốn ngồi những bàn đầu lớp học. Mỗi khi
thầy cô giáo kiểm tra bài cũ thì không giám ngẩng mặt lên, nếu xem vở ghi thì bị
ngắt quãng không liền lạc như các bạn khác và rất ít dám tiếp xúc với thầy cô
giáo.
Học sinh yếu do nguyên nhân này có thể nói rằng trước hết là do nhược
điểm trong quá trình giảng dạy của giáo viên, chưa tác động tốt đến việc phát
triển tư duy của các em, khi giảng dạy thiếu sự quan tâm đến từng em, thiếu tạo
ra nhu cầu nhận thức cho học sinh và đặc biệt thiếu kĩ năng lấp nhanh chóng
những chỗ hổng kiến thức.
Nguyên nhân học sinh học yếu do hổng kiến thức còn có cả do phương
pháp học tập thiếu khoa học, có em rất cố gắng học nhưng kết quả không đạt
yêu cầu vì cách học vẹt, cách ghi nhớ máy móc, không liên hệ thực tế, ít chịu
làm bài tập. nguyên nhân này, xét cho cùng cũng tại giáo viên khi giảng dạy
không chú ý hướng dẫn các em học, cách ghi nhớ bài, cách vận dụng kiến thức
để giải quyết các dạng bài tập cơ bản. nguyên nhân yếu kém còn tại các học sinh
này có tư duy thấp, trí tuệ kém phát triển, chậm chạp trong nhận thức. Các em
khó biểu đạt được những vấn đề dù dễ. Các em khó hiểu được phần nào là trọng
tâm, phần nào không trọng tâm, ý nào là ý chính, ý nào là ý phụ, không trể tóm
tắt bài học, không thể xây dựng dàn bài cho một bài tập làm văn hoặc diễn đạt
một câu trả lời mạch lạc.
2. Do học sinh thiếu ý thức học tập, thiếu tính kỉ luật trong các hoạt
động.
Qua quá trình tìm hiểu số học sinh yếu kém phát hiện thêm một số em
thiếu tính tích cực trong hoạt động học tập, lười học. Các em không có động cơ
học tập rõ ràng, không xác định được mục đích học tập. Tính vô kỉ luật trong

học tập có thể biểu hiện dễ thấy là hay xung đột với bạn bè, xa rời tập thể, hay
nói tục chửi thề, lôi kéo bạn bè vào những trò chơi không lành mạnh, bê trễ, sao
nhãng việc học hành, lười học, thiếu ý thức học tập.
3. Nguyên nhân từ phía nhà trường:
Do một số giáo viên mới ra trường khi giảng dạy chưa có kinh nghiệm
nhưng cũng có một số giáo viên dạy lâu năm nhưng chưa thật quan tâm khắc
phục tình trạng học sinh học yếu. một số giáo viên chưa tìm được phương pháp
khắc phục.
Khi giảng dạy thiếu đồ dùng trực quan, thiếu thiết bị nhưng nếu có cũng ít
đem ra sử dụng vì có giáo viên không biết cách sử dụng hoặc sử dụng chưa
thành thạo nên ngại đem ra sử dụng. Do không có đồ dùng dạy học nên học sinh
đã yếu kém lại lại không tạo được cho các em những hứng thú nhận thức, bài đã
khó hiểu lại càng khó hiểu hơn.
Đồ dùng dạy học trước đây sắp xếp không có khoa học nên giáo viên
không biết các danh mục đồ dùng của từng khối lớp để lập kế hoạch sử dụng.
Thiếu sự kiểm tra thường xuyên của Ban giám hiệu đối với việc giảng dạy
của giáo viên. Mặt khác do chạy đua theo thành tích nên đầu năm nhà trường


giao chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên nên giáo viên cứ báo cáo chạy theo thành
tích mà chưa thật sự quan tâm đến chất lượng thực tế của học sinh.
4. Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh.
Nhận thức của một bộ phận người dân về giáo dục , chất lượng giáo dục ở
địa phương chưa đầy đủ, chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em học
thật để thi thật và đạt kết quả thật mà chỉ chú trọng đến kết quả kiểm tra đánh
giá , thi cử. Thậm chí có những người khi được nhà trường thông báo cho con
em họ ở lại lớp thì họ lại tìm mọi cách để xin cho con họ được lên lớp.
Nhiều gia đình học sinh khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà
trường, không hề quan tâm đến việc học tập của con cái. Lại có những gia đình
mỗi khi nhà có việc cứ bắt con nghỉ học đứt quãng gây ra lỗ hổng kiến thức hoặc

có những gia đình khó khăn thực sự về kinh tế nên các em phải nghỉ học từng
đợt để phụ giúp việc nhà những lúc cao điểm mùa vụ hoặc có cha mẹ nghèo nên
không thể cung cấp đầy đủ các điều kiện cho các em đi học những phương tiện
đồ dùng học tập, sách vở, quần áo.... Sự thiếu thốn đó làm cho các em giảm
hứng thú học tập và học yếu dần.
II/ Những giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu - kém .
1. Phải tuyên truyền, quán triệt đầy đủ , đúng tinh thần chỉ thị
số33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 " Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục " của Thủ tướng Chính phủ và đẩy mạnh thực hiện
cuộc vận động " Hai không" của Bộ Giáo dục và đào tạo đến tất cả phụ huynh
học sinh để họ cùng với nhà trường quan tâm đến chất lượng học tập thật sự của
học sinh.
2. Ngay từ đầu năm học, tổ chức khảo sát chất lượng học sinh , phân loại
học sinh để phát hiện ra hững học sinh yếu, ngoài ra giáo viên còn phát hiện ra
những học sinh yếu qua những dấu hiệu đã nêu ở phần nguyên nhân nói trên. Vì
mỗi lớp bình quân như hiện nay có từ 30 đến 40 học sinh thì bước vào đầu năm
học giáo viên khó có thể chú ý đến từng em, không thể kịp thời phát hiện ra học
sinh còn chưa hiểu kĩ chỗ nào,nguyên nhân, cần sự giúp đỡ gì? Do đó phải dựa
vào việc khảo sát đầu năm để phân loại, đồng thời trong quá trình dạy học sinh
qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì , thái độ của học sinh qua từng
môn học... để phát hiện học sinh yếu kém.
3. Đối với những học sinh học yếu do bị hổng kiến thức , có sai sót trong
kĩ năng làm bài thì phải tìm mọi cách giúp các em lấp những lỗ hổng kiến thức
bằng cách phụ đạo cho các em . Đồng thời trong quá trình giảng dạy, giáo viên
phải chú ý thay đổi hình thức học tập cho học sinh. Chú trọng sử dụng đồ dùng
dạy học một cách hợp lí, cải tiến phương pháp dạy học để tăng hứng thú nhận
thức và làm cho các em yếu kém dễ dàng lĩnh hội kiến thức từ đơn giản đến
phức tạp, từ ít đến nhiều, từ cụ thể đến trừu tượng. Khi tiến hành dạy phụ đạo ,
trong tổ phải thống nhất về nội dung , kế hoạch dạy phụ đạo và trình lãnh đạo
nhà trường duyệt. Thời gian dạy phụ đạo vào các ngày thứ 7 hàng tuần, trong

các tiết học....Trong mỗi bài dạy phải có những nội dung dành riêng cho những
học sinh yếu. Trong các tiết học khi giáo viên kiểm tra bài cũ cần phải tạo ra
bầu không khí thân thiện đối với những học sinh yếu, giảm nhịp độ hỏi bài , gợi
ý dẫn dắt từng bước khi học sinh chưa trả lời được câu hỏi, nếu học sinh trả lời


được giáo viên cần có lời khen ngợi kịp thời, có nhận xét tốt về các em. Khi dạy
bài mới, giáo viên phải áp dụng các phương pháp gây hứng thú học tập, tạo bầu
không khí vui vẻ, liên hệ kiến thức với đời sống hàng ngày để học sinh dễ nhớ.
Nhấn mạnh những điểm mới, những điểm cần chú ý và đặt nhiều câu hỏi gợi mở
để học sinh yếu có cơ hội hiểu bài .
Khi giao bài tập về nhà cần giao cho những đối tượng này với số lượng vừa
phải, mức độ thấp hơn và chú ý giải thích kĩ quy trình làm bài, đồng thời giao
cho các em khá giỏi giúp đỡ các em này.
4. Nếu học sinh yếu do các em thiếu ý thức học tập , thiếu tính kỉ luật thì
phải vạch ra viễn cảnh học tập cho các em học tập đúng đắn. Nếu thiếu tính kỉ
luật thì phải phê bình ngay nhưng phải kịp thời giúp đỡ đó là phương pháp dùng
tập thể thông qua tập thể để giáo dục tính tích cực hoạt động. Khi các em có tiến
bộ dù nhỏ cũng phải kịp thời động viên, khuyến khích.
5. Nếu học sinh học yếu thuộc về phía nhà trường thì nhà trường phải huy
động mọi nguồn lực để xây dựng bộ mặt nhà trường ngày một khang trang, hấp
dẫn học sinh. Đặc biệt chú ý trang bị các loại sách báo, tài liệu tham khảo cần
thiết giúp giáo viên có nhiều thông tin mới , có đủ đồ dùng và thiết bị dạy học để
gây hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh dễ tiếp thu bài và ghi nhớ lâu.
Nhà trường phân công trong Ban giám hiệu chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện kế hoạch giảng dạy , giúp đỡ học sinh yếu kém; bố trí giáo viên có nhiều
năng lực, kinh nghiệm sư phạm , nhiệt tình và có trách nhiệm cao để phụ đạo
những học sinh yếu kém; tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn - Đội trong nhà
trường trong việc tổ chức hoạt động học tập , động viên Đội viên, Nhi đồng khá
giỏi tham gia nhóm học tập với những học sinh yếu kém.

Lãnh đạo nhà trường tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương; phối hợp đồng bộ giữa các ngành để thực hiện tốt công
tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực của xã hội cho sự nghiệp
giáo dục; tranh thủ sự tham gia ủng hộ của Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ
học sinh trong việc vận động giáo viên và gia đình giúp đỡ những học sinh gặp
khó khăn.
Tăng cường các nề nếp hoạt động chuyên môn như : Quản lí kế hoạch
giảng dạy và chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp, quản lí giờ lên lớp, dự
giờ và phân tích đánh giá tiết dạy. Tăng cường kiểm tra việc đánh giá xếp loại
học sinh, việc thực hiện chương trình và đổi mới phương pháp dạy học, việc sử
dụng thiết bị và phương tiện dạy học, quản lí tốt hoạt động của tổ chuyên môn
và bồi dưỡng giáo viên.
Đồ dùng dạy học phải được xắp xếp một cách gọn gàng, hàng tuần giáo
viên lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học. Nhà trường phát động phong trào tự
làm đồ dùng dạy học , đặc biệt Ban giám hiệu phải kiểm tra việc sử dụng đồ
dùng và thiết bị dạy học trong giảng dạy của giáo viên. từng học kì tổ chức thi
làm đồ dùng dạy học cho tất cả giáo viên để phát động phong trào làm đồ dùng
dạy học trong nhà trường.
6. Nếu học sinh học yếu nguyên nhân từ phía gia đình thì giáo viên phải
đặc biệt quan tâm đến các em này, thiết lập mối quan hệ các gia đình, tư vấn cho
họ để họ hình thành động cơ học tập tốt cho con em mình, để họ tạo điều kiện


tối thiểu cho các em về thời gian, sách vở, dụng cụ học tập, phương tiện đi lại...
trường hợp nếu gia đình nào khó khăn thực sự về kinh tế hoặc đơn chiếc cần vận
động các em trong lớp, nhà trường giúp đỡ thiết thực về vật chất như quyên góp
sách vở, quần áo góp quỹ vì bạn nghèo... để các em có điều kiện học tập tốt hơn.
PHẦN THỨ BA : KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1/ Kết quả đạt được:
Qua một năm học triển khai áp dụng đề tài" Một số biện pháp khắc phục

tình trạng học sinh yếu kém" ở trường Tiểu học Sông Đốc 2 đã đạt được kết quả
rất khả quan. Chất lượng học sinh được nâng cao so với đầu năm và cuối học kì
1, bước đầu giảm được số học sinh yếu kém và nhất là khắc phục tình trạng học
sinh ngồi nhầm lớp. Học sinh có ý thức học tập tốt, phụ huynh tin tưởng vào sự
dạy dỗ con em họ của các thầy cô giáo trong nhà trường.
Sau đây là bảng số liệu minh họa chất lượng học sinh giữa kì 2 năm học
2010 - 2011 của nhà trường.

TS
HS
160
128
107
103
101
599

GIỎI
T
SL
L
48
41
27
26
31
173

30,0
32,0

25,2
25,2
30,7
28,8

MÔN TIẾNG VIỆT
KHÁ
TB
SL

TL

SL

49
38
39
52
48
226

30,6
29,7
36,4
50,5
47,5
37,7

57
45

40
25
22
189

YẾU
T
TL SL
L

35,6
35,2
37,4
24,3
21,8
31,5

6
4
1
0
0
11

3,8
3,1
0,9
0
0
1,8


GIỎI

MÔN TOÁN
KHÁ
TB

YẾU

SL

TL

SL

TL

SL

TL SL TL

49
44
50
44
35
222

30,6
34,4

46,7
42,7
34,7
37,0

53
43
29
32
40
197

33,1
36,6
27,1
31,1
39,6
32,8

53
38
28
27
26
172

33,1
29,7
26,2
26,2

25,7
28,7

2/ Bài học rút ra từ kinh nghiệm:
2.1: Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu được ý nghĩa, và việc hưởng ứng cuộc
vận động " Hai không " của Bộ giáo dục đào tạo.
- Cần có kế hoạch cụ thể cho việc phụ đạo học sinh yếu hàng tháng và có
đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời.
- Tăng cường các nề nếp hoạt động chuyên môn.
- Khảo sát mức độ yếu kém của học sinh , tìm ra nguyên nhân để có biện
pháp khắc phục phù hợp
- Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức phụ đạo cho các em.
- Vận động các lực lượng xã hội hỗ trợ sách , vở đồ dùng học tập cho
những em có hoàn cảnh khó khăn.
- Nhà trường cần đề ra nội quy học tập rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ, phân
công kiểm tra , nhắc nhở thường xuyên, gắn kết quả chất lượng học sinh với kết
quả thi đua của giáo viên.
- Hiệu trưởng hướng dẫn cho giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh
cách ghi chép bài trên bảng lớp ( cần có dàn bài chi tiết trên bảng ). Khi giáo

5
3
0
0
0
8

3,2
2,3

0
0
0
1,4


viên giảng bài học sinh cần chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ và hăng hái phát
biểu ý kiến xây dựng bài.
Lãnh đạo trường cần hướng dẫn giáo viên rèn phong cách , thái độ học tập
cho học sinh như đi học đều, có tính cẩn thận, ngăn nắp, chính xác, có tinh thần
giúp đỡ bạn bè.
2.1: Đối với giáo viên:
- Tích cực hưởng ứng cuộc vận động " Hai không" do ngành tổ chức.
- Nắm bắt thông tin từ giáo viên bộ môn, cán bộ phụ trách Đoàn-Đội, cha
mẹ học sinh... để đề xuất với nhà trường các biện pháp giảng dạy, giáo dục phù
hợp.
- Thực hiện tốt việc soạn giảng với trách nhiệm cao, sử dụng có hiệu quả
thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học" Lấy người học làm trung tâm"
- Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo nhà trường về việc phụ đạo học sinh
yếu kém, giáo dục cho học sinh động cơ học tập đúng đắn.
Trên đây là sáng kiến cải tiến kinh nghiệm " Biện pháp chỉ đạo khắc phục tình
trạng học sinh yếu kém " đã được áp dụng có hiệu quả tốt ở trường Tiểu học
Sông Đốc 2" . Rất mong được sự góp ý của các thầy cô cùng đồng nghiệp để đề
tài này được hoàn thiện và có phạm vi áp dụng được rộng rãi hơn.
Người thực hiện



×